Quyết định 26/2008/QĐ-NHNN sửa đổi Quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân; mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân; thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước kèm theo Quyết định 24/2006/QĐ-NHNN
Số hiệu: | 26/2008/QĐ-NHNN | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Trần Minh Tuấn |
Ngày ban hành: | 09/09/2008 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 26/09/2008 | Số công báo: | Từ số 531 đến số 532 |
Lĩnh vực: | Ngân hàng, tiền tệ, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 26/2008/QĐ-NHNN |
Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2008 |
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ CẤP, THU HỒI GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN; MỞ, CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG SỞ GIAO DỊCH, CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN VÀ PHÒNG GIAO DỊCH, ĐIỂM GIAO DỊCH CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN; CHIA, TÁCH, HỢP NHẤT, SÁP NHẬP QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN; THANH LÝ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN DƯỚI SỰ GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 24/2006/QĐ-NHNN NGÀY 06/6/2006 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004;
Căn cứ Luật hợp tác xã năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân; mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân; thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 24/2006/QĐ-NHNN ngày 06/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước như sau:
1. Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 1. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này quy định:
a) Việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động (sau đây gọi tắt là giấy phép) đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (sau đây gọi chung là Quỹ tín dụng nhân dân);
b) Việc mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương; việc mở, chấm dứt hoạt động phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở;
c) Việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở;
d) Việc thu hồi giấy phép và thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.
2. Việc thu hồi giấy phép và thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước.
3. Quỹ tín dụng nhân dân quyết định việc mở điểm giao dịch theo quy định tại Điều 2 (sửa đổi, bổ sung) của Quy chế này.”
2. Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 2. Trong Quy chế này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sở giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là đơn vị phụ thuộc trụ sở chính của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, hạch toán phụ thuộc, có con dấu, thực hiện hoạt động kinh doanh theo uỷ quyền của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.
Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương chỉ được mở sở giao dịch nằm trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đặt trụ sở chính.
2. Chi nhánh của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là đơn vị phụ thuộc Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, có con dấu, thực hiện hoạt động kinh doanh theo uỷ quyền của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.
3. Văn phòng đại diện của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là đơn vị phụ thuộc Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, có con dấu, thực hiện chức năng đại diện theo uỷ quyền của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương. Văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động kinh doanh.
4. Phòng giao dịch là bộ phận phụ thuộc của Quỹ tín dụng nhân dân, hạch toán báo sổ, có con dấu, chịu sự quản lý toàn diện và trực tiếp của Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở (đối với phòng giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở), của Giám đốc sở giao dịch hoặc Giám đốc chi nhánh của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (đối với phòng giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương), thực hiện một số giao dịch với khách hàng, hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đã được Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân quy định.
5. Quỹ tiết kiệm là bộ phận phụ thuộc của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở (đối với Quỹ tiết kiệm của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở), của sở giao dịch, chi nhánh của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (đối với Quỹ tiết kiệm của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương), hạch toán báo sổ, có con dấu, được thực hiện một hoặc một số giao dịch theo quy định của Quỹ tín dụng nhân dân.
6. Điểm giao dịch là bộ phận phụ thuộc của Quỹ tín dụng nhân dân, không có con dấu, thực hiện việc nghiên cứu, tìm hiểu, giới thiệu khách hàng, tiếp nhận hồ sơ vay vốn, giải ngân và thu nợ đối với những hợp đồng tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân (đối với điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở), của sở giao dịch, chi nhánh (đối với điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương).
7. Chia Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là một Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở (sau đây gọi chung là Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được chia) có thể chia thành hai hay nhiều Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở mới theo quy định của Điều lệ, quyết định của Đại hội thành viên và chấm dứt tư cách pháp nhân của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được chia; toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được chia được chuyển giao cho các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở mới.
8. Tách Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là việc một Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở tách thành hai hay nhiều Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở mới theo quy định của Điều lệ và quyết định của Đại hội thành viên; đồng thời sau khi tách, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở bị tách và Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở mới sau khi tách thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp nhân của mình phù hợp với mục đích hoạt động ghi trong giấy phép.
9. Hợp nhất Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là việc hai hay nhiều Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở (sau đây gọi chung là Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được hợp nhất) có thể hợp nhất thành một Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở mới (sau đây gọi chung là Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hợp nhất) theo thoả thuận giữa các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được hợp nhất bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hợp nhất, đồng thời chấm dứt tư cách pháp nhân của các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được hợp nhất.
10. Sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở là việc một hoặc một số Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được sáp nhập (sau đây gọi chung là Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được sáp nhập) vào một Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở khác (sau đây gọi chung là Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở sáp nhập) theo thoả thuận giữa các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được sáp nhập sang Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở sáp nhập, đồng thời chấm dứt tư cách pháp nhân của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được sáp nhập.”
3. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 3. Thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép, chấp thuận việc mở, chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm của Quỹ tín dụng nhân dân và việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra quyết định cấp giấy phép đối với Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương; chấp thuận việc mở, chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.
2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định cấp, thu hồi giấy phép và chấp thuận việc mở, chấm dứt hoạt động phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm; việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập của các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn; xác nhận đăng ký việc mở, chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương trên địa bàn.”
4. Bổ sung khoản 3 vào Điều 9 như sau:
“3. Trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng, Quỹ tín dụng nhân dân đề nghị Ngân hàng Nhà nước cấp lại hoặc cấp đổi giấy phép (theo mẫu số 12 đính kèm).
Trên cơ sở đề nghị của Quỹ tín dụng nhân dân, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại hoặc cấp đổi giấy phép, Ngân hàng Nhà nước xem xét và ra Quyết định cấp lại hoặc cấp đổi giấy phép cho Quỹ tín dụng nhân dân theo nguyên tắc giữ nguyên số giấy phép cũ đã cấp (theo mẫu số 13 đính kèm). Trường hợp cấp đổi giấy phép cho Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nhà nước phải thu hồi giấy phép cũ của Quỹ tín dụng nhân dân để lưu giữ hồ sơ.”
5. Tên mục 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Mở, chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.”
“Điều 14b. Mở và chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
1. Mở phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương:
a) Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được mở phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở của sở giao dịch, chi nhánh Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương khi có đủ các điều kiện sau:
- Có đủ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm chuyên môn đáp ứng yêu cầu hoạt động của phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm.
- Có đủ cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu an toàn trong giao dịch, kho quỹ, điều chuyển tiền, phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định liên quan của pháp luật.
- Có quy định nội bộ bằng văn bản để quản lý phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
b) Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương phải có văn bản đăng ký việc mở phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm gửi Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh nơi mở phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm trước khi khai trương hoạt động phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm (Mẫu số14 đính kèm).
c) Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh có văn bản xác nhận đăng ký mở phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm (Mẫu số 15 đính kèm).
d) Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương phải xây dựng và ban hành Quy định nội bộ về hoạt động của phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm phù hợp với quy mô tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và theo quy định của pháp luật. Quy định này gồm những nội dung cơ bản sau:
- Thiết lập hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, giám sát trên cơ sở đảm bảo an toàn, chính xác, hiệu quả cho các hoạt động giao dịch và cập nhật thông tin báo cáo về tình hình hoạt động của phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm;
- Quy định nội dung, phạm vi hoạt động, kiểm soát nội bộ, đảm bảo an toàn trong giao dịch, kho quỹ và điều chuyển tiền, quản lý và lưu giữ chứng từ, yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy theo quy định;
- Quy định về hệ thống thông tin quản lý rủi ro, chế độ quản lý tài sản đối với phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm.
- Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi được uỷ quyền và tiêu chuẩn đối với người điều hành, kiểm soát nội bộ tại phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm.
- Những quy định khác theo yêu cầu quản lý, giám sát của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.
đ) Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và khai trương hoạt động phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm sau khi có văn bản xác nhận đăng ký của Ngân hàng Nhà nước.”
2. Chấm dứt hoạt động phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương:
a) Việc chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm do Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương quyết định. Khi phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm bị chấm dứt hoạt động, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương có trách nhiệm đăng ký với Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh nơi mở phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm (Mẫu số 14 đính kèm).
b) Sau khi chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương có trách nhiệm thanh toán cho các chủ nợ và giải quyết các tồn tại khác có liên quan theo quy định của pháp luật. Việc chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm phải bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở thành viên trên địa bàn.”
7. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 15. Điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục mở phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
1. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được mở phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm trên địa bàn hoạt động ghi trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có thời gian hoạt động tối thiểu là 03 năm kể từ ngày đi vào hoạt động;
b) Có nhu cầu mở rộng màng lưới hoạt động phục vụ thành viên trên địa bàn dự định mở phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm;
c) Tình hình tài chính lành mạnh; hoạt động kinh doanh có lãi trong 02 năm gần nhất;
d) Bộ máy quản trị, điều hành và hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả;
đ) Hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý;
e) Không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật.
2. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở gửi Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh 01 bộ hồ sơ mở phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm bao gồm:
a) Văn bản của Chủ tịch Hội đồng quản trị (hoặc người được uỷ quyền) đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc mở phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm; trong đó phải nêu tóm tắt sự cần thiết, tên gọi, địa điểm, dự kiến nhân sự, nội dung, phạm vi hoạt động của phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm;
b) Văn bản uỷ quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với trường hợp ủy quyền);
c) Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc mở phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm;
d) Báo cáo tài chính trong 02 năm gần nhất của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở;
đ) Văn bản chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi dự định mở phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm về địa điểm đặt trụ sở của phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm.
3. Trình tự và thủ tục:
a) Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh xem xét và có văn bản chấp thuận hay không chấp thuận việc mở phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở; trường hợp không chấp thuận phải nói rõ lý do;
b) Sau khi được Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh chấp thuận, Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh về việc mở phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm và thực hiện các thủ tục khắc dấu, quản lý và sử dụng con dấu của phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm theo quy định của pháp luật.
4. Quy định về an toàn trong hoạt động:
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phải có quy định về nội dung, phạm vi hoạt động, đảm bảo an toàn trong giao dịch, kho quỹ và điều chuyển tiền, yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy của phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm.”
8. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 16. Hồ sơ, trình tự và thủ tục chấm dứt hoạt động phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
1. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở gửi Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh 01 bộ hồ sơ chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm bao gồm:
a) Văn bản của Chủ tịch Hội đồng quản trị (hoặc người được uỷ quyền) về việc chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm trong đó nêu rõ lý do, thực trạng hoạt động phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm đến thời điểm xin chấm dứt hoạt động và khẳng định việc chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm không ảnh hưởng đến hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở;
b) Văn bản uỷ quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với trường hợp ủy quyền);
c) Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm;
d) Phương án giải quyết các nghĩa vụ cho các chủ nợ và các tồn tại khác có liên quan khi chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm.
2. Trình tự, thủ tục:
Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở theo quy định, Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh xem xét và có văn bản chấp thuận hay không chấp thuận việc chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở; trường hợp không chấp thuận phải nói rõ lý do.
3. Thông báo quyết định chấm dứt hoạt động:
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh, Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở phải ra quyết định chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm; Quyết định này phải được gửi tới Ngân hàng Nhà nước cấp tỉnh, cơ quan đăng ký kinh doanh và thông báo đến Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đóng trụ sở chính và phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm.”
9. Bổ sung các mẫu số 12, 13, 14 và 15 đính kèm Quy chế này
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, các Quỹ tín dụng nhân dân phải điều chỉnh sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch (đối với Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương), phòng giao dịch, điểm giao dịch (đối với Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở) hiện có theo Quy chế này.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. THỐNG ĐỐC |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
.........., ngày...... tháng....... năm .....
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI/ HOẶC CẤP ĐỔI GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước ....................................................................
Quỹ tín dụng nhân ............... đã được NHNN cấp giấy phép thành lập và hoạt động số .../ ... ngày ... tháng năm ....
Trong quá trình hoạt động do ..............., giấy phép bị mất/ hoặc bị hư hỏng. Để đảm bảo thuận lợi trong hoạt động, Quỹ tín dụng nhân ............... đề nghị Ngân hàng Nhà nước xét cấp lại/ hoặc cấp đổi giấy phép thành lập và hoạt động cho Quỹ tín dụng nhân dân .........................................
Chúng tôi cam kết lý do trên là đúng sự thật và cam kết sử dụng giấy phép được cấp lại hoặc cấp đổi theo đúng các quy định của pháp luật.
Hồ sơ gửi kèm: |
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ... /......./...... |
....., ngày tháng năm .... |
VỀ VIỆC CẤP LẠI / HOẶC CẤP ĐỐI GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt nam năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt nam năm 2003;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ;
Căn cứ Quyết định số 24/2006/QĐ-NHNN ngày 06 tháng 6 năm 2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân; mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân; thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước (gọi tắt là Quy chế cấp, thu hồi giấy phép) và Quyết định số ..../.../QĐ-NHNN ngày ... tháng... năm ... của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cấp, thu hồi giấy phépthành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân; mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân; thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 24/2006/QĐ-NHNN ngày 06 tháng 6 năm 2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
Xét đề nghị xin cấp lại/ hoặc cấp đổi giấy phép thành lập và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân .............................................................................................
Xét đề nghị của .............................................................................................
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Cấp lại/ hoặc cấp đổi giấy phép thành lập và hoạt động số .../NH-GP ngày... tháng...... năm........ cho Quỹ tín dụng nhân dân .....................................
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ... tháng ... năm ...............
Điều 3. Các ông (bà) .........................., các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh .................., Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân ............................ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
........, ngày...... tháng .....năm.... |
ĐĂNG KÝ MỞ, CHẤM DỨT PHÒNG GIAO DỊCH/QUỸ TIẾT KIỆM
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố ......................
(nơi Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương mở Phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm)
Căn cứ nhu cầu hoạt động kinh doanh, căn cứ ................................., Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đăng ký mở, chấm dứt hoạt động phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm trực thuộc .................................như sau:
1. Tên phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm:
2. Địa chỉ:
3. Người đại diện của phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm:........................
Chức vụ: ...................................................................................................
4. Nội dung hoạt động:
- ......................................................................................................
- ......................................................................................................
- .....................................................................................................
5. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương cam kết:
- Đáp ứng các điều kiện quy định liên quan tại Quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân; mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân; thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 24/2006/QĐ-NHNN ngày 06/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Quyết định số .../.../QĐ-NHNN ngày.../.../... của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân; mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân; thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 24/2006/QĐ-NHNN.
- Tổ chức quản lý hoạt động của phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm an toàn.
- Chịu trách nhiệm với mọi nghĩa vụ cam kết của phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm ..................... và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định liên quan của pháp luật.
|
TỔNG GIÁM ĐỐC |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ... /......./...... |
....., ngày tháng năm .... |
Kính gửi: Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
Xét đề nghị đăng ký mở phòng giao dịch /Quỹ tiết kiệm của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương tại Công văn số .... ngày ..../..../....., Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh (thành phố) ............. xác nhận Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã đăng ký mở phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm, cụ thể như sau:
1. Tên: ..........................................................................................................
2. Địa chỉ: .....................................................................................................
3. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định tại Quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân; mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân; thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 24/2006/QĐ-NHNN ngày 06/6/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Quyết định số .../.../QĐ-NHNN ngày.../.../... của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung ................ và các quy định của pháp luật có liên quan; tổ chức quản lý hoạt động phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm an toàn và chịu trách nhiệm về toàn bộ rủi ro của phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
Quyết định 24/2006/QĐ-NHNN Ban hành Quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân; mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân; thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước Ban hành: 06/06/2006 | Cập nhật: 17/06/2006
Nghị định 69/2005/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 48/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Ban hành: 26/05/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Nghị định 48/2001/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Ban hành: 13/08/2001 | Cập nhật: 27/11/2012
Nghị định 52/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ban hành: 19/05/2003 | Cập nhật: 10/12/2009