Nghị quyết 42/NQ-CP năm 2020 về biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19
Số hiệu: 42/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 09/04/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Y tế - dược, Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 42/NQ-CP

Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

Căn cứ kết luận phiên họp ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Thông báo số 3546/TB-TTKQH ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Tng Thư ký Quốc hội;

Trên cơ sở ý kiến thống nhất của Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2020 và đnghị của Bộ trưng Bộ Kế hoạch và Đu tư tại Tờ trình số 2344/TTr-BKHĐT ngày 09 tháng 4 năm 2020,

QUYẾT NGHỊ:

Đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, đã lan rộng và bùng phát tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, ảnh hưng lớn đến nn kinh tế toàn cầu và các nước, đối tác lớn của nước ta. trong nước, dịch Covid-19 đã và đang tác động đến nhiều mặt trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội; đời sống người dân gặp nhiều khó khăn; nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô sản xut hoặc sản xuất cầm chừng làm gia tăng thất nghiệp, mất việc làm trong ngn hạn và tình hình có thphức tạp hơn nếu dịch bệnh kéo dài.

Nhằm chia sẻ khó khăn, bo đảm cuộc sống của nhân dân, người lao động cả nước, góp phần n định xã hội, Chính phủ quyết nghị thực hiện một số biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 như sau:

I. NGUYÊN TẮC

1. Hỗ trợ đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không đảm bo mức sống tối thiu, chịu ảnh hưng của dịch Covid-19; hỗ trợ thêm cho một số nhóm đi tượng đang hưng chính sách ưu đãi, bảo trợ xã hội trong thời gian có dịch.

2. Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội cùng chia strách nhiệm trong việc bảo đm cuộc sng cho người lao động.

3. Việc hỗ trợ bo đm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không đlợi dụng, trục lợi chính sách. Đối tượng hỗ trợ thuộc din được hưng từ 02 chính sách trở lên tại Nghị quyết này thì chỉ được hưng một chế độ htrợ cao nhất; không htrợ đối tượng tự nguyện không tham gia.

4. Ưu tiên dành nguồn lực từ ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách tại Nghị quyết này.

a) Các tỉnh, thành phố có tlệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương trên 50% tự bo đảm kinh phí thực hiện. Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương còn lại theo nguyên tắc:

- 70% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh min núi, Tây Nguyên.

- 50% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh chưa tự cân đi ngân sách còn lại (ngoài các tỉnh min núi, Tây Nguyên).

- 30% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tnh, thành ph có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%.

b) Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động sử dụng 50% ngun dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm c3 cấp tnh, huyện, xã) và 70% quỹ dự trữ tài chính địa phương, nguồn ci cách tiền lương còn dư đthực hiện theo các nguyên tắc, chế độ hỗ trợ quy định tại Nghị quyết này.

II. NỘI DUNG HỖ TRỢ

1. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1.800.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 và không quá 3 tháng.

2. Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo Khoản 3 Điều 98 của Bộ luật lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 thì được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.

3. Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 được htrợ 1.000.000 đồng/hộ/tháng theo hng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng không quá 3 tháng.

4. Người lao động bị chấm dt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020.

5. Người có công vi cách mạng đang hưng trợ cấp ưu đãi hàng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 và được chi trmột lần.

6. Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 và được chi trả một lần.

7. Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 được hỗ trợ 250.000 đồng/khẩu/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 và được chi trmột lần.

III. CÁC CHÍNH SÁCH KHÁC

1. Người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 50% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm cơ quan có thẩm quyền công bố dịch (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương) thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tối đa không quá 12 tháng.

2. Cho phép người lao động được gửi hồ sơ đề nghị hưng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện, thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng được thực hiện dưới hình thức gián tiếp (gửi thư điện tử, fax, qua đường bưu điện...) trong thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến khi công bố hết dịch mà không phi xin xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về việc xy ra dịch bệnh trên địa bàn.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan hướng dn các địa phương, cơ quan bo hiểm xã hội thực hiện thống nhất việc hỗ trợ theo quy định tại điểm 1, 3, 4, 5, 6, 7 Mục II, điểm 1 Mục III Nghị quyết này, bảo đm kịp thời, công khai, minh bạch, ch htrợ các đi tượng khó khăn, bị ảnh hưng theo nguyên tc quy định tại Mục I Nghị quyết này.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội và các cơ quan liên quan dự tho Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với người sdụng lao động để chi trả tiền lương ngừng việc theo quy định tại điểm 2 Mục II Nghị quyết này, báo cáo Thtướng Chính phủ trong tháng 4 năm 2020.

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dn các địa phương và cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện thống nhất việc tạm dừng đóng vào Quỹ hưu trí và ttuất theo điểm 1 Mục III Nghị quyết này.

d) Tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết tại các phiên họp Chính phủ thường kỳ hàng tháng; kịp thời đề xuất Thủ tướng Chính phủ các giải pháp đ tháo gkhó khăn, vướng mắc phát sinh trong tổ chức thực hiện.

2. Bộ Tài chính:

a) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc triển khai thực hiện các chính sách, chế độ quy định tại điểm 2, 3 Mục II Nghị quyết này.

b) Bảo đm nguồn ngân sách trung ương để thực hiện các chính sách quy định tại Nghị quyết này.

c) Căn cứ quy định tại Nghị quyết này, quy định của pháp luật có liên quan và sthực chi của các địa phương (có xác nhận của Kho bạc Nhà nước) đxem xét, hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho từng địa phương, đnh kỳ tng hợp, báo cáo Thtướng Chính phủ kết quả thực hiện.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

a) Chtrì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đu tư, Bảo him Xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan hướng dẫn và cho Ngân hàng Chính sách xã hội vay tái cấp vốn khoảng 16.000 tỷ đồng với lãi suất 0% để cho người sử dụng lao động vay trlương cho người lao động theo điểm 2 Mục II Nghị quyết này.

b) Được phép sử dụng khoản dự phòng rủi ro trích lập từ nguồn chênh lệch thu chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để x lý đối với khoản nợ tái cấp vốn tại Nghị quyết này phát sinh quá hạn từ 3 năm tr lên.

4. Bo hiểm Xã hội Việt Nam chủ trì xác định và phê duyệt danh sách các đối tượng được hưng chế độ quy định tại điểm 1 Mục III Nghị quyết này và phối hợp với các cơ quan liên quan trin khai thực hiện, bo đm kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đi tượng, không đlợi dụng, trục lợi chính sách.

5. Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Chđộng sdụng nguồn lực của địa phương theo quy định tại Mục I Nghị quyết này, báo cáo kết quả thực hiện cho Bộ Tài chính đtng hợp và trình cấp có thẩm quyền hỗ trợ.

b) Chtrì xác định và phê duyệt danh sách các đối tượng được hưởng chế độ quy định tại Mục II Nghị quyết này và phối hợp với các cơ quan liên quan trin khai thực hiện, bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng, không để lợi dụng, trục lợi chính sách, tham nhũng, tiêu cực.

c) Căn cứ Nghị quyết này, chịu trách nhiệm tổ chức trin khai thực hiện, b trí nguồn lực kịp thời hỗ trợ đối tượng quy định tại điểm 4 Mục II.

6. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, các cơ quan thông tấn, báo chí, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tchức ph biến, tuyên truyền rộng rãi Nghị quyết này.

7. Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tập trung quán triệt, khẩn trương có chương trình, kế hoạch hành động cụ thể và chđạo các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ nêu tại Nghị quyết này; làm tốt công tác hướng dẫn, tuyên truyền, vn động cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân về các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; chđộng phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xlý những vướng mắc phát sinh, định kỳ hàng tháng báo cáo tình hình thực hiện, đề xuất giải pháp, gi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20 hàng tháng để tổng hợp, báo cáo Chính ph, Thủ tướng Chính phủ tại các phiên họp thường kỳ.

8. Bộ trưng, Thủ trưng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chtịch Hội đồng thành viên, Tng giám đốc các tập đoàn, tng công ty nhà nước chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chính phủ, Thtướng Chính phvề việc trin khai và kết quả thực hiện Nghị quyết này./

 


Nơi nhận:
- Tng Bí thư, Chủ tịch nước (đ b/c);
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốc hội;
- Thủ tướng, các Phó Thtướng Chính ph;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND c
ác tnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban ca Đảng;
- Văn phòng Tng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát trin Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, KTTH (3).H.Dương

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

- Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Nghị quyết 154/NQ-CP năm 2020

1. Sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 như sau:

a) Tại điểm 1 mục II sửa đổi, bổ sung như sau:

"Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên do doanh nghiệp, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên ở các cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1.800.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 và không quá 3 tháng.”

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 1 Nghị quyết 154/NQ-CP năm 2020

1. Sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 như sau:
...
b) Tại điểm 2 mục II sửa đổi, bổ sung như sau:

"Người sử dụng lao động có doanh thu quý I năm 2020 giảm từ 20% trở lên so với quý IV năm 2019 hoặc doanh thu quý liền kề trước thời điểm đề nghị xét hưởng giảm 20% trở lên so với cùng kỳ năm 2019 được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng để trả lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2020 theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất vay 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Người sử dụng lao động trực tiếp lập hồ sơ vay, tự kê khai, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực về số lao động ngừng việc, số liệu xác định doanh thu đáp ứng điều kiện vay vốn, gửi Ngân hàng Chính sách xã hội để hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định.”

Xem nội dung VB
Điều 98. Tiền lương ngừng việc

Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
...

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Điểm c Khoản 1 Nghị quyết 154/NQ-CP năm 2020

1. Sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 như sau:
...
c) Tại điểm 1 mục III sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 20% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm cơ quan có thẩm quyền công bố dịch (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương) thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất không quá 03 tháng kể từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị xét hưởng.”

Xem nội dung VB




Nghị định 138/2016/NĐ-CP Quy chế làm việc của Chính phủ Ban hành: 01/10/2016 | Cập nhật: 03/10/2016