Chương II QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG, QUY HOẠCH KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Mục 1. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Điều 5. Phân loại quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng
Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng bao gồm:
1. Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam.
2. Quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu, được lập trên phạm vi cả nước.
3. Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương, được lập trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 6. Thời kỳ lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng
1. Thời kỳ lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng là 10 năm, tầm nhìn là 20 năm.
2. Điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng:
a) Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng được rà soát, Điều chỉnh tổng thể định kỳ 05 năm một lần; riêng đối với quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu, có thể được xem xét, Điều chỉnh đột xuất, cục bộ để đảm bảo cân đối cung - cầu và bình ổn thị trường của cả nước.
b) Việc Điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng phải căn cứ kết quả rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch theo từng thời kỳ; chỉ Điều chỉnh những nội dung không còn phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội hoặc để đảm bảo cân đối cung - cầu và bình ổn thị trường của cả nước.
Điều 7. Căn cứ lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng
1. Căn cứ lập quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam:
a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;
b) Kết quả Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và các số liệu khác về khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
c) Khả năng đáp ứng về lao động, công nghệ;
d) Thị trường tiêu thụ và lợi thế cạnh tranh.
2. Căn cứ lập quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu:
a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;
b) Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam;
c) Kết quả Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và cơ sở dữ liệu khác về khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu;
d) Khả năng đáp ứng về lao động, công nghệ;
đ) Các tài liệu Điều tra thị trường tiêu thụ và lợi thế cạnh tranh trong nước, khu vực, thế giới về các sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu.
3. Căn cứ lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương:
a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam; quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu; quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất;
c) Tiềm năng về tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng của địa phương;
d) Khả năng đáp ứng về lao động, công nghệ;
đ) Thị trường tiêu thụ và lợi thế cạnh tranh.
Điều 8. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng
1. Ghi danh Mục, lập kế hoạch vốn, xây dựng đề cương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Triển khai lập quy hoạch theo các bước:
a) Tổng hợp các kết quả Điều tra, phân tích, đánh giá tài nguyên khoáng sản; các yếu tố, nguồn lực, Điều kiện phát triển và tác động của chúng đến quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng;
b) Phân tích đánh giá hiện trạng sản xuất, tính toán cân đối cung - cầu;
c) Xây dựng báo cáo và các tài liệu liên quan;
d) Lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan; hoàn thiện hồ sơ quy hoạch;
đ) Trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
Điều 9. Nội dung quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng
1. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam gồm:
a) Xác định vị trí, vai trò của lĩnh vực vật liệu xây dựng đối với nền kinh tế quốc dân;
b) Xác định Mục tiêu, quan Điểm phát triển lĩnh vực vật liệu xây dựng của cả nước;
c) Thực trạng phát triển vật liệu xây dựng của cả nước: phân bố các cơ sở sản xuất; cơ cấu chủng loại, chất lượng sản phẩm; trình độ công nghệ, tình hình đầu tư, lao động, tổ chức sản xuất; năng lực cạnh tranh;
d) Hiện trạng về tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng của cả nước;
đ) Dự báo thị trường vật liệu xây dựng trong nước, khu vực và thế giới, dự báo xuất nhập khẩu các sản phẩm vật liệu xây dựng;
e) Tiềm năng và lợi thế phát triển vật liệu xây dựng của cả nước;
g) Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu về cơ cấu chủng loại, chất lượng sản phẩm, công nghệ, đầu tư; các phương án khai thác, sử dụng Tiết kiệm, hiệu quả khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
h) Định hướng phát triển vật liệu xây dựng trong từng giai đoạn;
i) Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách và phương án thực hiện quy hoạch;
k) Đánh giá môi trường chiến lược cho từng giai đoạn;
l) Trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện quy hoạch.
2. Nội dung quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu gồm:
a) Mục tiêu, quan Điểm phát triển các sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu;
b) Thực trạng phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu của cả nước: Phân bố các cơ sở sản xuất; cơ cấu chủng loại, chất lượng sản phẩm; trình độ công nghệ, tình hình đầu tư, lao động, tổ chức sản xuất; năng lực cạnh tranh các sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu;
c) Hiện trạng về tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu của cả nước;
d) Dự báo thị trường các sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu trong nước, khu vực và thế giới, dự báo xuất nhập khẩu các sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu;
đ) Tiềm năng và lợi thế phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu của cả nước;
e) Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu về sản lượng, chất lượng sản phẩm; tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng; các phương án khai thác sử dụng Tiết kiệm, hiệu quả khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu;
g) Xây dựng các phương pháp tính toán cân đối cung - cầu đối với sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu theo từng giai đoạn;
h) Lựa chọn các giải pháp công nghệ; dự kiến danh Mục các dự án đầu tư, phương án phân bố đầu tư, quy mô đầu tư và tiến độ đầu tư;
i) Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách và phương án thực hiện quy hoạch;
k) Đánh giá môi trường chiến lược cho từng giai đoạn;
l) Trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương trong việc thực hiện quy hoạch.
3. Nội dung quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương gồm:
a) Xác định vị trí, vai trò phát triển vật liệu xây dựng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Xác định Mục tiêu, quan Điểm phát triển vật liệu xây dựng của địa phương;
c) Thực trạng phát triển vật liệu xây dựng của địa phương: Phân bố các cơ sở sản xuất; cơ cấu chủng loại, chất lượng sản phẩm; trình độ công nghệ, tình hình đầu tư, lao động, tổ chức sản xuất; năng lực cạnh tranh;
d) Hiện trạng về tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn;
đ) Dự báo nhu cầu vật liệu xây dựng của địa phương;
e) Tiềm năng và lợi thế phát triển vật liệu xây dựng của địa phương;
g) Cập nhật các số liệu, chỉ tiêu, của quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu;
h) Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu về cơ cấu chủng loại, chất lượng sản phẩm, công nghệ, đầu tư; các phương án khai thác sử và dụng Tiết kiệm, hiệu quả khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn;
i) Tính toán nhu cầu vốn, lao động, các giải pháp bảo đảm cân đối cung - cầu vật liệu xây dựng của địa phương;
k) Dự kiến danh Mục các dự án đầu tư, phương án phân bố đầu tư, quy mô đầu tư và tiến độ đầu tư;
l) Lộ trình xóa bỏ các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng lạc hậu hiện có trên địa bàn;
m) Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách và phương án thực hiện quy hoạch.
Điều 10. Hồ sơ quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng
1. Hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng gồm:
a) Báo cáo chính quy hoạch gồm: Căn cứ pháp lý, thuyết minh, các bản đồ, phụ lục;
b) Báo cáo tóm tắt quy hoạch;
c) Các tài liệu có liên quan;
d) Báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;
đ) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC);
e) Dự thảo tờ trình và dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch.
2. Hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng gồm:
a) Hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Văn bản thẩm định quy hoạch;
c) Báo cáo tiếp thu, giải trình theo văn bản thẩm định;
d) Tờ trình và dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch.
3. Hồ sơ quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng được lưu trữ và bảo quản theo quy định.
Điều 11. Trách nhiệm lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng
1. Bộ Xây dựng tổ chức lập các loại quy hoạch gồm:
a) Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam;
b) Quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương; Sở Xây dựng là đơn vị chủ trì, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của địa phương.
3. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng được lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn có năng lực phù hợp để lập quy hoạch theo quy định.
Điều 12. Thẩm định quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng
1. Thẩm quyền thẩm định quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng:
a) Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định các loại quy hoạch gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam; quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương.
2. Cơ quan tổ chức thẩm định quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng thành lập Hội đồng thẩm định.
3. Thành phần Hội đồng thẩm định:
a) Đối với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu, thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan; các chuyên gia có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về lĩnh vực vật liệu xây dựng;
b) Đối với quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương, thành phần Hội đồng thẩm định gồm: Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đại diện các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương và các Sở, ngành, cơ quan có liên quan; các chuyên gia có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về lĩnh vực vật liệu xây dựng.
Điều 13. Nội dung thẩm định quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng
1. Nội dung thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, gồm:
a) Cơ sở pháp lý để lập quy hoạch;
b) Cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, tài liệu để xây dựng quy hoạch;
c) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, tính thống nhất với các quy hoạch ngành khác có liên quan;
d) Sự phù hợp về Mục tiêu, quan Điểm, định hướng phát triển vật liệu xây dựng của cả nước theo từng giai đoạn; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu; phương án bố trí hợp lý các nguồn lực;
đ) Các giải pháp thực hiện quy hoạch, tính khả thi của quy hoạch và các biện pháp quản lý thực hiện quy hoạch;
e) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược bảo vệ môi trường.
2. Nội dung thẩm định quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu, gồm:
a) Cơ sở pháp lý để lập quy hoạch;
b) Cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, tài liệu để xây dựng quy hoạch;
c) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, tính thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam và các quy hoạch ngành khác có liên quan;
d) Sự phù hợp về Mục tiêu, quan Điểm, định hướng phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu của cả nước theo từng giai đoạn; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu; phương án bố trí hợp lý các nguồn lực;
đ) Sự phù hợp của các phương pháp tính toán cân đối cung - cầu đối với sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu theo các mốc thời gian;
e) Tính khả thi của các giải pháp công nghệ, danh Mục các dự án dự kiến đầu tư, phương án phân bố đầu tư, quy mô đầu tư và tiến độ đầu tư;
g) Các giải pháp thực hiện quy hoạch, tính khả thi của quy hoạch và các biện pháp quản lý thực hiện quy hoạch;
h) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược bảo vệ môi trường.
3. Nội dung thẩm định quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương, gồm:
a) Cơ sở pháp lý để lập quy hoạch;
b) Cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, tài liệu để xây dựng quy hoạch;
c) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tính thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng chủ yếu và các quy hoạch ngành khác có liên quan;
d) Sự phù hợp về Mục tiêu, quan Điểm, định hướng phát triển vật liệu xây dựng của địa phương theo từng giai đoạn; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu; phương án bố trí hợp lý các nguồn lực;
đ) Các giải pháp thực hiện quy hoạch, tính khả thi của quy hoạch và các biện pháp quản lý thực hiện quy hoạch;
e) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược bảo vệ môi trường.
Điều 14. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng
1. Thẩm quyền phê duyệt:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam; quy hoạch phát triển xi măng;
b) Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu, trừ quy hoạch phát triển xi măng.
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương.
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng là cơ quan có thẩm quyền Điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng.
Điều 15. Công bố quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng
1. Bộ Xây dựng công bố quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam; quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu tại trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương tại trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Sở Xây dựng.
3. Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan tổ chức lập quy hoạch có trách nhiệm công bố quy hoạch.
Mục 2. QUY HOẠCH KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Điều 16. Phân loại quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng
Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng bao gồm:
1. Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng.
2. Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu, không bao gồm khoáng sản làm xi măng (sau đây gọi tắt là quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu).
3. Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường).
Điều 17. Thời kỳ lập quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng
1. Thời kỳ lập quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng là 5 năm, tầm nhìn 10 năm.
2. Điều chỉnh quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo quy định tại Điều 14 của Luật Khoáng sản năm 2010.
Điều 18. Căn cứ lập quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng
1. Căn cứ lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng:
a) Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược khoáng sản, quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu;
b) Nhu cầu khoáng sản làm xi măng cho chế biến và sử dụng cả nước;
c) Tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng;
d) Kết quả thực hiện quy hoạch khoáng sản làm xi măng của kỳ trước; kết quả đánh giá môi trường chiến.
2. Căn cứ lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu:
a) Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng, chiến lược khoáng sản, quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu;
b) Nhu cầu khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu cho chế biến và sử dụng cả nước;
c) Tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu;
d) Kết quả thực hiện quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu của kỳ trước; kết quả đánh giá môi trường chiến lược.
3. Căn cứ lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường:
a) Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu; quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng địa phương;
b) Nhu cầu khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cho chế biến và sử dụng của địa phương;
c) Tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;
d) Kết quả thực hiện quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của kỳ trước; kết quả đánh giá môi trường chiến lược.
Điều 19. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng
1. Ghi danh Mục, lập kế hoạch vốn xây dựng đề cương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Triển khai lập quy hoạch theo các bước:
a) Tổng hợp các kết quả Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, phân tích, đánh giá tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
b) Xây dựng báo cáo và các tài liệu liên quan;
c) Lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan; hoàn thiện hồ sơ quy hoạch;
d) Trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
Điều 20. Nội dung quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng
1. Nội dung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng gồm:
a) Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá tình hình thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng;
b) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước.
c) Xác định nhu cầu sử dụng khoáng sản làm xi măng và khả năng đáp ứng nhu cầu trong kỳ quy hoạch;
d) Khoanh định chi Tiết khu vực mỏ khoáng sản làm xi măng cần đầu tư khai thác và tiến độ khai thác. Khu vực khai thác khoáng sản làm xi măng được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các Điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp;
đ) Xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác khoáng sản làm xi măng;
e) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch;
g) Đánh giá môi trường chiến lược theo từng giai đoạn;
2. Nội dung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu gồm:
a) Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá tình hình thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu;
b) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước;
c) Xác định nhu cầu sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu và khả năng đáp ứng nhu cầu trong kỳ quy hoạch;
d) Khoanh định chi Tiết khu vực mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu cần đầu tư khai thác và tiến độ khai thác. Khu vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các Điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp;
đ) Xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu;
e) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch;
g) Đánh giá môi trường chiến lược theo từng giai đoạn.
3. Nội dung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường gồm:
a) Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá tình hình thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của địa phương;
b) Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước;
c) Xác định nhu cầu sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của địa phương và khả năng đáp ứng nhu cầu trong kỳ quy hoạch;
d) Khoanh định chi Tiết khu vực mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, trong đó thể hiện cả khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố cần đầu tư khai thác và tiến độ khai thác. Khu vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các Điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp;
đ) Xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của địa phương;
e) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch;
g) Đánh giá môi trường chiến lược theo từng giai đoạn.
Điều 21. Hồ sơ quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng
1. Hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng gồm:
a) Báo cáo chính quy hoạch gồm căn cứ pháp lý, thuyết minh, các bản đồ, phụ lục;
b) Báo cáo tóm tắt quy hoạch;
c) Các tài liệu có liên quan;
d) Báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;
đ) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC);
e) Dự thảo tờ trình và dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch.
2. Hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng gồm:
a) Hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Văn bản thẩm định quy hoạch;
c) Báo cáo tiếp thu, giải trình theo văn bản thẩm định;
d) Tờ trình và dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch.
3. Hồ sơ quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây được lưu trữ và bảo quản theo quy định.
Điều 22. Trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng
1. Bộ Xây dựng tổ chức lập các quy hoạch gồm:
a) Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng;
b) Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; Sở Xây dựng là đơn vị chủ trì, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
3. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng được lựa chọn tổ chức, cá nhân tư vấn có năng lực phù hợp lập quy hoạch theo quy định.
Điều 23. Thẩm định quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng
1. Thẩm quyền thẩm định quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng:
a) Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định các quy hoạch gồm: Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng; quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu.
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
2. Cơ quan tổ chức thẩm định quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thành lập Hội đồng thẩm định.
3. Thành phần Hội đồng thẩm định:
a) Đối với quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng; quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu, thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan; các chuyên gia có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về lĩnh vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
b) Đối với quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đại diện các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành, cơ quan có liên quan; các chuyên gia có trình độ chuyên môn về lĩnh vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
Điều 24. Nội dung thẩm định quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng
1. Nội dung thẩm định quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng, gồm:
a) Cơ sở pháp lý để lập quy hoạch;
b) Cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, tài liệu để xây dựng quy hoạch;
c) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược khoáng sản; tính thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu và các quy hoạch ngành khác có liên quan;
d) Sự phù hợp các nội dung của quy hoạch;
đ) Tính khả thi trong việc xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác khoáng sản làm xi măng;
e) Các giải pháp thực hiện quy hoạch, tính khả thi của quy hoạch và các biện pháp quản lý thực hiện quy hoạch;
g) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược bảo vệ môi trường.
2. Nội dung thẩm định quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu, gồm:
a) Cơ sở pháp lý để lập quy hoạch;
b) Cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, tài liệu để xây dựng quy hoạch;
c) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược khoáng sản; tính thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam, quy hoạch phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu và các quy hoạch ngành khác có liên quan;
d) Sự phù hợp các nội dung của quy hoạch;
đ) Tính khả thi trong việc xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu;
e) Các giải pháp thực hiện quy hoạch, tính khả thi của quy hoạch và các biện pháp quản lý thực hiện quy hoạch;
g) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược bảo vệ môi trường.
3. Nội dung thẩm định quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, gồm:
a) Cơ sở pháp lý để lập quy hoạch;
b) Cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, tài liệu để xây dựng quy hoạch;
c) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chiến lược khoáng sản; tính thống nhất với quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng; quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu; quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của địa phương và các quy hoạch khác có liên quan;
d) Sự phù hợp các nội dung của quy hoạch;
đ) Tính khả thi trong việc xác định quy mô, công suất khai thác, yêu cầu về công nghệ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;
e) Các giải pháp thực hiện quy hoạch, tính khả thi của quy hoạch và các biện pháp quản lý thực hiện quy hoạch;
g) Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược bảo vệ môi trường.
Điều 25. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt:
a) Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng;
b) Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
3. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng là cơ quan có thẩm quyền Điều chỉnh quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
Điều 26. Công bố quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng
1. Bộ Xây dựng công bố quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng; quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu tại trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công bố quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Sở Xây dựng.
3. Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan tổ chức lập quy hoạch có trách nhiệm công bố quy hoạch.
Mục 3. ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC TƯ VẤN LẬP QUY HOẠCH VÀ KINH PHÍ CHO CÔNG TÁC QUY HOẠCH TRONG LĨNH VỰC VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Điều 27. Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch trong lĩnh vực vật liệu xây dựng
1. Có chức năng tư vấn về lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định của pháp Luật.
2. Chủ nhiệm dự án quy hoạch phải đáp ứng các Điều kiện sau đây:
a) Có trình độ là kỹ sư hoặc tương đương trở lên;
b) Có thời gian tham gia công tác lập quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng ít nhất là năm (05) năm;
c) Đã tham gia lập ít nhất một (01) quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng được Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt; hoặc đã tham gia lập ít nhất ba (03) quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
*Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 3 Điều 3 Nghị định 100/2018/NĐ-CP
Điều 3. Bãi bỏ các quy định sau đây:
...
3. Bãi bỏ Điều 27...Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng.*
Điều 28. Kinh phí cho hoạt động quy hoạch trong lĩnh vực vật liệu xây dựng
1. Kinh phí cho hoạt động quy hoạch trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, bao gồm: Chi phí lập quy hoạch, tổ chức thẩm định quy hoạch, công bố quy hoạch, phổ biến quy hoạch.
2. Kinh phí cho hoạt động quy hoạch trong lĩnh vực vật liệu xây dựng được bố trí từ ngân sách nhà nước. Việc lập dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí cho hoạt động quy hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ hoặc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động quy hoạch.
...
Điều 44. Điều Khoản chuyển tiếp
1. Các quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng và quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng đã được phê duyệt trước thời Điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện cho đến thời Điểm quy hoạch được Điều chỉnh hoặc thay thế.
Xem nội dung VB