Nghị định 33/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
Số hiệu: 33/2016/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 10/05/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 23/05/2016 Số công báo: Từ số 347 đến số 348
Lĩnh vực: Bảo hiểm, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/2016/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2016

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÔNG AN NHÂN DÂN VÀ NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC CƠ YẾU HƯỞNG LƯƠNG NHƯ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người m công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Nghị định này quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động thuộc diện hưởng lương tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, bao gồm:

a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân;

b) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;

c) Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (sau đây được viết tắt là người m công tác cơ yếu).

2. Người lao động thuộc diện hưởng phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, bao gm:

a) Hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân;

b) Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên công an nhân dân đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

c) Học viên cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

3. Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội.

4. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong thời gian đi học tập, thực tập, công tác, nghiên cứu, đi Điều dưỡng ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí ở trong nước và đóng bảo hiểm xã hội theo quy định thì được hưng các chế độ bảo him xã hội quy định tại Nghị định này.

5. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, bao gồm:

a) Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;

b) Cơ quan, tổ chức có sử dụng người làm công tác cơ yếu;

c) Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Điều 3. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội, bao gồm: Ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghnghiệp; hưu trí và tử tut.

2. Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này được thực hiện cả 05 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc.

3. Người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này được thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghnghiệp; hưu trí và tử tut.

4. Người lao động quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định này được thực hiện chế độ hưu trí và tử tuất.

Điều 4. Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội đi với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu.

2. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

3. Thực hiện công tác thống kê, thông tin, tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách và pháp luật về bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

4. Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

5. Quản về thu, chi bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội thuộc thẩm quyền.

Chương II

MỘT SỐ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

Mục 1: CHẾ ĐỘ THAI SẢN CỦA LAO ĐỘNG NỮ MANG THAI HỘ VÀ NGƯỜI MẸ NHỜ MANG THAI HỘ

Điều 5. Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ

Chế độ thai sản của người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này khi mang thai hộ theo Khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội, được quy định như sau:

1. Nữ quân nhân, nữ công an nhân dân, nữ làm công tác cơ yếu (sau đây gọi chung là lao động nữ) mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, trong thời gian mang thai được nghỉ việc đđi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc lao động nữ mang thai hộ có bệnh lý hoặc thai nhi không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản này tính theo ngày làm việc, không kngày nghỉ l, nghỉ Tết, ngày nghỉ hng tun.

2. Lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

3. Lao động nữ mang thai hộ khi sinh mà có đủ Điều kiện quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội thì được hưởng các chế độ sau:

a) Trợ cấp một lần cho mỗi đứa trẻ bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh;

b) Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản kể từ ngày nghỉ việc trước khi sinh cho đến ngày giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội.

Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời Điểm giao đứa trẻ hoặc thời Điểm đứa trẻ chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Thời Điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ là thời Điểm ghi trong văn bản xác nhận thời Điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;

c) Sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc Điểm b Khoản này, trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động nữ mang thai hộ đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước thời Điểm sinh.

4. Khi lao động nữ mang thai hộ sinh thì người chồng đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội.

5. Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội và được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ.

Trường hợp lao động nữ mang thai hộ đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Khoản 2 Điều này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

6. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian này lao động nữ mang thai hộ và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

7. Trường hợp lao động nữ mang thai hộ đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước thời Điểm sinh và có đủ Điều kiện theo quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng chế độ thai sản quy định tại Điểm a, b Khoản 3 và Khoản 5 Điều này; thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Điều 6. Chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ

Chế độ thai sản của người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này nhờ mang thai hộ theo Khoản 2 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội, được quy định như sau:

1. Nữ quân nhân, nữ công an nhân dân, nữ làm công tác cơ yếu nhờ mang thai hộ (sau đây gọi chung là người mẹ nhờ mang thai hộ) đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội, được hưởng các chế độ sau:

a) Trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ Điều kiện quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội.

Trường hợp cả lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc không đủ Điều kiện quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội thì người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, có đủ Điều kiện theo quy định, được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con;

b) Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời Điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ thêm 01 tháng.

Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định;

c) Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết hoặc gặp rủi ro mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền khi con chưa đủ 06 tháng tuổi thì người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Trường hợp người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại Điểm c Khoản này đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Trường hợp sau khi sinh, nếu con chưa đủ 06 tháng tuổi mà bị chết thì người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội.

2. Mức hưởng chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội và được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ.

3. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian này người mẹ nhờ mang thai hộ và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

4. Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước thời Điểm nhận con và có đủ Điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội, được hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này; thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Điều 7. Thủ tục hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh , gồm:

a) Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp Điều trị nội trú;

b) Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp Điều trị ngoại trú.

2. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ khi sinh bao gồm:

a) Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì Mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời Điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;

b) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của đứa trẻ;

c) Trường hợp đứa trẻ chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì có thêm bản sao giấy chứng tử của đứa trẻ;

d) Trong trường hợp đứa trẻ chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì có thêm bản trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của lao động nữ mang thai hộ;

đ) Trong trường hợp sau khi sinh mà lao động nữ mang thai hộ chết, có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử của lao động nữ mang thai hộ;

e) Trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì có thêm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

3. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ khi lao động nữ mang thai hộ sinh, bao gồm:

a) Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì Mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời Điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;

b) Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con;

c) Trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử;

d) Trong trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con thì có thêm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

đ) Trường hợp con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử của con.

4. Ngoài hồ sơ quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này, cơ quan quản lý nhân sự của người sử dụng lao động lập thêm danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

5. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản của người chồng khi lao động nữ mang thai hộ sinh, được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội.

6. Giải quyết hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội. Cụ thể như sau:

a) Trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động hoặc thân nhân của người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại Khoản 1 hoặc tại Khoản 2 hoặc tại Khoản 3 hoặc tại Khoản 5 Điều này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước thời Điểm sinh, thời Điểm nhận con thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú;

b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định từ người lao động hoặc thân nhân người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 Điều này và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội;

c) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động hoặc thân nhân người lao động. Đối với trường hợp người lao động đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước thời Điểm sinh, thời Điểm nhận con thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người lao động cư trú có trách nhiệm giải quyết và chi trả cho người lao động hoặc thân nhân người lao động.

Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

7. Hồ sơ và việc giải quyết hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản của lao động nữ mang thai hộ thực hiện theo quy định tại Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội.

8. Việc giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời gian quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 116 Luật Bảo hiểm xã hội.

Mục 2: CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ

Điều 8. Đối tượng và Điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này khi nghỉ việc, được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên;

b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh Mục nghề, công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên;

c) Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thi hành nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền giao, đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, không phụ thuộc vào tuổi đời.

2. Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này, đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, khi nghỉ việc được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam quân nhân có đủ 25 năm trở lên, nữ quân nhân có đủ 20 năm trở lên công tác trong Quân đội, trong đó có ít nhất 05 năm tuổi quân, mà Quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được. Thời gian công tác trong Quân đội bao gồm thời gian là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng, kể cả thời gian quân nhân chuyển ngành sau đó do yêu cầu nhiệm vụ được Điều động trở lại phục vụ Quân đội;

b) Nam công an nhân dân có đủ 25 năm trở lên, nữ công an nhân dân có đủ 20 năm trở lên công tác trong công an nhân dân, trong đó có ít nhất 05 năm được tính thâm niên nghề công an nhân dân, mà công an nhân dân không còn nhu cầu bố trí hoặc không chuyển ngành được hoặc tự nguyện xin nghỉ. Thời gian công tác trong công an nhân dân bao gồm thời gian là sĩ quan; hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ; học viên đang theo học được hưởng sinh hoạt phí, công nhân công an, kể cả thời gian công an nhân dân chuyển ngành sau đó do yêu cầu nhiệm vụ được Điều động trở lại phục vụ công an nhân dân;

c) Người làm công tác cơ yếu có thời gian công tác trong tổ chức cơ yếu có đủ 25 năm trở lên đối với nam, đủ 20 năm trở lên đối với nữ, đã đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có ít nhất 05 năm làm công tác cơ yếu mà cơ quan cơ yếu không còn nhu cầu bố trí công tác trong tổ chức cơ yếu hoặc không chuyển ngành được. Thời gian công tác trong tổ chức cơ yếu bao gồm thời gian làm công tác cơ yếu, thời gian làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và thời gian là học viên cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí, kể cả thời gian người làm công tác cơ yếu chuyển ngành sau đó do yêu cầu nhiệm vụ được Điều động trở lại phục vụ trong lực lượng cơ yếu.

Điều 9. Mức lương hưu hằng tháng

Mức lương hưu hằng tháng đối với người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội, được quy định như sau:

1. Mức lương hưu hằng tháng của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu (sau đây gọi chung là người lao động) được tính bằng tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

2. Tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ Điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Khoản 2 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội được tính như sau:

a) Người lao động bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng trong Khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;

b) Lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

c) Lao động nam bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%:

Năm bắt đầu hưởng lương hưu

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu bằng 45%

2018

16 năm

2019

17 năm

2020

18 năm

2021

19 năm

Từ 2022 trở đi

20 năm

3. Mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi làm cơ sở tính giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu quy định tại Khoản 3 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội, được xác định như sau:

a) Người lao động quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 8 Nghị định này làm việc trong Điều kiện bình thường thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 55 tuổi đối với nam và đủ 50 tuổi đối với nữ;

b) Người lao động quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định này thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 50 tuổi đối với nam và đủ 45 tuổi đối với nữ;

c) Trường hợp hồ sơ của người lao động không xác định được ngày, tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để tính tuổi làm cơ sở tính số năm nghỉ hưu trước tuổi.

4. Cách tính giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hằng tháng do nghỉ hưu trước tuổi thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội.

Điều 10. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Không đủ Điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng theo quy định tại Khoản 2 Điều 54 hoặc Khoản 2 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc Điều 8 Nghị định này và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Đủ Điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng theo quy định tại Khoản 2 Điều 54 hoặc Khoản 2 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc Điều 8 Nghị định này nhưng ra nước ngoài để định cư hoặc đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 01 năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

4. Thời Điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời Điểm ghi trong quyết định của người sử dụng lao động.

5. Hồ sơ, giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 109 và Khoản 3, Khoản 4 Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội.

Điều 11. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần theo Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội, được quy định như sau:

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc như sau:

a) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc;

b) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong Khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc;

c) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong Khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc;

d) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong Khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc;

đ) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong Khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc;

e) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong Khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

g) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi, tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

2. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian. Trong đó, thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều này căn cứ vào thời Điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; trường hợp chưa đủ số năm quy định tại Khoản 1 nêu trên thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội; thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

3. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này đã chuyển sang ngạch công nhân, viên chức quốc phòng, công an, cơ yếu hoặc chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc chuyển ngành sang doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định rồi mới nghỉ hưu thì cách tính lương hưu thực hiện như sau:

a) Trường hợp, người lao động chuyển ngành sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời Điểm nghỉ hưu, cộng thêm Khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân hoặc phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời Điểm liền kề trước khi chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời Điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu;

b) Trường hợp, người lao động chuyển ngành sang các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này;

c) Trường hợp, người lao động đã chuyển ngành rồi nghỉ hưu mà khi nghỉ hưu có mức lương hưu tính theo Điểm a, Điểm b Khoản này thấp hơn mức lương hưu tính theo mức lương bình quân tại thời Điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng tại thời Điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời Điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.

Điều 12. Chế độ hưu trí đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chế độ hưu trí đối với người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội, được quy định như sau:

1. Thời gian để tính hưởng chế độ hưu trí tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2. Người lao động có tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên thì Điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu là nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều này.

3. Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 4 Điều này.

4. Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu và chế độ trợ cấp một lần được tính theo công thức sau:

Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

=

Tổng các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

+

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

x

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

 

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

+

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

a) Mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được Điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 79 Luật Bảo hiểm xã hội;

b) Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.

5. Người lao động có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì Điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu hằng tháng thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định này hoặc Khoản 2 Điều 54 hoặc Khoản 2 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở.

6. Mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu được tính theo quy định tại Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hằng tháng tối đa 75% được tính hưởng trợ cấp một lần bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 4 Điều này.

Mục 3: CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT

Điều 13. Chế độ tử tuất đối với thân nhân của người lao động chết mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Chế độ tử tuất đối với thân nhân của người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này chết mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội, được quy định như sau:

1. Thời gian tính hưởng chế độ tử tuất là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2. Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại thời Điểm người lao động chết thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên;

b) Người lao động có tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên;

c) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian Điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.

3. Người lao động quy định tại Điểm a, b và d Khoản 2 Điều này nếu bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại thời Điểm Tòa án tuyên bố là đã chết.

4. Người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì thân nhân đủ Điều kiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội, được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, mức trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội:

a) Đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên;

Trường hợp người lao động còn thiếu tối đa không quá 06 tháng để đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thân nhân có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất với mức đóng hằng tháng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động trước khi chết.

b) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian Điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

d) Đang hưởng lương hưu mà trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên.

5. Thân nhân của người lao động bị chết được hưởng trợ cấp tuất một lần thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Người lao động chết không thuộc quy định tại Khoản 4 Điều này;

b) Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này nhưng không có hoặc không còn thân nhân đủ Điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội;

c) Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

6. Mức trợ cấp tuất một lần

a) Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà chết thì thân nhân được nhận trợ cấp tuất một lần tính theo quy định tại Khoản 1 Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội và được tính trên cơ sở mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 Nghị định này;

b) Người đang hưởng lương hưu mà chết thì thân nhân được nhận trợ cấp tuất một lần tính theo quy định tại Khoản 2 Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội;

c) Người lao động đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần, nếu chết thì thân nhân được nhận trợ cấp tuất một lần như đối với người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội;

d) Người lao động đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần, nếu chết thì thân nhân được nhận trợ cấp tuất một lần 03 tháng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang hưởng.

7. Giải quyết trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân là thành viên khác và trợ cấp tuất một lần được thực hiện như sau:

a) Thân nhân là thành viên khác trong gia đình quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 18 tuổi được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng cho đến khi đủ 18 tuổi, không cần Điều kiện bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

b) Người lao động chết mà không có thân nhân theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế;

c) Người lao động chết, thuộc trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần, nếu có nhiều thân nhân thì các thân nhân phải có biên bản thống nhất cử người đại diện nhận trợ cấp.

Chương III

QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 14. Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội theo Khoản 1 Điều 85 và Khoản 1, Khoản 2 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội, được quy định như sau:

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 (đối với người lao động hưởng tiền lương) Điều 2 Nghị định này hằng tháng đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên tổng quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 (đối với người lao động hưởng tiền lương) Điều 2 Nghị định này, gồm:

a) Đóng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) Đóng 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) Đóng 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

3. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 (đối với người lao động hưởng tiền lương) Điều 2 Nghị định này nếu không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

4. Người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trên mức lương cơ sở đối với người lao động quy định tại Khoản 2 và Khoản 4 (đối với người lao động hưởng phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí) Điều 2 Nghị định này, gồm:

a) Đóng 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

b) Đóng 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

5. Người lao động quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định này được cấp có thẩm quyền cho phép ra nước ngoài theo chế độ phu nhân, phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất như sau:

a) Bằng 22% mức tiền lương tháng của người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước khi ra nước ngoài đối với người đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;

b) Bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động có phu nhân hoặc phu quân, hàng tháng chịu trách nhiệm thu tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nêu trên, chuyển vào quỹ hưu trí và tử tuất của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an theo quy định. Đồng thời, thực hiện thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều 97 và Khoản 1 Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội.

6. Hằng tháng, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an có trách nhiệm chuyển toàn bộ số thu nêu trên vào quỹ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất quản lý.

Điều 15. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này theo Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội, được quy định như sau:

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo cấp bậc quân hàm, ngạch, bậc, và các Khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương cơ sở do Chính phủ quy định ở từng giai đoạn.

2. Trường hợp người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này được cấp có thẩm quyền cử biệt phái sang làm việc tại các cơ quan, tổ chức ngoài Quân đội, công an, cơ yếu hoặc được cử sang làm việc tại các doanh nghiệp, liên doanh của Quân đội, công an, cơ yếu mà vẫn do cơ quan đơn vị cũ quản lý thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này đang giữ chức vụ lãnh đạo ở một cơ quan, đơn vị trong Quân đội, công an, cơ yếu; đồng thời, được bầu cử, bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo ở cơ quan, đơn vị khác (cả trong và ngoài Quân đội, công an, cơ yếu) thì được hưởng chế độ phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định của pháp luật về tiền lương. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

4. Người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tính trên mức lương cơ sở do Chính phủ quy định ở từng giai đoạn.

Điều 16. Truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Khoản 4 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội, được quy định như sau:

1. Truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động được Điều chỉnh tăng tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2. Số tiền truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này không phải tính lãi chậm đóng.

Trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày quy định Điều chỉnh tăng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động có hiệu lực hoặc mới thực hiện truy đóng thì số tiền truy đóng bảo hiểm xã hội được tính bao gồm số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định và tiền lãi truy đóng tính trên số tiền phải đóng. Lãi suất truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề của năm tính truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội.

Hằng năm Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm công bố lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định đối với người lao động đủ Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội để kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Điều 17. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội, được quy định như sau:

1. Các doanh nghiệp trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất trong các trường hợp:

a) Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;

b) Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.

2. Điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất

Người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi có một trong các Điều kiện sau đây:

a) Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải tạm thời nghỉ việc từ 50% trở lên trong tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh;

b) Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).

3. Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất

a) Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được xác định theo tháng và không quá 12 tháng. Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người sử dụng lao động vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau, thai sản và quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trong thời gian tạm dừng đóng, nếu người lao động đủ Điều kiện hưởng chế độ hưu trí hoặc tử tuất thì người lao động hoặc thân nhân người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng để giải quyết chế độ cho người lao động hoặc thân nhân người lao động trong thời gian tạm dừng đóng;

b) Hết thời hạn tạm dừng đóng theo quy định tại Điểm a Khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội.

4. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với người lao động và người sử dụng lao động đảm bảo Điều kiện quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này. Thời Điểm tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tính từ tháng Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an nhận được văn bản đề nghị của người sử dụng lao động theo dấu của bưu điện hoặc dấu của quân bưu.

5. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này mà bị tạm giam được thực hiện như sau:

a) Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội;

b) Sau thời gian tạm giam, nếu được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam; số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội;

c) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động là có tội thì không thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam.

6. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc, giá trị tài sản bị thiệt hại quy định tại Khoản 2 Điều này.

Điều 18. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội

Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội theo Điều 84 Luật Bảo hiểm xã hội, được quy định như sau:

1. Phần quỹ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý, chuyển cho Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an sử dụng để chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Chương III Luật Bảo hiểm xã hội đối với người lao động đang phục vụ trong Quân đội, công an, cơ yếu, bao gồm:

a) Chế độ ốm đau;

b) Chế độ thai sản;

c) Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần;

đ) Mai táng phí và trợ cấp tuất một lần;

e) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;

g) Đóng bảo hiểm y tế cho người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc danh Mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

2. Chi phí quản lý công tác bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, bao gồm:

a) Chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên của cơ quan Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đảm bảo trong dự toán chi ngân sách nhà nước được giao hằng năm;

b) Hỗ trợ chi phí quản lý theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

3. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an thực hiện chế độ thống kê, kế toán, thanh quyết toán với Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định hiện hành.

Chương IV

TỔ CHỨC, THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG BỘ QUỐC PHÒNG, BỘ CÔNG AN

Điều 19. Cơ quan Bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Cơ quan Bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo Khoản 2 Điều 93 Luật Bảo hiểm xã hội, được quy định như sau:

1. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an là cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động đang công tác trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (bao gồm cả người lao động theo quy định tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc), bảo hiểm y tế đối với thân nhân của quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu; quản lý phần quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an.

3. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo quy định.

Điều 20. Nhiệm vụ tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội, với những nội dung cơ bản như sau:

1. Xây dựng kế hoạch công tác bảo hiểm xã hội dài hạn, trung hạn và hằng năm trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

2. Hằng năm, lập kế hoạch thu, chi bảo hiểm xã hội và quyết toán thu, chi bảo hiểm xã hội với các đơn vị trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

3. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

4. Trực tiếp thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định đối với người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và nộp về Bảo hiểm xã hội Việt Nam; tổ chức quản lý phần quỹ bảo hiểm xã hội sử dụng trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để bảo đảm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi đang làm việc và trước khi nghỉ việc hay chuyển ngành.

5. Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; xác nhận và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi họ nghỉ việc mà không hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần. Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng đang công tác trong Quân đội.

6. Tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; giới thiệu về bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố để hưởng lương hưu hằng tháng, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

8. Thực hiện công tác thống kê, kế toán tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

9. Giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với các cá nhân và cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

10. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

11. Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Điều 21. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đối với Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an

1. Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ và phối hợp với Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an quản lý việc thực hiện công tác bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

2. Chuyển kinh phí thực hiện chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kinh phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện thẩm định và thông báo quyết toán năm cho Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính bảo hiểm xã hội đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Chương V

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 22. Sổ bảo hiểm xã hội, hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội

1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và cơ sở để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với từng cá nhân. Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.

2. Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này được thực hiện như sau:

a) Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu, gồm:

- Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động;

- Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội do người sử dụng lao động lập.

b) Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất hoặc Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội kèm theo tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động;

- Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.

3. Quy trình, thời gian giải quyết tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu thực hiện như sau:

a) Học viên công an, học viên cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí hoặc trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ công an nhân dân mà quân nhân, công an nhân dân, cơ yếu có nguyện vọng được cấp sổ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động lập hồ sơ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này và nộp cho Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an;

b) Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

4. Quy trình, thời gian giải quyết cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất hoặc Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội thực hiện như sau:

a) Trường hợp bị hỏng hoặc bị mất sổ bảo hiểm xã hội hoặc cần Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động nộp hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này cho người sử dụng lao động;

b) Người sử dụng lao động có trách nhiệm kiểm tra và nộp hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động cho Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an;

c) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định do người sử dụng lao động gửi đến đối với trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an hoàn thành việc cấp lại sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động; trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động phức tạp thì không quá 45 ngày;

d) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định do người sử dụng lao động gửi đến đối với trường hợp Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an hoàn thành việc cấp lại sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động.

5. Trường hợp không cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu hoặc không giải quyết cấp lại sổ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp hỏng hoặc mất hoặc Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội thì Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23. Quy định chuyển tiếp

1. Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng; người bị đình chỉ hưởng bảo hiểm xã hội do vi phạm pháp luật, thân nhân đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của người lao động chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì vẫn thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội theo các quy định trước đây và được Điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Chính phủ ở từng giai đoạn. Trường hợp những người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 mà bị chết từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì khi chết được áp dụng chế độ tử tuất quy định tại Mục 5 Chương III Luật Bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà ra viện hoặc Điều trị ngoại trú bệnh đã ổn định trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, nhưng từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi mới giải quyết chế độ tử tuất hoặc chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thực hiện theo quy định trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 và được Điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Chính phủ ở từng giai đoạn. Những người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà ra viện hoặc Điều trị ngoại trú bệnh đã ổn định từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương III Luật Bảo hiểm xã hội.

3. Người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần hoặc hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, mà từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, nếu vết thương, bệnh cũ tái phát hoặc lại bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được giám định lại hoặc giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động theo quy định tại Điều 45 Luật Bảo hiểm xã hội và được thực hiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Mục 3 Chương III Luật Bảo hiểm xã hội.

4. Người lao động đã bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì khi giải quyết chế độ hưu trí hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần hoặc chế độ tử tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi được áp dụng quy định tại Mục 4, Mục 5 Chương III Luật Bảo hiểm xã hội, do bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người lao động cư trú hợp pháp giải quyết.

5. Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định trước ngày 01 tháng 10 năm 2004, hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp tử tuất một lần được Điều chỉnh theo chế độ tiền lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước.

6. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này nghỉ việc đủ Điều kiện hưởng chế độ hưu trí hằng tháng, hoặc bảo hiểm xã hội một lần hoặc chết từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi mà trước ngày 01 tháng 01 năm 2007 đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực; người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đang hưởng phụ cấp khu vực tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú có phụ cấp khu vực thì kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi tiếp tục được hưởng chế độ trợ cấp khu vực một lần hoặc hằng tháng theo quy định tại Điều 21 Chương IV Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.

7. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này trong khi làm nhiệm vụ mà bị thương hoặc hy sinh, được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận là thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh, hoặc liệt sĩ thì ngoài việc được hưởng chính sách ưu đãi người có công do ngân sách nhà nước bảo đảm, vẫn được thực hiện chế độ tai nạn lao động, tử tuất quy định tại Mục 3 và Mục 5 Chương III Luật Bảo hiểm xã hội.

8. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này khi phục viên, xuất ngũ và được cơ quan có thẩm quyền quyết định hưởng chế độ bệnh binh thì ngoài việc được hưởng chế độ bệnh binh do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công còn được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần từ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 60 Mục 4 Chương III Luật Bảo hiểm xã hội. Người đang hưởng chế độ bệnh binh, sau đó tham gia công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì ngoài chế độ bệnh binh được hưởng theo quy định còn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cho thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này; thời gian công tác đã tính hưởng chế độ bệnh binh không tính là thời gian để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội sau này.

9. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15 tháng 12 năm 1993, sau đó chuyển sang làm việc có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc người giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đã được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội) và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động mà không hưởng chế độ trợ cấp theo một trong các quy định dưới đây thì được cộng nối thời gian công tác trong Quân đội, công an, cơ yếu trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội:

a) Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống Pháp đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ 31 tháng 12 năm 1960 trở về trước;

b) Điểm a Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;

c) Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân là người dân tộc ít người thuộc Quân khu 7, Quân khu 9 tham gia kháng chiến chống Mỹ, về địa phương trước ngày 10 tháng 01 năm 1982;

d) Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (sau đây được gọi tắt là Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg);

đ) Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ;

e) Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương;

g) Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Trường hợp quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 15 tháng 12 năm 1993 đến ngày 31 tháng 12 năm 1994 mà chưa giải quyết chế độ trợ cấp phục viên, xuất ngũ, thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian tham gia Quân đội, công an nhân dân được tính hưởng bảo hiểm xã hội.

10. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này thuộc biên chế tại các cơ quan, đơn vị, được cơ quan, đơn vị cử đi công tác, học tập, lao động hợp tác quốc tế có thời hạn, đã xuất cảnh hợp pháp ra nước ngoài, đã về nước đúng hạn hoặc không đúng hạn nhưng cơ quan, đơn vị cũ không bố trí, sắp xếp được việc làm, sau khi về nước tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được xem xét, giải quyết như sau:

a) Thời gian làm việc trong nước trước khi đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài và thời gian ở nước ngoài trong thời hạn cho phép trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu chưa được giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp phục viên, xuất ngũ hoặc bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian đó được tính hưởng chế độ hưu trí, tử tuất. Việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại Khoản 9 Điều này;

b) Thời gian làm việc từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở đi, nếu đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần hoặc trợ cấp phục viên, xuất ngũ, thôi việc thì được tính hưởng bảo hiểm xã hội;

c) Trường hợp vi phạm pháp luật ở nước ngoài bị trục xuất về nước hoặc bị kỷ luật buộc phải về nước hoặc bị tù giam trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì không thuộc đối tượng áp dụng quy định tại Điểm a, b Khoản này.

11. Trường hợp khi cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc khi giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất đối với người lao động chưa được cấp sổ bảo hiểm xã hội mà không còn hồ sơ gốc thể hiện quá trình công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì phải có văn bản của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động giải trình rõ lý do bị mất, đồng thời xác nhận về quá trình công tác có đóng bảo hiểm xã hội và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những xác nhận đó, kèm theo các giấy tờ liên quan đến thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội, tính chất công việc, diễn biến tiền lương, chưa nhận trợ cấp phục viên, xuất ngũ, thôi việc, trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần; báo cáo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định.

Nếu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể thì cơ quan, đơn vị mới được thành lập hoặc cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp có trách nhiệm thực hiện công việc nêu trên theo quy định.

12. Đối với những trường hợp người lao động bị kết án tù giam từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở đi hoặc xuất cảnh trái phép hoặc bị tòa án tuyên bố là mất tích, sau khi chấp hành xong án phạt tù giam hoặc về nước định cư hợp pháp hoặc được tòa án tuyên bố mất tích trở về, nếu chưa được giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trước đó thì cơ quan, đơn vị cũ có trách nhiệm báo cáo Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an cấp sổ bảo hiểm xã hội (nếu chưa được cấp sổ bảo hiểm xã hội) và giải quyết chế độ hưu trí hoặc chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần hoặc bảo lưu thời gian công tác trước đó, giới thiệu về bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi cư trú hợp pháp tiếp nhận và giải quyết chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

13. Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội quy định tại Chương III Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định này đối với những người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ, ngành, địa phương (không bao gồm người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an).

14. Hằng năm, Nhà nước chuyển từ ngân sách một Khoản kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý, để bảo đảm đủ lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho các đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này đã hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 1995.

Điều 24. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 26 tháng 6 năm 2016.

2. Các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

3. Các văn bản dưới đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016:

a) Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã bội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 68/2007/NĐ-CP);

b) Nghị định số 153/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP .

Điều 25. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
...

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

Xem nội dung VB
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
...

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

Xem nội dung VB
Điều 123. Quy định chuyển tiếp
...

4. Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc với hai chế độ hưu trí và tử tuất; người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành đang hưởng chế độ ốm đau trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Xem nội dung VB
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Xem nội dung VB
Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.

Xem nội dung VB
Điều 7. Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
1. Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách bảo hiểm xã hội.
2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội.
4. Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội.
5. Quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.
6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
7. Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.
Điều 8. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.
5. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

Xem nội dung VB
- Chương này được hướng dẫn bởi Chương II Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH

Căn cứ Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (sau đây được viết tắt là Nghị định số 33/2016/NĐ-CP);
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
...
Chương II CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

Mục 1. CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU

Điều 3. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
...
Điều 4. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
...
Điều 5. Mức hưởng chế độ ốm đau
...
Điều 6. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
...
Mục 2. CHẾ ĐỘ THAI SẢN

Điều 7. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
...
Điều 8. Thời gian hưởng chế độ thai sản
...
Điều 9. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi
...
Điều 10. Mức hưởng chế độ thai sản
...
Điều 11. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
...
Mục 3. CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ

Điều 12. Đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng
...
Điều 13. Mức hưởng lương hưu hằng tháng
...
Điều 14. Thời điểm hưởng lương hưu
...
Điều 15. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
...
Điều 16. Bảo hiểm xã hội một lần
...
Điều 17. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
...
Điều 18. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
...
Điều 19. Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
...
Mục 4. CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT

Điều 20. Trợ cấp mai táng
...
Điều 21. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
...
Điều 22. Mức trợ cấp tuất hằng tháng
...
Điều 23. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần
...
Điều 24. Mức trợ cấp tuất một lần

Xem nội dung VB
Điều 35. Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
1. Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Xem nội dung VB
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
...

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Xem nội dung VB
Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Xem nội dung VB
Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Xem nội dung VB
Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
...

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Xem nội dung VB
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
...

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Xem nội dung VB
Điều 35. Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
...

2. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

Xem nội dung VB
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
...

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Xem nội dung VB
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
...

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Xem nội dung VB
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
...

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Xem nội dung VB
Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
...

3. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

Xem nội dung VB
Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.

Xem nội dung VB
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
...

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Xem nội dung VB
Điều 96. Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1. Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ (sau đây gọi là bên nhờ mang thai hộ) và vợ chồng người mang thai hộ (sau đây gọi là bên mang thai hộ) phải có các nội dung cơ bản sau đây:

a) Thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo các điều kiện có liên quan quy định tại Điều 95 của Luật này;

b) Cam kết thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 97 và Điều 98 của Luật này;

c) Việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan;

d) Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận.

2. Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.

Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.

Xem nội dung VB
Điều 96. Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1. Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ (sau đây gọi là bên nhờ mang thai hộ) và vợ chồng người mang thai hộ (sau đây gọi là bên mang thai hộ) phải có các nội dung cơ bản sau đây:

a) Thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo các điều kiện có liên quan quy định tại Điều 95 của Luật này;

b) Cam kết thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 97 và Điều 98 của Luật này;

c) Việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan;

d) Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận.

2. Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.

Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.

Xem nội dung VB
Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
...

4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

Xem nội dung VB
Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Xem nội dung VB
Điều 103. Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Xem nội dung VB
Điều 116. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định

1. Trường hợp vượt quá thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 và khoản 2 Điều 110, khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật này thì phải giải trình bằng văn bản.

2. Trường hợp nộp hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của người lao động hoặc thân nhân của người lao động thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Xem nội dung VB
- Mục này được hướng dẫn bởi Mục 3 Chương II Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH

Căn cứ Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (sau đây được viết tắt là Nghị định số 33/2016/NĐ-CP);
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
...
Chương II CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
...
Mục 3. CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ

Điều 12. Đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng
...
Điều 13. Mức hưởng lương hưu hằng tháng
...
Điều 14. Thời điểm hưởng lương hưu
...
Điều 15. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
...
Điều 16. Bảo hiểm xã hội một lần
...
Điều 17. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
...
Điều 18. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
...
Điều 19. Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 12 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH

Căn cứ Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (sau đây được viết tắt là Nghị định số 33/2016/NĐ-CP);
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
...
Điều 12. Đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng

1. Đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP.

2. Người lao động quy định tại Điều 8 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP được cộng dồn các khoảng thời gian để giải quyết chế độ hưu trí, cụ thể như sau:

a) Thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên và thời gian công tác tại các chiến trường B, C trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 và chiến trường K trước ngày 31 tháng 8 năm 1989 mà bị ngắt quãng thì được cộng dồn làm căn cứ xét điều kiện để giải quyết chế độ hưu trí.

Ví dụ 23: Đồng chí Đại úy QNCN Lê Văn Nam, sinh tháng 3 năm 1965, nhân viên, lao động hợp đồng từ tháng 4 năm 1988 làm việc trong điều kiện bình thường; chuyển viên chức quốc phòng từ tháng 4 năm 2000 làm thợ hàn; chuyển quân nhân chuyên nghiệp từ tháng 04 năm 2012 công tác tại Đảo Bạch Long Vĩ (là nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7), Đồng chí Nam nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 4 năm 2016 có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, tại thời điểm hưởng lương hưu đồng chí Nam có 51 năm 01 tháng tuổi đời, có tổng thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên là 16 năm (từ tháng 04 năm 2000 đến tháng 3 năm 2012 là 12 năm và từ tháng 04 năm 2012 đến tháng 3 năm 2016 là 4 năm). Do đó, đồng chí Nam đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP.

b) Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội trong Quân đội, công an, tổ chức cơ yếu mà được xác định là tuổi quân, thâm niên nghề công an, thâm niên nghề cơ yếu thì được cộng dồn để giải quyết chế độ hưu trí theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP.

3. Người lao động quy định tại Khoản 1, 2 Điều 2 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn thiếu tối đa không quá 06 tháng để đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trong những trường hợp cụ thể dưới đây mà có nguyện vọng thì được đóng toàn bộ số tiền bảo hiểm xã hội một lần cho những tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động là 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng cuối cùng trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất để hưởng lương hưu; người lao động được hưởng lương hưu tại tháng đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu và đã đóng đủ bảo hiểm xã hội cho số tháng còn thiếu:

a) Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, đủ 55 tuổi đối với nam và đủ 50 tuổi đối với nữ nhưng còn thiếu tối đa không quá 6 tháng thì đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;

Ví dụ 24: Đồng chí Đỗ Thị Hải, sinh tháng 8 năm 1966, nhân viên mã hóa, thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ. Từ ngày 01 tháng 9 năm 2016, cơ quan cho đồng chí Hải nghỉ việc, với 19 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Đồng chí Hải có nguyện vọng đóng bảo hiểm xã hội một lần cho 05 tháng còn thiếu để đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và được hưởng chế độ hưu trí hằng tháng. Tháng 9 năm 2016, đồng chí Hải đã nộp vào tài khoản chuyên thu bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng với mức đóng bằng 22% x 05 tháng theo mức tiền lương tháng cuối cùng trước khi nghỉ việc (tháng 8 năm 2016). Do đó, từ tháng 9 tháng 2016 đồng chí Hải (đủ 50 năm tuổi đời) được hưởng lương hưu hằng tháng.

b) Đủ 50 tuổi đối với nam và đủ 45 tuổi đối với nữ, có tổng thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên và thời gian công tác tại các chiến trường B, C trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 và chiến trường K trước ngày 31 tháng 8 năm 1989, từ đủ 15 năm trở lên nhưng còn thiếu tối đa không quá 6 tháng thì đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;

c) Đủ 50 tuổi đối với nam và đủ 45 tuổi đối với nữ bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên nhưng còn thiếu tối đa không quá 06 tháng thì đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;

d) Đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, bị suy giảm khả năng lao động 61% trở lên, không phụ thuộc vào tuổi đời nhưng còn thiếu tối đa không quá 06 tháng thì đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;

đ) Bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thi hành nhiệm vụ, còn thiếu tối đa không quá 06 tháng thì đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Xem nội dung VB
- Điểm này hết hiệu lực bởi Điểm c Khoản 2 Điều 8 Nghị định 135/2020/NĐ-CP

Điều 8. Hiệu lực thi hành
...
2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các quy định trước đây trái với Nghị định này và quy định sau đây hết hiệu lực:
...
c) điểm a ... khoản 1 Điều 8 ... của Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

Xem nội dung VB
- Điểm này hết hiệu lực bởi Điểm c Khoản 2 Điều 8 Nghị định 135/2020/NĐ-CP

Điều 8. Hiệu lực thi hành
...
2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các quy định trước đây trái với Nghị định này và quy định sau đây hết hiệu lực:
...
c) điểm ... b khoản 1 Điều 8 ... của Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 13 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH

Căn cứ Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (sau đây được viết tắt là Nghị định số 33/2016/NĐ-CP);
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
...
Điều 13. Mức hưởng lương hưu hằng tháng

1. Cách tính mức lương hưu hằng tháng quy định tại Điều 9 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:

a) Đối với người lao động nếu bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017, thì tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

Khi tính tỷ lệ lương hưu (bao gồm cả các trường hợp quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều này) nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến đủ 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Ví dụ 25: Đồng chí Trung tá Nguyễn Văn Ba, sinh tháng 6 năm 1969, nhập ngũ tháng 10 năm 1986, được nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, có 29 năm 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của đồng chí Ba được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 29 là 14 năm, tính thêm: 14 x 2% = 28%

- 03 tháng tính bằng mức hưởng của nửa (1/2) năm đóng bảo hiểm xã hội: 0,5 x 2% = 1%;

- Tổng tỷ lệ trên là: 45% + 28% + 1% = 74%;

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của đồng chí Ba là: 74%.

Ví dụ 26: Đồng chí Đại úy Trần Thị Lan, Công an phường, sinh tháng 6 năm 1968, vào công tác trong công an nhân dân tháng 5 năm 1993, được nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 12 năm 2017, có 24 năm 07 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của đồng chí Lan được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 24 là 9 năm, tính thêm: 9 x 3% = 27%

- 07 tháng tính bằng mức hưởng của 01 năm đóng bảo hiểm xã hội: 1 x 3% =3%;

- Tổng tỷ lệ trên là: 45% + 27% + 3% = 75%;

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của đồng chí Lan là: 75%.

b) Đối với lao động nữ nếu bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, thì tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Ví dụ 27: Cũng trường hợp đồng chí Lan (nêu tại Ví dụ 26), nhưng nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của đồng chí Lan được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 24 là 9 năm, tính thêm: 9 x 2% = 18%

- 07 tháng tính bằng mức hưởng của 01 năm đóng bảo hiểm, xã hội: 1 x 2% = 2%;

- Tổng tỷ lệ trên là: 45% + 18% + 2% = 65%;

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của đồng chí Lan là: 65%.

c) Đối với lao động nam nếu bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, thì tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

(Bảng kèm theo)

Ví dụ 28: Đồng chí Trung tá Lê Trung Kiên, sinh tháng 02 năm 1970, nhập ngũ tháng 10 năm 1988, được nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, có 29 năm 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của đồng chí Kiên được tính như sau:

- 16 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 17 đến năm thứ 29 là 13 năm, tính thêm: 13 x 2% = 26%

- 03 tháng tính bằng mức hưởng của 1/2 năm đóng bảo hiểm xã hội: 0,5 x 2% = 1%;

- Tổng tỷ lệ trên là: 45% + 26% + 1% = 72%;

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của đồng chí Kiên là: 72%.

Ví dụ 29: Đồng chí Thiếu tá QNCN Hoàng Đình Ân, sinh tháng 9 năm 1973, nhập ngũ tháng 01 năm 1991, lái xe, được nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, có 31 năm đóng bảo hiểm xã hội. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của đồng chí Ân được tính như sau:

- 20 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 21 đến năm thứ 31 là 11 năm, tính thêm: 11 x 2% = 22%

- Tổng tỷ lệ trên là: 45% + 22% = 67%;

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của đồng chí Ân là: 67%.

2. Cách tính mức lương hưu hằng tháng theo Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP của người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội, được thực hiện như sau:

a) Được tính như quy định tại Khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi 55 đối với nam và tuổi 50 đối với nữ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc nghỉ hưu trước tuổi 50 đối với nam và tuổi 45 đối với nữ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội thì tỷ lệ hưởng lương hưu giảm đi 2%. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ từ 01 tháng đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi của năm đó.

Ví dụ 30: Đồng chí Đại úy QNCN Phạm Văn Hưng, làm việc trong điều kiện bình thường, có đủ 26 năm 4 tháng đóng bảo hiểm xã hội, không đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP, bị suy giảm khả năng lao động 61%, nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 6 năm 2016 khi đủ 53 tuổi. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của đồng chí Hưng được tính như sau:

- 15 năm đầu tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 26 là 11 năm, tính thêm: 11 x 2% = 22%.

- 04 tháng được tính bằng 1/2 năm, tính thêm: 0,5 x 2% = 1%

- Tổng tỷ lệ trên là: 45 % + 22 % + 1% = 68%.

- Đồng chí Hưng nghỉ hưu trước tuổi 55 theo quy định là 02 năm nên tỷ lệ hưởng lương hưu tính giảm: 2 x 2% = 4%

- Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của đồng chí Hưng là: 68% - 4% = 64%.

Ví dụ 31: Đồng chí Thiếu tá QNCN Nguyễn Văn Hà, sinh năm 1962, lao động hợp đồng từ tháng 02 năm 1986; chuyển viên chức quốc phòng từ tháng 02 năm 1998; chuyển QNCN từ tháng 4 năm 2012, công tác trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động 61% và được nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 02 năm 2016 (có đủ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội).

Tỷ lệ hưởng lương hưu của đồng chí Hà được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 30 là 15 năm, tính thêm: 15 x 2% = 30%;

- Tổng tỷ lệ trên là: 45% + 30% = 75%;

- Đồng chí Hà sinh năm 1962 nên lấy ngày 01 tháng 01 năm 1962 để tính tuổi làm cơ sở tính năm nghỉ hưu trước tuổi. Do vậy, tại thời điểm hưởng lương hưu (ngày 01 tháng 02 năm 2016) đồng chí Hà đã 54 tuổi 01 tháng nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 1%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của đồng chí Hà là 75% - 1% = 74%.

b) Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động quy định tại Điểm a Khoản này bằng mức lương cơ sở.

Xem nội dung VB
Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

4. Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.

5. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
...

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;

b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Xem nội dung VB
- Khoản này hết hiệu lực bởi Điểm c Khoản 2 Điều 8 Nghị định 135/2020/NĐ-CP

Điều 8. Hiệu lực thi hành
...
2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các quy định trước đây trái với Nghị định này và quy định sau đây hết hiệu lực:
...
c) ... khoản 3 Điều 9 ... của Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

Xem nội dung VB
Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
...

3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Xem nội dung VB
Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
...

3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 16 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH

Căn cứ Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (sau đây được viết tắt là Nghị định số 33/2016/NĐ-CP);
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
...
Điều 16. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội, Điều 11 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP và Điều 18 Thông tư này. Trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định chưa đủ số năm cuối quy định tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư này thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đã được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ 40: Đồng chí Kiều Cao Vũ, nhân viên Cơ yếu, tuyển dụng tháng 5 năm 2016; xếp lương sơ cấp nhóm 2, bậc 1/10, hệ số lương 2,95. Vì lý do đặc biệt nên được cho thôi việc và hưởng bảo hiểm xã hội một lần từ ngày 01 tháng 9 năm 2016; thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 5 năm 2016 đến ngày 31 tháng 8 năm 2016 là 04 tháng. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của đồng chí Vũ là:

1.210.000 đồng x 2,95 x 22% x 04 tháng = 3.141.160 đồng.

Ví dụ 41: Cũng trường hợp đồng chí Vũ (nêu ở Ví dụ 40), giả sử đồng chí Vũ thôi việc và hưởng bảo hiểm xã hội một lần từ ngày 01 tháng 4 năm 2017; thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 5 năm 2016 đến ngày 31 tháng 3 năm 2017 là 11 tháng. Mức hưởng bảo hiểm một lần của đồng chí Vũ được tính như sau:

1.210.000 đồng x 2,95 x 22% x 11 tháng = 8.638.190 đồng.

Tuy nhiên, đồng chí Vũ có thời gian công tác dưới 01 năm (11 tháng); do đó, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là:

1.210. 000 đồng x 2,95 x 02 tháng = 7.139.000 đồng.

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của từng thời kỳ, trừ trường hợp người mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP. Việc tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện như người lao động không được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, sau đó trừ đi số tiền nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện (nếu có).

Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính bằng tổng số tiền Nhà nước hỗ trợ của từng tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mức hỗ trợ của từng tháng được tính theo công thức sau:

Số tiền Nhà nước hỗ trợ tháng i = (0,22 x Chuẩn nghèo khu vực nông thôn tại tháng i x Tỷ lệ hỗ trợ của Nhà nước tại tháng i)

4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cả trước và sau ngày 01 tháng 01 năm 2014 mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

5. Người lao động đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP, được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần, mức hưởng cụ thể như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Ví dụ 42: Đồng chí Trung úy Trần Văn Lợi, nhập ngũ tháng 02 năm 2003, phục viên về địa phương từ ngày 01 tháng 6 năm 2016, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 13 năm 04 tháng (trong đó 10 năm 11 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 và 02 năm 05 tháng đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi). Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của đồng chí Lợi được tính như sau:

- Đồng chí Lợi có 10 năm 11 tháng đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; 11 tháng lẻ sẽ được chuyển sang giai đoạn từ năm 2014. Như vậy, số tháng đóng bảo hiểm xã hội tính đến hết ngày 31 tháng 5 năm 2016 để tính bảo hiểm xã hội một lần của đồng chí Lợi được tính là 10 năm trước năm 2014 và 03 năm 04 tháng (02 năm 05 tháng + 11 tháng) đóng bảo hiểm xã hội giai đoạn từ năm 2014 trở đi (được tính là 3,5 năm).

- Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của đồng chí Lợi được tính như sau:

Mức hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần = (1,5 tháng x 10 năm) + (2 tháng x 3,5 năm) X Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Như vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của đồng chí Lợi ở ví dụ trên là 22 tháng mức bình quân tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội.

6. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần và điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở để tính bảo hiểm xã hội một lần được căn cứ vào thời điểm hưởng ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Ví dụ 43: Đồng chí Nguyễn Thanh Tuấn, nhân viên cơ yếu, Ban Cơ yếu Chính phủ, tuyển dụng tháng 3 năm 2004; đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hết tháng 4 năm 2016; thôi việc về địa phương từ ngày 01 tháng 5 năm 2016.

Bảo hiểm xã hội một lần của đồng chí Tuấn được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm ngày 01 tháng 5 năm 2016 là 1.210.000 đồng/tháng,

7. Bảo hiểm xã hội một lần đối với hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ Công an nhân dân; học viên công an nhân dân, học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí được thực hiện như sau:

a) Nếu trước khi nhập ngũ hoặc trước khi là học viên công an nhân dân, học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí mà chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thời gian để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần khi xuất ngũ, thôi việc là thời gian thực tế phục vụ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí;

Ví dụ 44: Đồng chí Hạ sĩ Hoàng Văn Đức, nhập ngũ tháng 9 năm 2014, tháng 8 năm 2016 xuất ngũ. Đồng chí Đức được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi xuất ngũ ứng với thời gian từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 8 năm 2016 là 02 năm; mỗi năm được hưởng 02 tháng lương cơ sở, tổng số bằng 4 tháng lương cơ sở; mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần từ quỹ bảo hiểm xã hội khi đồng chí Đức xuất ngũ là: 1.210.000 đồng x 04 tháng = 4.840.000 đồng.

b) Nếu trước khi nhập ngũ hoặc trước khi là học viên công an nhân dân, học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí, có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội mà chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần từ quỹ bảo hiểm xã hội (bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội) thì thời gian để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần khi xuất ngũ, thôi việc là tổng thời gian phục vụ thực tế trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trước đó.

Ví dụ 45: Đồng chí Hạ sĩ Võ Văn Huân; nhập ngũ tháng 3 năm 2015; xuất ngũ ngày 01 tháng 03 năm 2017; trước khi nhập ngũ đồng chí Huân có 04 năm công tác và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại một Doanh nghiệp ngoài Quân đội. Như vậy, thời gian để tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính như sau:

- Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội ở cơ quan ngoài Quân đội là 04 năm.

- Thời gian phục vụ tại ngũ là 02 năm.

- Tổng thời gian công tác để tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội là: 04 năm + 02 năm = 06 năm.

Xem nội dung VB
Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
...

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;

b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

...

Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
...

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;

b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Xem nội dung VB
Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
...

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;

b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

...

Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
...

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;

b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Xem nội dung VB
Điều 109. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.

3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:

a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;

b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.

5. Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 110. Giải quyết hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần
...

3. Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 18 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH

Căn cứ Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (sau đây được viết tắt là Nghị định số 33/2016/NĐ-CP);
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
...
Điều 18. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP, có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu hoặc phục viên, xuất ngũ, thôi việc được thực hiện như sau:
...
2. Người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội một lần là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm hưởng lương hưu hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

3. Trường hợp người lao động quy định tại Khoản 1, 2 Điều 2 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian.
...
4. Người lao động quy định tại Khoản 1, 2 Điều 2 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP đã chuyển sang ngạch công nhân, viên chức quốc phòng, công an, cơ yếu hoặc chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc chuyển ngành đi học hoặc chuyển sang doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định rồi mới nghỉ hưu thì cách tính lương hưu thực hiện như sau:

Xem nội dung VB
Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

c) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

d) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

đ) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

e) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

g) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 71. Chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Chế độ hưu trí và tử tuất đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện như sau:

a) Có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này;

b) Có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc;

c) Có từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp mai táng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Xem nội dung VB
- Khoản này hết hiệu lực bởi Điểm c Khoản 2 Điều 8 Nghị định 135/2020/NĐ-CP

Điều 8. Hiệu lực thi hành
...
2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các quy định trước đây trái với Nghị định này và các quy định sau đây hết hiệu lực:
...
c) ... khoản 2 Điều 12 của Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

Xem nội dung VB
Điều 79. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội

1. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.

2. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ

Xem nội dung VB
Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
...

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;

b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
...

Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
...

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;

b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Xem nội dung VB
Điều 58. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Xem nội dung VB
- Mục này được hướng dẫn bởi Mục 4 Chương II Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH

Căn cứ Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (sau đây được viết tắt là Nghị định số 33/2016/NĐ-CP);
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
...
Chương II - CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
...
Mục 4. CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT

Điều 20. Trợ cấp mai táng
...
Điều 21. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
...
Điều 22. Mức trợ cấp tuất hằng tháng
...
Điều 23. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần
...
Điều 24. Mức trợ cấp tuất một lần

Xem nội dung VB
Điều 71. Chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Chế độ hưu trí và tử tuất đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện như sau:

a) Có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này;

b) Có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc;

c) Có từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp mai táng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
...

2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:

a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

Xem nội dung VB
Điều 68. Mức trợ cấp tuất hằng tháng

1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

2. Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh.

Xem nội dung VB
- Trường hợp được hưởng trợ cấp tuất một lần được hướng dẫn bởi Điều 23 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH

Căn cứ Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (sau đây được viết tắt là Nghị định số 33/2016/NĐ-CP);
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
...
Điều 23. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần

Các trường hợp được hưởng trợ cấp tuất một lần quy định tại Điều 69 Luật Bảo hiểm xã hội và Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần mà chết, người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên mà chết, nhưng không có hoặc không còn thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

2. Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 15 năm mà chết do ốm đau, tai nạn rủi ro, người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 15 năm mà chết.

3. Người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; do bị nhiễm HIV/AIDS vì tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thi hành nhiệm vụ, kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu, nhưng không có hoặc không còn thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

4. Người lao động đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc và đã nhận bảo hiểm xã hội một lần mà đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên nay chết, nhưng không có hoặc không còn thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

5. Người đang hưởng lương hưu hằng tháng mà chết nhưng không có hoặc không còn thân nhân đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

6. Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần (trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên). Trường hợp này, phải có sự thống nhất bằng văn bản của các thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và cử người đại diện đứng ra nhận trợ cấp một lần.

7. Trường hợp đặc biệt giao Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an xem xét giải quyết trên cơ sở đề nghị thống nhất của thân nhân người lao động và của người sử dụng lao động.

Xem nội dung VB
Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
...

2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:

a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

Xem nội dung VB
Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
...

2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:

a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 24 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH

Căn cứ Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (sau đây được viết tắt là Nghị định số 33/2016/NĐ-CP);
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
...
Điều 24. Mức trợ cấp tuất một lần

1. Mức trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định tại Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội và Khoản 6 Điều 13 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP.

2. Đối với người lao động đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc và đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần mà đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động dưới 61% khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần bằng 03 tháng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà người lao động đang hưởng trước khi chết.

3. Đối với người lao động đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc và đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần mà đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, khi chết mà không có thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần bằng 03 tháng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà người lao động đang hưởng trước khi chết.

4. Khi tính trợ cấp tuất một lần đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chết mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa (1/2) năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cả trước và sau ngày 01 tháng 01 năm 2014 mà thời gian trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội sau ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm cơ sở tính trợ cấp tuất một lần

Ví dụ 65: Đồng chí Trung úy QNCN Nguyễn Văn Sơn, nhập ngũ tháng 10 năm 2005, bị ốm chết tháng 3 năm 2017; có mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là 5.500.000 đồng/tháng.

- Đồng chí Sơn có 8 năm 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội ở giai đoạn trước ngày 01 tháng 01 năm 2014; có 3 năm 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội ở giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi.

- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của đồng chí Sơn được tính như sau (08 năm đóng trước năm 2014 và 3 năm 6 tháng đóng từ năm 2014 trở đi):

[(8 x 1,5) + (3,5 x 2)] x 5.500.000 đồng = 104.500.000 đồng.

5. Mức trợ cấp tuất một lần đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 23 Thông tư này thấp nhất bằng 03 tháng bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi người lao động chết.

6. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.

7. Người vừa hưởng chế độ hưu trí, vừa hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng mà chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất theo chế độ của thân nhân người hưởng lương hưu chết.

8. Đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP mà chết thì trợ cấp tuất một lần tính theo mức lương cơ sở; mức thấp nhất bằng 03 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm người lao động chết.

Ví dụ 66: Đồng chí Vũ Văn Nam, chiến sĩ công an, nhập ngũ tháng 7 năm 2015 tháng 4 năm 2016 bị tai nạn rủi ro chết, mức trợ cấp tuất một lần từ quỹ bảo hiểm xã hội là: 1.150.000 đồng x 01 năm x 02 tháng = 2.300.000 đồng. Tuy nhiên, theo quy định, mức trợ cấp tuất một lần thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Do đó, trợ cấp tuất một lần cho thân nhân đồng chí Nam là: 1.150.000 đồng x 03 tháng = 3.450.000 đồng.

Xem nội dung VB
Điều 70. Mức trợ cấp tuất một lần

1. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật này.

Xem nội dung VB
Điều 70. Mức trợ cấp tuất một lần
...

2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.

Xem nội dung VB
Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
...

2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
...

d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

Xem nội dung VB
Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...

6. Thân nhân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Xem nội dung VB
- Chương này được hướng dẫn bởi Chương III Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH

Căn cứ Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (sau đây được viết tắt là Nghị định số 33/2016/NĐ-CP);
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
...
Chương III - QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Điều 25. Mức đóng, phương thức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người hưởng chế độ phu nhân, phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
...
Điều 26. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất
...
Điều 27. Tạm dừng đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội
...
Điều 28. Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Xem nội dung VB
- Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 37/2017/TT-BQP

Căn cứ Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 3. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Mức đóng BHXH bắt buộc hằng tháng của người lao động hưởng tiền lương quy định tại các Khoản 1, Khoản 3 Điều 2 Thông tư này và của đơn vị (người) sử dụng lao động bằng 26% mức tiền lương tháng đóng BHXH (trong đó: đơn vị đóng 18% mức tiền lương tháng đóng BHXH và người hưởng lương đóng 8% mức tiền lương tháng đóng BHXH).

2. Mức đóng BHXH bắt buộc hằng tháng của người lao động hưởng phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí quy định tại các Khoản 1, Khoản 3 Điều 2 Thông tư này bằng 23% mức lương cơ sở và do đơn vị (người) sử dụng lao động đóng.

3. Đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này được cấp có thẩm quyền cho phép ra nước ngoài theo chế độ phu nhân, phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì mức đóng BHXH hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất như sau:

a) Bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động tại tháng liền kề trước khi ra nước ngoài đối với người đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc;

b) Bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần.

Xem nội dung VB
Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
...

Điều 86. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

b) 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Xem nội dung VB
- Mức đóng, phương thức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của đối tượng tại Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 25 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH

Căn cứ Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (sau đây được viết tắt là Nghị định số 33/2016/NĐ-CP);
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
...
Điều 25. Mức đóng, phương thức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người hưởng chế độ phu nhân, phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

1. Người lao động quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP được cấp có thẩm quyền cho phép ra nước ngoài theo chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, trong thời gian hưởng chế độ phu nhân, phu quân thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của tháng liền kề trước khi người lao động ra nước ngoài theo chế độ phu nhân, phu quân.

2. Phương thức đóng và trách nhiệm đóng

Hằng tháng, người lao động hưởng chế độ phu nhân, phu quân có trách nhiệm đóng toàn bộ mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều này cho cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý mình trước khi ra nước ngoài theo chế độ phu nhân, phu quân.

Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động trước khi ra nước ngoài theo chế độ phu nhân, phu quân có trách nhiệm thu tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nêu trên, chuyển toàn bộ số tiền đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất về tài khoản chuyên thu bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội tỉnh, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng.

Hằng tháng, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm chuyển toàn bộ số tiền thu nêu trên vào quỹ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý.

Xem nội dung VB
Điều 97. Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội

1. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:

a) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;

b) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
...

Điều 99. Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội

1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;

b) Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Xem nội dung VB
- Tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 37/2017/TT-BQP

Căn cứ Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 4. Tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Người lao động quy định tại Điểm a, Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 2 Thông tư này thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức tiền lương theo cấp bậc quân hàm hoặc theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

Tiền lương tháng đóng BHXH được tính trên mức lương cơ sở do Chính phủ quy định ở từng giai đoạn.

2. Trường hợp người lao động quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này được cấp có thẩm quyền cử biệt phái sang làm việc tại các cơ quan, tổ chức ngoài Quân đội, cơ yếu hoặc được cử sang làm việc tại các doanh nghiệp, liên doanh của Quân đội, cơ yếu mà vẫn do cơ quan, đơn vị cũ quản lý thì tiền lương tháng đóng BHXH được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Trường hợp người lao động quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư này đang giữ chức vụ lãnh đạo ở một cơ quan, đơn vị trong Quân đội, cơ yếu; đồng thời được bầu cử, bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo ở cơ quan, đơn vị khác (cả trong và ngoài quân đội, cơ yếu) thì được hưởng chế độ phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định của pháp luật về tiền lương. Tiền lương tháng đóng BHXH được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

4. Đối với người lao động quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Thông tư này thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm đóng.

5. Đối với người lao động quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 Thông tư này hưởng chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH được quy định như sau:

a) Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và các khoản phụ cấp lương ghi trong hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cụ thể gồm: mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận hoặc mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán (đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán); và các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự;

b) Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a Khoản này và các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc trong mỗi kỳ trả lương theo quy định của pháp luật về lao động;

c) Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động mà hai bên thỏa thuận;

d) Tiền lương tháng đóng BHXH đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu;

e) Tiền lương tháng đóng BHXH đối với người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty nhà nước sau cổ phần hóa; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (sau đây được viết là tập đoàn, tổng công ty, công ty) là tiền lương theo chế độ tiền lương của cơ quan, tổ chức đang công tác trước khi được cử làm đại diện phần vốn nhà nước;

Tiền lương tháng đóng BHXH đối với người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách tại các tập đoàn, tổng công ty, công ty là tiền lương theo chế độ tiền lương do tập đoàn, tổng công ty, công ty quyết định;

g) Trong thời gian người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đóng BHXH bắt buộc theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc;

h) Tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định ở từng giai đoạn.

6. Trường hợp tiền lương tháng cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng BHXH bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Xem nội dung VB
Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.

2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.

Xem nội dung VB
- Truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 8 Thông tư 37/2017/TT-BQP

Căn cứ Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 8. Truy thu, truy đóng, thoái thu bảo hiểm xã hội

1. Các trường hợp truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động bao gồm:

a) Điều chỉnh tăng tiền lương tháng đã đóng BHXH cho người lao động;

b) Đóng bù thời gian chưa đóng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;

c) Trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động.

2. Số tiền truy thu, truy đóng BHXH được tính như sau:

a) Đối với các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này số tiền truy thu không phải tính lãi chậm đóng.

Trường hợp sau 6 tháng kể từ ngày có quyết định điều chỉnh tăng tiền lương tháng đóng BHXH cho người lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động về nước mới thực hiện truy đóng BHXH thì số tiền truy thu BHXH được tính bao gồm số tiền phải đóng BHXH bắt buộc theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng. Lãi suất truy thu được lấy bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề của năm tính truy thu.

b) Đối với các trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 Luật BHXH; Khoản 3 Điều 6 Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; và Điều 5 Thông tư số 20/2016/TT-BTC ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ BHXH bắt buộc, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chế độ BHXH cho người lao động.

4. Trường hợp quân nhân phục viên, xuất ngũ đã nhận BHXH một lần từ quỹ BHXH không quá 12 tháng kể từ ngày quyết định phục viên, xuất ngũ có hiệu lực thi hành, nếu có nguyện vọng bảo lưu thời gian đóng BHXH thì được nộp lại số tiền BHXH một lần đã nhận cho BHXH Bộ Quốc phòng, đồng thời được BHXH Bộ Quốc phòng xác nhận lại và bảo lưu thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH.

5. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng thực hiện thoái thu BHXH cho người lao động và người sử dụng lao động trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động đóng BHXH vượt quá số tiền phải thu theo quy định.

Xem nội dung VB
Điều 89. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
...

4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.

Xem nội dung VB
Điều 122. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
...

3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Xem nội dung VB
- Việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội được hướng dẫn bởi Điều 26 và Điều 27 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH

Căn cứ Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (sau đây được viết tắt là Nghị định số 33/2016/NĐ-CP);
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
...
Điều 26. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất

1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội; các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 17 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP.

2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền và thời hạn xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tạm thời nghỉ việc, giá trị tài sản bị thiệt hại quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP được quy định như sau:

a) Trình tự, thủ tục xác định:

- Người trực tiếp sử dụng lao động (doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp) thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP, làm văn bản đề nghị gửi đơn vị cấp trên trực tiếp đến Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an, kèm theo danh sách lao động tại thời điểm trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh và danh sách lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc;

Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an làm văn bản đề nghị theo trình tự gửi đến Cục Tài chính Bộ Quốc phòng hoặc Cục Tài chính Bộ Công an, kèm theo báo cáo kiểm kê tài sản gần nhất trước thời điểm bị thiệt hại; biên bản kiểm kê tài sản thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).

b) Thẩm quyền xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc đối với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an thực hiện. Số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc được tính so với tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh;

Thẩm quyền xác định giá trị tài sản bị thiệt hại đối với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Cục Tài chính Bộ Quốc phòng hoặc Cục Tài chính Bộ Công an xác định. Giá trị tài sản bị thiệt hại được tính so với giá trị tài sản theo báo cáo kiểm kê giá trị tài sản gần nhất trước thời điểm bị thiệt hại.

c) Thời hạn xác định:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của người sử dụng lao động, cơ quan quy định tại Điểm b Khoản này có trách nhiệm xem xét, xác định và có văn bản trả lời người sử dụng lao động;

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản trả lời người sử dụng lao động (nếu không có ý kiến khác, trường hợp có kiến ý khác thì thực hiện lại theo trình tự, thủ tục hồ sơ từ đầu) thì cơ quan quy định tại Điểm b Khoản này có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định.

3. Người sử dụng lao động đảm bảo điều kiện quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 17 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP có văn bản đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, kèm theo văn bản xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc hoặc văn bản xác định giá trị tài sản bị thiệt hại gửi Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an.

4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an có trách nhiệm giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời điểm tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tính từ tháng Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an nhận được đầy đủ văn bản đề nghị của người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều này (tính theo dấu bưu điện hoặc quân bưu của ngày đơn vị gửi hồ sơ).

Điều 27. Tạm dừng đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội

1. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam được thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 17 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP.

2. Người lao động bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật và không được hưởng tiền lương tháng thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội.

Hết thời hạn tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật, nếu người lao động được trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công tác thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm đình chỉ công tác. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội.

3. Người lao động bị tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật và trong thời gian tạm đình chỉ công tác, người lao động vẫn được hưởng 50% tiền lương tháng thì người lao động và người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội trên tiền lương người lao động được hưởng; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu người lao động được trả đủ tiền lương thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đóng bù bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

Xem nội dung VB
Điều 88. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:

a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;

b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.

2. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và các trường hợp khác tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Xem nội dung VB
Điều 122. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
...

3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Xem nội dung VB
Điều 122. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội
...

3. Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Khoản 2 Điều 26 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH

Căn cứ Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (sau đây được viết tắt là Nghị định số 33/2016/NĐ-CP);
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
...
Điều 26. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất
...
2. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền và thời hạn xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tạm thời nghỉ việc, giá trị tài sản bị thiệt hại quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP được quy định như sau:

a) Trình tự, thủ tục xác định:

- Người trực tiếp sử dụng lao động (doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp) thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP, làm văn bản đề nghị gửi đơn vị cấp trên trực tiếp đến Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an, kèm theo danh sách lao động tại thời điểm trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh và danh sách lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc;

Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an làm văn bản đề nghị theo trình tự gửi đến Cục Tài chính Bộ Quốc phòng hoặc Cục Tài chính Bộ Công an, kèm theo báo cáo kiểm kê tài sản gần nhất trước thời điểm bị thiệt hại; biên bản kiểm kê tài sản thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).

b) Thẩm quyền xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc đối với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an thực hiện. Số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc được tính so với tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh;

Thẩm quyền xác định giá trị tài sản bị thiệt hại đối với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Cục Tài chính Bộ Quốc phòng hoặc Cục Tài chính Bộ Công an xác định. Giá trị tài sản bị thiệt hại được tính so với giá trị tài sản theo báo cáo kiểm kê giá trị tài sản gần nhất trước thời điểm bị thiệt hại.

c) Thời hạn xác định:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của người sử dụng lao động, cơ quan quy định tại Điểm b Khoản này có trách nhiệm xem xét, xác định và có văn bản trả lời người sử dụng lao động;

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản trả lời người sử dụng lao động (nếu không có ý kiến khác, trường hợp có kiến ý khác thì thực hiện lại theo trình tự, thủ tục hồ sơ từ đầu) thì cơ quan quy định tại Điểm b Khoản này có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định.

3. Người sử dụng lao động đảm bảo điều kiện quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 17 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP có văn bản đề nghị tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, kèm theo văn bản xác định số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội tạm thời nghỉ việc hoặc văn bản xác định giá trị tài sản bị thiệt hại gửi Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an.

4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an có trách nhiệm giải quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời điểm tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tính từ tháng Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an nhận được đầy đủ văn bản đề nghị của người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều này (tính theo dấu bưu điện hoặc quân bưu của ngày đơn vị gửi hồ sơ).

Xem nội dung VB
- Việc quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội được hướng dẫn bởi Điều 28 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH

Căn cứ Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (sau đây được viết tắt là Nghị định số 33/2016/NĐ-CP);
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
...
Điều 28. Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

1. Nội dung sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP.

2. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an có trách nhiệm quản lý toàn bộ phần tài chính bảo hiểm xã hội; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hướng dẫn về thu, chi bảo hiểm xã hội đối với tất cả các đối tượng đang phục vụ trong Bộ mình, trên cơ sở những quy định chung và hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Hằng tháng, nộp toàn bộ số thu bảo hiểm xã hội và lãi phát sinh trên tài khoản thu vào quỹ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý. Hằng quý, năm, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an quyết toán với các đơn vị thuộc Bộ; hằng năm quyết toán với Bảo hiểm xã hội Việt Nam về các khoản thu, chi bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành về quản lý tài chính bảo hiểm xã hội.

3. Quản lý, sử dụng và quyết toán chi phí quản lý bảo hiểm xã hội đối với Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an thực hiện theo Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; Thông tư số 20/2016/TT-BTC ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg.

Xem nội dung VB
Điều 84. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội

1. Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại Chương III và Chương IV của Luật này.

2. Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

3. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 90 của Luật này.

4. Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp không do người sử dụng lao động giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả giám định đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

5. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định tại Điều 91 và Điều 92 của Luật này.

Xem nội dung VB
- Việc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 10 và Điều 16 Thông tư 37/2017/TT-BQP

Căn cứ Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 10. Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội

1. Đối với SQ, QNCN, người làm công tác cơ yếu, CN, VCQP và các đối tượng hưởng lương khác:

a) Chế độ ốm đau, gồm:

- Trợ cấp ốm đau (bản thân ốm, con ốm);

- Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm.

b) Chế độ thai sản, gồm:

- Trợ cấp thai sản (khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý; sinh con; lao động nam có vợ sinh con; người mang thai hộ; người mẹ nhờ mang thai hộ khi nhận con; nhận nuôi con nuôi; đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản);

- Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi;

- Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.

c) Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gồm:

- Giám định mức suy giảm khả năng lao động;

- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần hoặc hằng tháng;

- Trợ cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình;

- Trợ cấp phục vụ;

- Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (tại gia đình; tại nơi tập trung).

d) Chế độ hưu trí gồm:

- Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu;

- BHXH một lần khi phục viên;

- BHXH một lần khi thôi việc;

- Trợ cấp một lần đối với thời gian đóng BHXH có bao gồm phụ cấp khu vực khi nghỉ hưu, phục viên, thôi việc (nếu có).

đ) Chế độ tử tuất, gồm:

- Trợ cấp mai táng;

- Trợ cấp tuất một lần;

- Trợ cấp một lần đối với thời gian đóng BHXH có bao gồm phụ cấp khu vực (nếu có).

2. Đối với hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ, học viên cơ yếu:

a) Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gồm:

- Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần hoặc hằng tháng;

- Trợ cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình;

- Trợ cấp người phục vụ;

- Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (tại gia đình; tại nơi tập trung).

b) Chế độ xuất ngũ: BHXH một lần khi xuất ngũ.

c) Chế độ tử tuất, gồm:

- Trợ cấp mai táng;

- Trợ cấp tuất một lần.
...
Điều 16. Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội

1. Căn cứ vào hồ sơ và danh sách hưởng chế độ BHXH của từng người do cơ quan nhân sự chuyển đến, cơ quan tài chính kiểm tra, lập bảng thanh toán BHXH (theo mẫu số 04/BHXH và mẫu số 05/BHXH), trình Thủ trưởng đơn vị ký duyệt và tổ chức chi trả chế độ BHXH cho từng người; trong đó:

a) Những ngày đã hưởng trợ cấp ốm đau hoặc trợ cấp thai sản thì không được hưởng lương (trừ những trường hợp đi làm trước khi hết thời hạn sinh con quy định tại Điều 40 Luật BHXH). Vì vậy, trong bảng thanh toán lương hằng tháng phải trừ tiền lương của những ngày nghỉ việc không hưởng lương do đã hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản từ quỹ BHXH.

b) Trường hợp người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

c) Trường hợp người lao động bị bệnh cần chữa trị dài ngày nhưng trong thời gian bị bệnh, người lao động vẫn làm việc và hưởng lương (không hưởng trợ cấp ốm đau từ quỹ BHXH), cả người lao động và người sử dụng lao động vẫn tham gia đóng BHXH thì thời gian đó người lao động vẫn được tính thời gian đóng BHXH.

d) Trường hợp người lao động ốm đau phải nghỉ việc để điều trị nội trú tại bệnh viện, bệnh xá hoặc điều trị ngoại trú thì sau khi ra viện về hoặc trở lại làm việc, đơn vị căn cứ vào giấy ra viện hoặc giấy xác nhận nghỉ ốm đau điều trị ngoại trú để chi trả trợ cấp ốm đau thay tiền lương tương ứng với thời gian điều trị, nếu hết tháng mới tính được số ngày nghỉ ốm đau thì việc chi trả trợ cấp ốm đau và trừ vào tiền lương được tiến hành ở tháng tiếp theo của tháng ra viện hay tháng trở lại làm việc.

Ví dụ 1: Đồng chí Trung tá Nguyễn Văn A, đi viện từ ngày 18/8/2016 đến hết ngày 31/8/2016 ra viện. Khi ra viện trở về đơn vị, việc thanh toán trợ cấp ốm đau và thu hồi lại tiền lương những ngày nghỉ ốm của tháng 8/2016 của đồng chí A được thực hiện vào tháng 9/2016.

Ví dụ 2: Đồng chí Đại úy QNCN Nguyễn Thị B, đi viện từ ngày 18/8/2016 (đã nhận lương hết tháng 8/2016 ở đơn vị) đến hết ngày 09/9/2016 ra viện (lương tháng 9/2016 nhận tại bệnh viện). Khi ra viện trở về đơn vị, việc thanh toán trợ cấp ốm đau (tháng 8 và 9/2016) và thu hồi lại tiền lương những ngày nghỉ ốm (tháng 8 và 9/2016) của đồng chí B được thực hiện vào tháng 10/2016.

đ) Người lao động thuộc các doanh nghiệp (quân số thuộc tổ chức biên chế) khi đi điều trị tại các bệnh viện, bệnh xá trong quân đội thì các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập không thực hiện việc chuyển giấy cung cấp tài chính đến bệnh viện, bệnh xá. Việc chi trả tiền lương cho người lao động trong những ngày làm việc của tháng nghỉ ốm đau, thai sản do doanh nghiệp bảo đảm.

e) Việc thanh toán, chi trả trợ cấp BHXH từ nguồn quỹ BHXH cho người lao động do đơn vị trực tiếp quản lý người lao động thực hiện. Các bệnh viện, bệnh xá quân đội không thực hiện chi trả trợ cấp BHXH (ốm đau; thai sản; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mai táng phí) cho người lao động thuộc đơn vị khác quản lý, là người bệnh đang điều trị nội trú tại bệnh viện. Các cơ quan Cán bộ, Quân lực, Quân y, Tài chính ở đơn vị phối hợp chặt chẽ, lập hồ sơ, tổ chức chi trả trợ cấp BHXH cho người lao động kịp thời, đúng, đủ chế độ theo quy định.

2. Khi thực hiện chi trả các chế độ BHXH, cơ quan tài chính phải căn cứ vào sổ BHXH và các hồ sơ chi trả BHXH theo đúng quy định.

Xem nội dung VB
- Việc chi đóng bảo hiểm y tế được hướng dẫn bởi Điều 11 Thông tư 37/2017/TT-BQP

Căn cứ Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 11. Chi đóng bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng trích từ quỹ ốm đau, thai sản để đóng bảo hiểm y tế cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm theo Thông tư số 14/2016/TT-BYT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật BHXH thuộc lĩnh vực y tế; hoặc trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Xem nội dung VB
- Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 12 Thông tư 37/2017/TT-BQP

Căn cứ Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 12. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội

Chi phí quản lý BHXH thực hiện theo quy định tại Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và Thông tư số 20/2016/TT-BTC ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính về BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, gồm các nội dung chi sau:

a) Chi thường xuyên cho lao động hợp đồng;

b) Chi thường xuyên đặc thù;

c) Chi không thường xuyên.

Xem nội dung VB
- Chế độ kế toán, thanh quyết toán bảo hiểm xã hội được hướng dẫn bởi Điều 9, Điều 17 và Chương IV Thông tư 37/2017/TT-BQP

Căn cứ Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 9. Thanh, quyết toán tiền thu bảo hiểm xã hội

1. Hằng quý, đơn vị căn cứ vào số phải thu BHXH quý và tổng hợp số tiền BHXH đã nộp quý, lập Báo cáo thu, nộp BHXH quý (theo mẫu số 09/BHXH), gửi cơ quan tài chính đơn vị cấp trên đến cấp trực thuộc Bộ để xem xét, xác nhận và tổng hợp gửi Cục Tài chính Bộ Quốc phòng (01 bản) và BHXH Bộ Quốc phòng (02 bản).

Các doanh nghiệp gửi Báo cáo thu, nộp BHXH quý về cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp (01 bản), Cục Tài chính Bộ Quốc phòng (01 bản) và BHXH Bộ Quốc phòng (02 bản).

2. Khi nhận được báo cáo thu, nộp BHXH quý của đơn vị, BHXH Bộ Quốc phòng tiến hành đối chiếu, kiểm tra, xác nhận số tiền đã nộp BHXH quý và gửi xác nhận cho đơn vị.

3. Chậm nhất vào ngày cuối của tháng, quý, năm, BHXH Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH tháng, quý, năm (bao gồm cả số tiền lãi chậm đóng - nếu có) về BHXH Việt Nam theo quy định; đồng thời lập báo cáo thu, nộp BHXH gửi về BHXH Việt Nam theo quy định.

4. Hằng năm, các đơn vị căn cứ vào số tiền phải thu BHXH, số tiền đã thu, nộp trong năm, kiểm tra, rà soát và lập báo cáo quyết toán thu BHXH năm gửi cơ quan tài chính đơn vị cấp trên đến cấp trực thuộc Bộ để xem xét, tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu BHXH năm cùng với báo cáo quyết toán chi BHXH năm, gửi Cục Tài chính Bộ Quốc phòng (01 bản) và BHXH Bộ Quốc phòng (04 bản). Các doanh nghiệp gửi báo cáo quyết toán thu BHXH năm trực tiếp về cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp (01 bản), Cục Tài chính Bộ Quốc phòng (01 bản) và BHXH Bộ Quốc phòng (04 bản).

5. BHXH Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Cục Tài chính Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan tổng hợp trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt quyết toán thu BHXH năm cho các đơn vị; đồng thời lập báo cáo quyết toán thu BHXH năm của Bộ Quốc phòng trình Thủ trưởng Bộ ký gửi BHXH Việt Nam theo quy định.
...
Điều 17. Quyết toán chi bảo hiểm xã hội

1. Hằng quý, năm các đơn vị căn cứ vào các bảng thanh toán trợ cấp BHXH, chứng từ chi kinh phí quản lý BHXH của từng tháng, tiến hành kiểm tra, rà soát và lập báo cáo quyết toán chi các chế độ BHXH (theo mẫu số 07a/BHXH), báo cáo quyết toán chi kinh phí quản lý BHXH (theo mẫu số 07b/BHXH) gửi cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp cho đến Cục Tài chính Bộ Quốc phòng (01 bản), BHXH Bộ Quốc phòng (02 bản Báo cáo quý; 04 bản Báo cáo năm) cùng với thời điểm gửi báo cáo quyết toán chi ngân sách quốc phòng.

2. Báo cáo quyết toán chi BHXH quý, năm, đơn vị thực hiện theo đúng biểu mẫu quy định (theo mẫu số 07a/BHXH, 07b/BHXH).

3. Hằng năm, BHXH Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Cục Tài chính Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt quyết toán chi BHXH năm cho các đơn vị; đồng thời lập báo cáo quyết toán chi BHXH năm của Bộ Quốc phòng gửi BHXH Việt Nam theo quy định.
...
Chương IV KẾ TOÁN THU, CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI ĐƠN VỊ

Điều 18. Nguyên tắc chung

1. Tất cả các hoạt động thu, chi BHXH tại đơn vị phải được phản ánh đầy đủ, chính xác, trung thực trong sổ kế toán của đơn vị.

2. Chứng từ thu, chi BHXH được tập hợp theo trình tự thời gian, theo từng chế độ, đóng thành tập riêng và được bảo quản, lưu trữ chung với chứng từ kế toán của đơn vị theo đúng quy định hiện hành.

Điều 19. Kế toán thu, chi bảo hiểm xã hội

1. Đối với đơn vị dự toán

Kế toán thu, chi BHXH thực hiện theo hướng dẫn của Cục Tài chính Bộ Quốc phòng về chế độ kế toán đối với đơn vị dự toán trong quân đội.

2. Đối với doanh nghiệp

Kế toán thu, chi BHXH thực hiện theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp.

Xem nội dung VB
Điều 93. Cơ quan bảo hiểm xã hội
...

2. Chính phủ quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Xem nội dung VB
Điều 22. Quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội

1. Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật.

2. Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật.

3. Yêu cầu người sử dụng lao động xuất trình sổ quản lý lao động, bảng lương và thông tin, tài liệu khác liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

4. Được cơ quan đăng ký doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy phép hoạt động gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận hoạt động hoặc quyết định thành lập để thực hiện đăng ký lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với doanh nghiệp, tổ chức thành lập mới.

5. Định kỳ 06 tháng được cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cung cấp thông tin về tình hình sử dụng và thay đổi lao động trên địa bàn.

6. Được cơ quan thuế cung cấp mã số thuế của người sử dụng lao động; định kỳ hằng năm cung cấp thông tin về chi phí tiền lương để tính thuế của người sử dụng lao động.

7. Kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

8. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

9. Xử lý vi phạm pháp luật hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Điều 23. Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội

1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

2. Ban hành mẫu sổ, mẫu hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Tổ chức thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

4. Cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động đã được giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất.

5. Tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.

6. Hằng năm, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

7. Hằng năm, cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để người sử dụng lao động niêm yết công khai.

8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

9. Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

10. Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quyết định của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội.

11. Thực hiện công tác thống kê, kế toán tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

12. Tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

13. Định kỳ 06 tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội và hằng năm, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; báo cáo Bộ Y tế về tình hình thực hiện bảo hiểm y tế; báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Hằng năm, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trong phạm vi địa phương quản lý.

14. Công khai trên phương tiện truyền thông về người sử dụng lao động vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

15. Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

16. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

17. Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Xem nội dung VB
- Việc quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Thông tư 37/2017/TT-BQP

Căn cứ Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Bộ Quốc phòng.
...
Chương I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
...
Điều 2. Đối tượng áp dụng
...
Chương II - QUẢN LÝ THU, NỘP BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

Điều 3. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
Điều 4. Tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
Điều 5. Lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội
...
Điều 6. Phân bổ, giao dự toán thu bảo hiểm xã hội
...
Điều 7. Quy trình thu bảo hiểm xã hội
...
Điều 8. Truy thu, truy đóng, thoái thu bảo hiểm xã hội
...
Điều 9. Thanh, quyết toán tiền thu bảo hiểm xã hội
...
Chương III - QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

Điều 10. Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
...
Điều 11. Chi đóng bảo hiểm y tế
...
Điều 12. Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội
...
Điều 13. Lập kế hoạch chi bảo hiểm xã hội
...
Điều 14. Phân bổ, giao dự toán chi bảo hiểm xã hội
...
Điều 15. Cấp phát kinh phí bảo hiểm xã hội
...
Điều 16. Tổ chức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
...
Điều 17. Quyết toán chi bảo hiểm xã hội
...
Chương IV - KẾ TOÁN THU, CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI ĐƠN VỊ

Điều 18. Nguyên tắc chung
...
Điều 19. Kế toán thu, chi bảo hiểm xã hội
...
Chương V - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
...
Điều 21. Xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội
...
Điều 22. Hiệu lực thi hành
...
Điều 23. Trách nhiệm thi hành
...
Mẫu số 01/BHXH BẢNG CHẤM CÔNG
...
Mẫu số 02/BHXH BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
...
Mẫu số 03/BHXH DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ QUỸ TIỀN LƯƠNG TRÍCH NỘP BẢO HIỂM XÃ HỘI
...
Mẫu số 04/BHXH BẢNG THANH TOÁN TRỢ CẤP ỐM ĐAU,THAI SẢN
...
Mẫu số 05/BHXH BẢNG THANH TOÁN TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI
...
Mẫu số 06a/BHXH KẾ HOẠCH CHI CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI
...
Mẫu số 06b/BHXH KẾ HOẠCH CHI KINH PHÍ QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI
...
Mẫu số 07a/BHXH BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CHI CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI
...
Mẫu số 07b/BHXH BÁO CÁO QUYẾT TOÁN CHI KINH PHÍ QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI
...
Mẫu số 08/BHXH KẾ HOẠCH THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
...
Mẫu số 09/BHXH BÁO CÁO THU - NỘP BẢO HIỂM XÃ HỘI
...
Mẫu số 10/BHXH QUYẾT ĐỊNH Về việc giao dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội năm………………
...
Phụ lục 1 TỔNG HỢP DỰ TOÁN THU, CHI BHXH NĂM 2017
...
Phụ lục 2 TỔNG HỢP DỰ TOÁN THU, NỘP BHXH NĂM ....
...
Phụ lục 3 TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI CÁC CHẾ ĐỘ BHXH NĂM ....
...
Phụ lục 4 TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI QUẢN LÝ BHXH NĂM ....
...
Phụ lục 5 Về việc giao dự toán thu BHXH năm ……………
...
Phụ lục 6 Về việc giao dự toán chi BHXH năm ……

Xem nội dung VB
- Quy trình thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Bộ Quốc phòng được hướng dẫn bởi Điều 7 Thông tư 37/2017/TT-BQP

Căn cứ Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Bộ Quốc phòng.
...
Điều 7. Quy trình thu bảo hiểm xã hội

1. Đối với đơn vị hưởng lương từ ngân sách

a) Hằng tháng, cơ quan tài chính đơn vị căn cứ vào danh sách trong Bảng thanh toán lương, có trách nhiệm tính số tiền đóng BHXH (phần do người lao động đóng) và trừ vào tiền lương của từng người khi cấp phát tiền lương tháng (theo mẫu số 02/BHXH).

Sau khi cấp phát lương hằng tháng, cơ quan tài chính tổng hợp số tiền phải thu BHXH do người lao động đóng và tính số tiền đóng BHXH (phần do đơn vị sử dụng lao động đóng) nộp lên cơ quan tài chính đơn vị cấp trên cho đến cấp trực thuộc Bộ. Các đơn vị cấp trực thuộc Bộ có trách nhiệm nộp số tiền BHXH vào tài khoản chuyên thu BHXH của BHXH Bộ Quốc phòng chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đó.

b) Đối với người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động do Thủ trưởng đơn vị ký hợp đồng lao động, hằng tháng, đơn vị có trách nhiệm tính số tiền BHXH phải nộp (gồm 2 phần: phần do đơn vị sử dụng lao động đóng và phần do người lao động đóng) nộp lên cơ quan tài chính đơn vị cấp trên cho đến cấp trực thuộc Bộ để nộp vào tài khoản chuyên thu BHXH của BHXH Bộ Quốc phòng chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đó.

2. Đối với doanh nghiệp

Hằng tháng, doanh nghiệp căn cứ vào danh sách người lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH của từng người lao động, có trách nhiệm tính số tiền BHXH phải nộp (gồm hai phần: phần do doanh nghiệp sử dụng lao động đóng và phần do người lao động đóng), tổng hợp số tiền phải đóng BHXH nộp vào tài khoản chuyên thu BHXH của BHXH Bộ Quốc phòng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đó. Cụ thể như sau:

a) Phần do người lao động đóng: Căn cứ vào danh sách người lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH, cơ quan tài chính tính đóng BHXH của từng người và trừ vào tiền lương của người đó (theo mẫu số 03/BHXH);

b) Phần do doanh nghiệp sử dụng lao động đóng: Căn cứ vào quỹ lương tháng đóng BHXH và mức đóng quy định, cơ quan tài chính trích số tiền phải nộp BHXH để hạch toán vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Đơn vị trực tiếp quản lý người lao động có phu nhân hoặc phu quân quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này, hằng tháng chịu trách nhiệm thu tiền đóng BHXH bắt buộc của người hưởng chế độ phu nhân, phu quân theo mức quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư này nộp vào tài khoản chuyên thu BHXH của BHXH Bộ Quốc phòng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đó.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 29 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH

Căn cứ Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân (sau đây được viết tắt là Nghị định số 33/2016/NĐ-CP);
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
...
Điều 29. Quy định chuyển tiếp

Các quy định chuyển tiếp được thực hiện theo Điều 23 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP; đồng thời, hướng dẫn thực hiện một số nội dung, cụ thể như sau:

1. Chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thì vẫn hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 và được hướng dẫn cụ thể như sau:
...
2. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Mục 3 Chương III Luật Bảo hiểm xã hội, được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2016; kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 trở đi được thực hiện theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

3. Phụ cấp khu vực đối với người lao động hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 23 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
...
4. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội của đối tượng được cử đi công tác, học tập, lao động hợp tác quốc tế có thời hạn, đã xuất cảnh hợp pháp ra nước ngoài, đã về nước đúng hạn hoặc không đúng hạn nhưng cơ quan, đơn vị cũ không bố trí sắp xếp được việc làm, sau khi về nước tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì được tính theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội hiện hành. Trong đó, các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 được điều chỉnh theo Khoản 5 Điều 23 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP.

5. Quân nhân, công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 15 tháng 12 năm 1993 sau đó chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được cộng nối thời gian công tác trong Quân đội, Công an trước đó với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội sau này để tính hưởng bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:
...
6. Người lao động chết trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng hồ sơ giải quyết chế độ tử tuất gửi tới cơ quan bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, thì chế độ tử tuất được thực hiện theo quy định của pháp luật trước ngày 01 tháng 01 năm 2016. Trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất một lần tính theo mức lương cơ sở tại tháng người lao động chết, riêng trợ cấp tuất hằng tháng được điều chỉnh theo mức lương cơ sở do Chính phủ quy định ở từng giai đoạn và không tính lãi phát sinh.

7. Trong thời gian người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP được cấp có thẩm quyền cho phép ra nước ngoài theo chế độ phu nhân, phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 5 Điều 14 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP thì không được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, gồm: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trừ trường hợp nếu trước khi ra nước ngoài đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, thì vẫn tiếp tục hưởng trợ cấp do đơn vị trực tiếp quản lý người lao động trước khi ra nước ngoài chi trả. Ngoài ra, được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí, tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước khi ra nước ngoài với đơn vị trực tiếp quản lý người lao động trước khi ra nước ngoài.
...
8. Hạ sĩ quan, binh sĩ, học viên công an nhân dân, học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí trong giai đoạn từ ngày 31 tháng 12 năm 2006 trở về trước, ngay sau đó chuyển tiếp sang diện hưởng lương trong các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, tổ chức Cơ yếu thì thời gian hưởng sinh hoạt phí đó được tính để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

9. Người lao động đã bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 khi giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất, thực hiện như sau:
...
10. Người lao động bị kết án tù giam từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, chưa hưởng chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc hoặc đang trong thời gian bảo lưu; nếu trong thời gian chấp hành án tù mà đủ điều kiện theo quy định tại một trong các Điểm a, Điểm b hoặc Điểm c Khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội thì được giải quyết chế độ hưu trí và được thực hiện như sau:
...
11. Trường hợp người lao động vừa hưởng chính sách ưu đãi người có công, vừa hưởng chính sách bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 7 Điều 23 Nghị định, số 33/2016/NĐ-CP thực hiện như sau:
...
12. Người lao động bắt đầu hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi mà chưa được thực hiện theo quy định tại Thông tư này, thì bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố nơi đối tượng cư trú hợp pháp giải quyết truy trả trợ cấp một lần, điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Khi Nhà nước điều chỉnh chính sách tiền lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm xã hội địa phương nơi đối tượng cư trú hợp pháp căn cứ vào hồ sơ hiện đang quản lý để thực hiện điều chỉnh theo quy định.

13. Các trường hợp đã hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 31 tháng 12 năm 2015 trở về trước thì vẫn thực hiện theo các quy định trước đây và được điều chỉnh mức hưởng theo quy định của Chính phủ ở từng giai đoạn.

14. Việc quản lý sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đang công tác trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

Xem nội dung VB
Chương III

BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
...

Mục 5. CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT

Điều 66. Trợ cấp mai táng

1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:

a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;

b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.

2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.

3. Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:

a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

b) Đang hưởng lương hưu;

c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.

2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:

a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

4. Thời hạn đề nghị khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:

a) Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày người tham gia bảo hiểm xã hội chết thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị;

b) Trong thời hạn 04 tháng trước hoặc sau thời điểm thân nhân quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hết thời hạn hưởng trợ cấp theo quy định thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị.

Điều 68. Mức trợ cấp tuất hằng tháng

1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

2. Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh.

Điều 69. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần

Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:

1. Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;

2. Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này;

3. Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

4. Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Điều 70. Mức trợ cấp tuất một lần

1. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật này.

2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.

3. Mức lương cơ sở dùng để tính trợ cấp tuất một lần là mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết.

Điều 71. Chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Chế độ hưu trí và tử tuất đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện như sau:

a) Có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này;

b) Có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc;

c) Có từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp mai táng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Xem nội dung VB
Chương III

BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
...

Mục 3. CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Điều 42. Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.

Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 44. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 45. Giám định mức suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;

b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.

2. Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;

b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;

c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

Điều 46. Trợ cấp một lần

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Điều 47. Trợ cấp hằng tháng

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Điều 48. Thời điểm hưởng trợ cấp

1. Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các Điều 46, 47 và 50 của Luật này được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện.

2. Trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát, người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

Điều 49. Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.

Điều 50. Trợ cấp phục vụ

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 47 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

Điều 51. Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

Điều 52. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật

1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.

2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.

Xem nội dung VB
Điều 45. Giám định mức suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;

b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.

2. Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;

b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;

c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

Xem nội dung VB
Chương III

BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
...

Mục 3. CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Điều 42. Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.

Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 44. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 45. Giám định mức suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;

b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.

2. Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;

b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;

c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

Điều 46. Trợ cấp một lần

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Điều 47. Trợ cấp hằng tháng

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Điều 48. Thời điểm hưởng trợ cấp

1. Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các Điều 46, 47 và 50 của Luật này được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện.

2. Trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát, người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

Điều 49. Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.

Điều 50. Trợ cấp phục vụ

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 47 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

Điều 51. Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

Điều 52. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật

1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.

2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.

Xem nội dung VB
Mục 4. CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ

Điều 53. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí

Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí là người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này.

Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;

b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.

4. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này.

Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;

b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

4. Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.

5. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 57. Điều chỉnh lương hưu

Chính phủ quy định việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.

Điều 58. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Điều 59. Thời điểm hưởng lương hưu

1. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.

2. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Đối với người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.

4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này.

Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Ra nước ngoài để định cư;

c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Điều 61. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

c) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

d) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

đ) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

e) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

g) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 63. Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội

1. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Điều 64. Tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng

1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Xuất cảnh trái phép;

b) Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;

c) Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.

2. Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được tiếp tục thực hiện khi người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú. Trường hợp có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu, trợ cấp còn được truy lĩnh tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng kể từ thời điểm dừng hưởng.

3. Cơ quan bảo hiểm xã hội khi quyết định tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tạm dừng hưởng, cơ quan bảo hiểm xã hội phải ra quyết định giải quyết hưởng; trường hợp quyết định chấm dứt hưởng bảo hiểm xã hội thì phải nêu rõ lý do.

Điều 65. Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư

1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng lương hưu được tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trong đó mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 được tính bằng 1,5 tháng lương hưu đang hưởng, mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi được tính bằng 02 tháng lương hưu đang hưởng; sau đó mỗi tháng đã hưởng lương hưu thì mức trợ cấp một lần trừ 0,5 tháng lương hưu. Mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.

3. Mức trợ cấp một lần đối với người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bằng 03 tháng trợ cấp đang hưởng.

Mục 5. CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT

Điều 66. Trợ cấp mai táng

1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:

a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;

b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.

2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.

3. Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:

a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

b) Đang hưởng lương hưu;

c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.

2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:

a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

4. Thời hạn đề nghị khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:

a) Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày người tham gia bảo hiểm xã hội chết thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị;

b) Trong thời hạn 04 tháng trước hoặc sau thời điểm thân nhân quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hết thời hạn hưởng trợ cấp theo quy định thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị.

Điều 68. Mức trợ cấp tuất hằng tháng

1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

2. Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh.

Điều 69. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần

Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:

1. Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;

2. Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này;

3. Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

4. Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Điều 70. Mức trợ cấp tuất một lần

1. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật này.

2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.

3. Mức lương cơ sở dùng để tính trợ cấp tuất một lần là mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết.

Điều 71. Chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Chế độ hưu trí và tử tuất đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện như sau:

a) Có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này;

b) Có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc;

c) Có từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp mai táng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Xem nội dung VB
Chương IV

QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP
...

Điều 21. Phụ cấp khu vực đối với người hưởng bảo hiểm xã hội

1. Đối tượng áp dụng

a) Người lao động nghỉ việc đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội một lần hoặc chết kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, mà trước ngày 01 tháng 01 năm 2007 đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực;

b) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đang hưởng phụ cấp khu vực tại nơi đăng ký thường trú có phụ cấp khu vực.

2. Chế độ hưởng

a) Người lao động nghỉ việc đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, mà trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực, thì ngoài hưởng lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội một lần theo quy định còn được hưởng trợ cấp một lần tương ứng với thời gian và số tiền phụ cấp khu vực đã đóng bảo hiểm xã hội.

Thân nhân của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực nhưng chưa hưởng lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội một lần mà bị chết từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau thì ngoài trợ cấp tuất theo quy định còn được hưởng trợ cấp một lần tương ứng với thời gian và số tiền phụ cấp khu vực đã đóng bảo hiểm xã hội.

b) Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, thường trú tại nơi có phụ cấp khu vực thì được tiếp tục hưởng phụ cấp khu vực theo mức hiện hưởng (không điều chỉnh theo mức lương cơ sở) cho đến khi có quy định mới của Chính phủ.

Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 và hưởng phụ cấp khu vực tại nơi đăng ký thường trú mà từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thay đổi nơi thường trú và nhận lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng ở nơi có phụ cấp khu vực thì được hưởng mức phụ cấp khu vực theo mức phụ cấp khu vực tại nơi thường trú mới; trường hợp nơi thường trú mới không có phụ cấp khu vực thì thôi hưởng phụ cấp khu vực.

Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 thường trú tại nơi không có phụ cấp khu vực và không hưởng phụ cấp khu vực mà từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thay đổi nơi thường trú và nhận lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng ở nơi có phụ cấp khu vực thì cũng không được hưởng phụ cấp khu vực.

3. Cách tính mức trợ cấp một lần:

Đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này thì mức trợ cấp một lần được tính theo thời gian, tỷ lệ đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, hệ số phụ cấp khu vực và mức tiền lương cơ sở tại thời điểm giải quyết. Hệ số phụ cấp khu vực được xác định như sau:

a) Đối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến 31 tháng 12 năm 2006 thì hệ số phụ cấp khu vực tính trợ cấp một lần là hệ số phụ cấp khu vực thực tế đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội;

b) Đối với thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì hệ số phụ cấp khu vực được tính theo hệ số phụ cấp khu vực của các địa phương, đơn vị theo quy định của pháp luật về phụ cấp khu vực;

c) Đối với thời gian công tác tại các chiến trường B, C trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 và chiến trường K trước ngày 31 tháng 8 năm 1989 thì được áp dụng mức phụ cấp khu vực hệ số 0,7 để tính trợ cấp một lần.

4. Nguồn kinh phí thực hiện chi trả chế độ trợ cấp một lần và phụ cấp khu vực đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:

a) Ngân sách nhà nước chi trả chế độ trợ cấp một lần đối với thời gian công tác ở nơi có phụ cấp khu vực trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; chế độ phụ cấp khu vực đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng thuộc đối tượng do ngân sách nhà nước đảm bảo;

b) Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả chế độ trợ cấp một lần đối với thời gian công tác từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở đi có đóng bảo hiểm xã hội bao gồm cả phụ cấp khu vực; chế độ phụ cấp khu vực đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng thuộc đối tượng do quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo.

Xem nội dung VB
Chương III

BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
...

Mục 3. CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Điều 42. Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 của Luật này.

Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 44. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 45. Giám định mức suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định;

b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định.

2. Người lao động được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp;

b) Bị tai nạn lao động nhiều lần;

c) Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.

Điều 46. Trợ cấp một lần

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Điều 47. Trợ cấp hằng tháng

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Điều 48. Thời điểm hưởng trợ cấp

1. Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các Điều 46, 47 và 50 của Luật này được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện.

2. Trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát, người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

Điều 49. Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.

Điều 50. Trợ cấp phục vụ

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 47 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

Điều 51. Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

Điều 52. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật

1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.

2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.
...

Mục 5. CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT

Điều 66. Trợ cấp mai táng

1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:

a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;

b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.

2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.

3. Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng

1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:

a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

b) Đang hưởng lương hưu;

c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.

2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:

a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

4. Thời hạn đề nghị khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:

a) Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày người tham gia bảo hiểm xã hội chết thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị;

b) Trong thời hạn 04 tháng trước hoặc sau thời điểm thân nhân quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hết thời hạn hưởng trợ cấp theo quy định thì thân nhân có nguyện vọng phải nộp đơn đề nghị.

Điều 68. Mức trợ cấp tuất hằng tháng

1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

2. Trường hợp một người chết thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh.

Điều 69. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần

Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:

1. Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;

2. Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này;

3. Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

4. Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Điều 70. Mức trợ cấp tuất một lần

1. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật này.

2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng 03 tháng lương hưu đang hưởng.

3. Mức lương cơ sở dùng để tính trợ cấp tuất một lần là mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết.

Điều 71. Chế độ hưu trí và chế độ tử tuất đối với người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Chế độ hưu trí và tử tuất đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện như sau:

a) Có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở, trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này;

b) Có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc;

c) Có từ đủ 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì trợ cấp mai táng được thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Xem nội dung VB
Chương III

BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
...

Mục 4. CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ
...

Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Ra nước ngoài để định cư;

c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Xem nội dung VB
Điều 1. Nay quy định chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước như sau:

1. Đối tượng và chế độ áp dụng:

a) Quân nhân, công an nhân dân, công nhân, viên chức trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở các chiến trường B,C,K về gia đình từ ngày 31 tháng 12 năm 1976 trở về trước nhưng chưa được hưởng một trong các chế độ phục viên, xuất ngũ (bao gồm cả trợ cấp xuất ngũ theo Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), chế độ thôi việc, chế độ bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng và chế độ hưu trí hàng tháng, nay được hưởng trợ cấp một lần theo số năm thực tế công tác, chiến đấu tại chiến trường cứ mỗi năm được hưởng 600.000 đồng. Mức chi trả trợ cấp một lần thấp nhất bằng 1.200.000 đồng.

*Một số nội dung Khoản 1 được sửa đổi bởi điều 1 Quyết định 188/2007/QĐ-TTg
Nội dung:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung đối tượng thực hiện chế độ quy định tại Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước (sau đây gọi tắt là Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg) như sau:

1. Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội, công an chiến đấu và hoạt động tại chiến trường B, C, K nhưng không có nhân thân phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc và cán bộ xã (phường) hoạt động ở miền Nam trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 được hưởng chế độ một lần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg.

2. Du kích thôn, ấp ở miền Nam trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã về gia đình, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg.

3. Dân quân tập trung trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước thuộc 07 xã giáp ranh bên bờ Bắc sông Bến Hải trên vĩ tuyến 17 (gồm các xã: Vĩnh Giang, Vĩnh Quang, Vĩnh Thành, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Ô, Vĩnh Hà) và 05 xã nằm trong khu phi quân sự (gồm các xã: Vĩnh Tân, Vĩnh Thạch, Vĩnh Hoà, Vĩnh Hiền, Vĩnh Thuỷ) thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, được tính hưởng chế độ trợ cấp một lần trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 1954 cho đến khi giải thể về gia đình.*

Xem nội dung VB