Nghị định 66-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội đối với lực lượng vũ trang
Số hiệu: | 66-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 30/09/1993 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 15/12/1993 | Số công báo: | Số 23 |
Lĩnh vực: | Quốc phòng, Bảo hiểm, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 66-CP |
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 1993 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.
NGHỊ ĐỊNH:
1. Chế độ trợ cấp ốm đau;
2. Chế độ trợ cấp thai sản;
3. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
4. Chế độ hưu trí;
5. Chế độ tử tuất.
Điều 2.- Các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 1 Nghị định này được áp dụng:
1. Đối với quân nhân và công an nhân dân thuộc diện hưởng lương được áp dụng cả 5 chế độ bảo hiểm.
2. Đối với quân nhân và công an nhân dân thuộc diện hưởng sinh hoạt phí được hưởng 2 chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp và chế độ tử tuất.
Thời gian công tác của quân nhân và công an nhân dân trước ngày ban hành Nghị định này được coi là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Điều 4.- Quyền hưởng bảo hiểm xã hội bị tạm thời đình chỉ hoặc huỷ bỏ:
- Trong thời gian bị tù giam;
- Khi có hành vi giam dối để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
- Khi đào ngũ;
- Khi ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài không hợp pháp.
Nếu phải điều trị ở các bệnh viện dân y thì Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Nội vụ thanh toán viện phí theo chế độ thu một phần viện phí.
1. Thời gian được hưởng trợ cấp hàng năm khi con ốm đau:
- 15 ngày đối với con dưới 36 tháng tuổi;
- 12 ngày đối với con từ 36 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi.
2. Mức trợ cấp thay tiền lương bằng 85% mức tiền lương.
Trường hợp đặc biệt mà người bố phải nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau thì được hưởng trợ cấp như đối với người mẹ.
1. Thời gian hưởng trợ cấp thai sản:
a) Được nghỉ việc đi khám thai 3 lần, mỗi lần 1 ngày (trường hợp đặc biệt được nghỉ 2 ngày).
b) Sẩy thai được nghỉ 20 ngày nếu thai dưới 3 tháng, 30 ngày nếu thai từ 3 tháng trở lên.
c) Trước và sau khi sinh được nghỉ 150 ngày.
Nếu một lần sinh nhiều con thì tính từ con thứ hai trở đi, mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày.
d) Trường hợp nuôi con sơ sinh hợp pháp, được nghỉ việc đến khi con đủ 120 ngày tuổi và hưởng trợ cấp thay tiền lương.
2. Mức trợ cấp thai sản bằng 100% mức tiền lương.
Ngoài ra, khi sinh con còn được trợ cấp thêm một tháng tiền lương.
3. Quân nhân và công an nhân dân thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, được hưởng chế độ theo quy định chung của Nhà nước.
III. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP TAI NẠN LAO ĐỘNG HOẶC BỆNH NGHỀ NGHIỆP
1. Tuỳ theo mức độ thương tật hoặc bệnh tật được trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng, mức trợ cấp này được tính trên cơ sở mức tiền lương trung bình của viên chức Nhà nước.
a) Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 60% thì được trợ cấp một lần theo các mức sau:
Mức suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp một lần
Từ 5% đến 20% 2 tháng tiền lương
Từ 21% đến 30% 4 tháng tiền lương
Từ 31% đến 40% 6 tháng tiền lương
Từ 41% đến 50% 9 tháng tiền lương
Từ 51% đến 60% 12 tháng tiền lương.
b) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 100% thì được xếp vào hạng và được trợ cấp hàng tháng như sau:
Mức suy giảm khả năng lao động Xếp hạng Mức trợ cấp hàng tháng
Từ 61% đến 70% 4 50% mức tiền lương
Từ 71% đến 80% 3 60% mức tiền lương
Từ 81% đến 90% 2 70% mức tiền lương
Từ 91% đến 100% 1 80% mức tiền lương
Người được xếp hạng 1 và hạng 2 mà không tự bảo đảm được sinh hoạt cá nhân thì còn được hưởng phụ cấp phục vụ.
Đối với những người có mức lương cao hơn mức tiền lương trung bình của viên chức Nhà nước được trợ cấp thêm một lần một khoản tiền bằng từ 1 tháng đến 3 tháng tiền lương hiện hưởng.
2. Quân nhân và công an nhân dân bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được cấp một lần phương tiện để khắc phục một phần chức năng bị tổn thương.
Khi thương tật hoặc bệnh tật tái phát được điều trị và giám định lại khả năng lao động.
1. Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, đã đóng bảo hiểm xã hội 20 năm trở lên.
2. Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi, đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên trong đó có từ 15 năm làm công việc nặng nhọc độc hại trong lực lượng vũ trang, hoặc có từ 10 năm ở các chiến trường trở lên.
3. Nam đủ 50 tuổi có 30 năm tuổi quân, nữ đủ 45 tuổi có 25 năm tuổi quân trở lên.
4. Đủ điều kiện quy định tại Điều 42 Luật về Sĩ quân Quân đội nhân dân Việt Nam; Điều lệ Quân nhân chuyên nghiệp; Pháp lệnh về Lực lượng An ninh, Lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam.
Điều 14.- Quân nhân và công an nhân dân thuộc diện chế độ hưu hàng tháng được hưởng:
- Một khoản trợ cấp trước khi nghỉ hưu tuỳ theo thời gian và mức đóng góp bảo hiểm xã hội;
- Lương hưu hàng tháng được tính trên mức lương cấp hàm hoặc lương chuyên nghiệp, phụ cấp thâm niên và phụ cấp chức vụ (nếu có), cao nhất bằng 75% mức lương bình quân của 10 năm trước khi người đó nghỉ hưu;
- Được đài thọ về bảo hiểm y tế.
Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và Bộ Tài chính quy định cụ thể các mức lương hưu hàng tháng, trợ cấp một lần trước khi nghỉ hưu.
- Thuộc diện đang tại ngũ mà chết thì mức trợ cấp được tính bằng cách lấy mức lương tháng của người đó đang hưởng nhân với số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, nhưng mức thấp nhất cũng bằng 6 tháng lương tối thiểu của viên chức Nhà nước.
- Thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng mà chết thì được trợ cấp bằng từ 3 tháng đến 12 tháng trợ cấp của người đó đang hưởng.
C. NGUỒN TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI
- Quân nhân và công an nhân dân hưởng lương hàng tháng đóng 5% tiền lương cấp hàm hoặc lương cấp bậc và phụ cấp thâm niên.
- Ngân sách Nhà nước bảo đảm phần còn lại.
Điều 21.- Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 4 năm 1993.
Những quy định trước đây trái với những quy định của Nghị định này đều bãi bỏ.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |