Thông tư 10/2019/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: | 10/2019/TT-BGDĐT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Nguyễn Hữu Độ |
Ngày ban hành: | 09/08/2019 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giáo dục, đào tạo, Cán bộ, công chức, viên chức, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2019/TT-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2019 |
Căn cứ Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định tiêu chuẩn chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo (sau đây gọi chung là trưởng phòng, phó trưởng phòng) thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
2. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Công chức, viên chức được xem xét bổ nhiệm giữ chức danh quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Các cơ quan, đơn vị, địa phương và cá nhân có liên quan đến việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Tiêu chuẩn chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng quy định tại Thông tư này là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng các chức danh quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này.
2. Công chức, viên chức khi được xem xét bổ nhiệm giữ các chức danh quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh theo Quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 3. Tiêu chuẩn chung của trưởng phòng, phó trưởng phòng
1. Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo và các lĩnh vực liên quan để vận dụng vào công tác lãnh đạo, quản lý ngành giáo dục ở địa phương. Gương mẫu về đạo đức, lối sống, chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước.
2. Có năng lực dự báo, tư duy chiến lược, định hướng phát triển và tổng kết thực tiễn; năng lực quản lý sự thay đổi, năng lực xử lý thông tin và truyền thông trong giáo dục và đào tạo.
3. Có năng lực tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc xây dựng, triển khai các chủ trương, chính sách về giáo dục và đào tạo; năng lực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của phòng giáo dục và đào tạo theo quy định để giải quyết các vấn đề về giáo dục và đào tạo tại địa phương.
4. Có năng lực tập hợp quần chúng, đoàn kết nội bộ, thực hiện dân chủ; xây dựng môi trường làm việc văn hóa, phát huy sức sáng tạo của các thành viên trong cơ quan phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục trực thuộc.
5. Có năng lực phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
6. Tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
7. Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
8. Có thời gian công tác trong ngành giáo dục ít nhất 05 năm.
Điều 4. Tiêu chuẩn chức danh trưởng phòng
1. Đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Có thời gian đảm nhiệm chức vụ phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo hoặc tương đương; hiệu trưởng cơ sở giáo dục hoặc tương đương.
3. Được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chức danh trưởng phòng hoặc tương đương.
Điều 5. Tiêu chuẩn chức danh phó trưởng phòng
1. Đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Có thời gian đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng cơ sở giáo dục hoặc tương đương; công chức ngạch chuyên viên.
3. Được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chức danh phó trưởng phòng hoặc tương đương.
1. Cán bộ, công chức, viên chức khi được xem xét quy hoạch chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo hướng dẫn quy hoạch của Đảng, nhà nước và các tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7 Điều 3 Thông tư này. Cán bộ, công chức, viên chức khi được xem xét bổ nhiệm chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Căn cứ các tiêu chuẩn quy định tại văn bản này, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, phòng giáo dục và đào tạo thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng.
3. Thông tư này không áp dụng đối với nữ từ đủ 50 tuổi trở lên và nam từ đủ 55 tuổi trở lên đang giữ chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng. Đối với trưởng phòng, phó trưởng phòng nữ dưới 50 tuổi hoặc trưởng phòng, phó trưởng phòng nam dưới 55 tuổi chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn thì trong thời gian nhiệm kỳ bổ nhiệm phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 9 năm 2019.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Bộ Giáo dục và Đào tạo và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Nghị định 127/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục Ban hành: 21/09/2018 | Cập nhật: 21/09/2018
Nghị định 69/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành: 25/05/2017 | Cập nhật: 26/05/2017
Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ Ban hành: 01/09/2016 | Cập nhật: 09/09/2016