Nghị định 80/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt
Số hiệu: 80/2016/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 01/07/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 17/07/2016 Số công báo: Từ số 567 đến số 568
Lĩnh vực: Ngân hàng, tiền tệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 80/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2016

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 101/2012/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2012 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật các công cụ chuyển nhượng ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Theo đề nghị của Thng đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số Điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt

1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 4, 5, 6, 7, 8 Điều 4 như sau:

“4. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là:

a) Tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

b) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung ứng dịch vụ ví điện tử.

5. Chủ tài Khoản thanh toán (sau đây gọi là chủ tài Khoản) là cá nhân đứng tên mở tài Khoản đối với tài Khoản của cá nhân hoặc là tổ chức mở tài Khoản đối với tài Khoản của tổ chức.

6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại Khoản 6 Điều này.

8. Dịch vụ ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài Khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài Khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài Khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1.”

2. Bổ sung Khoản 6 Điều 6 như sau:

“6. Phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp.”

3. Sửa đổi Khoản 1 Điều 8 như sau:

“1. Ngân hàng Nhà nước mở tài Khoản thanh toán cho Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 27 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Khoản 4 Điều 55 Luật ngân sách nhà nước và các Điều 101, Điều 109, Điều 114, Khoản 4d Điều 118, Điều 121 Luật các tổ chức tín dụng.

4. Sửa đổi Khoản 2 Điều 10 như sau:

“2. Người mở tài Khoản thanh toán là cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Người chưa đủ 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài Khoản thanh toán thông qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật.”

5. Sửa đổi Điểm b Khoản 2 Điều 12 như sau:

“b) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền. Số tiền bị phong tỏa trên tài Khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót.”

6. Bãi bỏ Điểm c Khoản 2 Điều 12.

7. Sửa đổi Khoản 3 Điều 14 như sau:

“3. Dịch vụ thanh toán không qua tài Khoản thanh toán của khách hàng, bao gồm: Dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ.”

8. Sửa đổi, bổ sung Điểm a, b, đ, e, g, h Khoản 2 Điều 15 như sau:

“a) Có giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

b) Có phương án kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán được phê duyệt theo đúng quy định về thẩm quyền đầu tư tại Điều lệ hoạt động của tổ chức, trong đó tối thiểu phải có các nội dung: Quy trình nghiệp vụ kỹ thuật của dịch vụ đề nghị cấp phép; cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán; quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ; quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật; các nguyên tắc chung và quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; quy trình và thủ tục giải quyết yêu cầu tra soát, khiếu nại, tranh chấp; quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong quá trình cung ứng dịch vụ;

đ) Điều kiện về kỹ thuật: Có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin, giải pháp công nghệ phù hợp với yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; hệ thống kỹ thuật dự phòng xây dựng độc lập với hệ thống chính đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn và liên tục khi hệ thống chính có sự cố và tuân thủ các quy định khác về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng;

e) Đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, tổ chức cung ứng dịch vụ phải được một tổ chức thực hiện quyết toán kết quả bù trừ giữa các bên liên quan;

g) Đối với dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán cho các khách hàng có tài Khoản tại nhiều ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ phải kết nối với một tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử được Ngân hàng Nhà nước cấp phép để thực hiện chuyển mạch và xử lý bù trừ các nghĩa vụ phát sinh trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của tổ chức;

h) Trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có hệ thống thông tin kế toán quản trị đảm bảo theo dõi riêng được nguồn vốn, tài sản và xác định được kết quả của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.”

9. Bổ sung Khoản 3, Khoản 4 Điều 15 như sau:

“3. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (trừ ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) đáp ứng Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.

4. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cung ứng dịch vụ ví điện tử chịu sự quản lý và kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước.”

10. Sửa đổi Điểm đ, e Khoản 2 Điều 16 như sau:

“đ) Hồ sơ về nhân sự: Sơ yếu lý lịch, bản sao được chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của những người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) và các cán bộ chủ chốt thực hiện Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;

e) Giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức (bản sao được chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu).”

Điều 2. Hiệu lực thi hành

 Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016

Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trlý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...

4. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là các tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
5. Chủ tài khoản thanh toán (sau đây gọi là chủ tài khoản) là người đứng tên mở tài khoản. Đối với tài khoản của cá nhân, chủ tài khoản là cá nhân đứng tên mở tài khoản. Đối với tài khoản của tổ chức, chủ tài khoản là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của tổ chức mở tài khoản.

Xem nội dung VB
Điều 6. Các hành vi bị cấm
1. Làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, thay thế phương tiện thanh toán, chứng từ thanh toán; lưu giữ, lưu hành, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả.
2. Xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập, phá hoại, làm thay đổi trái phép chương trình phần mềm, cơ sở dữ liệu điện tử sử dụng trong thanh toán; lợi dụng lỗi hệ thống mạng máy tính để trục lợi.
3. Cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình cung ứng và sử dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán.
4. Tiết lộ, cung cấp thông tin có liên quan đến tiền gửi của chủ tài khoản tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không đúng theo quy định của pháp luật.
5. Mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán nặc danh, mạo danh.

Xem nội dung VB
Điều 8. Mở và sử dụng tài khoản thanh toán của Ngân hàng Nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản thanh toán cho Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 27 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Điều 101, Điều 109, Điều 114, khoản 4d Điều 118, Điều 121 Luật Các tổ chức tín dụng.

Xem nội dung VB
Điều 27. Mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản
...

2. Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản và thực hiện giao dịch cho tổ chức tín dụng.

3. Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước, việc thực hiện các giao dịch cho Kho bạc Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Xem nội dung VB
Điều 55. Tổ chức thu ngân sách nhà nước
...

4. Kho bạc Nhà nước được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngân hàng thương mại để tập trung các khoản thu của ngân sách nhà nước; hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào ngân sách, điều tiết các khoản thu cho ngân sách các cấp theo đúng quy định.

Xem nội dung VB
Điều 101. Mở tài khoản

1. Ngân hàng thương mại phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc.

2. Ngân hàng thương mại được mở tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng khác.

3. Ngân hàng thương mại được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

Xem nội dung VB
Điều 109. Mở tài khoản của công ty tài chính

1. Công ty tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc.

2. Công ty tài chính được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3. Công ty tài chính được phép thực hiện hoạt động phát hành thẻ tín dụng được mở tài khoản tại ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

4. Công ty tài chính được mở tài khoản tiền gửi, tài khoản quản lý tiền vay cho khách hàng

Xem nội dung VB
Điều 114. Mở tài khoản của công ty cho thuê tài chính

1. Công ty cho thuê tài chính có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì trên tài khoản tiền gửi này số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc.

2. Công ty cho thuê tài chính được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Xem nội dung VB
Điều 118. Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân
...

4. Các hoạt động khác, bao gồm:
...

d) Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước;

Xem nội dung VB
Điều 121. Mở tài khoản của tổ chức tài chính vi mô

1. Tổ chức tài chính vi mô được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại.

2. Tổ chức tài chính vi mô không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.

Xem nội dung VB
Điều 10. Mở tài khoản thanh toán cho cá nhân và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng
...

2. Người mở tài khoản thanh toán là cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng. Đối với người chưa thành niên, khi mở tài khoản thanh toán phải có người giám hộ theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 12. Tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán
...

2. Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản trong các trường hợp sau:
...

b) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền;

Xem nội dung VB
Điều 12. Tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán
...

2. Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản trong các trường hợp sau:
...

c) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có dấu hiệu gian lận, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động thanh toán;

Xem nội dung VB
Điều 14. Dịch vụ thanh toán
...

3. Dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng, bao gồm: dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ và một số dịch vụ thanh toán khác.

Xem nội dung VB
Điều 15. Các dịch vụ trung gian thanh toán và điều kiện cung ứng dịch vụ này
...

2. Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có giấy phép thành lập hoặc đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó hoạt dộng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là một trong các hoạt động kinh doanh chính của tổ chức;
b) Có phương án kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán được phê duyệt theo đúng quy định về thẩm quyền đầu tư tại điều lệ hoạt động của tổ chức;
...

đ) Điều kiện kỹ thuật, nghiệp vụ gồm: cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và quy định của Ngân hàng Nhà nước; hệ thống kỹ thuật dự phòng độc lập với hệ thống chính đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn và liên tục khi hệ thống chính có sự cố; quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đảm bảo an toàn, bảo mật và phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với dịch vụ trung gian thanh toán trong các giao dịch điện tử theo quy định hiện hành của pháp luật.

Xem nội dung VB
- Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 3 Nghị định 16/2019/NĐ-CP

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt

1. Điểm b khoản 2 Điều 15 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt) được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Có Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ của tổ chức phê duyệt, trong đó tối thiểu phải có các nội dung:

(i) Quy trình nghiệp vụ kỹ thuật của dịch vụ đề nghị cấp phép, gồm: Tên, phạm vi cung ứng, đối tượng khách hàng, điều kiện sử dụng, sơ đồ và diễn giải các bước thực hiện nghiệp vụ, quy trình dòng tiền từ lúc khởi tạo giao dịch đến lúc quyết toán nghĩa vụ giữa các bên liên quan;

(ii) Cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán, gồm: Cơ chế mở và duy trì số dư tài khoản đảm bảo thanh toán, mục đích sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán;

(iii) Quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ; quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật; các nguyên tắc chung và quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; quy trình và thủ tục giải quyết yêu cầu tra soát, khiếu nại, tranh chấp;”

Xem nội dung VB
- Điểm này bị bãi bỏ bởi Khoản 3 Điều 3 Nghị định 16/2019/NĐ-CP

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt
...
3. Bãi bỏ điểm h khoản 2 Điều 15 (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt).

Xem nội dung VB
Điều 15. Các dịch vụ trung gian thanh toán và điều kiện cung ứng dịch vụ này
1. Dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm:
a) Dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử;
b) Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán;
c) Các dịch vụ trung gian thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có giấy phép thành lập hoặc đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó hoạt dộng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là một trong các hoạt động kinh doanh chính của tổ chức;
b) Có phương án kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán được phê duyệt theo đúng quy định về thẩm quyền đầu tư tại điều lệ hoạt động của tổ chức;
c) Có vốn điều lệ tối thiểu là 50 tỷ đồng;
d) Điều kiện về nhân sự:
Người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức xin phép phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc lĩnh vực phụ trách.
Đội ngũ cán bộ thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán có trình độ chuyên môn về lĩnh vực đảm nhiệm;
đ) Điều kiện kỹ thuật, nghiệp vụ gồm: cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và quy định của Ngân hàng Nhà nước; hệ thống kỹ thuật dự phòng độc lập với hệ thống chính đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn và liên tục khi hệ thống chính có sự cố; quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đảm bảo an toàn, bảo mật và phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử; quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với dịch vụ trung gian thanh toán trong các giao dịch điện tử theo quy định hiện hành của pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 16. Quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
...

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gồm:
...

đ) Hồ sơ về nhân sự: sơ yếu lý lịch, bản sao chứng thực các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của những người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) và các cán bộ chủ chốt thực hiện Đề án cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
e) Giấy phép thành lập hoặc đăng ký kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức (bản sao chứng thực).

Xem nội dung VB




Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt Ban hành: 22/11/2012 | Cập nhật: 29/11/2012