Quyết định 4597/2001/QĐ-BGTVT về kiểu loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được phép tham gia giao thông do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: 4597/2001/QĐ-BGTVT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Trần Doãn Thọ
Ngày ban hành: 28/12/2001 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 4597/2001/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG - VẬN TẢI SỐ 4597/2001/QĐ-BGTVT NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 2001 QUY ĐỊNH KIỂU LOẠI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ ĐƯỢC PHÉP THAM GIA GIAO THÔNG

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 03 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy Bộ Giao thông Vận tải;
Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định kiểu loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được phép tham gia giao thông”.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2002, các quy định trước đây trái với Quy định này đều được bãi bỏ.

Điều 3: Các ông Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Giao thông Công chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Trần Doãn Thọ

(Đã ký)

 

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

QUY ĐỊNH

KIỂU LOẠI PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ ĐƯỢC PHÉP THAM GIA GIAO THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4597/2001/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải)

1. Quy định chung

1.1. Quy định này quy định các thông số kỹ thuật cơ bản của các kiểu loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (xe cơ giới) nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp và cải tạo để tham gia giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1.2. Quy định này không áp dụng đối với các xe cơ giới của Quân đội, Công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.

1.3. Thuật ngữ

Trong Quy định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Chiều dài xe cơ giới: Khoảng cách giữa hai mặt phẳng thẳng đứng vuông góc với mặt phẳng đối xứng dọc xe, đi qua hai điểm ngoài cùng phía trước và phía sau của xe (tất cả các chi thiết của xe bao gồm cả những phần nhô ra trước và sau như móc kéo, đệm giảm va đập đều phải nằm giữa hai mặt phẳng này).

1.3.2. Chiều rộng xe cơ giới: Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song với mặt phẳng đối xứng dọc của xe, đi qua hai điểm ngoài cùng của hai bên xe (tất cả các chi tiết của xe kể cả phần nhô ra bên ngoài của chi tiết được gắn cứng vào xe như moay ơ, tay nắm cửa, đệm giảm va đập... đều phải nằm giữa hai mặt phẳng này ngoại trừ gương chiếu sau).

1.3.3. Chiều cao xe cơ giới: Khoảng cách giữa mặt tựa nằm ngang và mặt phẳng nằm ngang tiếp xúc với phần cao nhất của xe (toàn bộ các chi tiết được lắp đặt ở trên xe đều nằm giữa hai mặt phẳng này. Chiều cao được xác định khi xe trong điều kiện sẵn sàng hoạt động và không chất tải).

1.3.4. Chiều dài đuôi xe cơ giới: Khoảng cách giữa mặt thẳng đứng đi qua tâm của các bánh sau cùng tới điểm ngoài cùng phía sau của xe (kể cả móc kéo, biển số... và các chi tiết được gắn cố định vào xe);

2. Các thông số kỹ thuật cơ bản của xe cơ giới được phép tham gia giao thông:

2.1. Kích thước cho phép lớn nhất

2.1.1. Kích thước cho phép lớn nhất của ô tô, máy kéo, ô tô sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, ô tô kéo rơ moóc, máy kéo kéo rơ moóc:

a- Chiều dài

- Ô tô: 12,20 m

- Ô tô sơ mi rơ moóc (ô tô đầu kéo

sơ mi rơ moóc), ô tô khách nối toa,

ô tô kéo rơ moóc, máy kéo kéo rơ moóc 20,00 m

b- Chiều rộng

Tất cả các loại xe: 2,50 m

c - Chiều cao

- Xe có trọng lượng toàn bộ trên 5 Tấn: 4,00 m

- Xe có trọng lượng toàn bộ đến 5 Tấn:

Hmax Ê 1,75WT nhưng không quá 4,00 m.

Trong đó:

Hmax: Chiều cao lớn nhất cho phép của xe cơ giới;

WT: Khoảng cách giữa tâm vết tiếp xúc của hai bánh xe sau

với mặt đường, trường hợp trục sau lắp bánh đơn (Hình 1a)

+ Khoảng cách giữa tâm vết tiếp xúc của hai bánh xe sau phía ngoài

với mặt đường, trường hợp trục sau lắp bánh kép (Hình 1b).

Hình 1

a)

b)

d- Chiều cao đuôi xe cơ giới.

Chiều dài đuôi ô tô tải không quá 60% chiều dài cơ sở. Chiều dài đuôi ô tô khách không quá 65% chiều dài cơ sở.

c- Bán kính quay vòng của xe cơ giới:

Bán kính quay vòng nhỏ nhất của bánh xe trước phía ngoài không quá 12,0 m.

2.1.2. Kích thước cho phép lớn nhất đối với mô tô, xe máy

a- Mô tô hai bánh, xe máy hai bánh

- Chiều dài: 2,5 m

- Chiều rộng: 1,3 m

- Chiều cao: 2,0 m

b- Mô tô ba bánh, xe máy ba bánh

- Chiều dài: 3,5 m

- Chiều rộng: 1,5 m

- Chiều cao: 2,0 m

2.2. Tải trọng trục cho phép lớn nhất

- Trục đơn: 10 Tấn

- Trục kép phụ thuộc vào khoảng cách hai tâm trục d:

+ d< 1,0 m: 11 Tấn

+ 1,0 Ê d < 1,3 m: 16 Tấn

+ d³ 1,3 m: 18 Tấn

- Trục ba phụ thuộc vào khoảng cách hai tâm trục liền kề d:

+ d Ê 1,3 m: 21 Tấn

+ d > 1,3 m: 24 tấn

2.3. Nhiên liệu

- Xe cơ giới chỉ được phép sử dụng các loại nhiên liệu phù hợp với các Tiêu chuẩn và quy định hiện hành;

- Đối với xe cơ giới lắp động cơ xăng thì phải sử dụng loại động cơ có thể chạy xăng không chì.

3. Quy định khác:

Việc xác định các kích thước và khối lượng của xe cơ giới nêu tại mục 2 phải phù hợp với các quy định của Tiêu chuẩn ngành: 22 TCN 275 - 01: "Sai số cho phép và quy định làm tròn số đối với kích thước, khối lượng của phương tiện cơ giới đường bộ" của Bộ Giao thông Vận tải.





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.