Công văn 2538/BHXH-CSXH năm 2015 hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Số hiệu: 2538/BHXH-CSXH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bảo hiểm xã hội Việt Nam Người ký: Đỗ Thị Xuân Phương
Ngày ban hành: 10/07/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Bảo hiểm, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2538/BHXH-CSXH
V/v hướng dẫn thực hiện chế độ BHXH theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2015

 

Kính gửi:

- Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng;
- Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân.

 

Thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 108/2014/NĐ-CP) về chính sách tinh giản biên chế và Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC) hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ; sau khi có ý kiến thống nhất tại Công văn số 2131/BNV-TCBC ngày 19/5/2015 của Bộ Nội vụ, số 7843/BTC-HCSN ngày 12/6/2015 của Bộ Tài chính và số 2295/LĐTBXH-BHXH ngày 16/6/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam hướng dẫn BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh), BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân thực hiện các quy trình nghiệp vụ đối với người lao động thuộc diện tinh giản biên chế như sau:

1. Về thu BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)

Việc thu BHXH, BHYT, BHTN đối với người lao động thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP căn cứ Danh sách tinh giản biên chế đã được Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt và ý kiến thẩm tra của Bộ Nội vụ để thực hiện.

1.1. Người lao động thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 10 Nghị định số 108/2014/NĐ-CPKhoản 1, Điều 8 Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC có tuổi đời dưới 45 tuổi, được cơ quan, đơn vị cho đi học nghề trước khi thôi việc thì trong thời gian học nghề được đóng BHXH, BHYT và BHTN (nếu có) tối đa là 06 tháng.

Với quy định trên, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, BHYT và BHTN đối với người lao động trong thời gian đi học nghề là tiền lương tháng đang hưởng trước khi đi học nghề, tối đa là 06 tháng.

1.2. Cán bộ, công chức, viên chức do sắp xếp tổ chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng quy định tại Điều 11 Nghị định số 108/2014/NĐ-CPĐiều 9 Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ bầu cử. Trường hợp đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm hoặc nhiệm kỳ bầu cử còn dưới 6 tháng thì được bảo lưu 6 tháng.

Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH đối với cán bộ, công chức, viên chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo do sắp xếp tổ chức bao gồm cả phụ cấp chức vụ trước khi thôi giữ chức vụ cho đến khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ bầu cử, đối với trường hợp đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm còn dưới 6 tháng thì thu BHXH căn cứ trên mức tiền lương bao gồm mức phụ cấp chức vụ bảo lưu trong thời hạn 6 tháng.

BHXH tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân căn cứ quy định tại Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý thu BHXH, BHYT; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT đã được sửa đổi tại Quyết định số 1018/QĐ-BHXH ngày 10/10/2014 để tổ chức thu BHXH. Trường hợp thu BHXH, BHYT, BHTN trong thời gian học nghề, thu BHXH, BHYT, BHTN có phụ cấp chức vụ của người thôi giữ chức vụ lãnh đạo do sắp xếp tổ chức thì tại Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu số D02-TS ban hành kèm theo Quyết định số 1018/QĐ-BHXH) ghi rõ thu BHXH, BHYT, BHTN trong thời gian học nghề hoặc phụ cấp chức vụ bảo lưu do sắp xếp tổ chức theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP .

2. Giải quyết chế độ BHXH

Việc giải quyết chế độ BHXH đối với người lao động thuộc đối tượng tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP căn cứ Danh sách tinh giản biên chế đã được Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt và ý kiến thẩm tra của Bộ Nội vụ để thực hiện.

2.1. Giải quyết chế độ hưu trí

a) Về chính sách: Thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP . Thời điểm hưởng lương hưu của người lao động là thời điểm đủ điều kiện được ghi tại quyết định nghỉ việc của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức theo Đề án tinh giản biên chế đã được phê duyệt.

b) Hồ sơ bao gồm: sổ BHXH, quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí do người sử dụng lao động lập kèm theo Giấy đăng ký địa chỉ nơi cư trú khi nghỉ hưu, nơi khám chữa bệnh BHYT ban đầu (mẫu số 13-HSB) của người lao động, Danh sách tinh giản biên chế đã được Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt và ý kiến thẩm tra của Bộ Nội vụ.

Bổ sung vào phần căn cứ trong Quyết định về việc hưởng chế độ hưu trí hàng tháng (mẫu số 07A-HSB) dòng: “Căn cứ Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ”, đồng thời góc bên phải thay cụm từ “HƯU TRÍ” bằng cụm từ “HƯU TRÍ - NĐ 108”.

2.2. Đối với trường hợp thuộc đối tượng hưởng chính sách thôi việc ngay hoặc chính sách thôi việc sau khi đi học nghề quy định tại Điều 10 Nghị định số 108/2014/NĐ-CPĐiều 7, Điều 8 Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC thì thời gian đóng BHXH được bảo lưu trên sổ BHXH đến khi đủ điều kiện để được hưởng các chế độ BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH.

Việc cấp, ghi sổ BHXH đối với người lao động thực hiện theo quy định về cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH hiện hành của BHXH Việt Nam. Chế độ BHXH và quy định về hồ sơ, quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH của đối tượng này thực hiện theo quy định đối với trường hợp bảo lưu thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH.

3. Tổ chức thực hiện

3.1. BHXH tỉnh

Để thực hiện tốt chế độ BHXH đối với người lao động theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP , BHXH tỉnh căn cứ quy định của pháp luật về BHXH hiện hành, Luật BHXH năm 2014, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHXH, Nghị định số 108/2014/NĐ-CP , Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC và hướng dẫn về nghiệp vụ của BHXH Việt Nam để thực hiện, đồng thời chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương để giải quyết chế độ, chính sách đối với người lao động được kịp thời và đúng quy định.

3.2. Trung tâm Công nghệ thông tin

Căn cứ quy định của chính sách và hướng dẫn tại văn bản này để điều chỉnh bổ sung phần mềm liên quan đến việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định; triển khai và hướng dẫn thực hiện phần mềm đến BHXH tỉnh.

3.3. Các đơn vị khác thuộc BHXH Việt Nam

Hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị.

Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, đề nghị phản ánh về BHXH Việt Nam để hướng dẫn thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tổng Giám đốc (để b/c);
- Các Phó Tổng Giám đốc;
- Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam;
- Website BHXH Việt Nam;
- Lưu VT, CSXH (2b).

KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC




Đỗ Thị Xuân Phương

 

Điều 10. Chính sách thôi việc

...

2. Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề

Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không phù hợp về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, có nguyện vọng thôi việc thì được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc, tự tìm việc làm mới, được hưởng các chế độ sau:

a) Được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 06 tháng;

Xem nội dung VB
Điều 8. Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề

Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật, có nguyện vọng đi học nghề để tự tìm việc làm mới, thì được hưởng các chế độ sau:

1. Được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 06 tháng.

Xem nội dung VB
Điều 11. Chính sách đối với những người thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ khác có phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn do sắp xếp tổ chức

Cán bộ, công chức, viên chức do sắp xếp tổ chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ bầu cử. Trường hợp đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm hoặc nhiệm kỳ bầu cử còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu 06 tháng.

Xem nội dung VB
Điều 9. Chính sách đối với những người thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ khác có phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn do sắp xếp tổ chức

Cán bộ, công chức, viên chức do sắp xếp tổ chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo đang hưởng đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ bầu cử. Trường hợp đã giữ chức vụ theo thời hạn được bổ nhiệm hoặc nhiệm kỳ bầu cử còn dưới 06 tháng thì được bảo lưu 06 tháng.

Xem nội dung VB
- Mục này được bổ sung bởi Công văn 3270/BHXH-CSXH năm 2015

Tiếp theo Công văn số 2538/BHXH-CSXH ngày 10/7/2015; sau khi nhận được Công văn số 9079-CV/BTCTW ngày 16/6/2015, số 9363-CV/BTCTW ngày 21/7/2015 của Ban Tổ chức Trung ương và Công văn số 3463/BNV-TCBC ngày 03/8/2015 của Bộ Nội vụ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn bổ sung vào Mục 2 Công văn số 2538/BHXH-CSXH một Điểm 2.3 như sau:

“2.3. Căn cứ để giải quyết chế độ hưu trí theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP đối với những người trong diện tinh giản biên chế thuộc các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội như sau:

a) Đối với những người trong diện tinh giản biên chế thuộc các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương là Danh sách do thủ trưởng các cơ quan đơn vị này lập gửi Ban Tổ chức Trung ương và có ý kiến thẩm định, phê duyệt của Ban Tổ chức Trung ương (không cần ý kiến thẩm tra của Bộ Nội vụ).

b) Đối với những người trong diện tinh giản biên chế thuộc các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương là Danh sách do Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương lập gửi Sở Nội vụ tổng hợp, báo cáo Bộ Nội vụ và có ý kiến thẩm định, phê duyệt của Bộ Nội vụ.

Mẫu danh sách và thời hạn chuyển đến cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP”.’

(Kèm theo bản chụp Công văn số 9079-CV/BTCTW ngày 16/6/2015 và số 9363-CV/BTCTW ngày 21/7/2015 của Ban Tổ chức Trung ương, Công văn số 3463/BNV-TCBC ngày 03/8/2015 của Bộ Nội vụ).

Trong quá trình thực hiện có vướng mắc, đề nghị phản ánh về BHXH Việt Nam để hướng dẫn thực hiện

Xem nội dung VB
Điều 8. Chính sách về hưu trước tuổi

1. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;

b) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;

c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;

3. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nam, trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

4. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Xem nội dung VB
Điều 10. Chính sách thôi việc

1. Chính sách thôi việc ngay

Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này có tuổi đời dưới 53 tuổi đối với nam, dưới 48 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định này hoặc có tuổi đời dưới 58 tuổi đối với nam, dưới 53 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định này, nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau:

a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;

b) Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.

2. Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề

Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật nhưng đang đảm nhận các công việc không phù hợp về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo, có nguyện vọng thôi việc thì được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cho đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc, tự tìm việc làm mới, được hưởng các chế độ sau:

a) Được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 06 tháng;

b) Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề;

c) Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 03 tháng lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm;

d) Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội;

đ) Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính thâm niên để nâng lương hàng năm.

3. Các đối tượng thôi việc quy định tại Khoản 1, 2 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; không được hưởng chính sách thôi việc theo quy định tại Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Xem nội dung VB
Điều 7. Chính sách thôi việc ngay

1. Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP có tuổi đời dưới 53 tuổi đối với nam, dưới 48 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch này, nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau:

a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;

b) Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng).

2. Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP có tuổi đời dưới 58 tuổi đối với nam, dưới 53 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch này, nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này.

Ví dụ 6: Bà Nguyễn Thị C 47 tuổi, nhân viên đánh máy thuộc diện tinh giản biên chế, được giải quyết thôi việc ngay từ ngày 01/02/2015, có hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng theo ngạch công chức loại D, ngạch nhân viên, mã ngạch 01.005, bậc 8 (2,76) từ ngày 01/5/2013, có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội là 18 năm 9 tháng.

- Tiền lương tháng hiện hưởng của bà C là: 2,76 x 1.150.000 đồng = 3.174.000 đồng.

- Tiền lương tháng để tính trợ cấp thôi việc theo thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội cho bà C được tính bằng bình quân tiền lương tháng theo ngạch, bậc thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng), kể từ ngày 01/02/2010 đến ngày 31/01/2015.

- Diễn biến hệ số lương, mức tiền lương theo ngạch, bậc của bà C từ ngày 01/02/2010 đến 31/01/2015 như sau:

+ Từ 01/02/2010 đến 30/4/2010 (03 tháng), hệ số lương ngạch nhân viên loại C2, bậc 6 (2,40). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 1.560.000 đồng;

+ Từ 01/5/2010 đến 30/4/2011 (12 tháng), hệ số lương ngạch nhân viên loại C2, bậc 6 (2,40). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 1.752.000 đồng;

+ Từ 01/5/2011 đến 30/4/2012 (12 tháng), hệ số lương ngạch nhân viên loại C2, bậc 7 (2,58). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 2.141.400 đồng;

+ Từ 01/5/2012 đến 30/4/2013 (12 tháng), hệ số lương ngạch nhân viên loại C2, bậc 7 (2,58). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 2.709.000 đồng;

+ Từ 01/5/2013 đến 30/6/2013 (02 tháng), hệ số lương ngạch nhân viên loại C2, bậc 8 (2,76). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 2.898.000 đồng;

+ Từ 01/7/2013 đến tháng 31/01/2015 (19 tháng), hệ số lương ngạch nhân viên loại C2, bậc 8 (2,76). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.174.000 đồng.

- Tiền lương bình quân của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản là: [(1.560.000 đồng x 03 tháng) + (1.752.000 đồng x 12 tháng) + (2.141.400 đồng x 12 tháng) + (2.709.000 đồng x 12 tháng) + (2.898.000 đồng x 02 tháng) + (3.174.000 đồng x 19 tháng)]/60 = 2.500.180 đồng/tháng.

Tiền lương tháng để tính trợ cấp theo thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội cho bà C là: 2.500.180 đồng.

- Số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính trợ cấp làm tròn là 19 năm.

- Bà C được hưởng các khoản trợ cấp sau:

+ Trợ cấp tìm việc: 03 x 3.174.000 đồng = 9.522.000 đồng;

+ Trợ cấp thôi việc: 1,5 x 2.500.180 đồng x 19 năm = 71.255.130 đồng.

Tổng số tiền bà C được nhận khi thôi việc là: 9.522.000 đồng + 71.255.130 đồng = 80.777.130 đồng.

Điều 8. Chính sách thôi việc sau khi đi học nghề

Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP có tuổi đời dưới 45 tuổi, có sức khỏe, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật, có nguyện vọng đi học nghề để tự tìm việc làm mới, thì được hưởng các chế độ sau:

1. Được hưởng nguyên tiền lương tháng hiện hưởng và được cơ quan, đơn vị đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian đi học nghề, nhưng thời gian hưởng tối đa là 06 tháng.

2. Được trợ cấp một khoản kinh phí học nghề bằng chi phí cho khóa học nghề tối đa là 06 tháng tiền lương hiện hưởng để đóng cho cơ sở dạy nghề.

3. Sau khi kết thúc học nghề được trợ cấp 03 tháng lương hiện hưởng tại thời điểm đi học để tìm việc làm.

4. Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng).

5. Trong thời gian đi học nghề được tính thời gian công tác liên tục nhưng không được tính là thời gian thâm niên để nâng lương hàng năm.

Ví dụ 7: Ông Nguyễn Văn Q, 35 tuổi, có hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng theo mã ngạch 01.003, bậc 3 (3,00) từ ngày 01/5/2013, có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội 8 năm 9 tháng. Ông Q thuộc diện tinh giản biên chế, nhưng có nguyện vọng đi học nghề trong 5 tháng, lệ phí học nghề là 9.000.000 đồng từ ngày 01/02/2015. Sau khi học xong, ngày 01/7/2015, ông Q được giải quyết cho thôi việc.

- Tiền lương tháng hiện hưởng là: 3,00 x 1.150.000 đồng = 3.450.000 đồng.

- Tiền lương tháng để tính trợ cấp thôi việc theo thâm niên công tác cho ông Q được tính bằng bình quân tiền lương thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng) kể từ 01/7/2010 đến 30/6/2015.

- Diễn biến hệ số lương, mức tiền lương theo ngạch, bậc của ông Q từ 01/7/2010 đến 30/6/2015 như sau:

+ Từ ngày 01/7/2010 đến 30/4/2011 (10 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003 bậc 2 (2,67). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 1.949.100 đồng;

+ Từ ngày 01/5/2011 đến 30/4/2012 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003 bậc 2 (2,67). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 2.216.100 đồng;

+ Từ ngày 01/5/2012 đến 30/4/2013 (12 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003 bậc 2 (2,67). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 2.803.500 đồng;

+ Từ ngày 01/5/2013 đến 30/6/2013 (02 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003 bậc 3 (3,0). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.150.000 đồng;

+ Từ ngày 01/7/2013 đến 30/6/2015 (24 tháng), hệ số lương mã ngạch 01.003 bậc 3 (3,0). Mức tiền lương theo ngạch, bậc là 3.450.000 đồng.

- Tiền lương thực lĩnh của 05 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản biên chế là: (1.949.100 đồng x 10 tháng + 2.216.100 đồng x 12 + 2.803.500 đồng x 12 tháng + 3.150.000 đồng x 2 tháng + 3.450.000 đồng x 24 tháng)/60 = 2.813.770 đồng.

- Số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính trợ cấp là 8 năm 9 tháng + 5 tháng đi học nghề = 9 năm 2 tháng, làm tròn là 9 năm.

- Ông Q được hưởng các khoản trợ cấp sau:

+ Được hưởng 5 tháng tiền lương hiện hưởng trong thời gian đi học nghề: 5 x 3.450.000 đồng = 17.250.000 đồng;

+ Trợ cấp 9.000.000 đồng để đóng phí học nghề cho cơ sở dạy nghề;

+ Sau khi kết thúc học nghề, ông Q được trợ cấp:

03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc: 3 tháng x 3.450.000 đồng = 10.350.000 đồng;

Trợ cấp thôi việc theo thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội: 1/2 x 2.813.770 đồng x 9 năm = 12.661.965 đồng.

Xem nội dung VB