Thông tư 08/2020/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông kèm theo Thông tư 04/2017/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Thông tư 04/2018/TT-BGDĐT và 03/2019/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: 08/2020/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Hữu Độ
Ngày ban hành: 23/03/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 07/04/2020 Số công báo: Từ số 351 đến số 352
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2020/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2020

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA VÀ XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 04/2017/TT-BGDĐT NGÀY 25 THÁNG 01 NĂM 2017 ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG BỞI THÔNG TƯ SỐ 04/2018/TT-BGDĐT NGÀY 28 THÁNG 02 NĂM 2018 VÀ THÔNG TƯ SỐ 03/2019/TT-BGDĐT NGÀY 18 THÁNG 3 NĂM 2019 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đi, b sung một sđiều ca Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đi, b sung một sđiều của Luật giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định s 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cu t chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định s 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 ca Chính phủ quy định chi tiết và hướng dn thi hành một sđiều của Luật giáo dục; Nghị định s 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ vviệc sửa đi, b sung một sđiều của Nghị định s 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hưng dn thi hành một sđiều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ vviệc sửa đi, b sung một sđiều của Nghị định s 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dn thi hành một sđiều của Luật giáo dục;

Theo đ nghị của Cục trưởng Cục Quản lý cht lượng,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đi, b sung một sđiều của Quy chế thi trung học ph thông quốc gia và xét công nhận tt nghiệp trung học ph thông ban hành kèm theo Thông tư s 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 được sửa đi, bổ sung bởi Thông tư s 04/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018 và Thông tư số 03/2019/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 04/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018 và Thông tư số 03/2019/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, như sau:

1. Đoạn đầu khoản 1 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Giám đốc sở GDĐT ra quyết định thành lập Hội đồng thi và các Ban của Hội đồng thi, gồm: Ban Thư ký, Ban In sao đề thi, Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi, Ban Coi thi, Ban Làm phách, Ban Chấm thi tự luận, Ban phúc Khảo bài thi tự luận.”

2. Điểm a khoản 2 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Cục QLCL hoặc lãnh đạo Vụ Giáo dục Trung học;”

3. Điểm c khoản 2 Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“c) Đề thi phải bảo quản trong hòm, tủ hay két sắt được khóa, niêm phong và bảo vệ 24 giờ/ngày; chìa khóa do Trưởng ban Vận chuyển và bàn giao đề thi giữ; Trưởng ban Vận chuyển và bàn giao đề thi có thể ủy quyền bằng văn bản cho cán bộ phụ trách tổ hoặc nhóm vận chuyển giữ và bàn giao chìa khóa các thùng, hòm chứa đề thi cho các Trưởng Điểm thi.”

4. Khoản 2 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có lực lượng công an trực, bảo vệ 24 giờ/ngày và phải đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ. Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải đảm bảo an toàn, chắc chắn; có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày; có công an trực, bảo vệ 24 giờ/ngày; có 01 (một) cán bộ của trường ĐH, CĐ làm nhiệm vụ tại Điểm thi (Phó Trưởng Điểm thi hoặc thư ký) trực tại phòng trong suốt thời gian đề thi, bài thi được lưu tại Điểm thi; riêng trong các ngày thi, thời gian trực tại phòng của cán bộ của trường ĐH, CĐ được tính kể từ thời điểm kết thúc công việc buổi thi cuối ngày thi trước đến thời điểm bắt đầu công việc buổi thi thứ nhất của ngày thi sau.”

5. Khoản 1 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Việc chấm thi tại mỗi Hội đồng thi được thực hiện tại không quá 02 (hai) khu vực. Khu vực chấm thi phải đảm bảo an ninh, an toàn, có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy và có công an bảo vệ 24 giờ/ngày; nơi chấm thi, chấm kiểm tra bài thi tự luận và nơi bảo quản bài thi tự luận được bố trí gần nhau; bài thi trắc nghiệm được lưu trữ tại phòng xử lý và chấm bài thi trắc nghiệm hoặc được lưu trữ tại phòng chứa bài thi riêng biệt, tùy theo điều kiện thực tế của đơn vị.”

6. Sửa đổi, bổ sung đoạn thứ 3 khoản 1 và bổ sung gạch đầu dòng thứ 4 vào điểm b khoản 2 Điều 26 như sau:

“Bộ GDĐT chỉ đạo thanh tra trực tiếp tất cả các nhiệm vụ của Ban Chấm thi trắc nghiệm theo quy định của Quy chế này.”

“- Cán bộ công an, bảo vệ, y tế, phục vụ.”

7. Điểm a khoản 2 Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Thực hiện chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi của mỗi môn thi tự luận đã được cán bộ chấm thi chấm xong lần chấm thứ nhất hoặc lần chấm thứ hai theo tiến độ chấm thi môn đó và theo chỉ đạo của Trưởng ban Chấm thi; mỗi bài thi chấm kiểm tra được 01 (một) cán bộ chấm kiểm tra theo quy trình chấm lần chấm thứ nhất quy định tại Điều 25 của Quy chế này;”

8. Bổ sung điểm d vào khoản 1 Điều 29 như sau:

“d) Cán bộ công an, bảo vệ, y tế, phục vụ.”

9. Gạch đầu dòng thứ hai và thứ ba điểm b khoản 3 Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“- Tập hợp các bài thi của một môn thi vào một túi hoặc nhiều túi, ghi rõ số bài thi và số tờ của từng bài thi hiện có trong túi; dán kín số phách cũ trên bài thi và đánh phách mới; bàn giao các túi bài thi đã được đánh phách mới cho Ban Phúc khảo bài thi tự luận. Cán bộ đánh phách phải được cách ly tuyệt đối từ khi thực hiện nhiệm vụ đánh phách đến khi hoàn thành việc chấm phúc khảo; việc giao nhận bài thi giữa Ban Thư ký Hội đồng thi và Ban Phúc khảo bài thi tự luận thực hiện theo đúng quy định tại Điều 25 của Quy chế này;

- Trong khi tiến hành các công việc liên quan đến phúc khảo, phải có ít nhất từ hai thành viên của Ban Phúc khảo trở lên và có sự giám sát của cán bộ thanh tra.”

10. Đoạn cuối khoản 3 Điều 49 được sửa đổi bổ sung như sau:

“Thí sinh bị đình chỉ thi phải nộp bài thi, đề thi, giấy nháp cho CBCT và ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định. Thí sinh bị đình chỉ thi chỉ được ra khỏi khu vực thi sau khi hết 2 phần 3 thời gian làm bài thi tự luận và sau khi hết giờ làm bài thi trắc nghiệm. Thí sinh bị đình chỉ thi sẽ bị hủy kết quả toàn bộ các bài thi trong kỳ thi năm đó.”

Điều 2. Thay thế cụm từ “trường cao đẳng có nhóm ngành đào tạo giáo viên” và cụm từ “cao đẳng, trung cấp có nhóm ngành đào tạo giáo viên” bằng cụm từ “trường cao đẳng tuyển sinh ngành Giáo dục Mầm non” tại Điều 1, Điều 6 và Điều 13 của Quy chế này.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành k từ ngày 08 tháng 5 năm 2020.

2. Chánh Văn phòng, Cục trưng Cục Qun lý cht lượng, Th trưng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Cục trưng Cục Nhà trường - Bộ Quc phòng, Cục trưng Cục Đào tạo Bộ Công an; Giám đốc các s giáo dụcđào tạo; Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu; Giám đốc các đại học, học viện; Hiệu trưng các trường đại học; Hiệu trưng các trường cao đẳng tuyn sinh ngành Giáo dục Mm non chịu trách nhiệm thi hành Thông tưy./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ
- Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo TƯ;
- Bộ trưởng;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ Quốc phòng;
- Bộ Công an;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Như Điều 3;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Cục QLCL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hữu Độ

 

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục như sau:
...

13. Bổ sung điểm l vào khoản 3 Điều 33 và sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 33 như sau:

a) Bổ sung điểm l vào khoản 3 Điều 33 như sau:

“l) Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề.”

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 33 như sau:

“6. Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, mức và thủ tục xét cấp học bổng chính sách và miễn giảm học phí. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền quy định cụ thể về ưu tiên trong tuyển sinh; tiêu chuẩn, mức và thủ tục xét cấp học bổng khuyến khích học tập cho người học; việc trao và nhận học bổng, trợ cấp cho người học, tài trợ cho giáo dục của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định về trợ cấp xã hội cho người học.”

*Nội dung này được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 07/2013/NĐ-CP

Điều 1. Sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục như sau:

Sửa đoạn “Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về trợ cấp xã hội cho người học” thành “Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thủ trưởng các Bộ, ngành liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chính sách trợ cấp xã hội cho người học”.*

Xem nội dung VB
Điều 8. Hội đồng thi

1. Giám đốc sở GDĐT ra quyết định thành lập Hội đồng thi và các Ban của Hội đồng thi (bao gồm lãnh đạo các Ban) để thực hiện các công việc của kỳ thi. Các Ban của Hội đồng thi bao gồm: Ban Thư ký; Ban In sao đề thi; Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi; Ban Coi thi; Ban Làm phách; Ban Chấm thi; Ban Phúc khảo; thành viên khác của các Ban do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.

*Cụm từ này bị thay thế bởi Khoản 4 Điều 2 Thông tư 03/2019/TT-BGDĐT

Điều 2.

4. Thay thế cụm từ "Ban Chấm thi" bằng cụm từ "Ban Chấm thi tự luận" tại: khoản 1... Điều 8*

**Cụm từ này bị thay thế bởi Khoản 7 Điều 2 Thông tư 03/2019/TT-BGDĐT

Điều 2.
...
7. Thay thế cụm từ "Ban Phúc khảo" bằng cụm từ "Ban Phúc khảo bài thi tự luận" tại: khoản 1... Điều 8**

a) Thành phần Hội đồng thi

- Chủ tịch: Giám đốc sở GDĐT hoặc Phó Giám đốc được Giám đốc ủy quyền;

- Phó Chủ tịch: Lãnh đạo sở GDĐT, lãnh đạo trường ĐH, CĐ phối hợp. Trường hợp đặc biệt, Phó Chủ tịch có thể là Trưởng các phòng, ban của sở GDĐT;

- Các uỷ viên: Lãnh đạo các phòng, ban thuộc sở GDĐT; lãnh đạo phòng, ban và tương đương của trường ĐH, CĐ phối hợp; trong đó, uỷ viên thường trực là lãnh đạo Phòng Khảo thí của sở GDĐT.

Những người có người thân dự thi tại Hội đồng thi trong năm tổ chức Kỳ thi không được làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng thi và không được tham gia các Ban của Hội đồng thi.

b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi

- Tiếp nhận đề thi gốc từ Ban Chỉ đạo thi quốc gia; tổ chức in sao đề thi, coi thi, bảo quản bài thi, làm phách, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy định của quy chế thi; giải quyết thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan; tổng kết công tác thuộc phạm vi được giao; thực hiện khen thưởng, kỷ luật theo chức năng, quyền hạn và quy định của Quy chế này; thực hiện chế độ báo cáo và chuyển dữ liệu thi về Bộ GDĐT đúng thời hạn quy định;

- Chỉ đạo, xử lý các vấn đề diễn ra tại các Ban của Hội đồng thi theo Quy chế thi;

- Báo cáo, xin ý kiến Ban Chỉ đạo thi quốc gia về tình hình tổ chức thi để xử lý các tình huống vượt thẩm quyền;

- Hội đồng thi sử dụng con dấu của Sở GDĐT.

c) Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng thi

- Phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện quy chế thi;

- Quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác tổ chức thi tại Hội đồng thi được giao phụ trách;

- Chỉ đạo các Ban thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Quy chế thi;

- Báo cáo kịp thời với Ban Chỉ đạo thi quốc gia về công tác tổ chức thi của Hội đồng thi; kiến nghị với Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh các giải pháp đảm bảo cho hoạt động của Hội đồng thi;

- Tổ chức việc tiếp nhận và xử lý thông tin, bằng chứng về vi phạm quy chế thi theo quy định tại Điều 47 Quy chế này.

d) Phó Chủ tịch Hội đồng thi thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng thi phân công và thay mặt Chủ tịch Hội đồng thi giải quyết công việc khi được Chủ tịch Hội đồng thi uỷ quyền.

đ) Các ủy viên Hội đồng thi chấp hành phân công của lãnh đạo Hội đồng thi.

Xem nội dung VB
Điều 17. Hội đồng ra đề thi
...

2. Thành phần Hội đồng ra đề thi

a) Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Cục KTKĐCLGD;

*Cụm từ này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 2 Thông tư 04/2018/TT-BGDĐT

Điều 2.
...
2. Thay cụm từ viết tắt “KTKĐCLGD” bằng cụm từ “QLCL” tại: ... điểm a, ... khoản 2 Điều 17;*

Xem nội dung VB
Điều 18. In sao, vận chuyển và bàn giao đề thi tại Hội đồng thi
...

2. Vận chuyển, bàn giao đề thi
...

c) Đề thi phải bảo quản trong hòm, tủ hay két sắt được khóa, niêm phong và bảo vệ 24 giờ/ngày; chìa khóa do Trưởng ban Vận chuyển và bàn giao đề thi giữ.

Xem nội dung VB
Điều 19. Bảo quản và sử dụng đề thi tại Điểm thi
...

2. Khu vực bảo quản đề thi, bài thi tự luận, Phiếu TLTN có lực lượng công an trực và bảo vệ 24 giờ/ngày; đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ.

*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Thông tư 03/2019/TT-BGDĐT

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 04/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, như sau:
...
8. ... khoản 2 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"...
2. Khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có lực lượng công an trực và bảo vệ 24 giờ/ngày; đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ. Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải đảm bảo an toàn, chắc chắn; có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày; có công an trực, bảo vệ 24 giờ/ngày và 01 cán bộ làm nhiệm vụ tại Điểm thi của trường ĐH, CĐ (Phó Trưởng Điểm thi hoặc thư ký) thường trực đêm tại phòng trong thời gian đề thi, bài thi được lưu tại Điểm thi."*

*Tên Điều này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Thông tư 03/2019/TT-BGDĐT

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 04/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, như sau:
...
8. Tên điều ... Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 19. Bảo quản, sử dụng đề thi và bảo quản bài thi tại Điểm thi*

Xem nội dung VB
Điều 23. Khu vực chấm thi

1. Việc chấm thi tại mỗi Hội đồng thi được thực hiện tại 1 khu vực. Khu vực chấm thi bao gồm nơi chấm thi, nơi chấm kiểm tra, nơi xử lý bài thi trắc nghiệm và nơi bảo quản bài thi được bố trí gần nhau, có lực lượng bảo vệ 24 giờ/ngày, có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy.

Xem nội dung VB
Điều 26. Chấm bài thi trắc nghiệm

1. Tại khu vực chấm thi có 01 Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm do Chủ tịch Hội đồng thi thành lập và chịu sự điều hành trực tiếp của Trưởng ban Chấm thi.

*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 1 Thông tư 03/2019/TT-BGDĐT

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 04/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, như sau:
...
11. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 26. Chấm bài thi trắc nghiệm

1. Bộ GDĐT giao nhiệm vụ cho các trường ĐH, CĐ chủ trì tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm tại các Hội đồng thi.

Trường ĐH, CĐ được Bộ GDĐT giao nhiệm vụ cử người đúng thành phần quy định tại khoản 2 Điều này để thành lập Ban Chấm thi trắc nghiệm. Người có người thân dự thi trong năm tổ chức kỳ thi không tham gia Ban Chấm thi trắc nghiệm tại địa phương nơi người thân dự thi.

Bộ GDĐT thực hiện thanh tra trực tiếp tất cả các nhiệm vụ của Ban Chấm thi trắc nghiệm theo quy định của Quy chế này.

Sở GDĐT địa phương chịu trách nhiệm chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, hệ thống máy tính, máy quét ảnh và các thiết bị phụ trợ đáp ứng các yêu cầu theo hướng dẫn hằng năm của Bộ GDĐT; phối hợp với lực lượng công an, bảo vệ đảm bảo an ninh, an toàn; tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo kinh phí cho chấm thi trắc nghiệm.*

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 04/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, như sau:
...

11. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 26. Chấm bài thi trắc nghiệm
...

2. Ban Chấm thi trắc nghiệm
..

b) Thành phần của Ban Chấm thi trắc nghiệm gồm:

- Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm do lãnh đạo trường ĐH, CĐ đảm nhiệm. Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm điều hành công tác chấm thi trắc nghiệm và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia về thời gian, quy trình và chất lượng chấm thi; có quyền thay đổi hoặc đình chỉ việc chấm thi đối với những thành viên thiếu trách nhiệm, vi phạm quy chế thi hoặc có nhiều sai sót khi thực hiện nhiệm vụ được giao; có trách nhiệm kiểm tra, xác minh khi có bất thường xảy ra theo yêu cầu của Tổ Giám sát.

- Phó Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm do lãnh đạo các phòng, ban thuộc trường ĐH, CĐ đảm nhiệm; trong đó, Phó Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm thường trực do lãnh đạo Phòng có chức năng quản lý công tác Khảo thí và Đảm bảo chất lượng hoặc quản lý Đào tạo đảm nhiệm. Phó Trưởng ban có thể kiêm nhiệm làm trưởng không quá 01 tổ chuyên môn và thực hiện các công việc theo phân công của Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm.

- Các tổ chuyên môn của Ban Chấm thi trắc nghiệm gồm:

+ Tổ Thư ký: Tổ trưởng Tổ Thư ký do một Phó Trưởng ban kiêm nhiệm, các thành viên là cán bộ, giảng viên của trường ĐH, CĐ. Tổ Thư ký có nhiệm vụ giúp Trưởng ban chuẩn bị các văn bản, tài liệu, mẫu biểu, biên bản phục vụ công tác chấm thi trắc nghiệm; giao nhận bài thi từ Hội đồng thi; mở, đóng niêm phong túi bài thi; bảo quản bài thi trong thời gian lưu tại phòng chấm thi trắc nghiệm; giám sát thực hiện quy trình chấm thi và thực hiện các công việc khác theo phân công của Trưởng ban.

+ Tổ Chấm bài thi trắc nghiệm (BTTN): Tổ trưởng Tổ Chấm BTTN là Phó Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm thường trực; các thành viên là cán bộ kỹ thuật của trường ĐH, CĐ và không quá 02 cán bộ kỹ thuật được huy động từ các sở GDĐT không thuộc địa phương có bài thi được chấm (nếu trường ĐH, CĐ chủ trì tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm có yêu cầu). Cán bộ kỹ thuật phải am hiểu sâu về công nghệ thông tin và phần mềm chấm thi trắc nghiệm.

+ Tổ Giám sát, gồm ít nhất 03 người (01 Tổ trưởng và ít nhất 02 thành viên): Tổ trưởng Tổ Giám sát là lãnh đạo phòng/ban hoặc cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra nội bộ của trường ĐH, CĐ; các thành viên Tổ Giám sát là viên chức của trường ĐH, CĐ.

Tổ Giám sát làm việc độc lập với các tổ chuyên môn khác. Tổ Giám sát có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ quy trình chấm bài thi trắc nghiệm, quy trình bảo quản bài thi tại Phòng chấm thi trắc nghiệm theo quy định. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu thấy có bất thường, Tổ Giám sát phải báo cáo Trưởng ban để tạm dừng quá trình chấm thi, đề nghị Trưởng ban kiểm tra, xác minh và xử lý trước khi tiếp tục.

Xem nội dung VB
Điều 27. Chấm kiểm tra
...

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ Chấm kiểm tra

a) Thực hiện chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi đã chấm của mỗi môn thi tự luận, theo tiến độ chấm môn thi đó; việc chấm kiểm tra thực hiện theo quy trình tại Điều 25 Quy chế này;

Xem nội dung VB
Điều 29. Ban Phúc khảo

1. Thành phần Ban Phúc khảo bài thi (nếu có) gồm:

a) Trưởng ban: do Lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm. Trong cùng một kỳ thi, người làm Trưởng ban Phúc khảo không đồng thời làm Trưởng ban Chấm thi hoặc Tổ trưởng Chấm kiểm tra;

b) Phó Trưởng ban: Lãnh đạo sở GDĐT hoặc lãnh đạo các phòng chuyên môn của sở GDĐT hoặc lãnh đạo các trường phổ thông; trong đó, Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo sở GDĐT hoặc lãnh đạo Phòng Khảo thí của sở GDĐT;

c) Các uỷ viên: Cán bộ, giáo viên có chuyên môn tốt, đang giảng dạy đúng môn được phân công chấm.

Những giáo viên đang trong thời kỳ tập sự, thành viên Ban Thư ký Hội đồng thi không được tham gia chấm phúc khảo. Người đã chấm bài thi tại Ban Chấm thi thì không được chấm phúc khảo bài thi đó của Ban Phúc khảo.

*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Thông tư 03/2019/TT-BGDĐT

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 04/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, như sau:
...
12. Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 29. Ban Phúc khảo

1. Sở GDĐT thành lập Ban Phúc khảo bài thi tự luận (BTTL). Thành phần Ban Phúc khảo BTTL gồm:

a) Trưởng ban phúc khảo BTTL: do Lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm. Trong cùng một kỳ thi, người làm Trưởng ban Phúc khảo BTTL không đồng thời làm Trưởng ban Chấm thi tự luận hoặc Tổ trưởng Chấm kiểm tra;

b) Phó Trưởng ban Phúc khảo BTTL: Lãnh đạo sở GDĐT hoặc lãnh đạo các phòng chuyên môn của sở GDĐT hoặc lãnh đạo các trường phổ thông; trong đó, Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo sở GDĐT hoặc lãnh đạo Phòng Khảo thí của sở GDĐT;

c) Các ủy viên: Cán bộ, giáo viên có chuyên môn tốt, đang giảng dạy đúng môn thi tự luận được phân công chấm.

Giáo viên đang trong thời kỳ tập sự, thành viên Ban Thư ký Hội đồng thi không được tham gia chấm phúc khảo. Người đã chấm bài thi nào tại Ban Chấm thi tự luận thì không được chấm phúc khảo bài thi đó của Ban Phúc khảo BTTL.

Ban Phúc khảo BTTL có nhiệm vụ: Kiểm tra các sai sót như cộng sai điểm, ghi nhầm điểm bài thi; chấm lại các bài thi theo đề nghị của thí sinh; trình Chủ tịch Hội đồng thi quyết định điểm bài thi sau khi đã chấm phúc khảo.*

Xem nội dung VB
Điều 30. Phúc khảo bài thi
...

3. Trình tự phúc khảo bài thi:

*Cụm từ này bị thay thế bởi Khoản 8 Điều 2 Thông tư 03/2019/TT-BGDĐT

Điều 2.
...
8. Thay thế cụm từ "phúc khảo bài thi" bằng cụm từ "phúc khảo bài thi tự luận" tại tiêu đề khoản 3 Điều 30.*
...

b) Trước khi bàn giao bài thi cho Ban Phúc khảo, Ban Thư ký Hội đồng thi tiến hành các việc sau đây:

*Cụm từ này bị thay thế bởi Khoản 7 Điều 2 Thông tư 03/2019/TT-BGDĐT

Điều 2.
...
7. Thay thế cụm từ "Ban Phúc khảo" bằng cụm từ "Ban Phúc khảo bài thi tự luận" tại: ... tiêu đề điểm b... khoản 3 Điều 30.*

- Tra cứu để từ số báo danh, tìm ra số phách bài thi. Rút bài thi, đối chiếu với Phiếu thu bài để kiểm tra, đối chiếu số tờ giấy thi;

- Tập hợp các bài thi của một môn thi vào một túi hoặc nhiều túi, ghi rõ số bài thi và số tờ của từng bài thi hiện có trong túi và bàn giao cho Ban Phúc khảo. Việc giao nhận bài thi giữa Ban Thư ký Hội đồng thi và Ban Phúc khảo thực hiện theo đúng các quy định tại Điều 25 Quy chế này;

*Cụm từ này bị thay thế bởi Khoản 7 Điều 2 Thông tư 03/2019/TT-BGDĐT

Điều 2.
...
7. Thay thế cụm từ "Ban Phúc khảo" bằng cụm từ "Ban Phúc khảo bài thi tự luận" tại: ... gạch đầu dòng thứ hai điểm b khoản 3 Điều 30.*

- Trong khi tiến hành các công việc liên quan đến phúc khảo phải có ít nhất từ hai người trở lên. Tuyệt đối giữ bí mật về quan hệ giữa số báo danh với số phách và không được ghép đầu phách.

*Nội dung này được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Thông tư 03/2019/TT-BGDĐT

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 04/2018/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, như sau:
...
13. Gạch đầu dòng thứ ba điểm b khoản 3 ... Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"3. Trình tự phúc khảo bài thi:

- Trong khi tiến hành các công việc liên quan đến phúc khảo phải có ít nhất từ hai người trở lên và có sự giám sát của cán bộ thanh tra. Tuyệt đối giữ bí mật về quan hệ giữa số báo danh và thông tin cá nhân của thí sinh với số phách."*

Xem nội dung VB
Điều 49. Xử lý thí sinh vi phạm quy chế thi

Mọi vi phạm quy chế thi đều bị lập biên bản, xử lý kỷ luật và thông báo cho thí sinh.
...

3. Đình chỉ thi đối với các thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau đây:

a) Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo;

b) Mang vật dụng trái phép theo quy định tại Điều 14 Quy chế này vào phòng thi;

c) Đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi.

d) Viết, vẽ vào tờ giấy làm bài thi của mình những nội dung không liên quan đến bài thi;

đ) Có hành động gây gổ, đe dọa cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe dọa thí sinh khác.

CBCT trong phòng thi lập biên bản, thu tang vật (nếu có) và báo cáo Trưởng Điểm thi quyết định hình thức đình chỉ thi. Nếu Trưởng Điểm thi không nhất trí thì báo cáo Trưởng ban Coi thi quyết định.

Thí sinh bị đình chỉ thi phải nộp bài thi, đề thi, giấy nháp cho CBCT và ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định. Thí sinh bị đình chỉ thi chỉ được ra khỏi khu vực thi sau khi hết 2 phần 3 thời gian làm bài thi tự luận và sau khi hết giờ làm bài thi trắc nghiệm.

Xem nội dung VB




Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục Ban hành: 02/08/2006 | Cập nhật: 12/08/2006