Thông tư liên tịch 39/2014/TTLT-BCT-BTC về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu
Số hiệu: 39/2014/TTLT-BCT-BTC Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Công thương Người ký: Đỗ Thắng Hải, Trần Văn Hiếu
Ngày ban hành: 29/10/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 12/11/2014 Số công báo: Từ số 981 đến số 982
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ CÔNG THƯƠNG -
BỘ TÀI CHÍNH
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/2014/TTLT-BCT-BTC

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2014

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ CƠ SỞ; CƠ CHẾ HÌNH THÀNH, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ BÌNH ỔN GIÁ VÀ ĐIỀU HÀNH GIÁ XĂNG DẦU THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 83/2014/NĐ-CP NGÀY 03 THÁNG 9 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ KINH DOANH XĂNG DẦU

Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;

Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá;

Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh;

Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu:

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu; kiểm tra và giám sát việc thực hiện các khoản chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức để tính giá cơ sở, việc thực hiện trích lập, mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (sau đây gọi tắt là Quỹ Bình ổn giá).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu theo quy định của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các văn bản pháp luật có liên quan.

2. Thông tư này không áp dụng đối với: thương nhân nhập khẩu, sản xuất và pha chế các loại xăng, dầu chuyên dùng cho nhu cầu riêng của mình, không bán ra thị trường theo quy định của pháp luật; thương nhân được phép nhập khẩu xăng, dầu vào trong nước theo quy định của Luật Đầu tư để làm hàng mẫu quảng cáo, dự hội chợ triển lãm, hoặc là hàng viện trợ hoàn lại và không hoàn lại; thương nhân sản xuất xăng, dầu bán xăng, dầu cho thương nhân nhập khẩu xăng, dầu; thương nhân đầu mối mua lại xăng, dầu thành phẩm của thương nhân đầu mối khác để cung ứng ra thị trường trong nước; thương nhân đầu mối có lượng xăng, dầu thành phẩm mua về làm nguyên liệu để sản xuất, pha chế thành xăng, dầu thành phẩm khác.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Xăng dầu quy định trong Thông tư này là các loại xăng dầu thành phẩm bao gồm: các loại xăng, các loại dầu điêzen, dầu hoả, các loại dầu madút và các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ; không bao gồm: các loại khí hoá lỏng, nhiên liệu bay và khí nén thiên nhiên.

2. Giá xăng dầu thế giới được sử dụng làm căn cứ tính giá CIF trong giá cơ sở là giá xăng dầu thành phẩm được giao dịch thực tế trên thị trường Singapore và lấy theo mức giá giao dịch bình quân hàng ngày (MOP’s: Mean of Platt of Singapore) được công bố bởi Hãng tin Platt’s (sau đây gọi tắt là giá Platt Singapore).

3. Giá bán lẻ xăng dầu là giá bán tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

4. Giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường là căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước.

5. Quỹ Bình ổn giá xăng dầu là Quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước, là một yếu tố cấu thành giá cơ sở và chỉ được sử dụng để phục vụ mục tiêu ổn định thị trường, bình ổn giá xăng dầu trong nước theo quy định của pháp luật.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ CƠ SỞ

Điều 4. Giá cơ sở

1. Giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu bao gồm các yếu tố và được xác định bằng (=) {Giá CIF cộng (+) Thuế nhập khẩu cộng (+) Thuế tiêu thụ đặc biệt} nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng (+) Thuế giá trị gia tăng cộng (+) Chi phí kinh doanh định mức cộng (+) mức trích lập Quỹ Bình ổn giá cộng (+) Lợi nhuận định mức cộng (+) Thuế bảo vệ môi trường cộng (+) Các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong đó:

- Giá CIF được tính bằng (=) giá xăng dầu thế giới (giá Platt Singapore) cộng (+) các khoản chi phí để đưa xăng dầu từ nước ngoài về đến cảng Việt Nam. Các yếu tố này được xác định ở nhiệt độ thực tế. Trong đó, giá xăng dầu thế giới được được tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

Các khoản chi phí để đưa xăng dầu từ nước ngoài về đến cảng Việt Nam bao gồm: cộng (+) hoặc trừ (-) Premium cộng (+) phí bảo hiểm cộng (+) cước vận tải về đến cảng Việt Nam cộng (+) các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ phát sinh trong khâu nhập khẩu (nếu có); trong đó phí bảo hiểm, cước vận tải về đến cảng Việt Nam được căn cứ theo mức trung bình tiên tiến phát sinh thực tế tại các thương nhân đầu mối.

- Tỷ giá ngoại tệ để tính giá CIF là tỷ giá ngoại tệ bán ra cuối ngày của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

- Tỷ giá ngoại tệ tính thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt dùng để tính giá cơ sở là tỷ giá theo quy định của pháp luật về thuế, tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

- Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường; các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật.

2. Định kỳ hàng năm, thương nhân đầu mối có trách nhiệm rà soát biến động của các khoản chi phí để đưa xăng dầu từ nước ngoài về đến cảng Việt Nam và tổng hợp, báo cáo gửi về Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) chậm nhất trước ngày 31 tháng 3 của năm tài chính kế tiếp.

Trên cơ sở báo cáo của các thương nhân đầu mối, Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) tổng hợp, đánh giá, kiểm tra, khảo sát thực tế (nếu cần thiết) để có điều chỉnh cho phù hợp.

Điều 5. Chi phí kinh doanh xăng dầu định mức, lợi nhuận định mức để tính giá cơ sở

1. Chi phí kinh doanh xăng dầu định mức:

a) Chi phí kinh doanh xăng dầu định mức là chi phí lưu thông xăng dầu trong nước (chi phí bán buôn, chi phí bán lẻ ở nhiệt độ thực tế) của các thương nhân đầu mối (đã bao gồm chi phí dành cho thương nhân phân phối, thương nhân nhận quyền bán lẻ, tổng đại lý, đại lý xăng dầu) để tính giá cơ sở theo mức tối đa như sau:

- Chi phí kinh doanh bình quân định mức đối với các loại xăng là: 1.050 đồng/lít;

- Chi phí kinh doanh bình quân định mức đối với các loại dầu điêzen, dầu hỏa là: 950 đồng/lít;

- Chi phí kinh doanh bình quân định mức đối với các loại dầu madút là: 600 đồng/kg.

Trong đó, các loại xăng, các loại dầu điêzen, dầu hỏa bao gồm chi phí bán buôn, bán lẻ; riêng các loại dầu madút là chi phí bán buôn.

Đối với các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu có chi phí kinh doanh (bán buôn, bán lẻ) hợp lý, hợp lệ (được kiểm toán nhà nước hoặc kiểm toán độc lập kiểm toán) cao hơn mức quy định trên, thương nhân đầu mối cân đối, xem xét quyết định, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình; đồng thời, được quyết định giá bán thực tế tại địa bàn đó để bù đắp chi phí kinh doanh hợp lý, hợp lệ phát sinh, nhưng giá bán không vượt quá 2% giá cơ sở công bố tại cùng thời điểm;

b) Hàng năm, thương nhân đầu mối có trách nhiệm kiểm toán riêng chuyên đề về chi phí kinh doanh và rà soát, tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) chậm nhất trước ngày 31 tháng 3 của năm tài chính kế tiếp.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá), Bộ Công Thương (Vụ thị trường trong nước) yêu cầu thương nhân đầu mối báo cáo đột xuất.

Trên cơ sở báo cáo của các thương nhân đầu mối, Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) tổng hợp, đánh giá, kiểm tra, khảo sát thực tế (nếu cần thiết) để có điều chỉnh cho phù hợp;

c) Các chi phí kinh doanh định mức tối đa trên sẽ được Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản để điều chỉnh phù hợp với thực tế kinh doanh của các thương nhân đầu mối trong từng thời kỳ.

2. Lợi nhuận định mức là lợi nhuận kinh doanh xăng dầu trong nước của các thương nhân đầu mối để tính giá cơ sở theo mức tối đa là 300 đồng/lít,kg ở nhiệt độ thực tế, sẽ được Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản để điều chỉnh phù hợp với thực tế kinh doanh của các thương nhân đầu mối trong từng thời kỳ.

Lợi nhuận thực tế thu được trong kinh doanh phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của các thương nhân đầu mối.

Chương 3

QUỸ BÌNH ỔN GIÁ XĂNG DẦU

Điều 6. Cơ chế hình thành Quỹ Bình ổn giá xăng dầu

1. Các thương nhân đầu mối được quyền chủ động thực hiện các phương thức kinh doanh xăng dầu phù hợp với thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh; trích lập Quỹ Bình ổn giá và chỉ sử dụng Quỹ Bình ổn giá cho mục đích ổn định thị trường, bình ổn giá xăng dầu nước theo quy định của pháp luật.

Quỹ Bình ổn giá được thương nhân đầu mối hạch toán và theo dõi riêng bằng một tài khoản tiền gửi tại một ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam nơi thương nhân đầu mối có giao dịch. Thương nhân đầu mối là chủ tài khoản, thực hiện các thủ tục liên quan để mở tài khoản, trích lập, thực hiện các nghiệp vụ thu, chi từ tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá; đồng thời, có trách nhiệm thông báo tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của ngân hàng thương mại nơi thương nhân đầu mối mở tài khoản Quỹ Bình ổn giá đến Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) và công bố thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

2. Quỹ Bình ổn giá được trích lập thường xuyên, liên tục bằng một khoản tiền cụ thể, cố định trong giá cơ sở là 300 đồng/lít ở nhiệt độ thực tế đối với các loại xăng, các loại dầu điêzen, dầu hỏa và 300 đồng/kg đối với các loại dầu madút thực tế tiêu thụ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

Trong trường hợp cần thiết, Liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ điều chỉnh mức trích lập, thời điểm trích lập Quỹ Bình ổn giá cho phù hợp với biến động của thị trường và có thông báo bằng văn bản để các thương nhân đầu mối thực hiện.

3. Liên Bộ Công Thương - Tài chính thông báo thời điểm điều chỉnh mức trích Quỹ Bình ổn giá để thương nhân đầu mối thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Điều chỉnh giảm mức trích Quỹ Bình ổn giá dưới mức quy định tại khoản 2 Điều này khi các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trên bảy phần trăm (> 07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó hoặc việc tăng giá xăng, dầu có tác động bất lợi đến phát triển kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân;

b) Khi các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở giảm so với mức giá trước khi được điều chỉnh giảm quy định tại điểm a Khoản này, Liên Bộ Công Thương - Tài chính thông báo thời điểm và mức trích Quỹ Bình ổn giá.

4. Tổng mức trích lập Quỹ Bình ổn giá được xác định bằng mức trích quy định tại khoản 2, khoản 3 của Điều này nhân (x) với sản lượng xăng, dầu ở nhiệt độ thực tế đã tiêu thụ tại thị trường nội địa trong thời gian trích lập Quỹ Bình ổn giá.

Số dư Quỹ Bình ổn giá cuối kỳ bằng (=) Số dư Quỹ Bình ổn giá đầu kỳ cộng (+) tổng mức trích lập Quỹ Bình ổn giá trong kỳ trừ (-) tổng mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá trong kỳ cộng (+) phần lãi tính trên số dư Quỹ Bình ổn giá dương phát sinh trong kỳ trừ (-) phần lãi tính trên số dư Quỹ Bình ổn giá âm phát sinh trong kỳ.

Điều 7. Cơ chế sử dụng Quỹ Bình ổn giá

1. Đối tượng được sử dụng Quỹ Bình ổn giá

a) Các thương nhân đầu mối đã thực hiện việc trích lập Quỹ Bình ổn giá theo quy định được sử dụng Quỹ Bình ổn giá để thực hiện mục tiêu ổn định thị trường, bình ổn giá xăng, dầu theo quy định của Liên Bộ Công Thương - Tài chính;

b) Các thương nhân đầu mối khi không còn là thương nhân đầu mối xăng dầu theo quy định của pháp luật:

- Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh, chia, tách doanh nghiệp: số dư Quỹ Bình ổn giá sẽ kết chuyển sang số dư của thương nhân đầu mối là doanh nghiệp nhận sáp nhập (trường hợp sáp nhập doanh nghiệp), doanh nghiệp mua lại (trong trường hợp mua lại doanh nghiệp) và doanh nghiệp mới (trong trường hợp hợp nhất, liên doanh, chia, tách doanh nghiệp) theo quy định của pháp luật (kể cả trường hợp số dư Quỹ Bình ổn giá dương và số dư Quỹ Bình ổn giá âm). Liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ kiểm tra, rà soát và thông báo kết quả xử lý đối với từng trường hợp cụ thể.

- Trường hợp thương nhân đầu mối bị phá sản, giải thể, bị thu hồi Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối chủ động đăng ký không tiếp tục làm thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu khi:

+ Có số dư Quỹ Bình ổn giá phải nộp vào Ngân sách nhà nước;

+ Quỹ Bình ổn giá bị âm do được sử dụng Quỹ Bình ổn giá để ổn định thị trường, bình ổn giá xăng, dầu trước khi không còn là đầu mối, Liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ kiểm tra, rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét và có biện pháp xử lý đối với từng trường hợp cụ thể, đồng thời thông báo kết quả xử lý đối với từng trường hợp cụ thể đó.

2. Phương thức sử dụng Quỹ Bình ổn giá

a) Nghiêm cấm sử dụng Quỹ Bình ổn giá để cấp vốn kinh doanh hoặc cho các mục đích khác ngoài quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này;

b) Quỹ Bình ổn giá được sử dụng trong các trường hợp sau:

- Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở kỳ công bố tăng trong phạm vi đến ba phần trăm (≤ 03%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, nhưng việc tăng giá ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Liên Bộ Công Thương - Tài chính xem xét sử dụng Quỹ Bình ổn giá để điều hành giá xăng dầu;

- Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng vượt ba phần trăm (> 03%) đến bốn phần trăm (≤ 04%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, thương nhân đầu mối được quyền điều chỉnh giá bán tăng trong phạm vi đến ba phần trăm (≤ 03%) và được sử dụng Quỹ Bình ổn giá đối với phần tăng vượt ba phần trăm (> 03%) đến bốn phần trăm (≤ 04%). Thương nhân đầu mối gửi văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá tới Liên Bộ Công Thương - Tài chính;

- Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng vượt bốn phần trăm (> 04%) đến bảy phần trăm (≤ 07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, thương nhân đầu mối được quyền điều chỉnh giá bán tăng trong phạm vi đến ba phần trăm (≤ 03%) cộng (+) thêm năm mươi phần trăm (50%) của mức chênh lệch giá tính từ tỷ lệ giá cơ sở tăng vượt ba (> 03%) đến tỷ lệ tăng thực tế trong phạm vi tăng vượt từ ba phần trăm (> 03%) đến bảy phần trăm (≤ 07%); năm mươi phần trăm (50%) còn lại được bù đắp từ Quỹ Bình ổn giá. Thương nhân đầu mối gửi văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá tới Liên Bộ Công Thương - Tài chính;

c) Sử dụng Quỹ Bình ổn giá theo quy định tại điểm b Khoản này phù hợp với thời gian giữa hai (02) lần điều chỉnh giá;

d) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trên bảy phần trăm (> 07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó hoặc việc tăng giá xăng dầu có tác động bất lợi đến phát triển kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.

3. Thương nhân đầu mối ngừng sử dụng Quỹ Bình ổn giá khi có thông báo bằng văn bản của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.

4. Thủ tục, trình tự sử dụng Quỹ Bình ổn giá

a) Trên cơ sở kê khai điều chỉnh giá của các thương nhân đầu mối phù hợp với các quy định của pháp luật về căn cứ, nguyên tắc, phương pháp, trình tự tính giá xăng, dầu; Tổ Liên ngành điều hành giá xăng dầu rà soát, đề xuất các giải pháp điều hành trong đó có giải pháp sử dụng hoặc không sử dụng hoặc ngừng sử dụng hoặc điều chỉnh mức (tỷ lệ) sử dụng Quỹ Bình ổn giá để Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định;

b) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở kỳ công bố tăng trong phạm vi đến ba phần trăm (≤ 03%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, nhưng việc tăng giá ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố sử dụng Quỹ Bình ổn giá cùng thời điểm công bố giá cơ sở;

c) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở kỳ công bố tăng vượt ba phần trăm (> 03%) đến bảy phần trăm (≤ 07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, trong thời gian ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kê khai giá, Liên Bộ Công Thương - Tài chính phải có văn bản trả lời thương nhân đầu mối về việc điều chỉnh mức giá và thông báo bằng văn bản về việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá (nếu có) để các thương nhân đầu mối thực hiện.

Quá thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kê khai giá, Liên Bộ Công Thương - Tài chính không có văn bản trả lời về việc điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối hoặc không có văn bản thông báo liên quan đến sử dụng Quỹ Bình ổn giá, thương nhân đầu mối được quyền điều chỉnh giá bán lẻ (riêng madút là giá bán buôn) nhưng không cao hơn mức giá cơ sở kỳ công bố và không được vượt quá bảy phần trăm (> 07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó;

d) Khi có thông báo của Liên Bộ Công Thương - Tài chính về thời điểm, mức sử dụng Quỹ bình ổn giá, thương nhân đầu mối chủ động trích trừ tài khoản tiền gửi Quỹ bình ổn giá và thực hiện hạch toán, quyết toán theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.

Điều 8. Hạch toán, quyết toán Quỹ Bình ổn giá

1. Thương nhân đầu mối có trách nhiệm hạch toán đầy đủ, chính xác khoản trích lập Quỹ Bình ổn giá vào giá vốn hàng bán.

2. Quỹ Bình ổn giá được sử dụng theo quy định tại Điều 7 Thông tư này; khi sử dụng thương nhân đầu mối hạch toán giảm giá vốn hàng bán.

3. Số dư tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá được tính lãi suất theo mức lãi suất áp dụng cho tài khoản tiền gửi thanh toán của Ngân hàng thương mại nơi thương nhân đầu mối mở tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá trong cùng thời kỳ. Phần lãi phát sinh trên tài khoản số dư Quỹ Bình ổn giá dương tại Ngân hàng thương mại được ghi tăng tài khoản Quỹ Bình ổn giá. Việc quản lý, điều hành tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá và hạch toán, theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên quan phải được công khai, minh bạch.

4. Trường hợp thương nhân đầu mối sử dụng Quỹ Bình ổn giá theo thông báo của Liên Bộ Công Thương - Tài chính nhưng tại thời điểm đó số dư của tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá không còn (số dư tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá tại ngân hàng thương mại bằng không (0)), thương nhân đầu mối được vay vốn để bù đắp và được tính lãi suất tối đa bằng mức lãi suất áp dụng cho tài khoản tiền gửi thanh toán của Ngân hàng thương mại nơi thương nhân đầu mối mở tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá cho phần sử dụng vượt Quỹ Bình ổn giá (phần số dư Quỹ Bình ổn giá bị âm). Phần lãi phát sinh khi Quỹ Bình ổn giá âm (khoản thương nhân đầu mối phải vay vốn bổ sung khi Quỹ Bình ổn giá âm) được ghi giảm tài khoản Quỹ Bình ổn giá. Việc hoàn trả được thực hiện hàng tháng khi Quỹ Bình ổn có số dư dương và được quyết toán khi kết thúc năm tài chính.

5. Kết thúc năm tài chính, Quỹ Bình ổn giá có kết dư, thương nhân đầu mối được phép kết chuyển sang năm sau.

6. Chế độ hạch toán, báo cáo, công khai, minh bạch thông tin về Quỹ Bình ổn giá:

a) Đối với thương nhân đầu mối

Định kỳ vào ngày 25 hàng tháng:

- Thương nhân đầu mối phải công bố số dư đầu kỳ, số trích lập Quỹ Bình ổn giá, số sử dụng Quỹ Bình ổn giá, số dư Quỹ Bình ổn giá cuối kỳ của tháng liền kề trước đó. Đồng thời kết chuyển toàn bộ số trích lập Quỹ Bình ổn giá của tháng liền kề trước đó vào tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại Ngân hàng thương mại nơi thương nhân mở tài khoản Quỹ Bình ổn giá;

- Đồng thời, thương nhân đầu mối sẽ được bù đắp lại số tiền đã sử dụng Quỹ Bình ổn giá của tháng liền kề trước đó theo thông báo của Liên Bộ Công Thương - Tài chính (nếu có);

- Thương nhân đầu mối có trách nhiệm gửi báo cáo đến Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) và Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) đầy đủ, chính xác các nội dung về Quỹ Bình ổn giá, cụ thể:

+ Số dư Quỹ Bình ổn giá đầu kỳ báo cáo (nếu có);

+ Số trích lập Quỹ Bình ổn giá trong kỳ báo cáo (nếu có);

+ Số sử dụng Quỹ Bình ổn giá trong kỳ báo cáo (nếu có);

+ Phần lãi phát sinh trên số dư Quỹ Bình ổn giá dương hoặc phần lãi phát sinh do Quỹ Bình ổn giá âm (nếu có);

+ Số dư Quỹ Bình ổn giá cuối kỳ.

- Trường hợp ngày 25 hàng tháng vào ngày nghỉ hoặc ngày nghỉ lễ theo quy định, thương nhân đầu mối phải thực hiện trích lập, chuyển tiền vào ngày làm việc đầu tiên sau ngày 25;

b) Đối với Ngân hàng thương mại nơi thương nhân đầu mối mở tài khoản Quỹ Bình ổn giá

- Định kỳ ngày mùng một (01) hàng tháng, Ngân hàng thương mại nơi thương nhân đầu mối mở tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá phải gửi sao kê về các giao dịch phát sinh liên quan đến tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá của thương nhân đầu mối trong tháng liền kề trước đó đến Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) và Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá). Nội dung sao kê bao gồm:

+ Số dư Quỹ Bình ổn giá đầu kỳ báo cáo (nếu có);

+ Số trích lập Quỹ Bình ổn giá trong kỳ báo cáo (nếu có);

+ Số sử dụng Quỹ Bình ổn giá trong kỳ báo cáo (nếu có);

+ Phần lãi phát sinh trên số dư Quỹ Bình ổn giá dương hoặc phần lãi phát sinh do Quỹ Bình ổn giá âm (nếu có);

+ Số dư Quỹ Bình ổn giá trong kỳ.

- Trường hợp ngày mùng một (01) hàng tháng vào ngày nghỉ hoặc ngày nghỉ lễ theo quy định, Ngân hàng thương mại nơi thương nhân đầu mối mở tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá phải thực hiện gửi sao kê về các giao dịch phát sinh liên quan đến tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá của thương nhân đầu mối vào ngày làm việc đầu tiên sau ngày mùng một (01);

c) Kết thúc năm tài chính, thương nhân đầu mối và Ngân hàng thương mại nơi thương nhân mở tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình trích lập; sử dụng Quỹ bình ổn giá; bảng tính toán chi tiết số lãi tiền gửi đã hạch toán tăng Quỹ Bình ổn giá và số tiền lãi vay phát sinh hàng tháng do đã ứng vốn để bình ổn giá do Quỹ Bình ổn giá âm; số dư Quỹ Bình ổn giá cuối kỳ gửi Liên Bộ Tài chính - Công Thương để kiểm tra, giám sát.

Trong trường hợp cần thiết, Liên Bộ Công Thương - Tài chính yêu cầu thương nhân đầu mối, Ngân hàng thương mại nơi thương nhân đầu mối mở tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá báo cáo đột xuất.

Điều 9. Phương pháp kế toán và trình bày báo cáo tài chính đối với Quỹ Bình ổn giá

1. Bổ sung Tài khoản 357 - Quỹ Bình ổn giá

Tài khoản 357 được mở chi tiết cấp 2:

a) Tài khoản 3571 - Quỹ Bình ổn giá

Nội dung của Tài khoản: Tài khoản 3571 dùng để phản ánh số hiện có, tình hình tăng, giảm Quỹ Bình ổn giá của thương nhân đầu mối. Hạch toán và phương pháp kế toán tài khoản này được thực hiện theo nguyên tắc sau:

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3571 - Quỹ Bình ổn giá:

Bên Nợ - Quỹ Bình ổn giá giảm do sử dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Bên Có - Quỹ Bình ổn giá tăng do trích lập theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Số dư bên Có - Số tiền của Quỹ Bình ổn giá hiện còn tại thời điểm báo cáo.

Số dư bên Nợ - Số tiền Quỹ Bình ổn giá chi vượt chưa được bù đắp tại thời điểm báo cáo.

b) Tài khoản 3572 - Lãi phát sinh trên số dư Quỹ Bình ổn giá

Nội dung của Tài khoản: Tài khoản 3572 dùng để phản ánh tổng số tiền lãi hiện có, tình hình tăng, giảm lãi Quỹ Bình ổn giá của thương nhân đầu mối. Việc kế toán tài khoản này được thực hiện theo nguyên tắc sau:

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3572 - Lãi phát sinh trên số dư Quỹ Bình ổn giá:

Bên Nợ - Tiền lãi vay phải trả khi Quỹ Bình ổn giá âm, thương nhân đầu mối tính theo quy định tại khoản 4 Điều 8.

Bên Có - Tiền lãi nhận được khi Quỹ Bình ổn giá dương do Ngân hàng Thương mại trả lãi theo quy định tại khoản 4 Điều 8.

Số dư bên Có - Số tiền lãi của Quỹ Bình ổn giá hiện còn tại thời điểm báo cáo.

Số dư bên Nợ - Số tiền lãi vay còn phải hoàn do Quỹ Bình ổn giá âm tại thời điểm báo cáo.

2. Thương nhân đầu mối phải mở riêng một tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá tại một Ngân hàng thương mại để theo dõi biến động dòng tiền trích lập, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và tiền lãi phát sinh khi Quỹ Bình ổn giá dương hoặc âm.

3. Phương pháp kế toán trích lập và sử dụng Quỹ Bình ổn giá

a) Định kỳ hàng tháng, căn cứ bảng trích lập Quỹ Bình ổn giá, thương nhân đầu mối hạch toán:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán: Số tiền phải trích lập Quỹ Bình ổn giá trong tháng theo quy định

Có TK 3571 - Quỹ Bình ổn giá

Đồng thời, vào ngày 25 hàng tháng, căn cứ bảng trích lập Quỹ Bình ổn giá của tháng trước liền kề, thương nhân đầu mối lập Ủy nhiệm chi chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá, hạch toán:

Nợ TK 1121 - Tiền gửi Ngân hàng - Chi tiết tiền gửi Quỹ Bình ổn giá

Có TK 1121 - Tiền gửi Ngân hàng - Chi tiết tiền gửi thanh toán

b) Định kỳ hàng tháng, căn cứ bảng tính sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu theo thông báo của Liên Bộ Công Thương - Tài chính, thương nhân đầu mối hạch toán:

Nợ TK 3571 - Quỹ Bình ổn giá

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán

Đồng thời, vào ngày 25 hàng tháng, căn cứ bảng tính sử dụng Quỹ Bình ổn giá của tháng trước liền kề, thương nhân đầu mối lập Ủy nhiệm chi chuyển tiền từ Tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá sang tài khoản tiền gửi thanh toán, thương nhân đầu mối hạch toán:

Nợ TK 1121 - Tiền gửi Ngân hàng - Chi tiết tiền gửi thanh toán

Có TK 1121 - Tiền gửi Ngân hàng - Chi tiết tiền gửi Quỹ Bình ổn giá

c) Trường hợp ngày 25 hàng tháng vào ngày nghỉ hoặc nghỉ lễ theo quy định, thương nhân đầu mối phải thực hiện trích lập, chuyển tiền vào ngày làm việc đầu tiên sau ngày 25.

d) Định kỳ hàng tháng nếu tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá có số dư dương và phát sinh lãi tiền gửi, căn cứ báo có của Ngân hàng thương mại, thương nhân đầu mối hạch toán:

Nợ TK 1121 - Tiền gửi ngân hàng - Chi tiết tiền gửi Quỹ Bình ổn giá

Có TK 3572 - Lãi phát sinh Quỹ Bình ổn giá

đ) Căn cứ báo nợ của Ngân hàng thương mại về lãi vay phát sinh trong tháng, bảng kê tính lãi phát sinh phải trả do Quỹ Bình ổn giá âm theo mức lãi suất tối đa bằng mức lãi suất áp dụng cho tài khoản tiền gửi thanh toán của Ngân hàng thương mại cho phần sử dụng Quỹ Bình ổn giá âm, thương nhân đầu mối hạch toán:

Nợ TK 3572 - Lãi phát sinh Quỹ Bình ổn giá

Có TK 1121 - Tiền gửi ngân hàng - Chi tiết tiền gửi thanh toán

e) Trường hợp cuối năm, thương nhân đầu mối được sử dụng Quỹ Bình ổn giá để bù lãi phát sinh do Quỹ Bình ổn giá âm (nếu có), thương nhân đầu mối hạch toán:

Nợ TK 3571 - Quỹ Bình ổn giá

Có TK 3572 - Lãi phát sinh Quỹ Bình ổn giá

Hoặc: kết chuyển số dư lãi Quỹ Bình ổn giá sang tài khoản Quỹ Bình ổn giá, hạch toán:

Nợ TK 3572 - Lãi Quỹ Bình ổn giá

Có TK 3571 - Quỹ Bình ổn giá

4. Trình bày Báo cáo tài chính:

Bổ sung chỉ tiêu “Quỹ Bình ổn giá” - Mã số 340 trên Bảng Cân đối kế toán. Chỉ tiêu này phản ánh Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của Tài khoản 357 “Quỹ Bình ổn giá xăng dầu” được tính trên cơ sở bù trừ số dư của hai tài khoản kế toán TK 3571 và TK 3572.

Khi phân tích báo cáo tài chính, thương nhân đầu mối được loại trừ khoản tiền trên tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá và số dư tài khoản “Quỹ Bình ổn giá” trên báo cáo tài chính để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu tài chính.

Chương 4

ĐIỀU HÀNH GIÁ XĂNG DẦU

Điều 10. Thành lập Tổ Liên ngành điều hành giá xăng dầu

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính ban hành Quyết định thành lập Tổ Liên ngành điều hành giá xăng dầu (sau đây gọi tắt là Tổ Liên ngành), phân công nhiệm vụ cho các thành viên, quy chế làm việc của Tổ Liên ngành.

Thành viên Tổ Liên ngành gồm: Tổ trưởng là Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương; Phó Tổ trưởng là Cục trưởng Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính; Phó Tổ trưởng thường trực là Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương; một số thành viên khác có liên quan thuộc Bộ Công Thương, Bộ Tài chính.

Tổ Liên ngành điều hành giá xăng dầu được đặt tại Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương).

Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Liên ngành

1. Nhiệm vụ của Tổ Liên ngành

a) Tham mưu với Lãnh đạo Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều hành giá xăng dầu theo quy định của pháp luật và phù hợp tình hình kinh tế - xã hội, giá xăng dầu thế giới trong từng thời kỳ;

b) Tính toán, công bố trên trang Thông tin điện tử của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính về giá cơ sở, chênh lệch giá cơ sở kỳ công bố so với kỳ liền kề trước đó theo định kỳ bình quân 15 ngày/lần, bắt đầu từ ngày 01 tháng 11 năm 2014 và theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP;

c) Tiếp nhận văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá, văn bản đăng ký giá, quyết định điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu, tùy từng trường hợp quy định tại Điều 38 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP. Theo dõi, giám sát, kiểm tra việc điều chỉnh giá xăng dầu của thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu;

d) Quản lý văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá, văn bản đăng ký giá của thương nhân, các văn bản của Tổ Liên ngành báo cáo Lãnh đạo Liên Bộ Công Thương - Tài chính về điều hành giá xăng dầu theo quy định của pháp luật về tài liệu mật.

2. Quyền hạn của Tổ Liên ngành

a) Được quyền yêu cầu các thương nhân giải trình văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá, văn bản đăng ký giá, quyết định điều chỉnh giá khi xét thấy các văn bản này chưa thực hiện đúng quy định;

b) Được Lãnh đạo Liên Bộ Công Thương - Tài chính ủy quyền ký các văn bản thông báo đến các thương nhân liên quan đến nhiệm vụ điều hành giá.

Điều 12. Chế độ, nguyên tắc làm việc của Tổ Liên ngành

1. Chế độ làm việc của Tổ Liên ngành

a) Tổ Liên ngành thực hiện nhiệm vụ theo chế độ kiêm nhiệm;

b) Tổ Liên ngành được sử dụng con dấu của Bộ Công Thương và Tổ trưởng Tổ Liên ngành ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Công Thương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao về điều hành giá xăng dầu;

c) Phó Tổ trưởng thường trực Tổ Liên ngành thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Tổ trưởng.

2. Nguyên tắc làm việc của Tổ Liên ngành

a) Tổ Liên ngành làm việc theo nguyên tắc tập thể. Tổ trưởng chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên và chịu trách nhiệm về các báo cáo tham mưu cho Lãnh đạo Liên Bộ Công Thương - Tài chính. Từng thành viên của Tổ Liên ngành chịu trách nhiệm về các ý kiến tham mưu, đề xuất của mình trước Tổ trưởng và Lãnh đạo Liên Bộ Công Thương - Tài chính liên quan đến việc điều hành giá xăng dầu;

b) Trong quá trình làm việc, các thành viên của Tổ Liên ngành phải chấp hành sự phân công của Tổ trưởng; thực hiện độc lập trong đề xuất ý kiến nhưng phải phối hợp công tác, trao đổi thông tin về những vấn đề liên quan đến điều hành giá xăng dầu; được bảo lưu ý kiến trong quá trình làm việc nhưng phải chấp hành quyết định của Lãnh đạo Liên Bộ Công Thương - Tài chính. Trường hợp ý kiến của hai Bộ khác nhau, Bộ Công Thương quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của Bộ; trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

c) Thực hiện nguyên tắc bảo mật. Nghiêm cấm tiết lộ thông tin trong quá trình điều hành giá xăng dầu, lợi dụng công việc được giao để vụ lợi cá nhân.

Điều 13. Công bố giá cơ sở và điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu

1. Liên Bộ Công Thương - Tài chính tính toán, công bố giá cơ sở theo chu kỳ tính giá quy định tại khoản 9 Điều 3, Điều 38 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP trên trang Thông tin điện tử của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính.

Trường hợp ngày công bố giá cơ sở theo chu kỳ tính giá là ngày nghỉ hoặc ngày nghỉ lễ theo quy định, Liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện công bố giá cơ sở vào ngày làm việc đầu tiên sau ngày nghỉ hoặc ngày nghỉ lễ của chu kỳ tính giá.

2. Căn cứ giá cơ sở và mức sử dụng Quỹ bình ổn do Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố, các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối được điều chỉnh giá bán lẻ (riêng madút là giá bán buôn) theo quy định tại Điều 37, Điều 38 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và Khoản 4 Điều 7 Thông tư này nhưng không cao hơn giá cơ sở do Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố theo quy định. Cụ thể:

a) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở kỳ công bố tăng trong phạm vi đến ba phần trăm (≤ 03%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố giá cơ sở nhưng không công bố mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá, thương nhân được phép điều chỉnh giá bán lẻ (riêng madút là giá bán buôn) theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 38 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP;

b) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở kỳ công bố tăng trong phạm vi đến ba phần trăm (≤ 03%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, nhưng việc tăng giá ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá cùng thời điểm công bố giá cơ sở. Thương nhân không điều chỉnh giá bán lẻ hoặc được phép điều chỉnh giá bán lẻ nhưng mức giá bán lẻ sau điều chỉnh đã tính mức sử dụng Quỹ bình ổn không cao hơn giá cơ sở kỳ công bố;

c) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở kỳ công bố tăng vượt ba phần trăm (> 03%) đến bảy phần trăm (≤ 07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, trong thời gian ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kê khai giá, Tổ Liên ngành điều hành giá xăng dầu phải có văn bản trả lời thương nhân đầu mối về việc điều chỉnh mức giá và thông báo bằng văn bản về việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá (nếu có) để các thương nhân đầu mối thực hiện;

d) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở kỳ công bố tăng vượt ba phần trăm (> 03%) đến bảy phần trăm (≤ 07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, nếu sau ba (03) ngày làm việc kể từ khi Liên Bộ Công Thương - Tài chính nhận được văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối mà không có văn bản trả lời thương nhân, thương nhân đầu mối được điều chỉnh giá bán lẻ không cao hơn giá cơ sở của kỳ công bố.

3. Thời gian được phép điều chỉnh giá bán lẻ của thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối đối với trường hợp tăng giá là khoảng thời gian từ sau khi Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố giá cơ sở đến trước khi Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố giá cơ sở kỳ kế tiếp; đối với trường hợp giảm giá phải thực hiện theo đúng thời điểm Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố.

Chương 5

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2014. Bãi bỏ Thông tư số 234/2009/TT-BTC ngày 09 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ - CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư liên tịch này.

Điều 15. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương giao Vụ Thị trường trong nước làm đầu mối, phối hợp các đơn vị liên quan thuộc Bộ thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được phân công:

a) Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu, điều hành trích lập và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 40 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP;

b) Công bố thông tin về xăng dầu trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

2. Bộ Tài chính giao Cục Quản lý Giá làm đầu mối, phối hợp các đơn vị liên quan thuộc Bộ thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ được phân công:

a) Chủ trì kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối thực hiện các quy định tại Điều 37 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và các loại thuế, phí có liên quan. Phối hợp Bộ Công Thương kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối thực hiện các quy định tại Điều 38 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP;

b) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá. Chủ trì, phối hợp Bộ Công Thương thực hiện các công việc quy định tại điểm b khoản 2 Điều 40 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP;

c) Chủ trì kiểm tra, giám sát việc điều hành giá xăng dầu; kiểm tra, giám sát việc trích lập, mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá của các thương nhân đầu mối theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

3. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, Bộ Tài chính; Sở Công Thương, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức, cá nhân có liên quan; thương nhân kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ CÔNG THƯƠNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Thắng Hải

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Hiếu

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- VP TW Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng BCĐ Phòng, chống tham nhũng;
- Toà án NDTC;
- Viện Kiểm sát NDTC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan TW của các Đoàn thể;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Sở Công Thương, Sở Tài chính các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các Ngân hàng thương mại;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Công Thương, Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ TTTN - Bộ Công Thương; VT, Cục QLG - Bộ Tài chính.

 

 

- Điều này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch 90/2016/TTLT-BTC-BCT

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:
...
b) Bổ sung khoản 6, khoản 7 như sau:

“6. Kê khai giá đối với mặt hàng xăng, dầu thành phẩm trong nước là việc các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu gửi văn bản thông báo mức giá bán xăng, dầu thành phẩm cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Liên Bộ Công Thương - Tài chính) khi thực hiện điều chỉnh giá đối với các mặt hàng này.

7. Đăng ký giá đối với mặt hàng xăng, dầu thành phẩm trong nước là việc các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu lập, phân tích việc hình thành mức giá và gửi biểu mẫu thông báo giá cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Liên Bộ Công Thương - Tài chính) trước khi thực hiện điều chỉnh giá đối với các mặt hàng này, trong thời gian Chính phủ áp dụng biện pháp bình ổn giá theo quy định.”.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch 90/2016/TTLT-BTC-BCT

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

“1. Xăng dầu và các thuật ngữ có liên quan:

a) Xăng dầu quy định trong Thông tư này là các loại xăng, dầu thành phẩm bao gồm: các loại xăng, các loại dầu điêzen, dầu hỏa, các loại dầu madút, nhiên liệu sinh học và các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ; không bao gồm: các loại khí hóa lỏng, nhiên liệu bay và khí nén thiên nhiên.

b) Nhiên liệu sinh học tại Thông tư này là xăng E5, E10 theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học (QCVN 1:2015/BKHCN) ban hành kèm theo Thông tư số 22/2015/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 11 tháng 11 năm 2015 và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

c) Xăng E5 là hỗn hợp của xăng không chì và etanol nhiên liệu, có hàm lượng etanol từ 4% đến 5% theo thể tích, ký hiệu là E5.

d) Xăng E10 là hỗn hợp của xăng không chì và etanol nhiên liệu, có hàm lượng etanol từ 9% đến 10% theo thể tích, ký hiệu là E10.

đ) Etanol nhiên liệu bao gồm etanol nhiên liệu biến tính và etanol nhiên liệu không biến tính. Etanol nhiên liệu không biến tính (gọi tắt là E100) là etanol có các tạp chất thông thường sản sinh ra trong quá trình sản xuất nhiên liệu (kể cả nước). Etanol nhiên liệu biến tính là etanol nhiên liệu không biến tính được pha thêm các chất biến tính như xăng, naphta với hàm lượng từ 1,96% đến 5,0% thể tích.”.

Xem nội dung VB
- Điều này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch 90/2016/TTLT-BTC-BCT

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC
...
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
...
b) Bổ sung khoản 2, khoản 3 như sau:

“2. Giá cơ sở xăng E5, E10 bao gồm các yếu tố và được xác định bằng (=) {tỷ lệ phần trăm thể tích xăng không chì (%) nhân (x) (giá CIF xăng không chì cộng (+) Thuế nhập khẩu) nhân (x) tỷ giá ngoại tệ cộng (+) tỷ lệ phần trăm thể tích etanol nhiên liệu (%) nhân (x) giá etanol nhiên liệu} cộng (+) Thuế tiêu thụ đặc biệt cộng (+) Thuế giá trị gia tăng cộng (+) Chi phí kinh doanh định mức cộng (+) mức trích lập Quỹ Bình ổn giá cộng (+) Lợi nhuận định mức cộng (+) Thuế bảo vệ môi trường cộng (+) Các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong đó:

- Giá CIF, tỷ giá, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường; các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo hướng dẫn tại Khoản 1.

- Xăng không chì áp dụng để tính giá cơ sở xăng E5, E10 tại Thông tư này là xăng RON 92.

- Etanol nhiên liệu áp dụng để tính giá cơ sở xăng E5, E10 tại Thông tư này là etanol nhiên liệu không biến tính (E100).

- Tỷ lệ phần trăm theo thể tích của xăng không chì, tỷ lệ phần trăm theo thể tích của etanol nhiên liệu áp dụng để tính giá cơ sở xăng E5, E10 tại Thông tư này là tỷ lệ cao nhất được phép pha trộn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền phù hợp với từng chủng loại xăng E5, E10; tỷ lệ pha trộn thực tế nằm trong giới hạn cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

- Giá etanol nhiên liệu không biến tính (E100) áp dụng để tính giá cơ sở xăng E5, E10 tại Thông tư này là mức giá bán ở nhiệt độ thực tế, chưa có thuế giá trị gia tăng, được xác định là mức giá bình quân số học các mức giá E100 tại Việt Nam, giá CIF E100 nhập khẩu (nếu có) do các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu E100 hàng tháng báo cáo giá hoặc kê khai giá theo quy định của pháp luật (nếu có) với cơ quan quản lý Nhà nước (Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước)).

Giá E100 áp dụng để tính giá cơ sở xăng E5, E10 được xem xét theo chu kỳ 01 tháng. Giá E100 bình quân số học của tháng này sẽ áp dụng cho tháng sau liền kề.

Các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu E100 có trách nhiệm gửi báo cáo giá và phân tích lý do điều chỉnh giá E100 kèm theo các hóa đơn, chứng từ có liên quan khi có điều chỉnh giá chậm nhất vào ngày 25 hàng tháng, chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu báo cáo; trường hợp ngày 25 trùng vào ngày nghỉ lễ theo quy định, thì báo cáo này được gửi vào ngày làm việc trước liền kề.

Trường hợp kê khai giá (nếu có) thì thực hiện theo các quy định của pháp luật về kê khai giá.

3. Bộ Tài chính chủ trì tính giá E100 bình quân số học theo nguyên tắc đã nêu tại khoản 2 Điều này để áp dụng tính giá cơ sở các mặt hàng xăng E5, E10.”.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch 90/2016/TTLT-BTC-BCT

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC
...
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

“1. Giá cơ sở mặt hàng xăng dầu (trừ xăng E5, E10) bao gồm các yếu tố và được xác định bằng (=) {Giá CIF cộng (+) Thuế nhập khẩu cộng (+) Thuế tiêu thụ đặc biệt} nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng (+) Thuế giá trị gia tăng cộng (+) Chi phí kinh doanh định mức cộng (+) mức trích lập Quỹ Bình ổn giá cộng (+) Lợi nhuận định mức cộng (+) Thuế bảo vệ môi trường cộng (+) Các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong đó:

Giá CIF được tính bằng (=) giá xăng dầu thế giới (giá Platt Singapore) cộng (+) các khoản chi phí để đưa xăng dầu từ nước ngoài về đến cảng Việt Nam. Các yếu tố này được xác định ở nhiệt độ thực tế. Trong đó, giá xăng dầu thế giới được được tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

Các khoản chi phí để đưa xăng dầu từ nước ngoài về đến cảng Việt Nam bao gồm: cộng (+) hoặc trừ (-) Premium cộng (+) phí bảo hiểm cộng (+) cước vận tải về đến cảng Việt Nam cộng (+) các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ phát sinh trong khâu nhập khẩu (nếu có); trong đó phí bảo hiểm, cước vận tải về đến cảng Việt Nam được căn cứ theo mức trung bình tiên tiến của các thương nhân đầu mối.

- Tỷ giá ngoại tệ để tính giá CIF là tỷ giá ngoại tệ bán ra cuối ngày của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP.

- Tỷ giá ngoại tệ tính thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt dùng để tính giá cơ sở là tỷ giá quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015, khoản 6 Điều 5 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

- Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường; các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật.”

Xem nội dung VB
Điều 31. Dự trữ xăng dầu bắt buộc

1. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực đến năm 2025, thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu phải bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng ba mươi (30) ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu thụ nội địa bình quân một (01) ngày của năm trước liền kề, cả về cơ cấu chủng loại; bao gồm dự trữ phục vụ an ninh năng lượng quốc gia, dự trữ lưu thông bắt buộc.

Xem nội dung VB
Điều 31. Dự trữ xăng dầu bắt buộc

1. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực đến năm 2025, thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu phải bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng ba mươi (30) ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu thụ nội địa bình quân một (01) ngày của năm trước liền kề, cả về cơ cấu chủng loại; bao gồm dự trữ phục vụ an ninh năng lượng quốc gia, dự trữ lưu thông bắt buộc.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch 90/2016/TTLT-BTC-BCT

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC
...
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:
...
c) Sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh khoản 2 thành khoản 4 như sau:

“4. Thương nhân đầu mối có trách nhiệm gửi về Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước): báo cáo kết quả rà soát biến động của các khoản chi phí để đưa xăng dầu từ nước ngoài về đến cảng Việt Nam, chi phí phối trộn xăng E5, E10 (nếu có) chậm nhất trước ngày 31 tháng 3 của năm tài chính kế tiếp.

Trên cơ sở báo cáo của các thương nhân đầu mối và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh E100, Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) tổng hợp, đánh giá, kiểm tra, khảo sát thực tế (nếu cần thiết) để có điều chỉnh cho phù hợp.”.

Xem nội dung VB
- Khoản này được bổ sung bởi Điểm b Khoản 3 Điều 1 Thông tư liên tịch 90/2016/TTLT-BTC-BCT

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC
...
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 như sau:
...
b) Bổ sung điểm d như sau:

“d) Thương nhân phân phối xăng dầu được quyết định giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu (riêng dầu madút là giá bán buôn) thực tế tại địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu nhưng không vượt quá 2% giá cơ sở công bố tại cùng thời điểm để bù đắp chi phí kinh doanh thực tế hợp lý, hợp lệ phát sinh được kiểm toán độc lập kiểm toán khi đưa xăng dầu bán tại địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu.”.

Xem nội dung VB
- Khoản này được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 76/2020/TT-BTC

Điều 1. Bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu

1. Bổ sung điểm e Khoản 1 Điều 5 như sau:

“e) Các báo cáo kiểm toán chuyên đề về chi phí kinh doanh xăng dầu; chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, chi phí phối trộn xăng E5, E10; báo cáo đột xuất và báo cáo kết quả rà soát quy định tại Điều 4 Thông tư này được gửi bằng một trong các phương thức sau:

- Gửi trực tiếp tại Văn phòng cơ quan tiếp nhận;

- Gửi qua dịch vụ bưu chính;

- Gửi qua Fax hoặc thư điện tử theo địa chỉ bcxangdau@mof.gov.vn (bản scan).”.

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 3 Điều 1 Thông tư liên tịch 90/2016/TTLT-BTC-BCT

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC
...
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm a, ... như sau:

a) Chi phí kinh doanh xăng dầu định mức là chi phí lưu thông xăng dầu trong nước (chi phí bán buôn, chi phí bán lẻ ở nhiệt độ thực tế) của các thương nhân đầu mối (đã bao gồm chi phí dành cho thương nhân phân phối, thương nhân nhận quyền bán lẻ, tổng đại lý, đại lý xăng dầu; đã bao gồm chi phí phát sinh đặc thù của xăng E5, E10 như: chi phí khấu hao tài sản của hệ thống phối trộn xăng E5, E10, chi phí hao hụt trong quá trình phối trộn, chi phí vận hành, chi phí giám định cấp chứng chỉ hợp chuẩn, hợp quy, chi phí tài chính, chi phí vận chuyển phát sinh do cung đường vận chuyển hàng hóa thay đổi, chi phí cải tạo cửa hàng chuyển sang kinh doanh xăng E5, E10...) để tính giá cơ sở theo mức tối đa như sau:

- Chi phí kinh doanh bình quân định mức đối với các loại xăng không chì là: 1.050 đồng/lít;

- Chi phí kinh doanh bình quân định mức đối với các loại xăng E5, E10 là: 1.250 đồng/lít;

- Chi phí kinh doanh bình quân định mức đối với các loại dầu điêzen, dầu hỏa là: 950 đồng/lít;

- Chi phí kinh doanh bình quân định mức đối với các loại dầu madút là: 600 đồng/kg.

Trong đó, các loại xăng, các loại dầu điêzen, dầu hỏa bao gồm chi phí bán buôn, bán lẻ; riêng các loại dầu madút là chi phí bán buôn.

Đối với các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu có chi phí kinh doanh (bán buôn, bán lẻ) hợp lý, hợp lệ (được kiểm toán nhà nước hoặc kiểm toán độc lập kiểm toán) cao hơn mức quy định trên, thương nhân đầu mối cân đối, xem xét quyết định, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình; đồng thời, được quyết định giá bán thực tế tại địa bàn đó để bù đắp chi phí kinh doanh hợp lý, hợp lệ phát sinh, nhưng giá bán không vượt quá 2% giá cơ sở công bố tại cùng thời điểm.

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 3 Điều 1 Thông tư liên tịch 90/2016/TTLT-BTC-BCT

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC
...
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung ...điểm b như sau:
...
b) Hàng năm, thương nhân đầu mối có trách nhiệm kiểm toán riêng chuyên đề về chi phí kinh doanh kinh doanh xăng dầu; chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, chi phí phối trộn xăng E5, E10 và rà soát, tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) chậm nhất trước ngày 31 tháng 3 của năm tài chính kế tiếp. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá), Bộ Công Thương (Vụ thị trường trong nước) yêu cầu thương nhân đầu mối báo cáo đột xuất.

Trên cơ sở báo cáo của các thương nhân đầu mối, Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) tổng hợp, đánh giá, kiểm tra, khảo sát thực tế (nếu cần thiết) để có điều chỉnh cho phù hợp.”.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư liên tịch 90/2016/TTLT-BTC-BCT

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC
...
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6 như sau:

“1. Các thương nhân đầu mối được quyền chủ động thực hiện các phương thức kinh doanh xăng dầu phù hợp với thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh; trích lập Quỹ Bình ổn giá và chỉ sử dụng Quỹ Bình ổn giá cho mục đích ổn định thị trường, bình ổn giá xăng dầu theo quy định của pháp luật.

Quỹ Bình ổn giá được thương nhân đầu mối hạch toán và theo dõi riêng bằng một tài khoản tiền gửi tại một ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Trường hợp thương nhân đầu mối có số dư Quỹ Bình ổn giá ở mức từ 300 tỷ đồng trở lên, thương nhân đầu mối phải hạch toán và theo dõi thêm Quỹ Bình ổn giá tại một tài khoản tiền gửi được mở tại một ngân hàng thương mại khác. Các ngân hàng do thương nhân đầu mối lựa chọn là ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, có chất lượng hoạt động tốt, độ tín nhiệm cao và thương nhân đầu mối tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lựa chọn ngân hàng để đảm bảo tính an toàn của tài khoản Quỹ Bình ổn giá.

Thương nhân đầu mối là chủ tài khoản, thực hiện các thủ tục liên quan để mở tài khoản, trích lập, thực hiện các nghiệp vụ thu, chi từ tài khoản tiền gửi Quỹ Bình ổn giá; đồng thời, có trách nhiệm thông báo tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của ngân hàng thương mại nơi thương nhân đầu mối mở tài khoản Quỹ Bình ổn giá đến Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) và công bố thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP

Xem nội dung VB
Điều 39. Công khai, minh bạch trong điều hành giá và kinh doanh xăng dầu

...

3. Thương nhân đầu mối có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của thương nhân hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng về giá bán lẻ hiện hành; số trích lập, số sử dụng và số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu hàng tháng và trước mỗi lần điều chỉnh giá bán xăng dầu trong nước; điều chỉnh mức trích, mức sử dụng Quỹ bình ổn giá; công bố báo cáo tài chính trong năm tài chính khi đã được kiểm toán.

Xem nội dung VB
Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...

9. Giá cơ sở là căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước.

Giá cơ sở bao gồm các yếu tố và được xác định bằng (=) {Giá CIF cộng (+) Thuế nhập khẩu cộng (+) Thuế tiêu thụ đặc biệt} nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng (+) Thuế giá trị gia tăng cộng (+) Chi phí kinh doanh định mức cộng (+) mức trích lập Quỹ Bình ổn giá cộng (+) Lợi nhuận định mức cộng (+) Thuế bảo vệ môi trường cộng (+) Các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật hiện hành; được tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này. Trong đó:

Giá CIF là giá xăng dầu thế giới cộng (+) Phí bảo hiểm cộng (+) Cước vận tải về đến cảng Việt Nam;

Tỷ giá ngoại tệ để tính giá CIF là tỷ giá ngoại tệ bán ra của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này;

Tỷ giá ngoại tệ tính thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này;

Thuế nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế giá trị gia tăng, Thuế bảo vệ môi trường; chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức; Quỹ Bình ổn giá; các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 31. Dự trữ xăng dầu bắt buộc

1. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực đến năm 2025, thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu phải bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng ba mươi (30) ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu thụ nội địa bình quân một (01) ngày của năm trước liền kề, cả về cơ cấu chủng loại; bao gồm dự trữ phục vụ an ninh năng lượng quốc gia, dự trữ lưu thông bắt buộc.

Xem nội dung VB
- Khoản này được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 76/2020/TT-BTC

Điều 1. Bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu
...
2. Bổ sung điểm d Khoản 6 Điều 8 như sau:

“d) Các báo cáo về Quỹ bình ổn giá, sao kê về các giao dịch phát sinh liên quan đến tài khoản tiền gửi Quỹ bình ổn giá của thương nhân đầu mối được gửi tới Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) và Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) bằng một trong các phương thức sau:

- Gửi trực tiếp tại Văn phòng cơ quan tiếp nhận;

- Gửi qua dịch vụ bưu chính;

- Gửi qua Fax hoặc thư điện tử bcxangdau@mof.gov.vn (bản scan).”.

Xem nội dung VB
Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...

9. Giá cơ sở là căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước.

Giá cơ sở bao gồm các yếu tố và được xác định bằng (=) {Giá CIF cộng (+) Thuế nhập khẩu cộng (+) Thuế tiêu thụ đặc biệt} nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng (+) Thuế giá trị gia tăng cộng (+) Chi phí kinh doanh định mức cộng (+) mức trích lập Quỹ Bình ổn giá cộng (+) Lợi nhuận định mức cộng (+) Thuế bảo vệ môi trường cộng (+) Các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật hiện hành; được tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này. Trong đó:

Giá CIF là giá xăng dầu thế giới cộng (+) Phí bảo hiểm cộng (+) Cước vận tải về đến cảng Việt Nam;

Tỷ giá ngoại tệ để tính giá CIF là tỷ giá ngoại tệ bán ra của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này;

Tỷ giá ngoại tệ tính thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này;

Thuế nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế giá trị gia tăng, Thuế bảo vệ môi trường; chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức; Quỹ Bình ổn giá; các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 38. Giá bán xăng dầu

1. Nguyên tắc quản lý giá bán xăng dầu:

a) Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước.

b) Thương nhân đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn. Thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu được điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo nguyên tắc, trình tự quy định tại Điều này. Thương nhân đầu mối có trách nhiệm tham gia bình ổn giá theo quy định của pháp luật hiện hành và được nhà nước bù đắp lại những chi phí hợp lý khi tham gia bình ổn giá.

c) Thời gian giữa hai (02) lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là mười lăm (15) ngày đối với trường hợp tăng giá, tối đa là mười lăm (15) ngày đối với trường hợp giảm giá.

d) Trường hợp Chính phủ không thực hiện bình ổn giá, thương nhân đầu mối phải gửi đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Văn bản kê khai giá và quyết định điều chỉnh giá theo quy định tại Khoản 2 hoặc Điểm a và b Khoản 3 Điều này.

Trường hợp Chính phủ thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Điều 17 và 18 Luật Giá, thương nhân đầu mối phải gửi đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Văn bản đăng ký giá và quyết định điều chỉnh giá của thương nhân được thực hiện theo Điểm c Khoản 3 Điều này.

đ) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào văn bản kê khai giá hoặc văn bản đăng ký giá và quyết định điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối gửi tới, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát để bảo đảm việc điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối thực hiện đúng quy định của pháp luật.

e) Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội, giá xăng dầu thế giới trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định:

- Điều chỉnh các quy định nêu tại Điểm c Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3 Điều này;

- Quyết định bình ổn giá xăng dầu trong nước và giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính triển khai thực hiện các biện pháp bình ổn giá trong thời hạn áp dụng biện pháp bình ổn giá.

2. Điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu

Khi các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở giảm so với giá cơ sở liền kề trước đó, trong thời hạn quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này, thương nhân đầu mối phải giảm giá bán lẻ tối thiểu tương ứng giá cơ sở tại thời điểm thương nhân điều chỉnh giá; đồng thời gửi văn bản kê khai giá, quyết định điều chỉnh giá đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (liên Bộ Công Thương - Tài chính) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá được điều chỉnh; không hạn chế mức giảm, khoảng thời gian giữa hai (02) lần giảm và số lần giảm giá.

3. Điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu:

a) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trong phạm vi ba phần trăm (≤ 03%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, thương nhân đầu mối được tăng giá bán lẻ tương ứng giá cơ sở tại thời điểm thương nhân điều chỉnh giá; đồng thời gửi văn bản kê khai giá, quyết định điều chỉnh giá đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (liên Bộ Công Thương - Tài chính) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá được điều chỉnh.

b) Trường hợp các yếu tố cấu thành làm cho giá cơ sở tăng vượt ba phần trăm (> 03%) đến bảy phần trăm (≤ 07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, thương nhân đầu mối gửi văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (liên Bộ Công Thương - Tài chính).

Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản trả lời thương nhân đầu mối về việc điều chỉnh mức giá, sử dụng Quỹ bình ổn giá (nếu có).

Quá thời hạn ba (03) ngày làm việc, nếu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không có văn bản trả lời, thương nhân đầu mối được quyền điều chỉnh giá bán lẻ tối đa tương ứng với mức giá cơ sở tại thời điểm điều chỉnh nhưng không được vượt quá bảy phần trăm (07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó.

c) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trên bảy phần trăm (> 07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, liên Bộ Công Thương - Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến về biện pháp điều hành cụ thể.

4. Giá bán lẻ xăng dầu của thương nhân phân phối xăng dầu:

a) Căn cứ giá bán buôn xăng dầu của thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu quy định giá bán lẻ xăng dầu thống nhất trong hệ thống phân phối của mình, không cao hơn giá cơ sở do liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố.

b) Khi điều chỉnh giá bán lẻ, thương nhân phân phối xăng dầu phải đồng thời gửi quyết định điều chỉnh giá tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để kiểm tra, giám sát đúng quy định.

Xem nội dung VB
Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...

9. Giá cơ sở là căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước.

Giá cơ sở bao gồm các yếu tố và được xác định bằng (=) {Giá CIF cộng (+) Thuế nhập khẩu cộng (+) Thuế tiêu thụ đặc biệt} nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng (+) Thuế giá trị gia tăng cộng (+) Chi phí kinh doanh định mức cộng (+) mức trích lập Quỹ Bình ổn giá cộng (+) Lợi nhuận định mức cộng (+) Thuế bảo vệ môi trường cộng (+) Các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật hiện hành; được tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này. Trong đó:

Giá CIF là giá xăng dầu thế giới cộng (+) Phí bảo hiểm cộng (+) Cước vận tải về đến cảng Việt Nam;

Tỷ giá ngoại tệ để tính giá CIF là tỷ giá ngoại tệ bán ra của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này;

Tỷ giá ngoại tệ tính thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu bắt buộc quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này;

Thuế nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế giá trị gia tăng, Thuế bảo vệ môi trường; chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức; Quỹ Bình ổn giá; các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật.

...

Điều 38. Giá bán xăng dầu

1. Nguyên tắc quản lý giá bán xăng dầu:

a) Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước.

b) Thương nhân đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn. Thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu được điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo nguyên tắc, trình tự quy định tại Điều này. Thương nhân đầu mối có trách nhiệm tham gia bình ổn giá theo quy định của pháp luật hiện hành và được nhà nước bù đắp lại những chi phí hợp lý khi tham gia bình ổn giá.

c) Thời gian giữa hai (02) lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là mười lăm (15) ngày đối với trường hợp tăng giá, tối đa là mười lăm (15) ngày đối với trường hợp giảm giá.

d) Trường hợp Chính phủ không thực hiện bình ổn giá, thương nhân đầu mối phải gửi đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Văn bản kê khai giá và quyết định điều chỉnh giá theo quy định tại Khoản 2 hoặc Điểm a và b Khoản 3 Điều này.

Trường hợp Chính phủ thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Điều 17 và 18 Luật Giá, thương nhân đầu mối phải gửi đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Văn bản đăng ký giá và quyết định điều chỉnh giá của thương nhân được thực hiện theo Điểm c Khoản 3 Điều này.

đ) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào văn bản kê khai giá hoặc văn bản đăng ký giá và quyết định điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối gửi tới, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát để bảo đảm việc điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối thực hiện đúng quy định của pháp luật.

e) Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội, giá xăng dầu thế giới trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định:

- Điều chỉnh các quy định nêu tại Điểm c Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3 Điều này;

- Quyết định bình ổn giá xăng dầu trong nước và giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính triển khai thực hiện các biện pháp bình ổn giá trong thời hạn áp dụng biện pháp bình ổn giá.

2. Điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu

Khi các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở giảm so với giá cơ sở liền kề trước đó, trong thời hạn quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này, thương nhân đầu mối phải giảm giá bán lẻ tối thiểu tương ứng giá cơ sở tại thời điểm thương nhân điều chỉnh giá; đồng thời gửi văn bản kê khai giá, quyết định điều chỉnh giá đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (liên Bộ Công Thương - Tài chính) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá được điều chỉnh; không hạn chế mức giảm, khoảng thời gian giữa hai (02) lần giảm và số lần giảm giá.

3. Điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu:

a) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trong phạm vi ba phần trăm (≤ 03%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, thương nhân đầu mối được tăng giá bán lẻ tương ứng giá cơ sở tại thời điểm thương nhân điều chỉnh giá; đồng thời gửi văn bản kê khai giá, quyết định điều chỉnh giá đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (liên Bộ Công Thương - Tài chính) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá được điều chỉnh.

b) Trường hợp các yếu tố cấu thành làm cho giá cơ sở tăng vượt ba phần trăm (> 03%) đến bảy phần trăm (≤ 07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, thương nhân đầu mối gửi văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (liên Bộ Công Thương - Tài chính).

Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản trả lời thương nhân đầu mối về việc điều chỉnh mức giá, sử dụng Quỹ bình ổn giá (nếu có).

Quá thời hạn ba (03) ngày làm việc, nếu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không có văn bản trả lời, thương nhân đầu mối được quyền điều chỉnh giá bán lẻ tối đa tương ứng với mức giá cơ sở tại thời điểm điều chỉnh nhưng không được vượt quá bảy phần trăm (07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó.

c) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trên bảy phần trăm (> 07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, liên Bộ Công Thương - Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến về biện pháp điều hành cụ thể.

4. Giá bán lẻ xăng dầu của thương nhân phân phối xăng dầu:

a) Căn cứ giá bán buôn xăng dầu của thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu quy định giá bán lẻ xăng dầu thống nhất trong hệ thống phân phối của mình, không cao hơn giá cơ sở do liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố.

b) Khi điều chỉnh giá bán lẻ, thương nhân phân phối xăng dầu phải đồng thời gửi quyết định điều chỉnh giá tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để kiểm tra, giám sát đúng quy định.

Xem nội dung VB
Điều 37. Quỹ bình ổn giá xăng dầu

1. Thương nhân đầu mối có nghĩa vụ trích lập Quỹ bình ổn giá để tham gia bình ổn giá xăng dầu theo quy định của pháp luật.

2. Nguyên tắc trích lập, sử dụng và quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu:

a) Quỹ bình ổn giá được thương nhân đầu mối hạch toán riêng bằng một tài khoản mở tại ngân hàng nơi thương nhân đầu mối có giao dịch và chỉ sử dụng vào mục đích ổn định thị trường, bình ổn giá xăng dầu theo quy định của pháp luật.

b) Quỹ bình ổn giá được trích lập bằng một khoản tiền cụ thể tính trên lượng xăng dầu thực tế tiêu thụ và được xác định là một khoản mục chi phí trong cơ cấu giá bán của thương nhân đầu mối.

c) Việc trích lập vào Quỹ bình ổn giá được thực hiện thường xuyên, liên tục. Trong trường hợp cần thiết, liên Bộ Công Thương - Tài chính xem xét điều chỉnh mức trích lập cho phù hợp với biến động của thị trường.

d) Việc sử dụng Quỹ bình ổn được thực hiện khi giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ hiện hành hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 Nghị định này.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn thủ tục, việc trích lập, sử dụng và quản lý Quỹ bình ổn giá theo quy định của pháp luật.

Điều 38. Giá bán xăng dầu

1. Nguyên tắc quản lý giá bán xăng dầu:

a) Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước.

b) Thương nhân đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn. Thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu được điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo nguyên tắc, trình tự quy định tại Điều này. Thương nhân đầu mối có trách nhiệm tham gia bình ổn giá theo quy định của pháp luật hiện hành và được nhà nước bù đắp lại những chi phí hợp lý khi tham gia bình ổn giá.

c) Thời gian giữa hai (02) lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là mười lăm (15) ngày đối với trường hợp tăng giá, tối đa là mười lăm (15) ngày đối với trường hợp giảm giá.

d) Trường hợp Chính phủ không thực hiện bình ổn giá, thương nhân đầu mối phải gửi đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Văn bản kê khai giá và quyết định điều chỉnh giá theo quy định tại Khoản 2 hoặc Điểm a và b Khoản 3 Điều này.

Trường hợp Chính phủ thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Điều 17 và 18 Luật Giá, thương nhân đầu mối phải gửi đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Văn bản đăng ký giá và quyết định điều chỉnh giá của thương nhân được thực hiện theo Điểm c Khoản 3 Điều này.

đ) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào văn bản kê khai giá hoặc văn bản đăng ký giá và quyết định điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối gửi tới, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát để bảo đảm việc điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối thực hiện đúng quy định của pháp luật.

e) Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội, giá xăng dầu thế giới trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định:

- Điều chỉnh các quy định nêu tại Điểm c Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3 Điều này;

- Quyết định bình ổn giá xăng dầu trong nước và giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính triển khai thực hiện các biện pháp bình ổn giá trong thời hạn áp dụng biện pháp bình ổn giá.

2. Điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu

Khi các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở giảm so với giá cơ sở liền kề trước đó, trong thời hạn quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này, thương nhân đầu mối phải giảm giá bán lẻ tối thiểu tương ứng giá cơ sở tại thời điểm thương nhân điều chỉnh giá; đồng thời gửi văn bản kê khai giá, quyết định điều chỉnh giá đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (liên Bộ Công Thương - Tài chính) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá được điều chỉnh; không hạn chế mức giảm, khoảng thời gian giữa hai (02) lần giảm và số lần giảm giá.

3. Điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu:

a) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trong phạm vi ba phần trăm (≤ 03%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, thương nhân đầu mối được tăng giá bán lẻ tương ứng giá cơ sở tại thời điểm thương nhân điều chỉnh giá; đồng thời gửi văn bản kê khai giá, quyết định điều chỉnh giá đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (liên Bộ Công Thương - Tài chính) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá được điều chỉnh.

b) Trường hợp các yếu tố cấu thành làm cho giá cơ sở tăng vượt ba phần trăm (> 03%) đến bảy phần trăm (≤ 07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, thương nhân đầu mối gửi văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (liên Bộ Công Thương - Tài chính).

Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản trả lời thương nhân đầu mối về việc điều chỉnh mức giá, sử dụng Quỹ bình ổn giá (nếu có).

Quá thời hạn ba (03) ngày làm việc, nếu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không có văn bản trả lời, thương nhân đầu mối được quyền điều chỉnh giá bán lẻ tối đa tương ứng với mức giá cơ sở tại thời điểm điều chỉnh nhưng không được vượt quá bảy phần trăm (07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó.

c) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trên bảy phần trăm (> 07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, liên Bộ Công Thương - Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến về biện pháp điều hành cụ thể.

4. Giá bán lẻ xăng dầu của thương nhân phân phối xăng dầu:

a) Căn cứ giá bán buôn xăng dầu của thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu quy định giá bán lẻ xăng dầu thống nhất trong hệ thống phân phối của mình, không cao hơn giá cơ sở do liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố.

b) Khi điều chỉnh giá bán lẻ, thương nhân phân phối xăng dầu phải đồng thời gửi quyết định điều chỉnh giá tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để kiểm tra, giám sát đúng quy định.

Xem nội dung VB
Điều 38. Giá bán xăng dầu

...

3. Điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu:

a) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trong phạm vi ba phần trăm (≤ 03%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, thương nhân đầu mối được tăng giá bán lẻ tương ứng giá cơ sở tại thời điểm thương nhân điều chỉnh giá; đồng thời gửi văn bản kê khai giá, quyết định điều chỉnh giá đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (liên Bộ Công Thương - Tài chính) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá được điều chỉnh.

Xem nội dung VB
Điều 40. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân

Ngoài trách nhiệm cụ thể được quy định tại các điều, khoản nêu tại Nghị định này, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Bộ Công Thương:

...

đ) Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính điều hành giá bán xăng dầu, điều hành trích lập và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu thông qua cơ chế hoạt động của Tổ liên ngành điều hành giá xăng dầu. Khi có ý kiến khác nhau, Bộ Công Thương quyết định và chịu trách nhiệm; trường hợp cần thiết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu thực hiện các quy định tại Điều 38 Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 39. Công khai, minh bạch trong điều hành giá và kinh doanh xăng dầu

...

2. Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về: Giá thế giới, giá cơ sở, giá bán lẻ xăng dầu hiện hành; thời điểm sử dụng, số trích lập, số sử dụng và số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu hàng quý; các biện pháp điều hành khác.

Bộ Tài chính có trách nhiệm giám sát việc điều hành giá xăng dầu; giám sát việc trích lập, mức sử dụng Quỹ bình ổn giá của thương nhân đầu mối.

Xem nội dung VB
Điều 37. Quỹ bình ổn giá xăng dầu

1. Thương nhân đầu mối có nghĩa vụ trích lập Quỹ bình ổn giá để tham gia bình ổn giá xăng dầu theo quy định của pháp luật.

2. Nguyên tắc trích lập, sử dụng và quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu:

a) Quỹ bình ổn giá được thương nhân đầu mối hạch toán riêng bằng một tài khoản mở tại ngân hàng nơi thương nhân đầu mối có giao dịch và chỉ sử dụng vào mục đích ổn định thị trường, bình ổn giá xăng dầu theo quy định của pháp luật.

b) Quỹ bình ổn giá được trích lập bằng một khoản tiền cụ thể tính trên lượng xăng dầu thực tế tiêu thụ và được xác định là một khoản mục chi phí trong cơ cấu giá bán của thương nhân đầu mối.

c) Việc trích lập vào Quỹ bình ổn giá được thực hiện thường xuyên, liên tục. Trong trường hợp cần thiết, liên Bộ Công Thương - Tài chính xem xét điều chỉnh mức trích lập cho phù hợp với biến động của thị trường.

d) Việc sử dụng Quỹ bình ổn được thực hiện khi giá cơ sở cao hơn giá bán lẻ hiện hành hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 Nghị định này.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn thủ tục, việc trích lập, sử dụng và quản lý Quỹ bình ổn giá theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 38. Giá bán xăng dầu

1. Nguyên tắc quản lý giá bán xăng dầu:

a) Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước.

b) Thương nhân đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn. Thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu được điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo nguyên tắc, trình tự quy định tại Điều này. Thương nhân đầu mối có trách nhiệm tham gia bình ổn giá theo quy định của pháp luật hiện hành và được nhà nước bù đắp lại những chi phí hợp lý khi tham gia bình ổn giá.

c) Thời gian giữa hai (02) lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là mười lăm (15) ngày đối với trường hợp tăng giá, tối đa là mười lăm (15) ngày đối với trường hợp giảm giá.

d) Trường hợp Chính phủ không thực hiện bình ổn giá, thương nhân đầu mối phải gửi đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Văn bản kê khai giá và quyết định điều chỉnh giá theo quy định tại Khoản 2 hoặc Điểm a và b Khoản 3 Điều này.

Trường hợp Chính phủ thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Điều 17 và 18 Luật Giá, thương nhân đầu mối phải gửi đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Văn bản đăng ký giá và quyết định điều chỉnh giá của thương nhân được thực hiện theo Điểm c Khoản 3 Điều này.

đ) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào văn bản kê khai giá hoặc văn bản đăng ký giá và quyết định điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối gửi tới, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát để bảo đảm việc điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối thực hiện đúng quy định của pháp luật.

e) Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội, giá xăng dầu thế giới trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định:

- Điều chỉnh các quy định nêu tại Điểm c Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3 Điều này;

- Quyết định bình ổn giá xăng dầu trong nước và giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính triển khai thực hiện các biện pháp bình ổn giá trong thời hạn áp dụng biện pháp bình ổn giá.

2. Điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu

Khi các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở giảm so với giá cơ sở liền kề trước đó, trong thời hạn quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này, thương nhân đầu mối phải giảm giá bán lẻ tối thiểu tương ứng giá cơ sở tại thời điểm thương nhân điều chỉnh giá; đồng thời gửi văn bản kê khai giá, quyết định điều chỉnh giá đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (liên Bộ Công Thương - Tài chính) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá được điều chỉnh; không hạn chế mức giảm, khoảng thời gian giữa hai (02) lần giảm và số lần giảm giá.

3. Điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu:

a) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trong phạm vi ba phần trăm (≤ 03%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, thương nhân đầu mối được tăng giá bán lẻ tương ứng giá cơ sở tại thời điểm thương nhân điều chỉnh giá; đồng thời gửi văn bản kê khai giá, quyết định điều chỉnh giá đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (liên Bộ Công Thương - Tài chính) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá được điều chỉnh.

b) Trường hợp các yếu tố cấu thành làm cho giá cơ sở tăng vượt ba phần trăm (> 03%) đến bảy phần trăm (≤ 07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, thương nhân đầu mối gửi văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (liên Bộ Công Thương - Tài chính).

Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá của thương nhân đầu mối, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản trả lời thương nhân đầu mối về việc điều chỉnh mức giá, sử dụng Quỹ bình ổn giá (nếu có).

Quá thời hạn ba (03) ngày làm việc, nếu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không có văn bản trả lời, thương nhân đầu mối được quyền điều chỉnh giá bán lẻ tối đa tương ứng với mức giá cơ sở tại thời điểm điều chỉnh nhưng không được vượt quá bảy phần trăm (07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó.

c) Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trên bảy phần trăm (> 07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, liên Bộ Công Thương - Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến về biện pháp điều hành cụ thể.

4. Giá bán lẻ xăng dầu của thương nhân phân phối xăng dầu:

a) Căn cứ giá bán buôn xăng dầu của thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu quy định giá bán lẻ xăng dầu thống nhất trong hệ thống phân phối của mình, không cao hơn giá cơ sở do liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố.

b) Khi điều chỉnh giá bán lẻ, thương nhân phân phối xăng dầu phải đồng thời gửi quyết định điều chỉnh giá tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để kiểm tra, giám sát đúng quy định.

Xem nội dung VB
Điều 40. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân

Ngoài trách nhiệm cụ thể được quy định tại các điều, khoản nêu tại Nghị định này, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

...

2. Bộ Tài chính:

...

b) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá; chủ trì, phối hợp Bộ Công Thương hướng dẫn phương pháp tính giá cơ sở, hướng dẫn việc quản lý, trích lập và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu; kiểm tra và giám sát việc thực hiện chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức.

Xem nội dung VB
Điều 39. Công khai, minh bạch trong điều hành giá và kinh doanh xăng dầu

...

2. Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình về: Giá thế giới, giá cơ sở, giá bán lẻ xăng dầu hiện hành; thời điểm sử dụng, số trích lập, số sử dụng và số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu hàng quý; các biện pháp điều hành khác.

Bộ Tài chính có trách nhiệm giám sát việc điều hành giá xăng dầu; giám sát việc trích lập, mức sử dụng Quỹ bình ổn giá của thương nhân đầu mối.

Xem nội dung VB