Nghị quyết 1134/2016/UBTVQH13 quy định chi tiết, hướng dẫn về tổ chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong bầu cử bổ sung
Số hiệu: 1134/2016/UBTVQH13 Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 18/01/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 08/02/2016 Số công báo: Từ số 169 đến số 170
Lĩnh vực: Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Nghị quyết số: 1134/2016/UBTVQH13

Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH CHI TIẾT, HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CỬ TRI; VIỆC GIỚI THIỆU NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ; VIỆC HIỆP THƯƠNG, GIỚI THIỆU NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TRONG BẦU CỬ BỔ SUNG

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13;

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13;

Căn cứ Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13;

Căn cứ Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam số 75/2015/QH13;

QUYẾT NGHỊ:

Chương I

TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CỬ TRI LẤY Ý KIẾN ĐỐI VỚI NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Điều 1. Tổ chức hội nghị cử tri nơi công tác

1. Việc tổ chức hội nghị cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc để lấy ý kiến đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (gồm người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) được tổ chức ở nơi người ứng cử công tác hoặc làm việc (nếu có). Trường hợp người ứng cử có nhiều nơi công tác hoặc nơi làm việc thì tổ chức lấy ý kiến của cử tri nơi người đó công tác hoặc làm việc thường xuyên.

2. Thẩm quyền chủ trì và triệu tập hội nghị cử tri nơi công tác được thực hiện như sau:

a) Người ứng cử đại biểu Quốc hội công tác chuyên trách tại cơ quan Đảng các cấp thì ban lãnh đạo cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị.

Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân công tác chuyên trách tại cơ quan Đảng các cấp thì người đứng đầu cơ quan phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị;

b) Người ứng cử đại biểu Quốc hội đang công tác tại các cơ quan của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương thì tổ chức lấy ý kiến cử tri tại Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân hoặc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội (ở những nơi đã có Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội). Người đứng đầu cơ quan phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị.

Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đang công tác tại Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thì tổ chức lấy ý kiến cử tri tại Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân hoặc Văn phòng Hội đồng nhân dân (ở những nơi đã có Văn phòng Hội đồng nhân dân); đang công tác tại Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân cấp huyện thì tổ chức lấy ý kiến cử tri tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Người đứng đầu cơ quan phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị.

Người ứng cử đại biểu Quốc hội đang là Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ thì tổ chức lấy ý kiến cử tri tại Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ; người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đang là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện thì tổ chức lấy ý kiến cử tri tại Văn phòng Ủy ban nhân dân cùng cấp. Người đứng đầu cơ quan phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị.

Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và các cơ quan khác của Nhà nước thì người đứng đầu cơ quan phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn triệu tập và chủ trì hội nghị;

c) Người ứng cử đại biểu Quốc hội công tác tại cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp các cấp thì ban lãnh đạo của tổ chức triệu tập và chủ trì hội nghị.

Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân công tác tại cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp các cấp thì người đứng đầu tổ chức phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn triệu tập và chủ trì hội nghị;

d) Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế thì người đứng đầu đơn vị phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn triệu tập và chủ trì hội nghị;

đ) Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân công tác tại Đảng ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội cấp xã thì tổ chức hội nghị liên tịch giữa Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội cấp xã do người đứng đầu cấp ủy triệu tập và chủ trì hội nghị;

e) Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân công tác ở các đơn vị vũ trang nhân dân thì do lãnh đạo, chỉ huy đơn vị triệu tập và chủ trì hội nghị;

g) Trường hợp nơi công tác hoặc nơi làm việc của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại khoản này chưa có tổ chức Công đoàn thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị triệu tập và chủ trì hội nghị. Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì cấp phó của cơ quan, tổ chức, đơn vị triệu tập và chủ trì hội nghị.

3. Số lượng cử tri tham dự hội nghị cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc để lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân ở những nơi có dưới một trăm cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể, nhưng phải bảo đảm ít nhất là hai phần ba tổng số cử tri tham dự.

Nơi có từ một trăm cử tri trở lên thì có thể tổ chức hội nghị đại diện cử tri nhưng phải bảo đảm ít nhất là bảy mươi cử tri tham dự. Tùy đặc điểm, tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ban chấp hành Công đoàn phối hợp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phân bổ số lượng người để các tổ chức công đoàn trực thuộc cử đại diện tham dự; trường hợp không có tổ chức Công đoàn thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phân bổ số lượng người để các đơn vị trực thuộc cử đại diện tham dự.

4. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được mời tham dự hội nghị.

Điều 2. Tổ chức hội nghị cử tri nơi cư trú

1. Việc lấy ý kiến của hội nghị cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (gồm người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) được tổ chức ở nơi người ứng cử cư trú thường xuyên tại thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố) không phân biệt có hộ khẩu thường trú hay tạm trú dài hạn.

2. Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì hội nghị.

Thành phần dự hội nghị do Trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để mời cử tri đến dự.

3. Số lượng cử tri tham dự hội nghị cử tri nơi cư trú để lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân nơi có dưới một trăm cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể, nhưng phải bảo đảm trên 50% số cử tri tham dự. Nơi có từ một trăm cử tri trở lên thì phải bảo đảm ít nhất là năm mươi lăm cử tri tham dự.

4. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp, người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, thôn, tổ dân phố đã giới thiệu người ứng cử được mời tham dự hội nghị.

Điều 3. Nội dung và biên bản hội nghị cử tri

1. Tại hội nghị cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc và nơi cư trú, cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử.

2. Biên bản hội nghị cử tri phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị; trong đó, phải ghi rõ tổng số cử tri được triệu tập, số cử tri có mặt, ý kiến phát biểu và sự tín nhiệm của cử tri đối với từng người ứng cử. Việc gửi biên bản được quy định như sau:

a) Biên bản hội nghị cử tri nơi công tác lấy ý kiến nhận xét về người được cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội phải được gửi cùng biên bản hội nghị ban lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận xét về người được giới thiệu ứng cử đến Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trước khi hội nghị hiệp thương lần thứ hai được tổ chức;

b) Biên bản hội nghị cử tri nơi công tác lấy ý kiến nhận xét về người được cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội phải được gửi cùng biên bản hội nghị ban lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận xét về người được giới thiệu ứng cử đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh trước khi hội nghị hiệp thương lần thứ hai được tổ chức;

c) Biên bản hội nghị cử tri nơi công tác lấy ý kiến về người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được gửi cùng biên bản hội nghị ban lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó công tác nhận xét về người được giới thiệu ứng cử đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương trước khi hội nghị hiệp thương lần thứ hai được tổ chức;

d) Biên bản hội nghị cử tri nơi cư trú lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội được cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương giới thiệu phải được gửi đến Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội được cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương giới thiệu phải được gửi đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ngay sau khi kết thúc hội nghị cử tri;

đ) Biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người tự ứng cử đại biểu Quốc hội phải được gửi đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh ngay sau khi kết thúc hội nghị cử tri;

e) Biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, biên bản hội nghị cử tri nơi cư trú lấy ý kiến về người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải được gửi đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương ngay sau khi kết thúc hội nghị cử tri.

Điều 4. Thủ tục tổ chức hội nghị cử tri

1. Người chủ trì hội nghị tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu dự hội nghị. Người chủ trì có trách nhiệm sau đây:

a) Giới thiệu về mục đích, yêu cầu của hội nghị;

b) Giới thiệu Thư ký hội nghị để hội nghị quyết định;

c) Báo cáo về số cử tri được mời, số cử tri có mặt;

d) Giới thiệu danh sách người ứng cử;

đ) Đọc tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định tại Điều 22 của Luật tổ chức Quốc hội (đối với hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội), tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 7 của Luật tổ chức chính quyền địa phương (đối với hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân) và những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 37 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

2. Thư ký hội nghị đọc tiểu sử tóm tắt của từng người ứng cử.

3. Cử tri phát biểu ý kiến đối với từng người ứng cử.

4. Người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử phát biểu ý kiến.

5. Hội nghị biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Hội nghị cử Tổ kiểm phiếu từ ba đến năm người.

Trường hợp hội nghị biểu quyết bằng hình thức giơ tay thì Tổ kiểm phiếu đếm, tính kết quả biểu quyết đối với từng người.

Trường hợp hội nghị biểu quyết bằng bỏ phiếu kín, thì phiếu tín nhiệm của cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc phải có dấu của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc Ban chấp hành Công đoàn của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. Phiếu tín nhiệm của cử tri nơi cư trú phải có dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hoặc của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Trên phiếu tín nhiệm ghi rõ họ và tên người ứng cử. Nếu có nhiều người ứng cử thì ghi rõ họ và tên của những người ứng cử, xếp theo vần chữ cái A, B, C... Cử tri gạch tên người ứng cử mà mình không tín nhiệm và bỏ vào hòm phiếu.

6. Tổ trưởng Tổ kiểm phiếu công bố kết quả biểu quyết.

7. Hội nghị thông qua biên bản hội nghị cử tri (theo mẫu số 01 hoặc mẫu số 02/BC ĐBQH, ĐBHĐND-UBTVQH).

Chương II

GIỚI THIỆU NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ

Điều 5. Nội dung, trình tự dự kiến người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố

1. Trưởng ban công tác Mặt trận họp với Bí thư chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố dự kiến người của thôn, tổ dân phố ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã theo thông báo của Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về việc phân bổ số lượng và cơ cấu thành phần.

2. Trưởng ban công tác Mặt trận triệu tập và chủ trì hội nghị gồm toàn bộ các thành viên của Ban công tác Mặt trận để thảo luận, dự kiến người ứng cử và cử thư ký hội nghị. Thủ tục tổ chức hội nghị được thực hiện như sau:

a) Trưởng ban công tác Mặt trận giới thiệu mục đích, yêu cầu hội nghị và đọc thông báo của Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về việc phân bổ số lượng, cơ cấu, thành phần người của thôn, tổ dân phố được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã; tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 7 của Luật tổ chức chính quyền địa phương và những trường hợp không được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 37 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;

b) Trưởng ban công tác Mặt trận nêu dự kiến người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã;

c) Hội nghị thảo luận và nhận xét về người được dự kiến giới thiệu ứng cử;

d) Trưởng ban công tác Mặt trận kết luận ý kiến của hội nghị nhận xét người được dự kiến ứng cử;

đ) Hội nghị thông qua biên bản hội nghị (theo mẫu số 03/BC ĐBHĐND-UBTVQH).

Điều 6. Hội nghị cử tri giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố

1. Trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố gửi giấy mời tham dự hội nghị cử tri giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố. Thành phần mời dự hội nghị gồm:

a) Cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.

Số lượng cử tri tham dự hội nghị giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã nơi có dưới một trăm cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể, nhưng phải bảo đảm trên 50% số cử tri tham dự. Nơi có từ một trăm cử tri trở lên thì phải bảo đảm ít nhất là năm mươi lăm cử tri tham dự;

b) Toàn thể thành viên Ban công tác Mặt trận;

c) Trưởng thôn, Phó trưởng thôn hoặc Tổ trưởng, Tổ phó tổ dân phố;

d) Đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; đối với phường thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân thì mời đại diện Ủy ban nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường.

2. Thủ tục tổ chức hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân được thực hiện như sau:

a) Trưởng ban hoặc Phó trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì hội nghị cử tri, tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu dự hội nghị; giới thiệu mục đích, yêu cầu của hội nghị; giới thiệu Thư ký hội nghị để hội nghị quyết định;

b) Người chủ trì hội nghị đọc thông báo của Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về việc phân bổ số lượng và cơ cấu thành phần người của thôn, tổ dân phố được giới thiệu ứng cử; đọc tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 7 của Luật tổ chức chính quyền địa phương và những trường hợp không được ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 37 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân;

c) Đại diện Ban công tác Mặt trận đọc danh sách do Ban công tác Mặt trận dự kiến những người của thôn, tổ dân phố để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Cử tri có thể giới thiệu thêm người ứng cử để Hội nghị xem xét;

d) Hội nghị thảo luận về những người được giới thiệu ứng cử;

đ) Hội nghị quyết định danh sách chính thức những người được giới thiệu ứng cử của thôn, tổ dân phố bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Hội nghị cử Tổ kiểm phiếu từ ba đến năm người.

Trường hợp hội nghị biểu quyết bằng hình thức giơ tay thì Tổ kiểm phiếu đếm, tính kết quả biểu quyết đối với từng người.

Trường hợp hội nghị biểu quyết bằng bỏ phiếu kín, thì phiếu tín nhiệm của cử tri phải đóng dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hoặc dấu của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Trên phiếu tín nhiệm ghi rõ họ và tên của những người được hội nghị cử tri dự kiến giới thiệu ứng cử. Nếu có nhiều người ứng cử thì ghi rõ họ và tên của những người ứng cử, xếp theo vần chữ cái A, B, C... Cử tri gạch tên người ứng cử mà mình không tín nhiệm và bỏ vào hòm phiếu.

Người được giới thiệu ứng cử là người được trên 50% cử tri có mặt tín nhiệm;

e) Tổ trưởng Tổ kiểm phiếu công bố kết quả biểu quyết;

g) Hội nghị thông qua biên bản hội nghị (theo mẫu số 04/BC ĐBHĐND- UBTVQH).

Chương III

HIỆP THƯƠNG, GIỚI THIỆU NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TRONG BẦU CỬ BỔ SUNG

Điều 7. Công tác hiệp thương, giới thiệu người ứng cử trong bầu cử bổ sung

Việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử trong bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được tổ chức và thực hiện theo quy định tại Mục 2, Mục 3 Chương V của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn có liên quan. Riêng thời gian tiến hành hiệp thương, giới thiệu người ứng cử trong bầu cử bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Nghị quyết này.

Điều 8. Thời gian tiến hành hiệp thương, giới thiệu người ứng cử trong bầu cử bổ sung

1. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được tổ chức chậm nhất là 20 ngày trước ngày bầu cử bổ sung.

2. Sau hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, cơ quan, tổ chức, đơn vị, thôn, tổ dân phố được phân bổ số lượng người giới thiệu ứng cử tiến hành lựa chọn, giới thiệu người ứng cử chậm nhất là 19 ngày trước ngày bầu cử bổ sung.

3. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai để thỏa thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được tổ chức chậm nhất là 16 ngày trước ngày bầu cử bổ sung.

4. Việc tổ chức hội nghị cử tri lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú và nơi công tác hoặc nơi làm việc (nếu có) về người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được thực hiện chậm nhất là 14 ngày trước ngày bầu cử bổ sung.

5. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được tổ chức chậm nhất là 12 ngày trước ngày bầu cử bổ sung.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 9. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

 

 

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH




Nguyễn Sinh Hùng

 

Mẫu số 01/BC ĐBQH, ĐBHĐND-UBTVQH

(1)............................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BIÊN BẢN HỘI NGHỊ CỬ TRI
LẤY Ý KIẾN NHẬN XÉT VỀ NGƯỜI ĐƯỢC DỰ KIẾN GIỚI THIỆU ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Hồi.........giờ…….ngày........tháng.......năm…….., tại (2)...................................., đã tiến hành hội nghị cử tri của (1).......................... để nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người của cơ quan, tổ chức, đơn vị được dự kiến giới thiệu ứng cử (3)……………………….…..

- Họ và tên người chủ trì hội nghị:.....................................Chức vụ.......................................

- Họ và tên thư ký hội nghị:............................................... Chức vụ.......................................

1. Thành phần hội nghị gồm:

+...................................

+...................................

+...................................

 

- Tổng số cử tri (trong cơ quan/tổ chức/đơn vị) được mời:.................................................

- Tổng số cử tri có mặt tại hội nghị:.....................................................................................

2. Họ và tên người của cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến giới thiệu ứng cử:

1.....................................

2....................................

3....................................

3. Ý kiến nhận xét của cử tri đối với từng người được giới thiệu ứng cử:

1...................................

2...................................

3...................................

4. Hội nghị đã quyết định bỏ phiếu tín nhiệm bằng hình thức ......................................(4)

Kết quả tín nhiệm của cử tri đối với từng người được giới thiệu ứng cử như sau:

1...................................

2...................................

3...................................

- Những vụ việc do cử tri nêu đối với từng người được giới thiệu ứng cử cần phải xác minh (nếu có)..................................................................................................................(5)

- Hội nghị kết thúc hồi:...........giờ ……… cùng ngày.

 

THƯ KÝ HỘI NGHỊ

(ký tên)

(ghi rõ họ tên)

CHỦ TRÌ HỘI NGHỊ

(ký tên, đóng dấu)

(ghi rõ chức vụ và họ tên)

 

Ghi chú:  Mẫu số 01/BC ĐBQH, ĐBHĐND-UBTVQH áp dụng đối với Hội nghị cử tri để lấy ý kiến nhận xét về người được cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến giới thiệu ra ứng cử (theo quy định tại các điều 41, 42 và 52 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân).

(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị.                        (4) Bỏ phiếu kín hoặc giơ tay.

(2) Địa điểm tổ chức hội nghị.                            (5) Ghi rõ các vụ việc đối với từng người ứng cử.

(3) Ghi rõ "đại biểu Quốc hội khóa…." hoặc "đại biểu Hội đồng nhân dân cấp….nhiệm kỳ……." tùy theo từng trường hợp.

(*) Biên bản này phải được gửi kèm theo Biên bản hội nghị ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tổ chức hội nghị hiệp thương trước khi tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai.

 

Mẫu số 02/BC ĐBQH, ĐBHĐND-UBTVQH

(1)............................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BIÊN BẢN HỘI NGHỊ CỬ TRI
LẤY Ý KIẾN CỬ TRI (2)........................

Hồi.........giờ ……ngày........tháng.......năm…..…., tại (3)...................................., đã tiến hành hội nghị cử tri (2)........................... để nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội/đại biểu Hội đồng nhân dân.

- Họ và tên người chủ trì hội nghị:.....................................  Chức vụ.................................

- Họ và tên thư ký hội nghị:................................................  Chức vụ................................

1. Thành phần hội nghị gồm:

+...................................

+...................................

+...................................

 

- Tổng số cử tri (trong cơ quan/tổ chức/đơn vị hoặc thôn/tổ dân phố) được mời:...............

- Tổng số cử tri có mặt tại hội nghị:.....................................................................................

2. Họ và tên người ứng cử:

1.....................................

2....................................

3....................................

3. Ý kiến nhận xét của cử tri đối với từng người ứng cử:

1...................................

2...................................

3...................................

4. Hội nghị đã quyết định bỏ phiếu tín nhiệm bằng hình thức........................................ (4)

Kết quả tín nhiệm của cử tri đối với từng người ứng cử như sau:

1...................................

2...................................

3...................................

- Những vụ việc do cử tri nêu đối với từng người ứng cử cần phải xác minh (nếu có) (5).

- Hội nghị kết thúc hồi:.............giờ ……. cùng ngày.

 

THƯ KÝ HỘI NGHỊ

(ký tên)

(ghi rõ họ tên)

CHỦ TRÌ HỘI NGHỊ

(ký tên, đóng dấu)

(ghi rõ chức vụ và họ tên)

 

Ghi chú:  Mẫu số 02/BC ĐBQH, ĐBHĐND-UBTVQH áp dụng đối với Hội nghị cử tri nơi công tác hoặc nơi cư trú để lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân (theo quy định tại Điều 45 và Điều 54 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân).

(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người ứng cử công tác, làm việc hoặc tên xã/phường/thị trấn nơi người ứng cử cư trú.

(2) Ghi rõ "NƠI CƯ TRÚ" hoặc "NƠI CÔNG TÁC".

(3) Địa điểm tổ chức hội nghị (ghi rõ nơi cơ quan, tổ chức, đơn vị đặt trụ sở đối với hội nghị cử tri nơi công tác hoặc tên thôn, tổ dân phố đối với hội nghị cử tri nơi cư trú).

(4) Bỏ phiếu kín hoặc giơ tay.

(5) Ghi rõ các vụ việc đối với từng người ứng cử.

(*) Biên bản này phải được gửi đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tổ chức hội nghị hiệp thương ngay sau khi kết thúc hội nghị cử tri.

 

Mẫu số 03/BC ĐBHĐND-UBTVQH

ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ/ PHƯỜNG/THỊ TRẤN (1)………
BAN CÔNG TÁC MẶT TRẬN THÔN/TỔ DÂN PHỐ (2)..................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

(1)............, ngày …… tháng …… năm …..

 

BIÊN BẢN HỘI NGHỊ BAN CÔNG TÁC MẶT TRẬN
DỰ KIẾN GIỚI THIỆU NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP XÃ

Hồi .........giờ........ngày ........tháng ......năm …….., tại (3).......................... Ban công tác Mặt trận thôn/tổ dân phố (2).............................tiến hành Hội nghị Ban công tác Mặt trận để thảo luận việc dự kiến giới thiệu người để đưa ra Hội nghị cử tri của thôn, tổ dân phố giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.

1. Tổng số người được triệu tập: ........................người.

Số người có mặt:..................người, vắng........ người có lý do.

2. Hội nghị nghe Thông báo của Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã/phường/thị trấn (1)…………...........phân bổ số lượng, cơ cấu, thành phần người của thôn/tổ dân phố (2)…………….………được giới thiệu ra ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Nghe ông (bà) ............................, Trưởng ban công tác Mặt trận nêu dự kiến giới thiệu người để đưa ra hội nghị cử tri của thôn, tổ dân phố giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

Căn cứ tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều 7 của Luật tổ chức chính quyền địa phương, Hội nghị thảo luận, nhận xét và biểu thị sự tín nhiệm đối với những người được giới thiệu ứng cử như sau:

1....................................

2...................................

3...................................

(Ghi họ tên và ý kiến nhận xét đối với từng người tại hội nghị)

 

Hội nghị nhất trí dự kiến danh sách các ông (bà) có tên sau đây để đưa ra hội nghị cử tri của thôn, tổ dân phố giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã/ phường/thị trấn (1)……………... nhiệm kỳ (4)……………...

1............................................

2............................................

3............................................

Hội nghị kết thúc hồi............giờ ….. cùng ngày.

 

THƯ KÝ HỘI NGHỊ

(Ký tên)

(Ghi rõ họ tên)

TM. BAN CÔNG TÁC MẶT TRẬN

TRƯỞNG BAN

(Ký, ghi rõ họ tên)

(Đóng dấu xác nhận của UBMTTQ cấp xã)

 

Ghi chú: (1) Tên gọi của đơn vị hành chính cấp xã.

(2) Tên gọi của thôn, tổ dân phố hoặc tương đương.

(3) Địa điểm tổ chức hội nghị.

(4) Ghi rõ nhiệm kỳ của HĐND cấp xã.

* Biên bản này gửi cùng với biên bản Hội nghị cử tri giới thiệu người của thôn, tổ dân phố ra ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

 

Mẫu số 04/BC ĐBHĐND-UBTVQH

THÔN/TỔ DÂN PHỐ (1)……………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BIÊN BẢN HỘI NGHỊ CỬ TRI
GIỚI THIỆU NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN (2)………………., NHIỆM KỲ (3)………

Hồi........giờ…..ngày.......tháng.......năm 2016, thôn/tổ dân phố (1)................................ đã tiến hành hội nghị giới thiệu những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã nhiệm kỳ (3)………..  theo Thông báo số..... TB/MTTQ ngày .......tháng.......năm …….. của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã/phường/thị trấn (2)..................... về việc phân bổ số lượng, cơ cấu, thành phần người của thôn, tổ dân phố được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

- Họ và tên người chủ trì hội nghị:...................................  Chức vụ.................................

- Họ và tên thư ký hội nghị:................................................Chức vụ................................

1. Thành phần đại biểu được triệu tập gồm:

+ ..........................................

+ ..........................................

- Tổng số người được triệu tập:.....................

- Tổng số người có mặt:................................

2. Hội nghị đã giới thiệu người sau đây ra ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã/phường/thị trấn (2) …… ………..….,  nhiệm kỳ (3)………….:

1....................................

2....................................

3....................................

3. Nhận xét của hội nghị đối với từng người như sau: (ghi tóm tắt ưu, khuyết điểm theo tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân)

1.........................................................................................................

2.........................................................................................................

3.........................................................................................................

4. Hội nghị đã biểu quyết nhất trí giới thiệu những người có tên sau đây để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã/phường/thị trấn) (2)………..  hiệp thương lựa chọn, giới thiệu ra ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp (kèm theo danh sách trích ngang):

1.........................................................................................................

2.........................................................................................................

3.........................................................................................................

- Hội nghị kết thúc hồi...........giờ ……. cùng ngày.

 

THƯ KÝ HỘI NGHỊ

(ký tên)

(ghi rõ họ tên)

CHỦ TRÌ HỘI NGHỊ

(ký tên)

(ghi rõ chức vụ và họ tên)

 

Ghi chú: (1) Tên thôn, tổ dân phố và tương đương.

(2) Tên đơn vị hành chính cấp xã.

(3) Ghi rõ nhiệm kỳ của HĐND cấp xã.

 

* Biên bản này được gửi đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã ngay sau khi kết thúc hội nghị.

 

 

Điều 22. Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội

1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

Xem nội dung VB
Điều 7. Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân

1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.

4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

Xem nội dung VB
Điều 37. Những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân

1. Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

2. Người đang bị khởi tố bị can.

3. Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.

4. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.

5. Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Xem nội dung VB
Điều 7. Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân

1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.

4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

Xem nội dung VB
Điều 7. Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân

1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.

4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

Xem nội dung VB
Điều 37. Những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân

1. Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

2. Người đang bị khởi tố bị can.

3. Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.

4. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.

5. Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Xem nội dung VB
Chương V

ỨNG CỬ VÀ HIỆP THƯƠNG, GIỚI THIỆU NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
...

Mục 2. HIỆP THƯƠNG, GIỚI THIỆU NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU, THÀNH PHẦN, SỐ LƯỢNG NGƯỜI ĐƯỢC GIỚI THIỆU ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

Điều 38. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở trung ương

1. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở trung ương do Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức chậm nhất là 95 ngày trước ngày bầu cử. Thành phần hội nghị hiệp thương lần thứ nhất gồm Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận. Đại diện Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ được mời tham dự hội nghị này.

2. Hội nghị hiệp thương thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội trên cơ sở dự kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

3. Biên bản hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị và được gửi ngay đến Hội đồng bầu cử quốc gia và Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Điều 39. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh tổ chức chậm nhất là 95 ngày trước ngày bầu cử. Thành phần hội nghị hiệp thương lần thứ nhất gồm Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và đại diện Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện trực thuộc. Đại diện Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được mời tham dự hội nghị này.

2. Hội nghị hiệp thương thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội trên cơ sở dự kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

3. Biên bản hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị và được gửi ngay đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban bầu cử ở tỉnh.

Điều 40. Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh lần thứ nhất

Căn cứ vào kết quả hiệp thương lần thứ nhất, chậm nhất là 90 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh lần thứ nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.

Điều 41. Giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương ứng cử đại biểu Quốc hội

Trên cơ sở điều chỉnh lần thứ nhất của Ủy ban thường vụ Quốc hội, căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương được phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội tiến hành lựa chọn, giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội như sau:

1. Ban lãnh đạo tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội dự kiến người của tổ chức mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến cửa hội nghị cử tri, ban lãnh đạo tổ chức hội nghị Ban thường vụ mở rộng hoặc Đoàn Chủ tịch mở rộng để thảo luận, giới thiệu người của tổ chức mình ứng cử đại biểu Quốc hội;

2. Ở cơ quan nhà nước, ban lãnh đạo cơ quan phối hợp với ban chấp hành, công đoàn cơ quan dự kiến người của cơ quan mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo cơ quan tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo cơ quan, đại diện ban chấp hành công đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc để thảo luận, giới thiệu người của cơ quan mình ứng cử đại biểu Quốc hội;

3. Ở đơn vị vũ trang nhân dân, chỉ huy đơn vị dự kiến người của đơn vị mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, chỉ huy đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy cấp dưới trực tiếp để thảo luận, giới thiệu người của đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội;

4. Việc tổ chức hội nghị cử tri quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 45 của Luật này;

5. Cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội phải chuyển biên bản hội nghị cử tri nơi công tác và biên bản hội nghị ban lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhận xét về người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đến Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trước khi hội nghị hiệp thương lần thứ hai được tổ chức.

Điều 42. Giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương ứng cử đại biểu Quốc hội

Trên cơ sở điều chỉnh lần thứ nhất cửa Ủy ban thường vụ Quốc hội, căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội tiến hành lựa chọn, giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội như sau:

1. Ban lãnh đạo tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội dự kiến người của tổ chức mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo tổ chức hội nghị Ban thường vụ mở rộng để thảo luận, giới thiệu người cửa tổ chức mình ứng cử đại biểu Quốc hội;

2. Ban lãnh đạo cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc để thảo luận, giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội;

3. Ở đơn vị vũ trang nhân dân, chỉ huy đơn vị dự kiến người của đơn vị mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, chỉ huy đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy đơn vị cấp dưới trực tiếp để thảo luận, giới thiệu người của đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội;

4. Việc tổ chức hội nghị cử tri quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 45 của Luật này;

5. Cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội phải chuyển biên bản hội nghị cử tri nơi công tác và biên bản hội nghị ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhận xét về người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh trước khi hội nghị hiệp thương lần thứ hai được tổ chức.

Điều 43. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở trung ương

1. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở trung ương do Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức chậm nhất là 65 ngày trước ngày bầu cử. Thành phần hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở trung ương thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật này.

2. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh lần thứ nhất để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội và gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú. Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri được thực hiện theo quy định tại Điều 45 của Luật này.

3. Biên bản hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành, phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị và được gửi ngay đến Hội đồng bầu cử quốc gia và Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Điều 44. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh tổ chức chậm nhất là 65 ngày trước ngày bầu cử. Thành phần hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật này.

2. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh lần thứ nhất để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội và gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú; đối với người tự ứng cử thì còn được gửi lấy ý kiến cử tri nơi người đó công tác (nếu có). Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri được thực hiện theo quy định tại Điều 45 của Luật này.

3. Biên bản hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị và được gửi ngay đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban bầu cử ở tỉnh.

Điều 45. Hội nghị cử tri

1. Hội nghị cử tri ở xã, phường, thị trấn được tổ chức tại thôn, tổ dân phố nơi người ứng cử đại biểu Quốc hội cư trú thường xuyên do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì.

Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị đã giới thiệu người ứng cử được mời tham dự hội nghị này.

2. Hội nghị cử tri ở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội do ban lãnh đạo tổ chức triệu tập và chủ trì; hội nghị cử tri ở cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị triệu tập và chủ trì; hội nghị cử tri ở đơn vị vũ trang nhân dân là hội nghị quân nhân do lãnh, đạo, chỉ huy đơn vị triệu tập và chủ trì.

Người ứng cử đại biểu Quốc hội được mời tham dự hội nghị này.

3. Tại hội nghị cử tri, cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín theo quyết định của hội nghị.

4. Biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị. Biên bản hội nghị cử tri tại nơi cư trú lấy ý kiến về người do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương giới thiệu ứng cử được gửi đến Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người tự ứng cử, người do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương giới thiệu ứng cử được gửi đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh.

5. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định, chi tiết việc tổ chức hội nghị cử tri quy định tại Điều này.

Điều 46. Xác minh và trả lời các vụ việc mà cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội

1. Đối với vụ việc ở nơi công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người ứng cử có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh.

Trường hợp người ứng cử đại biểu Quốc hội là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xác minh và trả lời. Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị không có cấp trên trực tiếp quản lý thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định, thành lập cơ quan, tổ chức, đơn vị đó có trách nhiệm xác minh và trả lời.

2. Đối với vụ việc ở khu dân cư thì cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh.

3. Đối với người tự ứng cử đại biểu Quốc hội thì Ủy ban bầu cử ở tỉnh có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người đó hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh.

4. Chậm nhất là 40 ngày trước ngày bầu cử, việc xác minh và trả lời về các vụ việc mà cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội quy định tại Điều này phải được tiến hành xong.

Điền 47. Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh lần thứ hai

Căn cứ vào kết quả hiệp thương lần thứ hai, chậm nhất là 55 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh lần thứ hai cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.

Điều 48. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở trung ương

1. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở trung ương do Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức chậm nhất là 35 ngày trước ngày bầu cử. Thành phần hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở trung ương thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật này.

2. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh lần thứ hai và kết quả lấy ý kiến cử tri để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội.

3. Biên bản hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị và được gửi ngay đến Hội đồng bầu cử quốc gia và Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Điều 49. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh tổ chức chậm nhất là 35 ngày trước ngày bầu cử. Thành phần hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật này.

2. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh lần thứ hai và kết quả lấy ý kiến cử tri để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội.

3. Biên bản hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị và được gửi ngay đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban bầu cử ở tỉnh.

Mục 3. HIỆP THƯƠNG, GIỚI THIỆU NGƯỜI ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU, THÀNH PHẦN, SỐ LƯỢNG NGƯỜI ĐƯỢC GIỚI THIỆU ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Điều 50. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất

1. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở mỗi cấp do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức chậm nhất là 95 ngày trước ngày bầu cử. Thành phần hội nghị hiệp thương lần thứ nhất gồm Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận. Đại diện Ủy ban bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp được mời tham dự hội nghị này.

2. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở cấp tỉnh, cấp huyện thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước cùng cấp và của đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, các đơn vị hành chính, cấp dưới trên địa bàn.

3. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở cấp xã thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước cùng cấp và của đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, thôn, tổ dân phố trên địa bàn.

4. Biên bản hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị.

Biên bản hội nghị hiệp thương ở cấp tỉnh được gửi ngay đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận. Tổ quốc Việt Nam và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp.

Biên bản hội nghị hiệp thương ở cấp huyện, cấp xã được gửi ngay đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp.

Điều 51. Thường trực Hội đồng nhân dân điều chỉnh cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân

1. Căn cứ vào kết quả hiệp thương lần thứ nhất, chậm nhất là 90 ngày trước ngày bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện điều chỉnh cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình.

2. Căn cứ vào kết quả hiệp thương lần thứ nhất, chậm nhất là 90 ngày trước ngày bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã điều chỉnh cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị, thôn, tổ dân phố ở địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình.

Điều 52. Giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân

Trên cơ sở kết quả hiệp thương lần thứ nhất và điều chỉnh của Thường trực Hội đồng nhân dân, căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và thôn, tổ dân phố (đối với cấp xã) được phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử tiến hành lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:

1. Ban lãnh đạo tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội dự kiến người của tổ chức mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo tổ chức hội nghị Ban thường vụ mở rộng để thảo luận, giới thiệu người của tổ chức mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;

2. Ban lãnh đạo cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc để thảo luận, giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;

3. Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân dự kiến người của đơn vị mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy cấp dưới trực tiếp để thảo luận, giới thiệu người của đơn vị mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;

4. Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố dự kiến người của thôn, tổ dân phố để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã và phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố tổ chức hội nghị cử tri để thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

Việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố do Ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn;

5. Việc tổ chức hội nghị cử tri quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Luật này;

6. Cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải chuyển biên bản hội nghị cử tri nơi công tác và biên bản hội nghị lãnh đạo mở rộng của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình về việc thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương.

Ban công tác Mặt trận chuyển biên bản hội nghị cử tri ở thôn, tổ dân phố về việc thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

Điều 53. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai

1. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở mỗi cấp do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức chậm nhất là 65 ngày trước ngày bầu cử. Thành phần hội nghị hiệp thương lần thứ hai thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này.

2. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người tự ứng cử, người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu ứng cử và lấy ý kiến cử tri nơi công tác (nếu có) của người tự ứng cử, người được thôn, tổ dân phố giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã. Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Luật này.

3. Biên bản hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị.

Biên bản hội nghị hiệp thương ở cấp tỉnh được gửi ngay đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp.

Biên bản hội nghị hiệp thương ở cấp huyện, cấp xã được gửi ngay đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp.

Điều 54. Hội nghị cử tri

1. Hội nghị cử tri ở xã, phường, thị trấn được tổ chức tại thôn, tổ dân phố do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì.

2. Hội nghị cử tri ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị triệu tập và chủ trì. Hội nghị cử tri ở đơn vị vũ trang nhân dân là hội nghị quân nhân do lãnh đạo, chỉ huy đơn vị triệu tập và chủ trì.

3. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, thôn, tổ dân phố đã giới thiệu người ứng cử được mời tham dự các hội nghị này.

4. Tại hội nghị cử tri, cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín theo quyết định của hội nghị.

5. Biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị. Biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp nào thì gửi đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó để chuẩn bị cho hội nghị hiệp thương lần thứ ba.

6. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định chi tiết việc tổ chức hội nghị cử tri quy định tại Điều này.

Điều 55. Xác minh và trả lời các vụ việc mà cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân

1. Đối với vụ việc ở nơi công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương.

Trường hợp người ứng cử là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xác minh và trả lời. Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị không có cấp trên trực tiếp quản lý thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập cơ quan, tổ chức, đơn vị đó có trách nhiệm xác minh và trả lời.

2. Đối với vụ việc ở khu dân cư thì cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương.

3. Đối với người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì Ủy ban bầu cử có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người đó hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương.

4. Chậm nhất là 40 ngày trước ngày bầu cử, việc xác minh và trả lời về các vụ việc mà cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Điều này phải được tiến hành xong.

Điều 56. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba

1. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở mỗi cấp do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức chậm nhất là 35 ngày trước ngày bầu cử. Thành phần hội nghị hiệp thương lần thứ ba thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này.

2. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử của cơ quan, tổ chức, đơn vị và kết quả lấy ý kiến cử tri để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

3. Biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến và kết quả hội nghị.

Biên bản hội nghị hiệp thương ở cấp tỉnh được gửi ngay đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp.

Biên bản hội nghị hiệp thương ở cấp huyện, cấp xã được gửi ngay đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp.

Xem nội dung VB
Điều 41. Giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương ứng cử đại biểu Quốc hội

Trên cơ sở điều chỉnh lần thứ nhất của Ủy ban thường vụ Quốc hội, căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương được phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội tiến hành lựa chọn, giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội như sau:

1. Ban lãnh đạo tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội dự kiến người của tổ chức mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến cửa hội nghị cử tri, ban lãnh đạo tổ chức hội nghị Ban thường vụ mở rộng hoặc Đoàn Chủ tịch mở rộng để thảo luận, giới thiệu người của tổ chức mình ứng cử đại biểu Quốc hội;

2. Ở cơ quan nhà nước, ban lãnh đạo cơ quan phối hợp với ban chấp hành, công đoàn cơ quan dự kiến người của cơ quan mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo cơ quan tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo cơ quan, đại diện ban chấp hành công đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc để thảo luận, giới thiệu người của cơ quan mình ứng cử đại biểu Quốc hội;

3. Ở đơn vị vũ trang nhân dân, chỉ huy đơn vị dự kiến người của đơn vị mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, chỉ huy đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy cấp dưới trực tiếp để thảo luận, giới thiệu người của đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội;

4. Việc tổ chức hội nghị cử tri quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 45 của Luật này;

5. Cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội phải chuyển biên bản hội nghị cử tri nơi công tác và biên bản hội nghị ban lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhận xét về người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đến Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trước khi hội nghị hiệp thương lần thứ hai được tổ chức.

Điều 42. Giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương ứng cử đại biểu Quốc hội

Trên cơ sở điều chỉnh lần thứ nhất cửa Ủy ban thường vụ Quốc hội, căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội tiến hành lựa chọn, giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội như sau:

1. Ban lãnh đạo tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội dự kiến người của tổ chức mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo tổ chức hội nghị Ban thường vụ mở rộng để thảo luận, giới thiệu người cửa tổ chức mình ứng cử đại biểu Quốc hội;

2. Ban lãnh đạo cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc để thảo luận, giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội;

3. Ở đơn vị vũ trang nhân dân, chỉ huy đơn vị dự kiến người của đơn vị mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, chỉ huy đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy đơn vị cấp dưới trực tiếp để thảo luận, giới thiệu người của đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội;

4. Việc tổ chức hội nghị cử tri quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 45 của Luật này;

5. Cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội phải chuyển biên bản hội nghị cử tri nơi công tác và biên bản hội nghị ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhận xét về người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh trước khi hội nghị hiệp thương lần thứ hai được tổ chức.
...

Điều 52. Giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân

Trên cơ sở kết quả hiệp thương lần thứ nhất và điều chỉnh của Thường trực Hội đồng nhân dân, căn cứ vào tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và thôn, tổ dân phố (đối với cấp xã) được phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử tiến hành lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:

1. Ban lãnh đạo tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội dự kiến người của tổ chức mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo tổ chức hội nghị Ban thường vụ mở rộng để thảo luận, giới thiệu người của tổ chức mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;

2. Ban lãnh đạo cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc để thảo luận, giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;

3. Lãnh đạo, chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân dự kiến người của đơn vị mình để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của hội nghị cử tri, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, đại diện ban chấp hành công đoàn (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy cấp dưới trực tiếp để thảo luận, giới thiệu người của đơn vị mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;

4. Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố dự kiến người của thôn, tổ dân phố để giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã và phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố tổ chức hội nghị cử tri để thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

Việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở thôn, tổ dân phố do Ủy ban thường vụ Quốc hội hướng dẫn;

5. Việc tổ chức hội nghị cử tri quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Luật này;

6. Cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải chuyển biên bản hội nghị cử tri nơi công tác và biên bản hội nghị lãnh đạo mở rộng của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình về việc thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương.

Ban công tác Mặt trận chuyển biên bản hội nghị cử tri ở thôn, tổ dân phố về việc thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

Xem nội dung VB
Điều 45. Hội nghị cử tri

1. Hội nghị cử tri ở xã, phường, thị trấn được tổ chức tại thôn, tổ dân phố nơi người ứng cử đại biểu Quốc hội cư trú thường xuyên do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì.

Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị đã giới thiệu người ứng cử được mời tham dự hội nghị này.

2. Hội nghị cử tri ở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội do ban lãnh đạo tổ chức triệu tập và chủ trì; hội nghị cử tri ở cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị triệu tập và chủ trì; hội nghị cử tri ở đơn vị vũ trang nhân dân là hội nghị quân nhân do lãnh, đạo, chỉ huy đơn vị triệu tập và chủ trì.

Người ứng cử đại biểu Quốc hội được mời tham dự hội nghị này.

3. Tại hội nghị cử tri, cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín theo quyết định của hội nghị.

4. Biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị. Biên bản hội nghị cử tri tại nơi cư trú lấy ý kiến về người do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương giới thiệu ứng cử được gửi đến Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người tự ứng cử, người do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương giới thiệu ứng cử được gửi đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh.

5. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định, chi tiết việc tổ chức hội nghị cử tri quy định tại Điều này.
...

Điều 54. Hội nghị cử tri

1. Hội nghị cử tri ở xã, phường, thị trấn được tổ chức tại thôn, tổ dân phố do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì.

2. Hội nghị cử tri ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị triệu tập và chủ trì. Hội nghị cử tri ở đơn vị vũ trang nhân dân là hội nghị quân nhân do lãnh đạo, chỉ huy đơn vị triệu tập và chủ trì.

3. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, thôn, tổ dân phố đã giới thiệu người ứng cử được mời tham dự các hội nghị này.

4. Tại hội nghị cử tri, cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín theo quyết định của hội nghị.

5. Biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị. Biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp nào thì gửi đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó để chuẩn bị cho hội nghị hiệp thương lần thứ ba.

6. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định chi tiết việc tổ chức hội nghị cử tri quy định tại Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 7. Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân

1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.

4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

Xem nội dung VB




Hiện tại không có văn bản nào liên quan.