Thông tư 40/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 152/2016/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng
Số hiệu: 40/2019/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Hiếu
Ngày ban hành: 28/06/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 03/08/2019 Số công báo: Từ số 611 đến số 612
Lĩnh vực: Tài chính, Lao động, Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/2019/TT-BTC

Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2019

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 152/2016/TT-BTC NGÀY 17 THÁNG 10 NĂM 2016 CỦA BỘ TÀI CHÍNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ ĐÀO TẠO DƯỚI 3 THÁNG

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng (sau đây gọi là Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg);

Căn cứ Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020;

Thực hiện Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Thực hiện Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật;

Thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về một số chính sách đối với hộ nghèo thiếu hụt đa chiều;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng (sau đây viết tắt là Thông tư số 152/2016/TT-BTC).

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 152/2016/TT-BTC

1. Sửa đổi khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 5 như sau:

1. Ngân sách trung ương

a) Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các bộ, cơ quan trung ương và bổ sung có mục tiêu cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi theo quy định tại Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020 để thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho đối tượng là lao động nông thôn, người khuyết tật.

b) Bố trí kinh phí trong dự toán chi thường xuyên của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam để thực hiện đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng cho phụ nữ khu vực thành thị.

c) Giai đoạn sau năm 2020, nguồn kinh phí và danh sách các địa phương được trung ương hỗ trợ thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.

2. Ngân sách địa phương

a) Các địa phương tự cân đối được ngân sách theo quy định tại Quyết định số 12/2017/QĐ-TTgngày 22 tháng 4 năm 2017(trừ tỉnh Quảng Ngãi) bảo đảm toàn bộ kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg”.

2. Sửa đổi khoản 1 Điều 6 như sau:

“1. Đối với nguồn kinh phí bố trí trong dự toán chi thường xuyên: quy trình lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật. Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng cho phụ nữ khu vực thành thị lập dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp. Dự toán phải kèm theo thuyết minh chi tiết số lao động nữ dự kiến đào tạo và chi phí đào tạo từng nghề năm kế hoạch, báo cáo đánh giá kết quả, hiệu quả đào tạo nghề gắn với chỉ tiêu việc làm năm hiện hành để làm cơ sở bố trí dự toán”.

3. Bổ sung khoản 4 Điều 7 như sau:

“4. Người thuộc hộ nghèo được hỗ trợ theo mức quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này là hộ nghèo thu nhập và hộ nghèo đa chiều thiếu hụt ít nhất 01 chỉ số về giáo dục. Người thuộc hộ nghèo đa chiều không thiếu hụt chỉ số về giáo dục được hỗ trợ theo mức hỗ trợ đối với người thuộc hộ cận nghèo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này”.

4. Sửa đổi khoản 1 và khoản 2 Điều 8 như sau:

“1. Việc hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 04 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

2. Riêng đối với trường hợp người học là người khuyết tật, cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách ký hợp đồng đào tạo với các cơ sở đào tạo hoặc cơ sở sản xut, kinh doanh có Đề án tổ chức dạy nghề gắn với việc làm cho người khuyết tật (đào tạo nghề nghiệp theo hình thức truyền nghề, vừa làm vừa học) và thanh quyết toán theo số người khuyết tật thực tế học và mức chi phí đào tạo do cấp có thẩm quyền quy định”

5. Khoản 4 Điều 9 bỏ cụm từ “định mức chi phí”.

6. Sửa đổi tiêu đề Điều 10 như sau:

Điều 10. Xây dựng đơn giá đặt hàng trong trường hợp chưa định mức kinh tế - kỹ thuật”.

7. Sửa đổi khoản 3 Điều 10 như sau:

“3. Chi thù lao giáo viên, người dạy nghề tham gia đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng:

a) Giáo viên cơ hữu đang làm việc tại các cơ sở đào tạo của Nhà nước: Áp dụng mức tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương của giảng viên, giáo viên hiện đang hưởng;

b) Người dạy nghề không thuộc trường hợp tại điểm a khoản này: mức chi do thủ trưởng cơ quan được giao chủ trì xây dựng đơn giá đặt hàng đề xuất, tối đa không quá mức quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức”.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 09 năm 2019.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và kịp thời./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư TW Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện KSND tối cao; TAND tối cao;
- Ủy ban Giám sát Tài chính QG;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở LĐTBXH, Sở TC, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử: Chính phủ, Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, HCSN (500b).

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Hiếu

 

 

Điều 5. Nguồn kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện chính sách gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác.

1. Ngân sách trung ương

a) Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới bổ sung có mục tiêu cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho đối tượng là lao động nông thôn, người khuyết tật khu vực thành thị;

b) Bố trí kinh phí trong dự toán chi thường xuyên của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam để thực hiện đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng cho phụ nữ khu vực thành thị.

2. Ngân sách địa phương

a) Các địa phương tự cân đối được ngân sách bảo đảm toàn bộ kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ;

Xem nội dung VB
Điều 6. Quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí

1. Đối với nguồn kinh phí bố trí trong dự toán chi thường xuyên: quy trình lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.

Xem nội dung VB
Điều 7. Nội dung và mức hỗ trợ

1. Hỗ trợ chi phí đào tạo

a) Người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật và các văn bản hướng dẫn Luật: tối đa 06 triệu đồng/người/khóa học;

b) Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học;

c) Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh theo quy định tại Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ; lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân: tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học;

d) Người thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học;

đ) Người học là phụ nữ, lao động nông thôn khác không thuộc các đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản này: tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học;

e) Trường hợp người học đồng thời thuộc các đối tượng nêu tại các Điểm a, b, c, d, đ Khoản này thì chỉ được hưởng một mức hỗ trợ chi phí đào tạo cao nhất;

g) Ngoài đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản này, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tùy theo điều kiện, khả năng của ngân sách địa phương bố trí và huy động các nguồn kinh phí hợp pháp khác để hỗ trợ thêm cho các đối tượng khác (bao gồm cả đối tượng thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo của địa phương) có nhu cầu học nghề.

2. Hỗ trợ tiền ăn, đi lại

a) Đối tượng được hỗ trợ: người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng;

b) Mức hỗ trợ tiền ăn: 30.000 đồng/người/ngày thực học;

c) Mức hỗ trợ tiền đi lại: 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên;

Riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên;

d) Ngoài những đối tượng được hỗ trợ tiền ăn, đi lại nêu trên, các Bộ, ngành, địa phương, cơ sở đào tạo tùy điều kiện và khả năng, huy động thêm các nguồn kinh phí khác để hỗ trợ thêm tiền ăn, tiền đi lại cho người học trong thời gian đào tạo.

3. Mỗi người chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần theo chính sách hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước, những người trước đây đã được hỗ trợ đào tạo theo các chính sách hiện hành khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ đào tạo theo chính sách quy định tại Thông tư này. Trường hợp người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi việc làm theo chính sách quy định tại Thông tư này nhưng tối đa không quá 03 lần/người.

Xem nội dung VB
Điều 8. Các hình thức hỗ trợ đào tạo

1. Trường hợp người học đăng ký học tại các cơ sở đào tạo là đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp:

a) Hỗ trợ thông qua hình thức giao nhiệm vụ giữa cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách và cơ sở đào tạo công lập trực thuộc. Việc lập dự toán, phân bổ dự toán, quyết toán kinh phí giao nhiệm vụ thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật;

b) Hỗ trợ thông qua hình thức đặt hàng giữa cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách và cơ sở đào tạo công lập không phải là đơn vị trực thuộc cơ quan được giao nhiệm vụ theo quy định tại Chương III Thông tư này.

2. Trường hợp người học đăng ký học tại các cơ sở đào tạo ngoài công lập đủ điều kiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp: hỗ trợ thông qua hình thức đặt hàng giữa cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách và cơ sở đào tạo ngoài công lập theo quy định tại Chương III Thông tư này;

Riêng đối với trường hợp người học là người khuyết tật, cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách ký hợp đồng đào tạo với các cơ sở đào tạo hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh có Đề án tổ chức dạy nghề gắn với việc làm cho người khuyết tật (đào tạo nghề nghiệp theo hình thức truyền nghề, vừa học vừa làm).

Xem nội dung VB
Điều 9. Đơn giá đặt hàng đào tạo
...
4. Đối với các trường hợp chưa ban hành được định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí làm cơ sở ban hành đơn giá đặt hàng, các cơ quan, đơn vị căn cứ hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư này để xây dựng đơn giá đặt hàng đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng cho từng nghề trong danh mục nghề đào tạo phù hợp với chương trình và thời gian đào tạo.

Xem nội dung VB
Điều 10. Xây dựng đơn giá đặt hàng trong trường hợp chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí

Các cơ quan, đơn vị căn cứ nội dung, mức chi sau để xây dựng đơn giá đặt hàng đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả:

1. Chi tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, cấp chứng chỉ;

2. Chi mua tài liệu, văn phòng phẩm, giáo trình, học liệu đào tạo;

3. Chi thù lao giáo viên, người dạy nghề tham gia đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng:

a) Giáo viên cơ hữu đang làm việc tại các cơ sở đào tạo: Áp dụng mức tiền lương và các phụ cấp theo lương của giảng viên, giáo viên hiện đang hưởng;

b) Người dạy nghề là cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, trung tâm khuyến công, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; nông dân sản xuất giỏi cấp huyện trở lên: Áp dụng mức chi cho giảng viên, báo cáo viên là cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các đơn vị cấp huyện và tương đương theo quy định hiện hành;

c) Người dạy nghề là tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, khai thác thủy sản, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên: Áp dụng mức chi đối với giảng viên, báo cáo viên là cấp Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Vụ trưởng và Phó Vụ trưởng thuộc Bộ, Viện trưởng và Phó Viện trưởng thuộc Bộ; Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh tương đương; Phó giáo sư; tiến sĩ; giảng viên chính theo quy định hiện hành.

4. Phụ cấp lưu động cho giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý đào tạo thường xuyên phải xuống thôn, bản, phum, sóc thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 15 ngày trở lên trong tháng. Mức phụ cấp là 0,2 lần mức lương cơ sở theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Mục II Thông tư số 06/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức.

5. Chi mua nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ hoạt động đào tạo.

6. Thuê lớp học, thuê thiết bị giảng dạy chuyên dụng (nếu có).

7. Thuê phương tiện vận chuyển thiết bị giảng dạy đối với trường hợp đào tạo lưu động.

8. Trích khấu hao tài sản cố định phục vụ lớp học theo quy định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

9. Chỉnh sửa, biên soạn lại chương trình, giáo trình (nếu có).

10. Chi phí khác.

11. Chi cho công tác quản lý lớp học không quá 5% tổng số kinh phí cho lớp đào tạo, bao gồm: Chi công tác phí cho cán bộ quản lý lớp; chi kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả, chất lượng đào tạo; chi văn phòng phẩm, cước bưu chính và các khoản chi khác để phục vụ quản lý lớp học (nếu có).

Xem nội dung VB
Điều 10. Xây dựng đơn giá đặt hàng trong trường hợp chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí

Các cơ quan, đơn vị căn cứ nội dung, mức chi sau để xây dựng đơn giá đặt hàng đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả:
...
3. Chi thù lao giáo viên, người dạy nghề tham gia đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng:

a) Giáo viên cơ hữu đang làm việc tại các cơ sở đào tạo: Áp dụng mức tiền lương và các phụ cấp theo lương của giảng viên, giáo viên hiện đang hưởng;

b) Người dạy nghề là cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, trung tâm khuyến công, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; nông dân sản xuất giỏi cấp huyện trở lên: Áp dụng mức chi cho giảng viên, báo cáo viên là cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các đơn vị cấp huyện và tương đương theo quy định hiện hành;

c) Người dạy nghề là tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, khai thác thủy sản, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên: Áp dụng mức chi đối với giảng viên, báo cáo viên là cấp Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Vụ trưởng và Phó Vụ trưởng thuộc Bộ, Viện trưởng và Phó Viện trưởng thuộc Bộ; Cục trưởng, Phó Cục trưởng và các chức danh tương đương; Phó giáo sư; tiến sĩ; giảng viên chính theo quy định hiện hành.

Xem nội dung VB
Điều 5. Mức chi đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức:
...
2. Mức chi bồi dưỡng CBCC trong nước:

Căn cứ tình hình thực tế và khả năng kinh phí được cấp có thẩm quyền phân bổ hàng năm, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khoá bồi dưỡng CBCC quyết định các mức chi cụ thể cho phù hợp; đồng thời phải bảo đảm sắp xếp kinh phí để thực hiện theo đúng nhiệm vụ bồi dưỡng CBCC được cấp có thẩm quyền giao và trong phạm vi dự toán được phân bổ; cụ thể như sau:

a) Chi thù lao giảng viên, báo cáo viên:

Tuỳ theo đối tượng, trình độ học viên, căn cứ yêu cầu chất lượng khóa bồi dưỡng, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì tổ chức các khoá bồi dưỡng CBCC quyết định mức chi thù lao cho giảng viên, trợ giảng (nếu có), báo cáo viên trong nước (bao gồm cả thù lao soạn giáo án bài giảng) trên cơ sở thỏa thuận theo hình thức hợp đồng công việc phù hợp với chất lượng, trình độ của giảng viên, báo cáo viên trong phạm vi dự toán được giao. Mức chi thù lao tối đa: 2.000.000 đồng/người/buổi (một buổi giảng được tính bằng 4 tiết học);

Đối với giảng viên nước ngoài: Tuỳ theo mức độ cần thiết các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quyết định việc mời giảng viên nước ngoài. Mức thù lao đối với giảng viên nước ngoài do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quyết định trên cơ sở thoả thuận tuỳ theo chất lượng giảng viên và bảo đảm phù hợp với khả năng nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị.

Riêng đối với các giảng viên chuyên nghiệp làm nhiệm vụ giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, thì số giờ giảng vượt định mức được thanh toán theo quy định hiện hành về chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/3/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập. Trường hợp các giảng viên này được mời tham gia giảng dạy tại các lớp học do các cơ sở đào tạo khác tổ chức thì vẫn được hưởng theo chế độ thù lao giảng viên theo quy định.

Xem nội dung VB