Thông tư 01/2015/TT-CA quy định về Quy chế làm việc của các Tổ Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Số hiệu: 01/2015/TT-CA Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Tòa án nhân dân tối cao Người ký: Trương Hòa Bình
Ngày ban hành: 08/10/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 26/10/2015 Số công báo: Từ số 1063 đến số 1064
Lĩnh vực: Tố tụng và các phương thức giải quyết tranh chấp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2015/TT-CA

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2015

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA CÁC TỔ THẨM PHÁN TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC PHÁ SẢN

CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ vào Luật tổ chức Tòa án nhân dân s 62/2014/QH13;

Căn cứ vào Luật phá sản số 51/2014/QH13;

Căn cứ vào Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật s 17/2008/QH12;

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư quy định về quy chế làm việc của các T Thm phán trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về thành lập, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc hoạt động, chế độ làm việc, cơ chế phối hợp của Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, Tổ Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.

Điều 2. Thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

1. Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật phá sản được thành lập ở Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện), Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) để giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

2. Trong thời hạn giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, thẩm quyền thành lập TThẩm phán được xác định như sau:

a) Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện căn cứ vào tính chất của vụ việc phá sản thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật phá sản quyết định thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

b) Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tính chất của vụ việc phá sản thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 8 của Luật phá sản quyết định thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết đơn khi thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 của Luật phá sản.

3. Chánh án hoặc Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm của Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ việc phá sản phải ban hành quyết định thành lập Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán và giao cho một Thẩm phán làm Tổ trưởng.

4. Việc thay đổi, bổ sung Thẩm phán để thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Trong quá trình giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà Thẩm phán không tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ của mình vì lý do sức khỏe, nghỉ hưu, chuyển công tác, chưa được bổ nhiệm lại khi hết nhiệm kỳ, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác hoặc thuộc trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật phá sản, thì việc thay đi Thẩm phán thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật phá sản;

b) Trường hp Thẩm phán đang giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nhận thấy vụ việc phá sản thuộc trường hợp phải thành lập T Thm phán được hướng dẫn tại khoản 2 Điều này thì báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân phân công bổ sung hai Thẩm phán để thành lập Tổ Thẩm phán;

c) Trường hợp Tổ Thẩm phán đang giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà Tổ trưởng Tổ Thẩm phán nhận thấy vụ việc phá sản không thuộc trường hợp phải thành lập Tổ Thẩm phán được hướng dẫn tại khoản 2 Điều này mà chỉ cần một Thẩm phán giải quyết thì Tổ trưởng Tổ Thẩm phán báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân để xem xét, quyết định việc phân công một Thm phán giải quyết thay cho T Thm phán.

5. Việc thay đổi, bổ sung Thẩm phán phải được xem xét, quyết định trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, đề nghị và phải được gửi ngay cho người tiến hành thủ tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản.

Điều 3. Thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản và Tổ Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

1. Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân cấp huyện được thành lập ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh; T Thm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân cấp tỉnh được thành lập ở Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật phá sản.

2. Tổ Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hp tác xã phá sản của Tòa án nhân dân cấp huyện được thành lập ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tổ Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hp tác xã phá sản của Tòa án nhân dân cấp tỉnh được thành lập ở Tòa án nhân dân cấp cao có thm quyn theo lãnh thổ quy định tại khoản 1 Điều 112 của Luật phá sản.

3. Chánh án Tòa án nhân dân có thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải ban hành quyết định thành lập Tổ thẩm phán gồm 03 Thẩm phán và giao cho một Thẩm phán làm Tổ trưởng.

4. Việc thay đổi Thẩm phán để thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản; Tổ thẩm phán giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản được thực hiện như sau:

a) Trong quá trình giải quyết mà Thẩm phán không tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ của mình vì lý do sức khỏe, nghỉ hưu, chuyển công tác, chưa được bổ nhiệm lại khi hết nhiệm kỳ, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác hoặc thuộc trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật phá sản, thì việc thay đổi Thẩm phán thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật phá sản;

b) Việc quyết định thay đổi Thẩm phán phải được xem xét, quyết định trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, đề nghị và phải được gửi cho người tiến hành thủ tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản.

Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Tổ Thẩm phán

1. Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán theo quy định tại Điều 9 của Luật phá sản, các quy định khác của pháp luật phá sản và quy định tại Thông tư này. Tổ Thẩm phán bắt đầu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kể từ khi có quyết định thành lập của Chánh án theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư này và chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau khi đã giải quyết xong vụ việc phá sản hoặc sau khi có quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân quy định tại điểm c khoản 4 Điều 2 của Thông tư này.

2. Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 44 của Luật phá sản, các quy định khác của pháp luật phá sản và quy định tại Thông tư này. Tổ Thẩm phán bắt đầu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn ktừ khi có quyết định thành lập của Chánh án theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Thông tư này và chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau khi đã giải quyết xong đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 44 của Luật phá sản.

3. Tổ Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 112 của Luật phá sản, các quy định khác của pháp luật phá sản và quy định tại Thông tư này. Tổ Thẩm phán bắt đầu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn ktừ khi có quyết định thành lập của Chánh án theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Thông tư này và chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau khi đã giải quyết xong đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản quy định tại Điều 112 của Luật phá sản.

Điều 5. Nguyên tắc hoạt động của các Tổ Thẩm phán

1. Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản xem xét, thảo luận tập thvà quyết định theo đa số đối với những loại việc quy định tại khoản 1 Điều 7 của Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

2. Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản xem xét, thảo luận tập thvà quyết định theo đa số đối với những loại việc quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

3. Tổ Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản xem xét, thảo luận tập thể và quyết định theo đa số đối với những loại việc quy định tại khoản 1 Điều 17 của Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

4. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán thay mặt Tổ Thẩm phán điều hành, phụ trách chung hoạt động của Tổ Thẩm phán. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán báo cáo Tổ thẩm phán và chịu trách nhiệm trước Tổ thẩm phán, trước pháp luật vnhiệm vụ, quyền hạn được giao. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ thẩm phán Ttrưởng Tổ thẩm phán ký thay mặt Tổ thẩm phán và đóng dấu Tòa án.

5. Thành viên Tổ Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Ttrưởng Tổ thẩm phán. Thành viên Tổ thẩm phán báo cáo và chịu trách nhiệm trước TThẩm phán, Ttrưởng Tổ Thẩm phán và trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, thành viên Tổ Thẩm phán ký thay Tổ trưởng Tổ Thẩm phán và đóng dấu Tòa án.

6. Các thành viên Tổ Thẩm phán có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ vụ việc phá sản và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác của Thẩm phán, Tổ Thẩm phán theo quy định của pháp luật phá sản.

Điều 6. Nguyên tắc phối hợp giữa Tổ Thẩm phán với Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án dân sự, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

1. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán, thành viên Tổ Thẩm phán thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật phá sản khi phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án dân sự, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

2. Việc phối hợp giữa Tổ trưởng Tổ Thẩm phán, thành viên Tổ Thẩm phán với Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan thi hành án dân sự, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải bảo đảm giải quyết vụ việc phá sản được nhanh chóng, kịp thời, vô tư, khách quan, đúng pháp luật.

Chương II

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA TỔ THẨM PHÁN GIẢI QUYẾT ĐƠN YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

1. Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 42 của Luật phá sản;

b) Xác định giá trị nghĩa vụ về tài sản quy định tại Điều 51 của Luật phá sản;

c) Xử lý khoản nợ có bảo đảm quy định tại Điều 53 của Luật phá sản;

d) Quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu quy định tại Điều 60 của Luật phá sản;

đ) Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực quy định tại Điều 61 của Luật phá sản;

e) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 70 của Luật phá sản;

g) Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản quy định tại Điều 86 của Luật phá sản;

h) Quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh quy định tại Điều 95 của Luật phá sản;

i) Xử lý tranh chấp tài sản trước khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản quy định tại Điều 114 của Luật phá sản;

k) Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản quy định tại các điều 105, 106 và 107 của Luật phá sản;

l) Áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự quy định tại khoản 13 Điều 9 và Điều 129 của Luật phá sản.

2. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác của Tổ Thẩm phán được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này.

Điều 8. Phương thức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

1. Khi xem xét, giải quyết các vấn đề quy định tại khoản 1 Điều 7 của Thông tư này, Tổ trưởng Tổ Thẩm phán phải tổ chức phiên họp để thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Phiên họp của Tổ Thẩm phán phải có đủ các thành viên Tổ Thẩm phán, trường hợp có thành viên Tổ Thẩm phán vắng mặt thì phải hoãn phiên họp.

2. Trình tự, thủ tục phiên họp của Tổ Thẩm phán được thực hiện như sau:

a) Tổ trưởng Tổ Thẩm phán khai mạc và chủ trì phiên họp. Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp;

b) Thành viên của Tổ Thẩm phán báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trước Tổ thẩm phán. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán trình bày tóm tắt nội dung vụ việc, quá trình giải quyết và các nội dung cần thảo luận, ra quyết định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Thông tư này;

c) Trong trường hp cần thiết, Tổ Thẩm phán có thể triệu tập Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản đhọ trình bày ý kiến;

d) Các thành viên của Tổ Thẩm phán thảo luận và biểu quyết về các nội dung cần ra quyết định.

3. Khi thảo luận và biểu quyết phải có biên bản ghi lại ý kiến đã thảo luận và quyết định của Tổ Thẩm phán. Biên bản phiên họp của Tổ Thẩm phán phải được các thành viên của Tổ Thẩm phán, Thư ký Tòa án ghi biên bản ký, ghi rõ họ tên. Thành viên Tổ Thẩm phán có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản riêng hoặc ghi trong biên bản phiên họp.

4. Quyết định của Tổ Thẩm phán phải được đa sthành viên của Tổ Thẩm phán biểu quyết tán thành. Quyết định này phải được lập thành văn bản và được Tổ trưởng Tổ Thẩm phán ký thay mặt Tổ Thẩm phán và đóng dấu Tòa án.

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

1. Các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Thẩm phán sau đây do Tổ trưởng Tổ Thẩm phán thay mặt Tổ Thẩm phán thực hiện:

a) Xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 32 và Điều 39 của Luật phá sản;

b) Xác minh, thu thập tài liệu, chng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp cần thiết quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật phá sản;

c) Quyết định việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán sau khi mở thủ tục phá sản đbảo đảm chi phí phá sản quy định tại khoản 6 Điều 9 và khoản 3 Điều 23 của Luật phá sản;

d) Quyết định chỉ định hoặc thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản quy định tại khoản 3 Điều 9, Điều 45 và Điều 46 của Luật phá sản;

đ) Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 47 của Luật phá sản;

e) Quyết định áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền dẫn giải đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật quy định tại khoản 8 Điều 9 của Luật phá sản;

g) Ủy thác tư pháp trong việc giải quyết phá sản quy định tại Điều 50 của Luật phá sản;

h) Tổ chức Hội nghị chủ nợ quy định tại khoản 9 Điều 9, các điều 75, 80, 81 và 91 của Luật phá sản;

i) Quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại Điều 92 của Luật phá sản;

k) Giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh quy định tại Điều 93 của Luật phá sản;

l) Giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản quy định tại khoản 4 Điều 9 của Luật phá sản;

m) Quyết định việc thực hiện kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong trường hợp cần thiết quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật phá sản;

n) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác của Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật, trừ các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Thông tư này.

2. Thành viên Tổ Thẩm phán thay mặt Tổ Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này theo sự phân công bằng văn bản của Tổ trưởng Tổ Thẩm phán.

Điều 10. Cơ chế phối hợp giữa Tổ Thẩm phán với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

1. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán hoặc thành viên Tổ Thẩm phán được phân công có trách nhiệm chỉ định, thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Luật phá sản. Trường hp thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì phải có quyết định thay đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của Luật phá sản, trong đó nêu rõ lý do thay đổi.

2. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc đề xuất, đề nghị, yêu cầu, báo cáo quy định tại khoản 2 Điều 47, các điều 16, 49, 53, 59, 60, 63, 70, 87, 93, 115 và 127 của Luật phá sản bằng văn bản và gửi Tổ trưởng Tổ thẩm phán hoặc thành viên Tổ thẩm phán được phân công xem xét giải quyết trong thời hạn pháp luật phá sản quy định.

Tổ trưởng Tổ Thẩm phán hoặc thành viên Tổ Thẩm phán xem xét giải quyết trong thời hạn pháp luật phá sản quy định. Trường hợp pháp luật phá sản không quy định thời hạn thì Tổ trưởng TThẩm phán hoặc thành viên Tổ Thẩm phán được phân công phải xem xét, quyết định trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất, đề nghị, yêu cầu, báo cáo. Kết quả giải quyết của Tổ trưởng Tổ Thẩm phán hoặc thành viên Tổ Thẩm phán phải được gửi ngay cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

3. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán hoặc thành viên Tổ Thẩm phán được Tổ trưởng phân công giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm trước ngày 15 của tháng tiếp theo của kỳ báo cáo; việc báo cáo phải bằng văn bản được gửi theo hình thức trực tiếp, qua bưu điện.

Trong trường hợp cần thiết, Tổ trưởng Tổ Thẩm phán hoặc thành viên Tổ Thẩm phán được phân công có quyền yêu cầu Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo trực tiếp hoặc bằng văn bản về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trong thời hạn 03 ngày làm việc ktừ ngày nhận được yêu cầu báo cáo thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải thực hiện việc báo cáo cho Tổ trưởng Tổ Thẩm phán hoặc thành viên Tổ thẩm phán được phân công.

4. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán hoặc thành viên Tổ Thẩm phán được phân công có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có hành vi vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 2 Điều 129 của Luật phá sản và Luật xử lý vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt hành chính phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đăng ký hành nghề trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ban hành quyết định.

Điều 11. Cơ chế phối hợp giữa Tổ Thẩm phán với Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm sát viên

1. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán hoặc thành viên Tổ Thẩm phán được Tổ trưởng Tổ thẩm phán phân công gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp các văn bản tố tụng trong quá trình giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại các điều 35, 36, 40, 43, 84, 85, 86, 92, 95, 109 và 114 của Luật phá sản.

2. Khi giải quyết vụ việc phá sản, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự, Ttrưởng Tổ thẩm phán hoặc thành viên Tổ Thẩm phán được phân công phải gửi văn bản đề nghị và các tài liệu có liên quan (nếu có) cho Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để khởi tố vụ án hình sự.

Điều 12. Cơ chế phối hợp giữa Tổ Thẩm phán với Cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên

1. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán hoặc thành viên Tổ Thẩm phán được phân công có trách nhiệm gửi cho Cơ quan thi hành án dân sự quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và các quyết định khác theo quy định tại khoản 1 Điều 40, khoản 1 Điều 43, Điều 60, 86, 95, 109, và 114 của Luật phá sản.

2. Khi nhận được văn bản yêu cầu, đề nghị của Chấp hành viên theo quy định tại khoản 1 Điều 115, Điều 125 của Luật phá sản, khoản 2 Điều 179 của Luật Thi hành án dân sự, Ttrưởng Tổ thẩm phán phải xem xét, giải quyết trong thời hạn pháp luật phá sản quy định và gửi ngay kết quả giải quyết cho Chấp hành viên, Cơ quan thi hành án dân sự có thm quyền.

Chương III

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA TỔ THẨM PHÁN GIẢI QUYẾT ĐỀ NGHỊ XEM XÉT LẠI, KHÁNG NGHỊ QUYẾT ĐỊNH MỞ HOẶC KHÔNG MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN

Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

1. Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản phải tổ chức phiên họp để thảo luận và quyết định theo đa số khi ra một trong các quyết định quy định tại Điều 44 của Luật phá sản như sau:

a) Giữ nguyên quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản;

b) Hủy quyết định không mở thủ tục phá sản và giao cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định không mở thủ tục phá sản xem xét ra quyết định mở thủ tục phá sản;

c) Hủy quyết định mở thủ tục phá sản và thông báo cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định mở thủ tục phá sản và nhng người tham gia thủ tục phá sản.

2. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác của Tổ Thẩm phán được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này.

Điều 14. Trình tự, thủ tục phiên họp giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

1. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán phải tổ chức phiên họp giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trong thời hạn quy định tại khoản 5 Điều 44 của Luật phá sản. Phiên họp của Tổ Thm phán phải có đủ các thành viên Tổ Thẩm phán, trường hợp có thành viên Tổ Thẩm phán vắng mặt thì phải hoãn phiên họp.

2. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán khai mạc và chủ trì phiên họp. Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp.

3. Một thành viên của Tổ Thẩm phán trình bày tóm tắt nội dung vụ việc phá sản, quá trình giải quyết vụ việc phá sản và đề nghị của người đề nghị xem xét lại (nếu có). Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân về quyết định kháng nghị trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân có kháng nghị.

4. Trường hợp có người tham gia thủ tục phá sản được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp thì họ có quyền trình bày ý kiến của mình về đề nghị xem xét lại quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, quyết định kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

5. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân về đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

6. Tổ Thẩm phán thảo luận và biểu quyết tại phòng họp kín về việc giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản. Khi thảo luận và biểu quyết tại phòng họp kín phải có biên bản ghi lại ý kiến đã thảo luận và quyết định của Tổ Thẩm phán. Biên bản phiên họp của Tổ Thẩm phán phải được các thành viên của Tổ Thẩm phán, Thư ký Tòa án ghi biên bản ký, ghi rõ họ tên. Thành viên Tổ thẩm phán có ý kiến thiu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản riêng hoặc ghi trong biên bản phiên họp.

Trong trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp mà không thể ra quyết định ngay thì Tổ Thẩm phán có thể quyết định kéo dài thời gian thảo luận và biểu quyết nhưng không quá 05 ngày làm việc, ktừ ngày mở phiên họp.

7. Quyết định của Tổ Thẩm phán phải được đa số thành viên của Tổ Thẩm phán biểu quyết tán thành. Quyết định này phải được lập thành văn bản, được Ttrưởng Tổ thẩm phán ký thay mặt Tổ thẩm phán và đóng dấu Tòa án.

Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

1. Các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ thẩm phán sau đây do Ttrưởng Tổ thẩm phán thay mặt Tổ Thẩm phán thực hiện:

a) Tiếp nhận hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản;

b) Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trong trường hợp cần thiết;

c) Gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;

d) Tổ chức nghiên cứu hồ sơ vụ việc phá sản, đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản;

đ) Quyết định mở phiên họp xem xét, giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản;

e) Gửi quyết định của Tổ Thẩm phán theo quy định tại khoản 7 Điều 44 của Luật phá sản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, người nộp đơn, doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;

g) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác để giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật phá sản.

2. Thành viên Tổ Thẩm phán thay mặt Tổ Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này theo sự phân công bằng văn bản của Tổ trưởng Tổ Thẩm phán.

Điều 16. Cơ chế phối hợp giữa Tổ Thẩm phán giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản với Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm sát viên

1. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán hoặc thành viên Tổ Thẩm phán được Tổ trưởng Tổ thẩm phán phân công có trách nhiệm:

a) Gửi ngay bản sao tài liệu, chứng cứ bổ sung và quyết định mở phiên họp xem xét, giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;

b) Gửi quyết định của Tổ Thẩm phán theo quy định tại khoản 7 Điều 44 của Luật phá sản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.

2. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên họp thì Tổ trưởng Tổ Thẩm phán hoãn phiên họp và thông báo bằng văn bản cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Chương IV

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA TỔ THẨM PHÁN GIẢI QUYẾT ĐƠN ĐỀ NGHỊ, KHÁNG NGHỊ QUYẾT ĐỊNH TUYÊN BỐ DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ PHÁ SẢN

Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

1. Tổ Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản phải tổ chức phiên họp để thảo luận và quyết định theo đa số khi ra một trong các quyết định quy định tại Điều 112 của Luật phá sản như sau:

a) Không chấp nhận đơn đề nghị, kháng nghị và giữ nguyên quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;

b) Sửa quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;

c) Hủy quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp dưới có thm quyền giải quyết lại.

2. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác của Tổ Thẩm phán được thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này.

Điều 18. Trình tự, thủ tục phiên họp giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

1. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán phải tổ chức phiên họp giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản trong thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 112 của Luật phá sản. Phiên họp của Tổ thẩm phán phải có đủ các thành viên Tổ thẩm phán, trường hợp có thành viên Tổ thẩm phán vắng mặt thì phải hoãn phiên họp.

2. Ttrưởng Tổ thẩm phán khai mạc và chủ trì phiên họp. Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp.

3. Một thành viên của Tổ Thẩm phán trình bày tóm tắt nội dung vụ việc phá sản, quá trình giải quyết vụ việc phá sản và đề nghị của người đề nghị xem xét lại (nếu có). Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân về quyết định kháng nghị trong trường hợp Viện kiểm sát nhân dân có kháng nghị.

4. Trường hợp có người tham gia thủ tục phá sản được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp thì họ được trình bày ý kiến của mình về đề nghị xem xét lại quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, quyết định kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.

5. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân về đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.

6. Tổ Thẩm phán thảo luận và biểu quyết tại phòng họp kín về việc giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. Khi thảo luận và biu quyết tại phòng họp kín phải có biên bản ghi lại ý kiến đã thảo luận và quyết định của Tổ thẩm phán. Biên bản phiên họp của Tổ Thẩm phán phải được các thành viên của Tổ Thẩm phán, Thư ký Tòa án ghi biên bản ký, ghi rõ họ tên. Thành viên Tổ thẩm phán có ý kiến thiu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản riêng hoặc ghi trong biên bản phiên họp.

Trong trường hp có nhiều tình tiết phức tạp mà không thể ra quyết định ngay thì Tổ Thẩm phán có thể quyết định kéo dài thời gian thảo luận và biểu quyết nhưng không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày mở phiên họp.

7. Quyết định của Tổ Thẩm phán phải được đa số thành viên của Tổ Thẩm phán biểu quyết tán thành. Quyết định này được lập thành văn bản và được Tổ trưởng Tổ Thẩm phán ký thay mặt Tổ Thẩm phán và đóng dấu Tòa án.

Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng Tổ Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

1. Các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Thẩm phán sau đây do Tổ trưởng Tổ Thẩm phán thay mặt Tổ Thẩm phán thực hiện:

a) Tiếp nhận hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;

b) Xác minh, thu thập tài liệu, chng cứ liên quan đến việc giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản trong trường hợp cần thiết;

c) Gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;

d) Tổ chức nghiên cứu hồ sơ vụ việc phá sản, đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;

đ) Quyết định mở phiên họp xem xét, giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;

e) Gửi quyết định của Tổ Thẩm phán theo quy định tại khoản 3 Điều 112 của Luật phá sản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, người nộp đơn, doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản;

g) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác để giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo quy định của pháp luật phá sản.

2. Thành viên Tổ Thẩm phán thay mặt Tổ Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này theo sự phân công bằng văn bản của Tổ trưởng Tổ Thẩm phán.

Điều 20. Cơ chế phối hợp giữa Tổ Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản với Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm sát viên

1. Ttrưởng Tổ thẩm phán hoặc thành viên Tổ Thẩm phán được Tổ trưởng Tổ Thẩm phán phân công có trách nhiệm:

a) Gửi ngay bản sao tài liệu, chứng cứ bổ sung và quyết định mở phiên họp xem xét, giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;

b) Gửi quyết định của Tổ Thẩm phán theo quy định tại khoản 3 Điều 112 của Luật phá sản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, người nộp đơn, doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục tuyên bố phá sản trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.

2. Tổ trưởng Tổ Thẩm phán thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên họp thì Tổ trưởng Tổ Thẩm phán hoãn phiên họp và thông báo bằng văn bản cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Điều 21. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 26 tháng 11 năm 2015.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc cần giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung thì đề nghị phản ánh kịp thời về Tòa án nhân dân tối cao để có giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung kịp thi.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội (để giám sát);
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (để giám sát);
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội (để giám sát);
- Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương (để báo cáo);
- Ban Nội chính Trung ương (để báo cáo);
- Văn phòng Chủ tịch nước (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ 02 bản (để đăng Công báo);
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
-
Bộ Tư pháp;
- Các Thẩm phán TANDTC;
- Các Tòa án nhân dân;
- Cổng thông tin điện tử TANDTC (để đăng tải);
- Các đơn vị thuộc TANDTC;
- Lưu: VT (TANDTC, Vụ PC&QLKH).

CHÁNH ÁN




Trương Hòa Bình

 

Điều 31. Phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Tòa án nhân dân phân công một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Xem nội dung VB
Điều 8. Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân
...

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 8. Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân

1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;

b) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

Xem nội dung VB
Điều 8. Thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân

1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:

...

d) Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

Xem nội dung VB
Điều 10. Từ chối hoặc thay đổi Thẩm phán trong quá trình giải quyết phá sản

1. Thẩm phán phải từ chối tham gia giải quyết phá sản hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau:

a) Đồng thời là người tham gia thủ tục phá sản; người đại diện, người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản trong vụ việc phá sản đó;

b) Đã tham gia với tư cách Kiểm sát viên, Quản tài viên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia thủ tục phá sản, người giám định, thẩm định giá, định giá, người phiên dịch trong vụ việc phá sản đó;

c) Cùng trong một Tổ Thẩm phán giải quyết phá sản đó và là người thân thích với nhau;

d) Đã tham gia ra quyết định tuyên bố phá sản đối với vụ việc phá sản đó;

đ) Có căn cứ rõ ràng cho rằng Thẩm phán có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Xem nội dung VB
Điều 10. Từ chối hoặc thay đổi Thẩm phán trong quá trình giải quyết phá sản

...

2. Việc thay đổi Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân quyết định. Trường hợp Thẩm phán phụ trách việc phá sản là Chánh án thì việc thay đổi Thẩm phán do Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định. Quyết định thay đổi Thẩm phán của Chánh án là quyết định cuối cùng.

Xem nội dung VB
Điều 44. Giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản
...

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán xem xét, giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị và gửi hồ sơ vụ việc phá sản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Xem nội dung VB
Điều 112. Giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ về phá sản kèm theo đơn đề nghị, kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định một tổ gồm 03 Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và gửi hồ sơ vụ việc phá sản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Xem nội dung VB
Điều 10. Từ chối hoặc thay đổi Thẩm phán trong quá trình giải quyết phá sản

1. Thẩm phán phải từ chối tham gia giải quyết phá sản hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau:

a) Đồng thời là người tham gia thủ tục phá sản; người đại diện, người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản trong vụ việc phá sản đó;

b) Đã tham gia với tư cách Kiểm sát viên, Quản tài viên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia thủ tục phá sản, người giám định, thẩm định giá, định giá, người phiên dịch trong vụ việc phá sản đó;

c) Cùng trong một Tổ Thẩm phán giải quyết phá sản đó và là người thân thích với nhau;

d) Đã tham gia ra quyết định tuyên bố phá sản đối với vụ việc phá sản đó;

đ) Có căn cứ rõ ràng cho rằng Thẩm phán có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Xem nội dung VB
Điều 10. Từ chối hoặc thay đổi Thẩm phán trong quá trình giải quyết phá sản

...

2. Việc thay đổi Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân quyết định. Trường hợp Thẩm phán phụ trách việc phá sản là Chánh án thì việc thay đổi Thẩm phán do Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định. Quyết định thay đổi Thẩm phán của Chánh án là quyết định cuối cùng.

Xem nội dung VB
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản

1. Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp cần thiết.

2. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

3. Quyết định chỉ định hoặc thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

4. Giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

5. Quyết định việc thực hiện kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong trường hợp cần thiết.

6. Quyết định việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán sau khi mở thủ tục phá sản để bảo đảm chi phí phá sản.

7. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

8. Áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền dẫn giải đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật.

9. Tổ chức Hội nghị chủ nợ.

10. Quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

11. Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.

12. Quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

13. Áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.

14. Tham khảo quyết định giải quyết phá sản trước đó trong vụ việc phá sản tương tự theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.

15. Phải từ chối giải quyết phá sản nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này.

16. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 44. Giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

2. Ngay sau khi nhận được đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị, Tòa án nhân dân đã ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản gửi hồ sơ vụ việc phá sản cho Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp giải quyết.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán xem xét, giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị và gửi hồ sơ vụ việc phá sản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản do Tòa án nhân dân chuyển đến, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phải trả lại hồ sơ cho Tòa án nhân dân.

5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản do Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trả lại, Tổ Thẩm phán phải tổ chức phiên họp để xem xét, giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị.

6. Phiên họp của Tổ Thẩm phán có Viện kiểm sát nhân dân tham gia và có Thư ký Tòa án nhân dân ghi biên bản phiên họp. Trong trường hợp cần thiết có thể triệu tập người khác để hỏi thêm về những vấn đề chưa rõ.

7. Tổ Thẩm phán có quyền ra một trong các quyết định sau:

a) Giữ nguyên quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản;

b) Hủy quyết định không mở thủ tục phá sản và giao cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định không mở thủ tục phá sản xem xét ra quyết định mở thủ tục phá sản;

c) Hủy quyết định mở thủ tục phá sản và thông báo cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định mở thủ tục phá sản và những người tham gia thủ tục phá sản.

8. Quyết định của Tổ Thẩm phán là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.

9. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về Quy chế làm việc của Tổ Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

Xem nội dung VB
Điều 44. Giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

2. Ngay sau khi nhận được đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị, Tòa án nhân dân đã ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản gửi hồ sơ vụ việc phá sản cho Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp giải quyết.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán xem xét, giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị và gửi hồ sơ vụ việc phá sản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản do Tòa án nhân dân chuyển đến, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phải trả lại hồ sơ cho Tòa án nhân dân.

5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản do Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trả lại, Tổ Thẩm phán phải tổ chức phiên họp để xem xét, giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị.

6. Phiên họp của Tổ Thẩm phán có Viện kiểm sát nhân dân tham gia và có Thư ký Tòa án nhân dân ghi biên bản phiên họp. Trong trường hợp cần thiết có thể triệu tập người khác để hỏi thêm về những vấn đề chưa rõ.

7. Tổ Thẩm phán có quyền ra một trong các quyết định sau:

a) Giữ nguyên quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản;

b) Hủy quyết định không mở thủ tục phá sản và giao cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định không mở thủ tục phá sản xem xét ra quyết định mở thủ tục phá sản;

c) Hủy quyết định mở thủ tục phá sản và thông báo cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định mở thủ tục phá sản và những người tham gia thủ tục phá sản.

8. Quyết định của Tổ Thẩm phán là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.

9. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về Quy chế làm việc của Tổ Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

Xem nội dung VB
Điều 112. Giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ về phá sản kèm theo đơn đề nghị, kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định một tổ gồm 03 Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và gửi hồ sơ vụ việc phá sản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản do Tòa án nhân dân chuyển đến, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phải trả lại hồ sơ cho Tòa án nhân dân.

3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề nghị, kháng nghị, Tổ Thẩm phán phải tổ chức phiên họp và ra một trong các quyết định sau:

a) Không chấp nhận đơn đề nghị, kháng nghị và giữ nguyên quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;

b) Sửa quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;

c) Hủy quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp dưới có thẩm quyền giải quyết lại.

4. Phiên họp của Tổ Thẩm phán có Viện kiểm sát nhân dân tham gia và có Thư ký Tòa án nhân dân ghi biên bản phiên họp; trường hợp cần thiết, Tòa án nhân dân triệu tập người đề nghị, người khác có liên quan tham gia phiên họp để trình bày ý kiến.

5. Quyết định giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị của Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

Xem nội dung VB
Điều 112. Giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ về phá sản kèm theo đơn đề nghị, kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định một tổ gồm 03 Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và gửi hồ sơ vụ việc phá sản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản do Tòa án nhân dân chuyển đến, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phải trả lại hồ sơ cho Tòa án nhân dân.

3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề nghị, kháng nghị, Tổ Thẩm phán phải tổ chức phiên họp và ra một trong các quyết định sau:

a) Không chấp nhận đơn đề nghị, kháng nghị và giữ nguyên quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;

b) Sửa quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;

c) Hủy quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp dưới có thẩm quyền giải quyết lại.

4. Phiên họp của Tổ Thẩm phán có Viện kiểm sát nhân dân tham gia và có Thư ký Tòa án nhân dân ghi biên bản phiên họp; trường hợp cần thiết, Tòa án nhân dân triệu tập người đề nghị, người khác có liên quan tham gia phiên họp để trình bày ý kiến.

5. Quyết định giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị của Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

Xem nội dung VB
Điều 42. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp quy định tại Điều 105 của Luật này.

2. Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

3. Trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

4. Quyết định mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chủ yếu sau:

a) Ngày, tháng, năm;

b) Tên của Tòa án nhân dân; họ và tên Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản;

c) Ngày và số thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; tên, địa chỉ của người làm đơn yêu cầu;

d) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;

đ) Thời gian, địa điểm khai báo của các chủ nợ và hậu quả pháp lý của việc không khai báo.

5. Tòa án nhân dân ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Trong trường hợp này, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản; yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thực hiện nghĩa vụ về tài sản đã bị tạm đình chỉ theo quy định tại Điều 41 của Luật này được tiếp tục giải quyết.

6. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định.

Xem nội dung VB
Điều 51. Xác định giá trị nghĩa vụ về tài sản

1. Nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác lập trước khi Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản được xác định vào thời điểm ra quyết định mở thủ tục phá sản.

2. Nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác lập sau khi Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản được xác định vào thời điểm ra quyết định tuyên bố phá sản.

3. Trường hợp nghĩa vụ về tài sản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải là tiền thì Tòa án nhân dân xác định giá trị nghĩa vụ về tài sản đó bằng tiền.

Xem nội dung VB
Điều 53. Xử lý khoản nợ có bảo đảm

1. Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau:

a) Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;

b) Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:

a) Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;

b) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Xem nội dung VB
Điều 60. Tuyên bố giao dịch vô hiệu

1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu hoặc Tòa án nhân dân phát hiện giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 59 của Luật này thì Tòa án nhân dân ra một trong các quyết định sau:

a) Không chấp nhận yêu cầu của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản;

b) Tuyên bố giao dịch vô hiệu, hủy bỏ các biện pháp bảo đảm và giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu theo quy định của pháp luật.

2. Quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, bên giao kết với doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền làm đơn đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân xem xét lại quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu.

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xem xét lại quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu, Chánh án Tòa án nhân dân đã ra quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu phải ra một trong các quyết định sau:

a) Không chấp nhận đề nghị xem xét lại quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu;

b) Hủy bỏ quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trường hợp có tranh chấp thì được giải quyết theo quy định tại Chương X của Luật này.

5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động tổ chức thi hành quyết định theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Xem nội dung VB
Điều 61. Tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu xét thấy việc thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc chưa được thực hiện sẽ có khả năng gây bất lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân ra quyết định tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp xử lý các khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại Điều 53 của Luật này.

2. Văn bản yêu cầu Tòa án nhân dân ra quyết định tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều này phải có nội dung chủ yếu sau:

a) Ngày, tháng, năm;

b) Tên, địa chỉ của người có yêu cầu;

c) Số, tên hợp đồng; ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng;

d) Bên giao kết với doanh nghiệp, hợp tác xã trong hợp đồng;

đ) Nội dung cụ thể của hợp đồng;

e) Căn cứ của việc yêu cầu tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, nếu chấp nhận thì Tòa án nhân dân ra quyết định tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng; nếu không chấp nhận thì thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án nhân dân phải xem xét các hợp đồng bị tạm đình chỉ quy định tại khoản 1 Điều này để ra một trong các quyết định sau:

a) Tiếp tục thực hiện hợp đồng nếu việc thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc nếu được thực hiện sẽ không gây bất lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã;

b) Đình chỉ thực hiện hợp đồng và giải quyết hậu quả theo quy định tại Điều 62 của Luật này.

5. Trường hợp Tòa án nhân dân quyết định không mở thủ tục phá sản thì Tòa án nhân dân đã quyết định tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ.

Xem nội dung VB
Điều 70. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn theo quy định tại Điều 5 của Luật này, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động sau đây:

a) Cho bán hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng hóa sắp hết thời hạn sử dụng, hàng hóa không bán đúng thời điểm sẽ khó có khả năng tiêu thụ; cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác;

b) Kê biên, niêm phong tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

c) Phong tỏa tài khoản của doanh nghiệp, hợp tác xã tại ngân hàng; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ;

d) Niêm phong kho, quỹ, thu giữ và quản lý sổ kế toán, tài liệu liên quan của doanh nghiệp, hợp tác xã;

đ) Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;

e) Cấm thay đổi hiện trạng đối với tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;

g) Cấm hoặc buộc doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, tổ chức khác có liên quan thực hiện một số hành vi nhất định;

h) Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

i) Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác theo quy định của pháp luật.

2. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có văn bản yêu cầu gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chủ yếu sau:

a) Ngày, tháng, năm;

b) Tên, địa chỉ của người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

c) Tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

d) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

đ) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án nhân dân chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

3. Thủ tục áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, giải quyết đề nghị xem xét lại việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và thi hành quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về tố tụng dân sự và pháp luật về thi hành án dân sự.

4. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 86. Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản

1. Kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản đến trước ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không mất khả năng thanh toán thì Tòa án nhân dân ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.

Doanh nghiệp, hợp tác xã phải hoàn trả tạm ứng chi phí phá sản cho người nộp đơn, trừ trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật này.

2. Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản phải được gửi cho những người được thông báo quyết định mở thủ tục phá sản quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân đang giải quyết thủ tục phá sản về quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị xem xét lại, kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này, Chánh án Tòa án nhân dân đang giải quyết thủ tục phá sản phải xem xét, giải quyết kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản và ra một trong các quyết định sau:

a) Giữ nguyên quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;

b) Hủy quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản và giao cho Thẩm phán tiến hành giải quyết phá sản.

4. Quyết định giải quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản phải gửi cho những người được thông báo quyết định mở thủ tục phá sản quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.

Xem nội dung VB
Điều 95. Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh

1. Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;

b) Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;

c) Hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn mất khả năng thanh toán.

2. Tòa án nhân dân thông báo công khai quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này.

Xem nội dung VB
Điều 114. Xử lý tranh chấp tài sản trước khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

1. Trong quá trình giải quyết phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà phát sinh tranh chấp về tài sản trước khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ việc phá sản phải xem xét tách phần tài sản đang tranh chấp để giải quyết bằng vụ án khác theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án nhân dân giải quyết phá sản xử lý tài sản như sau:

a) Trước khi có quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản có được từ bản án, quyết định có hiệu lực được nhập vào tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

b) Sau khi có quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản có được từ bản án, quyết định có hiệu lực được phân chia theo quyết định tuyên bố phá sản trước đó.

3. Việc tách tài sản đang tranh chấp thành vụ án khác theo quy định tại khoản 1 Điều này được thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này.

4. Khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia giải quyết tranh chấp về tài sản.

Xem nội dung VB
Điều 105. Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn

1. Tòa án nhân dân giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn đối với các trường hợp sau:

a) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 của Luật này mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;

b) Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản.

2. Trường hợp Tòa án nhân dân xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án nhân dân thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết về việc Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn.

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Tòa án nhân dân thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều này, Tòa án nhân dân xem xét, tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản đối với những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này hoặc tiếp tục giải quyết theo thủ tục thông thường và thông báo cho người tham gia thủ tục phá sản biết.

4. Trường hợp Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì người nộp đơn không được hoàn lại lệ phí phá sản, tiền tạm ứng chi phí phá sản đã nộp.

Điều 106. Quyết định tuyên bố phá sản khi Hội nghị chủ nợ không thành

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả họp Hội nghị chủ nợ, Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 80, khoản 4 Điều 83 và khoản 7 Điều 91 của Luật này.

Điều 107. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản sau khi có Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ

1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết của Hội nghị chủ nợ đề nghị tuyên bố phá sản theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 83 của Luật này thì Tòa án nhân dân xem xét quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.

2. Sau khi Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản:

a) Doanh nghiệp, hợp tác xã không xây dựng được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 87 của Luật này;

b) Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

c) Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

Xem nội dung VB
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản

...

13. Áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.

...

Điều 129. Trách nhiệm do vi phạm pháp luật về phá sản

1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trường hợp Quản tài viên, cá nhân của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản vi phạm pháp luật hình sự thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 32. Xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu và xử lý như sau:

a) Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;

b) Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 hoặc Điều 29 của Luật này thì Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn;

c) Chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khác;

d) Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

2. Thông báo việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải bằng văn bản và gửi cho người nộp đơn và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán biết.

...

Điều 39. Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.

Xem nội dung VB
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản

1. Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp cần thiết.

Xem nội dung VB
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản

...

6. Quyết định việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán sau khi mở thủ tục phá sản để bảo đảm chi phí phá sản.

...

Điều 23. Chi phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản

...

3. Tòa án nhân dân giao cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bán một số tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán để bảo đảm chi phí phá sản. Việc định giá, định giá lại và bán tài sản được thực hiện theo quy định tại các điều 122, 123 và 124 của Luật này.

Xem nội dung VB
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản

...

3. Quyết định chỉ định hoặc thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

...

Điều 45. Chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có trách nhiệm chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

2. Căn cứ chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản:

a) Cá nhân có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên; doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;

b) Đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

c) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không có lợi ích liên quan đến vụ việc phá sản;

d) Tính chất của việc giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

đ) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không phải là người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản.

3. Văn bản chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải có nội dung chủ yếu sau:

a) Ngày, tháng, năm;

b) Tên, địa chỉ của chủ nợ; doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;

c) Tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;

d) Tóm tắt nội dung yêu cầu mở thủ tục phá sản;

đ) Căn cứ để chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;

e) Tạm ứng chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;

g) Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;

h) Thẩm phán ký tên và đóng dấu của Tòa án nhân dân.

Điều 46. Thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

1. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có thể bị Thẩm phán quyết định thay đổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật này;

b) Có căn cứ chứng minh Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ;

c) Trường hợp bất khả kháng mà Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thực hiện được nhiệm vụ.

2. Quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải bằng văn bản, trong đó phải ghi rõ việc xử lý tạm ứng chi phí của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bị thay đổi và gửi ngay cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền làm đơn đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét lại quyết định.

4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xem xét lại quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Chánh án Tòa án nhân dân xem xét, ban hành một trong các quyết định sau:

a) Không chấp nhận đề nghị xem xét lại quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;

b) Hủy bỏ quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

5. Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân quy định tại khoản 4 Điều này là quyết định cuối cùng.

6. Trường hợp thay đổi theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải trả lại toàn bộ tiền tạm ứng chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Trường hợp thay đổi theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thanh toán chi phí tương ứng với phần công việc đã thực hiện.

7. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thay đổi, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bị thay đổi phải thực hiện bàn giao toàn bộ công việc đã thực hiện cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản mới.

8. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bị thay đổi trong trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này hoặc không thực hiện bàn giao theo quy định tại khoản 7 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 47. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản

1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng phải chịu sự giám sát của Thẩm phán và Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

2. Trường hợp xét thấy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng điều hành, doanh nghiệp, hợp tác xã có dấu hiệu vi phạm khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán ra quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã đó theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ hoặc Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Xem nội dung VB
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản

...

8. Áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền dẫn giải đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 50. Ủy thác tư pháp trong việc giải quyết phá sản

1. Trong quá trình giải quyết phá sản, Tòa án nhân dân có thể ra quyết định ủy thác để Tòa án nhân dân khác thu hồi tài sản, lấy lời khai của những người tham gia thủ tục phá sản, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản hoặc biện pháp khác để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc phá sản.

2. Trong quyết định ủy thác phải ghi rõ tên, địa chỉ của người tham gia thủ tục phá sản liên quan đến việc ủy thác và công việc ủy thác cụ thể.

3. Tòa án nhân dân nhận được quyết định ủy thác có trách nhiệm thực hiện công việc cụ thể được ủy thác trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác và thông báo kết quả bằng văn bản cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định ủy thác; trường hợp không thực hiện được việc ủy thác thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do của việc không thực hiện được việc ủy thác cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định ủy thác.

Xem nội dung VB
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản

...

9. Tổ chức Hội nghị chủ nợ.

...

Điều 75. Triệu tập và gửi thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ

1. Thời hạn Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ là 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc sau việc lập danh sách chủ nợ hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc trước việc lập danh sách chủ nợ, trừ trường hợp không phải tổ chức Hội nghị chủ nợ theo quy định tại Điều 105 của Luật này.

2. Thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ và tài liệu khác có liên quan phải được gửi cho người có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ và người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ quy định tại Điều 77 và Điều 78 của Luật này, chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc Hội nghị. Giấy triệu tập Hội nghị chủ nợ phải ghi rõ thời gian và địa điểm tổ chức Hội nghị chủ nợ, chương trình, nội dung Hội nghị chủ nợ.

3. Thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ, tài liệu gửi bằng phương thức giao trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, fax, telex, thư điện tử hoặc bằng phương thức khác có ghi nhận việc gửi này.

...

Điều 80. Hoãn Hội nghị chủ nợ

1. Hội nghị chủ nợ được hoãn nếu không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 79 của Luật này; trường hợp hoãn Hội nghị chủ nợ thì Thẩm phán lập biên bản và ghi ý kiến của người tham gia Hội nghị chủ nợ. Thẩm phán phải thông báo ngay trong ngày hoãn Hội nghị chủ nợ cho người tham gia thủ tục phá sản về việc hoãn Hội nghị chủ nợ.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoãn Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập lại Hội nghị chủ nợ.

3. Trường hợp triệu tập lại Hội nghị chủ nợ theo quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn không đáp ứng quy định tại Điều 79 của Luật này thì Thẩm phán lập biên bản và quyết định tuyên bố phá sản.

Điều 81. Nội dung và trình tự Hội nghị chủ nợ

1. Hội nghị chủ nợ được tiến hành như sau:

a) Thẩm phán được phân công phụ trách khai mạc Hội nghị chủ nợ;

b) Hội nghị chủ nợ biểu quyết thông qua việc cử Thư ký Hội nghị chủ nợ theo đề xuất của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để ghi biên bản Hội nghị chủ nợ;

c) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của người tham gia Hội nghị chủ nợ theo thông báo triệu tập của Tòa án nhân dân, lý do vắng mặt và kiểm tra căn cước của người tham gia Hội nghị chủ nợ;

d) Thẩm phán thông báo với Hội nghị chủ nợ về những người tham gia Hội nghị chủ nợ và nội dung việc giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

đ) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thông báo cho Hội nghị chủ nợ về tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; kết quả kiểm kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ và các nội dung khác nếu xét thấy cần thiết;

e) Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã trình bày ý kiến về nội dung do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo cho Hội nghị, đề xuất phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ;

g) Chủ nợ hoặc người đại diện hợp pháp của chủ nợ trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu giải quyết phá sản;

h) Người có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ trong việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản;

i) Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định, đại diện cơ quan thẩm định giá trình bày kết luận giám định, kết quả định giá; người thực hiện biện pháp bổ trợ tư pháp khác giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn;

k) Trường hợp có người vắng mặt thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho công bố ý kiến bằng văn bản, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp;

l) Hội nghị chủ nợ thảo luận về các nội dung do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo và ý kiến của những người tham gia Hội nghị chủ nợ;

m) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia Hội nghị chủ nợ có quyền đề nghị Thẩm phán ra quyết định thay người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;

n) Các chủ nợ có quyền thành lập Ban đại diện chủ nợ.

2. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được thông qua khi có quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ.

...

Điều 91. Nội dung và trình tự Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định đưa phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán ra Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét, thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

2. Hội nghị chủ nợ được tiến hành như sau:

a) Thẩm phán được phân công phụ trách khai mạc Hội nghị chủ nợ;

b) Hội nghị chủ nợ biểu quyết thông qua việc cử Thư ký Hội nghị chủ nợ theo đề xuất của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để ghi biên bản Hội nghị chủ nợ;

c) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của người tham gia Hội nghị chủ nợ theo thông báo triệu tập của Tòa án nhân dân, lý do vắng mặt và kiểm tra căn cước của người tham gia Hội nghị chủ nợ;

d) Thẩm phán thông báo với Hội nghị chủ nợ về những người tham gia Hội nghị chủ nợ;

đ) Đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã trình bày phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;

e) Người tham gia Hội nghị chủ nợ trình bày ý kiến của mình về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;

g) Hội nghị chủ nợ thảo luận và biểu quyết thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

4. Hội nghị chủ nợ được hoãn một lần trong trường hợp không đáp ứng điều kiện hợp lệ. Việc tổ chức lại Hội nghị chủ nợ được thực hiện theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 của Luật này.

5. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh khi được quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành.

Trường hợp phương án phục hồi hoạt động kinh doanh có sử dụng tài sản bảo đảm thì phải quy định rõ thời gian sử dụng tài sản có bảo đảm, phương án xử lý tài sản bảo đảm và phải được chủ nợ có bảo đảm bằng tài sản đó đồng ý.

6. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ.

7. Trường hợp không tổ chức lại được Hội nghị chủ nợ hoặc Hội nghị chủ nợ không thông qua được Nghị quyết theo khoản 5 Điều này thì Tòa án nhân dân tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.

Xem nội dung VB
Điều 92. Công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã

1. Thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Nghị quyết này có hiệu lực đối với tất cả người tham gia thủ tục phá sản có liên quan.

Kể từ ngày nghị quyết này có hiệu lực thì những điều cấm, chịu sự giám sát đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại Điều 48 và Điều 49 của Luật này chấm dứt.

2. Tòa án nhân dân gửi quyết định công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, chủ nợ, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.

Xem nội dung VB
Điều 93. Giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

1. Sau khi Thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Sáu tháng một lần, doanh nghiệp, hợp tác xã phải lập báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm báo cáo Thẩm phán và thông báo cho chủ nợ.

Xem nội dung VB
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản

...

4. Giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Xem nội dung VB
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản

...

5. Quyết định việc thực hiện kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong trường hợp cần thiết.

Xem nội dung VB
Điều 45. Chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có trách nhiệm chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

2. Căn cứ chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản:

a) Cá nhân có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên; doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;

b) Đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

c) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không có lợi ích liên quan đến vụ việc phá sản;

d) Tính chất của việc giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

đ) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không phải là người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản.

3. Văn bản chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải có nội dung chủ yếu sau:

a) Ngày, tháng, năm;

b) Tên, địa chỉ của chủ nợ; doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;

c) Tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;

d) Tóm tắt nội dung yêu cầu mở thủ tục phá sản;

đ) Căn cứ để chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;

e) Tạm ứng chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;

g) Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;

h) Thẩm phán ký tên và đóng dấu của Tòa án nhân dân.

Điều 46. Thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

1. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có thể bị Thẩm phán quyết định thay đổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật này;

b) Có căn cứ chứng minh Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ;

c) Trường hợp bất khả kháng mà Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thực hiện được nhiệm vụ.

2. Quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải bằng văn bản, trong đó phải ghi rõ việc xử lý tạm ứng chi phí của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bị thay đổi và gửi ngay cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền làm đơn đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét lại quyết định.

4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xem xét lại quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Chánh án Tòa án nhân dân xem xét, ban hành một trong các quyết định sau:

a) Không chấp nhận đề nghị xem xét lại quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;

b) Hủy bỏ quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

5. Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân quy định tại khoản 4 Điều này là quyết định cuối cùng.

6. Trường hợp thay đổi theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải trả lại toàn bộ tiền tạm ứng chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Trường hợp thay đổi theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thanh toán chi phí tương ứng với phần công việc đã thực hiện.

7. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thay đổi, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bị thay đổi phải thực hiện bàn giao toàn bộ công việc đã thực hiện cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản mới.

8. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bị thay đổi trong trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này hoặc không thực hiện bàn giao theo quy định tại khoản 7 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 46. Thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

...

2. Quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải bằng văn bản, trong đó phải ghi rõ việc xử lý tạm ứng chi phí của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bị thay đổi và gửi ngay cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản.

Xem nội dung VB
Điều 16. Quyền, nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản

1. Quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, gồm:

a) Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã;

b) Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;

c) Bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản;

d) Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật;

đ) Được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật;

e) Đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản;

g) Bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản;

h) Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản;

i) Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.

2. Đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật.

3. Báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

4. Đề nghị Thẩm phán tiến hành các công việc sau:

a) Thu thập tài liệu, chứng cứ;

b) Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp;

c) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.

5. Được hưởng thù lao và thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

6. Báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự; chịu trách nhiệm trước Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

...

Điều 47. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản

...

2. Trường hợp xét thấy người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng điều hành, doanh nghiệp, hợp tác xã có dấu hiệu vi phạm khoản 1 Điều 48 của Luật này thì Thẩm phán ra quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã đó theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ hoặc Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

...

Điều 49. Giám sát hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản

1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã phải báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực hiện các hoạt động sau:

a) Hoạt động liên quan đến việc vay, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản; bán, chuyển đổi cổ phần; chuyển quyền sở hữu tài sản;

b) Chấm dứt thực hiện hợp đồng có hiệu lực;

c) Thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản; trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Hình thức báo cáo gồm báo cáo trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, thư điện tử, fax, telex.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp, hợp tác xã thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm trả lời cho doanh nghiệp, hợp tác xã việc được thực hiện hoặc không được thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này và phải chịu trách nhiệm về việc trả lời của mình. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải báo cáo Thẩm phán về nội dung trả lời của mình.

4. Các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện mà không có sự đồng ý của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì bị đình chỉ thực hiện, khôi phục lại tình trạng ban đầu và giải quyết hậu quả theo quy định của pháp luật.

...

Điều 53. Xử lý khoản nợ có bảo đảm

1. Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau:

a) Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ;

b) Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:

a) Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;

b) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

...

Điều 59. Giao dịch bị coi là vô hiệu

1. Giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện trong thời gian 06 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường;

b) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

c) Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn;

d) Tặng cho tài sản;

đ) Giao dịch ngoài mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

e) Giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện với những người liên quan trong thời gian 18 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản thì bị coi là vô hiệu.

3. Những người liên quan quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm:

a) Công ty mẹ, người quản lý công ty mẹ và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý đối với công ty con;

b) Công ty con đối với công ty mẹ; doanh nghiệp do hợp tác xã thành lập đối với hợp tác xã;

c) Người hoặc nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định của cơ quan quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã đối với hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;

d) Người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã đối với doanh nghiệp, hợp tác xã;

đ) Vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của thành viên, cổ đông sở hữu phần vốn góp hay cổ phần chi phối;

e) Cá nhân được ủy quyền đại diện cho những người quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này;

g) Doanh nghiệp trong đó những người quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản này có sở hữu đến mức chi phối việc ra quyết định của cơ quan quản lý ở doanh nghiệp đó;

h) Nhóm người thỏa thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hoặc lợi ích ở công ty hoặc để chi phối việc ra quyết định của công ty.

4. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm xem xét giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, nếu phát hiện giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì đề nghị Tòa án nhân dân xem xét tuyên bố giao dịch vô hiệu.

Điều 60. Tuyên bố giao dịch vô hiệu

1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu hoặc Tòa án nhân dân phát hiện giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 59 của Luật này thì Tòa án nhân dân ra một trong các quyết định sau:

a) Không chấp nhận yêu cầu của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản;

b) Tuyên bố giao dịch vô hiệu, hủy bỏ các biện pháp bảo đảm và giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu theo quy định của pháp luật.

2. Quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, bên giao kết với doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền làm đơn đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân xem xét lại quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu.

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xem xét lại quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu, Chánh án Tòa án nhân dân đã ra quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu phải ra một trong các quyết định sau:

a) Không chấp nhận đề nghị xem xét lại quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu;

b) Hủy bỏ quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trường hợp có tranh chấp thì được giải quyết theo quy định tại Chương X của Luật này.

5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động tổ chức thi hành quyết định theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

...

Điều 63. Bù trừ nghĩa vụ

1. Sau khi Tòa án nhân dân có quyết định mở thủ tục phá sản, chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện việc bù trừ nghĩa vụ đối với hợp đồng được xác lập trước khi có quyết định mở thủ tục phá sản.

2. Việc thực hiện bù trừ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này phải được sự đồng ý của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo Thẩm phán về việc thực hiện bù trừ nghĩa vụ.

3. Phương pháp bù trừ nghĩa vụ:

a) Trường hợp các bên có nghĩa vụ về tài sản tương đương với nhau thì không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Trường hợp các bên có nghĩa vụ về tài sản không tương đương với nhau mà phần chênh lệch giá trị tài sản lớn hơn thuộc về doanh nghiệp, hợp tác xã thì bên giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, hợp tác xã phải thanh toán phần giá trị tài sản chênh lệch để gộp vào khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

c) Trường hợp các bên có nghĩa vụ về tài sản không tương đương với nhau mà phần chênh lệch giá trị tài sản lớn hơn thuộc về bên giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, hợp tác xã thì bên giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, hợp tác xã trở thành chủ nợ không có bảo đảm đối với phần giá trị tài sản chênh lệch.

...

Điều 70. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn theo quy định tại Điều 5 của Luật này, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động sau đây:

a) Cho bán hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng hóa sắp hết thời hạn sử dụng, hàng hóa không bán đúng thời điểm sẽ khó có khả năng tiêu thụ; cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác;

b) Kê biên, niêm phong tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

c) Phong tỏa tài khoản của doanh nghiệp, hợp tác xã tại ngân hàng; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ;

d) Niêm phong kho, quỹ, thu giữ và quản lý sổ kế toán, tài liệu liên quan của doanh nghiệp, hợp tác xã;

đ) Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;

e) Cấm thay đổi hiện trạng đối với tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;

g) Cấm hoặc buộc doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, tổ chức khác có liên quan thực hiện một số hành vi nhất định;

h) Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

i) Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác theo quy định của pháp luật.

2. Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có văn bản yêu cầu gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chủ yếu sau:

a) Ngày, tháng, năm;

b) Tên, địa chỉ của người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

c) Tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

d) Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

đ) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án nhân dân chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

3. Thủ tục áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, giải quyết đề nghị xem xét lại việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và thi hành quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về tố tụng dân sự và pháp luật về thi hành án dân sự.

4. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.

...

Điều 87. Xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho Thẩm phán, chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho ý kiến.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã thì chủ nợ, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản gửi ý kiến cho doanh nghiệp, hợp tác xã để hoàn thiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh báo cáo Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ, Ban đại diện chủ nợ (nếu có).

3. Ngay sau khi nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều này, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ báo cáo Thẩm phán.

4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Thẩm phán xem xét trước khi đưa phương án ra Hội nghị chủ nợ xem xét thông qua.

...

Điều 93. Giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh

1. Sau khi Thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chủ nợ giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Sáu tháng một lần, doanh nghiệp, hợp tác xã phải lập báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm báo cáo Thẩm phán và thông báo cho chủ nợ.

...

Điều 115. Xử lý trường hợp có tranh chấp tài sản trong quá trình thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

1. Quá trình thực hiện việc thanh lý tài sản theo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản mà có tranh chấp hoặc không thể thi hành được thì Chấp hành viên, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản đề nghị Tòa án nhân dân đã giải quyết vụ việc phá sản xem xét.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Chấp hành viên, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản, Tòa án nhân dân phải xem xét ra một trong các văn bản sau:

a) Văn bản trả lời không chấp nhận đề nghị của Chấp hành viên, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản;

b) Chuyển đơn đề nghị đến người có thẩm quyền để xem xét kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp Chấp hành viên, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản không đồng ý với văn bản trả lời quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì có quyền đề nghị người có thẩm quyền xem xét kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo quy định của pháp luật.

4. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia giải quyết tranh chấp về tài sản.

...

Điều 127. Xử lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phát sinh sau khi quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

1. Sau khi quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản mà phát hiện giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 59 của Luật này thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân tuyên bố giao dịch vô hiệu, xử lý hậu quả của giao dịch vô hiệu và phân chia tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại Điều 54 của Luật này.

2. Sau khi quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản mà phát hiện tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã chưa chia thì Tòa án nhân dân đã tuyên bố phá sản xem xét và quyết định phân chia tài sản theo quy định tại Điều 54 của Luật này.

3. Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thực hiện quyết định phân chia tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 129. Trách nhiệm do vi phạm pháp luật về phá sản

...

2. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trường hợp Quản tài viên, cá nhân của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản vi phạm pháp luật hình sự thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 35. Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

1. Tòa án nhân dân quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong các trường hợp sau:

a) Người nộp đơn không đúng theo quy định tại Điều 5 của Luật này;

b) Người nộp đơn không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại Điều 34 của Luật này;

c) Tòa án nhân dân khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;

d) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Luật này;

đ) Người nộp đơn không nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

2. Quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải nêu rõ lý do trả lại đơn. Tòa án nhân dân có trách nhiệm gửi quyết định này cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.

Điều 36. Đề nghị xem xét lại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân, người yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xem xét lại, kiến nghị đối với quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Tòa án nhân dân đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu phải ra một trong các quyết định sau:

a) Giữ nguyên quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

b) Hủy quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và thụ lý đơn theo quy định của Luật này.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kiến nghị đối với quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, người yêu cầu mở thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, Viện kiểm sát nhân dân có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết.

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu xem xét lại, kiến nghị về việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp phải ra một trong các quyết định sau:

a) Giữ nguyên quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

b) Hủy quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và yêu cầu Tòa án nhân dân thụ lý đơn theo quy định của Luật này.

5. Quyết định giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng. Quyết định này phải được gửi cho người yêu cầu, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Viện kiểm sát nhân dân đã kiến nghị và Tòa án nhân dân đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu.

...

Điều 40. Thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án nhân dân phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, các cơ quan, tổ chức đang giải quyết vụ việc liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do các bên cung cấp và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì Tòa án nhân dân phải thông báo cho các chủ nợ do doanh nghiệp, hợp tác xã cung cấp.

2. Trường hợp người nộp đơn không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án nhân dân, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xuất trình cho Tòa án nhân dân các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.

...

Điều 43. Thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

1. Quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải được gửi cho người nộp đơn, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, chủ nợ, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính và đăng trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân và 02 số báo địa phương liên tiếp nơi doanh nghiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán có trụ sở chính.

2. Quyết định không mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải được gửi cho người nộp đơn, doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

3. Thời hạn gửi và thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản là 03 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định.

...

Điều 84. Gửi Nghị quyết Hội nghị chủ nợ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, Tòa án nhân dân gửi Nghị quyết Hội nghị chủ nợ cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và người có quyền, nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ quy định tại Điều 77 và Điều 78 của Luật này.

Điều 85. Đề nghị, kiến nghị xem xét lại và giải quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ

1. Trường hợp không đồng ý với Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ quy định tại Điều 77 và Điều 78 của Luật này có quyền gửi đơn đề nghị, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân đang giải quyết phá sản xem xét lại Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ.

2. Văn bản đề nghị, kiến nghị có các nội dung chủ yếu sau:

a) Ngày, tháng, năm;

b) Tên, địa chỉ của người đề nghị, Viện kiểm sát kiến nghị;

c) Nội dung đề nghị, kiến nghị.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân đang giải quyết phá sản xem xét và ra một trong các quyết định sau:

a) Không chấp nhận đề nghị, kiến nghị;

b) Tổ chức lại Hội nghị chủ nợ.

4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, quyết định giải quyết đề nghị, kiến nghị được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và người có quyền, nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ quy định tại Điều 77, Điều 78 của Luật này.

5. Quyết định giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều này là quyết định cuối cùng.

Điều 86. Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản

1. Kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản đến trước ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không mất khả năng thanh toán thì Tòa án nhân dân ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.

Doanh nghiệp, hợp tác xã phải hoàn trả tạm ứng chi phí phá sản cho người nộp đơn, trừ trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật này.

2. Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản phải được gửi cho những người được thông báo quyết định mở thủ tục phá sản quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân đang giải quyết thủ tục phá sản về quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị xem xét lại, kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này, Chánh án Tòa án nhân dân đang giải quyết thủ tục phá sản phải xem xét, giải quyết kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản và ra một trong các quyết định sau:

a) Giữ nguyên quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;

b) Hủy quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản và giao cho Thẩm phán tiến hành giải quyết phá sản.

4. Quyết định giải quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản phải gửi cho những người được thông báo quyết định mở thủ tục phá sản quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.

...

Điều 92. Công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã

1. Thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Nghị quyết này có hiệu lực đối với tất cả người tham gia thủ tục phá sản có liên quan.

Kể từ ngày nghị quyết này có hiệu lực thì những điều cấm, chịu sự giám sát đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại Điều 48 và Điều 49 của Luật này chấm dứt.

2. Tòa án nhân dân gửi quyết định công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, chủ nợ, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.

...

Điều 95. Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh

1. Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;

b) Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;

c) Hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn mất khả năng thanh toán.

2. Tòa án nhân dân thông báo công khai quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này.

...

Điều 109. Gửi và thông báo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân phải thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này; đồng thời gửi trích lục tuyên bố phá sản trong trường hợp quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản có nội dung cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã cho Sở Tư pháp nơi Tòa án nhân dân có trụ sở.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân phải gửi quyết định cho cơ quan đăng ký kinh doanh để xóa tên doanh nghiệp, hợp tác xã trong sổ đăng ký kinh doanh; trong trường hợp Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị theo quy định tại Điều 113 của Luật này thì thời hạn có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định.

...

Điều 114. Xử lý tranh chấp tài sản trước khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

1. Trong quá trình giải quyết phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà phát sinh tranh chấp về tài sản trước khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ việc phá sản phải xem xét tách phần tài sản đang tranh chấp để giải quyết bằng vụ án khác theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án nhân dân giải quyết phá sản xử lý tài sản như sau:

a) Trước khi có quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản có được từ bản án, quyết định có hiệu lực được nhập vào tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

b) Sau khi có quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản có được từ bản án, quyết định có hiệu lực được phân chia theo quyết định tuyên bố phá sản trước đó.

3. Việc tách tài sản đang tranh chấp thành vụ án khác theo quy định tại khoản 1 Điều này được thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này.

4. Khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia giải quyết tranh chấp về tài sản.

Xem nội dung VB
Điều 40. Thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án nhân dân phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, các cơ quan, tổ chức đang giải quyết vụ việc liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do các bên cung cấp và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì Tòa án nhân dân phải thông báo cho các chủ nợ do doanh nghiệp, hợp tác xã cung cấp.

...

Điều 43. Thông báo quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

1. Quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án nhân dân phải được gửi cho người nộp đơn, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, chủ nợ, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính và đăng trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân và 02 số báo địa phương liên tiếp nơi doanh nghiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán có trụ sở chính.

...

Điều 60. Tuyên bố giao dịch vô hiệu

1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu hoặc Tòa án nhân dân phát hiện giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 59 của Luật này thì Tòa án nhân dân ra một trong các quyết định sau:

a) Không chấp nhận yêu cầu của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản;

b) Tuyên bố giao dịch vô hiệu, hủy bỏ các biện pháp bảo đảm và giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu theo quy định của pháp luật.

2. Quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu có hiệu lực thi hành kể từ ngày ra quyết định.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, bên giao kết với doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền làm đơn đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân xem xét lại quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu.

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xem xét lại quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu, Chánh án Tòa án nhân dân đã ra quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu phải ra một trong các quyết định sau:

a) Không chấp nhận đề nghị xem xét lại quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu;

b) Hủy bỏ quyết định tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trường hợp có tranh chấp thì được giải quyết theo quy định tại Chương X của Luật này.

5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động tổ chức thi hành quyết định theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

...

Điều 86. Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản

1. Kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản đến trước ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không mất khả năng thanh toán thì Tòa án nhân dân ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.

Doanh nghiệp, hợp tác xã phải hoàn trả tạm ứng chi phí phá sản cho người nộp đơn, trừ trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật này.

2. Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản phải được gửi cho những người được thông báo quyết định mở thủ tục phá sản quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân đang giải quyết thủ tục phá sản về quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị xem xét lại, kiến nghị quy định tại khoản 2 Điều này, Chánh án Tòa án nhân dân đang giải quyết thủ tục phá sản phải xem xét, giải quyết kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản và ra một trong các quyết định sau:

a) Giữ nguyên quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;

b) Hủy quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản và giao cho Thẩm phán tiến hành giải quyết phá sản.

4. Quyết định giải quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản phải gửi cho những người được thông báo quyết định mở thủ tục phá sản quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.

...

Điều 95. Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh

1. Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;

b) Doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;

c) Hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn mất khả năng thanh toán.

2. Tòa án nhân dân thông báo công khai quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này.

...

Điều 109. Gửi và thông báo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân phải thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này; đồng thời gửi trích lục tuyên bố phá sản trong trường hợp quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản có nội dung cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã cho Sở Tư pháp nơi Tòa án nhân dân có trụ sở.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân phải gửi quyết định cho cơ quan đăng ký kinh doanh để xóa tên doanh nghiệp, hợp tác xã trong sổ đăng ký kinh doanh; trong trường hợp Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giải quyết đề nghị xem xét lại, kiến nghị theo quy định tại Điều 113 của Luật này thì thời hạn có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định.

...

Điều 114. Xử lý tranh chấp tài sản trước khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

1. Trong quá trình giải quyết phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà phát sinh tranh chấp về tài sản trước khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ việc phá sản phải xem xét tách phần tài sản đang tranh chấp để giải quyết bằng vụ án khác theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án nhân dân giải quyết phá sản xử lý tài sản như sau:

a) Trước khi có quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản có được từ bản án, quyết định có hiệu lực được nhập vào tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

b) Sau khi có quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản có được từ bản án, quyết định có hiệu lực được phân chia theo quyết định tuyên bố phá sản trước đó.

3. Việc tách tài sản đang tranh chấp thành vụ án khác theo quy định tại khoản 1 Điều này được thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này.

4. Khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia giải quyết tranh chấp về tài sản.

Xem nội dung VB
Điều 115. Xử lý trường hợp có tranh chấp tài sản trong quá trình thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

1. Quá trình thực hiện việc thanh lý tài sản theo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản mà có tranh chấp hoặc không thể thi hành được thì Chấp hành viên, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản đề nghị Tòa án nhân dân đã giải quyết vụ việc phá sản xem xét.

...

Điều 125. Thu hồi lại tài sản trong trường hợp có vi phạm

1. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Chấp hành viên đề nghị Tòa án nhân dân ra quyết định thu hồi lại tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã do thực hiện giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 59 của Luật này. Việc thu hồi tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

2. Trường hợp có tranh chấp về thu hồi lại tài sản hay phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã thì được xử lý theo quy định tại Điều 115 của Luật này.

Xem nội dung VB
Điều 179. Trách nhiệm của cơ quan ra bản án, quyết định trong thi hành án

...

2. Có văn bản giải thích những nội dung mà bản án, quyết định tuyên chưa rõ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đương sự hoặc của cơ quan thi hành án dân sự.

Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn trả lời không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

Xem nội dung VB
Điều 44. Giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

2. Ngay sau khi nhận được đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị, Tòa án nhân dân đã ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản gửi hồ sơ vụ việc phá sản cho Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp giải quyết.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán xem xét, giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị và gửi hồ sơ vụ việc phá sản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản do Tòa án nhân dân chuyển đến, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phải trả lại hồ sơ cho Tòa án nhân dân.

5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản do Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trả lại, Tổ Thẩm phán phải tổ chức phiên họp để xem xét, giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị.

6. Phiên họp của Tổ Thẩm phán có Viện kiểm sát nhân dân tham gia và có Thư ký Tòa án nhân dân ghi biên bản phiên họp. Trong trường hợp cần thiết có thể triệu tập người khác để hỏi thêm về những vấn đề chưa rõ.

7. Tổ Thẩm phán có quyền ra một trong các quyết định sau:

a) Giữ nguyên quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản;

b) Hủy quyết định không mở thủ tục phá sản và giao cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định không mở thủ tục phá sản xem xét ra quyết định mở thủ tục phá sản;

c) Hủy quyết định mở thủ tục phá sản và thông báo cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định mở thủ tục phá sản và những người tham gia thủ tục phá sản.

8. Quyết định của Tổ Thẩm phán là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.

9. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về Quy chế làm việc của Tổ Thẩm phán giải quyết đơn đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

Xem nội dung VB
Điều 44. Giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

...

5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản do Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trả lại, Tổ Thẩm phán phải tổ chức phiên họp để xem xét, giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị.

Xem nội dung VB
Điều 44. Giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

...

7. Tổ Thẩm phán có quyền ra một trong các quyết định sau:

a) Giữ nguyên quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản;

b) Hủy quyết định không mở thủ tục phá sản và giao cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định không mở thủ tục phá sản xem xét ra quyết định mở thủ tục phá sản;

c) Hủy quyết định mở thủ tục phá sản và thông báo cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định mở thủ tục phá sản và những người tham gia thủ tục phá sản.

Xem nội dung VB
Điều 44. Giải quyết đề nghị xem xét lại, kháng nghị quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

...

7. Tổ Thẩm phán có quyền ra một trong các quyết định sau:

a) Giữ nguyên quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản;

b) Hủy quyết định không mở thủ tục phá sản và giao cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định không mở thủ tục phá sản xem xét ra quyết định mở thủ tục phá sản;

c) Hủy quyết định mở thủ tục phá sản và thông báo cho Tòa án nhân dân đã ra quyết định mở thủ tục phá sản và những người tham gia thủ tục phá sản.

Xem nội dung VB
Điều 112. Giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ về phá sản kèm theo đơn đề nghị, kháng nghị, Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định một tổ gồm 03 Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và gửi hồ sơ vụ việc phá sản cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản do Tòa án nhân dân chuyển đến, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phải trả lại hồ sơ cho Tòa án nhân dân.

3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề nghị, kháng nghị, Tổ Thẩm phán phải tổ chức phiên họp và ra một trong các quyết định sau:

a) Không chấp nhận đơn đề nghị, kháng nghị và giữ nguyên quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;

b) Sửa quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;

c) Hủy quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp dưới có thẩm quyền giải quyết lại.

4. Phiên họp của Tổ Thẩm phán có Viện kiểm sát nhân dân tham gia và có Thư ký Tòa án nhân dân ghi biên bản phiên họp; trường hợp cần thiết, Tòa án nhân dân triệu tập người đề nghị, người khác có liên quan tham gia phiên họp để trình bày ý kiến.

5. Quyết định giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị của Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.

Xem nội dung VB
Điều 112. Giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

...

3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề nghị, kháng nghị, Tổ Thẩm phán phải tổ chức phiên họp và ra một trong các quyết định sau:

a) Không chấp nhận đơn đề nghị, kháng nghị và giữ nguyên quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;

b) Sửa quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;

c) Hủy quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp dưới có thẩm quyền giải quyết lại.

Xem nội dung VB
Điều 112. Giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

...

3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề nghị, kháng nghị, Tổ Thẩm phán phải tổ chức phiên họp và ra một trong các quyết định sau:

a) Không chấp nhận đơn đề nghị, kháng nghị và giữ nguyên quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;

b) Sửa quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;

c) Hủy quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp dưới có thẩm quyền giải quyết lại.

Xem nội dung VB
Điều 112. Giải quyết đơn đề nghị, kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản

...

3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc phá sản kèm theo đơn đề nghị, kháng nghị, Tổ Thẩm phán phải tổ chức phiên họp và ra một trong các quyết định sau:

a) Không chấp nhận đơn đề nghị, kháng nghị và giữ nguyên quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;

b) Sửa quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;

c) Hủy quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản và giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp dưới có thẩm quyền giải quyết lại.

Xem nội dung VB




Hiện tại không có văn bản nào liên quan.