Thông tư 58/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: 58/2015/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Phạm Minh Huân
Ngày ban hành: 29/12/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 30/01/2016 Số công báo: Từ số 135 đến số 136
Lĩnh vực: Bảo hiểm, Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 58/2015/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2015

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH MỨC ĐIỀU CHỈNH TIỀN LƯƠNG VÀ THU NHẬP THÁNG ĐÃ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định s115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một sđiều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (sau đây gọi tắt là Nghị định số 115/2015/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định s134/2015/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một sđiều của Luật Bảo him xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện (sau đây gọi tắt là Nghị định số 134/2015/NĐ-CP);

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Điều 1. Đối tượng áp dụng

1. Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016.

2. Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016.

Điều 2. Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

1. Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm

x

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1:

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Mức điều chỉnh

4,29

3,64

3,44

3,33

3,09

2,96

3,01

3,02

2,91

2,82

2,62

2,42

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

 

Mức điều chỉnh

2,25

2,08

1,69

1,58

1,45

1,22

1,12

1,05

1,01

1,00

1,00

 

2. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 3. Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

1. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đi tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm

x

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2:

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Mức điều chỉnh

1,69

1,58

1,45

1,22

1,12

1,05

1,01

1,00

1,00

2. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này. Mức bình quân thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 115/2015/NĐ-CPKhoản 4 Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP.

Điều 4. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016; các quy định tại Thông tư này áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để kịp thời nghiên cứu, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- VP TƯ Đảng và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- T
òa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Sở LĐ-TBXH các t
nh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản);
- Lưu: VT, PC, BHXH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Minh Huân

 

- Điều này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Công văn 5424/BHXH-CSXH năm 2015

Thực hiện Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015; số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ và Thông tư số 58/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. BHXH một lần, trợ cấp tuất một lần, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh), BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân thực hiện như sau:

1. Đối tượng áp dụng

1.1. Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH để làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH gồm: Người lao động đóng BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định (kể cả người tự đóng tiếp BHXH theo quy định), người tham gia BHXH bắt buộc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH (kể cả người lao động chờ đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng), người tham gia BHXH nông dân Nghệ An được chuyển đổi sang BHXH tự nguyện theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Những đối tượng nêu trên đã có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định hoặc tham gia BHXH nông dân Nghệ An, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2016.

1.2. Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH là người lao động tham gia BHXH tự nguyện (kể cả người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH) hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2016.

Xem nội dung VB
Điều 10. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội

Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
...

2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo công thức sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm = Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm x Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

a) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm và được xác định bằng biểu thức sau:

(Công thức, xem chi tiết tại văn bản)

Trong đó:

- t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).

b) Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của các năm trước năm 1995 được lấy bằng mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm 1994.

Xem nội dung VB
Điều 4. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội

Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội theo Điều 79 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
...

2. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 Điều này được điều chỉnh như sau:

a) Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm bằng thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của từng năm nhân với mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng;

b) Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hằng năm và được xác định bằng công thức sau:

(Công thức, xem chi tiết tại văn bản)

Trong đó:

- t: Là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

- Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm 2.1 và Điểm 2.3 Khoản 2 Công văn 5424/BHXH-CSXH năm 2015

Thực hiện Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015; số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ và Thông tư số 58/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. BHXH một lần, trợ cấp tuất một lần, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh), BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân thực hiện như sau:
...
2. Điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH

2.1. Điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định đối với người chỉ có thời gian tham gia BHXH bắt buộc hoặc có thời gian tham gia BHXH nông dân Nghệ An

Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định của pháp luật về BHXH kể từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2016 thì khi tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần, trợ cấp tuất một lần mà có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định hoặc có thời gian tham gia BHXH nông dân Nghệ An thì căn cứ vào công thức điều chỉnh và mức điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH quy định tại Khoản 1, Điều 2 Thông tư số 58/2015/TT-BLĐTBXH để thực hiện điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng BHXH của thời gian này.

Trường hợp người có thời gian đóng BHXH đã được ghi trong sổ BHXH bằng ngoại tệ thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang tiền Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm, ngày 01 tháng 7 cho 6 tháng cuối năm của năm đóng BHXH đã được ghi trong sổ BHXH. Sau khi chuyển đổi sang tiền Việt Nam tại thời điểm đóng BHXH mới thực hiện điều chỉnh và tính lại mức hưởng (tỷ giá đồng Việt Nam so với đô la Mỹ của các năm từ 1990 đến ngày 02/01/2007, BHXH Việt Nam đã tổng hợp và thông báo tại Công văn số 1633/BHXH-CĐCS ngày 16/5/2007).
...
2.3. Điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH đối với người vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định hoặc tham gia BHXH nông dân Nghệ An vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện

Đối với người vừa có thời gian đã đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định hoặc tham gia BHXH nông dân Nghệ An vừa có thời gian tham gia BHXH tự nguyện, từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2016 hưởng chế độ hưu trí, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định của pháp luật về BHXH, khi tính mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH để tính hưởng BHXH, nếu có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định hoặc theo mức tham gia BHXH nông dân Nghệ An thì thực hiện điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của thời gian này theo hướng dẫn tại Điểm 2.1 nêu trên; nếu có thời gian đóng BHXH tự nguyện thì thực hiện điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của thời gian này theo hướng dẫn tại Điểm 2.2 nêu trên.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điểm 2.2 và Điểm 2.3 Khoản 2 Công văn 5424/BHXH-CSXH năm 2015

Thực hiện Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015; số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ và Thông tư số 58/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) để làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. BHXH một lần, trợ cấp tuất một lần, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh), BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân thực hiện như sau:
...
2. Điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH
...
2.2. Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH tự nguyện để làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH đối với người chỉ có thời gian đóng BHXH tự nguyện

Người tham gia BHXH tự nguyện hưởng chế độ hưu trí, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định của pháp luật về BHXH kể từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2016, khi tính mức bình quân thu nhập tháng đã đóng BHXH tự nguyện để tính hưởng BHXH thì căn cứ vào công thức điều chỉnh và mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH quy định tại Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 58/2015/TT-BLĐTBXH để thực hiện điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của thời gian này.

2.3. Điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính hưởng các chế độ BHXH đối với người vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định hoặc tham gia BHXH nông dân Nghệ An vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện

Đối với người vừa có thời gian đã đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định hoặc tham gia BHXH nông dân Nghệ An vừa có thời gian tham gia BHXH tự nguyện, từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2016 hưởng chế độ hưu trí, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần theo quy định của pháp luật về BHXH, khi tính mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH để tính hưởng BHXH, nếu có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định hoặc theo mức tham gia BHXH nông dân Nghệ An thì thực hiện điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH của thời gian này theo hướng dẫn tại Điểm 2.1 nêu trên; nếu có thời gian đóng BHXH tự nguyện thì thực hiện điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của thời gian này theo hướng dẫn tại Điểm 2.2 nêu trên.

Xem nội dung VB
Điều 11. Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Điều 71 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
...

4. Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được tính theo công thức sau:

(Công thức, xem chi tiết tại văn bản)

Trong đó:

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này.

- Mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 79 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Xem nội dung VB
Điều 5. Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Điều 71 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
...

4. Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được tính theo công thức sau:

(Công thức, xem chi tiết tại văn bản)

Trong đó:

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 62 và Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội.

- Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đã được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Xem nội dung VB