Thông tư 123/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 114/2014/TT-BTC hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản, Thông tư 13/2016/TT-BTC sửa đổi Thông tư 114/2014/TT-BTC hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản và Thông tư 117/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản
Số hiệu: 123/2018/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Huỳnh Quang Hải
Ngày ban hành: 17/12/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 08/02/2019 Số công báo: Từ số 159 đến số 160
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng, tiền tệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 123/2018/TT-BTC

Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2018

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 114/2014/TT-BTC NGÀY 20 THÁNG 8 NĂM 2014 HƯỚNG DẪN CẤP BÙ LÃI SUẤT DO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2014/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 7 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN, THÔNG TƯ SỐ 13/2016/TT-BTC NGÀY 20 THÁNG 01 NĂM 2016 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 114/2014/TT-BTC NGÀY 20 THÁNG 8 NĂM 2014 HƯỚNG DẪN CẤP BÙ LÃI SUẤT DO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2014/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 7 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VÀ THÔNG TƯ SỐ 117/2014/TT-BTC NGÀY 21 THÁNG 8 NĂM 2014 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2014/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 7 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản;

Căn cứ Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 07 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản;

Căn cứ Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 07 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 114/2014/TT-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, Thông tư số 13/2016/TT-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 114/2014/TT-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản và Thông tư số 117/2014/TT-BTC ngày 21 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 114/2014/TT-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, như sau:

1. Điều 1 được sửa đổi như sau:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn cấp bù lãi suất cho vay đặt hàng đóng mới, nâng cấp tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản (sau đây gọi tắt là Nghị định số 67/2014/NĐ-CP), Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ”.

2. Khoản 2 Điều 3 được bổ sung, sửa đổi như sau:

“2. Các khoản cho vay được cấp bù lãi suất là các khoản cho vay đúng đối tượng, khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a) Các khoản cho vay trong hạn, không bao gồm các khoản cho vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ không do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

b) Các khoản cho vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

 Nguyên nhân khách quan, bất khả kháng bao gồm:

- Tàu bị thiên tai làm hư hỏng phải sửa chữa; tàu bị nước ngoài bắt, giam giữ;

- Tàu bị tàu khác đâm, va làm hư hỏng phải sửa chữa (không do lỗi của chủ tàu);

- Tàu đóng mới kém chất lượng, bị hư hỏng phải sửa chữa tàu dẫn đến không thể hoạt động khai thác thủy sản do lỗi của bên đóng tàu;

- Chủ tàu bị bệnh tật, bị tai nạn không có khả năng đi biển (trong trường hợp chủ tàu trực tiếp đi biển); chủ tàu chết, mất tích;

- Chuyển đổi chủ tàu theo quy định tại Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.

3. Bổ sung khoản 3 vào Điều 3 như sau:

“3. Các khoản cho vay bị quá hạn một phần dư nợ gốc thì khách hàng không được cấp bù lãi suất đối với phần dư nợ gốc bị quá hạn kể từ thời điểm phát sinh. Phần dư nợ gốc không bị quá hạn theo Hợp đồng tín dụng ký kết giữa ngân hàng và khách hàng thì tiếp tục được hưởng hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ”.

4. Bổ sung khoản 4 vào Điều 3 như sau:

“4. Khoản vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ do tàu đóng mới kém chất lượng, bị hư hỏng phải sửa chữa tàu dẫn đến không thể hoạt động khai thác thủy sản do lỗi của bên đóng tàu sẽ được hỗ trợ lãi suất trong thời gian sửa chữa tàu”.

5. Bổ sung khoản 5 vào Điều 3 như sau:

5. Đối với trường hợp chuyển đổi chủ tàu theo quy định tại Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Trong thời gian làm thủ tục chuyển đổi chủ tàu, trường hợp chủ tàu không trả nợ đúng hạn và được cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì nợ gốc được cơ cấu lại sẽ được hỗ trợ lãi suất nhưng tối đa không quá 06 tháng. Sau khi thực hiện chuyển đổi tàu, chủ tàu mới tiếp tục được hưởng hỗ trợ lãi suất khi nhận bàn giao lại tàu và khoản nợ vay từ chủ tàu cũ nếu khoản vay đáp ứng được điều kiện quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này”.

6. Điểm a khoản 3 Điều 5 được sửa đổi như sau:

“a. Kết thúc năm tài chính, các ngân hàng thương mại xác định số tiền cấp bù chênh lệch lãi suất thực tế trong năm đề nghị ngân sách nhà nước cấp bù, như sau:

- Số tiền lãi thực tế cấp bù cho một khoản giải ngân được tính theo phương pháp tổng các tích số giữa mức lãi suất cấp bù với dư nợ cho vay tương ứng với số ngày dư nợ thực tế, theo công thức sau:

Số tiền lãi thực tế cấp bù cho một khoản giải ngân

=

x

Tổng các tích số giữa số dư nợ (tương ứng với lãi suất cho vay cùng kỳ) với số ngày dư nợ thực tế

365 ngày

Trong đó: Mức chênh lệch lãi suất cấp bù theo quy định tại Điều 4 Thông tư này và được tính theo đơn vị %/năm; n là số ngày dư nợ trong kỳ được cấp bù chênh lệch lãi suất.

- Số tiền lãi thực tế cấp bù cho một khoản cho vay là tổng số tiền lãi thực tế cấp bù cho tất cả các khoản giải ngân của khoản cho vay đó.

- Số tiền được cấp bù lãi suất là tổng số tiền lãi thực tế cấp bù của tất cả các khoản cho vay thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.

7. Điểm b khoản 3 Điều 5 được sửa đổi như sau:

b) Hồ sơ quyết toán cấp bù lãi suất.

- Báo cáo tổng hợp số liệu đề nghị quyết toán cấp bù lãi suất của từng khoản cho vay đã được kiểm toán bởi kiểm toán độc lập hoặc Kiểm toán Nhà nước theo Phụ lục 01/BC đính kèm Thông tư này.

- Công văn đề nghị Bộ Tài chính quyết toán cấp bù lãi suất trong đó số đề nghị quyết toán không vượt quá số liệu đã được cơ quan kiểm toán xác nhận.

- Các tài liệu (bản chính hoặc bản sao do ngân hàng thương mại đóng dấu sao y) bao gồm: hợp đồng tín dụng, khế ước hoặc các giấy tờ tương đương để xác định, chứng minh khách hàng thuộc đối tượng vay vốn đủ điều kiện được cấp bù lãi suất, tình hình thực hiện cho vay, dư nợ, dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, thu nợ; bảng kê tích số để xác định số tiền cấp bù lãi suất; hợp đồng đóng mới, nâng cấp tàu. Các tài liệu này được ngân hàng thương mại lưu trữ tại trụ sở chính của ngân hàng để phục vụ cho công tác thẩm tra quyết toán trong trường hợp cần thiết.

- Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp lệ và chính xác của hồ sơ quyết toán và số liệu đề nghị ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất.

Điều 2. Bãi bỏ khoản 1 Điều 1 Thông tư số 13/2016/TT-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 114/2014/TT-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản và Thông tư số 117/2017/TT-BTC ngày 21 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

Điều 3. Quy định chuyển tiếp

Đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng xảy ra từ thời điểm Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, khoản nợ được hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Thông tư này.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 01 năm 2019.

2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kế hoạch và Đầu tư; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam;
- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam;
- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam;
- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ TCNH.

KT.BỘ TRƯỞNG
 THỨ TRƯỞNG




Huỳnh Quang Hải

 

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4, khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản (sau đây gọi tắt là Nghị định số 67/2014/NĐ-CP).

*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2016/TT-BTC

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 114/2014/TT-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản như sau:

1. Sửa đổi Điều 1 như sau:

“Thông tư này hướng dẫn về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu theo quy định tại điểm b, điểm đ, điểm e khoản 1, khoản 2 Điều 4 và khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 67/2014/NĐ- CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản (sau đây gọi là Nghị định số 67/2014/NĐ-CP); khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định số 89/2015/NĐ-CP)”.*

Xem nội dung VB
Điều 3. Điều kiện được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất

Các ngân hàng thương mại được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:
...
2. Các khoản cho vay được cấp bù lãi suất là các khoản cho vay đúng đối tượng, khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a) Các khoản cho vay trong hạn;

b) Các khoản cho vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng được cơ cấu lại nợ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Nguyên nhân khách quan, bất khả kháng bao gồm: tàu bị thiên tai trên biển; tàu bị nước ngoài bắt giữ sau đó trả lại; bị tàu nước ngoài hoặc tàu hải tặc đâm va.

Xem nội dung VB
Điều 4. Chính sách tín dụng
...
2. Cơ chế xử lý rủi ro:

Các khoản cho vay đóng mới, nâng cấp tàu quy định tại Khoản 1 Điều này bị rủi ro xảy ra do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, thì tùy theo mức độ bị thiệt hại được xử lý theo nguyên tắc sau:

a) Đối với chủ tàu

- Trường hợp thiệt hại nhưng tàu vẫn có thể sửa chữa để hoạt động, chủ tàu được ngân hàng thương mại cơ cấu lại thời hạn trả nợ khoản vay trong thời gian sửa chữa tàu. Công ty bảo hiểm thanh toán toàn bộ chi phí sửa tàu.

- Trường hợp thiệt hại khiến tàu không thể sử dụng khai thác, việc xử lý rủi ro do ngân hàng thương mại cho vay thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

b) Đối với ngân hàng thương mại cho vay.

- Trường hợp thiệt hại nhưng tàu vẫn có thể sửa chữa để hoạt động, ngân hàng thương mại thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trong thời gian sửa chữa tàu.

- Trường hợp thiệt hại khiến tàu không thể tiếp tục sử dụng khai thác, ngân hàng thương mại xử lý nợ theo thứ tự như sau:

+ Tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.

+ Sử dụng khoản dự phòng được trích lập đối với dư nợ cho vay chính con tàu trong chi phí để bù đắp theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp đã xử lý như trên nhưng vẫn chưa thu hồi đủ nợ gốc, ngân hàng thương mại báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý từng trường hợp cụ thể.

*Khoản này được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 17/2018/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều, khoản của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản như sau:
...
3. Bổ sung điểm c vào khoản 2 Điều 4 như sau:

“c) Cho phép thực hiện cơ chế chuyển đổi chủ tàu trong trường hợp chủ tàu không còn khả năng tiếp tục thực hiện dự án đóng mới, nâng cấp tàu hoặc chủ tàu đã hoàn thành đóng mới những không đủ năng lực để hoạt động khai thác hải sản, chủ tàu mới tiếp tục được hưởng hỗ trợ lãi suất khi nhận bàn giao lại tàu và khoản nợ vay từ chủ tàu cũ.”*

Xem nội dung VB
Điều 3. Điều kiện được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất

Các ngân hàng thương mại được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:

1. Thực hiện chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 13/2016/TT-BTC

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 114/2014/TT-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản như sau:
...
3. Sửa đổi khoản 1 Điều 3 như sau:

“1. Thực hiện chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu theo đúng quy định tại điểm b, điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 89/2015/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.*

2. Các khoản cho vay được cấp bù lãi suất là các khoản cho vay đúng đối tượng, khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a) Các khoản cho vay trong hạn;

b) Các khoản cho vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng được cơ cấu lại nợ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Nguyên nhân khách quan, bất khả kháng bao gồm: tàu bị thiên tai trên biển; tàu bị nước ngoài bắt giữ sau đó trả lại; bị tàu nước ngoài hoặc tàu hải tặc đâm va.

Xem nội dung VB
Điều 3. Điều kiện được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất

Các ngân hàng thương mại được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:

1. Thực hiện chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 13/2016/TT-BTC

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 114/2014/TT-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản như sau:
...
3. Sửa đổi khoản 1 Điều 3 như sau:

“1. Thực hiện chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu theo đúng quy định tại điểm b, điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 89/2015/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.*

2. Các khoản cho vay được cấp bù lãi suất là các khoản cho vay đúng đối tượng, khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a) Các khoản cho vay trong hạn;

b) Các khoản cho vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng được cơ cấu lại nợ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Nguyên nhân khách quan, bất khả kháng bao gồm: tàu bị thiên tai trên biển; tàu bị nước ngoài bắt giữ sau đó trả lại; bị tàu nước ngoài hoặc tàu hải tặc đâm va.

Xem nội dung VB
Điều 3. Điều kiện được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất

Các ngân hàng thương mại được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:

1. Thực hiện chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 13/2016/TT-BTC

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 114/2014/TT-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản như sau:
...
3. Sửa đổi khoản 1 Điều 3 như sau:

“1. Thực hiện chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu theo đúng quy định tại điểm b, điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 89/2015/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.*

2. Các khoản cho vay được cấp bù lãi suất là các khoản cho vay đúng đối tượng, khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a) Các khoản cho vay trong hạn;

b) Các khoản cho vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng được cơ cấu lại nợ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Nguyên nhân khách quan, bất khả kháng bao gồm: tàu bị thiên tai trên biển; tàu bị nước ngoài bắt giữ sau đó trả lại; bị tàu nước ngoài hoặc tàu hải tặc đâm va.

Xem nội dung VB
Điều 5. Thủ tục cấp bù lãi suất
...
3. Quyết toán cấp bù lãi suất.

a) Xác định số tiền lãi thực tế trong kỳ đề nghị ngân sách nhà nước cấp bù.

- Số tiền lãi thực tế cấp bù cho một khoản vay được tính theo phương pháp tổng các tích số giữa mức lãi suất cấp bù (chia theo tháng) với dư nợ cho vay tương ứng với số ngày dư nợ thực tế, theo công thức sau:

(Công thức, xem chi tiết tại văn bản)

Trong đó: Mức lãi suất cấp bù theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này và được tính theo đơn vị %/tháng; n là số ngày dư nợ trong kỳ được hỗ trợ lãi suất.

- Số tiền được cấp bù là tổng số tiền lãi thực tế cấp bù của tất cả các khoản cho vay thuộc đối tượng quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Các ngân hàng thương mại sử dụng công thức trên để xác định số tiền cấp bù lãi suất hàng năm đề nghị ngân sách nhà nước cấp bù cho ngân hàng.

Xem nội dung VB
Điều 5. Thủ tục cấp bù lãi suất
...
3. Quyết toán cấp bù lãi suất.
...
b) Hồ sơ quyết toán cấp bù lãi suất.

- Báo cáo tổng hợp số liệu đề nghị quyết toán cấp bù lãi suất của từng khoản cho vay đã được kiểm toán bởi kiểm toán độc lập hoặc Kiểm toán Nhà nước theo Phụ lục 01/BC đính kèm Thông tư này.

- Công văn đề nghị Bộ Tài chính quyết toán cấp bù lãi suất trong đó số đề nghị quyết toán không vượt quá số liệu đã được cơ quan kiểm toán xác nhận.

- Các tài liệu (bản chính hoặc bản sao do ngân hàng thương mại đóng dấu sao y) bao gồm: hợp đồng tín dụng, khế ước hoặc các giấy tờ tương đương để xác định đối tượng khách hàng vay vốn, tình hình thực hiện cho vay, dư nợ, thu nợ; bảng kê tích số để xác định số tiền cấp bù lãi suất; hợp đồng đóng mới, nâng cấp tàu. Các tài liệu này được ngân hàng thương mại lưu trữ tại trụ sở chính của ngân hàng để phục vụ cho công tác thẩm tra quyết toán trong trường hợp cần thiết.

- Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm về tính hợp lệ và chính xác của hồ sơ quyết toán và số liệu đề nghị ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất.

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 114/2014/TT-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2014 hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản như sau:

1. Sửa đổi Điều 1 như sau:

“Thông tư này hướng dẫn về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu theo quy định tại Điểm b, Điểm đ, Điểm e Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 và Khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 67/2014/NĐ- CP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản (sau đây gọi là Nghị định số 67/2014/NĐ-CP); Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định số 89/2015/NĐ-CP)”.

Xem nội dung VB




Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản Ban hành: 07/07/2014 | Cập nhật: 10/07/2014