Thông tư 178/2019/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển đối với chức danh quản lý tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Quốc phòng quản lý; cử, cử lại, miễn nhiệm đối với Người đại diện phần vốn nhà nước, giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Bộ Quốc phòng làm chủ sở hữu
Số hiệu: 178/2019/TT-BQP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng Người ký: Trần Đơn
Ngày ban hành: 02/12/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 16/12/2019 Số công báo: Từ số 957 đến số 958
Lĩnh vực: Doanh nghiệp, hợp tác xã, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 178/2019/TT-BQP

Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2019

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI, THÔI GIỮ CHỨC, MIỄN NHIỆM, ĐIỀU ĐỘNG, LUÂN CHUYỂN ĐỐI VỚI CÁC CHỨC DANH QUẢN LÝ TẠI DOANH NGHIỆP LÀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN MÀ NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ DO BỘ QUỐC PHÒNG QUẢN LÝ; CỬ, CỬ LẠI, MIỄN NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC, GIỮ CÁC CHỨC DANH QUẢN LÝ TẠI DOANH NGHIỆP MÀ NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ TRÊN 50% VỐN ĐIỀU LỆ DO BỘ QUỐC PHÒNG LÀM CHỦ SỞ HỮU

Căn cứ Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999, đã được sửa đổi, bổ sung một sđiều năm 2008, năm 2014;

Căn cứ Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng ngày 26 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định s93/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về tổ chức quản và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh;

Căn cứ Nghị định s 97/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nm giữ 100% vốn điều lệ;

Căn cứ Nghị định s 106/2015/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nm giữ trên 50% vốn điều lệ;

Căn cứ Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về thực hiện quyền trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước;

Căn cứ Nghị định s 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện bnhiệm, bổ nhiệm lại, min nhiệm, thôi giữ chức, điều động, luân chuyển đi với các chức danh quản lý tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Quốc phòng quản lý; tiêu chuẩn, điều kiện cử, cử lại, miễn nhiệm đi với Người đại diện phần vốn nhà nước, giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Bộ Quốc phòng làm chủ sở hữu.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thôi giữ chức, điều động, luân chuyển đối với các chức danh quản lý tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Quốc phòng quản lý (viết gọn là Người quản lý); tiêu chuẩn, điều kiện cử, cử lại, miễn nhiệm đối với Người đại diện phần vốn nhà nước, giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Bộ Quốc phòng làm chủ sở hữu (viết gọn là Người đại diện).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Quốc phòng quản lý gồm: Công ty mẹ của tập đoàn, tổng công ty, công ty hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con, công ty độc lập (gọi tắt là doanh nghiệp).

2. Người quản lý, bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng thành viên;

b) Chủ tịch công ty;

c) Thành viên Hội đồng thành viên;

d) Kiểm soát viên;

đ) Tổng giám đốc;

e) Phó Tổng giám đốc;

g) Giám đốc;

h) Phó Giám đốc;

i) Kế toán trưởng.

3. Người đại diện, bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng quản trị;

b) Chủ tịch Hội đồng thành viên;

c) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên;

d) Tổng giám đốc;

đ) Phó Tổng giám đốc;

e) Giám đốc;

g) Phó Giám đốc.

4. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Nguyên tắc

1. Phù hợp với các quy định của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn chức vụ cán bộ, sĩ quan; phù hợp với Quy chế công tác cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Đặt trong tổng thể xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội nói chung; bảo đảm cụ thể, rõ ràng, đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội thời kỳ mới.

3. Bảo đảm khách quan, dân chủ, công bằng trong tổ chức thực hiện.

Chương II

TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI, THÔI GIỮ CHỨC, MIỄN NHIỆM, ĐIỀU ĐỘNG, LUÂN CHUYỂN NGƯỜI QUẢN LÝ

Điều 4. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Người quản lý

1. Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2008, năm 2014 (sau đây viết gọn là Luật Sĩ quan); Quy định số 842-QĐ/QU ngày 06/8/2018 của Quân ủy Trung ương quy định về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá, xếp loại cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam; các điều kiện quy định tại Điều 92, 100, 103 Luật Doanh nghiệp; Điều 27 Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây viết tắt là Nghị định số 97/2015/NĐ-CP); Quy chế Công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam (viết gọn là Quy chế công tác cán bộ) và các văn bản quy định có liên quan của Bộ Quốc phòng.

2. Được quy hoạch cho chức danh bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch vào chức danh tương đương với chức danh bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác (không áp dụng đối với chức danh Kiểm soát viên).

3. Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan có thẩm quyền xác minh, có bản kê khai tài sản theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

4. Trong độ tuổi bổ nhiệm theo quy định của Bộ Quốc phòng.

5. Có bản đánh giá mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên ở chức vụ trước khi bổ nhiệm của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 3 Điều 1, Thông tư số 105/2018/TT-BQP ngày 24/7/2018 của Bộ Quốc phòng sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 147/2016/TT-BQP ngày 21/9/2016 của Bộ Quốc phòng quy định về quản lý Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Quốc phòng quản lý và Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Bộ Quốc phòng làm chủ sở hữu (viết gọn là Thông tư số 105/2018/TT-BQP).

6. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ, chức danh theo quy định của pháp luật.

7. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm đối với Kế toán trưởng ngoài các quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, phải thực hiện theo các quy định của pháp luật có liên quan của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.

8. Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm đối với Kiểm soát viên ngoài các quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, các quy định của pháp luật có liên quan còn phải đáp ứng các quy định sau:

a) Đối với công ty độc lập số lượng Kiểm soát viên được bổ nhiệm là 01 người;

b) Đối với công ty mẹ của tổng công ty số lượng Kiểm soát viên được bổ nhiệm là 03 người và tổ chức Ban Kiểm soát;

c) Đối với công ty mẹ của tập đoàn số lượng Kiểm soát viên được bổ nhiệm tối đa 05 người và tổ chức Ban Kiểm soát;

d) Trưởng Ban kiểm soát làm việc theo chế độ chuyên trách tại doanh nghiệp, các thành viên khác có thể là Kiểm soát viên làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; Kiểm soát viên kiêm nhiệm tham gia Ban kiểm soát tại không quá 04 doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên kiêm nhiệm là cán bộ thuộc cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tham gia Ban kiểm soát của không quá 01 doanh nghiệp;

đ) Cơ quan được giao quản lý Kiểm soát viên đề xuất bằng văn bản với cấp có thẩm quyền về số lượng Kiểm soát viên dự kiến phân công công tác tại từng doanh nghiệp.

Điều 5. Thời hạn giữ chức vụ

1. Thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ của Người quản lý là 05 năm.

2. Trường hp Người quản lý được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương chức vụ cũ thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới có hiệu lực thi hành.

3. Trường hợp thay đổi chức danh quản lý do thay đổi tên gọi của doanh nghiệp thì thời hạn giữ chức vụ được tính từ ngày quyết định bổ nhiệm theo chức vụ cũ (tên gọi cũ của doanh nghiệp).

Điều 6. Trường hợp chưa xem xét bổ nhiệm

1. Đang trong thời gian bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.

2. Đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật từ mức kỷ luật khiển trách trở lên, điều tra, truy tố, xét xử.

3. Các trường hợp khác theo quy định tại các văn bản quy định có liên quan của Bộ Quốc phòng

Điều 7. Trình tự, thủ tục Bổ nhiệm Người quản lý

Trình tự, thủ tục bổ nhiệm Người quản lý thực hiện theo Quy chế công tác cán bộ và các văn bản quy định có liên quan của Bộ Quốc phòng.

Điều 8. Bổ nhiệm lại Người quản lý

1. Khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định Người quản lý được xem xét, bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ tại một tập đoàn, tổng công ty, công ty.

2. Điều kiện xem xét, bổ nhiệm lại

Người quản lý hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ, đủ tiêu chuẩn chức danh, đủ tuổi công tác từ 02 năm trở lên, đủ sức khỏe đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; cơ quan, đơn vị có đề nghị.

3. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm lại thực hiện theo Quy chế công tác cán bộ và các văn bản quy định có liên quan của Bộ Quốc phòng.

4. Trường hợp không thực hiện bổ nhiệm lại Người quản lý

a) Những trường hợp không đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

b) Trường hợp cán bộ còn dưới 02 năm công tác, đủ điều kiện tiêu chuẩn thì xem xét kéo dài thời gian giữ chức vụ cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà không thực hiện quy trình bổ nhiệm lại;

c) Cán bộ không được bổ nhiệm lại được xem xét bố trí công tác khác hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

5. Quyết định bổ nhiệm lại chức vụ quản lý doanh nghiệp quy định tại Thông tư này phải được cấp có thẩm quyền ban hành trước ít nhất 01 ngày làm việc, tính đến thời điểm Người quản lý hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm.

Điều 9. Thôi giữ chức Người quản lý

1. Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, quyết định thôi giữ chức đối với Người quản lý khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Do sức khỏe yếu hoặc đã hết tuổi theo quy định;

b) Doanh nghiệp bị giải thể, giảm biên chế hoặc do yêu cầu nhiệm vụ;

c) Có nguyện vọng xin thôi giữ chức vì lý do cá nhân;

d) Các trường hợp khác theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.

2. Trình tự, thủ tục xem xét Người quản lý thôi giữ chức thực hiện theo Quy chế công tác cán bộ và các văn bản quy định có liên quan ca Bộ Quốc phòng.

3. Người quản lý sau khi thôi giữ chức thì được cấp có thẩm quyền xem xét bố trí công việc khác hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Miễn nhiệm Người quản lý

1. Người quản lý được miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Có sai phạm nhưng chưa đến mức phải kỷ luật cách chức hoặc không còn đủ uy tín, điều kiện để giữ chức vụ;

b) Năng lực hạn chế; có 02 năm liên tiếp của nhiệm kỳ giữ chức vụ bị đánh giá, phân loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;

c) Trong 01 nhiệm kỳ hoặc trong 02 nhiệm kỳ liên tiếp bị 02 lần xử lý kỷ luật liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao;

d) Bị cơ quan kiểm tra, thanh tra có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về vi phạm tư cách đạo đức hoặc vi phạm quy định về những việc đảng viên không được làm đối với Người quản lý là đảng viên.

2. Cấp có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm ngay đối với Người quản lý khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Trình tự, thủ tục xem xét miễn nhiệm thực hiện theo Quy chế công tác cán bộ và và các văn bản quy định có liên quan của Bộ Quốc phòng.

4. Người quản lý sau khi được miễn nhiệm thì được cấp có thẩm quyền xem xét bố trí công việc khác hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Điều động, luân chuyển Người quản lý

1. Căn cứ điều động, luân chuyển Người quản lý:

a) Yêu cầu nhiệm vụ của doanh nghiệp và nhu cầu công tác cán bộ;

b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí chức vụ, chức danh mới;

c) Kế hoạch, quy hoạch sử dụng nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.

2. Việc điều động, luân chuyển Người quản lý thực hiện theo Quy chế công tác cán bộ và các văn bản quy định có liên quan của Bộ Quốc phòng.

Chương III

CỬ, CỬ LẠI, MIỄN NHIỆM NGƯỜI ĐẠI DIỆN

Điều 12. Tiêu chuẩn, điều kiện Người đại diện

1. Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Luật Sĩ quan; Quy định số 842-QĐ/QU ngày 06/8/2018 của Quân ủy Trung ương quy định về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá, xếp loại cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam và các quy định tại Điều 65, 151, 152, 157 Luật Doanh nghiệp; Điều 18 Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về quản lý Người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (viết gọn là Nghị định số 106/2015/NĐ-CP).

2. Có đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan có thẩm quyền xác minh, có bản kê khai tài sản theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

3. Trong độ tuổi cử làm đại diện theo quy định, cụ thể:

Người đại diện được cử làm đại diện phải đủ tuổi (tính theo tháng) để công tác hết 01 nhiệm kỳ theo quy định của chức danh quản lý, trừ trường hợp Người đại diện do nhu cầu công tác mà được chủ sở hữu miễn nhiệm làm Người đại diện tại doanh nghiệp này để cử làm Người đại diện tại doanh nghiệp khác cùng chủ sở hữu.

4. Trường hợp Người đại diện sau 01 năm kể từ ngày bị chủ sở hữu đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ hoặc kể từ ngày có quyết định kỷ luật, miễn nhiệm có hiệu lực thi hành, nếu tiếp tục được xem xét cử làm Người đại diện thì ngoài điều kiện về độ tuổi, phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều này.

5. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

6. Không đang trong thời gian bị thi hành kỷ luật từ mức kỷ luật khiển trách trở lên, điều tra, truy tố, xét xử.

7. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Nhiệm kỳ cử Người đại diện

1. Người đại diện được cử theo nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị.

2. Trường hợp thay đổi chức danh quản lý do thay đổi tên gọi doanh nghiệp thì thời hạn làm đại diện được tính từ ngày được cử làm đại diện theo chức danh cũ (tên gọi cũ của doanh nghiệp).

3. Trường hợp Người đại diện được cử để bầu, bổ nhiệm chức danh quản lý giữa nhiệm kỳ của chức danh đó thì thời hạn làm đại diện là thời gian còn lại của nhiệm kỳ đó.

Điều 14. Cử Người đại diện

1. Căn cứ vào giá trị vốn góp của Nhà nước, quy mô của doanh nghiệp và đối chiếu với điều kiện, tiêu chuẩn Người đại diện quy định tại Điều 12 Thông tư này, cơ quan được giao quản lý Người đại diện báo cáo bằng văn bản với cấp có thẩm quyền quyết định cử không quá 05 Người đại diện đối với doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

2. Trình tự, thủ tục cử Người đại diện thực hiện theo Quy chế công tác cán bộ và các văn bản quy định có liên quan của Bộ Quốc phòng.

Điều 15. Cử lại Người đại diện

1. Điều kiện cử lại Người đại diện

a) Có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;

b) Phải được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong nhiệm kỳ theo tiêu chí quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 105/2018/TT-BQP, trong đó có 02 năm liên tiếp được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trước khi được cử lại làm đại diện;

c) Đối với Người đại diện khi còn đủ ít nhất hai phần ba thời gian công tác của nhiệm kỳ làm đại diện (tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định) thì căn cứ từng trường hp cụ thể, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thể xem xét, cử lại.

2. Thời gian, trình tự tiến hành cử lại Người đại diện thực hiện theo Quy chế công tác cán bộ và các văn bản quy định có liên quan của Bộ Quốc phòng.

Điều 16. Miễn nhiệm đối với Người đại diện

1. Người đại diện được miễn nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có đơn đề nghị thôi làm đại diện trước thời hạn và được cấp có thẩm quyền đồng ý;

b) Chuyển công tác khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

c) Đến tuổi được nghỉ hưu;

d) Bộ Quốc phòng thoái hết vốn tại doanh nghiệp;

đ) Trong 02 năm liên tiếp của nhiệm kỳ làm đại diện bị đánh giá, phân loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;

e) Vi phạm phẩm chất đạo đức hoặc vi phạm quy định những việc đảng viên không được làm đối với Người đại diện là đảng viên;

g) Các trường hp được miễn nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

2. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm Người đại diện thực hiện theo Quy chế công tác cán bộ và các văn bản quy định có liên quan của Bộ Quốc phòng.

Điều 17. Người đại diện sau khi được miễn nhiệm

Người đại diện sau khi miễn nhiệm được xem xét bố trí công việc mới hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Đối với Người đại diện thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty cử, cử lại, miễn nhiệm

Căn cứ Điều 12, 13, 14, 15, 16, 17 Thông tư này, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty giao cơ quan nhân sự, tài chính xây dựng Quy chế cử, cử lại, miễn nhiệm Người đại diện tại công ty con trình Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty phê duyệt, thực hiện.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2020.

2. Trường hợp các văn bản viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành thay thế đó.

Điều 20. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Người quản lý, Người đại diện, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Cục Kinh tế/Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm triển khai thực hiện, kiểm tra, theo dõi, giám sát và báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng./.

 


Nơi nhận:
- Các đng chí Thủ trưởng BQP, CNTCCT;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc BQP;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL/BTP;
- Vụ Pháp chế/BQP;
- Công báo;
Cổng TTĐT: Chính phủ, BQP;
- Các doanh nghiệp thuộc BQP;
- Công ty cổ phần có vốn Nhà nước thuộc BQP;
- Lưu: VT, THBĐ; Ha
160.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Thượng tướng Trn Đơn

 

Điều 92. Tiêu chuẩn và điều kiện đối với thành viên Hội đồng thành viên

1. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề hoạt động của doanh nghiệp.

2. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty.

3. Không phải là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc không phải là người quản lý, điều hành tại doanh nghiệp thành viên.

4. Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp nhà nước.

5. Các tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
...

Điều 100. Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc

1. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty.

2. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu.

3. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên Hội đồng thành viên.

4. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty.

5. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Kiểm soát viên công ty.

6. Không đồng thời là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

7. Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác.

8. Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.

9. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
...

Điều 103. Tiêu chuẩn và điều kiện đối với Kiểm soát viên

1. Được đào tạo một trong các chuyên ngành về tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc; Trưởng Ban kiểm soát phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh được đào tạo.

2. Không phải là người lao động của công ty.

3. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của đối tượng sau đây:

a) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty;

b) Thành viên Hội đồng thành viên của công ty;

c) Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty;

d) Kiểm soát viên khác của công ty.

4. Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.

5. Không được đồng thời là Kiểm soát viên, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước.

6. Các tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.

Xem nội dung VB
Điều 27. Điều kiện bổ nhiệm

1. Đạt tiêu chuẩn chung của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn của chức danh do cấp có thẩm quyền ban hành.

2. Được quy hoạch cho chức danh bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch vào chức danh tương đương với chức danh bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác.

3. Có đủ hồ sơ cá nhân được cấp có thẩm quyền thẩm định, xác minh, xác nhận.

4. Trong độ tuổi bổ nhiệm

a) Phải đủ tuổi (tính theo tháng) để công tác được ít nhất 01 nhiệm kỳ của chức danh quản lý tính đến ngày cấp có thẩm quyền ký phê duyệt chủ trương bổ nhiệm.

b) Trường hợp người quản lý doanh nghiệp do nhu cầu công tác mà được giao giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại Điểm a Khoản này.

c) Trường hợp người quản lý doanh nghiệp bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật từ khiển trách đến hạ bậc lương hoặc bị miễn nhiệm hoặc từ chức vì vi phạm kỷ luật, pháp luật, sau 01 năm kể từ ngày bị cấp có thẩm quyền đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ hoặc kể từ ngày quyết định kỷ luật, từ chức, miễn nhiệm có hiệu lực thi hành (kể cả kỷ luật do vi phạm trước đó nhưng đến nay mới được phát hiện và mới có quyết định kỷ luật), nếu được xem xét, đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý thì điều kiện về tuổi bổ nhiệm thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản này.

5. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao do cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận. Thời điểm chứng nhận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ cho cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ không quá 06 tháng.

6. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.

7. Không đang trong thời gian thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.

8. Không đang trong thời gian xem xét xử lý kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử.

9. Trường hợp nhân sự được đề nghị bổ nhiệm đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền quyết bổ nhiệm trao đổi với trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra trước khi bổ nhiệm.

10. Ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này, việc bổ nhiệm Kiểm soát viên, Kế toán trưởng còn phải tuân theo các quy định của pháp luật có liên quan.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, một số điều của Thông tư số 147/2016/TT-BQP ngày 21/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định quản lý Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng quản lý và Người đại diện tại các công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Bộ Quốc phòng cử người đại diện, như sau:
...

3. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 13. Tiêu chí đánh giá người quản lý

1. Tiêu chí đánh giá Người quản lý hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Người quản lý được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải đạt được tất cả các tiêu chí sau:

a) Doanh nghiệp hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao theo kế hoạch sản xuất kinh doanh và xây dựng đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau:

Có 5 chỉ tiêu hợp nhất, gồm: Doanh thu, lợi nhuận sau thuế, nộp ngân sách, thu nhập bình quân và/hoặc năng suất lao động, lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu, đạt mức từ 100% trở lên so với kế hoạch sản xuất kinh doanh được phê duyệt;

Kết quả giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp theo năm của Bộ Quốc phòng đối với doanh nghiệp theo Thông tư số 48/2017/TT-BQP ngày 05 tháng 3 năm 2017 của Bộ Quốc phòng ban hành quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây viết gọn là Thông tư số 48/2017/TT-BQP): Doanh nghiệp xếp loại A, an toàn về tài chính;

b) Doanh nghiệp đạt đơn vị vững mạnh toàn diện, Đảng bộ trong sạch vững mạnh theo quy định của cấp có thẩm quyền;

c) Doanh nghiệp đạt đơn vị an toàn tuyệt đối theo quy định của Bộ Quốc phòng, trừ trường hợp bất khả kháng do thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng hoặc do nguyên nhân khách quan theo quy định của pháp luật;

d) Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chấp hành nghiêm quy định, quyết định của Bộ Quốc phòng; quy định của cấp trên trực tiếp quản lý doanh nghiệp; điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp;

đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực; là đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

e) Lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành các đơn vị thành viên hoặc lĩnh vực được giao phụ trách, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

g) Tham gia ít nhất 01 hoạt động xã hội do Bộ Quốc phòng hoặc doanh nghiệp mình tổ chức.

2. Tiêu chí đánh giá Người quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ

Người quản lý được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ phải đạt được tất cả các tiêu chí sau:

a) Doanh nghiệp hoàn thành từ 90% đến dưới 100% nhiệm vụ được giao theo kế hoạch sản xuất kinh doanh và xây dựng đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau:

Có 5 chỉ tiêu hợp nhất, gồm: Doanh thu, lợi nhuận sau thuế, nộp ngân sách, thu nhập bình quân và/hoặc năng suất lao động, lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu, đạt mức từ 90% trở lên so với kế hoạch sản xuất kinh doanh được phê duyệt;

Kết quả giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp theo năm của Bộ Quốc phòng đối với doanh nghiệp theo Thông tư số 48/2017/TT-BQP: Doanh nghiệp xếp loại A, an toàn về tài chính;

b) Doanh nghiệp đạt đơn vị an toàn theo quy định của Bộ Quốc phòng, trừ trường hợp bất khả kháng do thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng hoặc do nguyên nhân khách quan theo quy định của pháp luật;

c) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực; là đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ;

d) Các tiêu chí được quy định tại các điểm b, d, e và g khoản 1 Điều này.

3. Tiêu chí đánh giá Người quản lý hoàn thành nhiệm vụ:

Người quản lý được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ phải đạt được tất cả các tiêu chí sau:

a) Doanh nghiệp hoàn thành từ 80% đến dưới 90% nhiệm vụ được giao theo kế hoạch sản xuất kinh doanh và xây dựng đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau:

Có 5 chỉ tiêu hợp nhất, gồm: Doanh thu, lợi nhuận sau thuế, nộp ngân sách, thu nhập bình quân và/hoặc năng suất lao động, lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu, đạt mức từ 80% trở lên so với kế hoạch sản xuất kinh doanh được phê duyệt;

Kết quả giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp theo năm của Bộ Quốc phòng đối với doanh nghiệp theo Thông tư số 48/2017/TT-BQP: Doanh nghiệp xếp loại B, tình hình tài chính nằm trong tầm kiểm soát;

b) Doanh nghiệp đạt đơn vị an toàn theo quy định của Bộ Quốc phòng, trừ trường hợp bất khả kháng do thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng hoặc do nguyên nhân khách quan theo quy định của pháp luật;

c) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực; là đảng viên hoàn thành nhiệm vụ;

d) Lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành các đơn vị thành viên hoặc lĩnh vực được giao phụ trách, hoàn thành nhiệm vụ được giao;

đ) Các tiêu chí được quy định tại các điểm b, d và g khoản 1 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 65. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc

1. Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này.

2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

3. Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.
...

Điều 151. Cơ cấu, tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Hội đồng quản trị

1. Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này;

b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.

c) Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác.

d) Đối với công ty con mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; không được là người có liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.

2. Thành viên độc lập Hội đồng quản trị theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 134 của Luật này có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:

a) Không phải là người đang làm việc cho công ty, công ty con của công ty; không phải là người đã từng làm việc cho công ty, công ty con của công ty ít nhất trong 03 năm liền trước đó.

b) Không phải là người đang hưởng lương, thù lao từ công ty, trừ các khoản phụ cấp mà thành viên Hội đồng quản trị được hưởng theo quy định;

c) Không phải là người có vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột là cổ đông lớn của công ty; là người quản lý của công ty hoặc công ty con của công ty;

d) Không phải là người trực tiếp hoặc gián tiếp sở hữu ít nhất 1% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty;

đ) Không phải là người đã từng làm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty ít nhất trong 05 năm liền trước đó.

3. Thành viên độc lập Hội đồng quản trị phải thông báo với Hội đồng quản trị về việc không còn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này và đương nhiên không còn là thành viên độc lập Hội đồng quản trị kể từ ngày không đáp ứng đủ điều kiện. Hội đồng quản trị phải thông báo trường hợp thành viên độc lập Hội đồng quản trị không còn đáp ứng đủ điều kiện tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất hoặc triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên độc lập Hội đồng quản trị đó trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận được thông báo của thành viên độc lập Hội đồng quản trị có liên quan.
...

Điều 152. Chủ tịch Hội đồng quản trị

1. Hội đồng quản trị bầu một thành viên của Hội đồng quản trị làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và Điều lệ công ty, pháp luật về chứng khoán không có quy định khác.

2. Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết thì Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

3. Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;

b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;

c) Tổ chức việc thông qua nghị quyết của Hội đồng quản trị;

d) Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;

đ) Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng quản trị;

e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

4. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp không có người được ủy quyền thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số.

5. Khi xét thấy cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quản trị tuyển dụng thư ký công ty để hỗ trợ Hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị thực hiện các nghĩa vụ thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Thư ký công ty có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Hỗ trợ tổ chức triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; ghi chép các biên bản họp;

b) Hỗ trợ thành viên Hội đồng quản trị trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao;

c) Hỗ trợ Hội đồng quản trị trong áp dụng và thực hiện nguyên tắc quản trị công ty;

d) Hỗ trợ công ty trong xây dựng quan hệ cổ đông và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông;

đ) Hỗ trợ công ty trong việc tuân thủ đúng các nghĩa vụ cung cấp thông tin, công khai hóa thông tin và thủ tục hành chính;

e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

6. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể bị bãi miễn theo quyết định của Hội đồng quản trị.
...

Điều 157. Giám đốc, Tổng giám đốc công ty

1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc áp dụng theo quy định tại Điều 65 của Luật này.

3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;

b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

d) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;

đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;

e) Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

g) Tuyển dụng lao động;

h) Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

i) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị.

4. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị. Trường hợp điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.

Xem nội dung VB
Điều 18. Điều kiện người đại diện

1. Đạt tiêu chuẩn chung của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn của chức danh dự kiến cử làm đại diện do cấp có thẩm quyền ban hành.

2. Có đủ hồ sơ cá nhân được cấp có thẩm quyền thẩm định, xác minh, xác nhận.

3. Trong độ tuổi cử làm đại diện

a) Người đại diện được cử làm đại diện phải đủ tuổi (tính theo tháng) để công tác hết 01 nhiệm kỳ theo quy định của chức danh quản lý.

b) Trường hợp người đại diện do nhu cầu công tác mà được chủ sở hữu cho thôi làm đại diện để cử làm đại diện tại tập đoàn, tổng công ty, công ty khác cùng chủ sở hữu thì tuổi cử làm đại diện không theo quy định tại Điểm a Khoản này.

c) Trường hợp người đại diện sau 01 năm kể từ ngày bị chủ sở hữu đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ hoặc kể từ ngày quyết định kỷ luật, miễn nhiệm có hiệu lực thi hành, nếu tiếp tục được xem xét cử làm người đại diện thì ngoài việc đáp ứng điều kiện về độ tuổi, phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện khác của người đại diện.

4. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao do cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận. Thời điểm chứng nhận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ cho cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ không quá 06 tháng.

5. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.

6. Không đang trong thời gian bị thi hành kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, một số điều của Thông tư số 147/2016/TT-BQP ngày 21/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định quản lý Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng quản lý và Người đại diện tại các công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do Bộ Quốc phòng cử người đại diện, như sau:
...

4. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 14. Tiêu chí đánh giá người đại diện

1. Tiêu chí đánh giá Người đại diện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Người đại diện được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải đạt được tất cả các tiêu chí sau:

a) Hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm được Bộ Quốc phòng phê duyệt, đảm bảo thời gian và chất lượng công việc, cụ thể như sau:

Doanh nghiệp có 5 chỉ tiêu hợp nhất, gồm: Doanh thu, lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách, thu nhập bình quân và/hoặc năng suất lao động, tỷ lệ cổ tức, đạt mức từ 100% trở lên so với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

Kết quả giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp theo năm của Bộ Quốc phòng đối với doanh nghiệp theo Thông tư số 48/2017/TT-BQP: Doanh nghiệp xếp loại A, an toàn về tài chính;

Người đại diện chấp hành, tuân thủ và hoàn thành tốt các chủ trương, nghị quyết và sự chỉ đạo của chủ sở hữu;

b) Doanh nghiệp đạt đơn vị an toàn tuyệt đối theo quy định của Bộ Quốc phòng; trừ trường hợp bất khả kháng do thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng hoặc do nguyên nhân khách quan theo quy định của pháp luật;

c) Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chấp hành nghiêm quy định, quyết định của Bộ Quốc phòng, của cấp trên trực tiếp quản lý doanh nghiệp, của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp;

đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực; là đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;

e) Không gây mất đoàn kết trong nội bộ những Người đại diện phần vốn nhà nước;

g) Tham gia ít nhất 01 hoạt động xã hội do Bộ Quốc phòng hoặc doanh nghiệp mình tổ chức.

2. Tiêu chí đánh giá Người đại diện hoàn thành tốt nhiệm vụ

Người đại diện được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ phải đạt được tất cả các tiêu chí sau:

a) Hoàn thành từ 90% đến dưới 100% nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm được Bộ Quốc phòng phê duyệt, đảm bảo thời gian và chất lượng công việc, cụ thể:

Doanh nghiệp có 5 chỉ tiêu hợp nhất, gồm: Doanh thu, lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách, thu nhập bình quân và/hoặc năng suất lao động, tỷ lệ cổ tức, đạt mức từ 90% trở lên so với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

Kết quả giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp theo năm của Bộ Quốc phòng đối với doanh nghiệp theo Thông tư số 48/2017/TT-BQP: Doanh nghiệp xếp loại A, an toàn về tài chính;

Người đại diện chấp hành, tuân thủ và hoàn thành tốt các chủ trương, nghị quyết và sự chỉ đạo của chủ sở hữu;

b) Doanh nghiệp đạt đơn vị an toàn theo quy định của Bộ Quốc phòng, trừ trường hợp bất khả kháng do thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng hoặc do nguyên nhân khách quan theo quy định của pháp luật;

c) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực; là đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ;

d) Các tiêu chí được quy định tại các điểm c, e và g khoản 1 Điều này.

3. Tiêu chí đánh giá Người đại diện hoàn thành nhiệm vụ

Người đại diện được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ phải đạt được tất cả các tiêu chí sau:

a) Hoàn thành từ 80% đến dưới 90% nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm được Bộ Quốc phòng phê duyệt, đảm bảo thời gian và chất lượng công việc, cụ thể như sau:

Doanh nghiệp có 5 chỉ tiêu hợp nhất, gồm: Doanh thu, lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách, thu nhập bình quân và/hoặc năng suất lao động, tỷ lệ cổ tức, đạt mức từ 80% trở lên so với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

Kết quả giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp theo năm của Bộ Quốc phòng đối với doanh nghiệp theo Thông tư số 48/2017/TT-BQP: Doanh nghiệp xếp loại B, tình hình tài chính của trong tầm kiểm soát;

Người đại diện chấp hành, tuân thủ và hoàn thành các chủ trương, nghị quyết và sự chỉ đạo của chủ sở hữu;

b) Doanh nghiệp đạt đơn vị an toàn theo quy định của Bộ Quốc phòng, trừ trường hợp bất khả kháng do thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng hoặc do nguyên nhân khách quan theo quy định của pháp luật;

c) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lối sống lành mạnh; lề lối làm việc chuẩn mực; là đảng viên hoàn thành nhiệm vụ;

d) Các tiêu chí được quy định tại các điểm c, e và g khoản 1 Điều này.

4. Tiêu chí đánh giá Người đại diện không hoàn thành nhiệm vụ.

Người đại diện được đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ khi vi phạm một trong các tiêu chí sau:

a) Hoàn thành dưới 80% nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch công tác năm được Bộ Quốc phòng phê duyệt, đảm bảo thời gian và chất lượng công việc, cụ thể như sau:

Doanh nghiệp có chỉ tiêu trong 5 chỉ tiêu hợp nhất: Doanh thu, lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách, thu nhập bình quân và/hoặc năng suất lao động, tỷ lệ cổ tức, đạt dưới mức 80% so với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

Kết quả giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả và xếp loại doanh nghiệp theo năm của Bộ Quốc phòng đối với doanh nghiệp theo Thông tư số 48/2017/TT-BQP: Doanh nghiệp xếp loại C, mất an toàn về tài chính (trường hợp doanh nghiệp xếp loại C, mất an toàn về tài chính nhưng Người đại diện có đủ cơ sở chứng minh trách nhiệm không thuộc về mình thì có quyền đề nghị cấp thẩm quyền xem xét, quyết định khi tiến hành đánh giá);

Người đại diện không hoàn thành các chủ trương, nghị quyết và sự chỉ đạo của chủ sở hữu;

b) Doanh nghiệp là đơn vị không đạt an toàn theo quy định của Bộ Quốc phòng;

c) Là đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ;

d) Không thực hiện hoặc vi phạm chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quy định, quyết định của Bộ Quốc phòng, bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật theo quy định;

đ) Gây mất đoàn kết, chia rẽ trong nội bộ những Người đại diện phần vốn nhà nước;

e) Vi phạm điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp, không chấp hành hoặc chấp hành không đúng với quyết nghị của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên”.

Xem nội dung VB