Quyết định 3067/QĐ-BGTVT năm 2014 về Kế hoạch triển khai Quyết định 994/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: 3067/QĐ-BGTVT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Đinh La Thăng
Ngày ban hành: 11/08/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3067/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 11 tháng 08 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 994/QĐ-TTG NGÀY 19 THÁNG 6 NĂM 2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH LẬP LẠI TRẬT TỰ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Kết cấu hạ tầng giao thông, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Pháp chế, An toàn giao thông; Thanh tra Bộ; Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Cục trưởng cục: Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Cục Đường sắt Việt Nam; Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thực hiện quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng UBATGT Quốc gia;
- Cục QLĐB I, II, III, IV;
- Sở GTVT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Lưu VT, KCHT (6).

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 994/QĐ-TTG NGÀY 19 THÁNG 6 NĂM 2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH LẬP LẠI TRẬT TỰ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3067/QĐ-BGTVT ngày 11/8/2014 của Bộ GTVT)

Thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020, Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện với nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích, yêu cầu

1.1. Mục đích

Phân công các cơ quan đơn vị thuộc Bộ GTVT triển khai thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014.

1.2. Yêu cầu

Các cơ quan, đơn vị chủ trì hoặc phối hợp thực hiện nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch phải xây dựng chương trình triển khai cụ thể, báo cáo kịp thời kết quả thực hiện và các khó khăn vướng mắc, đề xuất các giải pháp khắc phục để việc triển khai thực hiện Kế hoạch bảo đảm kịp thời, hiệu quả, đáp ứng tiến độ.

2. Giải pháp thực hiện

- Tuyên truyền, phổ biến để người dân tự giác bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, cơ quan quản lý nhà nước, các cấp thực hiện đúng qui định của Luật Giao thông đường bộ, Luật Đường sắt về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông.

- Xây dựng lộ trình thực hiện, phân công trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan để tổ chức thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả; lộ trình cụ thể như sau:

+ Rà soát, phân loại và thống kê các công trình vi phạm nằm trong hành lang an toàn đường bộ, các đường nhánh đấu nối trái phép vào quốc lộ; rà soát, phân loại các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt để đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng đường ngang có phòng vệ phù hợp với quy định hiện hành; xây dựng rào chắn ngăn cách quốc lộ với đường sắt ở những đoạn quốc lộ chạy sát với đường sắt;

+ Thực hiện cưỡng chế giải tỏa các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm mà không tự tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn đường bộ, xóa bỏ đường đấu nối trái phép vào đường bộ; hoàn thiện và bảo vệ hệ thống mốc chỉ giới hành lang an toàn đường bộ, quản lý, bảo vệ phần đất hành lang an toàn đường bộ đã giải tỏa, bảo vệ mốc lộ giới; tổ chức giải tỏa dứt điểm các trường hợp lấn chiếm đất hành lang an toàn đường sắt trong phạm vi đã được bồi thường; ngăn chặn việc mở đường ngang trái phép, từng bước xóa bỏ các đường ngang trái phép có nguy cơ gây ra tai nạn giao thông;

+ Thống nhất quy hoạch hệ thống đường gom trong khu vực khu kinh tế, khu thương mại, dân cư đấu nối vào hệ thống quốc lộ phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch xây dựng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố; thực hiện quy hoạch hệ thống hàng rào, đường gom các đường dân sinh, ngăn chặn việc mở đường ngang trái phép vượt qua đường sắt;

+ Rà soát các văn bản pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; đề xuất các nội dung cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo phù hợp với yêu cầu về quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.

- Báo cáo Chính phủ bố trí kinh phí thực hiện hàng năm; đồng thời, tăng cường công tác xã hội hóa xây dựng đường gom nhằm đảm bảo an toàn giao thông và nâng cao năng lực khai thác của các tuyến đường.

II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 994/QĐ-TTG NGÀY 19/6/2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

1. Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh

- Rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt để đề xuất các nội dung cần điều chỉnh nhằm đảm bảo phù hợp với yêu cầu về quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc giải tỏa, duy trì trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; xử lý vi phạm trong việc quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện.

- Phối hợp với Bộ Xây dựng trong việc rà soát, kiểm tra công tác lập và thực hiện quy hoạch các khu công nghiệp, khu dân cư dọc tuyến đường bộ, đường sắt.

- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc quản lý, sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ giải tỏa hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.

- Phối hợp với Bộ Công an trong việc tham gia tổ công tác liên ngành thực hiện cưỡng chế giải tỏa các công trình vi phạm hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.

- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để đưa nội dung các quy định của pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt vào chương trình giảng dạy pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trong việc bố trí kinh phí thực hiện bồi thường, giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt; xây dựng, cải tạo các công trình đường bộ, đường sắt.

2. Bộ GTVT triển khai thực hiện trên các lĩnh vực

2.1. Lĩnh vực đường bộ

2.1.1. Giai đoạn 2014 - 2017:

a) Giai đoạn 2014-2016:

- Rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đề xuất các nội dung cần điều chỉnh nhằm đảm bảo phù hợp với yêu cầu về quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ (HL ATĐB).

- Rà soát, hoàn thiện hồ sơ và thực hiện cắm mốc lộ giới đường bộ.

- Tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ và các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Đơn vị quản lý đường bộ chủ trì phối hợp với chính quyền và cơ quan chức năng của địa phương rà soát, phân loại, thống kê các công trình nằm trong phần đất bảo trì, bảo vệ đường bộ và HL ATĐB của hệ thống quốc lộ. Kết quả rà soát gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31/6/2015 để xây dựng kế hoạch bồi thường, hỗ trợ; cụ thể:

+ Rà soát, thống kê và phân loại các loại đất, các công trình (nhà cửa, tường rào, cột điện, đường ống cấp thoát nước,...) và cây cối trên phần đất bảo trì, bảo vệ đường bộ chưa được bồi thường;

+ Xác định các nút giao, các vị trí điểm đen, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông có nguyên nhân do hạn chế tầm nhìn cần giải tỏa HL ATĐB. Trên cơ sở đó thống kê các loại đất, các công trình (nhà cửa, tường rào, cột điện, đường ống cấp thoát nước...) và cây cối nằm trong HL ATĐB cần giải tỏa đảm bảo ATGT.

+ Phối hợp với chính quyền địa phương xác định các trường hợp đất ở, đất trụ sở cơ quan, đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp..., đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đây nhưng nằm trong HL ATĐB nếu xây dựng mới sẽ ảnh hưởng đến ATGT để xây dựng phương án bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất (chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất nông nghiệp).

b) Giai đoạn 2016-2017:

- Tiếp tục thực hiện hoàn thiện các công việc giai đoạn 2014-2016.

- Thu hồi phần đất bảo trì, bảo vệ đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong HL ATĐB của các tuyến quốc lộ từ cấp I đến cấp III, khu vực nút giao, vị trí điểm đen, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

- Triển khai cắm đầy đủ 2 loại mốc: Mốc giải phóng mặt bằng xác định giới hạn phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ, mốc lộ giới xác định giới hạn phần đất HL ATĐB. Sau khi tiến hành bồi thường hỗ trợ thu hồi đất, đơn vị quản lý hệ thống quốc lộ tiếp nhận để quản lý phần đất của đường bộ, phần đất HL ATĐB bàn giao cho chính quyền địa phương để quản lý sử dụng và đơn vị quản lý đường bộ để quản lý, bảo vệ.

- Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành việc lập Quy hoạch điểm đấu nối vào quốc lộ đến năm 2020, thỏa thuận với Bộ GTVT trước ngày 30 tháng 6 năm 2015. Đề nghị các địa phương thực hiện hình thức xã hội hóa, khai thác quỹ đất để tạo vốn xây dựng hệ thống đường gom theo quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; xóa bỏ các đường ngang đấu nối trái phép vào quốc lộ.

e) Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước ngày 31 tháng 5 hàng năm (từ năm 2015) báo cáo kế hoạch bồi thường, hỗ trợ của năm sau về Bộ GTVT (qua Tổng cục Đường bộ Việt Nam), để Bộ GTVT báo cáo Chính phủ bố trí kế hoạch vốn giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện năm sau theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước trước ngày 20 tháng 7 hàng năm;

2.1.2. Giai đoạn 2018-2020: Tiếp tục triển khai trên toàn bộ các tuyến, đoạn tuyến quốc lộ còn lại. Nội dung thực hiện tương tự Giai đoạn 2014-2017.

(Chi tiết tại Phụ lục số 01 kèm theo):

2.2. Lĩnh vực đường sắt

2.2.1. Giai đoạn 2014-2017:

a) Giai đoạn 2014-2016:

- Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động để mọi người dân hiểu rõ và chấp hành các quy định của pháp luật về đường sắt.

- Rà soát, hoàn thiện hồ sơ và thực hiện cắm mốc giới hạn hành lang an toàn đường sắt trên tất cả các tuyến và bàn giao cho các địa phương quản lý.

- Tiếp tục thực hiện và hoàn thành xây dựng 22 đường ngang, 24km đường gom, hàng rào cách ly đang thực hiện thuộc công trình khẩn cấp giai đoạn 2 theo Kế hoạch 1856 trước đây.

- Thực hiện giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt bước 1 theo qui định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19/01/2012 của Chính phủ.

- Thực hiện công tác đền bù giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt đảm bảo tầm nhìn thông thoáng tại các đường ngang và tại các vị trí xây dựng đường gom, hàng rào để xóa các lối đi dân sinh trái phép vượt qua đường sắt.

- Triển khai thực hiện nâng cấp, cải tạo, sửa chữa 291 đường ngang vi phạm quy định về đường ngang.

- Thực hiện xây dựng 72km đường gom và hàng rào cách ly để đóng toàn bộ các lối đi dân sinh mở trái phép trên các tuyến đường sắt quốc gia.

- Hoàn thành xây dựng phương án tổ chức kết nối giao thông của 03 cầu: cầu Bắc Giang, cầu Chung Lu và cầu Long Đại.

b) Năm 2016-2017:

- Thực hiện công tác đền bù giải tỏa HLATGTĐS tại những vị trí còn lại của bước 1.

- Hoàn thành 320 km đường gom, hàng rào còn lại.

- Xây dựng cầu đường bộ tách khỏi cầu chung đường sắt; trong đó xây dựng mới cầu đường bộ Lục Nam và kết nối giao thông với đường bộ.

- Xây dựng 50 đường ngang để xóa điểm đen về ATGT.

- Triển khai dự án xây dựng 36 cầu vượt đường sắt trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh (tuyến có mật độ chạy tầu lớn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao).

2.2.2. Giai đoạn 2018-2020:

- Thực hiện công tác đền bù giải tỏa HLAT đường sắt bước 2 theo qui định tại khoản 2, Điều 1 Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19/01/2012 của Chính phủ.

- Triển khai dự án xây dựng 42/78 cầu còn lại trên các quốc lộ vượt đường sắt Quốc gia.

- Xây dựng 317 km hàng rào bảo vệ HLATGT đường sắt.

(Chi tiết tại Phụ lục số 02 kèm theo)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch này, các nhiệm vụ cụ thể được phân công nêu tại Phụ lục số 01, Phụ lục số 02 kèm theo, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm:

- Xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả.

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Bộ GTVT định kỳ 6 tháng trước ngày 25/6 và 31/12; tổng hợp kế hoạch bồi thường, hỗ trợ của năm sau do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập gửi về Bộ GTVT trước ngày 30/6 hàng năm để báo cáo Chính phủ bố trí kinh phí thực hiện.

2. Phân công trách nhiệm:

a) Giao Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Đôn đốc các cơ quan, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch. Định kỳ 6 tháng báo cáo lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải về tình hình thực hiện Kế hoạch.

b) Vụ Kế hoạch - Đầu tư, Vụ Tài chính tổng hợp kinh phí trình Chính phủ bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển và nguồn vốn sự nghiệp để triển khai Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; theo dõi, hướng dẫn đôn đốc các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ sử dụng kinh phí theo đúng kế hoạch được giao, đảm bảo mục đích và hiệu quả.

c) Vụ Pháp chế rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, đề xuất điều chỉnh đảm bảo phù hợp với yêu cầu về quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.

d) Thanh tra Bộ: Phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam kiểm tra việc triển khai thực hiện Quyết định này.

e) Giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam: Chủ trì tổ chức triển khai Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, định kỳ báo cáo Bộ GTVT theo quy định.

f) Cục Đường sắt Việt Nam: chỉ đạo, đôn đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.

g) Giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam: Chủ trì tổ chức triển khai kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt, định kỳ báo cáo Bộ GTVT theo quy định.

3. Kinh phí thực hiện:

Kinh phí được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác như nguồn thu sử dụng quỹ đất của các địa phương, nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp, nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn kinh phí khác.

 

PHỤ LỤC SỐ 01

DANH MỤC NHIỆM VỤ
Triển khai thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ - Lĩnh vực đường bộ

STT

Nội dung công việc

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Ghi chú

I

Lĩnh vực đường bộ

 

 

 

1

Giai đoạn 2014 - 2017

 

 

 

1.1

Giai đoạn 2014 - 2016

 

 

 

a

Tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Tổng cục ĐBVN

Sở GTVT, UBND cấp huyện, cấp xã

Năm 2015

b

Thống kê, phân loại các công trình nằm trên phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và hành lang an toàn đường bộ của hệ thống quốc lộ trước ngày 30/6/2015

Tổng cục ĐBVN (Cục QLĐB khu vực, Sở GTVT)

UBND các cấp

 

1.2.

Thu hồi phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong HLAT ĐB ảnh hưởng đến ATGT:

- Giai đoạn 2016-2017:

+ Triển khai công tác thu hồi phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ (chưa thu hồi) đối với các tuyến, đoạn tuyến quốc lộ: Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, QL.5, QL.18, QL.10, QL.2, QL.3, QL.6, QL.48 (đoạn Yên Lý - Thịnh Mỹ), QL9, QL.46, QL.14B, QL.19, QL.26B, QL.1C, QL.1D, QL.50, QL.53, QL.54, QL.55, QL.60

+ Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông của các điểm đen trên hệ thống quốc lộ (dự kiến khoảng 174 vị trí);

- Đến hết năm 2017:

+ Triển khai công tác thu hồi phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ (chưa thu hồi) đối với các tuyến, đoạn tuyến quốc lộ QL21, QL.21B, QL.38, QL.38B, QL.39, QL.32, QL.4A, B, C (Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh), QL.37 (khu vực đồng bằng), QL.2C, QL.31 (đoạn Quán Thiên - Lục Ngạn), QL.12B (đoạn Kim Đông - Hàng Trạm), Nghi Sơn - Bãi Chành, QL.48B, QL.8, QL.8B, QL.12A, QL.12C, QL.70, QL.15 (đoạn Tòng Đậu - Ngọc Lặc), QL.15B, QL.217, QL.7, QL.14, QL.14B QL.14D, QL.24, QL.24B, QL.25, QL.26, QL.27, QL.27B, QL.40, QL.20, QL.22, QL.22B, QL.13, QL.30, QL.57, QL.61, QL.61B (đoạn Vĩnh Tường - Long Mỹ), QL.62, QL.63, Nam Sông Hậu, Quản Lộ - Phụng Hiệp

+ Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông tại khu vực các nút giao, vị trí điểm đen (nếu phát sinh), vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên toàn bộ các quốc lộ còn lại (dự kiến khoảng 579 vị trí);

UBND cấp tỉnh

Tổng cục ĐBVN (Cục QLĐB khu vực, Sở GTVT quản lý quốc lộ ủy thác, đơn vị quản lý quốc lộ)

Trên cơ sở kế hoạch được phê duyệt

1.3

Triển khai cắm mốc GPMB xác định giới hạn phần đất của đường bộ, mốc lộ giới xác định phần đất hành lang an toàn đường bộ

Tổng cục ĐBVN (Cục QLĐB khu vực, Sở GTVT)

UBND cấp huyện, cấp xã

 

2

Giai đoạn 2018-2020

 

 

 

2.1

Thu hồi phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ:

- Năm 2018: Triển khai công tác thu hồi phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên các tuyến, đoạn tuyến quốc lộ: QL.12, QL.4D, QL.279, QL.37 (đoạn còn lại), QL.12B (đoạn còn lại), QL.31 (đoạn còn lại), QL.100, QL.1B, QL.45, QL.48 (đoạn còn lại), QL.49B, QL.15 (đoạn còn lại), QL.28, QL.29, QL.61, QL.91C;

- Năm 2019: Triển khai công tác thu hồi phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên các tuyến, đoạn tuyến quốc lộ: QL.2B, QL.2C, QL.3B, QL.32B, QL.4C, QL.4G, QL.43, QL.217, QL.48, QL.48C, QL.49, QL.14D, QL.14C, QL.14E, Đường Trường Sơn Đông, tuyến N1;

- Năm 2020: Triển khai công tác thu hồi phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên đối với các tuyến, đoạn tuyến quốc lộ còn lại.

UBND cấp tỉnh

Tổng cục ĐBVN (Cục QLĐB khu vực, Sở GTVT quản lý quốc lộ ủy thác, đơn vị quản lý quốc lộ)

 

2.2

Triển khai cắm mốc GPMB xác định giới hạn phần đất của đường bộ, MLG xác định phần đất hành lang an toàn đường bộ

Tổng cục ĐBVN (Cục QLĐB khu vực, Sở GTVT)

UBND cấp huyện, cấp xã

 

 

PHỤ LỤC SỐ 02

DANH MỤC NHIỆM VỤ
Triển khai thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ - Lĩnh vực Đường sắt

STT

Nội dung công việc

Thời gian thực hiện cụ thể

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Ghi chú

II

Lĩnh vực đường sắt

 

 

 

 

1

Giai đoạn 2014 - 2017

 

 

 

 

1.1

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt

2014-2016

Tổng công ty ĐSVN

Vụ ATGT, Cục Đường sắt, UBND các địa phương và các cơ quan có liên quan

 

1.2

Đền bù giải tỏa hành lang an toàn đường sắt Bước 1:

- Thực hiện công tác đền bù giải tỏa HLATGTĐS đảm bảo tầm nhìn thông thoáng tại các đường ngang và tại những vị trí xây dựng đường gom, hàng rào để xóa các lối đi dân sinh trái phép vượt qua đường sắt.

- Thực hiện công tác đền bù giải tỏa HLATGTĐS tại những vị trí còn lại của bước 1.

 

 

2014-2016

 

 

 

2016-2017

UBND các địa phương

Cục ĐSVN, Tổng công ty ĐSVN

Trên cơ sở kế hoạch và dự án được phê duyệt

1.3

Cắm mốc giới hạn hành lang an toàn đường sắt trên tất cả các tuyến và bàn giao cho các địa phương quản lý.

2014-2016

Tổng công ty ĐSVN

UBND các địa phương

 

1.4

Thực hiện nâng cấp, cải tạo, sửa chữa 291 đường ngang vi phạm quy định về đường ngang

2014-2016

Tổng công ty ĐSVN

 

 

1.5

Dự án Xây dựng, hệ thống đường gom và hàng rào cách ly, trong đó:

- Hoàn thành 72 km đường gom, hàng rào.

- Hoàn thành 320 km đường gom, hàng rào còn lại.

 

2014-2016

 

2016-2017

Tổng công ty ĐSVN

UBND các địa phương

 

1.6

Dự án xây dựng 50 đường ngang để xóa điểm đen về ATGT

2015-2017

Tổng công ty ĐSVN

UBND các địa phương

 

1.7

Xây dựng cầu đường bộ tách khỏi cầu chung đường sắt:

- Hoàn thành xây dựng phương án tổ chức kết nối giao thông của 03 cầu: Cầu Bắc Giang, cầu Chung Lu và cầu Long Đại.

- Xây dựng mới cầu đường bộ Lục Nam và kết nối giao thông với đường bộ.

 

 

2014-2016

 

 

2016-2017

Tổng công ty ĐSVN

UBND các địa phương

 

1.8

Hoàn thành xây dựng các đường ngang, hàng rào đường gom đang thi công dở dang thuộc công trình khẩn cấp giai đoạn 2 Kế hoạch 1856.

2014

Tổng công ty ĐSVN

UBND các địa phương

 

1.9

Dự án xây dựng 36 cầu trên các quốc lộ vượt tuyến ĐS Hà Nội - Tp Hồ Chí Minh.

2016-2017

Tổng công ty ĐSVN

Ban Quản lý DA ATGT

 

2

Giai đoạn 2018 - 2020:

 

 

 

 

2.1

Thực hiện đền bù giải tỏa hành lang an toàn đường sắt Bước 2

 

UBND các địa phương

Cục ĐSVN, Tổng công ty ĐSVN

 

2.2

Dự án xây dựng 42 cầu trên các quốc lộ vượt đường sắt Quốc gia

 

Tổng công ty ĐSVN

Ban Quản lý DA ATGT

 

2.3

Xây dựng 371 km hàng rào bảo vệ HLAT ĐS

 

Tổng công ty ĐSVN

 

 

 

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt

...

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 5 như sau:

“3. Đất dành cho đường sắt phải được cắm mốc chỉ giới. Việc cắm mốc chỉ giới được quy định như sau:

a) Đối với đất quy hoạch dành cho đường sắt:

Việc cắm mốc chỉ giới do Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có quy hoạch đường sắt thực hiện.

b) Đối với đất dành cho đường sắt khi thực hiện nâng cấp, cải tạo từ đường sắt đang khai thác hoặc xây dựng mới từ sau ngày Luật Đường sắt có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2006, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm sau đây:

Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có công trình đường sắt xây dựng phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có công trình đường sắt phê duyệt. Trong thời hạn không quá ba tháng kể từ ngày được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới, chủ đầu tư dự án phải chủ trì, phối hợp cùng Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình đường sắt công bố công khai mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đường sắt hành lang an toàn giao thông đường sắt và tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa, bàn giao mốc chỉ giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình đường sắt quản lý, bảo vệ.

c) Đối với đất dành cho đường sắt đang khai thác và có từ trước ngày Luật Đường sắt có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2006, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm sau đây:

Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có công trình đường sắt xây dựng phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có công trình đường sắt phê duyệt. Trong thời hạn không quá ba tháng, kể từ ngày được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có công trình đường sắt phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải chủ trì, phối hợp cùng Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình đường sắt công bố công khai mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt và tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa, bàn giao mốc chỉ giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình đường sắt quản lý, bảo vệ.

4. Công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất dành cho đường sắt được quy định như sau:

a) Đối với đất dành cho đường sắt khi nâng cấp, cải tạo từ đường sắt đang khai thác hoặc xây dựng mới từ sau ngày Luật Đường sắt có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2006:

- Trường hợp đủ kinh phí thì tiến hành ngay công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất để xây dựng công trình đường sắt, đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt và pháp luật về đất đai.

- Trường hợp chưa đủ kinh phí để thực hiện ngay công tác giải phóng mặt bằng đối với đất dành cho đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt thì thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Tiến hành bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt. Trường hợp do mặt bằng thực tế chật hẹp dẫn đến phạm vi bảo vệ cầu đường sắt theo chiều ngang không đủ theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 28 Luật Đường sắt thì phạm vi bảo vệ cầu đường sắt theo chiều ngang được phép xác định theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 28 Luật Đường sắt nhưng phải có biện pháp bảo vệ cần thiết để bảo đảm an toàn cho cầu đường sắt.

Bước 2: Tiến hành bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt nhưng nằm ngoài phạm vi bảo vệ công trình đường sắt theo quy định sau đây:

Trường hợp sử dụng đất ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt hoặc hoạt động của công trình đường sắt ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe người sử dụng đất thì cơ quan quản lý nhà nước về đường sắt tiến hành thẩm định mức độ ảnh hưởng, nếu phải thu hồi đất thì đề nghị Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất đó. Người có đất thu hồi được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Trường hợp sử dụng đất không ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt hoặc hoạt động của công trình đường sắt không ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người sử dụng đất thì người đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng phải thực hiện đúng các quy định về bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt.

Bước 3: Tiến hành bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt.

b) Đối với đường sắt đang khai thác được xây dựng từ trước ngày Luật Đường sắt có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2006:

- Trường hợp đủ kinh phí thì tiến hành ngay công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất để xây dựng công trình đường sắt, đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt và pháp luật về đất đai.

- Trường hợp chưa đủ kinh phí để thực hiện ngay công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất dành cho đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt thì thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Tiến hành bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất trong phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn của nền đường sắt theo quy định sau đây: chiều rộng 5 mét kể từ chân nền đường đối với nền đường đắp hay kể từ mép đỉnh đối với nền đường đào, hoặc 3 mét từ chân rãnh dọc hay rãnh đỉnh của đường; 5,6 mét tính từ mép ngoài của ray ngoài cùng trở ra đối với nền đường không đào, không đắp. Riêng phạm vi bảo vệ cầu đường sắt theo chiều ngang được xác định theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 28 Luật Đường sắt.

Đối với đất nằm ngoài phạm vi an toàn của nền đường sắt theo quy định trên đến hết chỉ giới phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt được xử lý như sau:

Trường hợp sử dụng đất ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt hoặc hoạt động của công trình đường sắt ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe người sử dụng đất thì cơ quan quản lý nhà nước về đường sắt tiến hành thẩm định mức độ ảnh hưởng, nếu phải thu hồi đất thì đề nghị Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất đó. Người có đất thu hồi được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Trường hợp sử dụng đất không ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt hoặc hoạt động của công trình đường sắt không ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người sử dụng đất thì người đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng phải thực hiện đúng các quy định về bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt.

Bước 2: Tiến hành bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt.

c) Bồi thường, hỗ trợ tài sản, công trình trên đất khi thu hồi đất:

- Đối với công trình xây dựng trước khi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt được công bố theo quy định của pháp luật thì chủ công trình được bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất theo quy định pháp luật về đất đai.

- Đối với công trình xây dựng sau khi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt được công bố theo quy định của pháp luật thì chủ công trình phải tự dỡ bỏ và không được bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất, trừ các công trình được phép xây dựng theo quy định tại Điều 33 của Luật Đường sắt.”

Xem nội dung VB
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt

...

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 Điều 5 như sau:

“3. Đất dành cho đường sắt phải được cắm mốc chỉ giới. Việc cắm mốc chỉ giới được quy định như sau:

a) Đối với đất quy hoạch dành cho đường sắt:

Việc cắm mốc chỉ giới do Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có quy hoạch đường sắt thực hiện.

b) Đối với đất dành cho đường sắt khi thực hiện nâng cấp, cải tạo từ đường sắt đang khai thác hoặc xây dựng mới từ sau ngày Luật Đường sắt có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2006, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm sau đây:

Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có công trình đường sắt xây dựng phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có công trình đường sắt phê duyệt. Trong thời hạn không quá ba tháng kể từ ngày được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới, chủ đầu tư dự án phải chủ trì, phối hợp cùng Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình đường sắt công bố công khai mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đường sắt hành lang an toàn giao thông đường sắt và tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa, bàn giao mốc chỉ giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình đường sắt quản lý, bảo vệ.

c) Đối với đất dành cho đường sắt đang khai thác và có từ trước ngày Luật Đường sắt có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2006, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm sau đây:

Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có công trình đường sắt xây dựng phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có công trình đường sắt phê duyệt. Trong thời hạn không quá ba tháng, kể từ ngày được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có công trình đường sắt phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải chủ trì, phối hợp cùng Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình đường sắt công bố công khai mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt và tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa, bàn giao mốc chỉ giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình đường sắt quản lý, bảo vệ.

4. Công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất dành cho đường sắt được quy định như sau:

a) Đối với đất dành cho đường sắt khi nâng cấp, cải tạo từ đường sắt đang khai thác hoặc xây dựng mới từ sau ngày Luật Đường sắt có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2006:

- Trường hợp đủ kinh phí thì tiến hành ngay công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất để xây dựng công trình đường sắt, đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt và pháp luật về đất đai.

- Trường hợp chưa đủ kinh phí để thực hiện ngay công tác giải phóng mặt bằng đối với đất dành cho đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt thì thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Tiến hành bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt. Trường hợp do mặt bằng thực tế chật hẹp dẫn đến phạm vi bảo vệ cầu đường sắt theo chiều ngang không đủ theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 28 Luật Đường sắt thì phạm vi bảo vệ cầu đường sắt theo chiều ngang được phép xác định theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 28 Luật Đường sắt nhưng phải có biện pháp bảo vệ cần thiết để bảo đảm an toàn cho cầu đường sắt.

Bước 2: Tiến hành bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt nhưng nằm ngoài phạm vi bảo vệ công trình đường sắt theo quy định sau đây:

Trường hợp sử dụng đất ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt hoặc hoạt động của công trình đường sắt ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe người sử dụng đất thì cơ quan quản lý nhà nước về đường sắt tiến hành thẩm định mức độ ảnh hưởng, nếu phải thu hồi đất thì đề nghị Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất đó. Người có đất thu hồi được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Trường hợp sử dụng đất không ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt hoặc hoạt động của công trình đường sắt không ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người sử dụng đất thì người đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng phải thực hiện đúng các quy định về bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt.

Bước 3: Tiến hành bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt.

b) Đối với đường sắt đang khai thác được xây dựng từ trước ngày Luật Đường sắt có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2006:

- Trường hợp đủ kinh phí thì tiến hành ngay công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất để xây dựng công trình đường sắt, đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt và pháp luật về đất đai.

- Trường hợp chưa đủ kinh phí để thực hiện ngay công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất dành cho đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt thì thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Tiến hành bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất trong phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn của nền đường sắt theo quy định sau đây: chiều rộng 5 mét kể từ chân nền đường đối với nền đường đắp hay kể từ mép đỉnh đối với nền đường đào, hoặc 3 mét từ chân rãnh dọc hay rãnh đỉnh của đường; 5,6 mét tính từ mép ngoài của ray ngoài cùng trở ra đối với nền đường không đào, không đắp. Riêng phạm vi bảo vệ cầu đường sắt theo chiều ngang được xác định theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 28 Luật Đường sắt.

Đối với đất nằm ngoài phạm vi an toàn của nền đường sắt theo quy định trên đến hết chỉ giới phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt được xử lý như sau:

Trường hợp sử dụng đất ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt hoặc hoạt động của công trình đường sắt ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe người sử dụng đất thì cơ quan quản lý nhà nước về đường sắt tiến hành thẩm định mức độ ảnh hưởng, nếu phải thu hồi đất thì đề nghị Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất đó. Người có đất thu hồi được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Trường hợp sử dụng đất không ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt hoặc hoạt động của công trình đường sắt không ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người sử dụng đất thì người đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng phải thực hiện đúng các quy định về bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt.

Bước 2: Tiến hành bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng đối với đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt.

c) Bồi thường, hỗ trợ tài sản, công trình trên đất khi thu hồi đất:

- Đối với công trình xây dựng trước khi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt được công bố theo quy định của pháp luật thì chủ công trình được bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất theo quy định pháp luật về đất đai.

- Đối với công trình xây dựng sau khi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt được công bố theo quy định của pháp luật thì chủ công trình phải tự dỡ bỏ và không được bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất, trừ các công trình được phép xây dựng theo quy định tại Điều 33 của Luật Đường sắt.”

Xem nội dung VB