Nghị quyết 81/2014/QH13 thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014
Số hiệu: 81/2014/QH13 Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 24/11/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 11/01/2015 Số công báo: Từ số 43 đến số 44
Lĩnh vực: Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Nghị quyết số: 81/2014/QH13

Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THI HÀNH LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN

QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1.

Kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2015 đến ngày Luật tổ chức Tòa án nhân dân có hiệu lực thi hành:

1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm rà soát, chuẩn bị về tổ chức bộ máy, nhân sự, cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác để bảo đảm hoạt động của Tòa án nhân dân các cấp theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân;

2. Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hết nhiệm kỳ kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến ngày 01 tháng 6 năm 2015;

3. Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp hết nhiệm kỳ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi được xem xét, bổ nhiệm theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân trước ngày 30 tháng 9 năm 2015;

4. Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4, Điều 24, Điều 70, Điều 71, Điều 72, khoản 2 Điều 95 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân, theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết:

a) Phê chuẩn tổ chức bộ máy; nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao;

b) Thành lập Tòa án nhân dân cấp cao, số lượng Tòa án nhân dân cấp cao, quy định phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của mỗi Tòa án nhân dân cấp cao;

c) Quyết định biên chế, số lượng Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp cao;

d) Ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia;

đ) Quyết định danh sách Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia;

5. Căn cứ quy định tại Điều 34, điểm b khoản 1 Điều 38, Điều 41, khoản 1 Điều 45, Điều 46, khoản 4 Điều 51, khoản 3 Điều 55, khoản 3 Điều 58, Điều 73 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:

a) Ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp; Quy chế tổ chức thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp;

b) Quyết định thành lập các Tòa chuyên trách trong Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương;

c) Quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

Quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ máy giúp việc trong các Tòa án quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

6. Căn cứ quy định tại Điều 67, khoản 4 Điều 68 (trừ điểm a và điểm c), khoản 1 Điều 69 (trừ điểm a) và các quy định khác có liên quan của Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm:

a) Chuẩn bị nhân sự trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

b) Trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp đối với các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã được bổ nhiệm trước ngày 01 tháng 6 năm 2015 nhưng không được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân.

Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã được bổ nhiệm trước ngày Luật tổ chức Tòa án nhân dân có hiệu lực đã có thời gian làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao dưới 05 năm nay được bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp thì được coi là đã giữ ngạch Thẩm phán cao cấp đủ 05 năm.

Điều 2.

Kể từ ngày Luật tổ chức Tòa án nhân dân có hiệu lực:

1. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn cho Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thành lập theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân thực hiện.

Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao, Ủy ban thẩm phán Tòa án quân sự trung ương xét xử bằng Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán theo quy định của các luật tố tụng hiện hành.

Việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao với Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩm phán, của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương với Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm phán được thực hiện khi có quy định của các luật tố tụng mới;

2. Các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao thẩm quyền xét xử phúc thẩm; các Tòa hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chuyển giao thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm cho các Tòa án nhân dân cấp cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thực hiện;

3. Các Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự quân khu và tương đương chuyển giao thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành cho Tòa án quân sự trung ương, Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương.

Các Tòa án quân sự tiếp tục thực hiện thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, quy định tại các điều 3, 4, 5, khoản 1 Điều 26 và khoản 2 Điều 29 của Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự cho đến khi có quy định của Bộ luật tố tụng hình sự mới thay thế các quy định hiện hành này phù hợp với quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân;

4. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án gồm cả Tòa án nhân dân cấp cao.

Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Chánh án Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực;

5. Thẩm quyền xét xử của Tòa gia đình và người chưa thành niên được thực hiện theo quy định của các luật tố tụng mới;

6. Đối với những bản án, quyết định của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự khu vực đã bị kháng nghị thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự quân khu và tương đương nhưng trước ngày 01 tháng 6 năm 2015 mà vụ án chưa được xét xử thì giao cho Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ, Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;

7. Đối với những bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã bị kháng nghị thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm của các Tòa hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động Tòa án nhân dân tối cao nhưng trước ngày 01 tháng 6 năm 2015 mà vụ án chưa được xét xử thì giao cho Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hoặc tái thẩm;

8. Đối với những bản án, quyết định của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, những quyết định của các Tòa hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế, lao động Tòa án nhân dân tối cao, của Tòa án quân sự trung ương đã bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; tái thẩm nhưng trước ngày 01 tháng 6 năm 2015 mà vụ án chưa được xét xử thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;

9. Đối với những bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị trước ngày 01 tháng 6 năm 2015 mà Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa chuyển hồ sơ hoặc đã chuyển hồ sơ cho Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao nhưng chưa được giải quyết thì giao cho Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ giải quyết theo thủ tục phúc thẩm;

10. Đối với các đơn khiếu nại, đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự khu vực theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương nhưng trước ngày 01 tháng 6 năm 2015 mà chưa được giải quyết thì giao cho Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ, Tòa án quân sự trung ương giải quyết;

11. Đối với các đơn khiếu nại, đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao nhưng trước ngày 01 tháng 6 năm 2015 mà chưa được giải quyết thì giao cho Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ giải quyết;

12. Đối với các đơn khiếu nại, đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao nhưng trước ngày 01 tháng 6 năm 2015 mà chưa được giải quyết thì Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục giải quyết;

13. Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán cao cấp được hưởng chế độ lương và phụ cấp của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật hiện hành cho đến khi có chế độ lương và phụ cấp mới.

Điều 3.

1. Tòa án nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tự mình hoặc phối hợp với các cơ quan hữu quan rà soát lại các văn bản pháp luật có liên quan đến Luật tổ chức Tòa án nhân dân để hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo thẩm quyền; đề nghị Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân.

2. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2014.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Sinh Hùng

 

- Nghị quyết này được bổ sung bởi Điều 1 Nghị quyết 75/2019/QH14

Điều 1. Bổ sung Điều 1a vào sau Điều 1 của Nghị quyết số 81/2014/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân

“Điều 1a. Việc áp dụng điểm a khoản 1 Điều 69 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13:

Kể từ ngày 10 tháng 6 năm 2019 đến ngày 01 tháng 02 năm 2022, cho phép Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong đó có từ nguồn Thẩm phán cao cấp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện luật định nhưng chưa đủ 05 năm làm Thẩm phán cao cấp”.

Xem nội dung VB
Điều 4. Thẩm quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án quân sự

1. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân cấp cao và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

...

Điều 24. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao

Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao gồm các vụ và các đơn vị tương đương. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn tổ chức bộ máy; nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trong bộ máy giúp việc.

...

Điều 70. Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia

1. Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia gồm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương, các Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, 01 đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Ban chấp hành Trung ương Hội luật gia Việt Nam.

2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia.

3. Danh sách Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

4. Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Điều 71. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia

1. Xem xét tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm Thẩm phán theo quy định của Luật này để đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:

a) Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

b) Trình Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm Thẩm phán các Tòa án khác.

2. Xem xét việc miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán theo quy định của Luật này để đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:

a) Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

b) Trình Chủ tịch nước quyết định miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Tòa án khác.

3. Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử, lối sống của Thẩm phán.

Điều 72. Thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

2. Hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để xem xét, đưa ra tại phiên họp gần nhất của Quốc hội.

3. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra tờ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

4. Quốc hội xem xét và ra Nghị quyết phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

5. Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

...

Điều 95. Số lượng Thẩm phán, biên chế của Tòa án nhân dân

...

2. Số lượng Thẩm phán Tòa án khác, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án và tổng biên chế của Tòa án nhân dân do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi có ý kiến của Chính phủ.

Xem nội dung VB
- Việc thành lập Tòa án nhân dân cấp cao được hướng dẫn bởi Khoản 2 Chỉ thị 04/2014/CT-CA

Để thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 81/2014/QH13 về việc thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân; Chủ tịch nước đã ban hành Lệnh số 21/2014/L-CTN ngày 04-12-2014 công bố Luật tổ chức Tòa án nhân dân.
...
2. Thành lập các Tòa án nhân dân cấp cao:

Việc thành lập Tòa án nhân dân cấp cao, số lượng các Tòa án nhân dân cấp cao, phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của mỗi Tòa án nhân dân cấp cao phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân; xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và tính chất đặc thù công tác xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao; trên cơ sở cân nhắc số lượng các vụ việc dự kiến phải giải quyết của mỗi Tòa án nhân dân cấp cao, đặc thù địa lý, mật độ dân số, tình hình kinh tế, xã hội của các vùng miền, bảo đảm hoạt động bình thường và có hiệu quả của các Tòa án khi Luật tổ chức Tòa án nhân dân có hiệu lực.

Giao Vụ Tổ chức - Cán bộ chủ trì phối hợp với Viện khoa học xét xử và các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề xuất và xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thành lập các Tòa án nhân dân cấp cao, phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của mỗi Tòa án; biên chế, số lượng Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp cao, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trước ngày 01-02-2015 để tiến hành các thủ tục trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn trước ngày 01-6-2015.

Xem nội dung VB
- Việc chuẩn bị nhân sự để đề xuất làm Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia được hướng dẫn bởi Khoản 4 Chỉ thị 04/2014/CT-CA

Để thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 81/2014/QH13 về việc thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân; Chủ tịch nước đã ban hành Lệnh số 21/2014/L-CTN ngày 04-12-2014 công bố Luật tổ chức Tòa án nhân dân.
...
4. Chuẩn bị nhân sự để đề xuất làm Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia; xây dựng Quy chế làm việc của Hội đồng:

Công tác chuẩn bị nhân sự để đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định làm Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia là hết sức quan trọng, phải được thực hiện chặt chẽ, bảo đảm đúng thành phần, đúng đối tượng theo quy định tại Điều 70 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân. Quy chế làm việc của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia phải bảo đảm rõ ràng, minh bạch, dân chủ và khoa học, tạo cơ sở pháp lý để Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia và từng thành viên của Hội đồng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Giao Vụ Tổ chức - Cán bộ chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành quy trình chuẩn bị nhân sự đề xuất làm Ủy viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia; xây dựng dự thảo Quy chế làm việc của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia và Tờ trình, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trước ngày 01-02-2015 để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trước ngày 01-06-2015.

Xem nội dung VB
Điều 34. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao

1. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao gồm có Văn phòng và các đơn vị khác.

2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các đơn vị khác thuộc bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao.

...

Điều 38. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm:

...

b) Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.

Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Căn cứ quy định tại điểm này và yêu cầu thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức các Tòa chuyên trách;

...

Điều 41. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có Văn phòng, phòng và các đơn vị tương đương.

2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, phòng và các đơn vị tương đương thuộc bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

...

Điều 45. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương

1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể có Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính. Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu, thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách.

...

Điều 46. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

...

Điều 51. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự trung ương

...

4. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong Tòa án quân sự trung ương sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

...

Điều 55. Cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự quân khu và tương đương

...

3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong Tòa án quân sự quân khu và tương đương sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

...

Điều 58. Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự khu vực

...

3. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong Tòa án quân sự khu vực sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

...

Điều 73. Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp

1. Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp gồm Chánh án Tòa án nhân tối cao làm Chủ tịch; 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ là ủy viên.

Danh sách ủy viên Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.

2. Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp;

b) Tổ chức kỳ thi nâng ngạch từ Thẩm phán sơ cấp lên Thẩm phán trung cấp, từ Thẩm phán trung cấp lên Thẩm phán cao cấp;

c) Tổ chức kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 68 của Luật này;

d) Công bố danh sách những người trúng tuyển.

3. Quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp, Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Khoản 5 Chỉ thị 04/2014/CT-CA

Để thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 81/2014/QH13 về việc thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân; Chủ tịch nước đã ban hành Lệnh số 21/2014/L-CTN ngày 04-12-2014 công bố Luật tổ chức Tòa án nhân dân.
...
5. Ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn
Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp; Quy chế tổ chức thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp:

Quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp; Quy chế tổ chức thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp phải bảo đảm quy trình chặt chẽ, minh bạch, công bằng và dân chủ, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn để lựa chọn được những người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp, đồng thời không làm trở ngại cho công tác tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán.

Giao Trường Cán bộ Tòa án chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp; Quy chế tổ chức thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trước ngày 01-02-2015.

Xem nội dung VB
- Việc tổ chức các Tòa chuyên trách trong Tòa án nhân dân tỉnh, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hướng dẫn bởi Khoản 3 Chỉ thị 04/2014/CT-CA

Để thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 81/2014/QH13 về việc thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân; Chủ tịch nước đã ban hành Lệnh số 21/2014/L-CTN ngày 04-12-2014 công bố Luật tổ chức Tòa án nhân dân.
...
3. Tổ chức các Tòa chuyên trách trong Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:

Việc tổ chức các Tòa chuyên trách trong Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải được tổ chức một cách hợp lý, căn cứ vào dự kiến thẩm quyền của từng Tòa chuyên trách, số lượng từng loại vụ việc cụ thể dự kiến phải giải quyết ở mỗi Tòa án (vụ án hình sự; vụ án hành chính; vụ việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động; các vụ việc có liên quan đến người chưa thành niên; việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân) nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án chuyên trách, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án, nhưng đồng thời cũng phải bảo đảm tính hợp lý, tinh gọn, tiết kiệm.

Giao Viện khoa học xét xử chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đề xuất và xây dựng dự thảo Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định trước ngày 01-02-2015.

Xem nội dung VB
- Điểm này được hướng dẫn bởi Khoản 1 Chỉ thị 04/2014/CT-CA

Để thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 81/2014/QH13 về việc thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân; Chủ tịch nước đã ban hành Lệnh số 21/2014/L-CTN ngày 04-12-2014 công bố Luật tổ chức Tòa án nhân dân.
...
1. Thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương:

Việc thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương phải bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của bộ máy giúp việc trong các cơ quan nhà nước, đồng thời phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù của Tòa án nhân dân; bảo đảm cho bộ máy giúp việc hoạt động có hiệu quả để các Tòa án thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân; không làm cho bộ máy cồng kềnh, gây lãng phí về biên chế, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc.

Giao Vụ Tổ chức - Cán bộ chủ trì phối hợp với Viện khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao và các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao xây dựng dự thảo Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao, dự thảo Tờ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trước ngày 01-02-2015 để tiến hành các thủ tục trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn trước ngày 01-6-2015.

Giao cho Vụ Thống kê - Tổng hợp chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng dự thảo Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định trước ngày 01-02-2015.

Xem nội dung VB
Điều 67. Tiêu chuẩn Thẩm phán

1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.

2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.

3. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.

4. Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.

5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Điều 68. Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp

...

4. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thi có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp thuộc Tòa án quân sự:

...

b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp cao, của Tòa án quân sự trung ương theo quy định của luật tố tụng;

...

Điều 69. Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

1. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

...

b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.

Xem nội dung VB
- Việc chuẩn bị nhân sự Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được hướng dẫn bởi Khoản 7 Chỉ thị 04/2014/CT-CA

Để thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 81/2014/QH13 về việc thi hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân; Chủ tịch nước đã ban hành Lệnh số 21/2014/L-CTN ngày 04-12-2014 công bố Luật tổ chức Tòa án nhân dân.
...
7. Xây dựng quy trình và chuẩn bị nhân sự Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để trình Quốc hội phê chuẩn, trình Chủ tịch nước bổ nhiệm; quy trình tuyển chọn nhân sự, lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp:

Việc xây dựng quy trình và lựa chọn nhân sự Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán khác phải phải căn cứ vào các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại các điều 67, 68, 69 và 72 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân; Điều 1 Nghị quyết số 81/2014/QH13 của Quốc hội; đồng thời phải bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu, đặc biệt phải tuân thủ tuyệt đối yêu cầu về công tác cán bộ của Đảng.

Giao Vụ Tổ chức - Cán bộ chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng quy trình và chuẩn bị đề xuất nhân sự Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; xây dựng quy trình lập hồ sơ và đề nghị Chủ tịch nước bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp đối với các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã được bổ nhiệm trước ngày 01-6-2015 nhưng không được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân mới; xây dựng quy trình tuyển chọn nhân sự, lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trước ngày 01-02-2015.

Khi tiến hành quy trình bổ nhiệm lại đối với Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp cần lưu ý: đối với Thẩm phán hết nhiệm kỳ kể từ ngày 01-02-2015 đến ngày Luật tổ chức Tòa án nhân dân có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cho đến khi được xem xét, bổ nhiệm lại theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân mới; việc bổ nhiệm lại phải được thực hiện trước ngày 30-9-2015. Đối với Thẩm phán hết nhiệm kỳ trước ngày 01-02-2015 và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại đối với họ đã hoàn chỉnh trước ngày 01-02-2015 thì có thể tiếp tục được trình Chủ tịch nước xem xét, bổ nhiệm làm Thẩm phán. Việc xem xét, tuyển chọn nhân sự để đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước bổ nhiệm Thẩm phán kể từ ngày 01-02-2015 thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia.

Xem nội dung VB
Điều 3

Các Toà án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là:

1. Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý;

2. Những người không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này mà phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội.

Điều 4

Đối với những người không còn phục vụ trong Quân đội mà phát hiện hành vi phạm tội của họ đã được thực hiện trong thời gian phục vụ trong Quân đội hoặc những người đang phục vụ trong Quân đội mà phát hiện hành vi phạm tội của họ đã được thực hiện trước khi vào Quân đội, thì Toà án quân sự xét xử những tội phạm có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội; những tội phạm khác do Toà án nhân dân xét xử.

Điều 5

Trong trường hợp vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân thì thẩm quyền xét xử được thực hiện như sau:

1. Trong trường hợp có thể tách vụ án thì Toà án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 3 và Điều 4 của Pháp lệnh này; những bị cáo và tội phạm khác thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân;

2. Trong trường hợp không thể tách vụ án thì Toà án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.

...

Điều 26

Toà án quân sự quân khu và tương đương có thẩm quyền xét xử:

1. Sơ thẩm những vụ án hình sự không thuộc thẩm quyền của các Toà án quân sự khu vực và những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của các Toà án quân sự khu vực nhưng Toà án quân sự quân khu và tương đương lấy lên để xét xử;

...

Điều 29

...

2. Toà án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự mà bị cáo khi phạm tội hoặc khi bị khởi tố có quân hàm từ Trung tá trở xuống hoặc là người có chức vụ từ Trung đoàn trưởng hoặc tương đương trở xuống; giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB




Hiện tại không có văn bản nào liên quan.