Quyết định 1508/QĐ-BHXH năm 2015 quy định về đánh giá, phân loại công, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội
Số hiệu: | 1508/QĐ-BHXH | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bảo hiểm xã hội Việt Nam | Người ký: | Nguyễn Thị Minh |
Ngày ban hành: | 16/12/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Cán bộ, công chức, viên chức, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1508/QĐ-BHXH |
Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2015 |
QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC HÀNG NĂM NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI
TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15/11/2010;
Căn cứ Nghị định số 05/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức cán bộ,
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quyết định quy định về đánh giá, phân loại công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định việc tổ chức đánh giá, phân loại công chức, viên chức và người lao động trong ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) hàng năm và theo yêu cầu công tác tổ chức cán bộ.
2. Đối tượng áp dụng
- Công chức, viên chức;
- Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.
- Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức và người lao động bảo đảm khách quan, toàn diện, cụ thể và thực chất; lấy kết quả, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, công vụ làm thước đo chủ yếu để đánh giá.
- Kết quả đánh giá là căn cứ để quy hoạch, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, tinh giản biên chế và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với công chức, viên chức và người lao động.
1. Việc đánh giá công chức, viên chức và người lao động (sau đây gọi chung là công chức, viên chức) phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc đánh giá cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người được đánh giá.
Việc đánh giá, phân loại công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị được giao quản lý, phụ trách. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
2. Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác và không nể nang, thiên vị, trù dập, hình thức.
3. Người có thẩm quyền hoặc người được giao thẩm quyền đánh giá theo phân công, phân cấp phải chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức của đơn vị mình; thực hiện nguyên tắc dân chủ, công khai đối với công chức, viên chức được đánh giá.
Điều 4. Thời gian và thời điểm đánh giá, phân loại
1. Thời gian đánh giá: Từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.
2. Thời điểm đánh giá: Thực hiện trong tháng 12 hàng năm.
Mục II: ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI HÀNG NĂM ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC
Việc đánh giá công chức được thực hiện theo các nội dung sau:
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Tiến độ và kết quả lãnh đạo, quản lý, tổ chức, điều hành;
- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
- Thái độ phục vụ Nhân dân;
- Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;
- Năng lực lãnh đạo, quản lý;
- Thái độ công tâm, khách quan; Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức, viên chức.
* Căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức được phân loại theo các mức như sau:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Hoàn thành nhiệm vụ.
- Không hoàn thành nhiệm vụ.
* Tiêu chí phân loại công chức thực hiện theo quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21 Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ và trên cơ sở xếp loại công chức hàng quý. Quy định cụ thể về đánh giá, xếp loại công chức hàng quý do BHXH Việt Nam, đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam (sau đây gọi là đơn vị trực thuộc) và BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là BHXH tỉnh) ban hành.
Điều 7. Trình tự, thủ tục đánh giá
Trình tự, thủ tục đánh giá công chức là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng đơn vị trực thuộc và Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH tỉnh thực hiện như sau:
1. Công chức viết báo cáo tự nhận xét, đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao (Mẫu số 1 kèm theo). Báo cáo này được trình bày trước cuộc họp kiểm điểm công tác hàng năm của đơn vị trực thuộc hoặc BHXH tỉnh.
2. Các thành viên tham dự cuộc họp nhận xét, đóng góp ý kiến và tham gia đánh giá, phân loại bằng hình thức bỏ phiếu kín. Ý kiến nhận xét, góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp.
Thành phần tham dự cuộc họp gồm: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, cấp trưởng các đơn vị cấu thành và đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên; đối với đơn vị trực thuộc không có cơ cấu cấp phòng, thì thành phần dự cuộc họp gồm toàn thể công chức, viên chức thuộc đơn vị đó.
3. Thẩm quyền đánh giá, phân loại:
3.1. Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đánh giá, quyết định phân loại Thủ trưởng đơn vị trực thuộc và Giám đốc BHXH tỉnh sau khi tham khảo ý kiến của Phó Tổng Giám đốc phụ trách, biên bản nhận xét, góp ý của tập thể đơn vị, kết quả bỏ phiếu đánh giá, phân loại của tập thể đơn vị và văn bản đánh giá, nhận xét của cấp ủy đảng cùng cấp nơi công chức công tác.
3.2. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc hoặc Giám đốc BHXH tỉnh đánh giá, quyết định xếp loại đối với cấp phó của mình sau khi tham khảo biên bản nhận xét, góp ý của tập thể đơn vị, kết quả bỏ phiếu đánh giá, phân loại của tập thể đơn vị và văn bản đánh giá, nhận xét của cấp ủy đảng cùng cấp nơi công chức công tác.
Điều 8. Thông báo kết quả và lưu giữ tài liệu đánh giá, phân loại công chức.
1. Kết quả đánh giá, phân loại công chức phải được thông báo cho công chức sau 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận của người có thẩm quyền đánh giá.
- Trường hợp công chức không nhất trí với kết quả đánh giá, phân loại thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
2. Kết quả đánh giá, phân loại công chức được thể hiện bằng văn bản và được lưu vào hồ sơ công chức theo quy định.
Mục III: ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI HÀNG NĂM ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC
1. Việc đánh giá viên chức được thực hiện theo các nội dung sau:
- Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;
- Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;
- Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ Nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức; việc thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.
- Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.
2. Đối với viên chức quản lý, ngoài những nội dung trên còn được đánh giá theo các nội dung sau:
- Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
- Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
* Căn cứ vào kết quả đánh giá, viên chức được phân loại theo các mức như sau:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Hoàn thành nhiệm vụ.
- Không hoàn thành nhiệm vụ.
* Tiêu chí phân loại viên chức thực hiện theo quy định tại các Điều 25, 26, 27, 28 của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ và trên cơ sở kết quả xếp loại viên chức hàng quý. Quy định cụ thể về đánh giá, xếp loại viên chức hàng quý do BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh và đơn vị trực thuộc ban hành trong các văn bản riêng.
Điều 11. Trình tự, thủ tục đánh giá
1. Đối với viên chức quản lý bao gồm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng đơn vị trực thuộc, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các Phòng nghiệp vụ, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng BHXH tỉnh (sau đây gọi chung là Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng), Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là BHXH huyện):
1.1. Viên chức quản lý viết báo cáo tự nhận xét, đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao (Mẫu số 2 kèm theo). Báo cáo này được trình bày trước cuộc họp kiểm điểm công tác hàng năm của đơn vị.
1.2. Các thành viên tham dự cuộc họp nhận xét, đóng góp ý kiến và tham gia đánh giá, phân loại bằng hình thức bỏ phiếu kín. Ý kiến nhận xét, góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp.
Thành phần tham dự cuộc họp: Đối với BHXH huyện có thành lập Tổ Nghiệp vụ, thành phần gồm Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH huyện, Tổ trưởng các Tổ Nghiệp vụ, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên; đối với đơn vị trực thuộc không có cơ cấu cấp phòng, Phòng nghiệp vụ, BHXH huyện chưa thành lập Tổ Nghiệp vụ, thì thành phần dự cuộc họp gồm toàn thể công chức, viên chức thuộc đơn vị đó.
1.3. Thẩm quyền đánh giá, phân loại:
a/ Thủ trưởng đơn vị trực thuộc hoặc giám đốc BHXH tỉnh nhận xét về kết quả tự đánh giá của viên chức là Trưởng phòng, Giám đốc BHXH huyện đánh giá những ưu điểm, hạn chế, quyết định phân loại viên chức sau khi tham khảo ý kiến của cấp phó phụ trách, biên bản nhận xét, góp ý của tập thể đơn vị, kết quả bỏ phiếu đánh giá, phân loại của tập thể đơn vị và ý kiến của cấp ủy đảng cùng cấp nơi viên chức quản lý công tác.
b/ Thủ trưởng đơn vị thuộc hoặc Giám đốc BHXH tỉnh hoặc người được Thủ trưởng đơn vị trực thuộc, Giám đốc BHXH tỉnh giao thẩm quyền đánh giá viên chức nhận xét về kết quả tự đánh giá của viên chức là Phó Trưởng phòng, Phó Giám đốc BHXH huyện, đánh giá những ưu điểm, hạn chế, quyết định phân loại viên chức sau khi tham khảo biên bản nhận xét, góp ý của tập thể đơn vị, kết quả bỏ phiếu đánh giá, phân loại của tập thể đơn vị và ý kiến của cấp ủy đảng cùng cấp nơi viên chức quản lý công tác.
2. Đối với Tổ trưởng, Phó Tổ trưởng Tổ Nghiệp vụ, Kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) thuộc BHXH huyện và viên chức không giữ chức vụ quản lý thuộc các đơn vị trong toàn Ngành:
2.1. Viên chức viết báo cáo kiểm điểm tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao (Mẫu số 2 kèm theo). Báo cáo này được trình bày trước cuộc họp kiểm điểm công tác hàng năm của đơn vị.
2.2. Các thành viên tham dự cuộc họp nhận xét, đóng góp ý kiến. Ý kiến nhận xét, góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp.
2.3. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc hoặc Giám đốc BHXH tỉnh hoặc người được Thủ trưởng đơn vị trực thuộc, Giám đốc BHXH tỉnh giao thẩm quyền đánh giá viên chức nhận xét về kết quả tự đánh giá của viên chức, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của viên chức trong công tác, quyết định phân loại viên chức sau khi tham khảo biên bản nhận xét, góp ý của tập thể đơn vị.
3. Đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
- Thực hiện tương tự như trình tự, thủ tục đánh giá đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 12. Thông báo kết quả và lưu giữ tài Iiệu đánh giá, phân loại viên chức
1. Kết quả đánh giá, phân loại viên chức phải được thông báo cho viên chức sau 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận của người có thẩm quyền đánh giá.
- Trường hợp viên chức không nhất trí với kết quả đánh giá, phân loại thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
2. Kết quả đánh giá, phân loại viên chức được thể hiện bằng văn bản, được công khai tại đơn vị sử dụng viên chức và lưu vào hồ sơ viên chức theo quy định.
Điều 13. Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc
Thực hiện và gửi Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức kèm Báo cáo tự nhận xét, đánh giá của công chức, viên chức thuộc đơn vị về Ban Tổ chức cán bộ để tổng hợp và lưu giữ (riêng đối với các đơn vị sự nghiệp, Báo cáo tự nhận xét, đánh giá của viên chức được lưu trong hồ sơ viên chức của đơn vị theo phân cấp quản lý hồ sơ).
Điều 14. Trách nhiệm của BHXH tỉnh
Thực hiện và gửi Báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức (theo biểu mẫu báo cáo gửi kèm) kèm Báo cáo tự nhận xét, đánh giá của Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH tỉnh (bản gốc) về BHXH Việt Nam (qua Ban Tổ chức cán bộ) để tổng hợp và lưu giữ.
Điều 15. Trách nhiệm của Ban Tổ chức cán bộ
1. Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu trình Tổng Giám đốc xem xét đánh giá, phân loại công chức đối với Giám đốc BHXH tỉnh và Thủ trưởng đơn vị trực thuộc.
2. Tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức hàng năm toàn Ngành; Lưu giữ hồ sơ đánh giá, phân loại công chức, viên chức theo quy định.
Các đơn vị trực thuộc và BHXH tỉnh gửi Báo cáo chậm nhất trước ngày 20/01 hàng năm để BHXH Việt Nam tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức trong toàn Ngành báo cáo Bộ Nội vụ và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Điều 17. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Quyết định này bãi bỏ Điều 17 Quyết định số 345/QĐ-BHXH ngày 10/4/2013 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quy định quản lý và phân cấp quản lý đối với công chức, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Điều 9 Quyết định số 981/QĐ-BHXH ngày 03/9/2013 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quy định về phân cấp quản lý công chức, viên chức và lao động hợp đồng cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Công văn số 5173/BHXH-TCCB ngày 20/12/2013 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn đánh giá, phân loại công chức, viên chức.
Điều 18. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện theo quy định tại Nghị định số 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TỔNG GIÁM ĐỐC |
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT
Năm 20...
Họ và tên:
Chức vụ, công việc được giao:
Đơn vị công tác:
Ngạch công chức: Bậc: Hệ số:
I. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
1. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế cua cơ quan, đơn vị.
2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc:
3. Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
4. Tiến độ và kết quả lãnh đạo, quản lý, tổ chức, điều hành:
5. Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ:
6. Thái độ phục vụ Nhân dân:
7. Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý:
8. Năng lực lãnh đạo, quản lý:
9. Thái độ công tâm, khách quan; Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức, viên chức:
II. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC (Cá nhân tự nhận xét)
1. Tự nhận xét ưu, nhược điểm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Tự đánh giá, phân loại:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ □
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ □
- Hoàn thành nhiệm vụ □
- Không hoàn thành nhiệm vụ □
|
Ngày tháng năm 20... |
III. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ ĐƠN VỊ
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
|
Ngày tháng năm 20... |
IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC (theo thẩm quyền được phân cấp)
1. Nhận xét ưu, nhược điểm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Đánh giá mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ □
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ □
- Hoàn thành nhiệm vụ □
- Không hoàn thành nhiệm vụ □
|
Ngày tháng năm 20... |
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT
Năm 20…
Họ và tên:
Chức danh nghề nghiệp:
Đơn vị công tác:
Hạng chức danh nghề nghiệp (Ngạch): Bậc: Hệ số lương:
I. PHẦN ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động đã ký kết:
2. Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp:
3. Việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ Nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức:
4. Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức:
II. PHẦN ĐÁNH GIÁ DÀNH RIÊNG CHO VIÊN CHỨC QUẢN LÝ
5. Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ:
6. Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách:
III. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC (Cá nhân tự nhận xét)
1. Tự nhận xét ưu, nhược điểm:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Tự đánh giá, phân loại:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ □
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ □
- Hoàn thành nhiệm vụ □
- Không hoàn thành nhiệm vụ □
|
Ngày tháng năm 20... |
IV. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ ĐƠN VỊ SỬ DỤNG VIÊN CHỨC VÀ THỦ TRƯỞNG TRỰC TIẾP
1. Ý kiến của tập thể đơn vị:...............................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Nhận xét của lãnh đạo trực tiếp sử dụng viên chức:.........................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
|
Ngày tháng năm 20... |
VI. ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI VIÊN CHỨC (theo thẩm quyền được phân công, phân cấp)
1. Nhận xét ưu, nhược điểm
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
2. Đánh giá mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ □
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ □
- Hoàn thành nhiệm vụ □
- Không hoàn thành nhiệm vụ □
|
Ngày tháng năm 20... |
Nghị định 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức Ban hành: 09/06/2015 | Cập nhật: 11/06/2015
Công văn 5173/BHXH-TCCB năm 2013 hướng dẫn đánh giá, phân loại công, viên chức do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Ban hành: 20/12/2013 | Cập nhật: 24/12/2013
Quyết định 345/QĐ-BHXH năm 2013 quy định về quản lý và phân cấp quản lý đối với công, viên chức thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Ban hành: 10/04/2013 | Cập nhật: 18/04/2013