Thông tư 02/2019/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên chính quy kèm theo Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT; đã được sửa đổi tại Thông tư 07/2018/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: 02/2019/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Lê Hải An
Ngày ban hành: 28/02/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 27/03/2019 Số công báo: Từ số 363 đến số 364
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2019/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2019

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY; TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NHÓM NGÀNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN HỆ CHÍNH QUY BAN HÀNH KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 05/2017/TT-BGDĐT NGÀY 25 THÁNG 01 NĂM 2017; ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI BỔ SUNG TẠI THÔNG TƯ SỐ 07/2018/TT-BGDĐT NGÀY 01 THÁNG 3 NĂM 2018 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cNghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học;

Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghnghiệp;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017; đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 07/2018/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017; đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 07/2018/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:

1. Điểm c khoản 1 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"c) Các trường có thủ tục sơ tuyển; các trường tổ chức thi đánh giá năng lực chuyên biệt hoặc có môn thi năng khiếu kết hợp với sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia (sau đây gọi chung là các trường đặc thù): xác định và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường và một số phương tiện thông tin đại chúng về thời gian, hồ sơ đăng ký sơ tuyển; thủ tục, điều kiện đạt yêu cầu sơ tuyển; phương thức tổ chức thi, phương thức xét tuyển và đề thi minh họa đối với các trường tổ chức thi đánh giá năng lực chuyên biệt; thực hiện quy trình xét tuyển quy định tại khoản 5 Điều 13 của Quy chế này."

2. Khoản 3 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"3. Các trường sử dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh cho một ngành hoặc nhóm ngành (sau đây gọi chung là ngành) phải xác định và công bố công khai chỉ tiêu cho từng phương thức tuyển sinh; thực hiện các quyền và nhiệm vụ tương ứng với từng phương thức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

Đối với các ngành đào tạo giáo viên, các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học, Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kthuật phục hồi chức năng nếu trường sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp giữa điểm thi THPT quốc gia và kết quả học tập THPT hoặc kết hợp giữa điểm của trường tổ chức sơ tuyển hoặc thi tuyển với điểm thi THPT quốc gia và/hoặc kết quả học tập THPT thì ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ca điểm thi THPT quốc gia, điểm kết quả học tập THPT phải tương đương với các ngưỡng theo quy định của quy chế này. Cụ thể:

- Điểm trung bình cộng xét tuyển sử dụng điểm thi THPT quốc gia của trường tối thiểu bằng điểm trung bình cộng theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GDĐT quy định.

- Điểm trung bình cộng xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT trình độ đại học: Đối với các ngành đào tạo giáo viên và các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học tối thiểu là 8,0 trở lên.

Riêng các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất, Huấn luyện thể thao, Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kthuật xét nghiệm y học, Kthuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng tối thiểu là 6,5 trở lên;

Các ngành Giáo dục Thể chất và Huấn luyện thể thao, điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT đối với các đối tượng là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã từng đạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia, quốc tế, tối thiểu là 5,0 trở lên.

- Điểm trung bình cộng xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT trình độ cao đẳng, trung cấp các ngành đào tạo giáo viên tối thiểu là 6,5 trở lên.

Riêng các ngành Sư phạm Âm nhạc và Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất, Huấn luyện thể thao, Sư phạm Thể dục thể thao tối thiểu là 5,0 trở lên.”

3. Điểm a khoản 1 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"a) Cung cấp đầy đủ các thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng: cơ sở vật chất (phòng học, phòng thực hành/thí nghiệm và các trang thiết bị chính yếu, học liệu), đội ngũ giảng viên, quy mô đào tạo, tỷ lệ sinh viên chính quy có việc làm trong một năm kể từ khi tốt nghiệp của 2 năm gần nhất so với năm tuyển sinh theo khối ngành (Phụ lục kèm theo)."

4. Gạch đầu dòng thứ 5, điểm b khoản 4 Điều 7 được sa đổi, bổ sung như sau:

"- Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân được cử đi dự thi, nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn; nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại các khu vực có mức ưu tiên khác nhau thì hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn; nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ.";

5. Khoản 1 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"1. Căn cứ kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GDĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các ngành sau để các trường xây dựng phương án xét tuyển:

a) Các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên ở các trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp;

b) Các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học, Điều dưng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghim y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng đào tạo trình độ đại học."

6. Điểm a, khoản 3 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"a) Trước khi thí sinh làm thủ tục ĐKXT, các trường công bố các thông tin cần thiết lên trang thông tin điện tử của trường để thí sinh ĐKXT: mã strường, mã sngành, chỉ tiêu tuyển sinh của ngành, tổ hợp xét tuyển, quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp, các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển và các quy định khác không trái với quy định của Quy chế này; nhập đầy đủ các thông tin về tuyển sinh của trường lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT trong thời hạn quy định. Riêng ngưỡng điểm nhận ĐKXT có thể quy định sau khi có kết quả thi THPT quốc gia và phù hợp với ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Quy chế này; thực hiện quy trình xét tuyển theo quy định tại khoản 5 điều này.”

7. Điểm e khoản 5 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"e) Các trường tiếp nhận và lưu bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi, tổng hợp kết quả thí sinh xác nhận nhập học, cập nhật lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT và quyết định dừng xét tuyển hay tiếp tục xét tuyển bổ sung."

8. Khoản 3 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"3. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT để vào ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên; các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học, Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng như sau:

a) Đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên:

- Trình độ đại học xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi. Riêng các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mthuật, Giáo dục Thể chất, Huấn luyện thể thao xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại tkhá trở lên; ngành Giáo dục Thể chất và Huấn luyện thể thao xét tuyển các đối tượng là vận động viên cấp 1, kiện tướng, vận động viên đã tng đạt huy chương tại Hội khỏe Phù Đổng, các giải trẻ quốc gia và quốc tế hoặc giải vô địch quốc gia và quốc tế có học lực lớp 12 xếp loại từ trung bình trở lên.

- Trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên. Riêng các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mthuật, Giáo dục Thể chất và Huấn luyện thể thao, Sư phạm Thể dục thể thao xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại từ trung bình trở lên.

b) Đối với các ngành Y khoa, Y học ctruyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học, Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng trình độ đại học: xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi vào các ngành: Y khoa, Y học cổ truyền, Răng - Hàm - Mặt, Dược học; xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên vào các ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưng, Kthuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình nh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng."

9. Bổ sung điểm d khoản 1 Điều 19 như sau:

"d) Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trong thời hạn quy định của trường. Quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được hiểu là từ chi nhập học và trường được xét tuyển thí sinh khác; thí sinh xác nhận nhập học thông qua việc nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi vào một trường và không được tham gia xét tuyển ở các trường khác."

Điều 2. Bỏ cụm từ "Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến" tại điểm a khoản 2 Điều 7; thay thế cụm từ "thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ "bằng" thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ" tại điểm i khoản 2 Điều 7; thay thế cụm từ "Ủy ban TDTT" bằng "Tổng cục TDTT" tại điểm b khoản 3 Điều 7; thay thế cụm từ "các thôn, xã khó khăn, đặc biệt khó khăn" bằng cụm từ "các thôn, xã đặc biệt khó khăn" tại gạch đầu dòng thứ 4 điểm b khoản 4 Điều 7;

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 04 năm 2019.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc sở giáo dục, khoa học và công nghệ; Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học; Hiệu trưởng trường cao đẳng, Hiệu trưởng trường trung cấp tuyển sinh nhóm ngành đào tạo giáo viên chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo TƯ;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục KTVBQPPL (B
Tư pháp);
- Công báo;
- Như Điều 4;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDĐH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Hải An

 

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2019/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

(Cơ quan chủ quản)………
Trường:…………………….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

ĐỀ ÁN TUYỂN SINH NĂM...

1. Thông tin chung (tính đến thời điểm xây dựng Đề án)

1.1. Tên trường, sứ mệnh, địa chỉ các trụ sở (trụ sở chính và phân hiệu) và địa chỉ trang thông tin điện tcủa trường

1.2. Quy mô đào tạo

Khối ngành/ Nhóm ngành*

Quy mô hiện tại

NCS

Học viên CH

ĐH

CĐSP

TCSP

GD chính quy

GDTX

GD chính quy

GDTX

GD chính quy

GDTX

Khối ngành/ Nhóm ngành I *

- Ngành 1

- Ngành 2

……

 

 

 

 

 

 

 

 

Khối ngành II

 

 

 

 

 

 

 

 

Khối ngành III

 

 

 

 

 

 

 

 

Khối ngành IV

 

 

 

 

 

 

 

 

Khối ngành V

 

 

 

 

 

 

 

 

Khối ngành VI

 

 

 

 

 

 

 

 

Khối ngành VII

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng (ghi rõ cả số NCS, học viên cao học, SV ĐH, CĐSP, TCSP)

 

 

 

 

 

 

 

 

Khối ngành/Nhóm ngành I *: Nhóm ngành đào tạo giáo viên, kê khai theo ngành

1.3. Thông tin về tuyển sinh chính quy của 2 năm gần nhất

1.3.1. Phương thức tuyển sinh của 2 năm gần nhất (thi tuyn, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển)

1.3.2. Điểm trúng tuyển của 2 năm gần nhất (nếu lấy từ kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia)

Khối ngành/ Ngành/ Nhóm ngành/tổ hợp xét tuyển

Năm tuyển sinh -2

Năm tuyển sinh -1

Chỉ tiêu

Strúng tuyển

Điểm trúng tuyển

Chỉ tiêu

Số trúng tuyển

Điểm trúng tuyển

Khối ngành/ Nhóm ngành I*

- Ngành 1

Tổ hợp 1:

Tổ hợp 2:

Tổ hợp 3:

………

- Ngành 2

- Ngành 3

- Ngành 4

………

 

 

 

 

 

 

Khối ngành II

 

 

 

 

 

 

Khối ngành III

 

 

 

 

 

 

Khối ngành IV

 

 

 

 

 

 

Khối ngành V

 

 

 

 

 

 

Khối ngành VI

 

 

 

 

 

 

Khối ngành VII

 

 

 

 

 

 

Tng

 

 

 

 

 

 

- Khối ngành/ Nhóm ngành I*: Kê khai theo ngành

- Nếu tuyển sinh năm 2019 thì “Năm tuyển sinh -2: là năm tuyển sinh 2017; “Năm tuyển sinh -1”: là năm tuyển sinh 2018

2. Các thông tin của năm tuyn sinh

2.1. Đối tượng tuyn sinh

2.2. Phạm vi tuyển sinh

2.3. Phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển)

2.4. Chỉ tiêu tuyển sinh: Chỉ tiêu theo Ngành/Nhóm ngành/Khối ngành, theo từng phương thức tuyển sinh và trình độ đào tạo

2.5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT

2.6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường: mã số trường, mã số ngành, tổ hợp xét tuyển và quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp: các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển...

2.7. Tổ chức tuyển sinh: Thời gian; hình thức nhận hồ sơ ĐKXT/thi tuyển; các điều kiện xét tuyển/thi tuyển, tổ hợp môn thi/bài thi đối với từng ngành đào tạo...

2.8. Chính sách ưu tiên: Xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển;...

2.9. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển...

2.9. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển...

2.10. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí ti đa cho từng năm (nếu có)

2.11. Các nội dung khác (không trái quy định hiện hành)....

3. Thời gian dự kiến tuyển sinh các đt bổ sung trong năm

3.1. Tuyển sinh bổ sung đợt 1:

3.2. Tuyển sinh bổ sung đợt 2:

3.3. Tuyển sinh bổ sung đợt 3:

………

4. Thông tin về các điều kiện đảm bảo chất lượng

4.1. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu:

4.1.1. Thống kê diện tích đất, diện tích sàn xây dựng, ký túc xá:

- Tổng diện tích đất của trường;

- Diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ đào tạo thuộc sở hữu của trường tính trên một sinh viên chính quy (Hội trường, giảng đường, phòng học các loại, phòng đa năng, phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên cơ hu, thư viện, trung tâm học liệu, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập, luyện tập)

- Số chỗ ở ký túc xá sinh viên (nếu có).

4.1.2. Thống kê các phòng thực hành, phòng thí nghiệm và các trang thiết bị

TT

Tên

Danh mục trang thiết bị chính

1.

Phòng thực hành ...

- Tên thiết bị 1:

- Tên thiết bị 2:

- …………………

2.

Phòng thí nghiệm...

- Tên thiết bị 1:

- Tên thiết bị 2;

- …………………

………

 

4.1.3. Thống kê phòng học

TT

Loại phòng

Slượng

1.

Hội trường, phòng học lớn trên 200 chỗ

 

2.

Phòng học từ 100 - 200 chỗ

 

3.

Phòng học từ 50 - 100 chỗ

 

4.

Sphòng học dưới 50 chỗ

 

...

Sphòng học đa phương tiện

 

4.1.4. Thống kê về học liệu (giáo trình, học liệu, tài liệu, sách tham khảo...sách, tạp chí, kcả e-book, cơ sở dữ liệu điện tử) trong thư viện

TT

Khối ngành đào tạo/Nhóm ngành

Số lượng

1.

Khối ngành/Nhóm ngành I

 

2.

Khối ngành II

 

3.

Khối ngành III

 

4.

Khối ngành IV

 

5.

Khối ngành V

 

6.

Khối ngành VI

 

7

Khối ngành VII

 

4.2. Danh sách giảng viên cơ hữu

Khối ngành/ Nhóm ngành

GS.TS/ GS.TSKH

PGS.TS/ PGS.TSKH

TS

ThS

ĐH

Khối ngành/ Nhóm ngành I

 

 

 

 

 

 

Ngành 1...

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Văn A

X

 

 

 

 

 

Lê Văn B

 

X

 

 

 

 

Hoàng Văn C

 

 

 

X

 

 

Ngành 2...

 

 

 

 

 

 

…………

 

 

 

 

 

 

Tổng của khối ngành/Nhóm ngành

 

 

 

 

 

 

Khối ngành II

 

 

 

 

 

 

…………

 

 

 

 

 

 

Tổng của khối ngành

 

 

 

 

 

 

Khối ngành III

 

 

 

 

 

 

…………

 

 

 

 

 

 

Tổng của khối ngành

 

 

 

 

 

 

Khối ngành IV

 

 

 

 

 

 

…………

 

 

 

 

 

 

Tổng của khối ngành

 

 

 

 

 

 

Khối ngành V

 

 

 

 

 

 

…………

 

 

 

 

 

 

Tổng của khối ngành

 

 

 

 

 

 

Khối ngành VI

 

 

 

 

 

 

………..

 

 

 

 

 

 

Tổng của khối ngành

 

 

 

 

 

 

Khối ngành VII

 

 

 

 

 

 

………..

 

 

 

 

 

 

Tng của khối ngành

 

 

 

 

 

 

GV các môn chung

 

 

 

 

 

 

………..

 

 

 

 

 

 

Tổng số giảng viên toàn trường

 

 

 

 

 

 

4.3. Danh sách giảng viên thnh giảng

Khối ngành/ Nhóm ngành

GS.TS/ GS.TSKH

PGS.TS/ PGS.TSKH

TS

ThS

ĐH

Khối ngành/ Nhóm ngành 1

 

 

 

 

 

 

Ngành 1...

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Văn D

 

X

 

 

 

 

Lê Văn E

 

 

X

 

 

 

Hoàng Văn F

X

 

 

 

 

 

Ngành 2...

 

 

 

 

 

 

………..

 

 

 

 

 

 

Tng của khi ngành/nhóm ngành I

 

 

 

 

 

 

Khối ngành II

 

 

 

 

 

 

………..

 

 

 

 

 

 

Tổng của khối ngành

 

 

 

 

 

 

Khối ngành III

 

 

 

 

 

 

………..

 

 

 

 

 

 

Tổng của khối ngành

 

 

 

 

 

 

Khối ngành IV

 

 

 

 

 

 

………..

 

 

 

 

 

 

Tổng của khối ngành

 

 

 

 

 

 

Khối ngành V

 

 

 

 

 

 

………..

 

 

 

 

 

 

Tổng của khối ngành

 

 

 

 

 

 

Khối ngành VI

 

 

 

 

 

 

………..

 

 

 

 

 

 

Tổng của khối ngành

 

 

 

 

 

 

Khối ngành VII

 

 

 

 

 

 

………..

 

 

 

 

 

 

Tổng của khối ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………..

 

 

 

 

 

 

Tổng số giảng viên toàn trường

 

 

 

 

 

 

5. Tình hình việc làm (thống kê cho 2 khóa tốt nghiệp gần nhất)

Nhóm ngành

Chỉ tiêu Tuyển sinh

Số SV/HS trúng tuyển nhập học

Số SV/HS tốt nghiệp

Trong đó số SV/HS tốt nghiệp đã có việc làm trong 1 năm kể từ khi tốt nghiệp

ĐH

CĐSP

TCSP

ĐH

CĐSP

TCSP

ĐH

CĐSP

TCSP

ĐH

CĐSP

TCSP

Khối ngành/Nhóm ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khi ngành II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khối ngành III

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khối ngành IV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khối ngành V

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khối ngành VI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khối ngành VII

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Tài chính

- Tổng nguồn thu hợp pháp/năm của trường;

- Tổng chi phí đào tạo trung bình 1 sinh viên/năm của năm liền trước năm tuyển sinh.

 

Cán bộ kê khai
(Ghi rõ họ tên, số điện thoại liên hệ, địa ch Email)

Ngày……tháng  năm 201
HIỆU TRƯỞNG

 

Điều 2. Tổ chức tuyển sinh

1. Các trường có sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để sơ tuyển, xét tuyển thực hiện các quyền và nhiệm vụ sau:
...
c) Các trường có thủ tục sơ tuyển; các trường tổ chức thi đánh giá năng lực chuyên biệt hoặc có môn thi năng khiếu kết hợp với sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia (sau đây gọi chung là các trường đặc thù): xác định và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng khác về thời gian, hồ sơ đăng ký sơ tuyển; thủ tục, điều kiện đạt yêu cầu sơ tuyển; phương thức tổ chức thi, đề thi minh họa đối với các trường tổ chức thi đánh giá năng lực chuyên biệt và phương thức xét tuyển.

Xem nội dung VB
Điều 2. Tổ chức tuyển sinh
...
3. Các trường sử dụng đồng thời nhiều phương thức tuyển sinh cho một ngành hoặc nhóm ngành (sau đây gọi chung là ngành) phải xác định và công bố công khai chỉ tiêu cho từng phương thức tuyển sinh; thực hiện các quyền và nhiệm vụ tương ứng với từng phương thức quy định tại các khoản 1, 2 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 3. Đề án tuyển sinh

1. Đề án tuyển sinh của trường phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Cung cấp đầy đủ các thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng: cơ sở vật chất (phòng học, phòng thực hành/thí nghiệm và các trang thiết bị chính yếu, học liệu), đội ngũ giảng viên, quy mô đào tạo cùng một số thông tin quan trọng khác trong Phụ lục kèm theo Quy chế này.

Bộ GDĐT tổ chức thẩm định độc lập việc kê khai thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường. Nếu phát hiện trường hợp kê khai thông tin không đúng với điều kiện thực tế thì Bộ GDĐT sẽ quyết định dừng tuyển sinh đối với ngành/nhóm ngành liên quan, đồng thời trường và cá nhân sai phạm sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 25 của Quy chế này;

Từ năm 2018 trở đi, ngoài các thông tin nêu trên, các trường phải công bố thêm: tổng chi phí để đào tạo 1 sinh viên/năm, tỷ lệ sinh viên chính quy có việc làm sau 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp của 2 khóa gần nhất so với năm tuyển sinh (theo nhóm ngành).

Những trường không công khai đầy đủ các thông tin theo quy định này thì không được thông báo tuyển sinh.

*Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 07/2018/TT-BGDĐT

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung tên và một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
...
3. Điểm a khoản 1 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Cung cấp đầy đủ các thông tin về điều kiện đảm bảo chất lượng: cơ sở vật chất (phòng học, phòng thực hành/thí nghiệm và các trang thiết bị chính yếu, học liệu), đội ngũ giảng viên, quy mô đào tạo, tỷ lệ sinh viên chính quy có việc làm sau 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp của 2 năm gần nhất so với năm tuyển sinh theo khối ngành (Phụ lục kèm theo).

Trong trường hợp thay đổi nội dung đề án, trường phải công bố, công khai trước ít nhất 10 ngày tính đến ngày đầu tiên thí sinh điều chỉnh nguyện vọng và có trách nhiệm thông báo tới thí sinh có liên quan về việc thay đổi nội dung đề án của trường.

Các trường không công khai đầy đủ các thông tin theo quy định này thì không được thông báo tuyển sinh, trường hợp kê khai thông tin không đúng với điều kiện thực tế thì bị xử lý vi phạm theo quy định tại Điều 25 của Quy chế này.”
...
Phụ lục ĐỀ ÁN TUYỂN SINH NĂM ...

(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)*

Xem nội dung VB
Điều 7. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
...
4. Chính sách ưu tiên theo khu vực
...
b) Các trường hợp sau đây được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú:

- Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú;

- Học sinh các trường, lớp dự bị ĐH;

- Học sinh các lớp tạo nguồn được mở theo quyết định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc UBND cấp tỉnh;

- Học sinh có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học THPT (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã có ít nhất một trong các xã thuộc diện nói trên;

*Nội dung này được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Thông tư 07/2018/TT-BGDĐT

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung tên và một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
...
6. Gạch đầu dòng thứ 4 điểm b khoản 4 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“- Học sinh có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Thủ tướng Chính phủ; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135; các thôn, xã khó khăn, đặc biệt khó khăn tại các địa bàn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học THPT (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có ít nhất một trong các xã thuộc diện nói trên;”*

- Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân được cử đi dự thi, nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn; nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ.

Xem nội dung VB
Điều 12. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

1. Năm 2017, Bộ GDĐT quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào như sau:

a) Căn cứ kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GDĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH để các trường xây dựng phương án xét tuyển.

b) Các trường ĐH đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ được xét tuyển những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp trung học tại các tỉnh thuộc khu vực này với kết quả thi (tổng điểm 3 bài thi/môn thi của tổ hợp dùng để xét tuyển) thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào 1,0 điểm (theo thang điểm 10) và phải học bổ sung kiến thức một học kỳ trước khi vào học chính thức.

Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường quy định.

*Điều này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 1 Thông tư 07/2018/TT-BGDĐT

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung tên và một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
...
8. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 12. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

1. Đối với ngành đào tạo thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên ở các trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp: Căn cứ kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GDĐT xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để các trường xây dựng phương án xét tuyển.*

Xem nội dung VB
Điều 13. Tổ chức xét tuyển
...
3. Nhiệm vụ của các trường:

a) Trước khi thí sinh làm thủ tục ĐKXT, các trường công bố các thông tin cần thiết lên trang thông tin điện tử của trường để thí sinh ĐKXT: mã số trường, mã số ngành, chỉ tiêu tuyển sinh của ngành, tổ hợp xét tuyển, quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp, các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển và các quy định khác không trái với quy định của Quy chế này; nhập đầy đủ các thông tin về tuyển sinh của trường lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT trong thời hạn quy định. Riêng điểm nhận ĐKXT có thể quy định sau khi có kết quả thi THPT quốc gia và phù hợp với ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Quy chế này;

Xem nội dung VB
Điều 13. Tổ chức xét tuyển
...
5. Xét tuyển đợt 1
...
e) Các trường tổng hợp kết quả thí sinh xác nhận nhập học, cập nhật lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT và quyết định dừng xét tuyển hay tiếp tục xét tuyển bổ sung.

Xem nội dung VB
Điều 17. Yêu cầu về đảm bảo chất lượng đầu vào đối với trường không sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia
...
3. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2017 được thực hiện như sau:

a) Đối với trường sử dụng phương án xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT, điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp các môn dùng để xét tuyển hoặc điểm trung bình chung của các môn học dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6,0 đối với trình độ ĐH (theo thang điểm 10).

b) Trường ĐH đóng tại các tỉnh biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể xét tuyển các thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp THPT tại các tỉnh, địa phương này ở mức thấp hơn 0,5 điểm so với mức quy định tại điểm a khoản này. Những học sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 học kỳ trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường quy định.

*Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 1 Thông tư 07/2018/TT-BGDĐT

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung tên và một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
...
11. Khoản 3 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT để vào ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên như sau:

a) Đối với trình độ ĐH xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại giỏi. Riêng các ngành sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên.

b) Đối với trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên. Riêng các ngành sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất (ngành cao đẳng), Sư phạm Thể dục thể thao (ngành trung cấp) xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại trung bình trở lên.*

Xem nội dung VB
Điều 19. Tổ chức xét tuyển của các trường không sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia

1. Việc xét tuyển được thực hiện theo đề án tuyển sinh của trường. Các trường có thể lựa chọn các phương thức tuyển sinh:

a) Sơ tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT kết hợp với thi đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh hoặc sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt của trường khác để xét tuyển;

b) Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT;

c) Sử dụng đồng thời các phương thức tuyển sinh trên và phải công bố công khai chỉ tiêu đối với từng phương thức.

Xem nội dung VB
Điều 7. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
...
2. Các đối tượng được xét tuyển thẳng vào các trường:

a) Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học;

Xem nội dung VB
Điều 7. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
...
2. Các đối tượng được xét tuyển thẳng vào các trường:
...
i) Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKXT theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ;

*Cụm từ này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 2 Thông tư 07/2018/TT-BGDĐT

Điều 2.
...
2. Thay cụm từ “dân tộc” thành “dân tộc thiểu số” tại điểm i khoản 2 Điều 7.*

Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường quy định.

Xem nội dung VB
Điều 7. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
...
3. Thí sinh không dùng quyền xét tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển vào các trường ĐH, CĐSP.
...
b) Thí sinh đoạt huy chương vàng các giải vô địch hạng nhất quốc gia tổ chức một lần trong năm và thí sinh được Uỷ ban TDTT có quyết định công nhận là kiện tướng quốc gia đã tham dự kỳ thi THPT quốc gia, không có môn nào có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống, được ưu tiên xét tuyển vào ĐH TDTT hoặc các ngành TDTT tương ứng theo quy định của từng trường.

Thí sinh đoạt huy chương bạc, huy chương đồng các giải vô địch hạng nhất quốc gia tổ chức 1 lần trong năm và thí sinh được Uỷ ban TDTT có quyết định công nhận là vận động viên cấp 1 quốc gia đã tham dự kỳ thi THPT quốc gia, không có môn nào có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống, được ưu tiên xét tuyển vào CĐSP TDTT hoặc các ngành TDTT tương ứng của các trường;

Xem nội dung VB
Điều 7. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
...
4. Chính sách ưu tiên theo khu vực
...
b) Các trường hợp sau đây được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú:

- Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú;

- Học sinh các trường, lớp dự bị ĐH;

- Học sinh các lớp tạo nguồn được mở theo quyết định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc UBND cấp tỉnh;

- Học sinh có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học THPT (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã có ít nhất một trong các xã thuộc diện nói trên;

*Nội dung này được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Thông tư 07/2018/TT-BGDĐT

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung tên và một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
...
6. Gạch đầu dòng thứ 4 điểm b khoản 4 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“- Học sinh có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Thủ tướng Chính phủ; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135; các thôn, xã khó khăn, đặc biệt khó khăn tại các địa bàn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học THPT (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có ít nhất một trong các xã thuộc diện nói trên;”*

- Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân được cử đi dự thi, nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn; nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú trước khi nhập ngũ.

Xem nội dung VB