Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2017 xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 do tỉnh Kon Tum ban hành
Số hiệu: 05/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Nguyễn Văn Hòa
Ngày ban hành: 17/07/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/CT-UBND

Kon Tum, ngày 17 tháng 07 năm 2017

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2018

Thực hiện Chthị số 29/CT-TTg ngày 05/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ban ngành, các đơn vị trực thuộc; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các Công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ shữu thuộc tnh khẩn trương triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 với các yêu cầu, nhiệm vụ và nội dung ch yếu sau:

A. YÊU CẦU XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2018

1. Đánh giá sát thực, đúng thực chất tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; Quyết định số 18/QĐ-UBND ngày 10/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chương trình hành động triển khai thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017: Chương trình công tác trọng tâm năm 2017 và các nghị quyết, kết luận của Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân. Phân tích những kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém, nguyên nhân khách quan, ch quan và gii pháp khắc phục trong những tháng cuối năm.

2. Căn cứ vào các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020; Văn kiện Đại hội Đảng bộ tnh ln thứ XV; điều kiện thực tế của ngành, lĩnh vực, địa phương; các Sở, ngành, địa phương xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự án toán ngân sách nhà nước năm 2018.

3. Việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 phải phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020.

4. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 phải được triển khai xây dựng đng bộ, hệ thống, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị đđảm bo chất lượng và tiến độ đề ra.

5. Đảm bo tính công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả; tăng cường trách nhiệm giải trình trong xây dựng kế hoạch và phân bcác nguồn lực.

B. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2018

I. Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

1. Nhiệm vụ phát triển kinh tế

Các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mc nhm tăng cường thu hút đầu tư và đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, tập trung đầu tư các công trình, dự án có hiệu quả, p phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao đng theo hướng tăng dn ttrọng công nghiệp và dịch vụ, gim dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp. Tổ chức triển khai có kết quả Chương trình số 33-CTr/TU ngày 12/5/2017 của Ban Chp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XV về thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nn kinh tế. Đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung tái cơ cấu đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý và tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực. Phấn đấu tc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 9%.

Nâng cao sức cạnh tranh và hiệu qucủa sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Tiếp tục phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu, từng bước tạo ra sản phẩm có thương hiệu và có sức cạnh tranh trong chuỗi giá trị. Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai các dự án công nghiệp, các dự án nông nghiệp công nghệ cao, các dự án lớn đang triển khai trên địa bàn tỉnh; trng rừng, trng cây công nghiệp, sâm Ngọc Linh, các cây dược liệu quý, rau hoa xlạnh và nuôi cá trên các lòng hồ thủy điện, thủy lợi. Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ và huy động các nguồn lực xã hội đđầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Thúc đy chuyn đi cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp. Áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, giống mới và đy mạnh thâm canh để tăng năng suất, sản lượng. Triển khai có hiệu quả Kế hoạch dồn đi, tích tụ đất nông nghiệp đxây dựng "cánh đồng lớn" thực hiện phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2017-2020 và đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Thực hiện các gii pháp không đdịch bệnh trên cây trồng, vt nuôi xảy ra trên diện rộng. Phát triển và hình thành các vùng chăn nuôi tập trung; tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội đxây dựng một số cơ sở giết m gia súc, gia cm tập trung. Tăng cường công tác bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trên các lòng hồ thủy điện, thủy lợi; quản lý, bảo vệ rừng.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 theo chỉ đạo của Chính phủ. Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch và điều hành phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh: tạo mọi điều kiện thuận lợi đphát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phn kinh tế; khuyến khích đổi mới công nghệ, nâng cao cạnh tranh của doanh nghiệp. Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu ci thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017 và định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát trin doanh nghiệp đến năm 2020, trong đó tập trung hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhvà vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Thực hiện tt Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tnh Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020. Tiếp tực đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở mở rộng thị trường, mrộng mặt hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, nhập khu, không để phụ thuộc vào một thị trường. Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại. Mrộng mạng lưới cung ứng dịch vụ vùng nông thôn, phát triển hệ thống phân phi trên thị trường bán lẻ, nht là các mặt hàng thiết yếu, đm bo cân đi cung cầu hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, bình n giá cả thị trường trong tnh.

Nâng cao hiệu quả sdụng các nguồn vốn đầu tư. Ưu tiên đầu tư cho các công trình, dự án quan trọng, cp bách của tnh, các công trình có tính kết nối, lan tỏa phát triển giữa các vùng, các ngành, lĩnh vực; các dự án khắc phục thiên tai, hạn hán, đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt; phát triển ba vùng kinh tế động lực; giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới. Tập trung vốn chi trả các khoản nợ trong xây dựng cơ bn, các khoản vốn ứng tớc kế hoạch: btrí vốn cho các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2017 và dự kiến hoàn thành trong năm 2018, không khởi công xây dựng mới các công trình, dự án khi chưa thanh toán dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bn. Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, giám sát việc quản lý và sử dụng vốn của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước. Đy mạnh các hình thức đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Chđộng áp dụng các biện pháp kiểm soát hoạt động tín dụng đnâng cao hiệu quả và chất lượng. Tiếp tục ưu tiên cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh.

2. Nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội

Khuyến khích mạnh mẽ mọi tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, sáng kiến nâng cao năng suất lao động trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, qun lý nhà nước, đáp ứng yêu cu phát triển. Đẩy mạnh hỗ trợ khoa học và công nghệ cho các doanh nghiệp. Chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp.

Tiếp tục đổi mới và thực hiện tt công tác xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao. Tăng cường các giải pháp, chính sách nhm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiu s. Nâng cao y đức và chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế; tăng cường củng cố mạng lưới y tế cơ sở; chủ động phòng chống các dịch bệnh, không để các dịch bệnh lớn xy ra. Phát triển y tế ngoài công lập, hình thành các cơ sở khám, chữa bệnh theo hình thức hợp tác công tư và mô hình quản lý bệnh viện như doanh nghiệp công ích. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh, khắc phục những biểu hiện xuống cấp về đạo đức xã hội, bo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các Đề án phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2020. Phát triển phong trào thể dục, thể thao để nâng cao thchất của người dân. Thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo; bình đng giới, nâng cao vị thế của phụ n. Chú trọng công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; đẩy mạnh thực hiện Chiến ợc phát triển thanh niên. Tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả qun nhà nước về an toàn thực phẩm.

Tiếp tục thực hiện tốt Quy hoạch phát triển nhân lực tnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ gắn với gii quyết việc làm và xuất khu đối với lao động đã qua đào tạo; sáp nhập các trường cao đng, trung cấp trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án và các giải pháp, chính sách an sinh xã hội do Chính phủ đã ban hành đhỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định đời sng đối với người nghèo, vùng nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, vùng bị thiên tai. Huy động nguồn lực cộng đồng tham gia hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ nghèo.

3. Nhiệm vụ về bảo vệ môi trường

Ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng; việc khai thác trái phép các nguồn tài nguyên, khoáng sản. Kiểm soát chặt chcác nguồn gây ô nhiễm và xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Chđộng ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai. Kiên quyết thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với các cơ sở vi phạm về địa điểm hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản luật liên quan; không cp phép mở xưởng chế biến ggần rừng và chuyn dần các cơ shiện có vào khu sản xuất tập trung. Triển khai thực hiện Quyết định s622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thtướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

4. Nhiệm vụ về cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng lãng phí

Đẩy mạnh ci cách hành chính, xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp; đơn gin hóa thủ tục hành chính đtạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước gn với việc đổi mới phương thức điều hành.

Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, không đcác vụ việc tn đọng, kéo dài. Thực hiện tốt công tác tiếp công dân.

5. Công tác thông tin tuyên truyền

Các cấp, các ngành phi chủ động, kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông đại chúng về chủ trương, đường li của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, chính trị và các thông tin liên quan đến tình hình trong nước, quốc tế, bảo vệ chủ quyền bin đảo... nhm tạo sự đồng thuận, đoàn kết trong Nhân dân; đấu tranh chống lại các thông tin xuyên tạc, sai sự thật, chống phá chủ trương, đường lối của Đng, chính sách, pháp luật của nhà nước.

6. Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội

Nâng cao chất lượng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trong tình hình mới. Thực hiện tốt nhiệm vụ đối ngoại địa phương.

II. Nhiệm vụ xây dựng dự toán ngân sách nhà nước

1. Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2018

Căn cứ vào mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, khả năng thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017 đdự báo tăng trưởng và nguồn thu năm 2018 cho từng ngành, lĩnh vực; năng lực và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của đi tượng nộp thuế và các nguồn thu mới, lớn phát sinh trên địa bàn để tính đúng, tính đủ theo chế độ. Phân tích, đánh giá cụ th những tác động nh hưng đến dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2018 theo từng địa bàn, lĩnh vực, sắc thuế và từng khoản thu, nguồn thu khi thực hiện các chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế, miễn tiền thuê đất và các chính sách thu mới của cấp có thẩm quyền.

Dự toán năm 2018 là năm thứ 2 thời kỳ n định ngân sách 2017-2020. Ngành thuế chủ động, phối hợp cơ quan tài chính các cấp, các Sở ngành liên quan đánh giá làm cơ sở dự báo sthu 2018 một cách chắc chn, lưu ý các nguồn thu mới, thu vãng lai, xây dựng số thu từ hoạt động xây dựng cơ bản, dịch vụ... Tăng cường theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp. Chỉ đạo quyết liệt công tác chống thất thu; thu hồi nợ đọng thuế từ những năm trước, các khoản thu từ dự án đầu tư đã hết thời gian ưu đãi hoặc được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; hạn chế phát sinh nợ thuế mới... Khắc phục tình trạng giao dự toán thu chưa sát tại một số huyện, thành phố gây khó khăn trong việc điều hành ngân sách địa phương.

Dự toán thu nội địa tại địa bàn năm 2018 (không kthu tiền sử dụng đất, thu x skiến thiết, phí bảo vệ môi trưng khai thác khoáng sn) phấn đấu tăng ti thiểu từ 12-14%; dự toán thu thuế xuất nhập khẩu tăng khoảng 5 - 7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2017.

2. Dự toán chi ngân sách năm 2018

Dự toán chi ngân sách năm 2018 được xây dựng trên sở các quy định hiện hành của pháp luật về chế độ, tiêu chuẩn, định mức và yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, đảm bo tiết kiệm, chng lãng phí ngay từ khâu xây dựng dự toán.

Khi xây dựng dự toán và bố trí ngân sách nhà nước năm 2018, các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị dự toán cấp I cn chú ý các nội dung sau:

a) Xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển phải phục vụ cho mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và giai đoạn 2016 - 2020 nhm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tránh lãng phí, thất thoát.

- Dự toán chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2018 phải được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 và phù hợp với Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn năm 2016 - 2020; tập trung và ưu tiên bố trí vốn cho các công trình, dự án trọng điểm, cấp bách; ba vùng kinh tế động lực, vùng trọng điểm đặc biệt khó khăn; đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân; các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vng, Chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Việc btrí vốn kế hoạch chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản có liên quan; trong đó, chbố trí vốn cho các chương trình, dự án đã có trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn năm 2016 - 2020 theo các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bvốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016- 2020 của tnh Kon Tum quy định tại Nghị quyết 24/2015/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của Hội đồng nhân dân tnh.

- Các Sở, ban ngành, đơn vị thuộc tnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phưu tiên bố trí vốn đu tư cho 02 Chương trình mục tiêu quốc gia gim nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới; các chương trình đã được phê duyệt nhằm hướng đến mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nông nghiệp, nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; các dự án công trình y tế, giáo dục... để thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng trưng GDP. Từng ngành chịu trách nhiệm về tiến độ hoàn thành các tiêu chí (do ngành quản lý) ở các xã xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung đầu tư cho các xã phấn đu đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2018 theo kế hoạch.

- Đối với nguồn vốn đầu tư từ thu sp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước: Từ ngày 01/01/2017, toàn bộ số thu sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước (sau khi trừ chi phí) phát sinh đều phi được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015. Các Sở, ban ngành và địa phương lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2018 từ nguồn thu này gi cơ quan kế hoạch và đầu tư và cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước trình cấp có thẩm quyền quyết định.

- Đối với nguồn thu tiền sử dụng đất: Dự toán thu tiền sử dụng đất năm 2018 trên địa bàn phải đảm bảo phù hợp với việc triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, tiến độ thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất và nộp tiền sử dụng đất được áp dụng theo quy định của Luật Đất đai năm 2013; đồng thời, tiến hành lp phương án bố trí dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bn tương ứng để đầu tư cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các dự án di dân, tái định cư, chun bị mặt bằng xây dựng; sử dụng 10% tổng số thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để thực hiện công tác đo đạc, đăng ký đất đai, cấp giấy chng nhn, xây dựng cơ sở dliệu đất đai và đăng ký biến động, chnh lý hồ sơ địa chính.

- Đối với nguồn thu x skiến thiết: Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015, nguồn thu này được tính trong dự toán thu cân đối ngân sách địa phương, sử dụng toàn bộ cho chi đầu tư phát triển; trong đó, ưu tiên bố trí cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, công trình ứng phó với biến đổi khí hậu và công trình phúc lợi xã hội quan trọng khác theo quy định của cấp có thẩm quyền.

- Xây dựng kế hoạch huy động và trả nợ (cgốc lẫn lãi) cho đầu tư phát triển theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật quản lý nợ công.

b) Dự toán chi thường xuyên

Điều chỉnh lại cơ cu, sp xếp nhiệm vụ đối với các lĩnh vực chi theo định mức phân bcủa Chính phủ để phù hợp với tình hình thực tế, khnăng cân đối ngân sách địa phương. Xây dựng dự toán chi thường xuyên các lĩnh vực theo đúng định mức phân bdự toán chi ngân sách nhà nước và các chính sách, chế độ, định mức hiện hành; ưu tiên tăng chi cho vùng khó khăn, chi quốc phòng, an ninh đáp ứng yêu cu trong tình hình mới; ưu tiên bố trí ngân sách cho một số lĩnh vực quan trọng theo các nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tnh.

Các Sở, ban ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao khn trương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công; danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công do nhà nước quản lý. Trên cơ sở đó, xây dựng lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo hưng từng bước tính đúng, tính đủ chi phí theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chcủa đơn vị sự nghiệp công lập.

Đy nhanh tiến độ thực hiện cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với giá các dịch vụ sự nghiệp công như y tế, giáo dục nghề nghiệp theo lộ trình tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí. Ngân sách nhà nước giảm cấp chi thường xuyên cho các đơn vị sự nghiệp công lp đối với các khoản đã được kết cấu vào giá dịch vụ, dành nguồn hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách, thực hiện các chương trình, đề án và mục tiêu phát triển ngành, lĩnh vực, thực hiện cải cách tiền lương và một số nhiệm vụ cấp thiết, trên cơ sở đó cơ cấu lại trong từng lĩnh vực chi thường xuyên.

Trong điều kiện cân đối ngân sách khó khăn, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương có sử dụng ngân sách lp dự toán chi thường xuyên đúng tính chất nguồn kinh phí và triệt đtiết kiệm gn với việc tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị, đặc biệt là dự toán chi mua sm phương tiện, trang thiết bị đắt tiền, hạn chế tối đa về số lượng và quy mô tổ chức lhội, hội nghị, hội thảo, tng kết, lký kết, khởi công, phong tặng danh hiệu, tiếp khách, đi công tác trong, ngoài nước và các nhiệm vụ không cần thiết, cấp bách khác; dự toán chi cho các nhiệm vụ này không tăng so với số thực hiện năm 2017. Ưu tiên cân đối nguồn lực đm bo thực hiện các đề án, chính sách theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành.

c) Dự toán chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: Các Sở, ngành cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia xác định danh mục, mục tiêu, phạm vi, kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm 2018, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

SKế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu tăng cường phân cấp các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia cho cấp huyện để tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới.

d) Các Sở, ban ngành và các địa phương tiếp tục lập dự toán tạo nguồn cải cách tiền lương bao gồm: Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ các khon tiền lương, phụ cp theo lương, khoản có tính cht lương và các khon chi cho con người theo chế độ); 50% nguồn tăng thu ngân sách địa phương (không kthu tiền sử dụng đt, thu từ hoạt động x s kiến thiết); nguồn thực hiện cải cách tiền lương các năm trước còn dư;...; đồng thời, yêu cầu các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có nguồn thu được giao tự chphấn đấu tăng thu cùng với lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí vào giá dịch vụ và sdụng nguồn thu này ưu tiên để thực hiện ci cách tiền lương.

đ) Đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ: Thực hiện lập dự toán đầy đủ theo đúng trình tự, quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật đầu tư công, Luật quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó làm rõ nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi từ nhà tài trợ, vốn viện trợ không hoàn lại, vốn đi ứng theo các chương trình, dự án và phù hợp với tính chất sử dụng vốn của dự án (vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp), theo tính chất nguồn vốn chi đầu tư và chi sự nghiệp, bảo đm phù hợp với tiến độ thực hiện. Ưu tiên btrí đủ vốn đối ứng các dự án ODA theo tiến độ giải ngân của các dự án.

Các chương trình, dự án được bố trí vốn kế hoạch năm 2018 phải là các chương trình, dự án đã có điều ước quốc tế hoặc Hiệp định về vốn ODA và vốn vay ưu đãi đã được ký kết với các nhà tài trợ nước ngoài. Btrí dự toán chi ngân sách từ nguồn vốn ODA cho các dự án bo đảm theo tiến độ đã ký kết với nhà tài trợ, khả năng đáp ứng nguồn vốn đối ứng, tiến độ giải phóng mặt bằng, năng lực của chủ đầu tư quản lý chương trình, dự án ODA.

e) Bố trí dự phòng ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước để chủ động đối phó với thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh và thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách phát sinh ngoài dự toán.

g) Các Sở, ban ngành khi xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển phải tiến hành tổng hợp tất cả các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực do đơn vị quản lý được các Bộ, ngành Trung ương đầu tư trên địa bàn tỉnh nhằm tạo sự phi, kết hợp đồng bộ trong quá trình triển khai thực hiện.

3. Cùng với việc xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, các Sở, ban ngành, địa phương, đơn vị sử dụng ngân sách chủ động đánh giá, phân tích cụ thể những kết quả đạt được, những tồn tại, yếu kém trong quản lý, điều hành thu chi ngân sách; đánh giá tình hình quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (sdự án đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán đến hết tháng 6 năm 2017 và dự kiến sẽ quyết toán đến hết năm 2017; nguyên nhân chậm tr); tập trung chỉ đạo công tác kiểm tra, xét duyệt quyết toán ngân sách 2016 theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước; tiến hành x lý, gii quyết ngay từ khâu xây dựng dự toán những tồn tại, sai phạm trong bố trí dự toán đã được thanh tra, kim toán phát hiện, kiến nghị theo quy định của pháp luật.

4. Đối với kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018-2020

- Các cơ quan, đơn vị dự toán cấp 1 ở cấp tnh lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018-2020 thuộc phạm vi quản lý gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư cùng cấp để tổng hợp theo quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015, Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Đối với việc lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2018 - 2020, các Sở, ban ngành và địa phương sử dụng dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 trình cấp có thẩm quyền để xác định trn chi ngân sách, chỉ tiêu cơ sở, chỉ tiêu mới cho năm 2018 và 02 năm tiếp theo.

5. Các tchức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp tiến hành đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ và ngân sách nhà nước hỗ trợ năm 2017; xây dựng định hướng hoạt động, phương án huy động nguồn thu hợp pháp đchi phí trong năm 2018. Việc hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện theo cơ chế Chính phủ quy định hiện hành.

6. Trong quá trình xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, các Sở, ngành, đơn vị dự toán cấp I khối tnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố báo cáo, thuyết minh rõ ràng, chi tiết về dự toán thu, chi ngân sách năm 2018 theo đơn vị trực thuộc thực hiện, các nhiệm vụ quan trọng, các chính sách gắn với chỉ tiêu hiện vật cụ ththeo chế độ quy định; đề nghị giảm chi cân đối, bổ sung có mục tiêu năm 2018 đối với các đề án, chính sách đã kết thúc thời gian thực hiện hoặc không còn nhiệm vụ.

7. Các Công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu tiến hành đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và ước thực hiện năm 2017; xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính năm 2018.

C. TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

I. Tiến độ

Các cấp, các ngành, các đơn vị và Công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu thuộc tnh tiến hành đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2017; xây dựng dự thảo Kế hoạch phát trin kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2018. Kế hoạch đầu tư công năm 2018 theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật đầu tư công và các văn bản có liên quan, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trước ngày 25/7/2017.

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương triển khai cho các địa phương, đơn vị lp dự toán theo yêu cầu của Luật ngân sách năm 2015; tổng hợp, hoàn chỉnh dự thảo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018, Kế hoạch đu tư công năm 2018 của tỉnh để báo cáo Ủy ban nhân dân tnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Kim toán Nhà nước và các Bộ ngành liên quan trước ngày 31/7/2017.

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với các ngành, địa phương tiếp tục cập nhật, bổ sung, hoàn chnh Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 của tnh, tham mưu Ủy ban nhân dân tnh báo cáo Tnh y, Ban Thường vụ Tnh ủy và trình Hội đồng nhân dân tnh thông qua theo tiến độ quy định.

II. Phân công thực hiện

1. Trên cơ sở skiểm tra dự toán do Bộ Tài chính thông báo và căn cứ vào tình hình thực tế:

Cục Thuế tnh phối hợp với S Tài chính, SKế hoạch và Đầu tư dự kiến tổng số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tnh và xây dựng số kiểm tra dự toán thu ngân sách năm 2018 trên từng địa bàn huyện, thành phố.

Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng số kiểm tra dự toán chi ngân sách năm 2018 (trên cơ sở số kiểm tra thu trên) báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh đ xem xét giao cho các huyện, thành phố, Sở, ban ngành và đơn vị dự toán tuyến tnh làm cơ sở lp dự toán ngân sách năm 2018.

2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Tổ chức làm việc với các đơn vị dự toán cấp 1 thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo đề nghị của huyện, thành phố và chđạo các phòng nghiệp vụ làm việc với Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thành phố để tho luận về kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Hướng dẫn các ngành, các cp, các đơn vị đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2017; xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch đầu tư công năm 2018.

- Tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch đầu tư công năm 2018, báo cáo Ủy ban nhân dân tnh và gửi Sở Tài chính để tổng hợp chung.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các Sở, cơ quan quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia xác định danh mục, mục tiêu, phạm vi, kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia năm 2018. Thẩm định và tổng hợp phương án phân bổ dự toán chi chương trình mục tiêu quốc gia.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính dự kiến phương án phân bổ chi đầu tư phát triển năm 2018 trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

4. Sở Tài chính

- Hướng dẫn các ngành, các cấp, các đơn vị đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2017, trong đó chú ý phối hợp Cục Thuế tnh xây dựng dự toán thu năm 2018 theo hướng tích cực, chc chắn để đảm bảo nguồn lực thực hiện nhiệm vụ chi năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách.

- Ch trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư dự kiến phương án phân bổ chi thường xuyên, chi sự nghiệp nguồn bsung có mục tiêu tngân sách Trung ương và tổng hợp dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2018, trình Ủy ban nhân dân tỉnh.

5. Các S, ban ngành, đơn vị trc thuộc y ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; công ty TNHH Một thành viên do nhà nước làm chủ shữu thuộc tnh

Triển khai đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2017; xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2018 theo yêu cầu về nội dung, tiến độ quy định tại Chthị này và theo hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.

Năm 2018 là năm gia nhiệm kỳ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, có ý nghĩa quan trọng đối với việc đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của tnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban ngành, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Công ty TNHH Một thành viên do nhà nước làm chủ sở hu thuộc tỉnh, Cục Thuế tnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện tt Chthị này. Phản ánh những vướng mc trong quá trình triển khai về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để có hướng dẫn cụ thể. SKế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tnh xem xét và chỉ đạo kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban ngành; đơn vị HC-SN thuộc tnh;
- HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Cục Thuế tnh;
- Các Cty TNHH MTV thuộc tnh;
- Lưu VT, KT7, KT3, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Hòa