Công văn 778/TCHQ-GSQL năm 2017 xử lý vướng mắc thực hiện Điều 41 Luật Hải quan năm 2014
Số hiệu: 778/TCHQ-GSQL Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Vũ Ngọc Anh
Ngày ban hành: 13/02/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 778/TCHQ-GSQL
V/v xử lý vướng mắc thực hiện Điều 41 Luật HQ năm 2014

Hà Nội, ngày 13 tháng 02 năm 2017

 

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.

Để đảm bảo việc trao đổi thông tin điện tử giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi tại khu vực cửa khu cảng biển theo quy định tại Điều 41 Luật Hải quan, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phthông báo, hướng dẫn Chi cục Hải quan trực thuộc và người khai hải quan thực hiện nội dung sau:

I. Các Chi cục Hải quan trên toàn quốc

1. Hướng dẫn bổ sung việc khai báo, xử lý tờ khai vận chuyển độc lập (VCĐL):

a) Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (nơi đi):

- Hướng dẫn người khai khai báo thông tin tkhai VCĐL lên Hệ thống e- Customs V5 (Hệ thống V5) sau khi tờ khai VCĐL được phê duyệt theo hưng dẫn tại công văn số 10983/TCHQ-GSQL ngày 21/11/2016 của Tổng cục Hải quan.

Trường hợp lô hàng của tờ khai VCĐL được vận chuyển bằng nhiều phương tiện vận chuyn và nội dung khai báo tên, số hiệu phương tiện vận chuyn vượt quá slượng ký tự cho phép trên Hệ thống VNACCS thì hướng dẫn người khai thực hiện khai báo như sau:

+ Tiêu chí “Phương tiện vận chuyểnchi tiết tại “Ghi chú”.

+ Tiêu chí “Ghi chú 1: Nhập chi tiết tên các phương tiện vận tải và số chuyên tương ứng. Nếu vượt quá số lượng ô “Ghi chú 1 tiếp tục nhập tại ô “Ghi chú 2”.

- Sau khi người khai khai báo tờ khai VCĐL lên Hệ thống V5, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu thông tin khai báo với thông tin khai báo trên. Hệ thống VNACCS, nếu thông tin phù hp và tờ khai VCĐL đã được phê duyệt trên Hệ thống VNACCS thì cập nhật sniêm phong (nếu có) và thực hiện phê duyệt từ khai VCĐL trên Hệ thống V5 thông qua chức năng IX.B.7 “Duyệt Tờ khai vận chuyển độc lập đủ điều kiện qua KVGS (HQ giám sát nơi đi).

Việc thực hiện nghiệp vụ BOA trên Hệ thống VNACCS thực hiện theo quy định hiện hành.

b) Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến:

Khi hàng hóa được vận chuyển đến, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu tình trạng niêm phong, nếu hàng hóa đảm bảo nguyên trạng thì thực hiện xác nhận hàng đến trên Hệ thống V5 thông qua chức năng IX:F.3 “Xác nhận hiện trạng hàng hóa (HQ nơi đến)”.

Việc thực hiện nghiệp vụ xác nhận hàng đến (nghiệp vụ BIA) trên Hệ thống VNACCS theo quy định hiện hành.

c) Trường hp Hệ thống VNACCS bị sự cố, không thể tiếp nhận tờ khai VCĐL đối với lô hàng chuyển cảng:

- Chi cục Hải quan nơi vn chuyển đi: công chức hải quan căn cứ thực tế hàng hóa lập biên bản bàn giao (BBBG) theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Thông tư 38/2015/TT-BTC. Riêng đối với Chi cục Hải quan nơi vận chuyển đi là Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng biển nơi đã trao đổi, kết nối với doanh nghiệp kinh doanh cảng, công chức hải quan giám sát căn cứ thông tin trên BBBG để nhập chứng từ đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan (KVGS) thông qua chức năng IX.B.2 “Chứng từ đủ điều kiện qua KVGS (HQ nhập)” trên Hệ thng V5.

- Chi cục Hải quan nơi vận chuyển đến: Sau khi hoàn thành thủ tục tiếp nhận BBBG theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Thông tư 38/2015/TT-BTC, công chức hải quan giám sát căn cứ thông tin trên BBBG để xác nhận hàng hóa đến theo quy định hiện hành. Riêng đối với Chi cục Hải quan nơi vận chuyn đến là Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng biển nơi đã trao đổi, kết nối với doanh nghiệp kinh doanh cảng, công chức hải quan giám sát căn cứ thông tin trên BBBG để nhập chứng từ đủ điều kiện qua KVGS thông qua chức năng IX.B.2 “Chứng từ đủ điều kiện qua KVGS (HQ nhập)” trên Hệ thống V5.

2. Khai báo nhiều tờ khai XK, NK chung container

Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hướng dẫn người khai khai báo các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai XK, NK chung container như sau:

a) Trường hợp hàng đóng trong một hoặc nhiều container nhưng phải khai nhiều tờ khai do vượt quá 50 dòng hàng hoặc khai theo một hoặc nhiều vận đơn của cùng một chủ hàng:

+ Tiêu chí “Số tờ khai đầu tiên”:

Ô 1: Đối với tờ khai đầu tiên: nhập vào chữ “F”; Từ tờ khai thứ 2 trở đi thì nhập số tờ khai đầu tiên.

Ô 2: Nhập số thứ tự của tờ khai trên tổng số tờ khai của lô hàng.

Ô 3: Nhập tổng số tờ khai của lô hàng.

+ Tiêu chí “Mã hiệu phương thức vận chuyển nhập là mã 2 (container đường biển);

+ Danh sách container: khai báo tại tờ khai đầu tiên.

b) Trường hợp hàng đóng chung container của nhiều chủ hàng chia tách, đóng ghép ngoài CFS:

Thực hiện theo hướng dẫn tại công văn 6376/TCHQ-GSQL ngày 14/7/2015 của Tổng cục Hải quan và hướng dẫn công chức hải quan giám sát thực hiện như sau:

- Trường hợp tất cả các tờ khai thuộc container đã được khai báo đầy đủ và đã đủ điều kiện qua KVGS thì hướng dẫn người khai liên hệ với doanh nghiệp cảng để làm tiếp thủ tục xác nhận hàng qua KVGS theo quy định.

- Trường hợp một trong các tờ khai thuộc container chưa đủ điều kiện qua KVGS (cho dù thông tin của các tờ khai đã đủ điều kiện qua KVGS đã gửi cho Hệ thống của cảng hay chưa) thì sử dụng chức năng trên Hệ thống của doanh nghiệp cảng (ví dụ: tại cảng Tân cảng Cát Lái là Hệ thống TOPO) để dừng container và hướng dẫn người khai hoàn thiện thủ tục hải quan cho các tờ khai còn lại. Sau khi người khai xuất trình đầy đủ tờ khai và xác định tất cả các tờ khai đủ điều kiện qua KVGS thì bỏ dừng trên Hệ thống của cảng.

3. Dừng đưa hàng qua KVGS

Để đảm bảo thông tin dừng đưa hàng qua KVGS được thông báo nhanh chóng, không có độ trễ dẫn đến doanh nghiệp lợi dụng đưa hàng qua KVGS khi đã có quyết định dừng đưa hàng qua KVGS, Tổng cục Hải quan yêu cầu tăng cường việc thực hiện như sau:

a) Thiết lập danh sách tiếp nhận thông tin đừng đưa hàng qua KVGS

Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thiết lập số điện thoại, địa chỉ thư điện tử và số fax tiếp nhận thông tin dừng đưa hàng qua KVGS của toàn bộ các Chi cục Hải quan trực thuộc và thông báo cho tất cả các Chi cục Hải quan còn lại trên toàn quốc và Tổng cục Hải quan (thông qua đầu mối Cục Giám sát quản lý). Việc thiết lập và thông báo thực hiện trước ngày 15/02/2017.

Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa chịu trách nhiệm về việc đảm bảo việc tiếp nhận thông tin dừng đưa hàng qua KVGS phải được thực hiện 24/7 và xử lý ngay sau khi nhận được thông tin. Nếu Hàng hóa được đưa qua KVGS sau thời điểm nhận được thông tin thông qua fax, thư điện từ và điện thoại, Chi cục trưởng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc lô hàng được đưa qua KVGS hải quan.

b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan ban hành Quyết định dừng đưa hàng qua KVGS:

Ngay sau khi ban hành Quyết định dừng đưa hàng qua KVGS theo quy định hiện hành, Chi cục Hải quan nơi ban hành Quyết đnh dừng đưa hàng qua KVGS thực hiện việc thông báo theo trình tự sau:

- Sử dụng chức năng IX.1.C “Dừng đưa hàng qua khu vực giám sát” trên Hệ thống V5 để thông báo dừng vận chuyển hàng hóa qua KVGS hải quan cho Chi cục Hải quan nơi đang lưu giữ hàng hóa;

- Thông báo ngay Quyết định dừng đưa hàng qua KVGS bằng fax, thư điện tử và điện thoại cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa theo sfax, thư điện t đã được thiết lập tại điểm a Mục này, đồng thời gọi điện thoại để thông báo việc đã fax, gửi thư điện tử và đã thực hiện nghiệp vụ dừng đưa hàng qua KVGS trên Hệ thống V5.

c) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa:

- Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa phân công công chức trực điện thoại, thư điện tử và số fax thông báo dừng đưa hàng qua KVGS 24/7;

- Ngay sau khi nhận được bản fax, thư điện tử và điện thoại về việc dừng hàng qua KVGS từ Chi cục Hải quan nơi ban hành Quyết định, công chức được phân công trực kịp thời thông báo cho doanh nghiệp cảng bng văn bản hoặc dừng đưa hàng qua KVGS trên Hệ thống của cảng, kho, bãi (nếu đã có cơ chế phối hợp kết nối, trao đổi thông tin với cảng, kho, bãi) để phi hợp xử lý lô hàng bị dừng qua KVGS theo quy định.

II. Các Chi cục Hải quan đã triển khai Hệ thống kết nối, trao đổi thông tin điện tử với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho ,bãi tại khu vực cửa khẩu cảng biển theo quy định tại Điều 41 Luật Hải quan

Đối với các Chi cục Hải quan đã triển khai Hệ thống kết nối, trao đổi thông tin với cảng biển, ngoài việc thực hiện theo các nội dung hướng dẫn tại Quyết định 1500/QĐ-TCHQ ngày 24/5/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Tổng cục Hải quan hướng dẫn bổ sung như sau:

1. Đối với tờ khai xuất khẩu đủ điều kiện qua KVGS, container của tờ khai đã đưa vào cảng (get-in) nhưng có yêu cầu thay đổi địa điểm xếp hàng (cửa khẩu xuất) trên tờ khai để vận chuyển đến cảng khác để xuất khẩu

a) Trường hợp người khai có yêu cầu thay đổi cửa khẩu xuất đối với tờ khai xuất khẩu:

- Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa hướng dẫn người khai hải quan liên hệ với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để thực hiện khai sửa đi, bsung cửa khẩu xuất mới theo quy định tại Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC;

- Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện xem xét, phê duyệt khai sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC. Trường hp chấp nhận sửa đổi, bổ sung thì ngoài việc thực hiện quy định tại Điều 12 Quy trình ban hành kèm Quyết định 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/07/2015 của Tổng cục Hải quan, sử dụng chức năng IX.1.F “Chuyển địa điểm giám sát” để thay đổi địa điểm giám sát trên Hệ thống V5 đi với tờ khai xuất khu;

- Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa căn cứ chứng từ sửa đổi, bổ sung (theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT- BTC) có xác nhận của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai do người khai xuất trình để nhập chứng từ đủ điều kiện qua KVGS thông qua chức năng IX.B.2 “Chứng từ đủ điều kiện qua KVGS (HQ nhập)” theo quy trình hàng xuất để người khai làm thủ tục lấy hàng ra khỏi KVGS theo quy định.

b) Trường hợp doanh nghiệp vận chuyển có yêu cầu thay đổi cảng xếp hàng cho toàn bộ lô hàng xuất khu dự kiến xếp lên phương tiện vận tải xut cảnh:

Căn cứ văn bản đề nghị thay đổi cảng xếp hàng cho toàn bộ lô hàng xuất khẩu của doanh nghiệp vận chuyển (trong văn bản nêu rõ cửa khẩu xuất mới, slượng tờ khai xuất khẩu tương ứng với lượng hàng vận chuyển...), Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất cũ nếu chp nhận thì thực hiện như sau:

- Hướng dẫn doanh nghiệp cảng thực hiện gửi thông tin get-out container thuộc tờ khai xuất khẩu thay đổi cảng xếp hàng;

- Hướng dẫn doanh nghiệp vận chuyển khai tờ khai VCĐL để vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu xuất cũ đến cửa khẩu xuất mới, việc khai báo, tiếp nhận và xử lý như điểm 1.1 công văn này.

Lưu ý: chsau khi doanh nghiệp cảng gửi thông tin get-out container của tờ khai xuất (kiểm tra thông tin container do doanh nghiệp cảng gửi get-out thông qua chức năng IX.9.4 “Theo dõi danh sách container đã qua KVCC” trên hệ thống V5) thì công chức hải quan mới thực hiện phê duyệt tờ khai VCĐL trên Hệ thống V5 thông qua chức năng EX.B.7 “Duyệt Tờ khai vận chuyển độc lập đủ điều kiện qua KVGS (HQ giám sát nơi đi)”.

2. Hàng lẻ đóng trong container đưa vào kho CFS trong khu vực cảng biển nơi lưu giữ container để chia tách, đóng ghép

- Chi cục Hải quan nơi quản lý kho CFS hướng dẫn doanh nghiệp kinh doanh kho CFS căn cứ trên số lượng container đưa vào kho CFS trong ngày để có văn bản (nêu rõ số hiệu container có hàng vào kho CFS) thông báo các container được phép đưa vào kho để khai thác.

- Trên cơ sở văn bản thông báo của doanh nghiệp kinh doanh kho CFS, Chi cục Hải quan nơi quản lý kho CFS kiểm tra, đối chiếu với chứng từ nhập kho. Nếu thông tin container vào kho phù hp thì căn cứ văn bản thông báo để xác nhận số lượng container đủ điều kiện qua KVGS thông qua chức năng IX.B.2 “Chng từ đủ điều kiện qua KVGS (HQ nhập)” trên Hệ thống V5.

3. Hàng hóa đóng trong container trung chuyển

- Khi nhập khẩu: hướng dẫn người khai thực hiện khai báo container trung chuyển theo quy định tại mẫu Bản kê 21/BKTrC/GSQL ban hành kèm Phụ lục 5 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính. Công chức giám sát hải quan thực hiện kiểm tra, xác nhận (đóng dấu, ký tên công chức) lượng container trên Bản kê tại ô 8 trên Bản kê.

- Khi xuất khẩu: kiểm tra, xác nhận (đóng dấu, ký tên công chức) lượng container trên Bản kê tại ô 12 trên Bản kê. Căn cứ vào lượng container xut cảng, công chức hải quan lập chứng từ đủ điều kiện qua KVGS thông qua chức năng IX.B.2 “Chứng từ đủ điều kiện qua KVGS (HQ nhập)” theo quy trình hàng xuất.

4. Đối với tờ khai xuất khẩu đủ điều kiện qua KVGS, container của tờ khai đã đưa vào KVGS (get-in) nhưng doanh nghiệp thực hiện đối vỏ container tại cảng do vỏ container không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

Công chức giám sát hướng dẫn người khai hải quan thực hiện việc khai sửa đổi, bổ sung shiệu container xuất khẩu theo hướng dẫn tại điểm b khoản 3 công văn số 18195/BTC-TCHQ ngày 8/12/2015 của Bộ Tài chính và thực hiện việc cập nhật thông tin sửa đổi số hiệu container như sau:

- Căn cứ thông tin tại Bản kê số hiệu container theo mẫu 31/BKCT/GSQL Phụ lục V Thông tư số 38/2015/TT-BTC do người khai nộp, cập nhật shiệu container mới trên Hệ thống V5 thông qua chức năng IX.8.8 “Thêm/sửa/xóa container đủ điều kiện qua KVGS

- Nhập chứng từ đủ điều kiện qua KVGS cho số hiệu container cũ trên Hệ thống V5 thông qua chức năng IX.B.2 “Chứng từ đủ điều kiện qua KVGS (HQ nhập). Tại tiêu chí “Nội dung văn bản” ghi nhận “Chứng từ hủy thông tin get- in của container cũ số ...” ;

5. Trường hợp sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, người khai hải quan muốn rút hàng ra khỏi container ngay tại cảng mà không đưa container về kho doanh nghiệp (không đưa container chứa hàng qua KVGS hải quan)

Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa hướng dẫn doanh nghiệp cảng ngay sau khi doanh nghiệp hoàn thành việc rút hàng tại bãi thì gửi thông tin get- out container đến Hệ thống của hải quan.

6. Đối với hàng nhập khẩu đã thông quan nhưng doanh nghiệp không lấy hàng ra khỏi cảng mà bán cho doanh nghiệp khác ngay tại cảng để xuất khẩu

Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa hướng dẫn người khai hải quan và doanh nghiệp cảng thực hiện như sau:

- Sau khi tờ khai nhập được thông quan, người khai hải quan đăng ký tờ khai xuất.

- Khi người khai hải quan xuất trình tờ khai nhập đã thông quan và tờ khai xuất đã đủ điều kiện qua KVGS, doanh nghiệp cảng thực hiện theo trình tự như sau:

+ Doanh nghiệp cảng gửi thông tin container tờ khai nhập get-in, Hệ thng của hải quan cung cấp thông tin tờ khai nhập đủ điều kiện qua KVGS;

+ Doanh nghiệp cảng gửi thông tin container tờ khai nhập get-out và thông tin container tờ khai xuất get-in, Hệ thống của hải quan sẽ cung cấp thông tin tờ khai xuất đủ điều kiện qua KVGS;

+ Doanh nghiệp cảng gửi thông tin container tờ khai xuất get-out.

7. Đối với hàng nhập khẩu chưa mở tờ khai hải quan, chủ hàng từ chối nhận hàng xin xuất trả và doanh nghiệp cảng đã gửi thông tin container get- in

Căn cứ văn bản từ chối nhận hàng và xin xuất trả của chủ hàng, Chi cục Hải quan nơi đang lưu giữ hàng hóa thực hiện việc kiểm tra và xử lý theo đúng quy định tại Điều 96 Thông tư 38/2015/TT-BTC. Trường hợp chấp nhận cho phép xuất trả thì công chức giám sát thực hiện nhập chứng từ đủ điều kiện qua KVGS thông qua chức năng IX.B.2 “Chứng từ đủ điều kiện qua KVGS (HQ nhập)” cho các container cần xuất trả trên Hệ thống V5 theo quy trình hàng nhập.

8. Đối với hàng xuất khẩu đã đưa vào KVGS (doanh nghiệp cảng đã gửi thông tin container get-in) nhưng người khai đề nghị đưa trở lại nội địa để sửa chữa, tái chế nhưng không hủy tờ khai hải quan

a) Thủ tục đưa container trở lại nội địa

Căn cứ Thông báo về việc cho phép đưa hàng về nội địa để tái chế, sửa chữa ca Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thực hiện việc cập nhật trên Hệ thống V5 như sau:

- Thực hiện xóa số hiệu container của tờ khai xuất khẩu thông qua chức năng IX.8.8 “Thêm/sửa/xóa container đủ điều kiện qua KVGS;

- Nhập chứng từ đủ điều kiện qua KVGS thông qua chức năng IX.B.2 “Chứng từ đủ điều kiện qua KVGS ('HQ nhập)” cho các container cần đưa trở lại nội địa để sửa chữa, tái chế trên Hệ thống V5 (theo quy trình hàng xuất khẩu). Tại tiêu chí “Nội dung văn bản” ghi nhận “Cho phép đưa trở lại nội địa để sửa chữa, tái chế theo yêu cầu của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai”.

Lưu ý: Khi nhập chứng từ đủ điều kiện qua KVGS thông qua chức năng IX.B.2 “Chng từ đủ điều kiện qua KVGS (HQ nhập)” trên Hệ thống V5, công chức hải quan giám sát nhập thông tin mã, tên người nhập khẩu theo mã, tên người của tờ khai xuất khẩu cho các ch tiêu “Mã người nhập khẩu”; “Tên người nhập khẩu” và nhập N/A cho chỉ tiêu “Số vận đơn” (do tờ khai xuất khẩu không có svận đơn).

b) Thủ tục đưa container trở lại KVGS để xuất khẩu

- Khi người khai hải quan đã hoàn thành việc sửa chữa, tái chế, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện các nội dung quy định tại điểm b.2 khoản 7 Điều 52 Thông tư 38/2015/TT-BTC và cập nhật thông tin số hiệu container trên tờ khai xuất khẩu thông qua chức năng IX.1.M “Nhập danh sách container của tờ khai (HQ nơi đăng ký)”. Trường hợp Hệ thống V5 xác định tờ khai thuộc diện không phải niêm phong thì thực hiện như sau:

+ Đề xuất niêm phong thông qua chức năng IX.8.1.2 “Đề xuất niêm phong hàng hóa (HQ nơi đăng ký)” cho tờ khai;

+ Sau khi thực hiện niêm phong, xác nhận đã niêm phong thông qua chức năng IX.8.2.1 “Xác nhận niêm phong hàng hóa (HQ đăng ký/HQ giám sát)”.

- Khi tiếp nhận container hàng hóa xuất khẩu, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất kiểm tra và xác nhận đã kiểm tra niêm phong thông qua chức năng IX.8.2.2 “Xác nhận đã kiểm tra niêm phong (HQ giám sát)”.

9. Trường hợp container tạm nhập được tái xuất tại cùng một cửa khẩu

Sau khi tờ khai tạm nhập đủ điều kiện qua KVGS, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa tạm nhập hướng dẫn người khai hải quan xuất trình Danh sách container đủ điều kiện qua KVGS (Mu 29) và tờ khai tái xuất có số hiệu container tương ứng cho doanh nghiệp cảng để thực hiện get-out cho container tm nhập, đồng thời cập nhật thông tin get-in container tái xuất vào Hệ thống của cảng. Doanh nghiệp cảng thực hiện get-in, get-out theo trình tự như tại điểm II.6 công văn này.

10. Trường hợp người khai hải quan khai nhiều tờ khai cho cùng một lô hàng, các tờ khai đều đủ điều kiện qua KVGS và đã chuyển sang Hệ thống cảng nhưng người khai hải quan chưa thực hiện hủy tờ khai thừa

Nếu Hệ thống của cảng gửi xác nhận get-out cho tất cả các tờ khai nêu trên thì Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa kiểm tra hiệu lực của các tờ khai liên quan và xử lý như sau:

- Với các tờ khai hết thời hạn hiệu lực làm thủ tục hải quan: thực hiện hủy việc xác nhận get-out của doanh nghiệp cảng thông qua chức năng IX.9.6 “Hủy xác nhận container đã xác nhận qua KVCC (HQGS)” và thực hiện hủy tờ khai theo quy định hiện hành;

- Nếu số lượng các tờ khai còn lại vượt quá 1 tờ khai thì giữ nguyên thông tin xác nhận get-out đối với tờ khai có ngày đăng ký sớm nhất và thực hiện hủy xác nhận get-out với các tờ khai còn lại thông qua chức năng IX.9.6 “Hủy xác nhận container đã xác nhận qua KVCC (HQGS)”; đồng thời yêu cầu doanh nghiệp thực hiện giải trình lý do đăng ký nhiều tờ khai cho cùng một lô hàng và hướng dẫn doanh nghiệp hủy các tờ khai còn lại.

11. Trường hợp hàng hóa đã đưa vào KVGS, doanh nghiệp cảng đã gửi get-in nhưng người khai hải quan đề nghị hủy tờ khai hoặc dừng xuất khẩu theo quy định tại điểm b.3 khoản 7 Điều 52 Thông tư 38/2015/TT-BTC

Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa hướng dẫn người khai hải quan thực hiện việc hủy tờ khai theo quy định hiện hành và căn cứ thông tin hủy tờ khai trên Hệ thống VNACCS hoặc Hệ thống V5, công chức giám sát thực hiện nhập chứng từ đủ điều kiện qua KVGS thông qua chức năng IX.B.2 “Chứng từ đủ điều kiện qua KVGS (HQ nhập)” cho các container thuộc tờ khai hủy trên Hệ thống V5 và giám sát đưa hàng qua KVGS theo quy định hiện hành.

12. Trường hợp doanh nghiệp cảng gửi thông tin sai số hiệu container get-in

Nếu sai sót của doanh nghiệp cảng do cập nhật thông tin số hiệu container get-in bị sai so với thực tế, Chi cục Hải quan nơi quản lý cảng hướng dẫn doanh nghiệp cảng có văn bản xác nhận số hiệu container đã cập nhật sai và số hiệu container đúng thực tế.

Căn cứ văn bản của doanh nghiệp cảng, công chức giám sát thực hiện sửa số hiệu container do cảng gửi sai thông qua chức năng IX.9.7 “Sửa thông tin container hạ bãi/lên tàu (HQGS)” trên Hệ thống V5.

13. Trường hợp doanh nghiệp đưa nhầm hàng vào cảng và doanh nghiệp cảng đã gửi thông tin container get-in (nhằm địa điểm hạ bãi)

Sau khi tiếp nhận văn bản xác nhận về việc đưa hàng nhầm vào cảng của doanh nghiệp xuất nhập khẩu (trong văn bản phải nêu rõ số hiệu container đưa nhầm vào cảng). Nếu không có dấu hiệu vi phạm, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa thực hiện như sau:

- Nhập chứng từ đủ điều kiện qua KVGS thông qua chức năng IX.B.2 “Chứng từ đủ điều kiện qua KVGS (HQ nhập)" trên Hệ thng V5;

- In 01 Danh sách container đủ điều kiện qua KVGS thông qua chức năng IX.B.5 In danh sách container đủ điều kiện qua KVGS” giao cho người khai hải quan xuất trình cho doanh nghiệp cảng để thực hiện get-out cho container.

III. Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh hướng dẫn Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 (Chi cục HQCK cảng SGKV 1) thực hiện nội dung sau:

1. Xử lý container tồn đọng tại cảng Tân cảng Cát Lái chưa gửi thông tin get-out trên Hệ thống.

a) Đối với những container thuộc tờ khai VCĐL, container hàng trung chuyn, Container đưa vào kho CFS ngay tại Tân cảng Cát Lái, các trường hợp khác đã sử dụng chứng từ...đã được công chức hải quan giám sát xác nhận trên Hệ thống TOPO của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn để đưa hàng qua KVGS:

Chi cục HQCK cảng SGKV 1 phối hợp Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn: cung cấp danh sách container dưới dạng file excel theo mẫu ban hành kèm theo công văn này và gửi về Tổng cục Hải quan để xử lý dữ liệu trên Hệ thống theo địa chỉ thư điện tử (email): ninhpt@customs.gov.vn; minhdh3@customs.gov.vn; thuydttl@customs.gov.vn; hoangnc@customs.gov.vn. Chi tiết cthể tại Biên bản làm việc ngày 16/1/2017 về việc xử lý vướng mắc khi thực hiện Điều 41 Luật Hải quan tại Chi cục HQCK Cảng Sài Gòn KV1 - Cục HQ TP Hồ Chí Minh.

b) Trường hợp container có nhiều tờ khai

Căn cứ lượng container còn tồn đọng trên Hệ thống TOPO, Chi cục HQCK cảng SGKV 1 phi hợp Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn rà soát, xác định các container có nhiều tờ khai. Nếu phát sinh các tờ khai của container đã đủ điều kiện qua KVGS nhưng thời điểm Hệ thống của hải quan thực hiện ghép container với số lượng tờ khai để gửi sang Hệ thống của cảng chưa đầy đủ so với số lượng tờ khai đã đăng ký thì xử lý như sau:

Ví dụ minh họa trường hợp cụ thể:

Đối với trường hợp 10 tờ khai chung 01 container, kiểm tra trên Hệ thống V5 đã có đủ 10 tờ khai đủ điều kiện qua KVGS, tuy nhiên khi Hệ thng của cảng lấy thông tin Hệ thống của hải quan chỉ trả về Hệ thống của cảng 03 tờ khai đủ điều kiện qua KVGS, không trả về thông tin 07 tờ khai còn lại. ĐHệ thng của hải quan trả về cho Hệ thống của cảng cả 10 tờ khai đủ đủ điều kiện qua KVGS thì thực hiện như sau:

- Trường hợp Hệ thống của cảng đã gửi thông tin get-out cho 03 tờ khai đủ điều kiện qua KVGS:

Công chức giám sát thực hiện hủy thông tin xác nhận container get-out thông qua chức năng IX.9.6 “Hủy xác nhận container đã xác nhận qua KVCC (HQGS)” sau đó sử dụng chức năng IX.8.8 “Thêm/sa/xóa container đủ điều kiện qua KVGS” để Hệ thống tự động thực hiện ghép lại các tờ khai chung container đủ điều kiện qua KVGS còn thiếu để gửi cho cảng.

Lưu ý: Đối với container có 03 tờ khai cảng đã gửi get-out thì phải thực hiện hủy xác nhận get-out cho cả 3 tờ khai thông qua chức năng IX.9.6 “Hủy xác nhận container đã xác nhận qua KVCC (HQGS)”, tuy nhiên khi thực hiện ghép container thì chỉ cần thực hiện chức năng IX.8.8 “Thêm/sửa/xóa container đủ điều kiện qua KVGS” cho một tờ khai bất kỳ trong 03 tờ khai nêu trên.

- Trường hợp Hệ thống của cảng chưa gửi thông tin get-out cho 03 tờ khai đủ điều kiện qua KVGS:

Công chức giám sát sử dụng chức năng chức năng IX.9.3 “Theo dõi danh sách container đủ điều kiện qua KVCC” để kiểm tra danh sách các tờ khai đủ điều kiện qua KVGS hệ thng đã xử lý, sau đó sử dụng chức năng IX.8.8 “Thêm/sửa/xóa container đủ điều kiện qua KVGS” để Hệ thống của hải quan tự động thực hiện ghép lại các tờ khai chung container đủ điều kiện qua KVGS còn thiếu để gửi cho Hệ thng của cảng.

Lưu ý: Đối với container có 03 tờ khai đủ điều kiện hệ thống đã xử lý thông qua chức năng IX.9.3 “Theo dõi danh sách container đủ điều kiện qua KVCC”, tuy nhiên khi thực hiện ghép container chỉ cần thực hiện chức năng IX.8.8 “Thêm/sửa/xóa container đủ điều kiện qua KVGS” cho một tờ khai bất kỳ trong 3 tờ khai nêu trên.

c) Trường hợp công chức hải quan vẫn xác nhận hàng qua KVGS trên Hệ thống V5 nên Hệ thống không thể gửi thông tin get-out tương ứng.

Chi cục HQCK cảng SGKV 1 phối hợp Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn rà soát danh sách Container thuộc tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu đã được công chức giám sát xác nhận đủ điều kiện qua KVGS trên Hệ thống TOPO và đã sử dụng chức năng IX.8.3 “Xác nhận container qua khu vực giám” trên Hệ thng V5 để xác nhận hàng qua KVGS. Sau khi xác định, các container thuộc trường hợp này thì công chức hải quan giám sát thực hiện hủy xác nhận qua KVGS thông qua chức năng IX.8.B “Hủy xác nhận container đã xác nhận qua KVGS” để Hệ thống của cảng có thể tự động gửi thông tin các container này get-out và Hệ thống V5 tự động cập nhật thông tin hàng qua KVGS.

d) Trường hợp tờ khai thuộc diện niêm phong hải quan nhưng hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi chưa xác nhận đã niêm phong hoặc hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến chưa xác nhận đã kiểm tra niêm phong

- Chi cục HQCK cảng SGKV 1 phối hp Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn để rà soát các tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải niêm phong hải quan mà chưa thực hiện chức năng IX.8.2.2 “Xác nhận đã kiểm tra niêm phong (HQ giám sát)” nhưng đã xác nhận trên TOPO.

Đôn đốc, chấn chỉnh các công chức giám sát phải thực hiện đầy đủ các quy định về thao tác trên Hệ thống với V5 theo đúng quy trình nghiệp vụ giám sát, tránh phát sinh trường hp nêu trên dẫn đến tồn đọng tờ khai thuộc diện niêm phong hải quan nhưng chưa xác nhận niêm phong.

- Đối với các trường hợp nơi Chi cục Hải quan nơi hàng đi chưa thực hiện xác nhận niêm phong thì yêu cầu người khai liên hệ với Chi cục Hải quan nơi hàng đi đthực hiện xác nhận niêm phong trên Hệ thống theo quy định.

2. Dừng đưa hàng qua KVGS

Để kịp thời tiếp nhận, xử lý thông tin dừng đưa hàng ca KVGS, ngoài thực hiện quy định tại Điều 14 Quy trình ban hành kèm Quyết định 1966/QĐ- TCHQ, giao Chi cục HQCK cảng SGKV 1 phối hợp Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn xây dựng quy chế phi hợp khi dừng đưa hàng qua KVGS theo hướng như sau: Tng Công ty Tân Cảng cung cấp cho Chi cục HQCK cảng SGKV 1 quyn dừng đưa container trên Hệ thống TOPO để xử lý đối với những thông tin dừng đưa hàng qua KVGS đã nhận được. Chi tiết việc thiết kế chức năng Dừng get-out trên Hệ thống TOPO thực hiện theo nội dung đã thống nhất tại Biên bản làm việc ngày 16/1/2017 vviệc xử lý vướng mắc khi thực hiện Điều 41 Luật Hải quan tại Chi cục HQCK Cảng Sài Gòn KV1 - Cục HQ TP H Chí Minh.

3. Một số lưu ý

Trong thi gian chạy song song 2 quy trình, khi tiếp nhận Danh sách container theo Mu 29/DSCT/GSQL công chức hải quan giám sát không thực hiện xác nhn container qua khu vực giám sát tại chức năng IX.8.3 trên Hệ thống V5, đng thời không thực hiện xác nhận trên Hệ thống TOPO, chỉ kiểm tra chứng từ cho phép container đủ điều kiện qua KVGS đã chuyển sang Hệ thống của cảng hay chưa thông qua chức năng IX.9.3 “Theo dõi danh sách container đủ điều kiện qua KVCC trên Hệ thống V5 và xử lý như sau:

- Trường hợp container đã có thông tin khi tra cứu theo chức năng IX.9.3: hướng dẫn người khai liên hệ với doanh nghiệp cảng để làm thủ tục theo quy định.

Lưu ý: nếu container thuộc diện chung container thì cần kim tra xem số lượng tờ khai chung container tại mục IX.9.3 đã đầy đủ chưa? Nếu chưa đầy đủ thì thực hiện theo các bước, như đã hướng dẫn đối với container có nhiều tờ khai tại điểm III.1.b nêu trên.

- Trường hợp không có dữ liệu tại IX.9.3 Theo dõi danh sách container đủ điều kiện qua KVCC”: kiểm tra trạng thái tờ khai đã đủ điều kiện qua KVGS thông qua chức năng IX.4.6 “Theo dõi trạng thái tờ khai” để kiểm tra tình trạng tờ khai xem doanh nghiệp hoặc hải quan chưa thực hiện đủ các hướng dn theo quy định... Ví dụ:

+ Tờ khai chưa được quyết định thông quan/giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/đưa hàng về địa điểm kiểm tra/chờ thông quan sau khi kiểm hóa hộ. Trường hợp này yêu cầu người khai hải quan liên hệ với Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai để hoàn thiện các thủ tục liên quan;

+ Tờ khai thuộc diện niêm phong nhưng chưa được Chi cục Hải quan nơi vận chuyển hàng đi xác nhận niêm phong: hướng dẫn doanh nghiệp liên hệ với Chi cục hải quan nơi vận chuyển hàng đi xác nhận niêm phong trên Hệ thống;

+ Tờ khai thuộc diện niêm phong, đã được Chi cục Hải quan nơi vận chuyển hàng đi xác nhận niêm phong nhưng Chi cục hải quan nơi vận chuyển đến chưa xác nhận đã kiểm tra niêm phong trên Hệ thống. Hải quan giám sát chủ động kiểm tra để hoàn thành các thao tác trên Hệ thống.

……..

Sau khi đã hoàn thành các thao tác trên hệ thống, công chức giám sát sử dụng chức năng IX.9.3 “Theo dõi danh sách container đủ điều kiện qua KVCC’’ để kiểm tra container đã được chuyển sang Hệ thống của cảng hay chưa. Nếu đã được chuyển sang thì hướng dn người khai hải quan sang doanh nghiệp cảng đlàm tiếp thủ tục.

- Trường hợp tra cứu thông qua chức năng IX.9.1 “Theo dõi thông tin container hạ bãi/vào cảng của cảng” trên Hệ thng V5 nhưng không có thông tin container get-in thì hướng dẫn doanh nghiệp liên hệ với doanh nghiệp cảng để được xử lý (trường hợp container chưa được gửi thông tin get-in vào bãi cảng).

4. Về thời gian thực hiện song song 2 quy trình (Quyết định 1500/QĐ- TCHQ ngày 24/5/2016 và Quyết định 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2015 của TCHQ) khi triển khai thực hiện Điều 41 Luật Hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn KV1.

Trong thời gian chờ sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan và nâng cấp Hệ thống của cơ quan Hải quan và doanh nghiệp cảng, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn Chi cục HQCK cảng SGKV 1 triển khai thời gian thực hiện song song 2 quy trình đến hết ngày 26/3/2017.

Tổng cục Hải quan trả lời các đơn vị được biết, thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Đ/c Tổng cục trưng (để b/c);
- Cục GSQL về HQ (để t/h);
- Cục CNTT&TK HQ (để t/h);
- Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn-Đ/c số 722, Đường Điện Biên Ph, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP.HCM (để p/h thực hiện);
- Công ty Liên doanh Phát triển Tiếp vận số 1 Đ/c KP. 05, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7,
TP.HCM
(để p/h thực hiện);

- Lưu: VT, GSQL(03b).

KT. TNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Ngọc Anh

 


TÊN ĐƠN VỊ CUNG CẤP:……….
ĐỊA CHỈ:....

--------

 

 

Danh sách container đề nghị xử lý dữ liệu trên Hệ thống E-customs V5 của Tổng cục Hải quan
(mẫu ban hành kèm công văn số 778/TCHQ-GSQL ngày 13 tháng 02 năm 2017)

 

Mã cảng

Tên cảng

Số container

Số hiệu PTVT

Số chuyến

Vị trí container

Ngày tàu đến khởi hành

Mô tả hàng hóa

Ghi chú

Loại container (1: Nhập, 2: Xuất)

Hình thức vào cảng (theo danh mục chuẩn)

 

Điều 41. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi trong hoạt động giám sát hải quan

1. Bố trí địa điểm để lắp đặt phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ giám sát hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

2. Kết nối hệ thống thông tin quản lý hàng hóa của doanh nghiệp với hệ thống thông quan điện tử của cơ quan hải quan để quản lý hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi.

3. Thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi theo quy định của pháp luật và xuất trình, cung cấp cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu.

4. Cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan hải quan trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi.

5. Bảo quản, sắp xếp, lưu giữ nguyên trạng hàng hóa trong khu vực cảng, kho, bãi theo yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.

6. Chỉ cho phép vận chuyển hàng hóa ra, vào khu vực cảng, kho, bãi khi có chứng từ của cơ quan hải quan.

7. Thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền về xử lý hàng hóa vi phạm.

Xem nội dung VB
Điều 51. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan
...

3. Đối với hàng hóa quy định tại khoản 1, điểm c.1, d.1 khoản 2 Điều này, trường hợp giữa Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi và Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến chưa thực hiện việc trao đổi thông tin hàng hóa vận chuyển qua hệ thống hoặc trường hợp Hệ thống gặp sự cố theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, không thể thực hiện được việc khai vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan qua Hệ thống thì Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi sử dụng Biên bản bàn giao theo mẫu 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này để bàn giao hàng hóa cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục theo quy định. Sau khi nhận được Biên bản bàn giao và hàng hóa, Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến xác nhận, hồi báo cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi để biết và lưu kèm hồ sơ hải quan.

Xem nội dung VB
Điều 51. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan
...

3. Đối với hàng hóa quy định tại khoản 1, điểm c.1, d.1 khoản 2 Điều này, trường hợp giữa Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi và Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến chưa thực hiện việc trao đổi thông tin hàng hóa vận chuyển qua hệ thống hoặc trường hợp Hệ thống gặp sự cố theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, không thể thực hiện được việc khai vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan qua Hệ thống thì Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi sử dụng Biên bản bàn giao theo mẫu 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này để bàn giao hàng hóa cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục theo quy định. Sau khi nhận được Biên bản bàn giao và hàng hóa, Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến xác nhận, hồi báo cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi để biết và lưu kèm hồ sơ hải quan

Xem nội dung VB
Điều 41. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi trong hoạt động giám sát hải quan

1. Bố trí địa điểm để lắp đặt phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ giám sát hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

2. Kết nối hệ thống thông tin quản lý hàng hóa của doanh nghiệp với hệ thống thông quan điện tử của cơ quan hải quan để quản lý hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi.

3. Thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi theo quy định của pháp luật và xuất trình, cung cấp cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu.

4. Cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan hải quan trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi.

5. Bảo quản, sắp xếp, lưu giữ nguyên trạng hàng hóa trong khu vực cảng, kho, bãi theo yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.

6. Chỉ cho phép vận chuyển hàng hóa ra, vào khu vực cảng, kho, bãi khi có chứng từ của cơ quan hải quan.

7. Thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền về xử lý hàng hóa vi phạm.

Xem nội dung VB
Điều 20. Khai bổ sung hồ sơ hải quan

1. Các trường hợp khai bổ sung:

a) Người khai hải quan được khai bổ sung hồ sơ hải quan sau khi Hệ thống phân luồng tờ khai nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;

b) Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;

c) Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng trước khi thông quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

d) Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

đ) Người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Việc khai bổ sung theo quy định tại điểm b, điểm d khoản này chỉ được thực hiện đối với hàng hóa xuất nhập khẩu không thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng quản lý chuyên ngành, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, Danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

2. Nội dung khai bổ sung bao gồm:

a) Khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan điện tử, trừ các chỉ tiêu thông tin không được khai bổ sung quy định tại điểm 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; đối với các chỉ tiêu trên tờ khai hải quan mà Hệ thống không hỗ trợ khai bổ sung thì việc khai bổ sung thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy thì người khai hải quan được khai bổ sung thông tin trên tờ khai hải quan, trừ các chỉ tiêu thông tin không được khai bổ sung quy định tại điểm 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Thủ tục khai bổ sung hồ sơ hải quan

a) Trách nhiệm người khai hải quan:

a.1) Trường hợp khai bổ sung tờ khai hải quan theo quy định tại điểm a, điểm đ khoản 1 Điều này thì người khai hải quan khai bổ sung trên Hệ thống và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung qua Hệ thống hoặc bằng giấy (01 bản chụp).

Đối với các chỉ tiêu thông tin Hệ thống không hỗ trợ khai bổ sung quy định tại điểm 4 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, người khai hải quan nộp 02 bản chính văn bản đề nghị khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL ban hành kèm Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và 01 bản chụp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung.

Trong quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, nếu cơ quan hải quan kiểm tra phát hiện nội dung khai hải quan và hồ sơ hải quan không phù hợp, người khai hải quan phải thực hiện việc khai bổ sung trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan và bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

a.2) Trường hợp khai bổ sung hồ sơ hải quan theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này:

a.2.1) Đối với những chỉ tiêu thông tin Hệ thống hỗ trợ khai bổ sung sau thông quan quy định tại điểm 5 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, người khai hải quan khai nội dung thông tin khai bổ sung trên Hệ thống và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung qua Hệ thống hoặc bằng giấy (01 bản chụp);

a.2.2) Đối với những chỉ tiêu thông tin khác, người khai hải quan nộp văn bản đề nghị khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và 01 bản chụp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung.

a.3) Trường hợp hàng hóa chưa được thông quan nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, phương tiện vận chuyển thì người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo hướng dẫn tại Điều này. Nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, phương tiện vận chuyển làm thay đổi phương thức vận chuyển hàng hóa thì phải hủy tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 22 Thông tư này;

a.4) Trường hợp tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu, nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, thay đổi phương tiện vận chuyển, người khai hải quan nộp văn bản thông báo thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, phương tiện vận chuyển của hãng vận chuyển (fax, thư điện tử, …) cho cơ quan hải quan tại cửa khẩu nơi tập kết hàng hóa để thực hiện việc giám sát hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải để xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu qua các địa điểm khác do cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật thì nộp cho cơ quan hải quan văn bản về việc thay đổi cửa khẩu xuất. Trong thời hạn 03 ngày sau khi hàng hóa đưa vào khu vực giám sát, người khai hải quan phải có văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để ghi nhận việc sửa đổi trên Hệ thống.

Trường hợp tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan nhưng hàng hóa chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu, nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất nhưng cùng địa bàn quản lý của một Cục Hải quan thì người khai hải quan nộp văn bản thông báo thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất cho Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất để thực hiện việc giám sát hàng hóa. Trong thời hạn 03 ngày sau khi hàng hóa đưa vào khu vực giám sát, người khai hải quan phải có văn bản đề nghị sửa đổi gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để ghi nhận việc sửa đổi trên Hệ thống.

Trường hợp tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan nhưng hàng hóa chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu, nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất dẫn đến thay đổi Cục Hải quan quản lý cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất thì người khai hải quan nộp văn bản thông báo thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để thực hiện chuyển địa điểm giám sát và ghi nhận việc sửa đổi trên Hệ thống;

a.5) Trường hợp khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu chưa có số hiệu container hoặc số hiệu container có thay đổi so với khi đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu thì người khai hải quan phải nộp Bản kê số hiệu container theo mẫu số 31/BKCT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này cho công chức hải quan giám sát tại cửa khẩu xuất. Công chức hải quan kiểm tra và cập nhập số container vào Hệ thống để in danh sách container.

Đối với hàng nhập khẩu, khi đưa hàng qua khu vực giám sát, nếu có sự không chính xác về số hiệu container so với khai báo trên tờ khai hải quan thì người khai hải quan xuất trình chứng từ giao nhận hàng cho cơ quan hải quan tại cửa khẩu nhập. Công chức hải quan kiểm tra và cập nhập số container vào Hệ thống để in danh sách container.

Người khai hải quan có trách nhiệm khai bổ sung trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan;

a.6) Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan có văn bản đề nghị khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này: 02 bản chính và nộp các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung.

b) Trách nhiệm cơ quan hải quan:

b.1) Tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung;

b.2) Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ khai bổ sung và thông báo kết quả kiểm tra đến người khai hải quan;

b.3) Lưu các chứng từ người khai hải quan nộp;

b.4) Ra quyết định ấn định thuế và xử phạt vi phạm hành chính về hải quan (nếu có) theo quy định của pháp luật;

b.5) Thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ khai bổ sung trong thời hạn sau đây:

b.5.1) Trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ thông tin hoặc hồ sơ (nếu có) đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này;

b.5.2) Trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ thông tin hoặc hồ sơ (nếu có) đối với trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này.

b.6) Cập nhật nội dung khai bổ sung vào Hệ thống đối với trường hợp cơ quan hải quan chấp thuận khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin Hệ thống không hỗ trợ khai bổ sung;

b.7) Trường hợp cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung trong quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng quá thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan người khai hải quan không thực hiện thì xử lý như sau:

b.7.1) Đối với nội dung yêu cầu khai bổ sung có ảnh hưởng đến số thuế phải nộp, nếu có đủ cơ sở xác định nội dung khai của người khai hải quan không phù hợp (trừ trường hợp quy định tại điểm b.7.2 khoản này) thì cơ quan hải quan ra quyết định ấn định thuế và xử lý vi phạm hành chính về hải quan theo quy định;

b.7.2) Đối với trường hợp đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Thông tư này, cơ quan hải quan thông quan theo khai báo và thực hiện kiểm tra sau khi hàng hóa đã thông quan theo quy định;

b.7.3) Đối với trường hợp không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì trả lại hồ sơ cho người khai hải quan và có văn bản thông báo nêu rõ lý do.

b.8) Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, ngoài việc thực hiện các công việc tại điểm b khoản này, công chức hải quan phải ghi rõ ngày, giờ tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung; kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ khai bổ sung và thông báo kết quả kiểm tra trên văn bản khai bổ sung; trả cho người khai hải quan 01 bản tờ khai bổ sung.

Xem nội dung VB
Điều 20. Khai bổ sung hồ sơ hải quan

1. Các trường hợp khai bổ sung:

a) Người khai hải quan được khai bổ sung hồ sơ hải quan sau khi Hệ thống phân luồng tờ khai nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;

b) Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;

c) Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng trước khi thông quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

d) Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

đ) Người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Việc khai bổ sung theo quy định tại điểm b, điểm d khoản này chỉ được thực hiện đối với hàng hóa xuất nhập khẩu không thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng quản lý chuyên ngành, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, Danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

2. Nội dung khai bổ sung bao gồm:

a) Khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan điện tử, trừ các chỉ tiêu thông tin không được khai bổ sung quy định tại điểm 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; đối với các chỉ tiêu trên tờ khai hải quan mà Hệ thống không hỗ trợ khai bổ sung thì việc khai bổ sung thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy thì người khai hải quan được khai bổ sung thông tin trên tờ khai hải quan, trừ các chỉ tiêu thông tin không được khai bổ sung quy định tại điểm 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Thủ tục khai bổ sung hồ sơ hải quan

a) Trách nhiệm người khai hải quan:

a.1) Trường hợp khai bổ sung tờ khai hải quan theo quy định tại điểm a, điểm đ khoản 1 Điều này thì người khai hải quan khai bổ sung trên Hệ thống và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung qua Hệ thống hoặc bằng giấy (01 bản chụp).

Đối với các chỉ tiêu thông tin Hệ thống không hỗ trợ khai bổ sung quy định tại điểm 4 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, người khai hải quan nộp 02 bản chính văn bản đề nghị khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL ban hành kèm Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và 01 bản chụp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung.

Trong quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, nếu cơ quan hải quan kiểm tra phát hiện nội dung khai hải quan và hồ sơ hải quan không phù hợp, người khai hải quan phải thực hiện việc khai bổ sung trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan và bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

a.2) Trường hợp khai bổ sung hồ sơ hải quan theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này:

a.2.1) Đối với những chỉ tiêu thông tin Hệ thống hỗ trợ khai bổ sung sau thông quan quy định tại điểm 5 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, người khai hải quan khai nội dung thông tin khai bổ sung trên Hệ thống và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung qua Hệ thống hoặc bằng giấy (01 bản chụp);

a.2.2) Đối với những chỉ tiêu thông tin khác, người khai hải quan nộp văn bản đề nghị khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và 01 bản chụp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung.

a.3) Trường hợp hàng hóa chưa được thông quan nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, phương tiện vận chuyển thì người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo hướng dẫn tại Điều này. Nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, phương tiện vận chuyển làm thay đổi phương thức vận chuyển hàng hóa thì phải hủy tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 22 Thông tư này;

a.4) Trường hợp tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu, nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, thay đổi phương tiện vận chuyển, người khai hải quan nộp văn bản thông báo thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, phương tiện vận chuyển của hãng vận chuyển (fax, thư điện tử, …) cho cơ quan hải quan tại cửa khẩu nơi tập kết hàng hóa để thực hiện việc giám sát hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải để xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu qua các địa điểm khác do cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật thì nộp cho cơ quan hải quan văn bản về việc thay đổi cửa khẩu xuất. Trong thời hạn 03 ngày sau khi hàng hóa đưa vào khu vực giám sát, người khai hải quan phải có văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để ghi nhận việc sửa đổi trên Hệ thống.

Trường hợp tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan nhưng hàng hóa chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu, nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất nhưng cùng địa bàn quản lý của một Cục Hải quan thì người khai hải quan nộp văn bản thông báo thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất cho Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất để thực hiện việc giám sát hàng hóa. Trong thời hạn 03 ngày sau khi hàng hóa đưa vào khu vực giám sát, người khai hải quan phải có văn bản đề nghị sửa đổi gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để ghi nhận việc sửa đổi trên Hệ thống.

Trường hợp tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan nhưng hàng hóa chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu, nếu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất dẫn đến thay đổi Cục Hải quan quản lý cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất thì người khai hải quan nộp văn bản thông báo thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để thực hiện chuyển địa điểm giám sát và ghi nhận việc sửa đổi trên Hệ thống;

a.5) Trường hợp khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu chưa có số hiệu container hoặc số hiệu container có thay đổi so với khi đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu thì người khai hải quan phải nộp Bản kê số hiệu container theo mẫu số 31/BKCT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này cho công chức hải quan giám sát tại cửa khẩu xuất. Công chức hải quan kiểm tra và cập nhập số container vào Hệ thống để in danh sách container.

Đối với hàng nhập khẩu, khi đưa hàng qua khu vực giám sát, nếu có sự không chính xác về số hiệu container so với khai báo trên tờ khai hải quan thì người khai hải quan xuất trình chứng từ giao nhận hàng cho cơ quan hải quan tại cửa khẩu nhập. Công chức hải quan kiểm tra và cập nhập số container vào Hệ thống để in danh sách container.

Người khai hải quan có trách nhiệm khai bổ sung trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan;

a.6) Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan có văn bản đề nghị khai bổ sung theo mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này: 02 bản chính và nộp các chứng từ chứng minh việc khai bổ sung.

b) Trách nhiệm cơ quan hải quan:

b.1) Tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung;

b.2) Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ khai bổ sung và thông báo kết quả kiểm tra đến người khai hải quan;

b.3) Lưu các chứng từ người khai hải quan nộp;

b.4) Ra quyết định ấn định thuế và xử phạt vi phạm hành chính về hải quan (nếu có) theo quy định của pháp luật;

b.5) Thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ khai bổ sung trong thời hạn sau đây:

b.5.1) Trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ thông tin hoặc hồ sơ (nếu có) đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này;

b.5.2) Trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ thông tin hoặc hồ sơ (nếu có) đối với trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này.

b.6) Cập nhật nội dung khai bổ sung vào Hệ thống đối với trường hợp cơ quan hải quan chấp thuận khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin Hệ thống không hỗ trợ khai bổ sung;

b.7) Trường hợp cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung trong quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng quá thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan người khai hải quan không thực hiện thì xử lý như sau:

b.7.1) Đối với nội dung yêu cầu khai bổ sung có ảnh hưởng đến số thuế phải nộp, nếu có đủ cơ sở xác định nội dung khai của người khai hải quan không phù hợp (trừ trường hợp quy định tại điểm b.7.2 khoản này) thì cơ quan hải quan ra quyết định ấn định thuế và xử lý vi phạm hành chính về hải quan theo quy định;

b.7.2) Đối với trường hợp đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Thông tư này, cơ quan hải quan thông quan theo khai báo và thực hiện kiểm tra sau khi hàng hóa đã thông quan theo quy định;

b.7.3) Đối với trường hợp không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì trả lại hồ sơ cho người khai hải quan và có văn bản thông báo nêu rõ lý do.

b.8) Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, ngoài việc thực hiện các công việc tại điểm b khoản này, công chức hải quan phải ghi rõ ngày, giờ tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung; kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ khai bổ sung và thông báo kết quả kiểm tra trên văn bản khai bổ sung; trả cho người khai hải quan 01 bản tờ khai bổ sung.

Xem nội dung VB
Điều 12. Khai bổ sung hồ sơ hải quan

1. Trường hợp bổ sung các thông tin tờ khai trước khi cơ quan hải quan hoàn thành kiểm tra hải quan (trước CEA/CEE):

a) Trường hợp người khai gửi thông tin bổ sung thông qua Hệ thống, tờ khai bổ sung sẽ được Hệ thống phân luồng lại. Công chức được phân công căn cứ nội dung bổ sung thực hiện như sau:

a.1) Nếu nội dung bổ sung hợp lệ, tiếp tục thực hiện thủ tục hải quan theo hướng dẫn tại Điều 7, Điều 8 Quy trình này tương ứng; xử lý vi phạm hành chính (nếu có);

a.2) Nếu nội dung bổ sung không hợp lệ, đề xuất Chi cục trưởng không chấp thuận tờ khai bổ sung trên Hệ thống VCIS. Trên cơ sở quyết định của Chi cục trưởng, sử dụng Chỉ thị của Hải quan thông qua nghiệp vụ IDA01/EDA01 (mã A) để yêu cầu người khai hải quan sửa đổi lại như nội dung ban đầu và xử lý tiếp tờ khai theo quy định.

b) Trường hợp người khai gửi thông tin bổ sung bằng văn bản:

Công chức được phân công tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đề xuất Chi cục trưởng chấp nhận/không chấp nhận việc khai bổ sung trên văn bản của người khai hải quan (mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC). Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt hình thức xử lý đối với nội dung khai bổ sung, công chức thực hiện như sau:

b.1) Trường hợp chấp nhận nội dung bổ sung: cập nhật thông tin bổ sung thông qua chức năng CNO/CNO11, đồng thời cập nhật thông tin bổ sung của tờ khai trên Hệ thống e-Customs thông qua chức năng “N. Nhập bổ sung thông tin sửa tờ khai (Hệ thống không hỗ trợ)”; lưu 01 bản đề nghị khai bổ sung của người khai hải quan, trả người khai hải quan 01 bản để thực hiện tiếp các thủ tục;

b.2) Trường hợp không chấp nhận nội dung khai bổ sung: thông báo kết quả cho người khai hải quan trên văn bản đề nghị bổ sung.

2. Trường hợp bổ sung các thông tin tờ khai sau khi hoàn thành kiểm tra hải quan (sau khi CEA/CEE), bao gồm cả trường hợp bổ sung C/O để hưởng thuế suất ưu đãi:

a) Trường hợp người khai hải quan khai bổ sung bằng Tờ khai bổ sung sau thông quan (thông qua nghiệp vụ AMA/AMC)

Công chức được phân công tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, đối chiếu với thông tin khai báo trên Hệ thống thông qua nghiệp vụ IAD. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đề xuất Chi cục trưởng chấp nhận/không chấp nhận việc khai bổ sung bằng văn bản. Sau khi Chi cục trưởng phê duyệt hình thức xử lý đối với nội dung khai bổ sung, công chức sử dụng nghiệp vụ CAM để thông báo kết quả xử lý đến người khai hải quan;

b) Trường hợp người khai hải quan khai bổ sung bằng văn bản thì thực hiện như hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này.

Trường hợp tờ khai mới hoàn thành kiểm tra (CEA/CEE), chưa được cấp phép thông quan thì ghi nhận việc bổ sung trên Hệ thống e-Customs trước, sau khi tờ khai được cấp phép thông quan, sử dụng chức năng CNO/CNO11 để ghi nhận trên Hệ thống.

Riêng đối với việc sửa tiêu chí “Số vận đơn” trên tờ khai nhập khẩu, công chức thực hiện thêm việc cập nhật lại tất cả các số vận đơn theo đúng thứ tự đã khai báo trên tờ khai (bao gồm có sửa đổi và không sửa đổi) vào thông tin tờ khai tại chức năng “N. Nhập bổ sung thông tin sửa tờ khai (Hệ thống không hỗ trợ)” làm cơ sở để đối chiếu với Danh sách container.

Xem nội dung VB
3. Khai bổ sung số hiệu container khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu ( Điểm a.5 Khoản 3 Điều 20):

Trường hợp khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu chưa có số hiệu container hoặc số hiệu container có thay đổi so với khi đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu mà người khai hải quan nộp Bản kê số hiệu container theo mẫu 31/BKCT/GSQL Phụ lục V Thông tư số 38/2015/TT-BTC cho công chức hải quan giám sát cửa khẩu để thực hiện việc cập nhật số container vào Hệ thống, công chức hải quan giám sát thực hiện kiểm tra Bản kê số hiệu container và chỉ chấp nhận cập nhật vào Hệ thống trong các trường hợp cụ thể như sau:
...

b) Trường hợp số container thực tế có thay đổi so với tờ khai hải quan đã đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan: người khai hải quan: người khai hải quan xuất trình chứng từ xác minh lý do phải thay đổi số hiệu container (Phiếu cấp container rỗng, Phiếu cấp lại container rỗng nếu phải đổi container...). Cơ quan Hải quan căn cứ vào tình hình thực tế xác minh với các hãng tàu việc cấp vỏ container rỗng theo tiêu chí quản lý rủi ro để chấp nhận cập nhật thông tin số container vào Hệ thống.

Các trường hợp khác, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hướng dẫn người khai hải quan thực hiện thủ tục khai bổ sung tờ khai tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai trước khi thực hiện thủ tục xác nhận hàng qua khu vực giám sát.

Xem nội dung VB
Điều 96. Xử lý việc từ chối nhận hàng

1. Khi phát hiện người gửi hàng không thực hiện đúng các nội dung của hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng thuê kho ngoại quan nếu người nhận hàng từ chối nhận hàng thì nộp cho cơ quan hải quan bộ hồ sơ gồm:

a) Văn bản thông báo từ chối nhận hàng, trong đó nêu rõ lý do từ chối và đề xuất phương án xử lý (tái xuất, tiêu hủy hoặc tịch thu, bán đấu giá);

b) Chứng từ chứng minh việc người gửi hàng không thực hiện đúng các nội dung của hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng thuê kho ngoại quan;

c) Văn bản thông báo và đề nghị xử lý của người gửi hàng (nếu có).

Trường hợp người gửi hàng gửi nhầm địa chỉ thì người nhận hàng có văn bản thông báo từ chối nhận hàng gửi cơ quan hải quan.

2. Địa điểm thông báo từ chối nhận hàng:

a) Trường hợp hàng hóa đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan tại cửa khẩu thì người nhận hàng thông báo cho Chi cục Hải quan cửa khẩu;

b) Trường hợp hàng hóa đã vận chuyển đến kho ngoại quan, kho CFS hoặc địa điểm kiểm tra hải quan ngoài cửa khẩu thì người nhận hàng thông báo cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai.

3. Căn cứ bộ hồ sơ đề nghị của người nhận hàng, Chi cục Hải quan nơi giám sát hàng hóa phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng để tiến hành phân loại, xử lý theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều này.

4. Phân loại, xử lý

Việc phân loại, xử lý đối với hàng hóa do người nhận hàng ghi trên vận tải đơn từ chối nhận hàng thực hiện theo Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về việc xử lý hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan. Ngoài ra, có một số nội dung hướng dẫn bổ sung như sau:

a) Trường hợp tái xuất: Căn cứ bộ hồ sơ đề nghị của người nhận hàng, Chi cục Hải quan nơi giám sát hàng hóa giám sát hàng hóa thực xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay tại cửa khẩu nhập;

b) Đối với trường hợp xử lý tiêu hủy: Cục Hải quan tổ chức tiêu hủy. Chi phí tiêu hủy được trích từ tiền ký quỹ của người nhận hàng hoặc do chủ kho ngoại quan chi trả;

c) Trường hợp tịch thu, bán thanh lý: Cục Hải quan ra quyết định tịch thu và tổ chức bán thanh lý. Toàn bộ số tiền thu được từ việc bán hàng, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí theo quy định phải được nộp vào ngân sách nhà nước.

Xem nội dung VB
Điều 52. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
...

7. Trường hợp hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan, nhưng người khai hải quan đề nghị đưa trở lại nội địa để sửa chữa, tái chế hoặc dừng việc xuất khẩu và không hủy tờ khai hải quan:
...

b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai:
...

b.2) Tiếp nhận hàng hóa, mở niêm phong để người khai hải quan thực hiện việc sửa chữa, tái chế và cập nhật thông tin vào hệ thống.

Sau khi kết thúc việc sửa chữa, tái chế theo thông báo của người khai hải quan, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để kiểm tra thực tế, niêm phong hải quan, cập nhật thông tin hàng đi trên hệ thống và bàn giao cho người khai hải quan vận chuyển đến cửa khẩu xuất để thực xuất khẩu;

Xem nội dung VB
Điều 52. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
...

7. Trường hợp hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan, nhưng người khai hải quan đề nghị đưa trở lại nội địa để sửa chữa, tái chế hoặc dừng việc xuất khẩu và không hủy tờ khai hải quan:
...

b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai:
...

b.3) Trường hợp dừng xuất khẩu: Thực hiện việc hủy tờ khai theo quy định tại Điều 22 Thông tư này;

Xem nội dung VB
Điều 41. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi trong hoạt động giám sát hải quan

1. Bố trí địa điểm để lắp đặt phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ giám sát hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

2. Kết nối hệ thống thông tin quản lý hàng hóa của doanh nghiệp với hệ thống thông quan điện tử của cơ quan hải quan để quản lý hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi.

3. Thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi theo quy định của pháp luật và xuất trình, cung cấp cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu.

4. Cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan hải quan trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi.

5. Bảo quản, sắp xếp, lưu giữ nguyên trạng hàng hóa trong khu vực cảng, kho, bãi theo yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.

6. Chỉ cho phép vận chuyển hàng hóa ra, vào khu vực cảng, kho, bãi khi có chứng từ của cơ quan hải quan.

7. Thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền về xử lý hàng hóa vi phạm.

Xem nội dung VB
Điều 14. Dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan

1. Thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý nơi lưu giữ hàng hóa quyết định việc dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan theo nguyên tắc như sau:

a) Việc dừng đưa hàng qua khu vực giám sát có thể thực hiện ngay khi có thông tin vi phạm của lô hàng. Người ra quyết định dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan sẽ có trách nhiệm thực hiện việc bỏ dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống;

b) Việc kiểm tra thực tế hàng hóa được thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý nơi lưu giữ hàng hóa tổ chức việc kiểm tra đảm bảo thực hiện theo quy trình tại khoản 2 Điều này.

2. Quy trình dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan:

a) Bước 1: Quyết định dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan

Chi cục trưởng quyết định dừng đưa hàng qua khu vực giám sát dựa trên đề xuất của công chức và các nguồn thông tin khác quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (theo mẫu số 11/QĐTDGS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC).

b) Bước 2: Thủ tục dừng đưa hàng qua khu vực giám sát

b.1) Trách nhiệm của Chi cục trưởng ra quyết định dừng:

b.1.1) Quyết định dừng đưa hàng qua khu vực giám sát và hình thức, mức độ kiểm tra bổ sung của tờ khai thông qua chức năng “C. Dừng đưa hàng qua khu vực giám sát” trên Hệ thống e-Customs để thông báo dừng vận chuyển hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan cho khu vực giám sát hải quan;

b.1.2) Căn cứ kết quả kiểm tra và đề xuất xử lý của công chức được phân công kiểm tra ghi nhận tại tab “Ghi nhận” của tờ khai, trường hợp hàng hóa đủ điều kiện đưa hàng qua khu vực giám sát hoặc không phát hiện vi phạm, quyết định cho phép tờ khai được tiếp tục thực hiện thủ tục thông qua chức năng “D. Bỏ dừng đưa hàng qua khu vực giám sát” trên Hệ thống e-Customs.

b.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai

Căn cứ thông tin dừng đưa hàng qua khu vực giám sát và hình thức, mức độ kiểm tra bổ sung được ghi nhận, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tổ chức thực hiện xử lý thông tin dừng thông quan như sau:

b.2.1) Trường hợp tờ khai chưa hoàn thành kiểm tra (CEA/CEE): thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 7, Điều 8 Quy trình này. Thông tin dừng đưa hàng qua khu vực giám sát chỉ để hỗ trợ Chi cục trưởng quyết định hình thức, mức độ kiểm tra phù hợp.

b.2.2) Trường hợp tờ khai đã hoàn thành kiểm tra (CEA/CEE): theo dõi, hỗ trợ Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa trong việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có).

b.3) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý nơi lưu giữ hàng hóa:

Chi cục trưởng căn cứ vào thông tin dừng đưa hàng qua khu vực giám sát và hình thức, mức độ kiểm tra của lô hàng do Chi cục trưởng ra quyết định dừng chuyển đến trên Hệ thống, phân công và thông báo hình thức, mức độ kiểm tra tương ứng cho công chức kiểm tra bổ sung ngoài Hệ thống.

Công chức hải quan được phân công kiểm tra bổ sung thực hiện kiểm tra hồ sơ/kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Mục 3 Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC và ghi nhận kết quả kiểm tra tại Phiếu ghi kết quả kiểm tra.

b.3.1) Trường hợp mức độ kiểm tra bổ sung là kiểm tra hồ sơ (chuyển luồng vàng):

b.3.1.1) Trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ phù hợp với khai báo: ghi nhận kết quả kiểm tra và đề xuất cho phép tờ khai được tiếp tục thực hiện thủ tục đưa hàng qua khu vực giám sát thông qua chức năng “E. Nhập thông tin xử lý dừng đưa hàng qua khu vực giám sát”; chuyển hồ sơ kiểm tra bổ sung cho công chức quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ để lưu trữ;

b.3.1.2) Trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ không phù hợp với khai báo: ghi nhận kết quả kiểm tra thông qua chức năng “E. Nhập thông tin xử lý dừng đưa hàng qua khu vực giám sát”, lập Biên bản vi phạm và chuyển cho cấp có thẩm quyền xử lý, đồng thời chuyển thông tin vi phạm cho bộ phận quản lý rủi ro để phân tích, xác định rủi ro.

b.3.2) Trường hợp mức độ kiểm tra bổ sung là kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa (chuyển luồng đỏ)

Công chức được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra theo hướng dẫn tại Điều 11 Quy trình này và xử lý kết quả kiểm tra như sau:

b.3.2.1) Trường hợp kết quả kiểm tra phù hợp với khai báo: ghi nhận kết quả kiểm tra và đề xuất cho phép tờ khai được tiếp tục thực hiện thủ tục đưa hàng qua khu vực giám sát thông qua chức năng “E. Nhập thông tin xử lý dừng đưa hàng qua khu vực giám sát”; chuyển hồ sơ kiểm tra bổ sung cho công chức quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ để lưu trữ;

b.3.2.2) Trường hợp kết quả kiểm tra không phù hợp với khai báo: ghi nhận kết quả kiểm tra thông qua chức năng “E. Nhập thông tin xử lý dừng đưa hàng qua khu vực giám sát”, lập Biên bản vi phạm và chuyển cho cấp có thẩm quyền xử lý, đồng thời chuyển thông tin vi phạm cho bộ phận quản lý rủi ro để phân tích, xác định rủi ro.

c) Bước 3: Xử lý vi phạm (nếu có)

Kết quả vi phạm (nếu có) được ghi nhận bằng biên bản và xử lý như sau:

c.1) Nếu mức độ vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan hải quan thì thực hiện theo quy định về xử lý vi phạm hành chính;

c.2) Nếu mức độ vi phạm vượt quá thẩm quyền của cơ quan hải quan thì hoàn thiện hồ sơ chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Kết quả xử lý dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan được thông báo cho các đơn vị liên quan. Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai có trách nhiệm cập nhật vào Hệ thống quản lý rủi ro.

Xem nội dung VB
Điều 41. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi trong hoạt động giám sát hải quan

1. Bố trí địa điểm để lắp đặt phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ giám sát hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

2. Kết nối hệ thống thông tin quản lý hàng hóa của doanh nghiệp với hệ thống thông quan điện tử của cơ quan hải quan để quản lý hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi.

3. Thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi theo quy định của pháp luật và xuất trình, cung cấp cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu.

4. Cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan hải quan trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi.

5. Bảo quản, sắp xếp, lưu giữ nguyên trạng hàng hóa trong khu vực cảng, kho, bãi theo yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.

6. Chỉ cho phép vận chuyển hàng hóa ra, vào khu vực cảng, kho, bãi khi có chứng từ của cơ quan hải quan.

7. Thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền về xử lý hàng hóa vi phạm.

Xem nội dung VB
Điều 41. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi trong hoạt động giám sát hải quan

1. Bố trí địa điểm để lắp đặt phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ giám sát hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan.

2. Kết nối hệ thống thông tin quản lý hàng hóa của doanh nghiệp với hệ thống thông quan điện tử của cơ quan hải quan để quản lý hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi.

3. Thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số liệu hàng hóa đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi theo quy định của pháp luật và xuất trình, cung cấp cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu.

4. Cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan hải quan trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi.

5. Bảo quản, sắp xếp, lưu giữ nguyên trạng hàng hóa trong khu vực cảng, kho, bãi theo yêu cầu giám sát, quản lý của cơ quan hải quan.

6. Chỉ cho phép vận chuyển hàng hóa ra, vào khu vực cảng, kho, bãi khi có chứng từ của cơ quan hải quan.

7. Thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền về xử lý hàng hóa vi phạm.

Xem nội dung VB