Nghị định 118/2018/NĐ-CP quy định về công tác kết hợp quân dân y
Số hiệu: 118/2018/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 12/09/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 22/09/2018 Số công báo: Từ số 929 đến số 930
Lĩnh vực: Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 118/2018/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2018

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC KẾT HỢP QUÂN DÂN Y

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên ngày 27 tháng 8 năm 1996;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về công tác kết hợp quân dân y.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về công tác kết hợp quân dân y và trách nhiệm thực hiện công tác kết hợp quân dân y.

2. Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác kết hợp quân dân y.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiu như sau:

1. Kết hợp quân dân y là sự kết hợp giữa lực lượng quân y và lực lượng dân y nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng y tế bao gồm cả tổ chức, nhân lực, trang thiết bị và nhiệm vụ bảo đảm y tế nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân, bộ đội và đáp ứng các tình huống về y tế.

2. Lực lượng dự bị động viên ngành y tế là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật của ngành y tế đã được sắp xếp trong kế hoạch sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội.

3. Lực lượng huy động ngành y tế là một thành phần của ngành y tế gồm nhân viên và phương tiện kỹ thuật của ngành y tế đã được sp xếp trong kế hoạch sẵn sàng huy động bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội và bảo đảm cho các tình huống khẩn cấp về y tế.

Điều 3. Nguyên tắc kết hợp quân dân y

1. Tuân thủ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị quân y và dân y.

2. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội, phát triển y tế gắn với củng cố quốc phòng an ninh và xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố.

3. Phát huy sức mạnh tổng hợp của quân y và dân y trong thực hiện các nội dung công tác kết hợp quân dân y.

4. Hoạt động theo quy chế phối hợp được các cơ quan quản lý quân y và dân y thống nhất ban hành.

Chương II

KẾT HỢP QUÂN DÂN Y TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH

Điều 4. Kết hợp trong tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh

1. Tuyên truyền giáo dục cho nhân dân và bộ đội về các nội dung: vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm; nguy cơ, đường lây truyền và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống dịch bệnh.

Điều 5. Kết hợp điều tra, giám sát, can thiệp trong phòng, chống dịch bệnh

1. Tổ chức điều tra dịch tễ, giám sát tình hình dịch.

2. Thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, quản lý chất thải sinh học, chất thải y tế và thực hiện các biện pháp khử trùng, tiêu diệt mầm bệnh và các trung gian truyền bệnh tại địa phương, đơn vị.

3. Thực hiện công tác tiêm chủng mở rộng cho nhân dân và bộ đội.

4. Triển khai thực hiện các biện pháp cách ly y tế khi cần thiết.

5. Tổ chức huấn luyện, diễn tập các phương án phòng, chống dịch bệnh sát với tình hình thực tế tại địa phương.

6. Kết hợp trong việc tổ chức thu dung, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm khi có dịch bệnh xảy ra.

7. Thực hiện đào tạo, đào tạo liên tục về chuyên môn kỹ thuật trong điều tra dịch tễ học, giám sát, chẩn đoán và xử lý, điều trị các bệnh truyền nhiễm có thể lây thành dịch.

8. Nghiên cứu các mầm bệnh truyền nhiễm có nguy cơ phát sinh thành dịch ở người, đường lây truyền, các vật trung gian truyền bệnh và phát triển các kỹ thuật giám sát, xác định mầm bệnh gây dịch.

Chương III

KẾT HỢP QUÂN DÂN Y TRONG KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH VÀ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ

Điều 6. Nội dung kết hợp trong khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện các chương trình y tế

1. Tổ chức thu dung, khám bệnh, điều trị cho nhân dân và lực lượng vũ trang tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Chuyển giao kỹ thuật, đào tạo, đào tạo liên tục về chuyên môn kỹ thuật liên quan đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

3. Nghiên cứu về bệnh học và các phương pháp điều trị bệnh.

4. Nghiên cứu phát triển các kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh.

5. Khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội.

6. Tổ chức triển khai các chương trình y tế tại địa phương.

Điều 7. Tổ chức hoạt động kết hợp quân dân y tại các cơ sở quân y và dân y

1. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân y ngoài nhiệm vụ bảo đảm quân y theo quy định, có trách nhiệm tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân và lực lượng vũ trang trên địa bàn.

2. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dân y ngoài nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, có trách nhiệm tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn.

3. Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng xác định hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y.

Điều 8. Chế độ chính sách đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y và nguồn kinh phí

1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc đơn vị quân đội được cấp có thẩm quyền biệt phái sang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y do ngành y tế quản lý:

a) Chịu sự chỉ đạo toàn diện của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y trong thời gian được biệt phái sang làm việc tại cơ sở này;

b) Được hưởng mọi chế độ, chính sách về khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

2. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dân y được cấp có thẩm quyền biệt phái sang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y do quân đội quản lý:

a) Chịu sự chỉ đạo toàn diện của người đứng đu cơ sở trong thời gian được biệt phái sang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y;

b) Được hưởng mọi chế độ, chính sách về khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

3. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y thực hiện việc quản lý, sử dụng người lao động làm việc tại cơ sở quân dân y theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

4. Nguồn kinh phí:

a) Chi đầu tư cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và Luật đầu tư công;

b) Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí chi thường xuyên của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành căn cứ phân loại đơn vị tự chủ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y và lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế;

c) Kinh phí phòng chống thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn thực hiện theo quy định của Luật phòng chống thiên tai;

d) Nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm y tế và các nguồn thu hp pháp khác.

Chương IV

KẾT HỢP QUÂN DÂN Y TRONG BẢO ĐẢM Y TẾ PHÒNG CHỐNG, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI, THẢM HỌA; XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN VÀ LỰC LƯỢNG HUY ĐỘNG NGÀNH Y TẾ

Điều 9. Kết hợp trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa

1. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế sẵn sàng phục vụ cấp cứu, điều trị, vận chuyển người bị thương, bị nạn.

2. Tổ chức cấp cứu, vận chuyển, thu dung, điều trị người bị thương, bị nạn.

3. Khắc phục hậu quả về y tế khi xảy ra thiên tai, thảm họa và các tình huống khẩn cấp về y tế.

Điều 10. Kết hợp trong xây dựng lực lượng dự bị động viên ngành y tế

1. Đăng ký, quản lý, sắp xếp, tạo nguồn lực lượng dự bị động viên ngành y tế, bao gồm cả phương tiện, trang thiết bị.

2. Huấn luyện, diễn tập triển khai đơn vị y tế dự bị động viên.

3. Kiểm tra, đánh giá chất lượng nguồn và khả năng sẵn sàng động viên lực lượng dự bị động viên ngành y tế.

Điều 11. Kết hợp trong xây dựng lực lượng huy động ngành y tế

1. Đăng ký, quản lý, sắp xếp, tạo nguồn tổ, đội huy động ngành y tế, bao gồm cả phương tiện, trang thiết bị.

2. Huấn luyện, diễn tập triển khai lực lượng huy động ngành y tế.

3. Kiểm tra, đánh giá chất lượng nguồn và khả năng sẵn sàng huy động ngành y tế.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Tổ chức chỉ đạo hoạt động kết hợp quân dân y

1. Người đứng đầu cơ quan quân y, dân y trên cùng địa bàn có trách nhiệm phối hợp tham mưu cho Thủ trưởng cấp trên trực tiếp chỉ đạo hoạt động kết hợp quân dân y trên địa bàn.

2. Thủ trưởng các địa phương, đơn vị quân đội căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương tổ chức Ban quân dân y để giúp triển khai, giám sát các hoạt động kết hợp quân dân y trên địa bàn.

3. Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết các khoản 1, 2 Điều này, sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng.

Điều 13. Trách nhiệm của Bộ Y tế

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn, tổ chức triển khai, kiểm tra, thanh tra, đánh giá kết quả hoạt động kết hợp quân dân y theo quy định tại Nghị định này.

2. Đề xuất chủ trương đầu tư cho hoạt động kết hợp quân dân y theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

3. Trách nhiệm thực hiện đối với các nội dung kết hợp trong phòng, chống dịch bệnh:

a) Xây dựng và ban hành các tài liệu hướng dẫn chuyên môn về phòng, chống dịch bệnh;

b) Tổ chức, chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành y tế phối hợp với lực lượng quân y thực hiện các nội dung phối hợp quy định tại các điểm 3, 5, 6, 7 và 8 Điều 5 Nghị định này.

4. Trách nhiệm thực hiện đối với các nội dung kết hợp trong khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện các chương trình y tế:

a) Tổ chức các nội dung phối hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 6 Nghị định này;

b) Hướng dẫn các đơn vị dân y trong việc tổ chức triển khai các nội dung phối hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này;

c) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoặc phê duyệt theo thẩm quyền nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động kết hợp quân dân y trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.

5. Trách nhiệm thực hiện đối với các nội dung kết hợp trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thuộc ngành y tế xây dựng kế hoạch kết hợp quân dân y trong phòng, chống thiên tai, thảm họa theo nội dung quy định tại Điều 9 Nghị định này;

b) Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện kế hoạch kết hợp quân dân y trong phòng, chống thiên tai, thảm họa;

c) Chỉ đạo biên soạn tài liệu, tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về công tác y tế trong phòng, chống thiên tai, thảm họa;

d) Điều động các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tham gia phòng, chống thiên tai, thảm họa và bảo đảm kinh phí để thực hiện hoạt động này.

6. Trách nhiệm thực hiện đối với các nội dung kết hợp trong tổ chức xây dựng lực lượng dự bị động viên ngành y tế:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Sở Y tế trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên ngành y tế;

b) Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch hỗ trợ các tỉnh trong việc xây dựng lực lượng dự bị động viên ngành y tế;

c) Phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng nguồn và khả năng sẵn sàng động viên lực lượng dự bị động viên ngành y tế.

7. Trách nhiệm thực hiện đối với các nội dung kết hợp trong xây dựng lực lượng huy động ngành y tế:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Sở Y tế trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng huy động ngành y tế;

b) Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch hỗ trợ các tỉnh trong việc xây dựng lực lượng huy động ngành y tế;

c) Phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng nguồn và khả năng sẵn sàng huy động lực lượng huy động ngành y tế.

8. Bảo đảm kinh phí chi thường xuyên cho các hoạt động kết hợp quân dân y của các đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Y tế và kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Nghị định này.

9. Tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động kết hợp quân dân y trên toàn quốc, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Điều 14. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

1. Phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Nghị định này.

2. Phối hợp với Bộ Y tế thực hiện kiểm tra, thanh tra, đánh giá kết quả hoạt động kết hợp quân dân y; tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

3. Trách nhiệm thực hiện đối với các nội dung kết hợp trong phòng, chống dịch bệnh:

a) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý phối hợp cùng ngành y tế thực hiện hoạt động tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh;

b) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý phối hợp cùng ngành y tế thực hiện hoạt động điều tra, giám sát và tổ chức các biện pháp can thiệp trong phòng, chống dịch bệnh;

4. Trách nhiệm thực hiện đối với các nội dung kết hp trong khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện các chương trình y tế:

a) Phối hợp cùng Bộ Y tế trong việc tổ chức triển khai các nội dung phối hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 6 Nghị định này;

b) Hướng dẫn các đơn vị quân y trong việc tổ chức triển khai các nội dung phối hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này;

c) Chỉ đạo, quản lý các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y thuộc thẩm quyền quản lý;

d) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị khác thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện việc biệt phái người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân y đến thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y; tiếp nhận người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dân y đến thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y thuộc quyền quản lý.

5. Trách nhiệm thực hiện đối với các nội dung kết hợp trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thuộc quyền quản lý phối hợp với ngành y tế trong việc xây dựng kế hoạch kết hợp quân dân y trong phòng, chống thiên tai, thảm họa theo nội dung quy định tại Điều 9 Nghị định này;

b) Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch kết hợp quân dân y trong phòng, chống thiên tai, thảm họa;

c) Tham gia biên soạn tài liệu, tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về công tác y tế trong phòng, chng thiên tai, thảm họa;

d) Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng, chống thiên tai, thảm họa;

đ) Điều động các đơn vị thuộc quyền quản lý tham gia phòng, chống thiên tai, thảm họa và bảo đảm kinh phí đthực hiện hoạt động này.

6. Trách nhiệm thực hiện đối với các nội dung kết hợp trong tổ chức xây dựng lực lượng dự bị động viên ngành y tế:

a) Hướng dẫn việc tạo nguồn, sắp xếp, quản lý lực lượng dự bị động viên ngành y tế;

b) Biên soạn tài liệu huấn luyện, diễn tập triển khai đơn vị y tế dự bị động viên;

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng nguồn và khả năng sẵn sàng động viên của lực lượng dự bị động viên ngành y tế.

7. Trách nhiệm thực hiện đối với các nội dung kết hợp trong tổ chức xây dựng lực lượng huy động ngành y tế:

a) Hướng dẫn tạo nguồn, sắp xếp, quản lý lực lượng huy động ngành y tế;

b) Biên soạn tài liệu huấn luyện, diễn tập triển khai lực lượng huy động ngành y tế;

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng nguồn và khả năng sẵn sàng huy động của lực lượng huy động ngành y tế.

8. Bảo đảm kinh phí chi thường xuyên cho các hoạt động kết hợp quân dân y của các đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng và kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Nghị định này.

Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện các nội dung quy định tại Nghị định này trên địa bàn được giao quản lý.

2. Trách nhiệm thực hiện đối với các nội dung kết hợp trong phòng, chống dịch bệnh:

a) Xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan, đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn trong việc tổ chức hoạt động tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh;

b) Cung cấp tài liệu tuyên truyền cho cơ quan, đơn vị quân đội khi thực hiện hoạt động tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh;

c) Xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan, đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn trong việc tổ chức hoạt động điều tra, giám sát và tổ chức các biện pháp can thiệp trong phòng, chống dịch bệnh, gồm các nội dung: Xác định địa bàn, xây dựng các phương án phối hợp đối với các nội dung quy định tại Điều 5 Nghị định này.

3. Trách nhiệm thực hiện đối với các nội dung kết hợp trong khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện các chương trình y tế:

a) Chỉ đạo, quản lý về chuyên môn đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn;

b) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị khác thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện việc biệt phái người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dân y đến thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y; tiếp nhận người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân y đến thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y thuộc thẩm quyền quản lý;

c) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động kết hợp quân dân y trong khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn (bao gồm cả ngân sách hỗ trợ cho bệnh xá quân dân y).

4. Trách nhiệm thực hiện đối với các nội dung kết hợp trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa:

a) Chỉ đạo các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý xây dựng kế hoạch phối hợp với các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn trong việc tổ chức hoạt động bảo đảm y tế phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, gồm: Xây dựng phương án phối hợp trong cấp cứu, vận chuyển người bệnh, người bị thương, bị nạn; tổ chức dự trữ thuốc, hóa chất, vật tư y tế và tổ chức, huấn luyện, diễn tập các phương án bảo đảm y tế sát với tình hình thực tế tại địa phương;

b) Điều phối các lực lượng y tế tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa.

5. Trách nhiệm thực hiện đối với các nội dung kết hợp trong tổ chức xây dựng lực lượng dự bị động viên ngành y tế:

a) Tổ chức xây dựng đơn vị y tế dự bị động viên; thực hiện việc rà soát, thống kê số lượng sĩ quan dự bị ngành y tế và cử đi đào tạo, tạo nguồn sĩ quan dự bị động viên ngành y tế theo chỉ tiêu được giao;

b) Tổ chức huấn luyện, diễn tập triển khai đơn vị y tế dự bị động viên theo chỉ tiêu được giao;

c) Bảo đảm kinh phí cho xây dựng và hoạt động của đơn vị y tế dự bị động viên theo chỉ tiêu được giao.

6. Trách nhiệm thực hiện đối với các nội dung kết hợp trong tổ chức xây dựng lực lượng huy động ngành y tế:

a) Xây dựng lực lượng huy động ngành y tế theo chỉ tiêu được giao;

b) Tổ chức huấn luyện, diễn tập triển khai lực lượng huy động ngành y tế theo chỉ tiêu được giao;

c) Bảo đảm kinh phí cho xây dựng và hoạt động của lực lượng huy động ngành y tế theo chỉ tiêu được giao.

7. Bảo đảm kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động kết hợp quân dân y của các đơn vị thuộc quyền quản lý và kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Nghị định này.

8. Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động kết hợp quân dân y; tổ chức sơ kết, tổng kết công tác kết hợp quân dân y trên địa bàn gửi Bộ Y tế để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 10 năm 2018.

Điều 17. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,

các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (2).
XH205

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

- Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 2, 3, 4 Thông tư 34/2019/TT-BYT

Căn cứ Nghị định số 118/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về công tác kết hợp quân dân y;
...
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y và tổ chức chỉ đạo hoạt động kết hợp quân dân y,
...
Điều 2. Nguyên tắc thành lập, hình thức tổ chức và thẩm quyền tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y

1. Nguyên tắc thành lập:

Tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y trên cơ sở kết hợp nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện có của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dân y và quân y trên cùng địa bàn.

2. Hình thức tổ chức và tiêu chí thành lập:

a) Bệnh viện quân dân y: Chỉ áp dụng đối với các bệnh viện quân dân y đã được cấp có thẩm quyền thành lập trước ngày Nghị định số 118/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành;

b) Bệnh xá quân dân y: Chỉ thành lập tại xã biên giới, huyện biên giới, xã đảo, huyện đảo, xã và huyện thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

c) Trung tâm y tế quân dân y: Chỉ thành lập tại các huyện đảo và huyện biên giới;

d) Trạm y tế quân dân y: Chỉ thành lập tại xã biên giới, xã đảo và xã thuộc vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nơi không có các hình thức tổ chức quy định tại điểm a, b và c Khoản này.

Điều 3. Thẩm quyền thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y

1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đơn vị đóng quân đối với hình thức bệnh xá quân dân y.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế đối với các hình thức sau đây:

a) Trung tâm y tế quân dân y;

b) Trạm y tế quân dân y.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y chỉ được hoạt động sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 4. Vị trí pháp lý và chức năng, nhiệm vụ của cơ sở khám bệnh, chữa quân dân y

1. Vị trí pháp lý:

a) Bệnh viện quân dân y là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc các đơn vị do quân đội quản lý. Đối với Bệnh viện quân dân y được tổ chức trên cơ sở bệnh viện tuyến huyện có sự phối hợp với lực lượng quân y trên địa bàn là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế;

b) Bệnh xá quân dân y là cơ sở y tế trực thuộc các đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương trở lên do Thủ trưởng đơn vị Quân đội trực tiếp quản lý về hành chính và cơ quan quân y cấp trên trực tiếp quản lý về chuyên môn nghiệp vụ;

c) Trung tâm y tế quân dân y là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế;

d) Trạm y tế quân dân y là cơ sở y tế công lập trực thuộc Trung tâm y tế huyện được tổ chức trên cơ sở trạm y tế xã có sự phối hợp với lực lượng quân y trên địa bàn.

2. Chức năng, nhiệm vụ:

a) Tổ chức cấp cứu, vận chuyển, khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân và bộ đội trên địa bàn trong phạm vi chuyên môn được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Tổ chức phòng chống dịch bệnh, tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh cho nhân dân và bộ đội trên địa bàn;

c) Tổ chức lực lượng, sẵn sàng huy động toàn bộ hoặc một phần nguồn lực của đơn vị để tổ chức cấp cứu, vận chuyển, thu dung, điều trị bệnh nhân trong thiên tai, thảm họa và các tình huống có thương, vong hàng loạt;

d) Tổ chức huấn luyện, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng kiến thức về y học quân sự, y học thảm họa cho nhân viên y tế trên địa bàn;

đ) Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tượng chính sách; tham gia thực hiện công tác dân vận và đối ngoại ở khu vực biên giới, hải đảo;

e) Tham gia thực hiện các chương trình y tế theo nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao;

g) Thực hiện công tác thống kê, báo cáo theo quy định;

h) Các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 5, 6 Thông tư 34/2019/TT-BYT

Căn cứ Nghị định số 118/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về công tác kết hợp quân dân y;
...
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y và tổ chức chỉ đạo hoạt động kết hợp quân dân y,
...
Điều 5. Thẩm quyền thành lập Ban quân dân y các cấp

1. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quân dân y cấp Bộ sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng.

2. Tư lệnh quân khu quyết định thành lập, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quân dân y quân khu sau khi có ý kiến thống nhất của Ủy ban nhân dân các tỉnh thuộc địa bàn quân khu.

3. Căn cứ tình hình thực tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quân dân y cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Y tế sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quân dân y cấp huyện trên cơ sở đề nghị của Trưởng phòng y tế huyện sau khi có ý kiến thống nhất của Ban chỉ huy quân sự huyện.

Điều 6. Tổ chức và hoạt động của Ban quân dân y các cấp

1. Ban quân dân y các cấp là tổ chức phối hợp liên ngành giữa các đơn vị quân đội và chính quyền địa phương cùng cấp, bao gồm:

a) Cấp Bộ;

b) Cấp quân khu;

c) Cấp tỉnh;

d) Cấp huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh.

2. Ban quân dân y các cấp hoạt động theo chế độ tập thể; các thành viên Ban Quân dân y các cấp hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, số lượng, thành phần Ban quân dân y các cấp do thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan cùng cấp quyết định.

3. Chức năng, nhiệm vụ của Ban quân dân y các cấp:

a) Tham mưu đề xuất cho Thủ trưởng đơn vị, người đứng đầu cơ quan cùng cấp những nội dung, kế hoạch phối hợp và những giải pháp thực hiện công tác kết hợp quân dân y trên địa bàn;

b) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kết hợp quân dân y theo sự phân công của Trưởng Ban quân dân y cùng cấp.

4. Ban quân dân y các cấp định kỳ 1 năm họp 1 lần để kiểm điểm công tác chỉ đạo và đánh giá kết quả triển khai thực hiện kế hoạch công tác và xác định nội dung hoạt động của năm tiếp theo hoặc họp bất thường khi có nhiệm vụ đột xuất.

Xem nội dung VB




Hiện tại không có văn bản nào liên quan.