Quyết định 01/2016/QĐ-TTg về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai
Số hiệu: 01/2016/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 19/01/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 07/02/2016 Số công báo: Từ số 167 đến số 168
Lĩnh vực: Môi trường, Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2016/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ CƠ CHẾ, QUY TRÌNH HỖ TRỢ KINH PHÍ CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Phòng, chng thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về cơ chế, quy trình htrợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

a) Quyết định này quy định về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai;

b) Thiên tai quy định tại quyết định này được thực hiện theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống thiên tai;

c) Thiệt hại do thiên tai gây ra thuộc trách nhiệm của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định tại Điều 30 Luật Phòng, chống thiên tai;

d) Thiệt hại do thiên tai gây ra đối với các Bộ, ngành không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định này; các Bộ, ngành báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bị thiệt hại do thiên tai theo quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quy trình hỗ trợ kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai.

Điều 2. Căn cứ hỗ trợ

1. Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

2. Báo cáo của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về thiệt hại do thiên tai gây ra thuộc trách nhiệm khắc phục hậu quả thiên tai của địa phương; nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ của các địa phương; huy động nguồn lực ở địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai (Dự phòng ngân sách địa phương; Quỹ phòng, chống thiên tai; nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật); đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai.

3. Dự phòng ngân sách địa phương bố trí dự toán, dự phòng ngân sách địa phương đã sử dụng, dự phòng ngân sách địa phương còn lại đến thời điểm bị thiên tai.

4. Dự phòng ngân sách trung ương còn lại đến thời điểm xét hỗ trợ các địa phương bị thiên tai.

Điều 3. Quy trình hỗ trợ

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Báo cáo tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và đề xuất phương án khắc phục gửi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và các Bộ, ngành liên quan theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai.

b) Báo cáo về dự phòng ngân sách địa phương, dự phòng đã sử dụng và dự phòng còn lại đến thời điểm bị thiên tai gửi Bộ Tài chính.

2. Bộ Tài chính tổng hợp tình hình dự phòng của các địa phương; phân loại nhóm các địa phương về khả năng ngân sách; dự phòng ngân sách trung ương.

3. Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổng hợp thiệt hại, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ của các địa phương đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí cho các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai.

4. Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ kinh phí cho các địa phương trên cơ sở văn bản đề xuất của Trưởng ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai và ý kiến của các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan.

5. Trường hợp khẩn cấp, Bộ Tài chính thực hiện tạm ứng ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 4. Nguyên tắc, cơ chế hỗ trợ kinh phí

1. Về hỗ trợ dân sinh, khôi phục cơ sở hạ tầng:

a) Chỉ xem xét hỗ trợ từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương đối với những địa phương có mức thiệt hại lớn vượt quá khả năng cân đối ngân sách địa phương.

b) Căn cứ tình hình thiệt hại, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và đề xuất phương án khắc phục của địa phương; Quỹ phòng, chống thiên tai và nguồn tài chính hợp pháp khác; dự phòng ngân sách địa phương, dự phòng ngân sách trung ương còn lại; việc hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai cho các địa phương được phân theo các nhóm sau:

- Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách;

- Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương có điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%;

- Các địa phương còn lại, ngân sách địa phương tự đảm bảo kinh phí.

- Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Về hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai:

Thực hiện theo Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 và Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai; và các văn bản khác có liên quan. Trường hợp các văn bản trên được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

Điều 5. Về hỗ trợ thiệt hại do nắng nóng, hạn hán

Thực hiện hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. Trường hợp nắng nóng, hạn hán, xảy ra gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, ngân sách địa phương sau khi bố trí lại ngân sách, dự phòng, quỹ dự trữ tài chính vẫn không đủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, tổng hợp tình hình thiệt hại, nhu cầu kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước của các địa phương, đề xuất phương án hỗ trợ gửi Bộ Tài chính. Trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình sử dụng dự phòng ngân sách địa phương và ngân sách trung ương Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương.

Điều 6. Tchức thực hiện

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp, thống kê, đánh giá thiệt hại, kiểm tra kết quả đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra trước khi báo cáo Thtướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Tổng hp và đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra trong phạm vi cả nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và công bố số liệu thiệt hại do thiên tai gây ra.

2. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổng hợp tình hình thiệt hại, trong đó xác định thiệt hại do thiên tai gây ra thuộc trách nhiệm khắc phục hậu quả thiên tai của địa phương; nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ của các địa phương, nguồn lực địa phương đã sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai và đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương để hỗ trợ các địa phương.

3. Bộ Tài chính:

a) Theo dõi, tổng hợp tình hình sử dụng dự phòng của các địa phương; dự phòng ngân sách trung ương; thực hiện bổ sung kinh phí kịp thời cho các địa phương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra tình hình phân bổ, sử dụng kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai của các địa phương; cuối năm, tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra kết quả thống kê, đánh giá thiệt hại trong phạm vi quản lý và đề xuất phương án khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai.

5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Tổng hợp, báo cáo đánh giá tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và các Bộ, ngành liên quan; báo cáo sử dụng dự phòng ngân sách địa phương theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định này;

b) Chủ động sử dụng ngân sách địa phương, dự phòng ngân sách địa phương, Quỹ phòng chống thiên tai và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để khắc phục hậu quả ngay sau khi thiên tai xảy ra để ổn định đời sống của nhân dân, khôi phục sản xuất.

c) Chậm nhất 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo bổ sung kinh phí từ Bộ Tài chính; báo cáo bằng văn bản gửi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tiếp nhận, phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai; trong đó có kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách trung ương.

d) Thực hiện phân bổ, quản lý và sử dụng kinh phí được hỗ trợ đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, hiệu quả. Trường hợp kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ sử dụng không hết, không đúng đối tượng và nội dung theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện thu hồi về ngân sách trung ương.

Điều 7. Điều khoản thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 3 năm 2016.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND t
nh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, trợ lý TTg, Công báo,
TGĐ Cổng TTĐT Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH.

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.

Xem nội dung VB
Điều 30. Hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai

1. Hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai bao gồm:

a) Tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác và hỗ trợ tâm lý để ổn định đời sống của người dân;

b) Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và đề xuất phương án khắc phục hậu quả;

c) Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu khác để phục hồi sản xuất;

d) Cung ứng vật tư, hàng hóa thiết yếu và thực hiện biện pháp quản lý giá, bình ổn thị trường;

đ) Thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của thiên tai;

e) Sửa chữa, khôi phục, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, thông tin, thủy lợi, điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng công cộng; tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng về phòng, chống thiên tai.

2. Trách nhiệm thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai được quy định như sau:

a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chủ động khắc phục hậu quả thiên tai đối với cơ sở hạ tầng, tài sản thuộc phạm vi quản lý; tham gia hỗ trợ hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai theo sự huy động của cơ quan có thẩm quyền;

b) Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn theo quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chủ động khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi quản lý và tham gia khắc phục hậu quả thiên tai khi có yêu cầu;

d) Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm tổng hợp báo cáo đánh giá thiệt hại và nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ từ các địa phương và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai và báo cáo Chính phủ về biện pháp và nguồn lực để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Quyết định 37/2019/QĐ-TTg

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai (sau đây gọi là Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg)

1. Khoản 2 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Báo cáo của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về thiệt hại do thiên tai gây ra thuộc trách nhiệm khắc phục hậu quả thiên tai của địa phương, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ của các địa phương; huy động nguồn lực của địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai (dự phòng ngân sách địa phương; Quỹ phòng, chống thiên tai; Quỹ dự trữ tài chính; nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật); đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai.”

Xem nội dung VB
- Điều này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Quyết định 37/2019/QĐ-TTg

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai (sau đây gọi là Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg)
...
2. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 3. Quy trình và nội dung hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:

Chỉ đạo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định tại Điều 30 Luật Phòng, chống thiên tai; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định sử dụng từ nguồn lực của địa phương bao gồm: Dự phòng ngân sách địa phương, Quỹ phòng, chống thiên tai, Quỹ dự trữ tài chính, các nguồn lực hợp pháp khác để hỗ trợ dân sinh, khôi phục cơ sở hạ tầng, sản xuất; sử dụng dự toán kinh phí bảo trì đường bộ đã được giao để sửa chữa, khôi phục các công trình đường bộ bị hư hỏng do thiên tai.

a) Tổ chức thực hiện sửa chữa, khôi phục, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội bị hư hỏng nhằm đảm bảo an toàn giao thông, an toàn hồ chứa, đê điều và tưới, tiêu nước đối với công trình thủy lợi, cơ sở khám chữa bệnh và dạy học, khôi phục các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội theo quy định tại Luật Phòng, chống thiên tai.

Đối với việc quản lý đầu tư xây dựng công trình khắc phục hậu quả thiên tai có tính cấp bách: Thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng và khoản 2 Điều 43 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Ngân sách trung ương hỗ trợ nhằm sửa chữa, khôi phục cơ sở hạ tầng hiện có; trường hợp đặc biệt địa phương sửa chữa, khôi phục kết hợp nâng cấp cơ sở hạ tầng, bố trí ngân sách địa phương để thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công.

b) Căn cứ báo cáo về thiệt hại do thiên tai gây ra của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ về dân sinh đối với những hộ bị thiệt hại, bao gồm: hỗ trợ về lương thực; người bị thương nặng; chi phí mai táng cho hộ gia đình có người chết; làm nhà ở, sửa chữa nhà ở theo mức hỗ trợ quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (sau đây gọi là Nghị định số 136/2013/NĐ-CP).

c) Đối với việc hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai (hạ tầng cơ sở, khôi phục sản xuất) cho các đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017 (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con hoặc là công ty có vốn cổ phần chi phối của doanh nghiệp lớn); tổ hợp tác; hợp tác xã, sau khi có ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định chi từ nguồn ngân sách địa phương và nguồn huy động hợp pháp khác (ngân sách trung ương không hỗ trợ) và báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

d) Về hỗ trợ để khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh (sau đây gọi là Nghị định số 02/2017/NĐ-CP).

đ) Căn cứ vào kết quả thực hiện khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai gây ra, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí cho các địa phương. Báo cáo của địa phương bao gồm: Báo cáo biên bản kiểm tra hiện trường; biên bản xác định thiệt hại và nhu cầu kinh phí khắc phục có xác nhận của các thành viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện và các đơn vị có liên quan; các Quyết định của Ủy ban nhân dân địa phương về chi khắc phục hậu quả thiên tai; trong đó cụ thể nguồn vốn đã chi để thực hiện: Dự phòng ngân sách địa phương, Quỹ phòng, chống thiên tai, Quỹ dự trữ tài chính và các nguồn lực hợp pháp khác.

2. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổng hợp thiệt hại, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ của các địa phương và cơ chế hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai về dân sinh và sửa chữa, khôi phục cơ sở hạ tầng quy định tại Điều 4 Quyết định này; cơ chế hỗ trợ khôi phục sản xuất vùng bị thiên tai quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP; đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho các địa phương kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai.

3. Căn cứ văn bản của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và ý kiến của các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan, Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ kinh phí cho các địa phương.

4. Trường hợp thiệt hại lớn, vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương, Bộ Tài chính thực hiện bổ sung một phần kinh phí từ ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.”

Xem nội dung VB
- Điều này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Quyết định 37/2019/QĐ-TTg

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai (sau đây gọi là Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg)
...
3. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 4. Cơ chế trung ương hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Căn cứ quy định tại Điều 2 Quyết định này và đề nghị hỗ trợ của các địa phương tại điểm đ khoản 1 Điều 3 Quyết định này, ngân sách trung ương hỗ trợ về dân sinh và khôi phục cơ sở hạ tầng như sau:

1. Các tỉnh miền núi, Tây Nguyên: Hỗ trợ tối đa 80% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

2. Các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương: Hỗ trợ tối đa 70% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

3. Các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%: Hỗ trợ tối đa 50% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

4. Các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 50% trở lên: Chủ động sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện.

5. Các trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.”

Xem nội dung VB
Điều 3. Mức hỗ trợ

1. Hỗ trợ đối với diện tích cây trồng bị thiệt hại từ 30% trở lên:

a) Diện tích gieo cấy lúa thuần bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 500.000 đồng/ha;

b) Diện tích lúa lai bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 750.000 đồng/ha;

c) Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 500.000 đồng/ha;

d) Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;

2. Hỗ trợ đối với vật nuôi:

a) Thiệt hại do thiên tai

- Gia cầm hỗ trợ từ 7.000 – 15.000 đồng/con giống;

- Lợn hỗ trợ 500.000 đồng/con giống.

- Trâu, bò, ngựa hỗ trợ 2.000.000 đồng/con giống;

- Hươu, nai, cừu, dê hỗ trợ: 1.000.000 đồng/con giống.

b) Thiệt hại do dịch bệnh nguy hiểm: mức hỗ trợ giống thực hiện theo quy định tại Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

3. Hỗ trợ đối với nuôi trồng thủy, hải sản bị thiệt hại từ 30% trở lên:

a) Diện tích nuôi trồng bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng/ha;

b) Lồng, bè nuôi trồng bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng/100m3 lồng; thiệt hại từ 30-70% hỗ trợ từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng/100m3 lồng.

4. Trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản thì mức hỗ trợ tương đương mức hỗ trợ bằng tiền được quy đổi theo giá tại thời điểm hỗ trợ.

*Điều này được sửa đổi bởi Quyết định 49/2012/QĐ-TTg

Nội dung:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh:

“Điều 3. Mức hỗ trợ

1. Hỗ trợ đối với cây trồng bị thiệt hại từ 30% trở lên:

a) Diện tích gieo cấy lúa thuần bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;

b) Diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;

c) Diện tích lúa lai bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;

d) Diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;

đ) Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;

e) Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.

2. Hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm:

a) Thiệt hại do thiên tai

- Gia cầm hỗ trợ từ 10.000 - 20.000 đồng/con;

- Lợn hỗ trợ 750.000 đồng/con;

- Trâu, bò, ngựa hỗ trợ 4.000.000 đồng/con;

- Hươu, nai, cừu, dê hỗ trợ: 2.000.000 đồng/con.

b) Thiệt hại do dịch bệnh nguy hiểm: Mức hỗ trợ giống thực hiện theo quy định tại Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

3. Hỗ trợ đối với nuôi thủy, hải sản:

a) Diện tích nuôi cá truyền thống bị thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ từ 3.000.000 - 7.000.000 đồng/ha; thiệt hại hơn 70% hỗ trợ từ 7.000.000 - 10.000.000 đồng/ha;

b) Diện tích nuôi tôm quảng canh bị thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng/ha;

c) Diện tích nuôi tôm sú thâm canh bị thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ từ 4.00.000 - 6.000.000 đồng/ha; thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng/ha;

d) Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh bị thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng/ha;

đ) Diện tích nuôi ngao bị thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ từ 20.000.000 - 40.000.000 đồng/ha; thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 40.000.000 - 60.000.000 đồng/ha;

e) Diện tích nuôi cá tra bị thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ từ 10.000.000 - 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng/ha;

g) Lồng, bè nuôi bị thiệt hại từ 30 - 70%, hỗ trợ từ 3.000.000 - 7.000.000 đồng/100 m3 lồng; thiệt hại hơn 70%, hỗ trợ từ 7.000.000 - 10.000.000 đồng/100 m3 lồng.

Căn cứ phương thức, đối tượng nuôi, mật độ thả theo định mức nuôi và thiệt hại thực tế về giống, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định hỗ trợ cụ thể cho các hộ bị thiệt hại theo quy định trên và vận dụng hỗ trợ cho các hộ nuôi loại thủy sản cùng nhóm đối tượng nhưng không vượt quá mức hỗ trợ được quy định trên.

4. Trường hợp hỗ trợ bằng hiện vật giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản thì mức hỗ trợ tương đương mức hỗ trợ bằng tiền được quy đổi theo giá tại thời điểm hỗ trợ.”*

Xem nội dung VB
- Điều này được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Quyết định 37/2019/QĐ-TTg

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai (sau đây gọi là Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg)
...
4. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 5. Về hỗ trợ thiệt hại do nắng nóng, hạn hán

Thực hiện theo quy trình, nội dung hỗ trợ và cơ chế trung ương hỗ trợ cho các địa phương theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Quyết định này. Trường hợp phát sinh nhu cầu kinh phí phòng, chống hạn hán vượt quá khả năng cân đối của ngân sách địa phương, Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ từ dự phòng ngân sách trung ương theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Ngân sách nhà nước.”

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Quyết định 37/2019/QĐ-TTg

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai (sau đây gọi là Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg)
...
5. Điểm a ... khoản 5 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Tổng hợp, báo cáo đánh giá tình hình thiệt hại, kết quả thực hiện khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn gửi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và các bộ, ngành liên quan. Các địa phương chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo.

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Quyết định 37/2019/QĐ-TTg

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai (sau đây gọi là Quyết định số 01/2016/QĐ-TTg)
...
5. Điểm ... b khoản 5 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
...
b) Chủ động sử dụng ngân sách địa phương, dự phòng ngân sách địa phương, Quỹ dự trữ tài chính, Quỹ phòng chống thiên tai và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để khắc phục hậu quả ngay sau khi thiên tai xảy ra để ổn định đời sống của nhân dân, khôi phục sản xuất.”

Xem nội dung VB