Quyết định 2451/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020
Số hiệu: | 2451/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Thiện Nhân |
Ngày ban hành: | 27/12/2011 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Bưu chính, viễn thông, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2451/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2011 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN SỐ HÓA TRUYỀN DẪN, PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH MẶT ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 15 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Tần số Vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất từ công nghệ tương tự sang công nghệ số (sau đây gọi là số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất) theo hướng hiện đại, hiệu quả, thống nhất về tiêu chuẩn và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng kênh chương trình, nâng cao hiệu quả sử dụng tần số truyền hình, đồng thời giải phóng một phần tài nguyên tần số để phát triển các dịch vụ thông tin di động và vô tuyến băng rộng.
2. Từng bước mở rộng vùng phủ sóng truyền hình số mặt đất nhằm phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cung cấp các dịch vụ truyền hình đa dạng, phong phú, chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và thu nhập của người dân và đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh của Đảng và Nhà nước.
3. Hình thành và phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất nhằm thu hút các nguồn lực của xã hội để phát triển hạ tầng kỹ thuật truyền hình, trên cơ sở đảm bảo sự quản lý thống nhất, có hiệu quả của Nhà nước.
4. Tạo điều kiện để tổ chức và sắp xếp lại hệ thống các đài phát thanh, truyền hình trên phạm vi cả nước theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, hoạt động hiệu quả và phân định rõ hoạt động về nội dung thông tin với hoạt động về truyền dẫn, phát sóng.
1. Đến năm 2015
a) Đảm bảo 80% hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau, trong đó truyền hình số mặt đất chiếm khoảng 55% các phương thức truyền hình;
b) Phủ sóng truyền hình số mặt đất để truyền dẫn các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị tới 60% dân cư;
c) Áp dụng thống nhất tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất trên cơ sở tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T và các phiên bản tiếp theo;
d) Áp dụng thống nhất tiêu chuẩn mã hóa hình ảnh và âm thanh:
- Phần phát: Đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 áp dụng tiêu chuẩn MPEG-2 hoặc MPEG-4;
- Phần thu: Từ 01 tháng 01 năm 2013, các thiết bị thu truyền hình số được sản xuất và nhập khẩu phải tuân theo tiêu chuẩn MPEG-4 có hỗ trợ thu MPEG-2.
2. Đến năm 2020
c) Từ 01 tháng 01 năm 2016 áp dụng thống nhất tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất trên cơ sở tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T, tiêu chuẩn mã hóa tín hiệu hình ảnh và âm thanh MPEG-4 và phiên bản tiếp theo của các tiêu chuẩn trên.
1. Bảo đảm không làm gián đoạn các kênh chương trình truyền hình, đặc biệt là các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu.
2. Sử dụng chung hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất do các doanh nghiệp truyền dẫn, phát sóng truyền hình thiết lập giữa các đài truyền hình ở trung ương và địa phương trên cơ sở đảm bảo lợi ích tổng thể và lâu dài của cả hệ thống truyền hình.
3. Thực hiện kế hoạch số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất theo nguyên tắc: Các khu vực có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao, khan hiếm tần số sẽ triển khai chuyển đổi trước; các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hơn, có đủ tần số để phân bổ sẽ triển khai chuyển đổi sau. Kết hợp việc thực hiện lộ trình số hóa tại các khu vực theo kế hoạch đề ra với việc khuyến khích các doanh nghiệp triển khai sớm hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số tại các khu vực khác trên cơ sở năng lực của doanh nghiệp và điều kiện thị trường.
5. Huy động mọi nguồn lực của xã hội, doanh nghiệp và một phần ngân sách nhà nước để thực hiện kế hoạch số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất.
6. Tận dụng tối đa hạ tầng truyền hình đã được đầu tư để thực hiện kế hoạch số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất.
1. Nhóm địa phương thực hiện kế hoạch số hóa
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phân chia thành bốn (04) nhóm sau đây, để thực hiện kế hoạch số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên cơ sở trình độ phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện truyền sóng vô tuyến điện và khả năng phân bổ tần số tại địa phương:
a) Nhóm I: Hà Nội (cũ), thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ;
d) Nhóm IV: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông.
a) Giai đoạn I
- Từ năm 2012 đến năm 2015, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc và khu vực có trách nhiệm triển khai và hoàn thành việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các thành phố thuộc nhóm I để chuyển tải các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của các đài truyền hình trung ương và địa phương trên địa bàn;
- Căn cứ vào tình hình triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình, các đài truyền hình trung ương và địa phương thực hiện việc phát sóng song song các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất và truyền hình tương tự mặt đất tại các thành phố thuộc nhóm I;
- Trước ngày 31 tháng 12 năm 2015, các đài truyền hình trung ương và địa phương kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hoàn toàn sang phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các thành phố thuộc nhóm I;
- Các đài truyền hình trung ương có giải pháp phù hợp để tiếp tục phủ sóng các kênh chương trình truyền hình tương tự, phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu tại các tỉnh, thành phố lân cận với các thành phố thuộc nhóm I bị ảnh hưởng bởi việc ngừng phát sóng truyền hình tương tự tại các thành phố này.
b) Giai đoạn II
- Từ năm 2013 đến năm 2016, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc và khu vực có trách nhiệm triển khai và hoàn thành việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh, thành phố thuộc nhóm II để chuyển tải các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của các đài truyền hình trung ương và địa phương trên địa bàn;
- Căn cứ vào tình hình triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình, các đài truyền hình trung ương và địa phương thực hiện việc phát sóng song song các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất và truyền hình tương tự mặt đất tại các tỉnh, thành phố thuộc nhóm II;
- Trước ngày 31 tháng 12 năm 2016, các đài truyền hình trung ương và địa phương kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hoàn toàn sang phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh, thành phố thuộc nhóm II;
- Các đài truyền hình trung ương có giải pháp phù hợp để tiếp tục phủ sóng các kênh chương trình truyền hình tương tự, phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu tại các tỉnh lân cận với các tỉnh thuộc nhóm II bị ảnh hưởng bởi việc ngừng phát sóng truyền hình tương tự tại các tỉnh này.
c) Giai đoạn III
- Căn cứ vào tình hình triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình, các đài truyền hình trung ương và địa phương thực hiện việc phát sóng song song các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất và truyền hình tương tự mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm III;
d) Giai đoạn IV
- Căn cứ vào tình hình triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình, các đài truyền hình trung ương và địa phương thực hiện việc phát sóng song song các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất và truyền hình tương tự mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm IV;
1. Nhóm giải pháp về thông tin, tuyên truyền:
a) Tổ chức thông tin, tuyên truyền về kế hoạch số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; các phương tiện quảng cáo tại nơi đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng và các hoạt động văn hóa, thông tin cơ sở;
b) Tổ chức phát sóng thường xuyên vào thời gian thích hợp trên đài truyền hình, đài phát thanh thông báo chính thức về thời điểm, lộ trình kết thúc truyền hình tương tự để chuyển sang truyền hình số tại địa phương;
c) Xây dựng hệ thống thông tin (điện thoại, hộp thư, trang thông tin điện tử) hỗ trợ cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, người dân thực hiện việc chuyển đổi từ truyền hình tương tự sang truyền hình số;
d) Yêu cầu các quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và phân phối thiết bị thu, phát truyền hình; các quảng cáo, giới thiệu dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình phải kèm theo thông tin về kế hoạch số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất;
đ) Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề về kế hoạch số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất để nâng cao nhận thức và khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân tích cực tham gia thực hiện.
2. Nhóm giải pháp về thị trường và dịch vụ:
a) Thực hiện việc cấp phép cho các doanh nghiệp đủ điều kiện thiết lập hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất theo quy định của Luật Viễn thông, Luật Tần số Vô tuyến điện và Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình để hình thành thị trường truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất với quy mô tối đa 03 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn quốc và 05 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên phạm vi vùng, theo nguyên tắc các mạng truyền dẫn, phát sóng truyền hình vùng không phủ sóng trùng hoặc chồng lấn nhau về địa lý, nhằm tránh đầu tư lãng phí và đảm bảo khai thác hiệu quả hạ tầng kỹ thuật.
b) Thúc đẩy việc sử dụng các phương thức truyền dẫn, phát sóng truyền hình khác để đẩy nhanh lộ trình số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất:
- Tạo điều kiện cho việc triển khai các hệ thống truyền hình cáp, truyền hình internet tại các đô thị, các khu dân cư trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ;
- Ưu tiên sử dụng vệ tinh viễn thông của Việt Nam với giá cước hợp lý trên cơ sở giá thành để quảng bá và trao đổi chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu, có kết hợp sử dụng vệ tinh khu vực và quốc tế để phát sóng các chương trình truyền hình cho phép phát sóng qua vệ tinh.
c) Các doanh nghiệp có giấy phép cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình cáp, truyền hình số mặt đất có trách nhiệm:
- Phủ sóng truyền hình mặt đất và cung cấp dịch vụ ở địa phương nào thì phải dành dung lượng để truyền tải các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu, bảo đảm trên địa bàn có ít nhất một mạng truyền dẫn, phát sóng số chuyển tải các kênh chương trình này;
- Không khóa mã các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu để đảm bảo tất cả thiết bị thu hình số (máy thu hình số, đầu thu truyền hình số) đều thu được các kênh chương trình này của các mạng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất khác nhau.
3. Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực:
a) Thành lập Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam đến năm 2020 để thống nhất và tập trung chỉ đạo triển khai đề án trên cả nước, bao gồm: Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - Trưởng Ban Chỉ đạo, 01 Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - Phó trưởng Ban Chỉ đạo, đại diện lãnh đạo của Bộ, Ban, ngành có liên quan - Ủy viên Ban Chỉ đạo;
Sử dụng bộ máy hiện có của Bộ Thông tin và Truyền thông để giúp việc Ban Chỉ đạo.
b) Từng bước sắp xếp lại bộ phận truyền dẫn, phát sóng của các đài phát thanh - truyền hình địa phương theo lộ trình số hóa với các nội dung sau:
- Về nhân lực bộ phận truyền dẫn, phát sóng: từng bước thực hiện tinh giảm biên chế và đào tạo lại cán bộ phù hợp với lộ trình số hóa để có thể đáp ứng yêu cầu tổ chức lại bộ máy của đài theo hướng tập trung vào nhiệm vụ sản xuất nội dung chương trình sau khi kết thúc truyền hình tương tự tại địa phương;
- Về cơ sở hạ tầng truyền dẫn, phát sóng: trong giai đoạn phát song song truyền hình tương tự và số mặt đất trên địa bàn chỉ cho phép đầu tư để nâng cấp, sửa chữa, bảo dưỡng đối với các máy phát tương tự hiện có, trừ trường hợp đặc biệt cần thiết đầu tư mới cho những khu vực chưa được phủ sóng truyền hình để phát các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu hoặc thay thế các máy phát đã hỏng. Nhằm sử dụng hiệu quả hạ tầng đã đầu tư, sau khi kết thúc truyền hình tương tự, các đài truyền hình có thể cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất thuê lại cơ sở hạ tầng kỹ thuật thụ động hiện có (nhà, cột anten) trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên.
4. Nhóm giải pháp về công nghệ và tiêu chuẩn:
c) Quy hoạch tần số cho truyền hình số mặt đất trên cơ sở ưu tiên áp dụng công nghệ mới, sử dụng mạng đơn tần, kỹ thuật ghép kênh tần số liền kề và những kỹ thuật khác nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên tần số vô tuyến điện; kết hợp sử dụng mạng đa tần, mạng đơn tần diện rộng và mạng đơn tần cục bộ, phù hợp với điều kiện thực tế.
5. Nhóm giải pháp về tài chính:
a) Doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất các máy phát, máy thu truyền hình số, đầu thu truyền hình số và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số đáp ứng điều kiện doanh nghiệp công nghệ cao và các quy định trong Luật Chuyển giao công nghệ được hưởng ưu đãi về tài chính, về thuế theo quy định của pháp luật về tài chính, thuế và pháp luật về công nghệ cao, pháp luật về chuyển giao công nghệ; nghiên cứu bổ sung đầu thu truyền hình số, máy thu truyền hình số, truyền hình độ phân giải cao và lập thể vào chương trình sản phẩm đầu tư trọng điểm;
c) Sử dụng kinh phí từ Quỹ dịch vụ viễn thông công ích theo kế hoạch số hóa truyền hình mặt đất để:
- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đầu tư triển khai các máy phát số để phát các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới, hải đảo;
- Hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình chính sách;
d) Xây dựng các chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trong giai đoạn 2011 - 2020, trong đó xác định rõ thời gian, khu vực, đối tượng và kinh phí hỗ trợ để thực hiện kế hoạch số hóa truyền hình mặt đất.
1. Ban Chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam:
a) Giúp Thủ tướng Chính phủ:
- Thống nhất chỉ đạo việc thực hiện Đề án số hóa truyền hình mặt đất trên phạm vi cả nước;
- Quyết định thời điểm kết thúc truyền hình tương tự mặt đất để chuyển sang truyền hình số mặt đất trên phạm vi cả nước.
b) Chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương phối hợp tổ chức thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất; kiểm soát, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững cho các doanh nghiệp tham gia truyền dẫn, phát sóng số theo đúng Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020, Đề án số hóa và Quy hoạch về tần số vô tuyến điện về phát thanh, truyền hình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Quyết định thời điểm kết thúc truyền hình tương tự mặt đất để chuyển sang truyền hình số mặt đất tại từng địa phương;
d) Tổng kết, đánh giá và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Đề án số hóa truyền hình mặt đất theo từng giai đoạn, để điều chỉnh, bổ sung lộ trình số hóa cho phù hợp với thực tế.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông:
a) Giúp Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo tổ chức triển khai và theo dõi việc thực hiện Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo thời điểm kết thúc truyền hình tương tự mặt đất trên phạm vi cả nước và từng địa phương;
c) Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung, sửa đổi Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2004 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích theo hướng bổ sung đối tượng, khu vực và nhiệm vụ của Quỹ nhằm hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch số hóa truyền hình mặt đất;
d) Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trong giai đoạn 2011 - 2020, trong đó xác định rõ thời gian, khu vực, đối tượng và kinh phí hỗ trợ để thực hiện kế hoạch số hóa truyền hình mặt đất;
đ) Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch hệ thống các đài phát thanh, truyền hình Việt Nam đến năm 2020 theo hướng đổi mới tổ chức bộ máy phù hợp với lộ trình số hóa;
e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về việc sử dụng tiền đấu giá tần số để thực hiện kế hoạch số hóa truyền hình mặt đất;
g) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về truyền hình số; xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền công bố tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về truyền hình số theo quy định của pháp luật;
i) Quy định điều kiện kết thúc truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hoàn toàn sang truyền hình số mặt đất tại các địa phương và trên phạm vi cả nước;
k) Quy định danh mục các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu;
l) Xây dựng và triển khai đề án thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các cơ quan đơn vị và người dân về số hóa truyền hình mặt đất;
m) Quy định điều kiện, hình thức và tổ chức việc cấp phép cho các doanh nghiệp thiết lập mạng viễn thông, cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất;
n) Xây dựng và ban hành Quy hoạch tần số cho truyền hình số mặt đất;
o) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình trong việc triển khai thực hiện lộ trình số hóa;
p) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền, trên cơ sở đó người dân có thể tự mua thiết bị thu vệ tinh để thu chương trình của các đài truyền hình trung ương và địa phương phát sóng trên vệ tinh.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, tổ chức thực hiện đối với các doanh nghiệp ứng dụng và sản xuất các thiết bị thu, phát và chuyển đổi sử dụng trong truyền hình số mặt đất, thu, phát sử dụng công nghệ truyền hình số vệ tinh thế hệ thứ 2 theo Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2010 và Quyết định số 55/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về truyền hình số; xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về truyền hình số theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính trong việc huy động các nguồn vốn cho việc đầu tư phát triển hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch bảo đảm kinh phí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án theo Phụ lục kèm theo quyết định này.
5. Bộ Tài chính:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn áp dụng mức ưu đãi theo quy định của Luật Công nghệ cao đối với các doanh nghiệp ứng dụng và sản xuất các thiết bị thu, phát và chuyển đổi sử dụng công nghệ truyền hình số mặt đất, thu, phát sử dụng công nghệ số vệ tinh thế hệ thứ 2;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan kiểm soát việc nhập khẩu vào thị trường Việt Nam các máy phát, máy thu truyền hình số, đầu thu truyền hình số theo tiêu chuẩn và quy chuẩn do Nhà nước quy định.
6. Bộ Công Thương:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện kiểm tra, giám sát việc kinh doanh trên thị trường các máy phát, máy thu truyền hình số, đầu thu truyền hình số theo tiêu chuẩn và quy chuẩn do Nhà nước quy định.
a) Thành lập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình trực thuộc Đài để tham gia kinh doanh hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình; tổ chức truyền dẫn, phát sóng các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của trung ương và địa phương theo yêu cầu của Nhà nước trên phạm vi cả nước;
b) Triển khai xây dựng hạ tầng mạng truyền dẫn, phát sóng số mặt đất theo kế hoạch số hóa.
8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
b) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện chương trình hỗ trợ đầu thu truyền hình số tại địa phương.
9. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất:
a) Căn cứ vào Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình và Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất được phê duyệt, các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch số hóa hạ tầng truyền dẫn, phát sóng của mình để bảo đảm mục tiêu phủ sóng và phù hợp với lộ trình số hóa;
b) Đầu tư xây dựng hạ tầng và cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất đến cấp huyện theo kế hoạch số hóa hạ tầng truyền dẫn, phát sóng của doanh nghiệp;
c) Đẩy mạnh việc dùng chung cơ sở hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất với các đài phát thanh, truyền hình địa phương theo kế hoạch số hóa.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Tổng Giám đốc và Giám đốc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, ĐỀ ÁN SỐ HÓA TRUYỀN DẪN, PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH MẶT ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tên chương trình/đề án/dự án |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Nguồn vốn |
Thời gian thực hiện |
Kinh phí |
1 |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Bộ Tài chính, UBND tỉnh, thành phố |
Quỹ dịch vụ viễn thông công ích |
2011 - 2020 |
1.710 |
|
2 |
VTV, VTC, AVG và các doanh nghiệp TDPSTH vùng |
Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
2011 - 2020 |
|||
ODA và ngân sách (vùng công ích, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới, hải đảo) |
2011 - 2020 |
733 |
||||
3 |
Đề án điều tra phương thức thu xem truyền hình và đối tượng hỗ trợ |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh, thành phố |
2011 - 2020 |
||
4 |
Đề án thông tin, tuyên truyền về số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Cơ quan thông tin đại chúng |
Ngân sách nhà nước/Quỹ dịch vụ viễn thông công ích |
2011 - 2020 |
|
|
Tổng kinh phí |
|
|
|
|
Quyết định 20/2011/QĐ-TTg về Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền Ban hành: 24/03/2011 | Cập nhật: 30/03/2011
Quyết định 55/2010/QĐ-TTg thẩm quyền, trình tự, thủ tục chứng nhận tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao và công nhận doanh nghiệp công nghệ cao Ban hành: 10/09/2010 | Cập nhật: 13/09/2010
Quyết định 49/2010/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển Ban hành: 19/07/2010 | Cập nhật: 22/07/2010
Quyết định 22/2009/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020 Ban hành: 16/02/2009 | Cập nhật: 24/02/2009
Quyết định 191/2004/QĐ-TTg về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam Ban hành: 08/11/2004 | Cập nhật: 07/12/2012