Thông tư 19/2015/TT-BTP Quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và cơ sở cai nghiện bắt buộc
Số hiệu: 19/2015/TT-BTP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Đinh Trung Tụng
Ngày ban hành: 28/12/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 10/02/2016 Số công báo: Từ số 173 đến số 174
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2015/TT-BTP

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2015

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC KIỂM TRA TÍNH PHÁP LÝ CỦA TRƯỞNG PHÒNG TƯ PHÁP CẤP HUYỆN ĐỐI VỚI HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG, ĐƯA VÀO CƠ SỞ GIÁO DỤC BẮT BUỘC VÀ ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một sđiều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

Căn cứ Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

Căn cứ Nghị định số 02/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý xử vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật,

Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đi với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bt buộc.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện) đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây viết tắt là kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị.

Điều 3. Nguyên tắc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị

1. Bảo đảm thực hiện khách quan, đúng thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại Thông tư này.

2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Điều 4. Nội dung kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị

Nội dung kiểm tra tính pháp lý bao gồm việc xem xét, đánh giá và kết luận về sự phù hợp và đầy đủ của hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (sau đây viết tắt là Nghị định số 81/2013/NĐ-CP). Cụ thể như sau:

1. Các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải bảo đảm đầy đủ về số lượng, thành phần, sự phù hợp về thể thức và nội dung theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 99; khoản 1 và 2 Điều 101; khoản 1 và 2 Điều 103 Luật Xử lý vi phạm hành chính; khoản 1 Điều 11 Nghị định số 02/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc (sau đây viết tắt là Nghị định số 02/2014/NĐ-CP); Điều 9 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây viết tắt là Nghị định số 221/2013/NĐ-CP) và quy định của Thông tư này.

2. Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải bảo đảm phù hợp với quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

3. Đối tượng bị đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 5, Điều 92, 94 và 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính; Điều 13, khoản 2 và 3 Điều 16 Nghị định số 81/2013/NĐ-CPĐiều 3 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP.

4. Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải bảo đảm phù hợp với quy định tại Điều 99, 101 và 103 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

5. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải bảo đảm phù hợp với quy định tại Điều 99, 101 và 103 Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ; Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ; Nghị định số 02/2014/NĐ-CP và quy định của Thông tư này.

Điều 5. Trình tự, thủ tục kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị

1. Hết thời hạn đọc hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 99, khoản 3 Điều 101 và khoản 3 Điều 103 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cơ quan đã lập hồ sơ chuyển hồ sơ đó cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị. Hồ sơ gồm có:

a) Công văn của cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị.

b) Các tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị.

Việc giao, nhận hồ sơ phải được lập thành biên bản.

2. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và quy định tại các Mục 1, 2 và 3 Chương II của Thông tư này.

3. Kết quả kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị phải được thể hiện bằng văn bản theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư này, có chữ ký của người có thẩm quyền kiểm tra và được đóng dấu của Phòng Tư pháp. Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, văn bản kiểm tra tính pháp lý được gửi kèm hồ sơ đề nghị.

4. Trường hợp hồ sơ đề nghị bảo đảm tính pháp lý theo quy định tại Điều 4 Thông tư này thì Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện chuyển toàn bộ hồ sơ cho Trưởng Công an cấp huyện đối với biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện đối với biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để xem xét, quyết định việc đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Hồ sơ gồm có:

a) Các tài liệu giấy tờ quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này;

b) Văn bản kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.

Việc giao, nhận hồ sơ phải được lập thành biên bản.

5. Trường hợp hồ sơ đề nghị không bảo đảm tính pháp lý theo quy định tại Điều 4 Thông tư này thì Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện phải ghi rõ trong văn bản kiểm tra tính pháp lý những nội dung không bảo đảm tính pháp lý, các tài liệu cần sửa đổi, bổ sung và chuyển trả lại toàn bộ hồ sơ cho cơ quan lập hồ sơ để tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.

Chương II

KIỂM TRA TÍNH PHÁP LÝ CỦA HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH

Mục 1: HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG

Điều 6. Kiểm tra các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Việc kiểm tra sự phù hợp và đầy đủ của các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng phải căn cứ vào quy định tại khoản 1 và 2 Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính khoản 1 Điều 11 Nghị định số 02/2014/NĐ-CP.

2. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với trường hợp người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định gồm có:

a) Bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo mẫu số 02/TGD ban hành kèm theo Thông tư số 38/2014/TT-BCA ngày 12/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng khi áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng;

b) Tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm gồm một trong các tài liệu, giấy tờ sau: Biên bản vi phạm hành chính; 02 quyết định xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng và biên bản vi phạm hành chính (lần thứ 03 trong 06 tháng) về một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng; biên bản vụ việc, bản kết luận điều tra, biên bản ghi lời khai, biên bản khám xét, biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản thực nghiệm điều tra (theo mẫu của Bộ Công an ban hành, nếu có); các tài liệu, giấy tờ khác theo quy định (nếu có);

c) Tài liệu về biện pháp giáo dục đã áp dụng gồm: Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu số 17/GDTX ban hành kèm theo Thông tư số 42/2014/TT-BCA ngày 25/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong Công an nhân dân khi áp dụng và thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

d) Bản tường trình của người vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp của họ (theo mẫu của Bộ Công an ban hành, nếu có). Trường hợp không có mẫu, bản tường trình phải bảo đảm những nội dung chủ yếu sau đây: Họ và tên người vi phạm, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú, nơi học tập hoặc nơi làm việc của người vi phạm (nếu có); tóm tắt về hành vi vi phạm;

đ) Văn bản thể hiện ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người vi phạm;

e) Văn bản thể hiện ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập hoặc làm việc (nếu có);

g) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có) như: Giấy Chứng minh nhân dân; Hộ chiếu; thẻ Căn cước công dân; Giấy khai sinh; sổ hộ khẩu của người vi phạm; văn bản thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với trường hợp người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn đnh gồm có:

a) Các tài liệu, giấy tờ theo quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều 6 Thông tư này;

b) Bản trích lục tiền án, tiền sự do cơ quan Công an cấp;

c) Tài liệu theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Thông tư này (nếu có).

4. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với trường hợp người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn đnh do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính gồm các tài liệu, giấy tờ theo quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

5. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với trường hợp người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính gồm các tài liệu, giấy tờ theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này.

Điều 7. Kiểm tra thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Việc kiểm tra thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng phải căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:

1. Đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và 2 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm.

2. Đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thi hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm.

3. Đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng.

Điều 8. Kiểm tra đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Đi tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng phải bảo đảm phù hợp về độ tuổi, hành vi vi phạm và các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5, Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính Điều 16 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP, bao gồm:

a) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật Hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

c) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự mà trước đó đã áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại khoản 3 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

d) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại khoản 4 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Các trường hợp không phải là đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng quy định tại khoản 2 Điều 5 và khoản 5 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính, bao gồm: người nước ngoài; người không có năng lực trách nhiệm hành chính; người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện; phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Điều 9. Kiểm tra thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Việc kiểm tra thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng phải căn cứ theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:

1. Đối với trường hợp người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Đối với trường hợp người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó thực hiện hành vi vi phạm pháp luật có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

3. Đối với trường hợp người chưa thành niên vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại khoản 2 Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

4. Cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 10. Kiểm tra trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Việc kiểm tra trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng phải căn cứ theo quy định tại Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính; Điều 13 và 17 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và Thông tư số 43/2014/TT-BCA ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành Nghị định số 02/2014/NĐ-CP ngày 10/01/2014 quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc (sau đây viết tắt là Thông tư số 43/2014/TT-BCA).

2. Kiểm tra trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo các nội dung sau:

a) Việc thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng phải bảo đảm phù hợp về thành phần hồ sơ đề nghị theo quy định tại Điều 6 Thông tư này đối với từng trường hợp và thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điều 9 Thông tư này;

b) Việc xác định nơi cư trú của người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định phải bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 43/2014/TT-BCA, cụ thể như sau:

Nơi cư trú ổn định là nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của người vi phạm và là nơi người đó hiện đang thường xuyên sinh sống hoặc phần lớn thời gian sinh sống;

Không có nơi cư trú ổn định là trường hợp không xác định được nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của người vi phạm và người đó thường xuyên đi lang thang, không có nơi ở cố định hoặc có nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú nhưng không thường xuyên sinh sống tại đó và thường xuyên đi lang thang, không ở một nơi cố định.

c) Việc xác định độ tuổi của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng phải bảo đảm phù hợp với quy định tại Điều 13 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP;

d) Việc thông báo cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ do cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã lập hồ sơ đề nghị thực hiện phải bảo đảm phù hợp về hình thức, nội dung và thời hạn thông báo theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính khoản 1 Điều 17 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP.

Mục 2: HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO CƠ SỞ GIÁO DỤC BẮT BUỘC

Điều 11. Kiểm tra các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Việc kiểm tra sự phù hợp và đầy đủ của các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải căn cứ vào quy định tại khoản 1 và 2 Điều 101 Luật Xử lý vi phạm hành chínhĐiều 26 Nghị định số 02/2014/NĐ-CP .

2. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định gồm có:

a) Bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo mẫu số 02/CSGDBB ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BCA ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng khi áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;

b) Tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, gồm một trong các tài liệu, giấy tờ sau: Biên bản vi phạm hành chính; 02 quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài, tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài, vi phạm trật tự, an toàn xã hội và biên bản vi phạm hành chính (lần thứ 03 trong 06 tháng) về một trong các hành vi nêu trên; biên bản vụ việc, bản kết luận điều tra, biên bản ghi lời khai, biên bản khám xét, biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản thực nghiệm điều tra (theo mẫu của Bộ Công an ban hành, nếu có); các tài liệu, giấy tờ khác theo quy định (nếu có);

c) Các tài liệu, giấy tờ theo quy định tại các điểm c, d và g khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật và xác định được nơi cư trú của người đó gồm các tài liệu, giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này.

4. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật và không xác định được nơi cư trú của người đó gồm có:

a) Các tài liệu, giấy tờ quy định tại điểm d khoản 2 Điều 6; điểm a và b khoản 2 Điều 11 Thông tư này;

b) Tài liệu quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Thông tư này (nếu có).

5. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với trường hợp người vi phạm có nơi cư trú ổn định do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, gồm các tài liệu, giấy tờ quy định tại điểm c và d khoản 2 Điều 6; điểm a và b khoản 2 Điều 11 Thông tư này.

6. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với trường hợp người vi phạm không có nơi cư trú ổn định do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, gồm các tài liệu, giấy tờ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 (nếu có); điểm d khoản 2 Điều 6; điểm a và b khoản 2 Điều 11 Thông tư này.

Điều 12. Kiểm tra thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

Việc kiểm tra thi hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau: Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 13. Kiểm tra đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải bảo đảm phù hợp về độ tuổi, hành vi vi phạm và các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5, Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính Điều 16 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính; đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với trường hợp người vi phạm có nơi cư trú ổn định hoặc chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với trường hợp người vi phạm không có nơi cư trú ổn định;

2. Các trường hợp không phải là đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều 5 và khoản 2 Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính, bao gồm: người nước ngoài; người không có năng lực trách nhiệm hành chính; người chưa đủ 18 tuổi; nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi; người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện; phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Điều 14. Kiểm tra thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

Việc kiểm tra thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc căn cứ theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 101 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:

1. Đối với trường hợp người vi phạm có nơi cư trú ổn định, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người vi phạm cư trú có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Đối với trường hợp người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật và xác định được nơi cư trú của người đó, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người vi phạm cư trú có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 101 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

3. Đối với trường hợp người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật và không xác định được nơi cư trú của người đó, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có hành vi vi phạm pháp luật có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 101 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

4. Đối với trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

5. Cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 101 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 15. Kiểm tra trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Việc kiểm tra trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc căn cứ theo quy định tại Điều 101 Luật Xử lý vi phạm hành chính; Điều 13 và 17 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP và Thông tư số 43/2014/TT-BCA.

2. Kiểm tra trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo các nội dung sau:

a) Việc thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải bảo đảm phù hợp về thành phần hồ sơ đề nghị quy định tại Điều 11 Thông tư này đối với từng trường hợp và thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 101 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

b) Việc xác định nơi cư trú của người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định phải bảo đảm phù hợp với quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Thông tư này.

c) Việc chuyển người vi phạm không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật trong trường hợp xác định được nơi cư trú về địa phương nơi người đó cư trú để xử lý phải được lập thành biên bản và bảo đảm phù hợp về thẩm quyền, trình tự, thủ tục bàn giao quy định tại điểm b khoản 1 Điều 101 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

d) Việc xác định độ tuổi của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa cơ sở giáo dục bắt buộc phải bảo đảm phù hợp với quy định tại Điều 13 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP;

đ) Việc thông báo cho người bị đề ngháp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ do cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã lập hồ sơ đề nghị thực hiện phải bảo đảm phù hợp về hình thức, nội dung và thời hạn thông báo theo quy định tại khoản 3 Điều 101 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 1 Điều 17 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP.

Mục 3: HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC

Điều 16. Kiểm tra các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Việc kiểm tra sự phù hợp, tính hợp pháp và đy đủ của các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc căn cứ vào quy định tại khoản 1 và 2 Điều 103 Luật Xử lý vi phạm hành chính Điều 9 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP.

2. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định gồm có:

a) Bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành biểu mẫu về lập hồ sơ đề nghị, thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và hướng dẫn xây dựng nội quy, quy chế đối với học viên của cơ sở cai nghiện bắt buộc;

b) Tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm: Phiếu trả lời kết quả xác định tình trạng nghiện ma túy, các chất dạng thuốc phiện của người có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng các Bộ Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội và Công an quy định thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy;

c) Bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ (theo mẫu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, nếu có). Trường hợp không có mẫu, bản tường trình phải bảo đảm những nội dung chủ yếu theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 6 Thông tư này;

d) Biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng ma túy trái phép;

đ) Tài liệu, giấy tờ theo quy định tại điểm c và g khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy không cư trú tại nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật và xác định được nơi cư trú của người đó gồm các tài liệu, giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.

3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy không cư trú tại nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật và không xác định được nơi cư trú của người đó gồm có:

a) Các tài liệu, giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 16 Thông tư này;

b) Tài liệu quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Thông tư này (nếu có);

5. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa xử lý hành chính vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với trường hợp người nghiện ma túy vi phạm có nơi cư trú ổn định do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 96 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, gồm có:

a) Các tài liệu, giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 16 Thông tư này;

b) Tài liệu quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

6. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa xử lý hành chính vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với trường hợp người nghiện ma túy vi phạm không có nơi cư trú ổn định do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 96 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, gồm có:

a) Các tài liệu, giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 16 Thông tư này;

b) Tài liệu quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Thông tư này (nếu có).

Điều 17. Kiểm tra thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Việc kiểm tra thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chínhĐiều 4 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau: Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi sử dụng ma túy trái phép lần cuối, bị phát hiện và lập biên bản theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP.

Điều 18. Kiểm tra đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải bảo đảm phù hợp về độ tuổi, hành vi vi phạm và các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5, Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính; Điều 16 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP; Điều 37 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Nghị định số 111/2013/NĐ-CP); Điều 3 và 5 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP, bao gồm các trường hợp cụ thể sau:

a) Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện theo quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 1 Điều 3 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP;

b) Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định theo quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 2 Điều 3 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP.

2. Các trường hợp không phải là đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều 5 và khoản 2 Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính; khoản 3 Điều 16 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ; Điều 37 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP; Điều 5 Nghị định số 221/2013/NĐ-CPkhoản 2 Điều 3 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bng thuốc thay thế, bao gồm: người nước ngoài; người không có năng lực trách nhiệm hành chính; người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện; phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận; người đang tham gia các chương trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng; người đang tham gia chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện.

Điều 19. Kiểm tra thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Việc kiểm tra thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc căn cứ theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 103 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như sau:

1. Đi với trường hợp người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định và trường hợp người nghiện ma túy không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật và xác định được nơi cư trú của người đó thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Đối với trường hợp người nghiện ma túy không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật và không xác định được nơi cư trú của người đó, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nghiện ma túy thực hiện hành vi vi phạm pháp luật có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

3. Đối với trường hợp người nghiện ma túy vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đi tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

4. Cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 103 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 20. Kiểm tra trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Việc kiểm tra trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc căn cứ theo quy định tại Điều 103 Luật Xử lý vi phạm hành chính; Điều 13 và 17 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP; Điều 8 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP và quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư này.

2. Kiểm tra trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo các nội dung sau:

a) Việc thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải bảo đảm phù hợp về thành phần hồ sơ đề nghị đối với từng trường hợp quy định tại Điều 16 Thông tư này và về thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và 2 Điều 103 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

b) Việc xác định nơi cư trú của người nghiện ma túy không cư trú tại nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật phải bảo đảm phù hợp với quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Thông tư này;

c) Việc xác định độ tuổi của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải bảo đảm phù hợp với quy định tại Điều 13 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP;

d) Việc chuyển người vi phạm không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật trong trường hợp xác định được nơi cư trú về địa phương nơi người đó cư trú để xử lý phải được lập thành biên bản và bảo đảm phù hợp về thẩm quyền, trình tự, thủ tục bàn giao quy định tại điểm b khoản 1 Điều 103 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

đ) Việc thông báo cho người bị đề nghị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ do cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã lập hồ sơ đề nghị thực hiện phải bảo đảm phù hợp về hình thức, nội dung và thi hạn thông báo theo quy định tại khoản 3 Điều 103 Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhoản 1 Điều 17 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2016.

Điều 22. Các biểu mẫu sử dụng trong việc thực hiện kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ

1. Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu sau:

a) Mẫu số 01/TGD: Thông báo kết quả kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng;

b) Mẫu số 02/CSGDBB: Thông báo kết quả kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;

c) Mẫu số 03/CSCNBB: Thông báo kết quả kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng các biểu mẫu quy định kèm theo Thông tư này phải bảo đảm thống nhất, đầy đủ các nội dung theo quy định.

Điều 23. Trách nhiệm thi hành

1. Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới thì áp dụng theo các văn bản mới đã có hiệu lực thi hành.

3. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có vấn đề phát sinh, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- VP Quốc hội; VP Chủ tịch nước; VP Chính phủ;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp;
- Sở Tư pháp các tnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử: Chính phủ, Bộ Tư pháp;
- Bộ Tư pháp: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu: VT, Cục QLXLVPHC&TDTHPL(02b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đinh Trung Tụng

 

Mẫu số 01/TGD

(Ban hành kèm theo Thông tư số .../2015/TT-BTP ngày .../.../2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

(1) UBND quận/huyện
Phòng Tư pháp
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:    /…TB-...(2)

(3)……….., ngàytháng năm 20…

 

THÔNG BÁO

Kết quả kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng

Kính gửi: Trưởng Công an(4) ……………..

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012;

Căn cứ Nghị định s81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một sđiều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 02/2014/NĐ-CP ngày 10/01/2014 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc;

Căn cứ Thông tư s19/2015/TT-BTP ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đi với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Tôi: ………..………, Trưởng phòng Tư pháp(5) …………. thông báo về kết quả kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề ngháp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng đối với:

Họ và tên: ……………….…………………………… Nam/nữ: ……………………………

Tên gọi khác: ………………………………………………………………………………….

Sinh ngày …./…./…..; tại: ……………………………………………………………………

Quê quán: ……………………………………………………………………………………..

Nơi đăng ký thường trú: ……………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện nay: ....................................................................... (hoặc ghi rõ không có nơi cư trú ổn định).

Số CMND/Hchiếu: …………….…..ngày cấp: ……………...; nơi cấp: ………………...

Dân tộc: …………………….; tôn giáo: …………………..; trình độ văn hóa: ……………

Đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo QĐ số: ………… ngày …. tháng ….. năm ….. của UBND xã/phường/thị trấn ………………… (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm, cơ quan ra quyết định) (nếu có).

Là đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng số …….. ngày...tháng... năm….. của …………………………(6) (ghi rõ số, ngày, tháng, năm, cơ quan lập hồ sơ).

NỘI DUNG KIỂM TRA TÍNH PHÁP LÝ CỦA HỒ SƠ

1. Về tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị:

(Trên cơ sở kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, đánh dấu vào các ô dưới đây, liệt kê danh mục giấy tờ, tài liệu phù hợp có trong hồ sơ, liệt kê danh mục giấy tờ, tài liệu còn thiếu hoặc chưa phù hợp (nếu có)).

a) Sự đầy đủ về slượng và thành phần tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ:

□ Đầy đủ

□ Chưa đầy đủ

Những tài liệu, giấy tờ cần bổ sung: …………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

b) Sự phù hợp của tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ:

□ Phù hợp

□ Chưa phù hợp

Những tài liệu, giấy tờ chưa phù hợp: ………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

Lý do chưa phù hợp: ………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………

2. Về thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng:

(Trên cơ sở kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 7 Thông tư này, đánh dấu vào các ô dưới đây, ghi rõ lý do nếu chưa phù hợp).

□ Phù hợp

Chưa phù hợp

Lý do chưa phù hợp: ……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………..

3. Về đối tượng áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng:

(Trên cơ sở kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 8 Thông tư này, đánh dấu vào các ô dưới đây, và nêu rõ lý do chưa phù hợp)

Phù hợp

Chưa phù hợp

Lý do chưa phù hợp: ……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………..

4. Về thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị:

(Trên cơ sở kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 9 Thông tư này, đánh dấu vào các ô dưới đây, và nêu rõ do chưa phù hợp).

□ Phù hợp

□ Chưa phù hợp

Lý do chưa phù hp: ……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………..

5. Về trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị:

(Trên cơ sở kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, đánh dấu vào các ô dưới đây, và nêu rõ lý do chưa phù hợp).

□ Phù hợp

□ Chưa phù hợp

Lý do chưa phù hợp: ……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………..

KẾT LUẬN VỀ TÍNH PHÁP LÝ CỦA HỒ SƠ:

(Hồ sơ đề nghị đã bảo đảm về tính pháp lý hay chưa; trường hợp chưa bảo đảm về tính pháp thì cần phải bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện những nội dung, tài liệu, giấy tờ gì có trong hồ sơ đề nghị).

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Cơ quan lập h sơ;
- Lưu: VT.

TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

_____________

(1) Tên quận/huyện.

(2) Chữ viết tắt của Phòng Tư pháp.

(3)(4)(5) Tên quận/huyện

(6) Cơ quan lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng.

 

Mẫu số 02/CSGDBB

(Ban hành kèm theo Thông tư s .../2015/TT-BTP ngày .../.../2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

(1) UBND quận/huyện
Phòng Tư pháp
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:    /…TB-...(2)

(3)……….., ngàytháng năm 20…

 

THÔNG BÁO

Kết quả kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

Kính gửi: Trưởng Công an(4) ………………

Căn cứ Luật Xử vi phạm hành chính ngày 20/6/2012;

Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 02/2014/NĐ-CP ngày 10/01/2014 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc;

Căn cứ Thông tư s19/2015/TT-BTP ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đi với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

i: ……..…………….., Trưởng phòng Tư pháp(5) …………….. thông báo về kết quả kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với:

Họ và tên: ………………………………………………………………. Nam/nữ: ……………

Tên gọi khác: …………………………………………………………………………………….

Sinh ngày …../…./….; tại: ………………………………………………………………………

Quê quán: ………………………………………………………………………………………..

Nơi đăng ký thường trú: ………………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện nay: …………………………………. (hoặc ghi rõ không có nơi cư trú ổn định).

Số CMND/Hchiếu: …………… ngày cấp: ……………; nơi cấp: ……………….

Dân tộc: ………………………..; tôn giáo: ……………………..; trình độ văn hóa: ……….

Đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo QĐ số: …………… ngày …. tháng …… năm …… của UBND xã/phường/thị trấn ……………………. (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm, cơ quan ra quyết định) (nếu có).

Là đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc số ……… ngày...tháng... năm ….. của …………………..(6) (ghi rõ số, ngày, tháng, năm, cơ quan lập h sơ).

NỘI DUNG KIỂM TRA TÍNH PHÁP LÝ CỦA HỒ SƠ

1. Về tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị:

(Trên cơ sở kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, đánh dấu vào các ô dưới đây, liệt kê danh mục giấy tờ, tài liệu phù hợp có trong hồ sơ, liệt kê danh mục giấy tờ, tài liệu còn thiếu hoặc chưa phù hợp (nếu có)).

a) Sự đầy đủ về slượng và thành phần tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ:

□ Đầy đủ

□ Chưa đầy đủ

Những tài liệu, giấy tờ cần bổ sung: …………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………….

b) Sự phù hợp của tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ:

□ Phù hợp

□ Chưa phù hợp

Những tài liệu, giấy tờ chưa phù hợp: ……………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

2. Về thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc:

(Trên cơ sở kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 12 Thông tư này, đánh dấu vào các ô dưới đây, ghi rõ lý do nếu chưa phù hợp).

Phù hợp

□ Chưa phù hợp

Lý do chưa phù hợp: ……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………..

3. Về đối tượng áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc:

(Trên cơ sở kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 13 Thông tư này, đánh dấu vào các ô dưới đây, và nêu rõ lý do chưa phù hợp)

Phù hợp

□ Chưa phù hợp

Lý do chưa phù hợp: ……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………..

4. Về thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị:

(Trên cơ sở kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 14 Thông tư này, đánh dấu vào các ô dưới đây, và nêu rõ lý do chưa phù hợp).

□ Phù hp

□ Chưa phù hp

Lý do chưa phù hợp: ……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………..

5. Về trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị:

(Trên cơ sở kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 15 Thông tư này, đánh dấu vào các ô dưới đây, và nêu rõ lý do chưa phù hợp).

□ Phù hp

□ Chưa phù hợp

Lý do chưa phù hợp: ……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………..

KẾT LUẬN VỀ TÍNH PHÁP LÝ CỦA HỒ SƠ:

(Hồ sơ đề nghị đã bảo đảm về tính pháp lý hay chưa; trường hợp chưa bảo đảm về tính pháp lý thì cần phải bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện những nội dung, tài liệu, giấy tờ gì có trong hồ sơ đề nghị).

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Cơ quan lập hồ sơ;
- Lưu: VT.

TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

_______________

(1) Tên quận/huyện.

(2) Chữ viết tắt của Phòng Tư pháp.

(3)(4)(5) Tên quận/huyện.

(6) Cơ quan lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

 

Mẫu số 03/CSCNBB

(Ban hành kèm theo Thông tư s .../2015/TT-BTP ngày .../.../2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

(1) UBND quận/huyện
Phòng Tư pháp
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:    /…TB-...(2)

(3)……….., ngàytháng năm 20…

 

THÔNG BÁO

Kết quả kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Kính gửi: Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội(4) ………………

Căn cứ Luật Xử vi phạm hành chính ngày 20/6/2012;

Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

Căn cứ Thông tư s19/2015/TT-BTP ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đi với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

i: ……..…………….., Trưởng phòng Tư pháp(5) …………….. thông báo về kết quả kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với:

Họ và tên: ………………………………………………………………. Nam/nữ: ……………

Tên gọi khác: …………………………………………………………………………………….

Sinh ngày …../…./….; tại: ………………………………………………………………………

Quê quán: ………………………………………………………………………………………..

Nơi đăng ký thường trú: ………………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện nay: …………………………………. (hoặc ghi rõ không có nơi cư trú ổn định).

Số CMND/Hchiếu: …………… ngày cấp: ……………; nơi cấp: ……………….

Dân tộc: ………………………..; tôn giáo: ……………………..; trình độ văn hóa: …………

Đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo QĐ số: …………… ngày …. tháng …… năm …… của UBND xã/phường/thị trấn ……………………. (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm, cơ quan ra quyết định) (nếu có).

Là đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc số ……… ngày...tháng... năm ….. của …………………..(6) (ghi rõ số, ngày, tháng, năm, cơ quan lập h sơ).

NỘI DUNG KIỂM TRA TÍNH PHÁP LÝ CỦA H

1. Về tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị:

(Trên cơ sở kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 16 Thông tư này, đánh dấu vào các ô dưới đây, liệt kê danh mục giấy tờ, tài liệu phù hợp có trong hồ sơ, liệt kê danh mục giấy tờ, tài liệu còn thiếu hoặc chưa phù hợp (nếu có)).

a) Sự đầy đủ về slượng và thành phần tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ:

□ Đầy đủ

□ Chưa đầy đủ

Những tài liệu, giấy tờ cần bổ sung: …………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

b) Sự phù hợp của tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ:

□ Phù hợp

□ Chưa phù hợp

Những tài liệu, giấy tờ chưa phù hợp: ……………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

2. Về thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:

(Trên cơ sở kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 17 Thông tư này, đánh dấu vào các ô dưới đây, ghi rõ lý do nếu chưa phù hợp).

Phù hợp

□ Chưa phù hợp

Lý do chưa phù hợp: ……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………..

3. Về đối tượng áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:

(Trên cơ sở kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 18 Thông tư này, đánh dấu vào các ô dưới đây, và nêu rõ lý do chưa phù hợp)

Phù hợp

□ Chưa phù hợp

Lý do chưa phù hợp: ……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………..

4. Về thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị:

(Trên cơ sở kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 19 Thông tư này, đánh dấu vào các ô dưới đây, và nêu rõ lý do chưa phù hợp).

□ Phù hp

□ Chưa phù hp

Lý do chưa phù hợp: ……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………..

5. Về trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị:

(Trên cơ sở kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 20 Thông tư này, đánh dấu vào các ô dưới đây, và nêu rõ lý do chưa phù hợp).

□ Phù hp

□ Chưa phù hợp

Lý do chưa phù hợp: ……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………..

KẾT LUẬN VỀ TÍNH PHÁP LÝ CỦA HỒ SƠ:

(Hồ sơ đề nghị đã bảo đảm về tính pháp lý hay chưa; trường hợp chưa bảo đảm về tính pháp lý thì cần phải bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện những nội dung, tài liệu, giấy tờ gì có trong hồ sơ đề nghị).

……………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………..

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Cơ quan lập hồ sơ;
- Lưu: VT.

TRƯỞNG PHÒNG
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

_______________

(1) Tên quận/huyện.

(2) Chữ viết tắt của Phòng Tư pháp.

(3)(4)(5) Tên quận/huyện.

(6) Cơ quan lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Điều này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 09/2017/TT-BTP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2015/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 4. Nội dung kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị

Nội dung kiểm tra tính pháp lý bao gồm việc xem xét, đánh giá và kết luận về sự phù hợp và đầy đủ của hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính (sau đây viết tắt là Nghị định số 81/2013/NĐ-CP), cụ thể như sau:

1. Các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải bảo đảm đầy đủ về số lượng, thành phần, sự phù hợp về thể thức theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 99; khoản 1 và 2 Điều 101; khoản 1 và 2 Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính; khoản 1 Điều 11 Nghị định số 02/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc (sau đây viết tắt là Nghị định số 02/2014/NĐ-CP); Điều 9 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây viết tắt là Nghị định số 136/2016/NĐ-CP)) và quy định của Thông tư này.

2. Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải bảo đảm phù hợp với quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính.

3. Đối tượng bị đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 5, Điều 92, 94 và 96 Luật xử lý vi phạm hành chính; Điều 13, khoản 2 Điều 16 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP, khoản 3 Điều 16 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 24 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính (sau đây viết tắt là Nghị định số 97/2017/NĐ-CP)) và Điều 3 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 136/2016/NĐ-CP).

4. Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải bảo đảm phù hợp với quy định tại Điều 99, 101 và 103 Luật xử lý vi phạm hành chính.

5. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải bảo đảm phù hợp với quy định tại Điều 99, 101 và 103 Luật xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 81/2013/NĐ-CP; Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây viết tắt là Nghị định số 221/2013/NĐ-CP); Nghị định số 02/2014/NĐ-CP; Nghị định số 136/2016/NĐ-CP và quy định của Thông tư này”.

Xem nội dung VB
Điều 17. Thông báo về việc lập hồ sơ và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...

2. Việc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này do Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, Trưởng phòng tư pháp cấp huyện thực hiện phải bảo đảm sự phù hợp, đầy đủ theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với các vấn đề sau:

a) Các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị theo quy định tại Khoản 3 Điều 97; Khoản 1, khoản 2 Điều 99; Khoản 1, khoản 2 Điều 101; Khoản 1, Khoản 2 Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính;

b) Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính; đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính quy định tại Điều 90, Điều 92, Điều 94 và Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính;

c) Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị; trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định.

Xem nội dung VB
Điều 99. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với đối tượng quy định tại Điều 92 của Luật này được thực hiện như sau:

a) Đối với người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ, ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập hoặc làm việc (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan;

b) Đối với người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ;

c) Cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

2. Trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 92 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người đó.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
...

Điều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:

a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;

b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;

c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

2. Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
...

Điều 103. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy quy định tại Điều 96 của Luật này được thực hiện như sau:

a) Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;

b) Đối với người nghiện ma túy không cư trú tại nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người nghiện ma túy;

c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp người nghiện ma túy vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

Xem nội dung VB
Điều 11. Hồ sơ, thủ tục kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ quan đã lập hồ sơ chuyển hồ sơ đó cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Hồ sơ gồm:

a) Công văn của cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ;

b) Các tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Việc giao, nhận hồ sơ phải được lập biên bản.

Xem nội dung VB
Điều 9. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định:

a) Bản tóm tắt lý lịch;

b) Phiếu trả lời kết quả của người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này về tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

c) Biên bản về hành vi sử dụng ma túy trái phép;

d) Bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;

đ) Tài liệu chứng minh đã chấp hành xong Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bao gồm: Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy và Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

e) Giấy xác nhận hết thời gian cai nghiện ma túy tại gia đình hoặc cai nghiện ma túy tại cộng đồng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tài liệu chứng minh bị đưa ra khỏi chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

g) Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc giao cho gia đình quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thời gian làm thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Văn bản của cơ quan lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định:

a) Hồ sơ đề nghị quy định tại Điểm a, b, c, d, h Khoản 1 Điều này;

b) Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc giao cho tổ chức xã hội quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Xem nội dung VB
Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
...

2. Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định như sau:
...

b) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 92; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 92 hoặc kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 92 của Luật này;

c) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật này;

d) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 96 của Luật này.

Xem nội dung VB
Điều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
...

2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là cá nhân được quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này.

Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài.
...

Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
...

Điều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người chưa đủ 18 tuổi;

c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;

d) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
...

Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Xem nội dung VB
Điều 13. Xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính

1. Người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính căn cứ theo giấy khai sinh của đối tượng. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc không thể xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh trong giấy khai sinh, thì căn cứ vào chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ khác được cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi rõ ngày, tháng, năm sinh.

Trường hợp không có các giấy tờ trên để xác định độ tuổi xử lý vi phạm hành chính thì căn cứ vào sổ hộ tịch hoặc các giấy tờ, sổ sách, tài liệu khác của cơ quan nhà nước có liên quan để xác định độ tuổi của đối tượng.

Trường hợp thông tin ngày, tháng, năm sinh ghi trong các giấy tờ trên không thống nhất, thì xác định theo ngày, tháng, năm sinh trong giấy tờ theo hướng có lợi nhất cho đối tượng.

2. Trường hợp giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này không ghi rõ ngày, tháng, năm sinh, thì việc xác định ngày, tháng, năm sinh được tính như sau:

a) Nếu xác định được tháng cụ thể, nhưng không xác định được ngày nào trong tháng, thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh;

b) Nếu xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý, thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày sinh;

c) Nếu xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày, tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm, thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh;

d) Nếu xác định được năm cụ thể nhưng không xác định được ngày, tháng, thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh.

3. Việc xác định độ tuổi tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải được thể hiện bằng văn bản.
...

Điều 16. Lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...

2. Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 92, Khoản 1 Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính khi đối tượng đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm đó trong 06 tháng.

3. Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không áp dụng đối với người đang tham gia các chương trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy.

*Khoản này bị bãi bỏ bởi Khoản 3 Điều 3 Công văn 4579/LĐTBXH-PCTNXH năm 2015 như sau:

3. Bãi bỏ khoản 3 Điều 16 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.*

Xem nội dung VB
Điều 3. Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính gồm:

1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.

2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định.

Xem nội dung VB
Điều 99. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với đối tượng quy định tại Điều 92 của Luật này được thực hiện như sau:

a) Đối với người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ, ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập hoặc làm việc (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan;

b) Đối với người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ;

c) Cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

2. Trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 92 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người đó.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và gửi Trưởng công an cùng cấp.
...

Điều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:

a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;

b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;

c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

2. Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này được quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và chuyển Trưởng Công an cùng cấp.
...

Điều 103. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy quy định tại Điều 96 của Luật này được thực hiện như sau:

a) Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;

b) Đối với người nghiện ma túy không cư trú tại nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người nghiện ma túy;

c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp người nghiện ma túy vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ gửi Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp.

Xem nội dung VB
Điều 99. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với đối tượng quy định tại Điều 92 của Luật này được thực hiện như sau:

a) Đối với người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ, ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập hoặc làm việc (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan;

b) Đối với người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ;

c) Cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

2. Trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 92 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người đó.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và gửi Trưởng công an cùng cấp.
...

Điều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:

a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;

b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;

c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

2. Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này được quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và chuyển Trưởng Công an cùng cấp.
...

Điều 103. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy quy định tại Điều 96 của Luật này được thực hiện như sau:

a) Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;

b) Đối với người nghiện ma túy không cư trú tại nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người nghiện ma túy;

c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp người nghiện ma túy vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ gửi Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 09/2017/TT-BTP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2015/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
2. Khoản 1 ... Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 5. Trình tự, thủ tục kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị

1. Hết thời hạn đọc hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 99, khoản 3 Điều 101 và khoản 3 Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính, cơ quan đã lập hồ sơ gửi công văn đề nghị Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện kiểm tra tính pháp lý kèm theo bản gốc hồ sơ đề nghị, cụ thể như sau:

a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định được chuyển tới Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện nơi người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính cư trú;

b) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm không có nơi cư trú ổn định được chuyển tới Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện nơi cơ quan lập hồ sơ đóng trụ sở;

Việc giao, nhận hồ sơ phải được lập thành biên bản.

Xem nội dung VB
Điều 17. Thông báo về việc lập hồ sơ và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính

1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại Khoản 4 Điều 97, Khoản 3 Điều 99, Khoản 3 Điều 101 và Khoản 3 Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị áp dụng hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên về việc lập hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu rõ biện pháp xử lý hành chính áp dụng trong hồ sơ đề nghị, quyền được đọc, ghi chép và sao chụp những nội dung cần thiết trong hồ sơ của người nhận được thông báo.

2. Việc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này do Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, Trưởng phòng tư pháp cấp huyện thực hiện phải bảo đảm sự phù hợp, đầy đủ theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với các vấn đề sau:

a) Các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị theo quy định tại Khoản 3 Điều 97; Khoản 1, khoản 2 Điều 99; Khoản 1, khoản 2 Điều 101; Khoản 1, Khoản 2 Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính;

b) Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính; đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính quy định tại Điều 90, Điều 92, Điều 94 và Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính;

c) Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị; trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định.

3. Văn bản kiểm tra tính pháp lý phải có chữ ký của người có thẩm quyền kiểm tra và được đóng dấu; đối với cấp xã phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Văn bản kiểm tra tính pháp lý được gửi kèm hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 09/2017/TT-BTP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2015/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
2. ... Khoản 5 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 5. Trình tự, thủ tục kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị
...
5. Trường hợp hồ sơ đề nghị chưa bảo đảm tính pháp lý theo quy định tại Điều 4 Thông tư này thì Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện phải ghi rõ trong văn bản kiểm tra tính pháp lý những nội dung chưa bảo đảm tính pháp lý, các tài liệu cần sửa đổi, bổ sung vào hồ sơ, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ kèm theo văn bản kiểm tra tính pháp lý cho Trưởng Công an cấp huyện đối với biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện đối với biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để xem xét, quyết định việc đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Việc giao, nhận hồ sơ phải được lập thành biên bản".

Xem nội dung VB
Điều 99. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với đối tượng quy định tại Điều 92 của Luật này được thực hiện như sau:

a) Đối với người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ, ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập hoặc làm việc (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan;

b) Đối với người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ;

c) Cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

2. Trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 92 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người đó.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

Xem nội dung VB
Điều 11. Hồ sơ, thủ tục kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ quan đã lập hồ sơ chuyển hồ sơ đó cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Hồ sơ gồm:

a) Công văn của cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ;

b) Các tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Việc giao, nhận hồ sơ phải được lập biên bản.

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 09/2017/TT-BTP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2015/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
3. Điểm c, ... khoản 2 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“c) Tài liệu về biện pháp giáo dục đã áp dụng gồm: Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu giấy chứng nhận số 01 (mẫu biểu MGCN01) ban hành kèm theo Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Nghị định số 56/2016/NĐ-CP);

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 09/2017/TT-BTP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2015/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
3. ... Điểm d ... khoản 2 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
d) Bản tường trình của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hoặc người đại diện hợp pháp của họ (theo mẫu do Bộ Công an ban hành, nếu có). Trường hợp không có mẫu, bản tường trình phải bảo đảm những nội dung chủ yếu sau đây: Họ và tên người vi phạm, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú, nơi học tập hoặc nơi làm việc của người vi phạm (nếu có); tường trình về hành vi vi phạm (nêu rõ bản thân và những người liên quan đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật nào, thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện, cách thức thực hiện hành vi đó, lý do dẫn đến các hành vi vi phạm, hậu quả xảy ra và những việc đã làm để khắc phục hậu quả, vi phạm đã bị xử lý như thế nào);

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 09/2017/TT-BTP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2015/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
3. ... Điểm đ ... khoản 2 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
đ) Văn bản thể hiện ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 09/2017/TT-BTP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2015/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
3. ... Điểm e ... khoản 2 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
e) Văn bản thể hiện ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đang học tập hoặc làm việc (nếu có);

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 09/2017/TT-BTP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2015/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
3. ... Điểm g khoản 2 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
g) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có) như: Giấy Chứng minh nhân dân; Hộ chiếu; thẻ Căn cước công dân; Giấy khai sinh; sổ hộ khẩu của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; văn bản thông báo về việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính”.

Xem nội dung VB
Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Xem nội dung VB
Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Xem nội dung VB
Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
...

2. Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định như sau:
...

b) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 92; 06 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 92 hoặc kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 92 của Luật này;

Xem nội dung VB
Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.

Xem nội dung VB
Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
...

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Xem nội dung VB
Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
...

4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Xem nội dung VB
Điều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
...

2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là cá nhân được quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này.

Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài.
...

Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Xem nội dung VB
Điều 16. Lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính

1. Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 90 Luật xử lý vi phạm hành chính khi đối tượng đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm đó trong 06 tháng.

2. Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 92, Khoản 1 Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính khi đối tượng đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm đó trong 06 tháng.

3. Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không áp dụng đối với người đang tham gia các chương trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy.

*Khoản này bị bãi bỏ bởi Khoản 3 Điều 3 Công văn 4579/LĐTBXH-PCTNXH năm 2015 như sau:

3. Bãi bỏ khoản 3 Điều 16 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.*

Xem nội dung VB
Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

Xem nội dung VB
Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
...

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.

Xem nội dung VB
Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
...

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Xem nội dung VB
Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
...

4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Xem nội dung VB
Điều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
...

2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là cá nhân được quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này.

Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài.
...

Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
...

5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Xem nội dung VB
Điều 99. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với đối tượng quy định tại Điều 92 của Luật này được thực hiện như sau:

a) Đối với người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ, ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập hoặc làm việc (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan;

b) Đối với người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ;

c) Cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

2. Trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 92 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người đó.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

Xem nội dung VB
Điều 99. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với đối tượng quy định tại Điều 92 của Luật này được thực hiện như sau:

a) Đối với người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ, ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập hoặc làm việc (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan;

Xem nội dung VB
Điều 99. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với đối tượng quy định tại Điều 92 của Luật này được thực hiện như sau:
...

b) Đối với người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ;

Xem nội dung VB
Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận

Xem nội dung VB
Điều 99. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
...

2. Trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 92 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người đó.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư 09/2017/TT-BTP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2015/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
4. Khoản 4 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“4. Cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 99 Luật xử lý vi phạm hành chính”.

Xem nội dung VB
Điều 99. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với đối tượng quy định tại Điều 92 của Luật này được thực hiện như sau:

a) Đối với người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ, ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập hoặc làm việc (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan;

b) Đối với người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ;

c) Cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

2. Trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 92 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người đó.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và gửi Trưởng công an cùng cấp.

Xem nội dung VB
Điều 13. Xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính

1. Người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính căn cứ theo giấy khai sinh của đối tượng. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc không thể xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh trong giấy khai sinh, thì căn cứ vào chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ khác được cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi rõ ngày, tháng, năm sinh.

Trường hợp không có các giấy tờ trên để xác định độ tuổi xử lý vi phạm hành chính thì căn cứ vào sổ hộ tịch hoặc các giấy tờ, sổ sách, tài liệu khác của cơ quan nhà nước có liên quan để xác định độ tuổi của đối tượng.

Trường hợp thông tin ngày, tháng, năm sinh ghi trong các giấy tờ trên không thống nhất, thì xác định theo ngày, tháng, năm sinh trong giấy tờ theo hướng có lợi nhất cho đối tượng.

2. Trường hợp giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này không ghi rõ ngày, tháng, năm sinh, thì việc xác định ngày, tháng, năm sinh được tính như sau:

a) Nếu xác định được tháng cụ thể, nhưng không xác định được ngày nào trong tháng, thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh;

b) Nếu xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý, thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày sinh;

c) Nếu xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày, tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm, thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh;

d) Nếu xác định được năm cụ thể nhưng không xác định được ngày, tháng, thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh.

3. Việc xác định độ tuổi tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải được thể hiện bằng văn bản.
...

Điều 17. Thông báo về việc lập hồ sơ và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính

1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại Khoản 4 Điều 97, Khoản 3 Điều 99, Khoản 3 Điều 101 và Khoản 3 Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị áp dụng hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên về việc lập hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu rõ biện pháp xử lý hành chính áp dụng trong hồ sơ đề nghị, quyền được đọc, ghi chép và sao chụp những nội dung cần thiết trong hồ sơ của người nhận được thông báo.

2. Việc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này do Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, Trưởng phòng tư pháp cấp huyện thực hiện phải bảo đảm sự phù hợp, đầy đủ theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với các vấn đề sau:

a) Các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị theo quy định tại Khoản 3 Điều 97; Khoản 1, khoản 2 Điều 99; Khoản 1, khoản 2 Điều 101; Khoản 1, Khoản 2 Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính;

b) Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính; đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính quy định tại Điều 90, Điều 92, Điều 94 và Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính;

c) Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị; trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định.

3. Văn bản kiểm tra tính pháp lý phải có chữ ký của người có thẩm quyền kiểm tra và được đóng dấu; đối với cấp xã phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Văn bản kiểm tra tính pháp lý được gửi kèm hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Xem nội dung VB
Điều 99. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với đối tượng quy định tại Điều 92 của Luật này được thực hiện như sau:

a) Đối với người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người vi phạm; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ, ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập hoặc làm việc (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan;

b) Đối với người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ;

c) Cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

2. Trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 92 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người đó.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 09/2017/TT-BTP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2015/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
5. Điểm b khoản 2 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Việc xác định nơi cư trú của người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định phải bảo đảm phù hợp với quy định tại Điều 13 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 56/2016/NĐ-CP), cụ thể như sau:

Nơi cư trú ổn định là nơi đối tượng thường trú hoặc tạm trú, nhưng phải là nơi người đó hiện đang thường xuyên sinh sống hoặc phần lớn thời gian sinh sống;

Không có nơi cư trú ổn định là trường hợp không xác định được nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của người vi phạm và người đó thường xuyên đi lang thang, không ở một nơi cố định hoặc trường hợp xác định được nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của người vi phạm nhưng người đó thường xuyên đi lang thang, không ở một nơi cố định”.

Xem nội dung VB
Điều 13. Xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính

1. Người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính căn cứ theo giấy khai sinh của đối tượng. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc không thể xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh trong giấy khai sinh, thì căn cứ vào chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ khác được cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi rõ ngày, tháng, năm sinh.

Trường hợp không có các giấy tờ trên để xác định độ tuổi xử lý vi phạm hành chính thì căn cứ vào sổ hộ tịch hoặc các giấy tờ, sổ sách, tài liệu khác của cơ quan nhà nước có liên quan để xác định độ tuổi của đối tượng.

Trường hợp thông tin ngày, tháng, năm sinh ghi trong các giấy tờ trên không thống nhất, thì xác định theo ngày, tháng, năm sinh trong giấy tờ theo hướng có lợi nhất cho đối tượng.

2. Trường hợp giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này không ghi rõ ngày, tháng, năm sinh, thì việc xác định ngày, tháng, năm sinh được tính như sau:

a) Nếu xác định được tháng cụ thể, nhưng không xác định được ngày nào trong tháng, thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh;

b) Nếu xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý, thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày sinh;

c) Nếu xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày, tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm, thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh;

d) Nếu xác định được năm cụ thể nhưng không xác định được ngày, tháng, thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh.

3. Việc xác định độ tuổi tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải được thể hiện bằng văn bản.

Xem nội dung VB
Điều 99. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
...

3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và gửi Trưởng công an cùng cấp.

Xem nội dung VB
Điều 17. Thông báo về việc lập hồ sơ và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính

1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại Khoản 4 Điều 97, Khoản 3 Điều 99, Khoản 3 Điều 101 và Khoản 3 Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị áp dụng hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên về việc lập hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu rõ biện pháp xử lý hành chính áp dụng trong hồ sơ đề nghị, quyền được đọc, ghi chép và sao chụp những nội dung cần thiết trong hồ sơ của người nhận được thông báo.

Xem nội dung VB
Điều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:

a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;

b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;

c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

2. Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

Xem nội dung VB
Điều 26. Hồ sơ, thủ tục kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ quan đã lập hồ sơ chuyển hồ sơ đó cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Trường hợp Trưởng Công an cấp huyện nơi có cơ sở cai nghiện bắt buộc đóng trụ sở nhận hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Trưởng Công an cấp huyện gửi hồ sơ cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ. Hồ sơ và thủ tục kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Thông tư 09/2017/TT-BTP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2015/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
6. Điểm a khoản 4 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Các tài liệu, giấy tờ quy định tại điểm d khoản 2 Điều 6; điểm b khoản 3 Điều 6; điểm a và b khoản 2 Điều này”.

Xem nội dung VB
Điều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người chưa đủ 18 tuổi;

c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;

d) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Xem nội dung VB
Điều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người chưa đủ 18 tuổi;

c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;

d) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Xem nội dung VB
Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
...

2. Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định như sau:
...

c) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là 01 năm, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật này;

Xem nội dung VB
Điều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

Xem nội dung VB
Điều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
...

2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là cá nhân được quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này.

Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài.
...

Điều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người chưa đủ 18 tuổi;

c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;

d) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Xem nội dung VB
Điều 16. Lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính

1. Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 90 Luật xử lý vi phạm hành chính khi đối tượng đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm đó trong 06 tháng.

2. Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 92, Khoản 1 Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính khi đối tượng đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm đó trong 06 tháng.

3. Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không áp dụng đối với người đang tham gia các chương trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy.

*Khoản này bị bãi bỏ bởi Khoản 3 Điều 3 Công văn 4579/LĐTBXH-PCTNXH năm 2015 như sau:

3. Bãi bỏ khoản 3 Điều 16 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.*

Xem nội dung VB
Điều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

Xem nội dung VB
Điều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
...

2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là cá nhân được quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này.

Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài.
...

Điều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
...

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người chưa đủ 18 tuổi;

c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;

d) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Xem nội dung VB
Điều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:

a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;

b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;

c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

2. Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

Xem nội dung VB
Điều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:

a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;

Xem nội dung VB
Điều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:
...

b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;

Xem nội dung VB
Điều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:
...

b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;

Xem nội dung VB
Điều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người chưa đủ 18 tuổi;

c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;

d) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Xem nội dung VB
Điều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
...

2. Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Thông tư 09/2017/TT-BTP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2015/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
7. Khoản 5 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“5. Cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 101 Luật xử lý vi phạm hành chính”.

Xem nội dung VB
Điều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:

a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;

b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;

c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

2. Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này được quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và chuyển Trưởng Công an cùng cấp.

Xem nội dung VB
Điều 13. Xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính

1. Người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính căn cứ theo giấy khai sinh của đối tượng. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc không thể xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh trong giấy khai sinh, thì căn cứ vào chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ khác được cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi rõ ngày, tháng, năm sinh.

Trường hợp không có các giấy tờ trên để xác định độ tuổi xử lý vi phạm hành chính thì căn cứ vào sổ hộ tịch hoặc các giấy tờ, sổ sách, tài liệu khác của cơ quan nhà nước có liên quan để xác định độ tuổi của đối tượng.

Trường hợp thông tin ngày, tháng, năm sinh ghi trong các giấy tờ trên không thống nhất, thì xác định theo ngày, tháng, năm sinh trong giấy tờ theo hướng có lợi nhất cho đối tượng.

2. Trường hợp giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này không ghi rõ ngày, tháng, năm sinh, thì việc xác định ngày, tháng, năm sinh được tính như sau:

a) Nếu xác định được tháng cụ thể, nhưng không xác định được ngày nào trong tháng, thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh;

b) Nếu xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý, thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày sinh;

c) Nếu xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày, tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm, thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh;

d) Nếu xác định được năm cụ thể nhưng không xác định được ngày, tháng, thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh.

3. Việc xác định độ tuổi tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải được thể hiện bằng văn bản.
...

Điều 17. Thông báo về việc lập hồ sơ và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính

1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại Khoản 4 Điều 97, Khoản 3 Điều 99, Khoản 3 Điều 101 và Khoản 3 Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị áp dụng hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên về việc lập hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu rõ biện pháp xử lý hành chính áp dụng trong hồ sơ đề nghị, quyền được đọc, ghi chép và sao chụp những nội dung cần thiết trong hồ sơ của người nhận được thông báo.

2. Việc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này do Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, Trưởng phòng tư pháp cấp huyện thực hiện phải bảo đảm sự phù hợp, đầy đủ theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với các vấn đề sau:

a) Các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị theo quy định tại Khoản 3 Điều 97; Khoản 1, khoản 2 Điều 99; Khoản 1, khoản 2 Điều 101; Khoản 1, Khoản 2 Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính;

b) Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính; đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính quy định tại Điều 90, Điều 92, Điều 94 và Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính;

c) Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị; trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định.

3. Văn bản kiểm tra tính pháp lý phải có chữ ký của người có thẩm quyền kiểm tra và được đóng dấu; đối với cấp xã phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Văn bản kiểm tra tính pháp lý được gửi kèm hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Xem nội dung VB
Điều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:

a) Đối với người vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;

b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;

c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

2. Trường hợp người vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại Điều 94 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với người đó.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Thông tư 09/2017/TT-BTP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2015/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
8. Điểm b khoản 2 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Việc xác định nơi cư trú của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc không có nơi cư trú ổn định phải bảo đảm phù hợp với quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Thông tư này”.

Xem nội dung VB
Điều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng quy định tại Điều 94 của Luật này được thực hiện như sau:
...

b) Đối với người không cư trú tại nơi có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; bản trích lục tiền án, tiền sự; biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có); bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;

Xem nội dung VB
Điều 13. Xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính

1. Người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính căn cứ theo giấy khai sinh của đối tượng. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc không thể xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh trong giấy khai sinh, thì căn cứ vào chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ khác được cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi rõ ngày, tháng, năm sinh.

Trường hợp không có các giấy tờ trên để xác định độ tuổi xử lý vi phạm hành chính thì căn cứ vào sổ hộ tịch hoặc các giấy tờ, sổ sách, tài liệu khác của cơ quan nhà nước có liên quan để xác định độ tuổi của đối tượng.

Trường hợp thông tin ngày, tháng, năm sinh ghi trong các giấy tờ trên không thống nhất, thì xác định theo ngày, tháng, năm sinh trong giấy tờ theo hướng có lợi nhất cho đối tượng.

2. Trường hợp giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này không ghi rõ ngày, tháng, năm sinh, thì việc xác định ngày, tháng, năm sinh được tính như sau:

a) Nếu xác định được tháng cụ thể, nhưng không xác định được ngày nào trong tháng, thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh;

b) Nếu xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý, thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày sinh;

c) Nếu xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày, tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm, thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh;

d) Nếu xác định được năm cụ thể nhưng không xác định được ngày, tháng, thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh.

3. Việc xác định độ tuổi tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải được thể hiện bằng văn bản.

Xem nội dung VB
Điều 101. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
...

3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này được quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và chuyển Trưởng Công an cùng cấp.

Xem nội dung VB
Điều 17. Thông báo về việc lập hồ sơ và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính

1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại Khoản 4 Điều 97, Khoản 3 Điều 99, Khoản 3 Điều 101 và Khoản 3 Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị áp dụng hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên về việc lập hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu rõ biện pháp xử lý hành chính áp dụng trong hồ sơ đề nghị, quyền được đọc, ghi chép và sao chụp những nội dung cần thiết trong hồ sơ của người nhận được thông báo.

Xem nội dung VB
- Điều này được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Thông tư 09/2017/TT-BTP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2015/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
9. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 16. Kiểm tra các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Việc kiểm tra sự phù hợp, tính hợp pháp và đầy đủ của các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc căn cứ vào quy định tại khoản 1 và 2 Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính và Điều 9 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 136/2016/NĐ-CP).

2. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định gồm có:

a) Bản tóm tắt lý lịch của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành biểu mẫu về lập hồ sơ đề nghị, thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và hướng dẫn xây dựng nội quy, quy chế đối với học viên của cơ sở cai nghiện bắt buộc;

b) Bản tường trình của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc của người đại diện hợp pháp của họ (theo mẫu do Bộ Công an hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, nếu có). Trường hợp không có mẫu, bản tường trình phải bảo đảm những nội dung chủ yếu theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 6 Thông tư này;

c) Biên bản vi phạm hành chính về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy theo Mẫu biên bản số 01 (mẫu biểu MBB01) ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Nghị định số 97/2017/NĐ-CP) hoặc phiếu xét nghiệm dương tính với chất ma túy (theo mẫu do Bộ Y tế ban hành, nếu có);

d) Tài liệu chứng minh về biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy đã áp dụng gồm: Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu giấy chứng nhận số 01 (mẫu biểu MGCN01) ban hành kèm theo Nghị định số 56/2016/NĐ-CP hoặc Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Mẫu quyết định số 04 (mẫu biểu MQĐ04) ban hành kèm theo Nghị định số 56/2016/NĐ-CP;

đ) Tài liệu, giấy tờ theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy không cư trú tại nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật và xác định được nơi cư trú của người đó gồm các tài liệu, giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy không cư trú tại nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật và không xác định được nơi cư trú của người đó gồm có:

a) Tài liệu xác định người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định;

b) Các tài liệu, giấy tờ quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này;

c) Tài liệu quy định tại điểm d khoản 2 Điều này (nếu có).

5. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với trường hợp người nghiện ma túy vi phạm có nơi cư trú ổn định do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính, gồm có các tài liệu, giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này”.

6. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với trường hợp người nghiện ma túy vi phạm không có nơi cư trú ổn định do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính, gồm có các tài liệu, giấy tờ quy định tại khoản 4 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 103. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy quy định tại Điều 96 của Luật này được thực hiện như sau:

a) Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;

b) Đối với người nghiện ma túy không cư trú tại nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người nghiện ma túy;

c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp người nghiện ma túy vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

Xem nội dung VB
Điều 9. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định:

a) Bản tóm tắt lý lịch;

b) Phiếu trả lời kết quả của người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này về tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

c) Biên bản về hành vi sử dụng ma túy trái phép;

d) Bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;

đ) Tài liệu chứng minh đã chấp hành xong Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn bao gồm: Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy và Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

e) Giấy xác nhận hết thời gian cai nghiện ma túy tại gia đình hoặc cai nghiện ma túy tại cộng đồng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tài liệu chứng minh bị đưa ra khỏi chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

g) Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc giao cho gia đình quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thời gian làm thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Văn bản của cơ quan lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

2. Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định:

a) Hồ sơ đề nghị quy định tại Điểm a, b, c, d, h Khoản 1 Điều này;

b) Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc giao cho tổ chức xã hội quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Xem nội dung VB
Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Xem nội dung VB
Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Xem nội dung VB
Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
...

2. Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính được quy định như sau:
...

d) Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 96 của Luật này.

Xem nội dung VB
Điều 4. Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi sử dụng ma túy trái phép lần cuối bị phát hiện và lập biên bản theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 8. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Khi phát hiện người sử dụng ma túy trái phép, Công an cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm lập biên bản về hành vi sử dụng ma túy trái phép của người đó và tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trường hợp cá nhân, tổ chức phát hiện người sử dụng ma túy trái phép thì báo cho cơ quan Công an cấp xã nơi người có hành vi vi phạm để lập biên bản và xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ:

a) Trường hợp người vi phạm cư trú tại xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm và đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này;

b) Trường hợp người vi phạm có nơi cư trú không thuộc xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm thì bàn giao người và biên bản vi phạm cho cơ quan Công an cấp xã nơi người vi phạm cư trú để tiến hành lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này. Việc bàn giao phải được lập thành biên bản, mỗi bên giữ một bản;

c) Trường hợp chưa xác định được nơi cư trú ổn định của người vi phạm, thì tiến hành xác định nơi cư trú ổn định của người đó. Trong thời gian 15 ngày làm việc, nếu xác định được nơi cư trú ổn định thì thực hiện theo Điểm a hoặc Điểm b Khoản 1 Điều này; nếu không xác định được nơi cư trú ổn định thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định này.

2. Trong quá trình điều tra, thụ lý các vụ vi phạm pháp luật, cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh phát hiện hành vi sử dụng ma túy trái phép hoặc dấu hiệu nghiện ma túy của người vi phạm thì tiến hành lập biên bản, xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc với người đó:

a) Trường hợp người vi phạm thuộc quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này. Hồ sơ được gửi cho phòng Tư pháp cấp huyện nơi người đó cư trú.

b) Trường hợp người vi phạm thuộc quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định này thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định này. Hồ sơ được gửi cho phòng Tư pháp cấp huyện nơi cơ quan lập hồ sơ đóng trụ sở.

Xem nội dung VB
- Điều này được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Thông tư 09/2017/TT-BTP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2015/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
10. Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 18. Kiểm tra đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải bảo đảm phù hợp về độ tuổi, hành vi vi phạm và các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5, Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính; Điều 3 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 136/2016/NĐ-CP) và khoản 3 Điều 16 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi bổ sung theo quy định tại khoản 24 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP), bao gồm các trường hợp cụ thể sau:

a) Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện theo quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính và Điều 3 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 136/2016/NĐ-CP);

b) Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 136/2016/NĐ-CP);

c) Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy, nhưng không có nơi cư trú ổn định theo quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính và Điều 3 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 136/2016/NĐ-CP);

d) Người đang tham gia chương trình cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng, người đang tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 24 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP).

2. Các trường hợp không phải là đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều 5 và khoản 2 Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính, bao gồm: người nước ngoài; người không có năng lực trách nhiệm hành chính; người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận bằng văn bản".

Xem nội dung VB
Điều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
...

2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là cá nhân được quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này.

Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài
...

Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Xem nội dung VB
Điều 16. Lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính

1. Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 90 Luật xử lý vi phạm hành chính khi đối tượng đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm đó trong 06 tháng.

2. Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc đối với đối tượng thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 92, Khoản 1 Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính khi đối tượng đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đã ít nhất hai lần bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm đó trong 06 tháng.

3. Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không áp dụng đối với người đang tham gia các chương trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy.

*Khoản này bị bãi bỏ bởi Khoản 3 Điều 3 Công văn 4579/LĐTBXH-PCTNXH năm 2015 như sau:

3. Bãi bỏ khoản 3 Điều 16 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.*

Xem nội dung VB
Điều 37. Hết thời hạn chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày người được giáo dục chấp hành xong quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giáo dục, lưu hồ sơ, đồng thời gửi bản sao hợp lệ cho tổ chức được giao quản lý, giáo dục và gia đình người được giáo dục biết.

Trường hợp người nghiện ma túy đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn đang tham gia chương trình điều trị nghiện, cai nghiện ma túy, thì tiếp tục thực hiện các chương trình này và không bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

*Nội dung này bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 3 Công văn 4579/LĐTBXH-PCTNXH năm 2015 như sau:

2. Bãi bỏ đoạn 2 Điều 37 Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.*

Xem nội dung VB
Điều 3. Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính gồm:

1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.

2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định.
...

Điều 5. Không lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Không lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau:

1. Người theo quy định tại Khoản 2 Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Người đang tham gia các chương trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.

3. Người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

Xem nội dung VB
Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

Xem nội dung VB
Điều 3. Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính gồm:

1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.

Xem nội dung VB
Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

Xem nội dung VB
Điều 3. Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính gồm:
...

2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định.

Xem nội dung VB
Điều 5. Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
...

2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là cá nhân được quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này.

Các biện pháp xử lý hành chính không áp dụng đối với người nước ngoài.
...

Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Xem nội dung VB
Điều 16. Lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...

3. Việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không áp dụng đối với người đang tham gia các chương trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy.

*Khoản này bị bãi bỏ bởi Khoản 3 Điều 3 Công văn 4579/LĐTBXH-PCTNXH năm 2015 như sau:

3. Bãi bỏ khoản 3 Điều 16 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.*

Xem nội dung VB
Điều 37. Hết thời hạn chấp hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày người được giáo dục chấp hành xong quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải cấp Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn cho người được giáo dục, lưu hồ sơ, đồng thời gửi bản sao hợp lệ cho tổ chức được giao quản lý, giáo dục và gia đình người được giáo dục biết.

Trường hợp người nghiện ma túy đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn đang tham gia chương trình điều trị nghiện, cai nghiện ma túy, thì tiếp tục thực hiện các chương trình này và không bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Xem nội dung VB
Điều 5. Không lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Không lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau:

1. Người theo quy định tại Khoản 2 Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Người đang tham gia các chương trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.

3. Người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

Xem nội dung VB
Điều 3. Áp dụng pháp luật trong điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện
...

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện, trừ các trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 103. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy quy định tại Điều 96 của Luật này được thực hiện như sau:

a) Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;

b) Đối với người nghiện ma túy không cư trú tại nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người nghiện ma túy;

c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp người nghiện ma túy vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

Xem nội dung VB
Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 1 Thông tư 09/2017/TT-BTP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2015/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...
11. Khoản 4 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“4. Cơ quan Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính”.

Xem nội dung VB
Điều 103. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy quy định tại Điều 96 của Luật này được thực hiện như sau:

a) Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;

b) Đối với người nghiện ma túy không cư trú tại nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người nghiện ma túy;

c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp người nghiện ma túy vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ gửi Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp.

Xem nội dung VB
Điều 13. Xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính

1. Người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính căn cứ theo giấy khai sinh của đối tượng. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc không thể xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh trong giấy khai sinh, thì căn cứ vào chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ khác được cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi rõ ngày, tháng, năm sinh.

Trường hợp không có các giấy tờ trên để xác định độ tuổi xử lý vi phạm hành chính thì căn cứ vào sổ hộ tịch hoặc các giấy tờ, sổ sách, tài liệu khác của cơ quan nhà nước có liên quan để xác định độ tuổi của đối tượng.

Trường hợp thông tin ngày, tháng, năm sinh ghi trong các giấy tờ trên không thống nhất, thì xác định theo ngày, tháng, năm sinh trong giấy tờ theo hướng có lợi nhất cho đối tượng.

2. Trường hợp giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này không ghi rõ ngày, tháng, năm sinh, thì việc xác định ngày, tháng, năm sinh được tính như sau:

a) Nếu xác định được tháng cụ thể, nhưng không xác định được ngày nào trong tháng, thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh;

b) Nếu xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý, thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày sinh;

c) Nếu xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày, tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm, thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh;

d) Nếu xác định được năm cụ thể nhưng không xác định được ngày, tháng, thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh.

3. Việc xác định độ tuổi tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải được thể hiện bằng văn bản.
...

Điều 17. Thông báo về việc lập hồ sơ và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính

1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại Khoản 4 Điều 97, Khoản 3 Điều 99, Khoản 3 Điều 101 và Khoản 3 Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị áp dụng hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên về việc lập hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu rõ biện pháp xử lý hành chính áp dụng trong hồ sơ đề nghị, quyền được đọc, ghi chép và sao chụp những nội dung cần thiết trong hồ sơ của người nhận được thông báo.

2. Việc kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này do Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, Trưởng phòng tư pháp cấp huyện thực hiện phải bảo đảm sự phù hợp, đầy đủ theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với các vấn đề sau:

a) Các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ đề nghị theo quy định tại Khoản 3 Điều 97; Khoản 1, khoản 2 Điều 99; Khoản 1, khoản 2 Điều 101; Khoản 1, Khoản 2 Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính;

b) Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính; đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính quy định tại Điều 90, Điều 92, Điều 94 và Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính;

c) Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị; trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định.

3. Văn bản kiểm tra tính pháp lý phải có chữ ký của người có thẩm quyền kiểm tra và được đóng dấu; đối với cấp xã phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Văn bản kiểm tra tính pháp lý được gửi kèm hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Xem nội dung VB
Điều 8. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Khi phát hiện người sử dụng ma túy trái phép, Công an cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm lập biên bản về hành vi sử dụng ma túy trái phép của người đó và tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trường hợp cá nhân, tổ chức phát hiện người sử dụng ma túy trái phép thì báo cho cơ quan Công an cấp xã nơi người có hành vi vi phạm để lập biên bản và xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ:

a) Trường hợp người vi phạm cư trú tại xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm và đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này;

b) Trường hợp người vi phạm có nơi cư trú không thuộc xã, phường, thị trấn nơi xảy ra vi phạm thì bàn giao người và biên bản vi phạm cho cơ quan Công an cấp xã nơi người vi phạm cư trú để tiến hành lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này. Việc bàn giao phải được lập thành biên bản, mỗi bên giữ một bản;

c) Trường hợp chưa xác định được nơi cư trú ổn định của người vi phạm, thì tiến hành xác định nơi cư trú ổn định của người đó. Trong thời gian 15 ngày làm việc, nếu xác định được nơi cư trú ổn định thì thực hiện theo Điểm a hoặc Điểm b Khoản 1 Điều này; nếu không xác định được nơi cư trú ổn định thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định này.

2. Trong quá trình điều tra, thụ lý các vụ vi phạm pháp luật, cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh phát hiện hành vi sử dụng ma túy trái phép hoặc dấu hiệu nghiện ma túy của người vi phạm thì tiến hành lập biên bản, xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc với người đó:

a) Trường hợp người vi phạm thuộc quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này. Hồ sơ được gửi cho phòng Tư pháp cấp huyện nơi người đó cư trú.

b) Trường hợp người vi phạm thuộc quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định này thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định này. Hồ sơ được gửi cho phòng Tư pháp cấp huyện nơi cơ quan lập hồ sơ đóng trụ sở.

Xem nội dung VB
Điều 103. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy quy định tại Điều 96 của Luật này được thực hiện như sau:

a) Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ và các tài liệu khác có liên quan;

b) Đối với người nghiện ma túy không cư trú tại nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người nghiện ma túy;

c) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp người nghiện ma túy vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 96 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó.

Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

Xem nội dung VB
Điều 13. Xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính

1. Người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính xác định tuổi của đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính căn cứ theo giấy khai sinh của đối tượng. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc không thể xác định chính xác ngày, tháng, năm sinh trong giấy khai sinh, thì căn cứ vào chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ khác được cơ quan có thẩm quyền cấp có ghi rõ ngày, tháng, năm sinh.

Trường hợp không có các giấy tờ trên để xác định độ tuổi xử lý vi phạm hành chính thì căn cứ vào sổ hộ tịch hoặc các giấy tờ, sổ sách, tài liệu khác của cơ quan nhà nước có liên quan để xác định độ tuổi của đối tượng.

Trường hợp thông tin ngày, tháng, năm sinh ghi trong các giấy tờ trên không thống nhất, thì xác định theo ngày, tháng, năm sinh trong giấy tờ theo hướng có lợi nhất cho đối tượng.

2. Trường hợp giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này không ghi rõ ngày, tháng, năm sinh, thì việc xác định ngày, tháng, năm sinh được tính như sau:

a) Nếu xác định được tháng cụ thể, nhưng không xác định được ngày nào trong tháng, thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh;

b) Nếu xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý, thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày sinh;

c) Nếu xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày, tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm, thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh;

d) Nếu xác định được năm cụ thể nhưng không xác định được ngày, tháng, thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh.

3. Việc xác định độ tuổi tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này phải được thể hiện bằng văn bản.

Xem nội dung VB
Điều 103. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

1. Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy quy định tại Điều 96 của Luật này được thực hiện như sau:
...

b) Đối với người nghiện ma túy không cư trú tại nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải xác minh; trường hợp xác định được nơi cư trú thì có trách nhiệm chuyển người đó kèm theo biên bản vi phạm về địa phương để xử lý; trường hợp không xác định được nơi cư trú của người đó thì lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Hồ sơ đề nghị gồm có biên bản vi phạm; bản tóm tắt lý lịch; tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó; tài liệu chứng minh người đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn về hành vi nghiện ma túy; bản tường trình của người nghiện ma túy;

Xem nội dung VB
Điều 103. Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
...

3. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Sau khi người bị áp dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ đọc xong hồ sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ gửi Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp.

Xem nội dung VB
Điều 17. Thông báo về việc lập hồ sơ và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính

1. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị quy định tại Khoản 4 Điều 97, Khoản 3 Điều 99, Khoản 3 Điều 101 và Khoản 3 Điều 103 Luật xử lý vi phạm hành chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đã lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị áp dụng hoặc cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên về việc lập hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu rõ biện pháp xử lý hành chính áp dụng trong hồ sơ đề nghị, quyền được đọc, ghi chép và sao chụp những nội dung cần thiết trong hồ sơ của người nhận được thông báo.

Xem nội dung VB