Thông tư 12/2016/TT-BNNPTNT Quy định tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thú y các cấp
Số hiệu: | 12/2016/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Vũ Văn Tám |
Ngày ban hành: | 02/06/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 10/07/2016 | Số công báo: | Từ số 465 đến số 466 |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, Tổ chức bộ máy nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2016/TT-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 02 tháng 6 năm 2016 |
QUY ĐỊNH TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG THÚ Y CÁC CẤP
Căn cứ Luật thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thú y các cấp.
Thông tư này quy định về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thú y các cấp, bao gồm (Hội đồng thú y trung ương và Hội đồng thú y cấp tỉnh).
Thông tư này áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Hội đồng thú y trung ương và Hội đồng thú y cấp tỉnh.
Điều 3. Thành lập Hội đồng thú y các cấp
1. Hội đồng thú y trung ương được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập.
2. Hội đồng thú y cấp tỉnh được Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập.
3. Hội đồng thú y trung ương và cấp tỉnh có nhiệm kỳ 05 năm.
4. Thành viên Hội đồng thú y được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ tư vấn.
Điều 4. Chức năng của Hội đồng thú y các cấp
1. Hội đồng thú y trung ương có chức năng tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hoạt động thú y thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
2. Hội đồng thú y cấp tỉnh có chức năng tư vấn cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hoạt động thú y thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 5. Thành phần của Hội đồng thú y các cấp
1. Thành phần của Hội đồng thú y trung ương, gồm có:
a) Chủ tịch Hội đồng: Cục trưởng Cục Thú y;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch Hội thú y Việt Nam và Viện trưởng Viện Thú y quốc gia;
c) Các Ủy viên Hội đồng phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp với nội dung tư vấn là đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức sau: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, chăn nuôi, thuỷ sản; các hội, hiệp hội, trường đại học, viện nghiên cứu, các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực thú y, chăn nuôi, thuỷ sản;
d) Thư ký Hội đồng: Là lãnh đạo các phòng chuyên môn thuộc Cục Thú y;
đ) Cơ quan thường trực của Hội đồng là Cục Thú y.
2. Thành phần Hội đồng thú y cấp tỉnh, gồm có:
a) Chủ tịch Hội đồng: Chi cục trưởng Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Đại diện lãnh đạo hội hoặc hiệp hội, trường đại học hoặc viện nghiên cứu về lĩnh vực thú y, chăn nuôi, thuỷ sản;
c) Các Ủy viên Hội đồng phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp với nội dung tư vấn là đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức sau: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, thuỷ sản, các hội, hiệp hội, trường đại học, viện nghiên cứu, các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực thú y, thuỷ sản;
d) Thư ký Hội đồng: Là lãnh đạo các phòng chuyên môn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh;
đ) Cơ quan thường trực của Hội đồng là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thú y các cấp
1. Hội đồng thú y trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Tư vấn hoàn thiện thể chế pháp luật về thú y; đánh giá thực thi pháp luật về thú y;
b) Tư vấn, đề xuất các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật khi dịch bệnh lây lan nhanh trên diện rộng hoặc xuất hiện bệnh động vật mới tại Việt Nam;
c) Tư vấn xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật trên toàn quốc;
d) Tư vấn liên quan đến việc sử dụng thuốc thú y đối với bệnh động vật mới xuất hiện tại Việt Nam;
đ) Tư vấn quản lý các hoạt động hành nghề thú y; xã hội hoá dịch vụ hành nghề thú y trên toàn quốc;
e) Tư vấn ứng dụng khoa học công nghệ mới trong lĩnh vực thú y trên toàn quốc;
g) Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông giao.
2. Hội đồng thú y cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Tư vấn các chủ trương, chính sách, chương trình, đề án, kế hoạch trong hoạt động thú y tại địa phương; đánh giá thực thi pháp luật về thú y tại địa phương;
b) Tư vấn, đề xuất các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật khi dịch bệnh lây lan nhanh trên diện rộng tại địa phương;
c) Tư vấn xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật tại địa phương;
d) Tư vấn liên quan đến việc sử dụng thuốc thú y đối với bệnh động vật mới xuất hiện tại địa phương;
đ) Tư vấn quản lý các hoạt động hành nghề thú y; xã hội hoá dịch vụ hành nghề thú y tại địa phương;
e) Tư vấn ứng dụng khoa học công nghệ mới trong lĩnh vực thú y tại địa phương;
g) Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.
Điều 7. Kinh phí hoạt động của Hội đồng thú y các cấp
1. Cơ quan được giao thường trực của Hội đồng thú y các cấp có trách nhiệm xây dựng dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng thú y trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các nguồn hỗ trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác được sử dụng theo quy định của pháp luật.
1. Hội đồng thú y các cấp làm việc theo chế độ tập thể.
2. Các thành viên Hội đồng thú y các cấp làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
3. Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng được sử dụng con dấu của cơ quan nơi công tác.
4. Chủ tịch Hội đồng quy định chế độ làm việc và nhiệm vụ cụ thể của các thành viên.
5. Hội đồng thú y trung ương có trách nhiệm định kỳ báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6 tháng một lần hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu về kết quả thực hiện hoạt động tư vấn về thú y; báo các cơ quan liên quan khi có yêu cầu.
6. Hội đồng thú y cấp tỉnh có trách nhiệm định kỳ báo cáo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội đồng thú y trung ương 6 tháng một lần hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu về kết quả thực hiện các hoạt động tư vấn về thú y; báo các cơ quan liên quan khi có yêu cầu.
Điều 9. Trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thú y và các thành viên
1. Chủ tịch Hội đồng thú y có trách nhiệm sau đây:
a) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác của Hội đồng thú y, nội dung cần tư vấn;
b) Quyết định việc mời các thành viên và chủ trì cuộc họp của Hội đồng thú y;
c) Phân công trách nhiệm cho các thành viên Hội đồng thú y;
d) Chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Hội đồng thú y và thành viên Hội đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tư vấn.
2. Các thành viên Hội đồng thú y có trách nhiệm sau đây:
a) Triển khai công việc theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng thú y;
b) Bố trí tham gia các hoạt động của Hội đồng thú y;
c) Trình bày ý kiến về các nội dung được đề nghị tư vấn.
3. Cơ quan thường trực Hội đồng thú y có trách nhiệm chuẩn bị tài liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cuộc họp của Hội đồng thú y và được sử dụng bộ máy tổ chức và con dấu của đơn vị mình để thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 7 năm 2016.
2. Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp, xử lý./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG |
Nghị định 199/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành: 26/11/2013 | Cập nhật: 02/12/2013