Chỉ thị 02/CT-UBND về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 tỉnh Lào Cai
Số hiệu: 02/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Trịnh Xuân Trường
Ngày ban hành: 15/01/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/CT-UBND

Lào Cai, ngày 15 tháng 01 năm 2020

 

CHỈ THỊ

VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2020 TỈNH LÀO CAI

Trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Lào Cai thời tiết, thiên tai diễn biến phức tạp, khó lường, các dạng thiên tai xảy ra với tần suất, cấp độ gia tăng; rét hại băng giá, gió lốc, mưa đá, nắng nóng xảy ra trên diện rộng. Từ năm 2016-2019 đã xảy ra nhiu đợt mưa lớn, ngập úng, lũ quét, sạt lở đt trên địa bàn các huyện, thị xã: Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn, Bảo Yên... gây thiệt hại nghiêm trọng về người, thiệt hại nặng nề về tài sản của nhà nước và nhân dân, ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái. Đhạn chế đến mức thấp nhất hậu quả thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2020, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các s, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Tổng kết, rút kinh nghiệm công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019; Triển khai nhiệm vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020; Kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ tỉnh đến cơ sở theo quy định tại Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ; Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên phụ trách địa bàn, lĩnh vực cụ thể.

2. Khẩn trương rà soát, bổ sung Kế hoạch và Phương án Phòng chống thiên tai năm 2020 theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai; chủ động phòng tránh, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tất cả các tháng trong năm để đối phó kịp thời với các dạng thiên tai như rét hại, hạn hán, lốc xoáy, mưa đá, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất và giông sét. Lồng ghép nội dung Kế hoạch phòng, chống thiên tai vào trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quy hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực.

3. Quán triệt và triển khai công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 theo phương châm "Bốn tại chỗ" “Ba sẵn sàng” Chủ động phòng tránh - ứng phó kp thi - khắc phục khẩn trương có hiệu quả. Xây dựng lực lượng xung kích phòng chng thiên tai cp xã/thôn bản. Tchức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 03/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chng thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016-2020; Chỉ thị s19/CT-TTg ngày 13/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đt...;

4. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; phổ biến kiến thức, kỹ năng, các biện pháp, kinh nghiệm phòng tránh, ứng phó các dạng thiên tai đến mọi tầng lớp nhân dân. Tuyên truyền giáo dục, thực thi pháp luật của Luật Phòng, chống thiên tai; Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Thực hành diễn tập triển khai các phương án ứng phó các tình huống thiên tai tại địa bàn, những vùng sung yếu, trọng điểm nguy cơ cao và thường xuyên xảy ra thiên tai.

5. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng tránh thiệt hại do thiên tai, nhất là về người gồm:

- Rà soát đánh giá chỗ an toàn cho nhân dân vùng thiên tai, thực hiện cắm biển cảnh báo, mốc chgiới khu vực nguy hiểm, vùng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở, ngập lụt, vùng không an toàn hạ du các hồ chứa thủy lợi, thủy điện; các điểm taluy sạt lở, đá lăn, cầu cống, ngầm tràn không an toàn khi có mưa lũ; bố trí lực lượng giám sát, hướng dẫn an toàn cho người dân tại vùng nguy hiểm; chủ động các biện pháp phòng tránh, ứng phó, sơ tán, di dời nhân dân trong trường hợp khẩn cấp; đảm bảo an toàn, ổn định đời sống và sản xuất.

- Ngăn chặn triệt để, kịp thời tình trạng làm nhà , lều lán ven sông suối, khe lạch, sườn núi, taluy; không vớt củi, đánh bắt cá, tắm bơi, vượt qua dòng chảy xiết, sông, suối, khe suối, cầu tạm, ngầm tràn khi đang có lũ; khu vực xung yếu hoặc đang có sự cố thiên tai.

- Ngăn cấm, xử lý nghiêm việc xây dựng nhà ở, công trình, khai khoáng, xả thải san lấp, xâm lấn ngăn cản dòng chảy, hang thoát lũ tự nhiên, đào núi, xẻ ta luy làm tăng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt.

6. Ngay từ tháng 2/2020 tập trung chỉ đạo việc thực hiện các biện pháp phòng, tránh gió lốc, giông sét, mưa đá, đảm bảo an toàn nhà ở cho nhân dân và các kho tàng, trường học, trạm xá, trạm thu, phát sóng thông tin truyền thông, an toàn hành lang lưới điện, hành lang giao thông; các khu công sở, công trình phúc lợi công cộng và bảo vệ sản xuất. Chủ động phương án phòng, chống hạn vụ Chiêm Xuân, phòng chống cháy rừng trong mùa khô hanh.

7. Tăng cường thông tin về thiên tai, bảo đảm thông tin đến được người dân tại các thôn, bản. Tuyên truyền, vận động nhân dân chú trọng, quan tâm theo dõi, cập nhật diễn biến thời tiết, thủy văn khu vực, trên địa bàn qua các kênh thông tin đại chúng đề cao cảnh giác, chủ động phương án phòng tránh, ứng phó các dạng thiên tai tác động trong sinh hoạt và sản xuất. Chủ động sơ tán, trú tránh tạm thi, dừng các hoạt động sản xuất, khi có dấu hiệu diễn biết thời tiết cực đoan, nguy hiểm như mưa, lũ lớn, giông lốc, sét. Nghiêm túc chấp hành những hướng dẫn của các tổ chức, đơn vị chức năng và chính quyền địa phương trong phòng tránh, ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

8. Chủ động lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí để thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại ch, đảm bảo cung cp các dịch vụ hậu cn vlương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch, chăm sóc sức khỏe cho người dân, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, giúp đỡ các gia đình bị nạn, chăm lo đời sng cho nhân dân vùng thiệt hại, nơi tạm cư, mới di dời. Đặc biệt là vùng thường xuyên bị chia cắt vùng sâu, vùng xa khó khăn giao thông trong mùa mưa. Chủ động btrí ngân sách địa phương, kinh phí ca đơn vị, huy động và xã hội hóa các nguồn lực hợp pháp và huy động các doanh nghiệp tham gia hoạt động phòng ngừa, ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai.

9. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thi công vượt lũ các công trình kè, thủy lợi, giao thông thi công trên sông suối. Xây dựng phương án đảm bảo an toàn về người và tài sản, an toàn công trình khi mưa, lũ lớn; an toàn dân cư và các hoạt động sản xuất khu vực xây dựng công trình; an toàn công trình cơ sở hạ tầng thi công xây dựng trong mùa mưa lũ; an toàn công trình phúc lợi trường học, trạm xá, trụ s khi có thiên tai mưa, lũ xảy ra.

10. Ban Chhuy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tnh chỉ đạo các sở, ban ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tăng cường kiểm tra công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 của các địa phương, lĩnh vực ngành; trọng tâm là việc triển khai thực hiện phương châm “4 tại chỗ trong phòng, chống rét, lốc xoáy, mưa đá, lũ quét, sạt lở, ngập lụt và việc tchức thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Công điện, các Văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh trong phòng tránh, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Chỉ đạo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổ chức trực ban, theo dõi diễn biến thời tiết, thủy văn để cảnh báo cho nhân dân; kịp thời triển khai các Công điện, Văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh, đôn đốc kiểm tra Ban Chỉ huy Phòng, chng thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện, bảo đảm thông tin đến được người dân đầy đủ nhanh chóng và có biện pháp ứng phó kịp thời khi có thiên tai xảy ra.

11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động xây dựng Phương án phòng, chống thiên tai, hướng dẫn, kiểm tra công tác phòng, chống các dạng thiên tai (rét hại, hạn hán, cháy rừng, gió lốc, mưa đá, lũ quét, sạt lở...); kiểm tra an toàn hệ thống các công trình hồ, đập, kênh mương thủy lợi, nuôi trồng thủy sản; dự phòng giống, vật tư thuốc phòng chng dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi bảo vệ sản xuất và đời sống của nhân dân. Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành quy trình vận hành, phương án phòng chống lụt bão đảm bảo an toàn đập và vùng hạ du các công trình thủy điện.

12. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh thông tin dự báo, cảnh báo kịp thời diễn biến khí tượng thủy văn phục vụ công tác phòng, chống lụt, bão, thiên tai trên địa bàn tỉnh. Dự báo sớm, cảnh báo kịp thời về cấp độ và phạm vi ảnh hưởng diễn biến khí tượng thủy văn và thiên tai, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các Sngành, cơ quan chức năng liên quan và cơ quan thông tin đại chúng để thông báo cho các tổ chức, nhân dân biết chủ động phòng tránh, ứng phó.

13. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Lào Cai và các cơ quan thông tấn thường trú trên địa bàn cập nhật và kịp thời đăng tải, phát tin, truyền tin về diễn biến thời tiết và thiên tai, thông tin chỉ đạo của Trung ương, của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đến các cấp chính quyền, nhân dân. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng chống, ứng phó và các nội dung, hoạt động về công tác Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến cộng đồng và người dân để chủ động phòng tránh.

14. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn và sơ tán dân khi có thiên tai xảy ra, htrợ chi viện khi có yêu cầu. Chủ động kế hoạch phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các đơn vị, ứng phó kịp thời, đồng bộ với mọi tình huống thiên tai, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản; đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tổ chức huấn luyện cho lực lượng làm nhiệm vụ ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

15. Sở Giao thông vận tải - Xây dựng tăng cường công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, tổ chức kiểm tra, tuần tra các điểm xung yếu, đặc biệt là các tuyến đường huyết mạch có nguy cơ xảy ra ách tắc, an toàn giao thông đường thủy, các bến đò ngang, tàu thuyền trong mùa mưa lũ. Chủ động phương án phòng chống và khắc phục hậu quả lũ bão đảm bảo an toàn giao thông thông suốt, bố trí dự phòng vật tư, vật liệu, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, phương tiện cơ giới tham gia ứng cứu phù hợp với đặc thù điều kiện tự nhiên - xã hội của tỉnh miền núi. Chủ động các phương án giải tỏa ách tắc giao thông, đặc biệt là các tuyến liên xã, lưu thông tới vùng sâu, vùng xa và giao thông nông thôn. Phối hợp với các sở, ngành, địa phương kiểm tra, hướng dẫn các chủ đầu tư thi công đúng tiêu chuẩn, chất lượng công trình, tránh mất an toàn khi thiên tai xảy ra. Chủ động triển khai khắc phục nhanh tình trạng ngập úng, nhất là ngập úng khu đô thị. Tăng cường kiểm tra các công trình công cộng đã hết thời hạn sử dụng, các công trình có nguy cơ mất an toàn. Hướng dẫn sửa chữa, gia cố nhà ở đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật phòng chống thiên tai như: sụt lún, sạt lở, lốc xoáy, mưa đá,...

16. Sở Công Thương chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc dự trữ lương thực hàng hóa, vật tư, nhu yếu phẩm cần thiết ở vùng trọng yếu, dễ bị chia cắt, kiểm tra xử lý bình n giá các mặt hàng khi có thiên tai xảy ra. Kim tra, đôn đc các Ban quản lý các nhà máy thủy điện nghiêm túc thực hiện quy trình vận hành và phương án phòng chống lũ bão đảm bảo an toàn đập, nhà máy và vùng hạ du. Có kế hoạch duy trì dòng chảy tối thiểu và điều tiết nước phía hạ lưu các hồ đập thủy điện để phục vụ sản xuất nông nghiệp trong mùa khô hạn.

17. Sở Y tế chủ động lực lượng y - bác sỹ, sẵn sàng các đội cấp cứu trên địa bàn các huyện, thành ph, chun bị đủ cơ s thuc, phương tiện, vật tư, thiết bị cần thiết để đáp ứng nhu cầu cứu thương, chăm sóc sức khỏe nhân dân, xử lý môi trường vệ sinh dịch t, phòng dịch kịp thời đảm bảo an toàn đời sống sinh hoạt cho nhân dân khi xảy ra thiên tai.

18. Điện lực Lào Cai thường xuyên kiểm tra an toàn hành lang lưới điện, trạm điện, thiết bị, hệ thống mạng lưới đường dây, tuyến công trình; đặc biệt trước mùa mưa lũ tập trung xử lý, gia cố các móng cột điện cao thế đã sung yếu, bị thiệt hại mùa mưa lũ năm 2019 đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ 2020.

19. Các Sở, ngành khác có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và nhiệm vụ được phân công trong thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng kế hoạch, phương án và thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để chủ động tham gia ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai.

Yêu cầu Thủ trưởng các s, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Ban C
ĐTWPCTT;
- Ủy ban quốc gia TKCN;
- TT:TU, HĐND, UBND t
nh và Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Thành viên BCH PCTT và TKCN t
nh;
- UB MTT
Q và các Đoàn thể tnh;
- Các cơ quan TW trên địa bàn t
nh;
- Báo Lào Cai, Đài PT-TH t
nh;
- TT. Huyện ủy, Thành
y, Thị y các huyện, thị xã, thành ph;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Văn phòng TT BCH PCTT & TKCN t
nh;
- Lãnh đạo Văn phòng;

- Cổng Thông tin Điện tử tỉnh;
- Lưu
: VT, TH3, NLN1,2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trịnh Xuân Trường