Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp
Số hiệu: 35/2019/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 25/04/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 05/05/2019 Số công báo: Từ số 419 đến số 420
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Trật tự an toàn xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/2019/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2019

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

2. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực Lâm nghiệp không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác có liên quan để xử phạt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.

2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:

a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

b) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;

c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

d) Tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập;

đ) Tổ chức nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

3. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này là những đối tượng không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Kiểm lâm viên là công chức thuộc các ngạch kiểm lâm, biên chế trong cơ quan kiểm lâm.

2. Bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống là những bộ phận thực hiện các chức năng chuyên biệt của cơ thể động vật, ngay khi tách rời những bộ phận này khỏi cơ thể sống của động vật thì động vật đó chết (ví dụ: đầu, tim, bộ da, bộ xương, buồng gan...).

3. Sản phẩm của động vật rừng là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật rừng như: thịt, trứng, sữa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, dịch mật, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, chân, móng...; vật phẩm có thành phần từ các bộ phận của động vật rừng đã qua chế biến như: cao nấu từ xương động vật, túi xách, ví, dây thắt lưng làm từ da động vật rừng.

4. Rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng bao gồm: rừng tái sinh tự nhiên hoặc rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trữ lượng cây đứng dưới 10 m3/ha.

5. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:

a) Lâm sản khai thác, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, chế biến trái quy định của pháp luật;

b) Dụng cụ, công cụ, các loại cưa xăng để sử dụng thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

c) Phương tiện gồm: các loại xe đạp, xe thô sơ, xe mô tô; các loại xe cơ giới đường bộ, tàu thủy, thuyền, ca-nô, sà lan và các phương tiện khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

6. Phương tiện bị người vi phạm hành chính chiếm đoạt trái phép là trường hợp phương tiện của chủ sở hữu hợp pháp bị người có hành vi vi phạm hành chính trộm cắp, cướp, cưỡng đoạt, lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt, lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản để chiếm đoạt hoặc các hành vi trái pháp luật khác tước đoạt quyền chiếm hữu, quản lý, sử dụng.

7. Phương tiện bị người vi phạm sử dụng trái phép là trường hợp chủ sở hữu hợp pháp, người quản lý hợp pháp hoặc người sử dụng hợp pháp phương tiện cho người khác thuê, mượn hoặc thuê người khác điều khiển phương tiện hoặc giao phương tiện cho người lao động của mình điều khiển để sử dụng vào mục đích hợp pháp, nhưng người được thuê, được mượn phương tiện hoặc người được giao điều khiển phương tiện đó đã tự ý sử dụng phương tiện để vi phạm hành chính.

Điều 4. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

b) Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.

3. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiu biện pháp khắc phục hậu quả sau:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;

c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

d) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường;

đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;

e) Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính;

g) Buộc thu hồi chứng chỉ quản lý rừng bền vững đã cấp;

h) Buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và thời gian chậm chi trả;

i) Buộc chi trả đầy đủ tiền dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng đã ký kết;

k) Buộc tiêu hủy lô hạt giống, lô cây giống lâm nghiệp;

l) Buộc đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy ra khỏi rừng;

m) Buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định của pháp luật hoặc buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

n) Buộc xây dựng phương án quản lý rừng bền vững trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

o) Buộc trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp.

Điều 5. Đơn vị tính để xác định thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra

1. Diện tích rừng hoặc diện tích có cây trồng chưa thành rừng tính bằng mét vuông (m2).

2. Khối lượng gỗ tính bằng mét khối (m3).

3. Đơn vị tính và phương pháp xác định số lượng, khối lượng lâm sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với tang vật vi phạm là gỗ, khi xử phạt vi phạm hành chính phải quy thành gỗ tròn. Quy đổi khối lượng các loại gỗ xẻ, gỗ đẽo thành gỗ tròn bằng cách nhân với hệ số 1,6.

4. Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc loài thông thường; động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB; sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB; thực vật rừng ngoài gỗ và sản phẩm gỗ xác định trị giá bằng tiền Việt Nam, đơn vị tính là đồng.

Điều 6. Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính

1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với cá nhân là 500.000.000 đồng; tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực Lâm nghiệp đối với tổ chức là 1.000.000.000 đồng.

2. Hành vi vi phạm hành chính đối với gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, thì áp dụng xử phạt hành vi vi phạm như đối với gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA.

3. Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, thì áp dụng xử phạt hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I. Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, thì áp dụng Xử phạt hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II.

4. Hành vi vi phạm đối với động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB, IIB hoặc động vật hoang dã thuộc Phụ lục I, II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp nhưng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, thì áp dụng xử lý như động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

5. Hành vi vi phạm pháp luật do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 63 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì căn cứ tính chất, mức độ, hậu quả hành vi vi phạm để áp dụng xử phạt hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp tang vật vi phạm là động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thì áp dụng xử phạt như động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB.

Đối với hành vi vi phạm vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng khung xử phạt bằng tiền cao nhất quy định đối với hành vi vi phạm đó để xử phạt.

6. Trường hợp một hành vi vi phạm hành chính gây thiệt hại nhiều loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hoặc tang vật vi phạm gồm nhiều loại lâm sản khác nhau nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thì xác định tiền phạt của hành vi vi phạm theo từng loại rừng hoặc từng loại lâm sản.

7. Hành vi vi phạm đối với rừng đã quy hoạch cho mục đích khác, nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng, thì áp dụng xử phạt theo quy định đối với loại rừng tương ứng trước khi quy hoạch cho mục đích khác.

8. Hành vi vi phạm gây thiệt hại đối với lâm sản của chủ rừng do chủ rừng phát hiện thì chủ rừng tiến hành lập biên bản kiểm tra, bảo vệ hiện trường, bảo quản tang vật và báo cáo, bàn giao trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày phát hiện vi phạm cho cơ quan, người có thẩm quyền, đồng thời phối hợp với cơ quan, người có thẩm quyền để xử phạt hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này. Đối với lâm sản tịch thu là lâm sản do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư để trồng thì trả lại cho chủ rừng.

9. Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu, thì áp dụng xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Chương II

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Mục 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ RỪNG, SỬ DỤNG RỪNG

Điều 7. Lấn, chiếm rừng

Hành vi dịch chuyển mốc giới, ranh giới rừng hoặc chiếm rừng của chủ rừng khác; rừng thuộc sở hữu toàn dân chưa giao, chưa cho thuê, bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích dưới 5.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích dưới 3.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích dưới 2.000 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích dưới 1.000 m2.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 10.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 5.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.000 m2 đến dưới 4.000 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 3.000 m2.

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 10.000 m2 đến dưới 20.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 8.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 4.000 m2 đến dưới 6.000 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 4.000 m2.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 20.000 m2 đến dưới 30.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 8.000 m2 đến dưới 10.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 6.000 m2 đến dưới 8.000 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 4.000 m2 đến dưới 5.000 m2.

5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 30.000 m2 đến dưới 40.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 m2 đến dưới 15.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 8.000 m2 đến dưới 12.000 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 7.000 m2.

6. Phạt tiền từ 32.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 40.000 m2 đến dưới 50.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 15.000 m2 đến dưới 20.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 12.000 m2 đến dưới 15.000 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 7.000 m2 đến dưới 10.000 m2.

7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích 50.000 m2 trở lên;

b) Rừng sản xuất có diện tích 20.000 m2 trở lên;

c) Rừng phòng hộ có diện tích 15.000 m2 trở lên;

d) Rừng đặc dụng có diện tích 10.000 m2 trở lên.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này.

Điều 8. Khai thác trái phép môi trường rừng và thực hiện các dịch vụ, kinh doanh trái phép trong rừng

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức du lịch, tham quan trong rừng mà không được phép của chủ rừng.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Tổ chức các dịch vụ, kinh doanh trong rừng mà không được phép của chủ rừng;

b) Tổ chức nghỉ dưỡng, giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi đầu tư hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Không lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

b) Lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí nhưng không phù hợp với đề án du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định của pháp luật hoặc buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này mà gây thiệt hại đến rừng hoặc lâm sản, thì bị xử phạt theo Điều 13 hoặc Điều 20 của Nghị định này.

Điều 9. Vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng

1. Hành vi sử dụng dịch vụ môi trường rừng không ký hợp đồng chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng sau 03 tháng, kể từ khi sử dụng dịch vụ môi trường rừng, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu không ký hợp đồng đối với chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh trong trường hợp chi trả gián tiếp;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam trong trường hợp chi trả gián tiếp.

2. Hành vi sử dụng dịch vụ môi trường rừng không kê khai tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả dưới 50.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả 500.000.000 đồng trở lên.

3. Hành vi sử dụng dịch vụ môi trường rừng không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền dưới 20.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền 500.000.000 đồng trở lên.

4. Hành vi không thực hiện chi trả hoặc chi trả không đầy đủ, đúng hạn tiền thu từ dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng ký kết giữa chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả 50.000.000 đồng trở lên.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và thời gian chậm chi trả trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

Tiền lãi được tính trên cơ sở số tiền chậm chi trả, thời gian chậm chi trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm gần nhất với thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

b) Buộc chi trả đầy đủ tiền dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng đã ký kết trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý rừng bền vững

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững hoặc không thực hiện đúng phương án quản lý rừng bền vững đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững không đúng quy định của pháp luật về tiêu chí quản lý rừng bền vững.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xây dựng phương án quản lý rừng bền vững trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc thu hồi chứng chỉ quản lý rừng bền vững đã cấp đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 11. Vi phạm quy định về hồ sơ, thủ tục khai thác lâm sản có nguồn gốc hợp pháp

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai thác, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng do nhà nước đại diện chủ sở hữu có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ về hồ sơ lâm sản hoặc trình tự, thủ tục khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản từ rừng tự nhiên có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định về hồ sơ lâm sản hoặc trình tự, thủ tục về khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Vi phạm quy định về chuyển mục đích sử dụng rừng

Hành vi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đã đảm bảo điều kiện nhưng chưa thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Rừng sản xuất có diện tích dưới 800 m2;

b) Rừng phòng hộ có diện tích dưới 600 m2;

c) Rừng đặc dụng có diện tích dưới 400 m2.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Rừng sản xuất có diện tích từ 800 m2 đến dưới 1.400 m2;

b) Rừng phòng hộ có diện tích từ 600 m2 đến dưới 1.000 m2;

c) Rừng đặc dụng có diện tích từ 400 m2 đến dưới 800 m2.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Rừng sản xuất có diện tích từ 1.400 m2 đến dưới 3.000 m2;

b) Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 2.000 m2;

c) Rừng đặc dụng có diện tích từ 800 m2 đến dưới 1.500 m2.

4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Rừng sản xuất có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 5.000 m2;

b) Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.000 m2 đến dưới 3.000 m2;

c) Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 2.500 m2.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 7.000 m2;

b) Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 5.000 m2;

c) Rừng đặc dụng có diện tích từ 2.500 m2 đến dưới 3.500 m2.

6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Rừng sản xuất có diện tích từ 7.000 m2 đến dưới 10.000 m2;

b) Rừng phòng hộ có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 7.500 m2;

c) Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.500 m2 đến dưới 5.000 m2.

7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Rừng sản xuất có diện tích 10.000 m2 trở lên;

b) Rừng phòng hộ có diện tích 7.500 m2 trở lên;

c) Rừng đặc dụng có diện tích 5.000 m2 trở lên.

Điều 13. Khai thác rừng trái pháp luật

Hành vi khai thác lâm sản trong rừng không được phép của cơ quan có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:

1. Khai thác trái pháp luật trong rừng sản xuất:

a) Đối với gỗ loài thông thường:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,4 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,4 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 2,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 2,5 m3 đến dưới 3,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 07 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 3,5 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 10 m3 đến dưới 15 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 15 m3 đến dưới 20 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 07 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng tự nhiên.

b) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2 m3 đến dưới 0,4 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,4 m3 đến dưới 0,6 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 1,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,6 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 1,5 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 1,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 1,5 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 03 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 07 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 03 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 10 m3 đến dưới 15 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng tự nhiên.

c) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3 m3;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 0,7 m3;

Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,7 m3 đến dưới 01 m3.

2. Khai thác trái pháp luật trong rừng phòng hộ:

a) Đối với gỗ loài thông thường:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,3 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 04 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 04 m3 đến dưới 06 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 06 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 03 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 10 m3 đến dưới 15 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng tự nhiên.

b) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,6 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2 m3 đến dưới 0,3 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,6 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 1,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 0,7 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 1,5 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,7 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 1,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 03 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 1,5 m3 đến dưới 2,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 05 m3 đến dưới 07 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 2,5 m3 đến dưới 04 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 07 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 04 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng tự nhiên.

c) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA:

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,1 m3;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 85.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,1 m3 đến dưới 0,3 m3;

Phạt tiền từ 85.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3.

3. Khai thác trái pháp luật rừng đặc dụng:

a) Đối với gỗ loài thông thường:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,3 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trng hoặc từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 05 m3 đến dưới 10 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng tự nhiên.

b) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,3 m3 gỗ rừng trồng;

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3 gỗ rừng trồng hoặc dưới 0,2 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,5 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,2 m3 đến dưới 0,4 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 01 m3 đến dưới 02 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,4 m3 đến dưới 0,6 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 02 m3 đến dưới 03 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,6 m3 đến dưới 0,8 m3 gỗ rừng tự nhiên;

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 03 m3 đến dưới 05 m3 gỗ rừng trồng hoặc từ 0,8 m3 đến dưới 01 m3 gỗ rừng tự nhiên.

c) Đối với gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA:

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật dưới 0,1 m3;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 85.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,1 m3 đến dưới 0,3 m3;

Phạt tiền từ 85.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái pháp luật từ 0,3 m3 đến dưới 0,5 m3.

4. Khai thác trái pháp luật thực vật rừng ngoài gỗ:

a) Đối với thực vật rừng ngoài gỗ loài thông thường; than hầm, than hoa:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá dưới 1.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 6.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 6.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 125.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 85.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 125.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 85.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

b) Đối với thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá dưới 1.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 30.000.000 đọng đến dưới 50.000.000 đồng.

c) Đối với thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá dưới 1.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại lâm sản trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

5. Trường hợp khai thác trái pháp luật đối với cây thân gỗ có đường kính tại vị trí 1,3 m dưới 8 cm, không xác định được khối lượng thì đo diện tích rừng bị chặt phá để xử phạt theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này; đối với hành vi khai thác trái pháp luật cây phân tán không tính được diện tích thì đếm số cây bị khai thác để xử phạt, cứ mỗi cây 100.000 đồng nhưng tối đa không quá 100.000.000 đồng.

6. Trường hợp khai thác trái pháp luật gỗ rừng tự nhiên còn lại rải rác trên nương rẫy thuộc đất rừng do Nhà nước quản lý; tận thu trái pháp luật gỗ nằm, trục, vớt gỗ trái pháp luật dưới sông, suối, ao, hồ trong rừng thì xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều này.

7. Chủ rừng được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để quản lý, bảo vệ và sử dụng vào mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật, nếu không thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo Quy chế quản lý rừng, không tổ chức kiểm tra phát hiện kịp thời vi phạm để khai thác rừng trái pháp luật thì xử phạt như quy định tại khoản 1 hoặc điểm a khoản 4 Điều này.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này;

b) Tịch thu công cụ, phương tiện thô sơ và các loại cưa xăng đối với các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này;

c) Tịch thu phương tiện cơ giới đối với hành vi quy định tại Điều này gây thiệt hại như sau:

Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm a khoản 1 từ 05 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc 2,5 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên; tại điểm a khoản 2 từ 04 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc từ 02 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên; tại điểm a khoản 3 từ 02 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc từ 01 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên;

Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm b khoản 1 từ 02 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc 1,5 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên; tại điểm b của các khoản 2, khoản 3 từ 1,5 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc từ 0,7 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên;

Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm c khoản 1 từ 0,5 m3 gỗ trở lên; tại điểm c của các khoản 2, khoản 3 từ 0,3 m3 gỗ trở lên;

Khai thác rừng trái pháp luật đối với thực vật rừng ngoài gỗ quy định tại điểm a khoản 4 trị giá 15.000.000 đồng trở lên; tại điểm b, điểm c khoản 4 trị giá 10.000.000 đồng trở lên;

d) Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng do không thực hiện đúng phương án khai thác, gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều này như sau: Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm a khoản 1 từ 05 m3 trở lên hoặc tại điểm a khoản 2 từ 03 m3 trở lên hoặc tại điểm a khoản 3 từ 02 m3 trở lên; khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm b khoản 1 từ 03 m3 trở lên hoặc tại điểm b khoản 2 từ 1,5 m3 trở lên hoặc tại điểm b khoản 3 từ 01 m3 trở lên; khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm c của các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 từ 0,3 m3 trở lên.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này.

Mục 2. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ PHÁT TRIỂN RỪNG, BẢO VỆ RỪNG

Điều 14. Vi phạm quy định về kinh doanh giống cây lâm nghiệp chính

1. Hành vi kinh doanh hạt giống cây lâm nghiệp chính từ nguồn giống đã có quyết định hủy bỏ của cơ quan có thẩm quyền hoặc từ nguồn giống chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có khối lượng dưới 05 kg hạt giống;

b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có khối lượng 05 kg hạt giống trở lên.

2. Hành vi kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính được nhân từ giống, nguồn giống đã có quyết định hủy bỏ của cơ quan có thẩm quyền hoặc giống, nguồn giống chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng đối với lô cây giống trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng đối với lô cây giống trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng đối với lô cây giống trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng đối với lô cây giống trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng đối với lô cây giống trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 40.000.000 động đến 50.000.000 đồng đối với lô cây giống trị giá 80.000.000 đồng trở lên.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy lô hạt giống, lô cây giống lâm nghiệp đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 15. Vi phạm quy định về trồng rừng thay thế

Hành vi vi phạm quy định về chậm trồng rừng thay thế theo phương án trồng rừng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ dưới 01 ha.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 01 ha đến dưới 03 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích dưới 01 ha.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 03 ha đến dưới 05 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 01 ha đến dưới 03 ha.

4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 05 ha đến dưới 08 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 03 ha đến dưới 05 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích dưới 01 ha.

5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 08 ha đến dưới 15 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 05 ha đến dưới 10 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 01 ha đến dưới 05 ha.

6. Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 15 ha đến dưới 25 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 10 ha đến dưới 15 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 05 ha đến dưới 07 ha.

7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 125.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 25 ha đến dưới 30 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 15 ha đến dưới 20 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 07 ha đến dưới 10 ha.

8. Phạt tiền từ 125.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 30 ha đến dưới 35 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 20 ha đến dưới 25 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 10 ha đến dưới 15 ha.

9. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 175.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 35 ha đến dưới 40 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 25 ha đến dưới 30 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 15 ha đến dưới 20 ha.

10. Phạt tiền từ 175.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 40 ha đến dưới 45 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 30 ha đến dưới 35 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 20 ha đến dưới 25 ha.

11. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 225.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 45 ha đến dưới 50 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 35 ha đến dưới 40 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 25 ha đến dưới 30 ha.

12. Phạt tiền từ 225.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 50 ha đến dưới 55 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 40 ha đến dưới 45 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 30 ha đến dưới 35 ha.

13. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 275.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 55 ha đến dưới 60 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 45 ha đến dưới 50 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 35 ha đến dưới 40 ha.

14. Phạt tiền từ 275.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 60 ha đến dưới 65 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 50 ha đến dưới 55 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 40 ha đến dưới 45 ha

15. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 325.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 65 ha đến dưới 70 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 55 ha đến dưới 60 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 45 ha đến dưới 50 ha

16. Phạt tiền từ 325.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 70 ha đến dưới 75 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 60 ha đến dưới 65 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 50 ha đến dưới 55 ha

17. Phạt tiền từ 350.000.000 đồng đến 375.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 75 ha đến dưới 80 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 65 ha đến dưới 70 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 55 ha đến dưới 60 ha.

18. Phạt tiền từ 375.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 80 ha đến dưới 85 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 70 ha đến dưới 75 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 60 ha đến dưới 65 ha.

19. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 425.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 85 ha đến dưới 90 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 75 ha đến dưới 80 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 65 ha đến dưới 70 ha

20. Phạt tiền từ 425.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 90 ha đến dưới 95 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 80 ha đến dưới 85 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 70 ha đến dưới 75 ha.

21. Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 475.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích từ 95 ha đến dưới 100 ha;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích từ 85 ha đến dưới 90 ha;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích từ 75 ha đến dưới 80 ha.

22. Phạt tiền từ 475.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chậm trồng rừng thay thế trên 01 năm với diện tích 100 ha trở lên;

b) Chậm trồng rừng thay thế trên 02 năm với diện tích 90 ha trở lên;

c) Chậm trồng rừng thay thế trên 03 năm với diện tích 80 ha trở lên.

23. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18, khoản 19, khoản 20, khoản 21 và khoản 22 Điều này.

Điều 16. Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chủ rừng không báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền khi có biến động về diện tích rừng được giao theo quy định của pháp luật;

b) Chủ rừng không thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật;

c) Chủ rừng không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền những thay đổi có liên quan đến bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chủ rừng không chấp hành các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng của cơ quan có thẩm quyền;

b) Chủ rừng không xây dựng, ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng trên phạm vi rừng mình quản lý;

c) Chủ rừng không tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy rừng;

d) Chủ rừng, không trang bị các phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng;

đ) Chủ rừng không thực hiện trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng với diện tích dưới 01 ha.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Mang dưới 10 dụng cụ vào rừng để bẫy bắt động vật rừng tại khu vực rừng có quy định cấm săn bắt động vật rừng;

b) Đưa súc vật kéo, mang dụng cụ, công cụ để khai thác gỗ và thực vật rừng ngoài gỗ vào rừng;

c) Chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng;

d) Lập lán, trại trong rừng đặc dụng mà không được phép của chủ rừng;

đ) Chủ rừng không thực hiện trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng với diện tích từ 01 ha đến dưới 03 ha.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Tổ chức đưa người vào nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo, thu thập mẫu vật, nguồn gen sinh vật mà không được phép của chủ rừng;

b) Mang 10 dụng cụ trở lên vào rừng để bẫy bắt động vật rừng tại khu rừng có quy định cấm săn bắt động vật rừng;

c) Sử dụng công cụ săn bắt động vật rừng ở những khu rừng có quy định cấm săn bắt; mang các loài vật nuôi vào rừng phục vụ săn bắt động vật rừng khi chưa được chủ rừng cho phép;

d) Đưa phương tiện, công cụ vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng khi chưa được chủ rừng cho phép;

đ) Quảng cáo để kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng và sản phẩm của chúng trái quy định của pháp luật;

e) Chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trong rừng mới trồng, đang trong thời kỳ chăm sóc;

g) Chủ rừng không thực hiện trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng với diện tích từ 03 ha đến dưới 10 ha.

5. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Sử dụng lửa không đúng quy định của pháp luật trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng;

b) Đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh;

c) Không tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng;

d) Không bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước;

đ) Không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng khi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt ở những công trình, công trường và nhà ở được phép bố trí ở trong rừng;

e) Không thực hiện đúng quy định pháp luật về sử dụng lửa khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng;

g) Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy vào rừng trái quy định của pháp luật; làm hầm, lò để đốt than trái phép trong rừng;

h) Chủ rừng không thực hiện trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng với diện tích 10 ha trở lên.

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chủ rừng được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng vi phạm một trong các hành vi sau:

a) Không có phương án phòng cháy và chữa cháy, công trình phòng cháy và chữa cháy rừng;

b) Không bảo đảm nước dự trữ phòng cháy và chữa cháy rừng tại các kênh, mương, bể chứa nước, đập, hồ chứa nước trong mùa khô hanh;

c) Không tổ chức tuần tra, canh gác rừng khi cấp dự báo cháy rừng từ cấp III trở lên để ngăn chặn cháy rừng do mình quản lý;

d) Nuôi, trồng, thả trái phép vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại.

7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ rừng không thành lập, quản lý và duy trì hoạt động của tổ, đội phòng cháy và chữa cháy rừng.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu dụng cụ, công cụ đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này;

b) Buộc đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy ra khỏi rừng đối với hành vi quy định tại điểm g khoản 5 Điều này;

c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 6 Điều này;

d) Buộc trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2, điểm đ khoản 3, điểm g khoản 4 và điểm h khoản 5 Điều này.

10. Hành vi vi phạm quy định tại Điều này mà gây thiệt hại đến rừng hoặc lâm sản thì bị xử phạt theo Điều 13 hoặc Điều 17 hoặc Điều 20 hoặc Điều 21 hoặc Điều 22 của Nghị định này.

Điều 17. Vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng

Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng, bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích dưới 500 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích dưới 400 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích dưới 200 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích dưới 50 m2;

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá dưới 2.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng từ 500 m2 đến dưới 1.500 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 400 m2 đến dưới 600 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 200 m2 đến dưới 400 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 50 m2 đến dưới 100 m2;

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 5.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 600 m2 đến dưới 800 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 400 m2 đến dưới 600 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 100 m2 đến dưới 200 m2;

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 10.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 800 m2 đến dưới 1.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 600 m2 đến dưới 800 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 200 m2 đến dưới 300 m2;

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 10.000 m2 đến dưới 15.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 1.500 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 800 m2 đến dưới 1.000 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 300 m2 đến dưới 500 m2;

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 15.000 m2 đến dưới 20.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 2.500 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 1.500 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 500 m2 đến dưới 700 m2;

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

7. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 20.000 m2 đến dưới 25.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 2.500 m2 đến dưới 3.500 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 2.500 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 700 m2 đến dưới 900 m2;

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

8. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 25.000 m2 đến dưới 30.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 3.500 m2 đến dưới 5.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.500 m2 đến dưới 3.000 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 900 m2 đến dưới 1.000 m2;

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này.

10. Hành vi cố ý gây cháy rừng, đốt rừng với bất kỳ mục đích gì thì xử phạt theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

Điều 18. Vi phạm quy định về phòng trừ sinh vật hại rừng

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chủ rừng không thực hiện biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của pháp luật; hoặc khi phát hiện sinh vật gây hại rừng nguy hiểm mà không thực hiện các biện pháp phòng trừ để lây lan dịch bệnh trên diện tích dưới 01 ha rừng được giao, được thuê.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ rừng không thực hiện biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của pháp luật; hoặc khi phát hiện sinh vật gây hại rừng nguy hiểm mà không thực hiện các biện pháp phòng trừ để lây lan dịch bệnh trên diện tích từ 01 ha đến dưới 05 ha rừng được giao, được thuê.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với chủ rừng khi phát hiện có sinh vật gây hại rừng trên diện tích rừng được giao, được thuê mà không báo cho cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn và hỗ trợ các biện pháp phòng trừ khoanh vùng kịp thời để sinh vật gây hại rừng phát dịch trên diện tích từ 05 ha trở lên.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 19. Phá hủy các công trình bảo vệ và phát triển rừng

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Viết, vẽ, xóa các thông tin, hình ảnh trên các biển báo, biển cảnh báo, bảng tuyên truyền bảo vệ rừng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tháo dỡ biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn bảo vệ rừng.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Đào phá đường lâm nghiệp, đường tuần tra bảo vệ rừng;

b) Phá đường ranh cản lửa, kênh, mương, cống, đập ngăn nước, bể, hồ chứa nước phòng cháy và chữa cháy rừng;

c) Phá hàng rào, cọc mốc ranh giới khu rừng, tiểu khu, khoảnh và lô rừng.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Đập phá bảng tuyên truyền bảo vệ rừng, chòi canh lửa rừng, nhà làm việc, tài sản, phương tiện dùng trong việc tuần tra bảo vệ rừng; làm hư hỏng các công trình khác phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Điều 20. Phá rừng trái pháp luật

Hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích dưới 3.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích dưới 500 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích dưới 300 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích dưới 100 m2;

đ) Thực vật rừng thông thường trị giá dưới 5.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá dưới 4.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá dưới 3.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 6.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 500 m2 đến dưới 1.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 300 m2 đến dưới 600 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 100 m2 đến dưới 200 m2;

đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 6.000 m2 đến dưới 9.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 1.500 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 600 m2 đến dưới 900 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 200 m2 đến dưới 300 m2;

đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 7.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 7.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 9.000 m2 đến dưới 12.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 2.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 900 m2 đến dưới 1.200 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ trên 300 m2 đến dưới 400 m2;

đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 7.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 12.000 m2 đến dưới 15.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 2.000 m2 đến dưới 2.500 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.200 m2 đến dưới 1.500 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 400 m2 đến dưới 500 m2;

đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

6. Phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 15.000 m2 đến dưới 18.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 2.500 m2 đến dưới 3.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 1.800 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 500 m2 đến dưới 600 m2;

đ) Thực vật rừng thông thường trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 125.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích tứ 18.000 m2 đến dưới 21.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 3.000 m2 đến dưới 3.500 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.800 m2 đến dưới 2.100 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 600 m2 đến dưới 700 m2.

8. Phạt tiền từ 125.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 21.000 m2 đến dưới 24.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 3.500 m2 đến dưới 4.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.100 m2 đến dưới 2.400 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 700 m2 đến dưới 800 m2.

9. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 175.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 24.000 m2 đến dưới 27.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 4.000 m2 đến dưới 4.500 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.400 m2 đến dưới 2.700 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 800 m2 đến dưới 900 m2.

10. Phạt tiền từ 175.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 27.000 m2 đến dưới 30.000 m2;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ 4.500 m2 đến dưới 5.000 m2;

c) Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.700 m2 đến dưới 3.000 m2;

d) Rừng đặc dụng có diện tích từ 900 m2 đến dưới 1.000 m2.

11. Hành vi bóc vỏ, ken cây, khoan vào thân cây, băm gốc, đổ hóa chất hủy hoại gốc, rễ cây rừng làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển cây rừng thì mỗi cây thân gỗ có đường kính tại vị trí 1,3 m trên 8 cm bị xâm hại xử phạt 100.000 đồng, nhưng không quá 200.000.000 đồng.

12. Chủ rừng được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để quản lý, bảo vệ và sử dụng vào mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật, nếu không thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo Quy chế quản lý rừng, không tổ chức kiểm tra phát hiện kịp thời vi phạm để phá rừng trái pháp luật bị xử phạt như quy định tại điểm b khoản 1 hoặc điểm b khoản 2 hoặc điểm b khoản 3 hoặc điểm b khoản 4 hoặc điểm b khoản 5 hoặc điểm b khoản 6 hoặc điểm b khoản 7 hoặc điểm b khoản 8 hoặc điểm b khoản 9 hoặc điểm b khoản 10 Điều này.

13. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này.

14. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này.

Điều 21. Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng

Hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng thông thường trị giá dưới 10.000.000 đồng;

b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá dưới 5.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 130.000.000 đồng;

b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 65.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 130.000.000 đồng đến dưới 160.000.000 đồng;

b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB trị giá từ 65.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 160.000.000 đồng đến dưới 190.000.000 đồng;

b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 95.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 210.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 190.000.000 đồng đến dưới 220.000.000 đồng;

b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 95.000.000 đồng đến dưới 110.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 220.000.000 đồng đến dưới 250.000.000 đồng;

b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 110.000.000 đồng đến dưới 125.000.000 đồng.

11. Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 250.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 125.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng.

12. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 330.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng dưới 03 cá thể lớp chim, bò sát hoặc động vật lớp khác.

13. Phạt tiền từ 330.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 01 cá thể lớp thú hoặc từ 03 đến 04 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 03 đến 05 cá thể động vật lớp khác.

14. Phạt tiền từ 360.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 02 cá thể lớp thú hoặc từ 05 đến 06 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 06 đến 09 cá thể động vật lớp khác.

15. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, dụng cụ, công cụ vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều này.

16. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều này.

Mục 3. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ LÂM SẢN

Điều 22. Vận chuyển lâm sản trái pháp luật

Hành vi vận chuyển lâm sản (từ thời điểm lâm sản đã xếp lên phương tiện vận chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản thực tế vận chuyển không phù hợp với hồ sơ đó, bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá dưới 15.000.000 đồng;

b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá dưới 7.000.000 đồng;

c) Gỗ thuộc loài thông thường dưới 02 m3;

d) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA dưới 01 m3;

đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA dưới 0,2 m3;

e) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá dưới 15.000.000 đồng;

g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá dưới 15.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;

b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 7.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;

c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá dưới 1.000.000 đồng;

d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 02 m3 đến dưới 05 m3;

đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 01 m3 đến dưới 2,5 m3;

e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,2 m3 đến dưới 0,4 m3;

g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;

h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;

c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 05 m3 đến dưới 08 m3;

đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 2,5 m3 đến dưới 04 m3;

e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,4 m3 đến dưới 0,6 m3;

g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng;

c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 08 m3 đến dưới 11 m3;

đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 04 m3 đến dưới 5,5 m3;

e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,6 m3 đến dưới 0,9 m3;

g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;

b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 35.000.000 đồng đến dưới 45.000.000 đồng;

c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 11 m3 đến dưới 14 m3;

đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 5,5 m3 đến dưới 07 m3;

e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,9 m3 đến dưới 1,2 m3;

g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;

h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;

b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 45.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 14 m3 đến dưới 17 m3;

đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 07 m3 đến dưới 8,5 m3;

e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 1,2 m3 đến dưới 1,5 m3;

g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;

h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;

b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 75.000.000 đồng;

c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 17 m3 đến dưới 20 m3;

đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 8,5 m3 đến dưới 10 m3;

e) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;

g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng;

b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 75.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;

c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

d) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng;

đ) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 210.000.000 đồng;

b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 105.000.000 đồng;

c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

d) Ngà voi có khối lượng dưới 0,3 kilôgam;

đ) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 210.000.000 đồng;

e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 210.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 210.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 210.000.000 đồng đến dưới 240.000.000 đồng;

b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 105.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;

c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

d) Ngà voi có khối lượng từ 0,3 kilôgam đến dưới 0,6 kilôgam;

đ) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 210.000.000 đồng đến dưới 240.000.000 đồng;

e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 210.000.000 đồng đến dưới 240.000.000 đồng.

11. Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 240.000.000 đồng đến dưới 270.000.000 đồng;

b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 135.000.000 đồng;

c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

d) Ngà voi có khối lượng từ 0,6 kilôgam đến dưới 0,9 kilôgam;

đ) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 240.000.000 đồng đến dưới 270.000.000 đồng;

e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 240.000.000 đồng đến dưới 270.000.000 đồng.

12. Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 135.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;

c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

d) Ngà voi có khối lượng từ 0,9 kilôgam đến dưới 1,2 kilôgam;

đ) Động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng dưới 03 cá thể lớp chim, bò sát hoặc động vật lớp khác;

e) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

13. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 330.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;

b) Ngà voi có khối lượng từ 1,2 kilôgam đến dưới 1,5 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng dưới 0,03 kilôgam;

c) Động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 01 cá thể lớp thú hoặc từ 03 đến 04 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 03 đến 05 cá thể động vật lớp khác;

d) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 330.000.000 đồng.

14. Phạt tiền từ 330.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Ngà voi có khối lượng từ 1,5 kilôgam đến dưới 02 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 0,03 kilôgam đến dưới 0,05 kilôgam;

c) Động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 02 cá thể lớp thú hoặc từ 05 đến 06 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 06 đến 09 cá thể động vật lớp khác;

d) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 330.000.000 đồng đến dưới 360.000.000 đồng.

15. Phạt tiền từ 360.000.000 đồng đến 390.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển trái pháp luật sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 360.000.000 đồng đến dưới 390.000.000 đồng.

16. Phạt tiền từ 390.000.000 đồng đến 420.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển trái pháp luật sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 390.000.000 đồng đến dưới 420.000.000 đồng.

17. Phạt tiền từ 420.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển trái pháp luật sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá 420.000.000 đồng đến dưới 450.000.000 đồng.

18. Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 475.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển trái pháp luật sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá 450.000.000 đồng đến dưới 475.000.000 đồng.

19. Phạt tiền từ 475.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển trái pháp luật sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá 475.000.000 đồng trở lên.

20. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này (trừ trường hợp gỗ có hồ sơ và nguồn gốc hợp pháp nhưng khối lượng gỗ thực tế vượt quá sai số cho phép theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

b) Tịch thu phương tiện đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoan 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau:

Vi phạm có tổ chức hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Sử dụng xe tự ý cải tạo thành hai ngăn, hai đáy, hai mui trở lên; xe không có đăng ký do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đối với loại xe theo quy định ca pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu phương tiện; xe đeo biển số giả.

Vận chuyển gỗ thuộc loài thông thường từ 05 m3 trở lên; gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 2,5 m3 trở lên; gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,4 m3 trở lên; thực vật rừng ngoài gỗ trị giá 25.000.000 đồng trở lên; sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 25.000.000 đồng trở lên.

Vận chuyển động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của chúng thuộc loài thông thường trị giá 25.000.000 trở lên; động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của chúng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá 15.000.000 đồng trở lên; sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 1.000.000 đồng trở lên.

Vận chuyển động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB; ngà voi, sừng tê giác.

Vận chuyển lâm sản trái pháp luật có 02 loại gỗ trở lên (gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và gỗ thuộc loài nguy cấp quý, hiếm) hoặc nhiều loại lâm sản khác nhau ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, tuy khối lượng của một loại gỗ hoặc trị giá của mỗi loại lâm sản chưa đến mức bị tịch thu phương tiện nhưng tổng khối lượng các loại gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 05 m3 trở lên hoặc tổng trị giá các loại lâm sản khác ngoài gỗ vận chuyển trái pháp luật trị giá 25.000.000 đồng trở lên.

21. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c của các khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 12; điểm a, điểm c của khoản 13 và khoản 14 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy đối với hành vi quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này.

22. Trường hợp vận chuyển lâm sản đã được xác định có nguồn gốc hợp pháp nhưng hồ sơ lâm sản không thực hiện đúng quy định của pháp luật; người điều khiển phương tiện hoặc chủ lâm sản không xuất trình hồ sơ lâm sản trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm kiểm tra cho người có thẩm quyền khi kiểm tra phương tiện vận chuyển thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.

23. Chủ lâm sản bị xử phạt về hành vi mua bán lâm sản theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này. Trường hợp chủ lâm sản đồng thời là chủ sở hữu hoặc người quản lý, người sử dụng hợp pháp phương tiện có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật thì bị xử phạt hai hành vi: vận chuyển lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều này và mua bán lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều 23 của Nghị định này.

24. Trường hợp phát hiện vận chuyển từ trong rừng ra các loại than hầm, than hoa được xác định là có nguồn gốc từ rừng tự nhiên thì chủ lâm sản bị xử phạt theo quy định tại khoản 4 Điều 13 của Nghị định này.

25. Chủ sở hữu phương tiện, người quản lý, người sử dụng hợp pháp nếu cố ý cho người điều khiển phương tiện sử dụng phương tiện vận chuyển lâm sản trái pháp luật thì bị xử phạt như quy định đối với người có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều này.

Điều 23. Tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật

Hành vi tàng trữ, mua, bán, chế biến lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản không đúng với nội dung hồ sơ đó, bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá dưới 15.000.000 đồng;

b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá đến dưới 7.000.000 đồng;

c) Gỗ thuộc loài thông thường dưới 02 m3;

d) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA dưới 01 m3;

đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA dưới 0,2 m3;

e) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá dưới 15.000.000 đồng;

g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá dưới 15.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;

b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 7.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;

c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá dưới 1.000.000 đồng;

d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 02 m3 đến dưới 05 m3;

đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 01 m3 đến dưới 2,5 m3;

e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,2 m3 đến dưới 0,4 m3;

g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;

h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;

c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 05 m3 đến dưới 08 m3;

đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 2,5 m3 đến dưới 04 m3;

e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,4 m3 đến dưới 0,6 m3;

g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng;

c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 08 m3 đến dưới 11 m3;

đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 04 m3 đến dưới 5,5 m3;

e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,6 m3 đến dưới 0,9 m3;

g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;

b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 35.000.000 đồng đến dưới 45.000.000 đồng;

c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 11 m3 đến dưới 14 m3;

đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 5,5 m3 đến dưới 07 m3;

e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,9 m3 đến dưới 1,2 m3;

g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;

h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;

b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 45.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 14 m3 đến dưới 17 m3;

đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 07 m3 đến dưới 8,5 m3;

e) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 1,2 m3 đến dưới 1,5 m3;

g) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;

h) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;

b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 75.000.000 đồng;

c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

d) Gỗ thuộc loài thông thường từ 17 m3 đến dưới 20 m3;

đ) Gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 8,5 m3 đến dưới 10 m3;

e) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;

g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng;

b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 75.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;

c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;

d) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng;

đ) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 210.000.000 đồng;

b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 105.000.000 đồng;

c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

d) Ngà voi có khối lượng dưới 0,3 kilôgam;

đ) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 210.000.000 đồng;

e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 210.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 210.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 210.000.000 đồng đến dưới 240.000.000 đồng;

b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 105.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;

c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;

d) Ngà voi có khối lượng từ 0,3 kilôgam đến dưới 0,6 kilôgam;

đ) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 210.000.000 đồng đến dưới 240.000.000 đồng;

e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 210.000.000 đồng đến dưới 240.000.000 đồng.

11. Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 240.000.000 đồng đến dưới 270.000.000 đồng;

b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 135.000.000 đồng;

c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

d) Ngà voi có khối lượng từ 0,6 kilôgam đến dưới 0,9 kilôgam;

đ) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 240.000.000 đồng đến dưới 270.000.000 đồng;

e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 240.000.000 đồng đến dưới 270.000.000 đồng.

12. Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thông thường trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

b) Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 135.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;

c) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;

d) Ngà voi có khối lượng từ 0,9 kilôgam đến dưới 1,2 kilôgam;

đ) Động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng dưới 03 cá thể lớp chim, bò sát hoặc động vật lớp khác;

e) Thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

g) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

13. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 330.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;

b) Ngà voi có khối lượng từ 1,2 kilôgam đến dưới 1,5 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng dưới 0,03 kilôgam;

c) Động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 01 cá thể lớp thú hoặc từ 03 đến 04 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 03 đến 05 cá thể động vật lớp khác;

d) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 330.000.000 đồng.

14. Phạt tiền từ 330.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

a) Sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Ngà voi có khối lượng từ 1,5 kilôgam đến dưới 02 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 0,03 kilôgam đến dưới 0,05 kilôgam;

c) Động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 02 cá thể lớp thú hoặc từ 05 đến 06 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 06 đến 09 cá thể động vật lớp khác;

d) Sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 330.000.000 đồng đến dưới 360.000.000 đồng.

15. Phạt tiền từ 360.000.000 đồng đến 390.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 360.000.000 đồng đến dưới 390.000.000 đồng.

16. Phạt tiền từ 390.000.000 đồng đến 420.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 390.000.000 đồng đến dưới 420.000.000 đồng.

17. Phạt tiền từ 420.000.000 đồng đến 450.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá 420.000.000 đồng đến dưới 450.000.000 đồng.

18. Phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 475.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá 450.000.000 đồng đến dưới 475.000.000 đồng.

19. Phạt tiền từ 475.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá 475.000.000 đồng trở lên.

20. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này.

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này.

21. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c của các khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 12; điểm a, điểm c của khoản 13 và khoản 14 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy đối với hành vi quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này.

22. Trường hợp mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản đã được xác định có nguồn gốc hợp pháp nhưng hồ sơ lâm sản không thực hiện đúng quy định của pháp luật, bị xử phạt theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.

23. Trường hợp kiểm tra phát hiện tàng trữ gỗ trái pháp luật mà không có cơ sở để xác định gỗ là của chủ nhà hoặc chủ cơ sở chế biến và không xác định được đối tượng vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định tịch thu theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Điều 24. Vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản trong vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chủ lâm sản vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến thực vật rừng ngoài gỗ; động vật rừng hoặc bộ phận, sản phẩm của chúng có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về hồ sơ lâm sản hợp pháp;

b) Chủ lâm sản vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến gỗ rừng trồng, gỗ vườn nhà, cây trồng phân tán có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về hồ sơ lâm sản hợp pháp;

c) Người điều khiển phương tiện, chủ lâm sản không xuất trình hồ sơ lâm sản trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm kiểm tra cho người có thẩm quyền khi kiểm tra phương tiện vận chuyển lâm sản.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chủ cơ sở chế biến, mua bán lâm sản, nuôi động vật không ghi chép vào sổ nhập, xuất lâm sản;

b) Chủ cơ sở nuôi, trồng động vật rừng, thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm hoặc các loài thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp không thực hiện ghi chép sổ theo dõi nuôi, trồng theo quy định của pháp luật;

c) Chủ cơ sở nuôi động vật rừng thông thường không thực hiện ghi chép sổ theo dõi hoặc không thông báo đúng thời hạn theo quy định của pháp luật cho cơ quan có thẩm quyền khi đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chủ lâm sản vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản có nguồn gốc nhập khẩu, nguồn gốc sau xử lý tịch thu hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về hồ sơ lâm sản hợp pháp;

b) Chủ cơ sở nuôi, trồng vì mục đích thương mại loài thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm hoặc các loài thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có nguồn gốc hợp pháp nhưng không đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ lâm sản vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản có nguồn gốc từ rừng tự nhiên hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật về hồ sơ lâm sản hợp pháp.

Chương III

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 25. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Nghị định này.

2. Công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân trong các cơ quan quy định tại các Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao thanh tra, kiểm tra về quản lý rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Điều 26. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm

1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 10.000.000 đồng.

3. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm bao gồm: Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 25.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n và điểm o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm Cục Kiểm lâm có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 50.000.000 đồng;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

5. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

c) Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Điều 27. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 5.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 50.000.000 đồng;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

c) Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

d) Tịch thu tang vật, phương để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

4. Cơ quan Kiểm lâm các cấp ở địa phương có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền quy định tại Điều này.

Điều 28. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực Lâm nghiệp

1. Thanh tra viên nông nghiệp và phát triển nông thôn, người được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực Lâm nghiệp đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 500.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm c và điểm d khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

2. Trưởng đoàn thanh tra Tổng cục Lâm nghiệp, Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 50.000.000 đồng;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;

c) Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 250.000.000 đồng;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

4. Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

c) Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Điều 29. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả của Công an nhân dân thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Điều 30. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng

1. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 25.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm c, điểm d, điểm e và điểm l khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

4. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

c) Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm l khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Điều 31. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển

1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c, điểm d khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 25.000.000 đồng;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c và điểm d khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 50.000.000 đồng;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c và điểm d khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 100.000.000 đồng;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c và điểm d khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

7. Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Điều 32. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường

1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 25.000.000 đồng;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm d và điểm đ khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

d) Tịch thu tang vật được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 50.000.000 đồng;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

d) Tịch thu tang vật được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Điều 33. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan

1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 25.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại điểm d và điểm đ khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

4. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá 50.000.000 đồng;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại điểm d và điểm đ khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại điểm d và điểm đ khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.

Điều 34. Phân định thẩm quyền xử phạt

1. Những người có thẩm quyền của Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra chuyên ngành, Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 và Điều 29 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

2. Những người có thẩm quyền của lực lượng Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 13, Điều 17, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 và Điều 24 theo thẩm quyền quy định tại Điều 30 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

3. Những người có thẩm quyền của lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 22, Điều 23 và Điều 24 theo thẩm quyền quy định tại Điều 31 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

4. Những người có thẩm quyền của lực lượng Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 23, Điều 24 theo thẩm quyền quy định tại Điều 32 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

5. Những người có thẩm quyền của lực lượng Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 22 và Điều 23 theo thẩm quyền quy định tại Điều 33 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Điều 35. Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện theo quy định tại Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Xác định trị giá tang vật vi phạm hành chính (kể cả lâm sản thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm) để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thực hiện theo quy định tại Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính và quy định của pháp luật hiện hành.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 36. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 6 năm 2019.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 ca Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản và Điều 3 Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

3. Đối với các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh giống cây lâm nghiệp chính đồng thời được quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật thì xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.

Điều 37. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các hành vi vi phạm hành chính xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì áp dụng Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật để xử phạt.

2. Đối với hành vi vi phạm hành chính về kinh doanh giống cây lâm nghiệp, trong quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.

Điều 38. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

Điều 63. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính

1. Đối với vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển các quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính được căn cứ vào hồ sơ vụ vi phạm do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến.

Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xác minh thêm tình tiết để làm căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

3. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 30 ngày, kể từ ngày nhận được các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này kèm theo hồ sơ vụ vi phạm. Trong trường hợp cần xác minh thêm quy định tại khoản 2 Điều này thì thời hạn tối đa không quá 45 ngày.

Xem nội dung VB
Điều 126. Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính

1. Người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo biện pháp ghi trong quyết định xử phạt hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước.

Trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm sử dụng tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Luật này thì tang vật, phương tiện đó bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước.

Xem nội dung VB
Điều 65. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.

Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật bị tịch thu, tiêu hủy; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.

Xem nội dung VB
Điều 39. Thẩm quyền của Công an nhân dân

1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng.

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 3% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 1.500.000 đồng.

3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 2.500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.

4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát phản ứng nhanh, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn trên sông, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng An ninh thông tin; Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các quận, huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 25.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

5. Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;

e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ, Cục trưởng Cục Theo dõi thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

7. Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này và có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.

Xem nội dung VB
Điều 52. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ 38 đến 51 của Luật này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó.

Trong trường hợp phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong khu vực nội thành thuộc các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 23 của Luật này, thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm hành chính do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng trong nội thành.

2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ 39 đến 51 của Luật này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.

Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

4. Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:

a) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;

b) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;

c) Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.

Xem nội dung VB
Điều 60. Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt

1. Trong trường hợp cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật và phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó.

2. Tùy theo loại tang vật cụ thể, việc xác định giá trị dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu;

b) Giá theo thông báo của cơ quan tài chính địa phương; trường hợp không có thông báo giá thì theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính;

c) Giá thành của tang vật nếu là hàng hoá chưa xuất bán;

d) Đối với tang vật là hàng giả thì giá của tang vật đó là giá thị trường của hàng hoá thật hoặc hàng hoá có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính.

3. Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này để xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm và thành lập Hội đồng định giá. Hội đồng định giá gồm có người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên.

Thời hạn tạm giữ tang vật để xác định giá trị không quá 24 giờ, kể từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, trong trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ. Mọi chi phí liên quan đến việc tạm giữ, định giá và thiệt hại do việc tạm giữ gây ra do cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chi trả. Thủ tục, biên bản tạm giữ được thực hiện theo quy định tại khoản 5 và khoản 9 Điều 125 của Luật này.

4. Căn cứ để xác định giá trị và các tài liệu liên quan đến việc xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính phải thể hiện trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

Xem nội dung VB
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (sau đây viết tắt là Nghị định số 157/2013/NĐ-CP):

1. Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Nghị định này không điều chỉnh đối với động vật rừng, thực vật rừng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của Chính phủ”.

2. Khoản 2 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Lâm sản là sản phẩm thực vật, động vật và các bộ phận, dẫn xuất của chúng có nguồn gốc khai thác từ rừng.”

3. Khoản 8 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“8. Phương tiện bị người vi phạm sử dụng trái phép là trường hợp chủ sở hữu hợp pháp, người quản lý hợp pháp hoặc người sử dụng hợp pháp phương tiện cho người khác thuê, mượn hoặc thuê người khác điều khiển phương tiện hoặc giao phương tiện cho người lao động của mình điều khiển để sử dụng vào mục đích hợp pháp, nhưng người được thuê, được mượn phương tiện hoặc người được giao điều khiển phương tiện đó đã tự ý sử dụng phương tiện để vi phạm hành chính.

Việc cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển phương tiện hoặc giao người điều khiển phương tiện phải được giao kết bằng văn bản giữa chủ sở hữu hợp pháp, người quản lý hợp pháp hoặc người sử dụng hợp pháp phương tiện và người được thuê, được mượn theo quy định của pháp luật trước khi hành vi vi phạm xảy ra. Văn bản giao kết phải ghi rõ mục đích, nội dung sử dụng phương tiện cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển. Đối với cá nhân cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển phương tiện thì văn bản giao kết phải có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc chứng nhận của Công chứng viên; đối với tổ chức giao phương tiện cho người lao động của mình quản lý, điều khiển thì phải có hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phương tiện bị tạm giữ, người có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật phải xuất trình bản giao kết hoặc hợp đồng lao động cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc.”

4. Bổ sung khoản 9 vào Điều 3 như sau:

“9. Dịch vụ môi trường rừng quy định tại Điều 9a của Nghị định này bao gồm:

a) Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối;

b) Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội;

c) Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững;

d) Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch;

đ) Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.”

5. Bổ sung khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 vào Điều 4 như sau:

“4. Buộc ký hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng.

5. Buộc kê khai số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng.

6. Buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và thời gian chậm chi trả.

7. Buộc chi trả đầy đủ tiền dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng đã ký kết.”

6. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 7. Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính

1. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 9a của Nghị định này. Tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm.

2. Hành vi vi phạm hành chính đối với thực vật rừng, động vật rừng quy định tại Phụ lục I, II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) nhưng không quy định trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, xử lý như sau:

a) Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài quy định tại Phụ lục I thì xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB.

Trường hợp hành vi vi phạm hành chính đối với các loài quy định tại Phụ lục I nhưng là thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB;

b) Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài quy định tại Phụ lục II thì xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB.

3. Hành vi vi phạm pháp luật do cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý nhưng sau đó đình chỉ hoạt động tố tụng chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 63 Luật xử lý vi phạm hành chính thì căn cứ tính chất, mức độ, hậu quả hành vi vi phạm để áp dụng xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.

Đối với hành vi vi phạm vượt quá mức tối đa xử lý vi phạm hành chính thì áp dụng khung xử phạt bằng tiền cao nhất quy định đối với hành vi vi phạm đó để xử phạt.

4. Trường hợp một hành vi vi phạm hành chính mà tang vật gồm nhiều loại lâm sản khác nhau cả gỗ thông thường và gỗ quý, hiếm; động vật rừng thông thường và động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; gỗ và động vật rừng (chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự), thì xác định tiền phạt theo từng loại lâm sản, sau đó tổng hợp (cộng lại) thành tổng số tiền phạt chung đối với hành vi vi phạm đó.

5. Hành vi vi phạm đối với rừng đã quy hoạch cho mục đích khác, nhưng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng, thì áp dụng xử lý theo quy định đối với loại rừng tương ứng trước khi quy hoạch cho mục đích khác.

6. Hành vi vi phạm đối với lâm sản của chủ rừng do chủ rừng phát hiện thì chủ rừng tiến hành thu thập tài liệu, tang vật và báo cáo kịp thời cho người, cơ quan có thẩm quyền lập biên bản xử lý vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Nghị định này.

Lâm sản tịch thu trả lại chủ rừng thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chủ rừng phát hiện bắt quả tang người vi phạm tại lâm phận của mình;

b) Chủ rừng không bắt quả tang người vi phạm, nhưng có đủ căn cứ chứng minh lâm sản thuộc rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng.”

7. Bổ sung Điều 9a như sau:

“Điều 9a. Vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng

1. Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không ký hợp đồng chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng sau 03 tháng, kể từ khi sử dụng dịch vụ môi trường rừng, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu không ký hợp đồng đối với chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh trong trường hợp chi trả gián tiếp;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam trong trường hợp chi trả gián tiếp.

2. Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không kê khai tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả đến 50.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả trên 500.000.000 đồng.

3. Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ, bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền đến 20.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền trên 500.000.000 đồng.

4. Xử phạt chủ rừng là tổ chức được Nhà nước giao rừng không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ, đúng hạn tiền thu từ dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng ký kết giữa chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng, như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả đến 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả trên 50.000.000 đồng.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 6 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều này.

Tiền lãi được tính trên cơ sở số tiền chậm chi trả, thời gian chậm chi trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm gần nhất với thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

d) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 7 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.”

8. Điểm c khoản 4, điểm c khoản 5, điểm c khoản 6, điểm c khoản 7, điểm c khoản 8, điểm c khoản 9 Điều 21 được sửa đổi như sau:

a) Điểm c khoản 4 Điều 21 được sửa đổi như sau:

“c) Động vật rừng hoặc bộ phận của 01 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

b) Điểm c khoản 5 Điều 21 được sửa đổi như sau:

“c) Động vật rừng hoặc bộ phận của 02 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

c) Điểm c khoản 6 Điều 21 được sửa đổi như sau:

“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 03 đến 04 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

d) Điểm c khoản 7 Điều 21 được sửa đổi như sau:

“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 05 đến 06 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

đ) Điểm c khoản 8 Điều 21 được sửa đổi như sau:

“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 07 đến 08 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

e) Điểm c khoản 9 Điều 21 được sửa đổi như sau:

“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ trên 08 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

9. Điểm c khoản 5, điểm c khoản 6, điểm c khoản 7, điểm c khoản 8, điểm c khoản 9 Điều 22 được sửa đổi như sau:

a) Điểm c khoản 5 Điều 22 được sửa đổi như sau:

“c) Động vật rừng hoặc bộ phận của 01 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

b) Điểm c khoản 6 Điều 22 được sửa đổi như sau:

“c) Động vật rừng hoặc bộ phận của 02 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

c) Điểm c khoản 7 Điều 22 được sửa đổi như sau:

“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 03 đến 04 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

d)) Điểm c khoản 8 Điều 22 được sửa đổi như sau:

“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 05 đến 06 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

đ) Điểm c khoản 9 Điều 22 được sửa đổi như sau:

“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 07 đến 08 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

10. Bổ sung điểm d vào khoản 10 Điều 22 như sau:

“d) Động vật rừng hoặc bộ phận từ trên 08 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

11. Điểm c khoản 5, điểm c khoản 6, điểm c khoản 7, điểm c khoản 8, điểm c khoản 9 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:

a) Điểm c khoản 5 Điều 23 được sửa đổi như sau:

“c) Động vật rừng hoặc bộ phận của 01 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

b) Điểm c khoản 6 Điều 23 được sửa đổi như sau:

“c) Động vật rừng hoặc bộ phận của 02 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

c) Điểm c khoản 7 Điều 23 được sửa đổi như sau:

“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 03 đến 04 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

d) Điểm c khoản 8 Điều 23 được sửa đổi như sau:

“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 05 đến 06 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

đ) Điểm c khoản 9 Điều 23 được sửa đổi như sau:

“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 07 đến 08 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

12. Bổ sung điểm d khoản 10 Điều 23 như sau:

“d) Động vật rừng hoặc bộ phận từ trên 08 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”

13. Khoản 3 Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Trường hợp người lập biên bản vi phạm hành chính là người có thẩm quyền thuộc lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của ngành mình thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày lập biên bản phải chuyển giao hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.”

14. Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 29. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường

1. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Công an nhân dân quy định tại Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Bộ đội biên phòng quy định tại Điều 40 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình có quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 12, 16, 17, 20, 21, 22 và hành vi mua, bán lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều 23 của Nghị định này.

3. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Quản lý thị trường quy định tại Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình có quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi mua, bán lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều 23 của Nghị định này.

4. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Cảnh sát biển quy định tại Điều 41 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình có quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 22 và hành vi mua, bán, cất giữ quy định tại Điều 23 Nghị định này.”

15. Bãi bỏ điểm c khoản 3, điểm d khoản 4, điểm d khoản 5, điểm d khoản 6, điểm d khoản 7, điểm d khoản 8 Điều 21; điểm c khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 22; điểm c khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 23; khoản 5 và khoản 6 Điều 24.

Xem nội dung VB