Thông tư liên tịch 37/2015/TTLT-BYT-BTC quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc
Số hiệu: 37/2015/TTLT-BYT-BTC Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Y tế Người ký: Trần Văn Hiếu, Phạm Lê Tuấn
Ngày ban hành: 29/10/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 28/01/2016 Số công báo: Từ số 127 đến số 128
Lĩnh vực: Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ Y TẾ - BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 37/2015/TTLT-BYT-BTC

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2015

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

QUY ĐỊNH THỐNG NHẤT GIÁ DỊCH VỤ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ GIỮA CÁC BỆNH VIỆN CÙNG HẠNG TRÊN TOÀN QUỐC

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập;

Căn cứ Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư liên tịch này quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.

2. Đối với các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán từ quỹ bảo hiểm y tế thì khung giá và thẩm quyền quy định mức giá cụ thể thực hiện theo quy định tại Luật Giá, Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các cơ sở y tế, đơn vị, tổ chức và cá nhân có tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế.

Điều 3. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

1. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh gồm:

a) Giá dịch vụ khám bệnh quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;

b) Giá dịch vụ ngày giường điều trị quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;

c) Giá các dịch vụ kỹ thuật quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

2. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 1 Điều này gồm các chi phí sau:

a) Chi phí trực tiếp:

- Chi phí về thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế.

Đối với một số loại thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế chưa được tính vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này: được thanh toán căn cứ vào số lượng thực tế sử dụng cho người bệnh, giá mua, phạm vi và mức hưởng theo quy định của pháp luật.

- Chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường;

- Chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ.

b) Chi phí phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật (sau đây gọi tắt là phụ cấp đặc thù) theo quy định tại Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch;

c) Chi phí tiền lương theo lương ngạch bậc, chức vụ, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập; trừ các khoản chi theo chế độ quy định tại Khoản 3 Điều này.

3. Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 1 Điều này không bao gồm các khoản chi theo chế độ do ngân sách nhà nước bảo đảm quy định các văn bản sau đây:

a) Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

b) Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương thuộc lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

c) Quyết định số 46/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, viên chức công tác tại Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện C Đà Nẵng thuộc Bộ Y tế, các Phòng Bảo vệ sức khỏe Trung ương 1, 2, 2B, 3 và 5, Khoa A11 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Khoa A11 Viện Y học cổ truyền Quân đội (sau đây gọi tắt là Quyết định số 46/2009/QĐ-TTg) và Quyết định số 20/2015/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 46/2009/QĐ-TTg ;

d) Điểm a Khoản 8 Điều 6 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.

4. Các chi phí quy định tại Khoản 2 Điều này được xác định trên cơ sở định mức do Bộ Y tế ban hành.

5. Mức giá của các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các Phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch này được liên bộ Bộ Y tế - Bộ Tài chính xem xét, điều chỉnh khi yếu tố hình thành giá thay đổi.

Điều 4. Áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một số trường hợp

1. Các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chưa được quy định mức giá cụ thể tại Thông tư liên tịch này: áp dụng theo mức giá của các dịch vụ được Bộ Y tế xếp tương đương về kỹ thuật và chi phí thực hiện.

2. Các phẫu thuật, thủ thuật chưa được Bộ Y tế xếp tương đương về kỹ thuật và chi phí thực hiện đồng thời chưa quy định mức giá cụ thể: áp dụng mức giá tương ứng với từng loại phẫu thuật, thủ thuật tại mục "phẫu thuật, thủ thuật còn lại khác" của từng chuyên khoa quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

3. Các dịch vụ kỹ thuật mới theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 69 Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các dịch vụ kỹ thuật còn lại khác chưa được quy định giá: áp dụng mức giá do Bộ Y tế quy định sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính. Trình tự, thời hạn quyết định giá và hồ sơ phương án giá thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

4. Các viện có giường bệnh, trung tâm y tế tuyến tỉnh có chức năng khám bệnh, chữa bệnh; trung tâm y tế huyện thực hiện cả hai chức năng phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh đã được xếp hạng: áp dụng mức giá của bệnh viện hạng tương đương.

5. Các viện có giường bệnh, bệnh xá quân y, đội điều trị chưa được xếp hạng; phòng khám đa khoa, chuyên khoa, nhà hộ sinh; phòng khám bác sĩ gia đình; phòng chẩn trị y học cổ truyền; trung tâm y tế tuyến huyện nơi đã tách bệnh viện nhưng có khám bệnh, chữa bệnh; trạm y tế xã, phường, thị trấn; y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức, trường học; phòng khám quân y, phòng khám quân dân y, bệnh xá quân dân y; bệnh xá; bệnh viện chưa xếp hạng và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác: áp dụng mức giá của bệnh viện hạng IV tại các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

6. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân:

a) Giá khám bệnh, giá ngày giường điều trị: Tổ chức bảo hiểm y tế thống nhất với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân áp dụng mức giá của một trong các hạng bệnh viện quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;

b) Các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc Điểm a Khoản này: Tổ chức bảo hiểm y tế thống nhất với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân áp dụng mức giá quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

Điều 5. Lộ trình thực hiện

1. Mức giá gồm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2016.

2. Mức giá gồm chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù và tiền lương được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Thời điểm thực hiện cụ thể của các đơn vị, địa phương do Bộ Y tế xem xét, quyết định.

3. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cơ quan có thẩm quyền phân loại là đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được thực hiện mức giá gồm chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù và tiền lương kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2016.

Điều 6. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Y tế có trách nhiệm quy định danh mục các dịch vụ tương đương về kỹ thuật và chi phí thực hiện dịch vụ làm cơ sở áp dụng mức giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch này.

2. Bộ Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư liên tịch này.

3. Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư liên tịch này.

4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các địa phương, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định tại Thông tư liên tịch này; phối hợp với Bộ Y tế và Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư liên tịch này.

5. Ngân sách nhà nước bảo đảm các khoản chi theo chế độ quy định tại các văn bản nêu tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch này theo quy định và phân cấp ngân sách hiện hành.

6. Nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của cơ sở y tế công lập được để lại đơn vị sử dụng theo quy định. Trường hợp nguồn tài chính của đơn vị không đảm bảo hoạt động thường xuyên, được cấp có thẩm quyền phân loại là đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước đảm bảo hoạt động thường xuyên, tiếp tục được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí theo phân cấp ngân sách hiện hành.

Điều 7. Điều khoản tham chiếu

Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư liên tịch này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung đó.

Điều 8. Điều khoản thi hành

Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2016.

Điều 9. Điều khoản chuyển tiếp

Đối với người bệnh có đợt điều trị bắt đầu trước và kết thúc sau ngày thực hiện các mức giá quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch này: áp dụng mức giá thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định của cấp có thẩm quyền tại thời điểm liền kề trước thời điểm thực hiện mức giá quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch này cho đến khi ra viện hoặc kết thúc đợt điều trị ngoại trú.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh bằng văn bản về Bộ Y tế và Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Hiếu

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG




Phạm Lê Tuấn


Nơi nhận :
- Thủ tướng,
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- Uỷ ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cổng TTĐT các Bộ: Y tế, Tài chính;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng;
- Sở Y tế, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Lưu VT: Bộ Y tế (VT, PC), Bộ Tài chính (VT, Cục QLG).

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

 

- Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Mục I Công văn 824/BYT-KH-TC năm 2016 (VB hết hiệu lực: 15/07/2018)

Liên Bộ Y tế - Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc (sau đây gọi tắt là Thông tư 37), kèm theo mức giá của 1.898 dịch vụ theo lộ trình tính giá quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện, gồm: (1) Chi phí trực tiếp và (2) Tiền lương (bao gồm cả phụ cấp thường trực 24/24 giờ, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật đặc thù theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Y tế hướng dẫn việc triển khai thực hiện Thông tư 37 như sau:

I. Về phạm vi và đối tượng áp dụng
...
2. Đối với các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT, đối với người bệnh không có thẻ BHYT: tiếp tục thực hiện theo khung giá quy định tại Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BYT-BTC-BLĐTB&XH ngày 26/01/2006 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và xã hội (sau đây gọi tắt là Thông tư 03), Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2012 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là Thông tư 04) cho đến khi liên bộ Y tế - Tài chính ban hành Thông tư thay thế. Thẩm quyền quy định mức giá đối với các dịch vụ không thanh toán từ quỹ BHYT, đối với người bệnh không có BHYT tiếp tục thực hiện theo các quy định hiện hành, cụ thể như sau:

a) Bộ Y tế quy định mức giá đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các Bộ, ngành khác được xếp hạng I trở lên.

b) Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức giá đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc địa phương quản lý và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của các Bộ, ngành khác được xếp từ hạng II trở xuống trên địa bàn mà cơ sở đó đặt trụ sở, trong phạm vi khung giá của Thông tư 03 và Thông tư 04 nêu trên.

Từ ngày 01/01/2016, theo ý kiến của Bộ Tư pháp, thẩm quyền quy định mức giá do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định (thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương).

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Mục I Công văn 824/BYT-KH-TC năm 2016 (VB hết hiệu lực: 15/07/2018)

Liên Bộ Y tế - Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc (sau đây gọi tắt là Thông tư 37), kèm theo mức giá của 1.898 dịch vụ theo lộ trình tính giá quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện, gồm: (1) Chi phí trực tiếp và (2) Tiền lương (bao gồm cả phụ cấp thường trực 24/24 giờ, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật đặc thù theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Y tế hướng dẫn việc triển khai thực hiện Thông tư 37 như sau:

I. Về phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Thông tư 37 áp dụng cho các cơ sở y tế, đơn vị, tổ chức và cá nhân có tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế (BHYT).

Liên Bộ đã quy định mức giá cụ thể của các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh nên các đơn vị, địa phương không phải xây dựng cơ cấu giá, không phải ban hành mức giá mà được áp dụng mức giá của các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tương ứng theo hạng bệnh viện đã quy định tại Thông tư 37 để thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người có thẻ BHYT.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Mục II Công văn 824/BYT-KH-TC năm 2016 (VB hết hiệu lực: 15/07/2018)

Liên Bộ Y tế - Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc (sau đây gọi tắt là Thông tư 37), kèm theo mức giá của 1.898 dịch vụ theo lộ trình tính giá quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện, gồm: (1) Chi phí trực tiếp và (2) Tiền lương (bao gồm cả phụ cấp thường trực 24/24 giờ, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật đặc thù theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Y tế hướng dẫn việc triển khai thực hiện Thông tư 37 như sau:
...
II. Áp dụng mức giá trong một số trường hợp cụ thể

Bộ Y tế hướng dẫn việc triển khai thực hiện trong một số trường hợp cụ thể như sau:

1. Đối với dịch vụ khám bệnh: quy định tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 37, theo các mức giá quy định cụ thể theo hạng bệnh viện.
...
2. Đối với dịch vụ ngày giường bệnh
...
3. Đối với dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm: quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 37 và được áp dụng chung cho tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
...
4. Việc áp dụng giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một số trường hợp được thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 37.

5. Về việc phê duyệt, thực hiện mức thu đối với các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu, các dịch vụ thực hiện từ các trang thiết bị từ nguồn vốn xã hội hóa, vốn vay:

Xem nội dung VB
- Thanh toán tiền khám bệnh được hướng dẫn bởi Khoản 1 Công văn 1044/BYT-KH-TC năm 2016 (VB hết hiệu lực: 15/07/2018)

Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại cuộc họp ngày 29/02/2016, Bộ Y tế hướng dẫn bổ sung một số nội dung ngoài các nội dung đã hướng dẫn tại công văn số 824/BYT-KH-TC ngày 16/02/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn việc thực hiện Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc (sau đây gọi tắt là Thông tư 37) như sau:

1. Về thanh toán tiền khám bệnh

a) Trường hợp người bệnh được chỉ định khám nhiều chuyên khoa nhưng do Điều kiện khách quan hoặc yêu cầu chuyên môn nên chưa hoàn thành được quá trình khám bệnh trong ngày đầu tiên, phải tiếp tục khám trong ngày tiếp theo thì lần khám tiếp theo này tiếp tục thực hiện thu của người bệnh và thanh toán với cơ quan Bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là cơ quan BHXH) theo hướng dẫn tại Điểm a, Khoản 1, Mục II công văn số 824/BYT-KH-TC ngày 16/02/2016 của Bộ Y tế nêu trên.

Ví dụ: ngày 01/3/2016, người bệnh đến khám bệnh tại phòng khám chuyên khoa Da liễu, được bác sỹ chỉ định làm một số xét nghiệm, kết quả xét nghiệm sẽ được trả vào ngày hôm sau. Ngày 02/3/2016, người bệnh đến nhận kết quả xét nghiệm, được bác sỹ chỉ định khám thêm chuyên khoa Nội tiết, thì tiền khám bệnh lần này được tính bằng 30% mức giá của một lần khám bệnh theo hạng bệnh viện tương ứng.

b) Trường hợp người bệnh vào viện tại các khoa Điều trị lâm sàng, không khám bệnh tại khoa Khám bệnh thì không thu của người bệnh và không thanh toán với cơ quan BHXH tiền khám bệnh.

Xem nội dung VB
- Thanh toán tiền khám bệnh được hướng dẫn bởi Khoản 1 Công văn 7117/BYT-KH-TC năm 2016 (VB hết hiệu lực: 15/07/2018)

Thời gian qua, Bộ Y tế nhận được phản ánh của một số đơn vị, địa phương về một số vướng mắc trong triển khai Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc (sau đây gọi tắt là Thông tư 37). Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Y tế làm rõ thêm và hướng dẫn bổ sung một số nội dung ngoài các nội dung đã hướng dẫn tại công văn số 824/BYT-KH-TC ngày 16/02/2016, công văn số 1044/BYT-KH-TC ngày 29/02/2016 của Bộ Y tế như sau:

1. Về thanh toán tiền khám bệnh

a) Trường hợp người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đã được khám, cấp thuốc về điều trị nhưng sau đó thấy có biểu hiện bất thường, quay trở lại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để khám lại ngay trong ngày hôm đó và được tiếp tục thăm khám thì lần khám này được coi như là lần khám thứ 2 trở đi trong một ngày, việc thu của người bệnh và thanh toán với cơ quan BHXH thực hiện theo hướng dẫn tại Điểm a, Khoản 1, Mục II công văn số 824/BYT-KH-TC ngày 16/02/2016 của Bộ Y tế.

b) Trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh có tổ chức các phòng khám chuyên khoa tại khoa lâm sàng, người bệnh đăng ký khám bệnh tại khoa khám bệnh và khám tại các phòng khám chuyên khoa khoa lâm sàng thì được tính như khám bệnh tại khoa khám bệnh. Việc tính chi phí và số lần khám bệnh trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn tại Điểm a, Khoản 1, Mục II công văn số 824/BYT-KH-TC ngày 16/02/2016 của Bộ Y tế.

c) Trường hợp người bệnh vào khoa cấp cứu, không qua khoa khám bệnh:

- Nếu thời gian điều trị dưới 4 giờ: được thanh toán tiền khám bệnh, tiền thuốc và các dịch vụ kỹ thuật, không thanh toán tiền ngày giường bệnh điều trị nội trú.

- Nếu thời gian điều trị từ 4 giờ trở lên: thanh toán tiền ngày giường bệnh điều trị nội trú, tiền thuốc và các dịch vụ kỹ thuật theo quy định, không thanh toán tiền khám bệnh.

d) Đối với Phòng khám Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh không trực thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh: áp dụng mức giá khám bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh hạng II.

Xem nội dung VB
- Thanh toán ngày giường bệnh được hướng dẫn bởi Khoản 2 Công văn 1044/BYT-KH-TC năm 2016 (VB hết hiệu lực: 15/07/2018)

Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại cuộc họp ngày 29/02/2016, Bộ Y tế hướng dẫn bổ sung một số nội dung ngoài các nội dung đã hướng dẫn tại công văn số 824/BYT-KH-TC ngày 16/02/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn việc thực hiện Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc (sau đây gọi tắt là Thông tư 37) như sau:
...
2. Về thanh toán ngày giường bệnh

a) Trường hợp bệnh viện hạng III, IV hoặc chưa xếp hạng nhưng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện phẫu thuật loại đặc biệt (là dịch vụ kỹ thuật vượt tuyến) thì áp dụng mức giá tiền giường ngoại khoa cao nhất của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi thực hiện dịch vụ đó.

Ví dụ: Tại Bệnh viện A được phê duyệt thực hiện phẫu thuật loại đặc biệt: Nếu Bệnh viện được xếp hạng III thì được áp dụng mức giá ngày giường bệnh ngoại khoa sau phẫu thuật loại I của bệnh viện hạng III (từ 1/3/2016 là 71.000 đồng); nếu Bệnh viện được xếp hạng IV hoặc chưa xếp hạng thì được áp dụng mức giá ngày giường bệnh ngoại khoa sau phẫu thuật loại I của bệnh viện hạng IV (từ 1/3/2016 là 61.000 đồng).

b) Giá ngày giường bệnh ngoại khoa, bỏng (dịch vụ số 4, Phụ lục II Thông tư 37): áp dụng tối đa không quá 10 ngày sau phẫu thuật. Từ ngày thứ 11 sau phẫu thuật trở đi thì áp dụng mức giá ngày giường nội khoa tại dịch vụ số 3, Phụ lục II Thông tư 37.

c) Trường hợp một phẫu thuật trong cùng một chuyên khoa nhưng được phân loại khác nhau tại Thông tư số 50/2014/TT-BYT ngày 26/12/2014 của Bộ Y tế quy định phân loại phẫu thuật, thủ thuật và định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật (sau đây gọi tắt là Thông tư 50): áp dụng mức giá ngày giường bệnh ngoại khoa, bỏng theo phân loại phẫu thuật thấp nhất.

d) Trường hợp các phẫu thuật xếp tương đương với một phẫu thuật quy định tại Thông tư 37 nhưng có phân loại phẫu thuật khác nhau theo từng chuyên khoa tại Thông tư 50 thì áp dụng mức giá ngày giường bệnh ngoại khoa, bỏng theo phân loại của phẫu thuật đó.

Ví dụ: “Phẫu thuật giải phóng chèn ép tủy” được phân loại là phẫu thuật loại đặc biệt, “Phẫu thuật u thần kinh ngoại biên” được phân loại là phẫu thuật loại I. Giả sử Bộ Y tế xếp tương đương 2 dịch vụ này với dịch vụ số 369 của Thông tư 37 là “Phẫu thuật giải ép thần kinh/ khoan thăm dò sọ”. Mức giá của hai dịch vụ này đều được áp dụng mức giá của dịch vụ “Phẫu thuật giải ép thần kinh/ khoan thăm dò sọ” (từ 01/3/2016 là 3.673.000 đồng). Nhưng dịch vụ “Phẫu thuật giải phóng chèn ép tủy” được áp dụng mức giá ngày giường bệnh ngoại khoa, bỏng sau các phẫu thuật loại đặc biệt, còn dịch vụ “Phẫu thuật u thần kinh ngoại biên” được áp dụng mức giá ngày giường bệnh ngoại khoa, bỏng sau các phẫu thuật loại I.

đ) Đối với ngày giường bệnh ban ngày: Hiện nay Bộ Y tế chưa ban hành danh Mục bệnh và các dịch vụ kỹ thuật Điều trị ban ngày nên tạm thời chưa thu của người bệnh và thanh toán với cơ quan BHXH cho đến khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế.

Xem nội dung VB
- Thanh toán ngày giường bệnh điều trị nội trú được hướng dẫn bởi Khoản 2 Công văn 7117/BYT-KH-TC năm 2016 (VB hết hiệu lực: 15/07/2018)

Thời gian qua, Bộ Y tế nhận được phản ánh của một số đơn vị, địa phương về một số vướng mắc trong triển khai Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc (sau đây gọi tắt là Thông tư 37). Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Y tế làm rõ thêm và hướng dẫn bổ sung một số nội dung ngoài các nội dung đã hướng dẫn tại công văn số 824/BYT-KH-TC ngày 16/02/2016, công văn số 1044/BYT-KH-TC ngày 29/02/2016 của Bộ Y tế như sau:
...
2. Việc thanh toán ngày giường bệnh điều trị nội trú:

a) Giá ngày giường điều trị được xây dựng trên cơ sở các chi phí trực tiếp cần thiết để chăm sóc và điều trị người bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thu thêm của người bệnh hoặc thanh toán với quỹ BHYT các loại vật tư, các chi phí sau trong quá trình điều trị như: găng tay sử dụng trong tiêm, truyền và chăm sóc người bệnh; bơm kim tiêm thông thường loại dùng 01 lần, dung tích nhỏ hơn hoặc bằng 10ml; kim lấy thuốc.

b) Trường hợp người bệnh chuyển từ 3 khoa trở lên trong cùng một ngày thì giá ngày giường điều trị nội trú hôm đó được tính bằng trung bình cộng tiền ngày giường tại khoa có thời gian nằm điều trị trên 4 giờ có mức giá tiền giường cao nhất và tại khoa có thời gian nằm điều trị trên 4 giờ có mức giá tiền giường thấp nhất quy định tại Thông tư 37.

Ví dụ trong một ngày một bệnh nhân được chuyển đến các khoa sau để điều trị:

- Điều trị ở khoa A (có mức giá ngày giường điều trị nội trú là 99.000 đồng) với thời gian nằm và theo dõi là 6 giờ; sau đó chuyển đến khoa B (có mức giá ngày giường điều trị nội trú là 89.000 đồng) với thời gian nằm và theo dõi là 10 giờ; sau đó chuyển đến khoa C (có mức giá ngày giường điều trị nội trú là 69.000 đồng) để điều trị đến khi ra viện. Khi đó tiền ngày giường điều trị nội trú ngày hôm đó được tính = (99.000 + 69.000)/2 = 84.000 đồng.

- Cũng ví dụ trên nếu người bệnh nằm ở khoa A để theo dõi và điều trị trong thời gian là 3 giờ thì tiền giường bệnh ngày hôm đó được tính = (89.000 + 69.000)/2 = 79.000 đồng.

c) Về việc áp dụng giá ngày giường bệnh điều trị đối với các khoa thuộc bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện điều dưỡng phục hồi chức năng:

- Giường Điều trị tích cực (ICU), Hồi sức cấp cứu (HSCC): thực hiện theo hướng dẫn tại khoản a, b Điểm 2 Mục II Công văn số 824/BYT-KH-TC ngày 16/02/2016 của Bộ Y tế.

- Giường bệnh ngoại khoa sau phẫu thuật: áp dụng tối đa không quá 10 ngày sau phẫu thuật. Từ ngày thứ 11 sau phẫu thuật trở đi thì áp dụng mức giá ngày giường nội khoa theo hạng bệnh viện tương ứng quy định tại mục số 3, Phụ lục II Thông tư số 37.

- Giường bệnh tại các khoa ung thư, nhi: áp dụng giá ngày giường điều trị nội khoa loại 1 quy định tại điểm 3.1 theo hạng bệnh viện tương ứng của Phụ lục II Thông tư 37.

- Giường bệnh nội khoa của các khoa còn lại: áp dụng theo mức giá ngày giường nội khoa loại 2 tại điểm 3.2 đối với nhóm người bệnh tổn thương tủy sống, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não và ngày giường nội khoa loại 3 tại điểm 3.3 theo hạng bệnh viện tương ứng đối với các bệnh còn lại.

d) Trường hợp các phẫu thuật chưa được phân loại phẫu thuật quy định tại Thông tư số 50/2014/TT-BYT ngày 26/12/2014 của Bộ Y tế, áp dụng mức giá thanh toán ngày giường ngoại khoa loại 4 của hạng bệnh viện tương ứng.

e) Trường hợp một phẫu thuật nhưng ở các chuyên khoa khác nhau được phân loại phẫu thuật khác nhau tại Thông tư số 50/2014/TT-BYT (trừ chuyên khoa nhi): áp dụng mức giá ngày giường bệnh ngoại khoa theo phân loại phẫu thuật thấp nhất.

f) Đối với các trường hợp liên chuyên khoa: áp dụng mức giá của chuyên khoa thấp nhất trong các khoa tương ứng với hạng bệnh viện.

g) Trường hợp người bệnh vào viện hôm trước, ra viện hôm sau, thời gian nằm và điều trị từ 4 giờ đến 24 giờ thì chỉ tính là 01 ngày điều trị nội trú.

Xem nội dung VB
Điều 6. Các chế độ phụ cấp lương
...

8. Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc:

a) Phụ cấp thâm niên nghề:

áp dụng đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân, sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân, công chức hải quan và người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.

Mức phụ cấp như sau: Sau 5 năm (đủ 60 tháng) tại ngũ hoặc làm việc liên tục trong ngành hải quan, cơ yếu thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

*Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1, Khoản 2 Điều 2 Nghị định 76/2009/NĐ-CP

2. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 8 Điều 6 như sau:

“a) Phụ cấp thâm niên nghề:

Áp dụng đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân, sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm.

Mức phụ cấp như sau: sau 5 năm (đủ 60 tháng) tại ngũ hoặc làm việc liên tục trong ngành cơ yếu, hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.”
...
Điều 2. Hiệu lực và hướng dẫn thi hành
...
2. Chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.*

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 7 Công văn 1044/BYT-KH-TC năm 2016 (VB hết hiệu lực: 15/07/2018)

Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại cuộc họp ngày 29/02/2016, Bộ Y tế hướng dẫn bổ sung một số nội dung ngoài các nội dung đã hướng dẫn tại công văn số 824/BYT-KH-TC ngày 16/02/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn việc thực hiện Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc (sau đây gọi tắt là Thông tư 37) như sau:
...
7. Áp dụng mức giá của Thông tư 37 trong một số trường hợp

a) Trường hợp có sự trùng lặp về dịch vụ kỹ thuật thực hiện như sau:

- Trường hợp có sự trùng lặp về dịch vụ kỹ thuật trong cùng một chuyên khoa thì áp dụng mức giá của dịch vụ kỹ thuật có mức giá thấp hơn.

- Trường hợp có sự trùng lặp giữa các chuyên khoa khác nhau thì dịch vụ kỹ thuật thực hiện ở chuyên khoa nào sẽ áp dụng mức giá của dịch vụ kỹ thuật ở chuyên khoa đó.

b) Đối với “Phẫu thuật tạo thông động tĩnh mạch AVF” (số thứ tự 399): tạm thời chỉ áp dụng khi thực hiện Phẫu thuật từ lần thứ 2 trở đi, lần đầu áp dụng mức giá "Nối thông động tĩnh mạch” (số thứ tự 155).

c) Dịch vụ số 1187 "Đặt buồng tiêm truyền dưới da" trong cơ cấu giá dịch vụ này chưa bao gồm vật tư buồng tiêm truyền cấy dưới da nên vật tư này được thu của người bệnh và thanh toán với cơ quan BHXH theo quy định.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 9 Công văn 7117/BYT-KH-TC năm 2016 (VB hết hiệu lực: 15/07/2018)

Thời gian qua, Bộ Y tế nhận được phản ánh của một số đơn vị, địa phương về một số vướng mắc trong triển khai Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc (sau đây gọi tắt là Thông tư 37). Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Y tế làm rõ thêm và hướng dẫn bổ sung một số nội dung ngoài các nội dung đã hướng dẫn tại công văn số 824/BYT-KH-TC ngày 16/02/2016, công văn số 1044/BYT-KH-TC ngày 29/02/2016 của Bộ Y tế như sau:
...
9. Hướng dẫn việc áp dụng giá trong một số trường hợp cụ thể:

a) Đối với dịch vụ “Theo dõi tim thai và cơn co tử cung bằng monitoring”: do sơ xuất trong quá trình soạn thảo nên Thông tư 37 chưa quy định giá của dịch vụ này. Vì vậy, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục áp dụng mức giá hiện được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01/3/2016. Trường hợp theo dõi tim thai và cơn co tử cung của sản phụ khoa trong cuộc đẻ thì thanh toán 01 lần/ngày điều trị.

b) Đối với dịch vụ chụp cộng hưởng từ (≥3Tesla): tạm thanh toán với Cơ quan BHYT theo mức giá chụp cộng hưởng quy định tại Thông tư 37 (dịch vụ số thứ tự 65, 66, 67, 68 của Thông tư 37).

c) Đối với các dịch vụ: Thay băng vết thương/mổ, Tháo bột: áp dụng cho cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có chuyên khoa Nhi. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thực hiện dịch vụ được thu của người bệnh và thanh toán với Cơ quan BHXH theo mức giá quy định tại Thông tư 37.

d) Đối với các dịch vụ phục hồi chức năng: không thanh toán chi phí dịch vụ kỹ thuật trong trường hợp người bệnh tự tập.

đ) Các thủ thuật của chuyên khoa mắt không được ghi chú 1 mắt, 2 mắt hay 1 mi, 2 mi; dịch vụ “Rửa cùng đồ 1 mắt” (số thứ tự 842); “Siêu âm chẩn đoán” (số thứ tự 845): thanh toán theo số lần chỉ định thực hiện, không tính theo số mắt hay số mi.

e) Đối với dịch vụ Tắm điều trị bệnh nhân bỏng và Tắm điều trị bệnh nhân hồi sức, cấp cứu bỏng, theo quy trình người bệnh sau khi tắm có thay băng bỏng, do đó cơ sở khám chữa bệnh thực hiện thanh toán với quỹ BHYT và thu của người bệnh như sau:

- Trường hợp không gây mê, cơ sở KCB thanh toán với quỹ BHYT và người bệnh thanh toán bằng 70% giá dịch vụ “Tắm điều trị bệnh nhân bỏng” và 100% giá dịch vụ thay băng bỏng;

- Trường hợp tắm có gây mê, cơ sở KCB thanh toán với quỹ BHYT và người bệnh thanh toán 70% giá dịch vụ “Tắm điều trị bệnh nhân hồi sức, cấp cứu bỏng” và 100% giá dịch vụ thay băng bỏng.

f) Dịch vụ Helicobacter pylori Ag Test nhanh: trường hợp thực hiện dịch vụ Nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng không sinh thiết nhưng có làm Test tìm vi khuẩn Helicobacter pylori, được thanh toán 01 lần mức giá dịch vụ Helicobacter pylori Ag Test nhanh; Trường hợp thực hiện dịch vụ Nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng có sinh thiết, không thanh toán thêm dịch vụ Helicobacter pylori Ag Test nhanh.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 9 Công văn 1044/BYT-KH-TC năm 2016 (VB hết hiệu lực: 15/07/2018)

Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại cuộc họp ngày 29/02/2016, Bộ Y tế hướng dẫn bổ sung một số nội dung ngoài các nội dung đã hướng dẫn tại công văn số 824/BYT-KH-TC ngày 16/02/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn việc thực hiện Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc (sau đây gọi tắt là Thông tư 37) như sau:
...
9. Áp dụng giá dịch vụ kỹ thuật chưa được xếp tương đương:

Đối với các dịch vụ kỹ thuật chưa được quy định mức giá cụ thể tại Thông tư và chưa được Bộ Y tế xếp tương đương về kỹ thuật và chi phí thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 37 thì tạm thời thực hiện thu của người bệnh và thanh toán với cơ quan BHXH theo mức giá đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01/3/2016 cho đến khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi các Khoản 6, 7, 8 Công văn 7117/BYT-KH-TC năm 2016 (VB hết hiệu lực: 15/07/2018)

Thời gian qua, Bộ Y tế nhận được phản ánh của một số đơn vị, địa phương về một số vướng mắc trong triển khai Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc (sau đây gọi tắt là Thông tư 37). Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Y tế làm rõ thêm và hướng dẫn bổ sung một số nội dung ngoài các nội dung đã hướng dẫn tại công văn số 824/BYT-KH-TC ngày 16/02/2016, công văn số 1044/BYT-KH-TC ngày 29/02/2016 của Bộ Y tế như sau:
...
6. Thanh toán đối với một số dịch vụ không có trong danh mục dịch vụ kỹ thuật của Thông tư 43/TT-BYT và Thông tư 50/TT-BYT:

a) Trường hợp đã được quy định giá tại Thông tư 37: Trong thời gian chờ Bộ Y tế ban hành bổ sung danh mục dịch vụ kỹ thuật và bổ sung phân loại phẫu thuật, thủ thuật, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thu của người bệnh và thanh toán với Cơ quan BHXH theo mức giá đã quy định tại Thông tư 37.

Gồm các dịch vụ sau: Phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối, thủ thuật cắt phymosite, Đặt buồng tiêm truyền dưới da, Chụp Angiography mắt, CRP định lượng, phản ứng CRP, Xentonic/sắc tố mật/muối mật/Urobilinogen, HBsAg, thời gian đông máu.

b) Trường hợp đã được Bộ Y tế phê duyệt danh mục dịch vụ kỹ thuật: được áp dụng mức giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01/3/2016 (nếu có).

c) Trường hợp có tên trong Quyết định 23/2005/QĐ-BYT về việc Ban hành quy định phân tuyến kỹ thuật và danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh nhưng chưa được quy định giá tại Thông tư 37:

- Nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa thực hiện phê duyệt danh mục dịch vụ kỹ thuật theo Thông tư 43/TT-BYT và Thông tư 50/TT-BYT: tạm thời áp dụng giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01/3/2016 (nếu có).

- Nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được phê duyệt danh mục dịch vụ kỹ thuật theo Thông tư 43/TT-BYT và Thông tư 50/TT-BYT: đề nghị cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổng hợp danh mục các dịch vụ kỹ thuật báo cáo Bộ Y tế để hướng dẫn thực hiện.

7. Các dịch vụ kỹ thuật chưa phiên tương đương thuộc các chuyên khoa Mắt, Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Nội tiết, Hóa sinh, Tạo hình thẩm mỹ và Nhi khoa: tạm thời áp dụng theo mức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01/3/2016 (nếu có) đến khi có quy định phiên tương đương.

8. Các dịch vụ kỹ thuật thuộc các chuyên khoa không nêu tại điểm 7 trên đây, chưa được Bộ Y tế phiên tương đương thì thực hiện thanh toán như sau:

a) Dịch vụ kỹ thuật được thực hiện ở nhiều chuyên khoa nhưng mới xếp tương đương ở một số chuyên khoa thì được áp dụng mức giá của dịch vụ kỹ thuật đã phiên tương đương tại chuyên khoa có mức giá thấp nhất.

b) Dịch vụ kỹ thuật chưa phiên tương đương (tại Phụ lục kèm theo): áp dụng mức giá tương ứng với từng loại phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 37 cho đến khi Bộ Y tế ban hành Quyết định tương đương.

Xem nội dung VB
Điều 69. Kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh

Kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

1. Kỹ thuật, phương pháp được nghiên cứu tại Việt Nam hoặc nước ngoài, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận và lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.

2. Kỹ thuật, phương pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở nước ngoài cho phép áp dụng nhưng lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam;

Xem nội dung VB
- Phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc bệnh viện được hướng dẫn bởi Khoản 8 Công văn 1044/BYT-KH-TC năm 2016 (VB hết hiệu lực: 15/07/2018)

Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại cuộc họp ngày 29/02/2016, Bộ Y tế hướng dẫn bổ sung một số nội dung ngoài các nội dung đã hướng dẫn tại công văn số 824/BYT-KH-TC ngày 16/02/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn việc thực hiện Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc (sau đây gọi tắt là Thông tư 37) như sau:
...
8. Đối với các phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc bệnh viện: được áp dụng giá dịch vụ theo hạng của bệnh viện đó.

Xem nội dung VB
- Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh tại phòng khám đa khoa và trạm y tế tuyến xã được hướng dẫn bởi các Khoản 3, 4, 5 Công văn 7117/BYT-KH-TC năm 2016 (VB hết hiệu lực: 15/07/2018)

Thời gian qua, Bộ Y tế nhận được phản ánh của một số đơn vị, địa phương về một số vướng mắc trong triển khai Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc (sau đây gọi tắt là Thông tư 37). Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Y tế làm rõ thêm và hướng dẫn bổ sung một số nội dung ngoài các nội dung đã hướng dẫn tại công văn số 824/BYT-KH-TC ngày 16/02/2016, công văn số 1044/BYT-KH-TC ngày 29/02/2016 của Bộ Y tế như sau:
...
3. Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh tại phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc bệnh viện/trung tâm y tế huyện:

a) Việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh: áp dụng giá dịch vụ y tế theo mức giá của bệnh viện hạng 4 quy định tại Thông tư 37.

b) Trường hợp người bệnh đến khám bệnh tại phòng khám đa khoa khu vực trực thuộc bệnh viện/trung tâm y tế huyện sau đó được chuyển lên khám bệnh tại bệnh viện/trung tâm y tế huyện thì lần khám này được coi là một lần khám bệnh mới. Nếu cần khám các chuyên khoa khác được thanh toán tiền khám bệnh theo hướng dẫn tại Điểm a, Khoản 1, Mục II công văn số 824/BYT-KH-TC ngày 16/02/2016 của Bộ Y tế.

4. Phòng khám đa khoa trực thuộc bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương: áp dụng giá dịch vụ y tế theo hạng bệnh viện đó.

5. Tiền giường lưu tại trạm y tế tuyến xã: tạm thời thanh toán bằng 50% giá ngày giường điều trị nội trú theo mức giá giường Nội khoa loại 3 của bệnh viện hạng 4 quy định tại Thông tư 37. Không thanh toán tiền khám bệnh trong trường hợp đã thanh toán tiền giường lưu tại trạm y tế.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 5 Công văn 1044/BYT-KH-TC năm 2016 (VB hết hiệu lực: 15/07/2018)

Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại cuộc họp ngày 29/02/2016, Bộ Y tế hướng dẫn bổ sung một số nội dung ngoài các nội dung đã hướng dẫn tại công văn số 824/BYT-KH-TC ngày 16/02/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn việc thực hiện Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc (sau đây gọi tắt là Thông tư 37) như sau:
...
5. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được thực hiện mức giá gồm chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù và tiền lương kể từ ngày 01/3/2016.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Mục III Công văn 824/BYT-KH-TC năm 2016 (VB hết hiệu lực: 15/07/2018)

Liên Bộ Y tế - Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc (sau đây gọi tắt là Thông tư 37), kèm theo mức giá của 1.898 dịch vụ theo lộ trình tính giá quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện, gồm: (1) Chi phí trực tiếp và (2) Tiền lương (bao gồm cả phụ cấp thường trực 24/24 giờ, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật đặc thù theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Y tế hướng dẫn việc triển khai thực hiện Thông tư 37 như sau:
...
III. Lộ trình thực hiện

1. Mức giá gồm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2016.

2. Mức giá gồm chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù và tiền lương được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Thời điểm thực hiện cụ thể của từng đơn vị, địa phương do Bộ Y tế xem xét, quyết định và có thông báo sau.

3. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền quyết định là đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; các bệnh viện tư nhân được thực hiện mức giá gồm chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù và tiền lương kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2016.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Mục IV Công văn 824/BYT-KH-TC năm 2016 (VB hết hiệu lực: 15/07/2018)

Liên Bộ Y tế - Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc (sau đây gọi tắt là Thông tư 37), kèm theo mức giá của 1.898 dịch vụ theo lộ trình tính giá quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện, gồm: (1) Chi phí trực tiếp và (2) Tiền lương (bao gồm cả phụ cấp thường trực 24/24 giờ, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật đặc thù theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Y tế hướng dẫn việc triển khai thực hiện Thông tư 37 như sau:
...
IV. Một số nội dung cần lưu ý khi tổ chức triển khai thực hiện

1. Các Sở Y tế có trách nhiệm tập huấn, phổ biến các nội dung của Thông tư đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải triển khai tập huấn phổ biến nội dung Thông tư đến tất cả các cán bộ liên quan để thực hiện việc tính và thu đúng theo giá dịch vụ đã được ban hành, không thu thêm của người bệnh chi phí đã tính trong giá (trừ các chi phí vật tư, hóa chất, chưa tính vào giá, phần đồng chi trả theo quy định của người bệnh có thẻ BHYT hoặc phần chênh lệch giữa giá thanh toán với cơ quan BHXH và giá khám chữa bệnh theo yêu cầu).

2. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm lập danh mục các dịch vụ kỹ thuật đang thực hiện tại đơn vị, gồm danh mục, mức giá của từng dịch vụ kỹ thuật theo quy định tại Thông tư số 37, bao gồm cả các phẫu thuật, thủ thuật được xếp tương đương về kỹ thuật và chi phí; các phẫu thuật, thủ thuật chưa được quy định giá cụ thể hoặc chưa được xếp tương đương về kỹ thuật và chi phí gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội làm cơ sở thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người có thẻ BHYT.

3. Công khai mức thu của các dịch vụ thực hiện tại cơ sở khám chữa bệnh để người bệnh biết, thực hiện, đặc biệt là mức thu khám bệnh, ngày giường điều trị. Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện mức giá dịch vụ Liên Bộ đã ban hành nhưng không phù hợp, đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh bằng văn bản về Bộ Y tế, Bộ Tài chính để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp, không tự điều chỉnh mức thu hoặc yêu cầu người bệnh đóng thêm.

4. Cải tiến khâu thu, thanh toán, nhất là thanh toán khi ra viện để thuận lợi cho người bệnh; tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin để việc thanh toán được nhanh chóng và hạn chế tối đa việc tính sai cho người bệnh.

5. Lưu ý trong việc triển khai tự chủ tài chính, Giám đốc Bệnh viện không được giao khoán mức thu, chi cho các khoa phòng, đơn vị thuộc bệnh viện.

6. Về sử dụng nguồn thu: Số thu từ các dịch vụ, kỹ thuật y tế, kể cả số thu do cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán cho người bệnh có thẻ Bảo hiểm y tế theo quy định tại Thông tư 37 được để lại toàn bộ cho đơn vị sử dụng. Đơn vị được chủ động sử dụng nguồn tài chính này cho các hoạt động thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 14/02/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ, trước mắt là công tác khám bệnh và bảo đảm giường điều trị cho người bệnh, các đơn vị phải ưu tiên sử dụng nguồn thu để nâng cấp phòng khám và buồng bệnh, cụ thể:

a) Đối với số thu từ dịch vụ khám bệnh: Hàng năm, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải dành tối thiểu 5% số thu (riêng các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được xếp hạng là bệnh viện hạng III, hạng IV phải dành tối thiểu 3% số thu) để sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, mở rộng khu vực khám bệnh; mua sắm trang bị điều hòa, máy tính, các bộ dụng cụ khám bệnh đa khoa, chuyên khoa, bàn, ghế, giường, tủ... cho các phòng khám, buồng khám.

b) Đối với số thu từ ngày giường điều trị: Hàng năm, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải dành tối thiểu 5% số thu (riêng các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được xếp hạng là bệnh viện hạng III, hạng IV phải dành tối thiểu 3% số thu) để sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, mở rộng các buồng bệnh, tăng số lượng giường bệnh; mua bổ sung, thay thế các tài sản như: bàn, ghế, giường, tủ, xe đẩy, điều hòa, máy tính, quạt, bộ dụng cụ khám bệnh theo các chuyên khoa, mua chăn, ga, gối, đệm, chiếu ... trang bị cho các buồng bệnh để nâng cao chất lượng dịch vụ.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch Tài chính), Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá), Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế) để phối hợp xem xét giải quyết.

Xem nội dung VB