Thông tư 61/2014/TT-BGTVT quy định tiêu chí phân loại cảng thủy nội địa và công bố danh mục cảng thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: 61/2014/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Đinh La Thăng
Ngày ban hành: 07/11/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 25/11/2014 Số công báo: Từ số 999 đến số 1000
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 61/2014/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2014

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI CẢNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ CÔNG BỐ DANH MỤC CẢNG THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định tiêu chí phân loại cảng thủy nội địa và công bố danh mục cảng thủy nội địa.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về tiêu chí phân loại cảng thủy nội địa và công bố danh mục cảng thủy nội địa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến phân loại và công bố danh mục cảng thủy nội địa.

Điều 3. Tiêu chí phân loại cảng thủy nội địa

1. Các tiêu chí phân loại cảng thủy nội địa bao gồm:

a) Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của cảng thủy nội địa đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương hoặc một khu vực của địa phương;

b) Quy mô của cảng thủy nội địa bao gồm: cơ sở hạ tầng cảng, khả năng tiếp nhận phương tiện lớn nhất và số lượng hàng hóa, hành khách thông qua cảng trong 01 (một) năm.

2. Việc phân loại cảng thủy nội địa thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Công bố danh mục cảng thủy nội địa

1. Thẩm quyền công bố danh mục cảng thủy nội địa

a) Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục cảng thủy nội địa trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng đi qua hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố danh mục cảng thủy nội địa trên tuyến đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương.

2. Trình tự công bố danh mục cảng thủy nội địa

a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam lập danh mục cảng thủy nội địa trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng đi qua từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, trình Bộ Giao thông vận tải trước ngày 20 tháng 12 hàng năm để công bố;

b) Sở Giao thông vận tải lập danh mục cảng thủy nội địa trên tuyến đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước ngày 20 tháng 12 hàng năm để công bố;

c) Cơ quan có thẩm quyền công bố danh mục cảng thủy nội địa quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này công bố danh mục cảng thủy nội địa trước ngày 31 tháng 12 hàng năm theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Sau khi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố danh mục cảng thủy nội địa, Sở Giao thông vận tải gửi danh mục cảng đã công bố về Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trước ngày 15 tháng 01 hàng năm; Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải trước ngày 25 tháng 01 hàng năm.

3. Cơ quan có thẩm quyền công bố danh mục cảng thủy nội địa quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này hàng năm phải đăng tải danh mục cảng thủy nội địa đã công bố trên trang thông tin điện tử do mình quản lý.

Điều 5. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh về Bộ Giao thông vận tải để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cổng TTĐT của Chính phủ;
- Trang Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Công báo;
- Báo GT, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KCHT.

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG PHÂN LOẠI CẢNG THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TT

Loại cảng

Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của cảng

Quy mô cảng

Cơ sở hạ tầng

Khả năng tiếp nhận phương tiện lớn nhất

Số lượng hàng hóa, hành khách thông qua trong 01 năm

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Loại I

Cảng có tiếp nhận phương tiện thủy nước ngoài.

 

 

 

Cảng có vị trí, vai trò và tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng

- Bến kết cấu bê tông cốt thép có tổng chiều dài tuyến bến từ 300 m trở lên.

 

 

- Cảng hàng hóa có hệ thống kho bãi, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ cơ giới có khả năng bốc xếp công - ten - nơ.

- Đối với cảng hàng hóa: Từ 3.000 tấn trở lên.

- Đối với cảng hàng hóa: Từ 1.500.000 tấn/năm trở lên.

- Cảng hành khách có nhà chờ trang bị tiện nghi, có cơ sở dịch vụ đủ điều kiện phục vụ khách nội địa và khách quốc tế.

- Kết nối thuận tiện với phương thức vận tải khác.

- Đối với cảng hành khách: Từ 300 khách trở lên.

- Đối với cảng hành khách: Trên 200.000 khách/năm.

2

Loại II

Cảng có vị trí, vai trò và tầm quan trọng đến việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

- Bến kết cấu bê tông cốt thép hoặc thép, có tổng chiều dài tuyến bến từ 150 m đến dưới 300m.

 

 

- Cảng hàng hóa có hệ thống kho bãi nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ cơ giới có khả năng bốc xếp công - ten - nơ.

- Đối với cảng hàng hóa: Từ 1.000 tấn đến dưới 3.000 tấn.

- Đối với cảng hàng hóa: Từ 1.000.000 tấn đến dưới 1.500.000 tấn/năm.

- Cảng hành khách có nhà chờ trang bị tiện nghi và cơ sở dịch vụ phục vụ hành khách.

- Kết nối thuận tiện với phương thức vận tải khác.

Đối với cảng hành khách: Từ 100 khách đến dưới 300 khách.

Đối với cảng hành khách: Từ 100.000 khách đến dưới 200.000 khách/năm.

3

Loại III

Cảng có vị trí, vai trò và tầm quan trọng phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi một khu vực của địa phương

- Bến kết cấu bê tông cốt thép hoặc thép có tổng chiều dài tuyến bến từ 75 m đến dưới 150 m.

 

 

- Cảng hàng hóa có hệ thống kho bãi, thiết bị xếp dỡ cơ giới.

- Đối với cảng hàng hóa: Dưới 1.000 tấn.

- Đối với cảng hàng hóa: Dưới 1.000.000 tấn/năm.

- Cảng hành khách có nhà chờ và các dịch vụ phục vụ hành khách.

- Giao thông thuận tiện.

- Đối với cảng hành khách: Dưới 100 khách.

- Đối với cảng hành khách: Dưới 100.000 khách/năm.

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CẢNG THỦY NỘI ĐỊA
(Năm 20....)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2014/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Số TT

Tên cảng

Loại cảng

Chủ cảng

Vị trí, lý trình, sông, kênh

Địa danh

Khả năng tiếp nhận phương tiện thủy lớn nhất

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5