Thông tư 46/2018/TT-BCT sửa đổi Thông tư 21/2015/TT-BCT quy định về phương pháp xác định giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, trình tự kiểm tra hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện
Số hiệu: 46/2018/TT-BCT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Trần Tuấn Anh
Ngày ban hành: 15/11/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 30/11/2018 Số công báo: Từ số 1065 đến số 1066
Lĩnh vực: Tài chính, Công nghiệp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ CÔNG THƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/2018/TT-BCT

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2018

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 21/2015/TT-BCT NGÀY 23 THÁNG 6 NĂM 2015 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG QUY ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ PHỤ TRỢ HỆ THỐNG ĐIỆN, TRÌNH TỰ KIỂM TRA HỢP ĐỒNG CUNG CẤP DỊCH VỤ PHỤ TRỢ HỆ THỐNG ĐIỆN

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2015/TT-BCT ngày 23 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, trình tự kiểm tra hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2015/TT-BCT ngày 23 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, trình tự kiểm tra hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện (viết tắt là Thông tư số 21/2015/TT- BCT) như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 2 như sau:

“1. Công suất khả dụng dự kiến của tổ máy là công suất lớn nhất dự kiến có thể đạt được khi tổ máy phát liên tục, ổn định và duy trì trong một khoảng thời gian xác định do hai bên thỏa thuận phù hợp với thông số kỹ thuật của tổ máy.

2. Dịch vụ phụ trợ là các dịch vụ:

a) Dịch vụ phụ trợ khởi động nhanh;

b) Dịch vụ phụ trợ vận hành phải phát để đảm bảo an ninh hệ thống điện:

- Dịch vụ phụ trợ vận hành phải phát thường xuyên của nhà máy điện để đảm bảo an ninh hệ thống điện;

- Dịch vụ phụ trợ vận hành phải phát của nhà máy điện tua bin khí theo lệnh của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện để đảm bảo an ninh hệ thống điện (viết tắt là dịch vụ phụ trợ vận hành phải phát của nhà máy điện tua bin khí) khi nhà máy vận hành chu trình đơn hoặc thiếu nhiên liệu chính phải sử dụng một phần hoặc toàn bộ nhiên liệu phụ.

c) Dịch vụ phụ trợ dự phòng quay;

d) Dịch vụ phụ trợ điều tần;

đ) Dịch vụ phụ trợ điều chỉnh điện áp;

e) Dịch vụ phụ trợ khởi động đen.

3. Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ là đơn vị phát điện sở hữu một hoặc nhiều nhà máy điện được huy động cung cấp dịch vụ phụ trợ theo yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện để đảm bảo an ninh hệ thống điện.”

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:

“1. Đối với nhà máy thuộc danh sách cung cấp dịch vụ phụ trợ khởi động nhanh, dịch vụ phụ trợ vận hành phải phát thường xuyên của các nhà máy điện để đảm bảo an ninh hệ thống điện: Giá dịch vụ phụ trợ được xác định theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp đủ chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ cần thiết và có lợi nhuận hợp lý trong năm cho Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ là các nhà máy nhiệt điện; giá dịch vụ phụ trợ chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, các loại thuế, các khoản tiền phải nộp theo quy định pháp luật có liên quan. Giá dịch vụ phụ trợ cho đơn vị này gồm các thành phần sau:

a) Giá cố định;

b) Giá biến đổi;

c) Giá khởi động;

d) Các khoản chi phí khác (nếu có).

2. Đối với dịch vụ phụ trợ điều tần, nguyên tắc xác định giá như sau:

a) Đối với nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam không trực tiếp tham gia thị trường điện thuộc danh sách cung cấp dịch vụ phụ trợ điều tần: Chi phí phát sinh hợp lý, hợp lệ do cung cấp dịch vụ phụ trợ điều tần được tính vào chi phí hàng năm của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu theo quy định tại Quy định phương pháp, trình tự xác định chi phí hàng năm và giá điện của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu do Bộ Công Thương ban hành;

b) Đối với nhà máy trực tiếp tham gia thị trường điện thuộc danh sách cung cấp dịch vụ phụ trợ điều tần: Được tính doanh thu theo Quy định vận hành thị trường điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành.

3. Đối với dịch vụ phụ trợ dự phòng quay, nguyên tắc xác định giá như sau:

a) Đối với nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam không trực tiếp tham gia thị trường điện thuộc danh sách cung cấp dịch vụ phụ trợ dự phòng quay: Chi phí phát sinh hợp lý, hợp lệ do cung cấp dịch vụ phụ trợ dự phòng quay được tính vào chi phí hàng năm của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu theo quy định tại Quy định phương pháp, trình tự xác định chi phí hàng năm và giá điện của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu do Bộ Công Thương ban hành;

b) Đối với nhà máy trực tiếp tham gia thị trường điện thuộc danh sách cung cấp dịch vụ phụ trợ dự phòng quay: Được tính doanh thu theo Quy định vận hành thị trường điện cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành.

4. Đối với dịch vụ phụ trợ điều chỉnh điện áp, dịch vụ phụ trợ vận hành phải phát của nhà máy điện tua bin khí và dịch vụ phụ trợ khởi động đen, nguyên tắc xác định giá như sau:

a) Đối với nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam thuộc danh sách cung cấp dịch vụ phụ trợ điều chỉnh điện áp, dịch vụ phụ trợ khởi động đen: Chi phí phát sinh hợp lý, hợp lệ do cung cấp dịch vụ phụ trợ điều chỉnh điện áp, dịch vụ phụ trợ khởi động đen được tính vào chi phí hàng năm của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu theo quy định tại Quy định phương pháp, trình tự xác định chi phí hàng năm và giá điện của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu do Bộ Công Thương ban hành;

b) Đối với nhà máy thuộc danh sách cung cấp dịch vụ phụ trợ điều chỉnh điện áp, dịch vụ phụ trợ vận hành phải phát của nhà máy điện tua bin khí và dịch vụ phụ trợ khởi động đen không phải là nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ có trách nhiệm thoả thuận giá dịch vụ phụ trợ, đàm phán và ký hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Phương pháp xác định chi phí dịch vụ phụ trợ điều chỉnh điện áp, dịch vụ phụ trợ vận hành phải phát của nhà máy điện tua bin khí và dịch vụ phụ trợ khởi động đen thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương II Thông tư này.”

3. Sửa đổi tên Mục 2 Chương II như sau:

“Mục 2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ PHỤ TRỢ KHỞI ĐỘNG NHANH, DỊCH VỤ PHỤ TRỢ VẬN HÀNH PHẢI PHÁTTHƯỜNG XUYÊN CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN ĐỂ ĐẢM BẢO AN NINH HỆ THỐNG ĐIỆN”

4. Sửa đổi, bổ sung phần đầu Điều 5; Khoản 1; Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e và Điểm g Khoản 2 Điều 5; bổ sung Khoản 3a Điều 5 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung phần đầu Điều 5 như sau:

“Doanh thu cố định năm N (G) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

G = CKH + COM,N + CLVDH + GĐC + LNN

CKH: Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định năm N của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều này (đồng);

COM,N: Tổng chi phí vận hành cố định năm N được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều này (đồng);

CLVDH: Tổng chi phí trả lãi vay và các khoản phí để vay vốn, phải trả trong năm N cho đầu tư tài sản của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ (đồng);

GĐC: Doanh thu cố định điều chỉnh năm N (đồng);

LNN: Lợi nhuận định mức năm N (đồng).”

b) Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 5 như sau:

“1. Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định (CKH) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ trong năm N được xác định như sau:

Thời gian sử dụng và phương pháp trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện theo quy định tại Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định là giá trị khấu hao tài sản cố định dự kiến trích trong năm N tại thời điểm hai bên đàm phán phương án giá để trình thẩm định giá dịch vụ phụ trợ của nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ.

Trường hợp có chênh lệch giữa giá trị khấu hao tài sản cố định dự kiến trong phương án giá dịch vụ phụ trợ năm N-1 và thực tế thực hiện năm N-1, khoản chênh lệch này được hai bên xem xét điều chỉnh chi phí khấu hao trong phương án giá dịch vụ phụ trợ năm N trong trường hợp cần thiết.”

c) Sửa đổi, bổ sung Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e và Điểm g Khoản 2 Điều 5 như sau:

“b) Phương pháp xác định tổng chi phí tiền lương (CTL)

Tổng chi phí tiền lương năm N (CTL) bao gồm tổng chi phí tiền lương và các chi phí có tính chất lương như chi phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn được xác định theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trường hợp có chênh lệch giữa tổng chi phí tiền lương và các chi phí có tính chất lương như chi phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn dự kiến trong phương án giá dịch vụ phụ trợ năm N-2 và thực tế thực hiện năm N-2 theo các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hai bên xem xét điều chỉnh trong phương án giá dịch vụ phụ trợ năm N trong trường hợp cần thiết.

c) Phương pháp xác định tổng chi phí sửa chữa lớn (CSCL)

Tổng chi phí sửa chữa lớn (CSCL) năm N được hai bên thoả thuận trên cơ sở giá trị do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp có chênh lệch giữa giá trị sửa chữa lớn dự kiến trong phương án giá dịch vụ phụ trợ năm N-2 và thực tế thực hiện năm N-2 do thay đổi hạng mục sửa chữa, lịch sửa chữa và nội dung sửa chữa, hai bên xem xét điều chỉnh chi phí sửa chữa lớn trong phương án giá dịch vụ phụ trợ năm N trong trường hợp cần thiết.

đ) Phương pháp xác định tổng chi phí bằng tiền khác (CK)

Tổng chi phí bằng tiền khác năm N (CK) được xác định không bao gồm các khoản thuế, phí.

Tiền ăn ca, tiền thuê đất cho năm N được xác định theo quy định. Tổng chi phí bằng tiền khác năm N (CK) không bao gồm tiền ăn ca, tiền thuê đất được xác định căn cứ theo chi phí đã được kiểm toán năm N-2, được tính trượt giá 2,5%/năm, có loại trừ các chi phí đột biến bất thường của năm N-2 và được tính thêm chi phí hợp lý phát sinh dự kiến năm N nhưng chưa được tính trong năm N-2.

e) Chi phí chênh lệch tỷ giá năm N được tính trên cơ sở hợp đồng vay vốn ngoại tệ, kế hoạch trả nợ gốc vay ngoại tệ thực tế, tỷ giá dự kiến phải trả năm N Trường hợp có chênh lệch giữa chênh lệch tỷ giá dự kiến trong phương án giá dịch vụ phụ trợ năm N-2 và thực tế thực hiện năm N-2, hai bên xem xét điều chỉnh chi phí chênh lệch tỷ giá trong phương án giá dịch vụ phụ trợ năm N trong trường hợp cần thiết;

g) Trường hợp các khoản chi phí vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác của năm N-1 đã được kiểm toán, quyết toán, hai bên có quyền thỏa thuận thống nhất sử dụng số liệu này để tính chi phí tương ứng của năm N.”

d) Bổ sung Khoản 3a sau khoản 3 Điều 5 như sau:

“3a. Doanh thu cố định điều chỉnh (GĐC) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ năm N được xác định trên cơ sở chênh lệch hệ số khả dụng thực tế thực hiện và hệ số khả dụng trong phương án giá do thay đổi lịch sửa chữa và do thay đổi thời gian ngừng máy sửa chữa năm N-2 (không tính thời gian ngừng máy sửa chữa được rút ngắn do nỗ lực của nhà máy điện).”

5. Bổ sung Điều 5a sau Điều 5 như sau:

“Điều 5a. Phương pháp xác định giá dịch vụ phụ trợ dài hạn

1. Chu kỳ tính giá dài hạn bằng thời hạn hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ dài hạn quy định tại Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ.

Giá dịch vụ phụ trợ dài hạn được xác định cho từng năm từ năm N (là năm đầu tiên trong chu kỳ tính giá) đến hết thời hạn hợp đồng.

2. Nguyên tắc xác định giá hàng năm

a) Giá cố định, tổng doanh thu cố định, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí trả lãi vay, chi phí vật liệu cố định, chi phí tiền lương, chi phí sửa chữa lớn, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác và lợi nhuận của từng năm trong chu kỳ tính giá được xác định theo quy định tương tự tại Mục 2 Chương II Thông tư này.

b) Chi phí vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác (không bao gồm tiền ăn ca, thuê đất) năm N được xác định theo quy định tương tự tại Mục 2 Chương II Thông tư này, từ năm N+1 đến hết thời hạn hợp đồng, chi phí này trượt 2,5%/năm tính từ năm N. Tiền ăn ca, thuê đất được xác định theo quy định của pháp luật liên quan.

3. Cơ chế điều chỉnh giá dịch vụ phụ trợ hàng năm

a) Trước ngày 01 tháng 11 hàng năm, khi có số liệu quyết toán, kiểm toán của năm trước liền kề, trường hợp có chênh lệch về chi phí sửa chữa lớn, chi phí tiền lương, chênh lệch tỷ giá, hệ số khả dụng giữa phương án giá dịch vụ phụ trợ và thực tế thực hiện năm trước liền kề, hai bên xem xét điều chỉnh khoản chênh lệch này vào phương án giá dịch vụ phụ trợ của năm kế tiếp trong trường hợp cần thiết.

b) Trước ngày 01 tháng 11 hàng năm, trường hợp có chênh lệch khấu hao tài sản cố định giữa phương án giá dịch vụ phụ trợ và thực tế của năm đó, hai bên xem xét điều chỉnh khoản chênh lệch này vào phương án giá dịch vụ phụ trợ của năm kế tiếp trong trường hợp cần thiết.

c) Trước ngày 01 tháng 11 hàng năm, khi có số liệu kiểm toán năm liền kề trước đó của chi phí vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác, hai bên xem xét cập nhật các chi phí này vào phương án giá dịch vụ phụ trợ năm kế tiếp trong trường hợp cần thiết.

d) Trước ngày 01 tháng 11 hàng năm, trường hợp có quy định mới của Nhà nước về tiền lương, thuế và tài chính, hai bên xem xét tính toán điều chỉnh vào giá dịch vụ phụ trợ của năm kế tiếp.”

6. Sửa đổi, bổ sung Mục 3 Chương II như sau:

“Mục 3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ DỊCH VỤ PHỤ TRỢ KHỞI ĐỘNG ĐEN, DỊCH VỤ PHỤ TRỢ ĐIỀU CHỈNH ĐIỆN ÁP VÀ DỊCH VỤ PHỤ TRỢ VẬN HÀNH PHẢI PHÁT CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN TUA BIN KHÍ

Điều 8. Phương pháp xác định chi phí khởi động đen

1. Đối với nhà máy nhiệt điện

Tổng chi phí khởi động đen (Gk,i,j) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định như sau:

a) Chi phí khởi động đen ( Ck,i, j,l ) cho mỗi lần khởi động tổ máy ở từng chế độ khởi động được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

Ck,i,j,l : Chi phí khởi động đen của tổ máy i ở chế độ khởi động j cho lần khởi động l (đồng);

Mi,j: Định mức tiêu hao nhiên liệu dùng để khởi động đen tổ máy i ở chế độ khởi động j (kg hoặc BTU);

Gnlkđ: Giá nhiên liệu sử dụng cho khởi động đen của tổ máy (đồng/kg hoặc đồng/BTU);

: Định mức tiêu hao nhiên liệu phụ dùng để khởi động đen tổ máy i ở chế độ khởi động j (kg);

gnlp: Giá nhiên liệu phụ sử dụng cho khởi động đen của tổ máy (đồng/kg);

: Chi phí vật liệu phụ dùng để khởi động đen tổ máy i ở chế độ khởi động j (đồng);

j: Chế độ khởi động của tổ máy (nóng, ấm hoặc lạnh);

i: Tổ máy i của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ;

L: Tổng số lần khởi động đen;

l: Lần khởi động đen.

b) Chi phí duy trì khởi động đen (Cdt) gồm chi phí diễn tập khởi động đen theo quy định tại Quy định khởi động đen và khôi phục hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành và chi phí bảo dưỡng các thiết bị phục vụ khởi động đen (nếu có).

2. Đối với nhà máy thuỷ điện

a) Đối với nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Chi phí phát sinh hợp lý, hợp lệ do cung cấp dịch vụ phụ trợ khởi động đen được tính vào chi phí hàng năm của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu theo quy định tại Quy định phương pháp, trình tự xác định chi phí hàng năm và giá điện của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu do Bộ Công Thương ban hành;

b) Đối với nhà máy không phải là nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Tổng chi phí khởi động đen (Gk,i,j) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định bằng chi phí duy trì khởi động đen (Cdt) theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

3. Thời hạn thanh toán chi phí khởi động đen do hai bên thỏa thuận, thống nhất trong Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ khởi động đen.

Điều 8a. Phương pháp xác định chi phí dịch vụ phụ trợ điều chỉnh điện áp

1. Tổng chi phí dịch vụ phụ trợ điều chỉnh điện áp được xác định bằng chi phí chạy bù của các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ trong thời gian các tổ máy được huy động chạy bù (Rcb), xác định như sau:

Trong đó:

Rcb: Khoản tiền Bên mua phải trả cho Bên bán phần sản lượng điện nhận về phục vụ chạy bù (đồng);

D: Tổng số ngày trong tháng;

d: Ngày giao dịch mà sản lượng điện nhận về phục vụ chạy bù; Acb: Sản lượng điện nhận về phục vụ chạy bù được xác định theo bảng kê sản lượng điện nhận về phục vụ chạy bù do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phát hành (kWh);

Gsx: Giá bán lẻ điện tương ứng với giờ cao điểm, thấp điểm và bình thường cho các ngành sản xuất theo cấp điện áp cấp điện về sử dụng chạy bù theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (đồng/kWh);

Cbd: Chi phí bảo dưỡng các thiết bị chạy bù (nếu có).

2. Thời hạn thanh toán chi phí chạy bù phục vụ điều chỉnh điện áp do hai bên thỏa thuận thống nhất trong Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ điều chỉnh điện áp.

Điều 8b. Phương pháp xác định chi phí dịch vụ phụ trợ vận hành phải phát của nhà máy điện tua bin khí

1. Dịch vụ phụ trợ vận hành phải phát của nhà máy điện tua bin khí được thanh toán chi phí nhiên liệu, chi phí vận hành và bảo dưỡng biến đổi tại Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ. Chi phí cố định (hoặc phí công suất) và các chi phí khác hai bên có trách nhiệm thỏa thuận đảm bảo không tính trùng phù hợp với quy định pháp luật.

2. Thời hạn thanh toán chi phí dịch vụ phụ trợ vận hành phải phát của nhà máy điện tua bin khí do hai bên thỏa thuận thống nhất trong Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ.”

7. Sửa đổi Khoản 1 Điều 9 như sau:

"1. Trước ngày 15 tháng 11 năm N-1, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm trình Cục Điều tiết điện lực thẩm định giá dịch vụ phụ trợ khởi động nhanh, dịch vụ phụ trợ vận hành phải phát thường xuyên của các nhà máy điện năm N (đối với Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ hàng năm) hoặc từng năm trong thời hạn Hợp đồng (đối với Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ dài hạn) để đảm bảo an ninh hệ thống điện của các Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ trên hệ thống điện theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Thông tư này.”

8. Sửa đổi Điều 11 như sau:

“1. Hợp đồng mẫu cung cấp dịch vụ phụ trợ quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này được áp dụng cho việc cung cấp dịch vụ khởi động nhanh, vận hành phải phát thường xuyên của các nhà máy điện để đảm bảo an ninh hệ thống điện, dịch vụ phụ trợ điều chỉnh điện áp, dịch vụ phụ trợ vận hành phải phát của nhà máy điện tua bin khí và dịch vụ phụ trợ khởi động đen giữa Đơn vị được chỉ định cung cấp dịch vụ phụ trợ và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

2. Đối với nội dung quy định thanh toán tiền cung cấp dịch vụ phụ trợ điều chỉnh điện áp, dịch vụ phụ trợ vận hành phải phát của nhà máy điện tua bin khí và dịch vụ phụ trợ khởi động đen tuân thủ theo quy định tại Mục 3 Chương II Thông tư này.”

9. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:

“1. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm:

a) Ban hành Quy trình xác định và vận hành dịch vụ phụ trợ, danh sách nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ theo quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành;

b) Rà soát, thẩm định trình Bộ Công Thương ban hành danh sách nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ khởi động đen theo Quy định hệ thống điện truyền tải và Quy định khởi động đen và khôi phục hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành;

c) Thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt giá dịch vụ phụ trợ của nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ khởi động nhanh, dịch vụ phụ trợ vận hành phải phát để đảm bảo an ninh hệ thống điện, dịch vụ phụ trợ điều chỉnh điện áp và dịch vụ phụ trợ khởi động đen;

d) Kiểm tra Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này và giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan.

2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm:

a) Lập danh sách nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ theo quy định hệ thống điện truyền tải và quy định khởi động đen và khôi phục hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành;

b) Thỏa thuận và phê duyệt lịch sửa chữa cho nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ trên cơ sở thời gian sửa chữa thực tế hạng mục tương tự của nhà máy và tiêu chuẩn của nhà chế tạo thiết bị;

c) Rà soát các khoản chi phí đã được tính trong giá điện tại hợp đồng mua bán điện đã ký của nhà máy thuộc danh sách cung cấp dịch vụ phụ trợ điều chỉnh điện áp, dịch vụ phụ trợ khởi động đen để đảm bảo không tính trùng, tính thừa trong chi phí dịch vụ phụ trợ;

d) Thỏa thuận, thống nhất giá, chi phí dịch vụ phụ trợ với Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ;

đ) Đàm phán, ký kết hoặc ủy quyền cho Công ty Mua bán điện đàm phán, ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ với Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ; trình Cục Điều tiết điện lực kiểm tra hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ;

e) Trình Cục Điều tiết điện lực thẩm định giá dịch vụ phụ trợ đã thỏa thuận với Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ.

3. Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ khởi động nhanh, dịch vụ phụ trợ vận hành phải phát để đảm bảo an ninh hệ thống điện, dịch vụ phụ trợ dự phòng quay, dịch vụ phụ trợ điều tần, dịch vụ phụ trợ điều chỉnh điện áp, dịch vụ phụ trợ khởi động đen có trách nhiệm:

a) Đàm phán, ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ;

b) Cung cấp đầy đủ các thông tin; đảm bảo tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của số liệu, tài liệu cung cấp cho các đơn vị, cơ quan liên quan trong quá trình đàm phán và kiểm tra hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ.”

10. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 15 như sau:

“2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ có quyền lựa chọn tính toán giá dịch vụ phụ trợ dài hạn theo chu kỳ sửa chữa lớn của thiết bị chính nhà máy điện theo phương pháp quy định tại Điều 5a Thông tư này.

Trường hợp xác định giá dịch vụ phụ trợ dài hạn, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm đàm phán, thỏa thuận giá dịch vụ phụ trợ dài hạn với Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ, áp dụng thống nhất đối với Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ theo quy định tại Thông tư này.”

11. Sửa đổi Khoản 2 Điều 2 Hợp đồng mẫu cung cấp dịch vụ phụ trợ ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BCT như sau:

“2. Thời hạn Hợp đồng

Trừ khi gia hạn hoặc chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn quy định tại Điều 9 Hợp đồng này, Hợp đồng có thời hạn do hai bên thỏa thuận phù hợp với thời hạn tại danh sách nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.”

12. Bãi bỏ Khoản 3 Điều 1, Điều 13 Thông tư số 21/2015/TT-BCT.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các đơn vị có liên quan phản ánh về Cục Điều tiết điện lực để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo về Bộ Công Thương để giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao;
- Toà án Nhân dân Tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website: Chính phủ, Bộ Công Thương;
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;
- Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam;
- Các Tổng Công ty phát điện;
- Công ty mua bán điện;
- Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia;
- Lưu: VT, PC, ĐTĐL.

BỘ TRƯỞNG




Trần Tuấn Anh

 

 

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Công suất khả dụng dự kiến của tổ máy là công suất lớn nhất dự kiến có thể đạt được khi tổ máy phát liên tục và ổn định trong khoảng thời gian ít nhất là 08 giờ.

2. Dịch vụ phụ trợ là các dịch vụ dự phòng khởi động nhanh, dự phòng khởi động nguội, vận hành phải phát đảm bảo an ninh hệ thống điện, điều tần và dự phòng quay được huy động theo lệnh điều độ của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, nhằm đảm bảo tiêu chuẩn vận hành, duy trì độ tin cậy và an ninh hệ thống điện.

3. Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ là đơn vị phát điện sở hữu một hoặc nhiều nhà máy điện được huy động cung cấp Dịch vụ phụ trợ theo lệnh điều độ. Đối với các dịch vụ dự phòng khởi động nhanh, dự phòng khởi động nguội, vận hành phải phát đảm bảo an ninh hệ thống điện, Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ thuộc danh sách do Cục Điều tiết điện lực ban hành ký hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Chi phí cung cấp dịch vụ phụ trợ thuộc chi phí phát điện được thanh toán theo quy định hiện hành.

Xem nội dung VB
Điều 3. Nguyên tắc xác định giá dịch vụ phụ trợ

1. Đối với dịch vụ dự phòng khởi động nhanh, dự phòng khởi động nguội, vận hành phải phát đảm bảo an ninh hệ thống điện, giá dịch vụ phụ trợ được xác định theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp đủ chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ cần thiết và có lợi nhuận hợp lý hàng năm cho đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ là các nhà máy nhiệt điện; giá chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Giá dịch vụ phụ trợ cho đơn vị này gồm các thành phần sau:

a) Giá cố định là thành phần để thu hồi tổng chi phí cố định cho hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ trong năm áp dụng giá;

b) Giá biến đổi là thành phần để thu hồi chi phí nhiên liệu và vật liệu cho sản xuất điện của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ theo lệnh điều độ của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện;

c) Giá khởi động của tổ máy phát điện là thành phần để thu hồi chi phí nhiên liệu và chi phí điện năng của tổ máy phát điện trong quá trình thao tác đưa tổ máy từ ngừng vận hành ở các trạng thái nóng, lạnh hoặc ấm sang vận hành sản xuất điện theo lệnh điều độ của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.

2. Đối với dịch vụ điều tần, nguyên tắc huy động và xác định giá như sau:

a) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện huy động các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam để cung cấp dịch vụ điều tần. Chi phí phát sinh thực tế, hợp lý, hợp lệ do cung cấp dịch vụ điều tần được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh điện của các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu;

b) Đối với các nhà máy trực tiếp tham gia thị trường điện, chi phí phát sinh do cung cấp dịch vụ điều tần được thanh toán theo Quy định vận hành thị trường điện lực cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành hoặc các quy định liên quan khác.

3. Đối với dịch vụ dự phòng quay, đơn vị cung cấp dịch vụ dự phòng quay là nhà máy điện trực tiếp tham gia thị trường điện. Phương pháp xác định giá dịch vụ phụ trợ dự phòng quay thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương này.

Xem nội dung VB
Mục 2. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ PHỤ TRỢ DỰ PHÒNG KHỞI ĐỘNG NHANH, DỰ PHÒNG KHỞI ĐỘNG NGUỘI, VẬN HÀNH PHẢI PHÁT ĐẢM BẢO AN NINH HỆ THỐNG ĐIỆN

Điều 4. Phương pháp xác định giá cố định

1. Giá cố định (gcđ) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo công thức sau:

(Công thức, xem chi tiết tại văn bản)

Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ có trách nhiệm xác định công suất khả dụng dự kiến của tổ máy trong năm N để thỏa thuận và đưa vào hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, làm cơ sở xác định giá cố định của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ.

2. Hệ số khả dụng kế hoạch năm của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo công thức sau:

(Công thức, xem chi tiết tại văn bản)

Điều 5. Phương pháp xác định tổng doanh thu cố định

Tổng doanh thu cố định năm N (Gcđ,N) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo công thức sau:

Gcđ,N = CKH + COM,N + CLVDH + LNN

Trong đó:

CKH: Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định năm N của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều này (đồng);

COM,N: Tổng chi phí vận hành cố định năm N được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều này (đồng);

CLVDH: Tổng chi phí trả lãi vay và các khoản phí để vay vốn, phải trả trong năm N cho đầu tư tài sản của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ (đồng);

LNN: Lợi nhuận định mức năm N (đồng).

1. Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định (CKH) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định trong năm N căn cứ quy định về thời gian sử dụng và phương pháp trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và các văn bản thay thế, sửa đổi, bổ sung sau này.

2. Tổng chi phí vận hành cố định năm N (COM,N) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo công thức sau:

COM,N = CVLcđ + CTL + CSCL + CMN + CK

Trong đó:

CVLcđ: Tổng chi phí vật liệu cố định năm N (đồng);

CTL: Tổng chi phí tiền lương năm N (đồng);

CSCL: Tổng chi phí sửa chữa lớn năm N (đồng);

CMN: Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài năm N (đồng);

CK: Tổng chi phí khác bằng tiền năm N (đồng).

a) Phương pháp xác định tổng chi phí vật liệu (CVLcđ)

Tổng chi phí vật liệu cố định năm N (CVLcđ) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo chi phí vật liệu cố định của đơn vị năm N-2 đã được kiểm toán, loại trừ các chi phí đột biến bất thường, có tính trượt giá theo tỷ lệ 2,5%/năm.

b) Phương pháp xác định tổng chi phí tiền lương (CTL)

Tổng chi phí tiền lương năm N (CTL) bao gồm tổng chi phí tiền lương và các chi phí có tính chất lương như chi phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn được xác định theo quy định của pháp luật có liên quan.

c) Phương pháp xác định tổng chi phí sửa chữa lớn (CSCL)

Tổng chi phí sửa chữa lớn (CSCL) được các bên thỏa thuận trên cơ sở giá trị do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp vì lý do khách quan dẫn đến thay đổi lịch sửa chữa chuyển từ năm hiện tại sang năm tiếp theo, các bên xem xét điều chỉnh chi phí sửa chữa năm tiếp theo đảm bảo chi phí sửa chữa lớn theo chu kỳ không đổi hoặc ít biến động.

d) Phương pháp xác định tổng chi phí dịch vụ mua ngoài (CMN)

Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài của năm N (CMN) là tổng các chi phí trả cho tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị về các dịch vụ thực hiện theo yêu cầu gồm: tiền nước, điện thoại, sách báo; chi phí điện mua ngoài; chi phí thuê tư vấn kiểm toán và chi phí cho các dịch vụ khác để phục vụ cho công tác quản lý, vận hành của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ năm N.

Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài của năm N được xác định theo chi phí dịch vụ mua ngoài của đơn vị năm N-2 đã được kiểm toán, loại trừ các chi phí đột biến bất thường, có tính trượt giá theo tỷ lệ 2,5%/năm.

đ) Phương pháp xác định tổng chi phí bằng tiền khác (CK)

Tổng chi phí bằng tiền khác năm N (CK) là các chi phí gồm: Công tác phí, tàu xe đi nghỉ phép; chi phí hội nghị, tiếp khách; chi phí đào tạo; chi phí nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến; tiền ăn ca; chi phí dân quân tự vệ, bảo vệ, phòng chống bão lụt, phòng cháy chữa cháy; chi phí bảo hộ lao động, trang phục làm việc, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và môi trường; chi phí nước uống trong giờ làm việc, bồi dưỡng hiện vật ca đêm, độc hại; chi phí sơ cấp cứu tai nạn lao động, thuốc chữa bệnh thông thường, phục hồi chức năng cho người lao động; chi phí trợ cấp mất việc làm, chi phí tuyển dụng; thuế đất; chênh lệch tỷ giá thực hiện tính theo quy định hiện hành và các khoản chi phí bằng tiền khác cho năm N.

Tổng chi phí bằng tiền khác năm N (không bao gồm thuế đất, chênh lệch tỷ giá) được xác định theo chi phí bằng tiền khác của đơn vị năm N-2 đã được kiểm toán (trường hợp số liệu của năm N-1 đã được kiểm toán thì lấy số liệu năm N-1), loại trừ các chi phí đột biến bất thường, có tính trượt giá theo tỷ lệ 2,5%/năm.

3. Chi phí trả lãi vay và các khoản phí để vay vốn (CLVDH): Căn cứ các Hợp đồng vay vốn hoặc các văn bản, tài liệu có tính pháp lý giữa Chủ đầu tư và các tổ chức tín dụng, ngân hàng cho vay.

4. Lợi nhuận năm N (LNN) được xác định theo công thức sau:

LNN = ROE x VCSH

Trong đó:

ROE: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên vốn chủ sở hữu năm N của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định bằng tỷ suất lợi nhuận chung của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong phương án giá bán lẻ điện đang áp dụng. Đối với Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ đã cổ phần hóa trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực, tỷ suất lợi nhuận do hai bên thỏa thuận trên cơ sở các cam kết của nhà máy điện đối với các cổ đông trong phương án cổ phần hóa đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước đây;

VCSH: Vốn chủ sở hữu của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định trên cơ sở vốn chủ sở hữu đầu tư nhà máy điện tính đến ngày 31 tháng 12 năm N-2 theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán (đồng).

Điều 6. Phương pháp xác định giá biến đổi

1. Giá biến đổi () của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ khi cung cấp dịch vụ phụ trợ theo yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện được xác định theo công thức sau:

(Công thức, xem chi tiết tại văn bản)

2. Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ có trách nhiệm xây dựng đặc tuyến tiêu hao nhiên liệu của tổ máy và định mức suất chi phí vật liệu phụ dùng cho sản xuất điện để thỏa thuận và đưa vào hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, làm cơ sở xác định giá biến đổi của các tổ máy. Trường hợp cần thiết, cho phép áp dụng đặc tuyến và định mức của năm N-1 cho năm N.

Điều 7. Phương pháp xác định giá khởi động

1. Giá khởi động () của tổ máy được xác định cho mỗi lần khởi động tổ máy ở từng chế độ khởi động, được xác định theo công thức sau:

(Công thức, xem chi tiết tại văn bản)

2. Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ có trách nhiệm xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu, vật liệu phụ và định mức điện năng tự dùng sử dụng cho khởi động nóng, khởi động ấm, khởi động lạnh của từng tổ máy để thỏa thuận và đưa vào hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, làm cơ sở xác định giá khởi động của các tổ máy. Trường hợp cần thiết, cho phép áp dụng định mức của năm N-1 cho năm N.

Xem nội dung VB
Điều 5. Phương pháp xác định tổng doanh thu cố định

Tổng doanh thu cố định năm N (Gcđ,N) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo công thức sau:

Gcđ,N = CKH + COM,N + CLVDH + LNN

Trong đó:

CKH: Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định năm N của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều này (đồng);

COM,N: Tổng chi phí vận hành cố định năm N được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều này (đồng);

CLVDH: Tổng chi phí trả lãi vay và các khoản phí để vay vốn, phải trả trong năm N cho đầu tư tài sản của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ (đồng);

LNN: Lợi nhuận định mức năm N (đồng).

1. Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định (CKH) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định trong năm N căn cứ quy định về thời gian sử dụng và phương pháp trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và các văn bản thay thế, sửa đổi, bổ sung sau này.

2. Tổng chi phí vận hành cố định năm N (COM,N) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo công thức sau:

COM,N = CVLcđ + CTL + CSCL + CMN + CK

Trong đó:

CVLcđ: Tổng chi phí vật liệu cố định năm N (đồng);

CTL: Tổng chi phí tiền lương năm N (đồng);

CSCL: Tổng chi phí sửa chữa lớn năm N (đồng);

CMN: Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài năm N (đồng);

CK:Tổng chi phí khác bằng tiền năm N (đồng).

a) Phương pháp xác định tổng chi phí vật liệu (CVLcđ)

Tổng chi phí vật liệu cố định năm N (CVLcđ) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo chi phí vật liệu cố định của đơn vị năm N-2 đã được kiểm toán, loại trừ các chi phí đột biến bất thường, có tính trượt giá theo tỷ lệ 2,5%/năm.

b) Phương pháp xác định tổng chi phí tiền lương (CTL)

Tổng chi phí tiền lương năm N (CTL) bao gồm tổng chi phí tiền lương và các chi phí có tính chất lương như chi phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn được xác định theo quy định của pháp luật có liên quan.

c) Phương pháp xác định tổng chi phí sửa chữa lớn (CSCL)

Tổng chi phí sửa chữa lớn (CSCL) được các bên thỏa thuận trên cơ sở giá trị do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp vì lý do khách quan dẫn đến thay đổi lịch sửa chữa chuyển từ năm hiện tại sang năm tiếp theo, các bên xem xét điều chỉnh chi phí sửa chữa năm tiếp theo đảm bảo chi phí sửa chữa lớn theo chu kỳ không đổi hoặc ít biến động.

d) Phương pháp xác định tổng chi phí dịch vụ mua ngoài (CMN)

Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài của năm N (CMN) là tổng các chi phí trả cho tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị về các dịch vụ thực hiện theo yêu cầu gồm: tiền nước, điện thoại, sách báo; chi phí điện mua ngoài; chi phí thuê tư vấn kiểm toán và chi phí cho các dịch vụ khác để phục vụ cho công tác quản lý, vận hành của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ năm N.

Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài của năm N được xác định theo chi phí dịch vụ mua ngoài của đơn vị năm N-2 đã được kiểm toán, loại trừ các chi phí đột biến bất thường, có tính trượt giá theo tỷ lệ 2,5%/năm.

đ) Phương pháp xác định tổng chi phí bằng tiền khác (CK)

Tổng chi phí bằng tiền khác năm N (CK) là các chi phí gồm: Công tác phí, tàu xe đi nghỉ phép; chi phí hội nghị, tiếp khách; chi phí đào tạo; chi phí nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến; tiền ăn ca; chi phí dân quân tự vệ, bảo vệ, phòng chống bão lụt, phòng cháy chữa cháy; chi phí bảo hộ lao động, trang phục làm việc, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và môi trường; chi phí nước uống trong giờ làm việc, bồi dưỡng hiện vật ca đêm, độc hại; chi phí sơ cấp cứu tai nạn lao động, thuốc chữa bệnh thông thường, phục hồi chức năng cho người lao động; chi phí trợ cấp mất việc làm, chi phí tuyển dụng; thuế đất; chênh lệch tỷ giá thực hiện tính theo quy định hiện hành và các khoản chi phí bằng tiền khác cho năm N.

Tổng chi phí bằng tiền khác năm N (không bao gồm thuế đất, chênh lệch tỷ giá) được xác định theo chi phí bằng tiền khác của đơn vị năm N-2 đã được kiểm toán (trường hợp số liệu của năm N-1 đã được kiểm toán thì lấy số liệu năm N-1), loại trừ các chi phí đột biến bất thường, có tính trượt giá theo tỷ lệ 2,5%/năm.

3. Chi phí trả lãi vay và các khoản phí để vay vốn (CLVDH): Căn cứ các Hợp đồng vay vốn hoặc các văn bản, tài liệu có tính pháp lý giữa Chủ đầu tư và các tổ chức tín dụng, ngân hàng cho vay.

4. Lợi nhuận năm N (LNN) được xác định theo công thức sau:

LNN = ROE x VCSH

Trong đó:

ROE: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên vốn chủ sở hữu năm N của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định bằng tỷ suất lợi nhuận chung của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong phương án giá bán lẻ điện đang áp dụng. Đối với Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ đã cổ phần hóa trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực, tỷ suất lợi nhuận do hai bên thỏa thuận trên cơ sở các cam kết của nhà máy điện đối với các cổ đông trong phương án cổ phần hóa đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước đây;

VCSH: Vốn chủ sở hữu của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định trên cơ sở vốn chủ sở hữu đầu tư nhà máy điện tính đến ngày 31 tháng 12 năm N-2 theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán (đồng).

Xem nội dung VB
Điều 5. Phương pháp xác định tổng doanh thu cố định

Tổng doanh thu cố định năm N (Gcđ,N) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo công thức sau:

Gcđ,N = CKH + COM,N + CLVDH + LNN

Trong đó:

CKH: Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định năm N của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều này (đồng);

COM,N: Tổng chi phí vận hành cố định năm N được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều này (đồng);

CLVDH: Tổng chi phí trả lãi vay và các khoản phí để vay vốn, phải trả trong năm N cho đầu tư tài sản của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ (đồng);

LNN: Lợi nhuận định mức năm N (đồng).

1. Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định (CKH) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định trong năm N căn cứ quy định về thời gian sử dụng và phương pháp trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và các văn bản thay thế, sửa đổi, bổ sung sau này.

2. Tổng chi phí vận hành cố định năm N (COM,N) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo công thức sau:
...
b) Phương pháp xác định tổng chi phí tiền lương (CTL)

Tổng chi phí tiền lương năm N (CTL) bao gồm tổng chi phí tiền lương và các chi phí có tính chất lương như chi phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn được xác định theo quy định của pháp luật có liên quan.

c) Phương pháp xác định tổng chi phí sửa chữa lớn (CSCL)

Tổng chi phí sửa chữa lớn (CSCL) được các bên thỏa thuận trên cơ sở giá trị do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp vì lý do khách quan dẫn đến thay đổi lịch sửa chữa chuyển từ năm hiện tại sang năm tiếp theo, các bên xem xét điều chỉnh chi phí sửa chữa năm tiếp theo đảm bảo chi phí sửa chữa lớn theo chu kỳ không đổi hoặc ít biến động.
...
đ) Phương pháp xác định tổng chi phí bằng tiền khác (CK)

Tổng chi phí bằng tiền khác năm N (CK) là các chi phí gồm: Công tác phí, tàu xe đi nghỉ phép; chi phí hội nghị, tiếp khách; chi phí đào tạo; chi phí nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến; tiền ăn ca; chi phí dân quân tự vệ, bảo vệ, phòng chống bão lụt, phòng cháy chữa cháy; chi phí bảo hộ lao động, trang phục làm việc, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và môi trường; chi phí nước uống trong giờ làm việc, bồi dưỡng hiện vật ca đêm, độc hại; chi phí sơ cấp cứu tai nạn lao động, thuốc chữa bệnh thông thường, phục hồi chức năng cho người lao động; chi phí trợ cấp mất việc làm, chi phí tuyển dụng; thuế đất; chênh lệch tỷ giá thực hiện tính theo quy định hiện hành và các khoản chi phí bằng tiền khác cho năm N.

Tổng chi phí bằng tiền khác năm N (không bao gồm thuế đất, chênh lệch tỷ giá) được xác định theo chi phí bằng tiền khác của đơn vị năm N-2 đã được kiểm toán (trường hợp số liệu của năm N-1 đã được kiểm toán thì lấy số liệu năm N-1), loại trừ các chi phí đột biến bất thường, có tính trượt giá theo tỷ lệ 2,5%/năm.

Xem nội dung VB
Điều 5. Phương pháp xác định tổng doanh thu cố định

Tổng doanh thu cố định năm N (Gcđ,N) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo công thức sau:

Gcđ,N = CKH + COM,N + CLVDH + LNN

Trong đó:

CKH: Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định năm N của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều này (đồng);

COM,N: Tổng chi phí vận hành cố định năm N được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều này (đồng);

CLVDH: Tổng chi phí trả lãi vay và các khoản phí để vay vốn, phải trả trong năm N cho đầu tư tài sản của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ (đồng);

LNN: Lợi nhuận định mức năm N (đồng).

1. Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định (CKH) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định trong năm N căn cứ quy định về thời gian sử dụng và phương pháp trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và các văn bản thay thế, sửa đổi, bổ sung sau này.

2. Tổng chi phí vận hành cố định năm N (COM,N) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo công thức sau:

COM,N = CVLcđ + CTL + CSCL + CMN + CK

Trong đó:

CVLcđ: Tổng chi phí vật liệu cố định năm N (đồng);

CTL: Tổng chi phí tiền lương năm N (đồng);

CSCL: Tổng chi phí sửa chữa lớn năm N (đồng);

CMN: Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài năm N (đồng);

CK:Tổng chi phí khác bằng tiền năm N (đồng).

a) Phương pháp xác định tổng chi phí vật liệu (CVLcđ)

Tổng chi phí vật liệu cố định năm N (CVLcđ) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo chi phí vật liệu cố định của đơn vị năm N-2 đã được kiểm toán, loại trừ các chi phí đột biến bất thường, có tính trượt giá theo tỷ lệ 2,5%/năm.

b) Phương pháp xác định tổng chi phí tiền lương (CTL)

Tổng chi phí tiền lương năm N (CTL) bao gồm tổng chi phí tiền lương và các chi phí có tính chất lương như chi phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn được xác định theo quy định của pháp luật có liên quan.

c) Phương pháp xác định tổng chi phí sửa chữa lớn (CSCL)

Tổng chi phí sửa chữa lớn (CSCL) được các bên thỏa thuận trên cơ sở giá trị do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp vì lý do khách quan dẫn đến thay đổi lịch sửa chữa chuyển từ năm hiện tại sang năm tiếp theo, các bên xem xét điều chỉnh chi phí sửa chữa năm tiếp theo đảm bảo chi phí sửa chữa lớn theo chu kỳ không đổi hoặc ít biến động.

d) Phương pháp xác định tổng chi phí dịch vụ mua ngoài (CMN)

Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài của năm N (CMN) là tổng các chi phí trả cho tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị về các dịch vụ thực hiện theo yêu cầu gồm: tiền nước, điện thoại, sách báo; chi phí điện mua ngoài; chi phí thuê tư vấn kiểm toán và chi phí cho các dịch vụ khác để phục vụ cho công tác quản lý, vận hành của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ năm N.

Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài của năm N được xác định theo chi phí dịch vụ mua ngoài của đơn vị năm N-2 đã được kiểm toán, loại trừ các chi phí đột biến bất thường, có tính trượt giá theo tỷ lệ 2,5%/năm.

đ) Phương pháp xác định tổng chi phí bằng tiền khác (CK)

Tổng chi phí bằng tiền khác năm N (CK) là các chi phí gồm: Công tác phí, tàu xe đi nghỉ phép; chi phí hội nghị, tiếp khách; chi phí đào tạo; chi phí nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến; tiền ăn ca; chi phí dân quân tự vệ, bảo vệ, phòng chống bão lụt, phòng cháy chữa cháy; chi phí bảo hộ lao động, trang phục làm việc, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và môi trường; chi phí nước uống trong giờ làm việc, bồi dưỡng hiện vật ca đêm, độc hại; chi phí sơ cấp cứu tai nạn lao động, thuốc chữa bệnh thông thường, phục hồi chức năng cho người lao động; chi phí trợ cấp mất việc làm, chi phí tuyển dụng; thuế đất; chênh lệch tỷ giá thực hiện tính theo quy định hiện hành và các khoản chi phí bằng tiền khác cho năm N.

Tổng chi phí bằng tiền khác năm N (không bao gồm thuế đất, chênh lệch tỷ giá) được xác định theo chi phí bằng tiền khác của đơn vị năm N-2 đã được kiểm toán (trường hợp số liệu của năm N-1 đã được kiểm toán thì lấy số liệu năm N-1), loại trừ các chi phí đột biến bất thường, có tính trượt giá theo tỷ lệ 2,5%/năm.

3. Chi phí trả lãi vay và các khoản phí để vay vốn (CLVDH): Căn cứ các Hợp đồng vay vốn hoặc các văn bản, tài liệu có tính pháp lý giữa Chủ đầu tư và các tổ chức tín dụng, ngân hàng cho vay.

4. Lợi nhuận năm N (LNN) được xác định theo công thức sau:

LNN = ROE x VCSH

Trong đó:

ROE: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên vốn chủ sở hữu năm N của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định bằng tỷ suất lợi nhuận chung của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong phương án giá bán lẻ điện đang áp dụng. Đối với Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ đã cổ phần hóa trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực, tỷ suất lợi nhuận do hai bên thỏa thuận trên cơ sở các cam kết của nhà máy điện đối với các cổ đông trong phương án cổ phần hóa đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước đây;

VCSH: Vốn chủ sở hữu của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định trên cơ sở vốn chủ sở hữu đầu tư nhà máy điện tính đến ngày 31 tháng 12 năm N-2 theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán (đồng).

Xem nội dung VB
Điều 5. Phương pháp xác định tổng doanh thu cố định

Tổng doanh thu cố định năm N (Gcđ,N) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo công thức sau:

Gcđ,N = CKH + COM,N + CLVDH + LNN

Trong đó:

CKH: Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định năm N của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều này (đồng);

COM,N: Tổng chi phí vận hành cố định năm N được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều này (đồng);

CLVDH: Tổng chi phí trả lãi vay và các khoản phí để vay vốn, phải trả trong năm N cho đầu tư tài sản của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ (đồng);

LNN: Lợi nhuận định mức năm N (đồng).

1. Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định (CKH) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định trong năm N căn cứ quy định về thời gian sử dụng và phương pháp trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và các văn bản thay thế, sửa đổi, bổ sung sau này.

Xem nội dung VB
Điều 5. Phương pháp xác định tổng doanh thu cố định

Tổng doanh thu cố định năm N (Gcđ,N) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo công thức sau:

Gcđ,N = CKH + COM,N + CLVDH + LNN

Trong đó:

CKH: Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định năm N của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều này (đồng);

COM,N: Tổng chi phí vận hành cố định năm N được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều này (đồng);

CLVDH: Tổng chi phí trả lãi vay và các khoản phí để vay vốn, phải trả trong năm N cho đầu tư tài sản của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ (đồng);

LNN: Lợi nhuận định mức năm N (đồng).
...
2. Tổng chi phí vận hành cố định năm N (COM,N) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo công thức sau:
...
b) Phương pháp xác định tổng chi phí tiền lương (CTL)

Tổng chi phí tiền lương năm N (CTL) bao gồm tổng chi phí tiền lương và các chi phí có tính chất lương như chi phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn được xác định theo quy định của pháp luật có liên quan.

c) Phương pháp xác định tổng chi phí sửa chữa lớn (CSCL)

Tổng chi phí sửa chữa lớn (CSCL) được các bên thỏa thuận trên cơ sở giá trị do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp vì lý do khách quan dẫn đến thay đổi lịch sửa chữa chuyển từ năm hiện tại sang năm tiếp theo, các bên xem xét điều chỉnh chi phí sửa chữa năm tiếp theo đảm bảo chi phí sửa chữa lớn theo chu kỳ không đổi hoặc ít biến động.
...
đ) Phương pháp xác định tổng chi phí bằng tiền khác (CK)

Tổng chi phí bằng tiền khác năm N (CK) là các chi phí gồm: Công tác phí, tàu xe đi nghỉ phép; chi phí hội nghị, tiếp khách; chi phí đào tạo; chi phí nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến; tiền ăn ca; chi phí dân quân tự vệ, bảo vệ, phòng chống bão lụt, phòng cháy chữa cháy; chi phí bảo hộ lao động, trang phục làm việc, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và môi trường; chi phí nước uống trong giờ làm việc, bồi dưỡng hiện vật ca đêm, độc hại; chi phí sơ cấp cứu tai nạn lao động, thuốc chữa bệnh thông thường, phục hồi chức năng cho người lao động; chi phí trợ cấp mất việc làm, chi phí tuyển dụng; thuế đất; chênh lệch tỷ giá thực hiện tính theo quy định hiện hành và các khoản chi phí bằng tiền khác cho năm N.

Tổng chi phí bằng tiền khác năm N (không bao gồm thuế đất, chênh lệch tỷ giá) được xác định theo chi phí bằng tiền khác của đơn vị năm N-2 đã được kiểm toán (trường hợp số liệu của năm N-1 đã được kiểm toán thì lấy số liệu năm N-1), loại trừ các chi phí đột biến bất thường, có tính trượt giá theo tỷ lệ 2,5%/năm.

Xem nội dung VB
Điều 5. Phương pháp xác định tổng doanh thu cố định

Tổng doanh thu cố định năm N (Gcđ,N) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo công thức sau:

Gcđ,N = CKH + COM,N + CLVDH + LNN

Trong đó:

CKH: Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định năm N của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều này (đồng);

COM,N: Tổng chi phí vận hành cố định năm N được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều này (đồng);

CLVDH: Tổng chi phí trả lãi vay và các khoản phí để vay vốn, phải trả trong năm N cho đầu tư tài sản của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ (đồng);

LNN: Lợi nhuận định mức năm N (đồng).
...
3. Chi phí trả lãi vay và các khoản phí để vay vốn (CLVDH): Căn cứ các Hợp đồng vay vốn hoặc các văn bản, tài liệu có tính pháp lý giữa Chủ đầu tư và các tổ chức tín dụng, ngân hàng cho vay.

Xem nội dung VB
Điều 5. Phương pháp xác định tổng doanh thu cố định

Tổng doanh thu cố định năm N (Gcđ,N) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo công thức sau:

Gcđ,N = CKH + COM,N + CLVDH + LNN

Trong đó:

CKH: Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định năm N của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều này (đồng);

COM,N: Tổng chi phí vận hành cố định năm N được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều này (đồng);

CLVDH: Tổng chi phí trả lãi vay và các khoản phí để vay vốn, phải trả trong năm N cho đầu tư tài sản của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ (đồng);

LNN: Lợi nhuận định mức năm N (đồng).

1. Tổng chi phí khấu hao tài sản cố định (CKH) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định trong năm N căn cứ quy định về thời gian sử dụng và phương pháp trích khấu hao tài sản cố định quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và các văn bản thay thế, sửa đổi, bổ sung sau này.

2. Tổng chi phí vận hành cố định năm N (COM,N) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo công thức sau:

COM,N = CVLcđ + CTL + CSCL + CMN + CK

Trong đó:

CVLcđ: Tổng chi phí vật liệu cố định năm N (đồng);

CTL: Tổng chi phí tiền lương năm N (đồng);

CSCL: Tổng chi phí sửa chữa lớn năm N (đồng);

CMN: Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài năm N (đồng);

CK:Tổng chi phí khác bằng tiền năm N (đồng).

a) Phương pháp xác định tổng chi phí vật liệu (CVLcđ)

Tổng chi phí vật liệu cố định năm N (CVLcđ) của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định theo chi phí vật liệu cố định của đơn vị năm N-2 đã được kiểm toán, loại trừ các chi phí đột biến bất thường, có tính trượt giá theo tỷ lệ 2,5%/năm.

b) Phương pháp xác định tổng chi phí tiền lương (CTL)

Tổng chi phí tiền lương năm N (CTL) bao gồm tổng chi phí tiền lương và các chi phí có tính chất lương như chi phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn được xác định theo quy định của pháp luật có liên quan.

c) Phương pháp xác định tổng chi phí sửa chữa lớn (CSCL)

Tổng chi phí sửa chữa lớn (CSCL) được các bên thỏa thuận trên cơ sở giá trị do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp vì lý do khách quan dẫn đến thay đổi lịch sửa chữa chuyển từ năm hiện tại sang năm tiếp theo, các bên xem xét điều chỉnh chi phí sửa chữa năm tiếp theo đảm bảo chi phí sửa chữa lớn theo chu kỳ không đổi hoặc ít biến động.

d) Phương pháp xác định tổng chi phí dịch vụ mua ngoài (CMN)

Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài của năm N (CMN) là tổng các chi phí trả cho tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị về các dịch vụ thực hiện theo yêu cầu gồm: tiền nước, điện thoại, sách báo; chi phí điện mua ngoài; chi phí thuê tư vấn kiểm toán và chi phí cho các dịch vụ khác để phục vụ cho công tác quản lý, vận hành của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ năm N.

Tổng chi phí dịch vụ mua ngoài của năm N được xác định theo chi phí dịch vụ mua ngoài của đơn vị năm N-2 đã được kiểm toán, loại trừ các chi phí đột biến bất thường, có tính trượt giá theo tỷ lệ 2,5%/năm.

đ) Phương pháp xác định tổng chi phí bằng tiền khác (CK)

Tổng chi phí bằng tiền khác năm N (CK) là các chi phí gồm: Công tác phí, tàu xe đi nghỉ phép; chi phí hội nghị, tiếp khách; chi phí đào tạo; chi phí nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến; tiền ăn ca; chi phí dân quân tự vệ, bảo vệ, phòng chống bão lụt, phòng cháy chữa cháy; chi phí bảo hộ lao động, trang phục làm việc, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và môi trường; chi phí nước uống trong giờ làm việc, bồi dưỡng hiện vật ca đêm, độc hại; chi phí sơ cấp cứu tai nạn lao động, thuốc chữa bệnh thông thường, phục hồi chức năng cho người lao động; chi phí trợ cấp mất việc làm, chi phí tuyển dụng; thuế đất; chênh lệch tỷ giá thực hiện tính theo quy định hiện hành và các khoản chi phí bằng tiền khác cho năm N.

Tổng chi phí bằng tiền khác năm N (không bao gồm thuế đất, chênh lệch tỷ giá) được xác định theo chi phí bằng tiền khác của đơn vị năm N-2 đã được kiểm toán (trường hợp số liệu của năm N-1 đã được kiểm toán thì lấy số liệu năm N-1), loại trừ các chi phí đột biến bất thường, có tính trượt giá theo tỷ lệ 2,5%/năm.

3. Chi phí trả lãi vay và các khoản phí để vay vốn (CLVDH): Căn cứ các Hợp đồng vay vốn hoặc các văn bản, tài liệu có tính pháp lý giữa Chủ đầu tư và các tổ chức tín dụng, ngân hàng cho vay.

4. Lợi nhuận năm N (LNN) được xác định theo công thức sau:

LNN = ROE x VCSH

Trong đó:

ROE: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên vốn chủ sở hữu năm N của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định bằng tỷ suất lợi nhuận chung của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong phương án giá bán lẻ điện đang áp dụng. Đối với Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ đã cổ phần hóa trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực, tỷ suất lợi nhuận do hai bên thỏa thuận trên cơ sở các cam kết của nhà máy điện đối với các cổ đông trong phương án cổ phần hóa đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước đây;

VCSH: Vốn chủ sở hữu của Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ được xác định trên cơ sở vốn chủ sở hữu đầu tư nhà máy điện tính đến ngày 31 tháng 12 năm N-2 theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán (đồng).

Xem nội dung VB
Mục 3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ DỊCH VỤ PHỤ TRỢ DỰ PHÒNG QUAY

Điều 8. Phương pháp xác định giá công suất dự phòng quay

1. Giá công suất dự phòng quay (SRi) là thành phần giá được tính toán để thanh toán bổ sung cho phần công suất của nhà máy nhiệt điện trực tiếp tham gia thị trường điện được yêu cầu duy trì ở trạng thái dự phòng, sẵn sàng có thể được huy động cho hệ thống điện trong trường hợp cần thiết, được xác định theo công thức sau:

SRj = Max [SMPi, bid] - bid

Trong đó:

SRi: Giá cho 01 kw công suất dự phòng quay do tổ máy G cung cấp trong chu kỳ giao dịch i (đồng/kW);

SMPi: Giá điện năng thị trường điện trong chu kỳ giao dịch i (đồng/kWh);

bid: Giá chào cao nhất của tổ máy cung cấp dịch vụ dự phòng quay trên thị trường điện lực trong chu kỳ giao dịch i (đồng/kWh).


2. Công suất dự phòng quay dùng để tính thanh toán trong chu kỳ giao dịch i do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện kiểm tra, tổng hợp, công bố theo trình tự quy định tại Quy định vận hành thị trường điện lực cạnh tranh do Bộ Công Thương ban hành và chỉ thanh toán đối với phần công suất thực tế tham gia dịch vụ dự phòng quay.

Xem nội dung VB
Điều 9. Trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá dịch vụ phụ trợ

1. Trước ngày 01 tháng 11 năm N-1, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm xây dựng giá dịch vụ dự phòng khởi động nhanh, dự phòng khởi động nguội, vận hành phải phát đảm bảo an ninh hệ thống điện của các Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ trên hệ thống điện theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Thông tư này, trình Cục Điều tiết điện lực thẩm định để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.

Xem nội dung VB
Điều 11. Áp dụng Hợp đồng mẫu cung cấp dịch vụ phụ trợ

1. Hợp đồng mẫu cung cấp dịch vụ phụ trợ quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này được áp dụng cho việc cung cấp dịch vụ dự phòng khởi động nhanh, dự phòng khởi động nguội, vận hành phải phát đảm bảo an ninh hệ thống điện giữa Đơn vị được chỉ định cung cấp dịch vụ phụ trợ và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

2. Hàng năm, các bên có trách nhiệm thống nhất và ký sửa đổi, bổ sung Hợp đồng quy định về giá dịch vụ phụ trợ theo quyết định của Bộ Công Thương và gửi Hợp đồng sửa đổi, bổ sung cho Cục Điều tiết điện lực.

Xem nội dung VB
Điều 14. Tổ chức thực hiện

1. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm:

a) Ban hành danh sách các nhà máy điện cung cấp dịch vụ dự phòng khởi động nhanh, dự phòng khởi động nguội, vận hành phải phát đảm bảo an ninh hệ thống điện trước ngày 15 tháng 12 hàng năm;

b) Thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt giá dịch vụ phụ trợ của các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ;

c) Kiểm tra Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ;

d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này và giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan.

2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm:

a) Lập danh sách các nhà máy điện cung cấp dịch vụ dự phòng khởi động nhanh, dự phòng khởi động nguội, vận hành phải phát đảm bảo an ninh hệ thống điện trình Cục Điều tiết điện lực xem xét, ban hành hàng năm;

b) Thỏa thuận, thống nhất giá dịch vụ phụ trợ với Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ;

c) Đàm phán, ký kết hoặc ủy quyền cho Công ty mua bán điện đàm phán, ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ với Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ; trình Cục Điều tiết điện lực kiểm tra hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ;

d) Trình Cục Điều tiết điện lực thẩm định để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt giá dịch vụ phụ trợ đã thỏa thuận với Đơn vị cung cấp dịch vụ phụ trợ.

3. Đơn vị cung cấp dịch vụ dự phòng khởi động nhanh, dự phòng khởi động nguội, vận hành phải phát đảm bảo an ninh hệ thống điện có trách nhiệm:

a) Đàm phán, ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ;

b) Cung cấp đầy đủ các thông tin, chịu trách nhiệm, đảm bảo tính chính xác, hợp lý, hợp lệ của số liệu, tài liệu cung cấp cho các đơn vị, cơ quan liên quan trong quá trình đàm phán và kiểm tra hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ.

Xem nội dung VB
Điều 15. Hiệu lực thi hành
...
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 68 Thông tư số 30/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh.

Xem nội dung VB
Điều 2. Hiệu lực và thời hạn của hợp đồng
...
2. Thời hạn Hợp đồng

Trừ khi gia hạn hoặc chấm dứt Hợp đồng quy định tại Điều 9 Hợp đồng này, Hợp đồng có thời hạn kể từ ngày Hợp đồng có hiệu lực đến ngày kết thúc hoạt động của Thị trường phát điện cạnh tranh theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Xem nội dung VB
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
...
3. Thông tư này sửa đổi, bổ sung Điều 68 Thông tư số 30/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh.
...
Điều 13. Sửa đổi, bổ sung Điều 68 Thông tư số 30/2014/TT-BCT

Điều 68 Thông tư số 30/2014/TT-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 68. Xác định công suất thanh toán

1. Các nguyên tắc xác định công suất thanh toán cho từng chu kỳ giao dịch

a) Các tổ máy tham gia phát điện trong mỗi chu kỳ trên thị trường được lập lịch nhận giá công suất thị trường cho chu kỳ đó trừ các tổ máy khởi động chậm đã ngừng để làm dự phòng, tổ máy đã ngừng sự cố;

b) Đối với các tổ máy không cung cấp dịch vụ dự phòng quay và điều tần, công suất thanh toán của tổ máy bằng sản lượng điện năng của tổ máy tại vị trí đo đếm điện trong chu kỳ giao dịch;

c) Đối với các tổ máy tham gia cung cấp dịch vụ dự phòng quay và điều tần, ngoài sản lượng điện năng của tổ máy tại vị trí đo đếm điện (tại điểm giao nhận) trong chu kỳ giao dịch, tổ máy được thanh toán thêm đối với công suất dự phòng quay và điều tần xác định theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

2. Công suất dự phòng quay dùng để tính thanh toán trong chu kỳ giao dịch i được tính toán theo công thức sau:

Qdpq = Min [{Min[(Qdd,i (QĐ) + Qdpqcb), Qcb] - Qmq}, Qdpqcb]

Trong đó:

Qdpq: Lượng công suất thanh toán dự phòng quay của tổ máy trong chu kỳ giao dịch i tại vị trí đo đếm (kW);

Qdđ i (QĐ): Sản lượng huy động theo lệnh điều độ được quy đổi về vị trí đo đếm trong chu kỳ giao dịch i (kWh);

Qdpqcb: Công suất dự phòng quay công bố cho ngày tới của tổ máy được quy đổi về vị trí đo đếm trong chu kỳ giao dịch i (kW);

Qcb: Công suất công bố của tổ máy trong bản chào lập lịch của tổ máy được quy đổi về vị trí đo đếm trong chu kỳ giao dịch i (kW);

Qmq: Sản lượng điện năng đo đếm của tổ máy trong chu kỳ giao dịch i (kWh).

3. Công suất điều tần dùng để tính thanh toán trong chu kỳ giao dịch i được tính toán theo công thức sau:

Qđt = Min [{Min[(Qdd,i (QĐ) + Qđtcb), Qcb] - Qmq}, Qđtcb]

Trong đó:

Qđt: Lượng công suất thanh toán điều tần của tổ máy trong chu kỳ giao dịch i đã quy đổi về vị trí đo đếm (kW);

Qdd,i (QĐ): Sản lượng huy động theo lệnh điều độ được quy đổi về vị trí đo đếm trong chu kỳ giao dịch i (kWh);

Qđtcb: Công suất điều tần công bố cho ngày tới của tổ máy được quy đổi về vị trí đo đếm trong chu kỳ giao dịch i (kW);

Qcb: Công suất công bố của tổ máy trong bản chào lập lịch của tổ máy được quy đổi về vị trí đo đếm trong chu kỳ giao dịch i (kW);

Qmq:Sản lượng điện năng đo đếm của tổ máy trong chu kỳ giao dịch i (kwh).

4. Trước 9h00 ngày D+2, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm công bố lượng công suất thanh toán của từng tổ máy trong các chu kỳ giao dịch của ngày D.”

*Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 118 Thông tư 28/2018/TT-BCT

Điều 118. Hiệu lực thi hành
...
2. Bãi bỏ...Điều 13 Thông tư số 21/2015/TT-BCT ngày 23 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, trình tự kiểm tra hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, tính từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.*

Xem nội dung VB