Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
Số hiệu: 113/2015/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 09/11/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 22/11/2015 Số công báo: Từ số 1135 đến số 1136
Lĩnh vực: Tài chính, Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 113/2015/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2015

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH PHỤ CẤP ĐẶC THÙ, PHỤ CẤP ƯU ĐÃI, PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM CÔNG VIỆC VÀ PHỤ CẤP NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CÔNG LẬP

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cLuật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chính phủ ban hành Nghị định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Nghị định này quy định chế độ phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành; phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc đối với nhà giáo dạy cho người khuyết tật; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo dạy thực hành trực tiếp giảng dạy trong các trung tâm giáo dục nghnghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng công lập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập), có hợp đồng làm việc xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Dạy tích hợp là vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong một bài học/học phần/mô đun/môn học.

2. Người có trình độ kỹ năng nghề cao là người có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4 trở lên hoặc bậc thợ 5/6, 6/7 trở lên.

3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, lớp học dành riêng cho người khuyết tật là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, lớp học có từ 70% trở lên số học viên là người khuyết tật.

4. Lớp hòa nhập là lớp học thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập có từ 5% đến dưới 70% số học viên là người khuyết tật.

Điều 3. Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp

Kinh phí chi trả phụ cấp quy định tại Nghị định này do ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu hợp pháp theo quy định hiện hành của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Chương II

CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CÔNG LẬP

Mục 1: PHỤ CẤP ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO DẠY TÍCH HỢP, NHÀ GIÁO LÀ NGHỆ NHÂN, NGƯỜI CÓ TRÌNH ĐỘ KỸ NĂNG NGHỀ CAO DẠY THỰC HÀNH

Điều 4. Điều kiện hưởng

Nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân ưu tú trở lên hoặc người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Điều 5. Mức phụ cấp

Nhà giáo quy định tại Điều 4 Nghị định này được hưởng phụ cấp đặc thù mức 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Điều 6. Cách tính, hưởng

1. Phụ cấp đặc thù được tính theo số giờ dạy tích hợp, dạy thực hành thực tế.

2. Phụ cấp đặc thù được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Mục 2: PHỤ CẤP ƯU ĐÃI VÀ PHỤ CẤP TRÁCH NHIỆM CÔNG VIỆC ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO DẠY NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Điều 7. Điều kiện hưởng

1. Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

2. Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

3. Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

4. Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Điều 8. Mức phụ cấp

1. Nhà giáo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

2. Nhà giáo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định này được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

3. Nhà giáo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định này được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật gồm các mức sau đây:

a) Mức 35% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật;

b) Mức 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật;

c) Mức 45% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật;

d) Mức 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật;

đ) Mức 55% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật;

e) Mức 60% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đi với lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật;

g) Mức 65% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật.

4. Nhà giáo quy định tại Khoản 4 Điều 7 Nghị định này được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật gồm các mức sau đây:

a) Mức 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đi với lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật;

b) Mức 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đi với lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật;

c) Mức 15% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật;

d) Mc 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người khuyết tật;

đ) Mức 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người khuyết tật;

e) Mức 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người khuyết tật;

g) Mức 35% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người khuyết tật.

5. Nhà giáo chuyên trách giảng dạy cho người khuyết tật hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều này thì không hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

6. Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy cho người khuyết tật hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 4 Điều này đồng thời được hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

Điều 9. Cách tính, hưởng

1. Phụ cấp đối với nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 4 Điều 8 Nghị định này được tính theo số giờ giảng dạy người khuyết tật thực tế.

2. Phụ cấp đối với nhà giáo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 8 Nghị định này được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính, đóng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Mục 3: PHỤ CẤP NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO DẠY THỰC HÀNH

Điều 10. Điều kiện hưởng

1. Nhà giáo dạy thực hành, dạy tích hợp (sau đây gọi chung là nhà giáo dạy thực hành) tại phòng thực hành, xưởng thực hành của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ với những ngành, nghhọc nặng nhọc, độc hại, nguy him có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau:

a) Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc; dạy thực hành môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định;

b) Dạy thực hành trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh vượt quá tiêu chun cho phép;

c) Dạy thực hành những ngành, nghề học phát sinh tiếng ồn ln hoặc ở nơi có độ rung liên tục vi tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép;

d) Dạy thực hành môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

2. Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

Điều 11. Mức phụ cấp

Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính theo mức Iương cơ sở, gồm các mức sau đây:

1. Mức 0,1 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị đnh này.

2. Mức 0,2 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có hai trong các yếu tnặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.

3. Mức 0,3 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có ba trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này.

4. Mức 0,4 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có bốn yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị đnh này.

Điều 12. Cách tính, hưởng

1. Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính theo số giờ dạy thực hành thực tế của ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

2. Quy định về phụ cấp đối với nhà giáo dạy thực hành các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và phụ cấp đối với nhà giáo dạy cho người tàn tật, khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập quy định tại các Điều 5, 6, 7, 9, 10 và 11 Nghị định số 43/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 04 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 62 và Điều 72 của Luật Dạy nghề; quy định về chính sách ưu đãi và phụ cấp đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Điều 14. Tổ chức thực hiện

1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
-
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thtướng, các Phó Thtướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN; các PCN, Tr lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 7 Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH

Căn cứ Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập;
...
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (sau đây gọi là Nghị định số 113/2015/NĐ-CP).
...
Điều 7. Nguồn kinh phí thực hiện

1. Nguồn kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp đối với nhà giáo quy định tại Điều 3 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP được thực hiện như sau:

a) Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp do ngân sách nhà nước đảm bảo và giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành;

b) Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: Kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp được đảm bảo từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành;

c) Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên: Kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp được đảm bảo từ nguồn thu tự đảm bảo kinh phí hoạt động của đơn vị;

d) Các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, xét duyệt và tổng hợp báo cáo nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp nhà giáo vào nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo các quy định hiện hành về việc xác định nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở hàng năm và gửi cơ quan tài chính xem xét, thẩm định theo quy định.

2. Việc lập và phân bổ dự toán, quản lý sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của Luật ngân sách nhà nước.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH

Căn cứ Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập;
...
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (sau đây gọi là Nghị định số 113/2015/NĐ-CP).
...
Điều 3. Cách tính, hưởng phụ cấp đặc thù

Việc tính, hưởng phụ cấp đặc thù hằng tháng đối với nhà giáo dạy tích hợp; nhà giáo dạy thực hành có một trong các danh hiệu, chứng chỉ, chứng nhận sau trở lên: nghệ nhân ưu tú, chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4, chứng nhận bậc thợ 5/6, 6/7 do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật, quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP như sau:

Tiền phụ cấp đặc thù = {[Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở}/ (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x Số giờ dạy tích hợp, dạy thực hành thực tế trong tháng x 10%.

Ví dụ 1: Nhà giáo A là Trưởng khoa, giảng dạy tích hợp trong trường cao đẳng; hệ số lương hiện hưởng 4,98; hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,45; mức phụ cấp thâm niên vượt khung hiện hưởng 5%; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 450 giờ; số giờ dạy tích hợp thực tế trong tháng là 20 giờ. Tiền phụ cấp đặc thù mà nhà giáo A được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp đặc thù = [(4,98 + 0,45 + 5% x 4,98) x 1.300.000 đồng] / (450 giờ/12 tháng) x 20 giờ x 10% = 393.744 đồng.

Ví dụ 2: Nhà giáo B là nhà giáo dạy thực hành trong trường cao đẳng; có chứng nhận bậc thợ 6/7; hệ số lương hiện hưởng 3,66; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 400 giờ; số giờ dạy thực hành thực tế trong tháng là 35 giờ. Tiền phụ cấp đặc thù mà nhà giáo B được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp đặc thù = (3,66 x 1.300.000 đồng) / (400 giờ /12 tháng) x 35 giờ x 10% = 499.590 đồng.

Xem nội dung VB
- Cách tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với đối tượng tại Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH

Căn cứ Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập;
...
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (sau đây gọi là Nghị định số 113/2015/NĐ-CP).
...
Điều 4. Cách tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật

Việc tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 8 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP như sau:

1. Cách tính tiền phụ cấp trách nhiệm công việc giảng dạy người khuyết tật hằng tháng

Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = Mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng x Mức lương cơ sở.

Ví dụ 3: Nhà giáo C là Trưởng khoa trong trường cao đẳng, chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp học dành riêng cho người khuyết tật thì mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng là 0,3; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng. Tiền phụ cấp trách nhiệm giảng dạy người khuyết tật mà nhà giáo C được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,3 x 1.300.000 đồng = 390.000 đồng.

Ví dụ 4: Nhà giáo D là nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập thì mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng là 0,2; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng. Tiền phụ cấp trách nhiệm giảng dạy người khuyết tật mà nhà giáo D được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,2 x 1.300.000 đồng = 260.000 đồng.

2. Cách tính tiền phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật hằng tháng

Tiền phụ cấp ưu đãi = [Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở x Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng.

Ví dụ 5: Trường hợp nhà giáo C tại ví dụ 3 thuộc khoản 1 Điều này được hưởng mức phụ cấp ưu đãi là 70%; hệ số lương hiện hưởng 3,66; hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,45. Tiền phụ cấp ưu đãi mà nhà giáo C được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp ưu đãi = (3,66 + 0,45) x 1.300.000 đồng x 70% = 3.740.100 đồng.

Ví dụ 6: Trường hợp nhà giáo D tại ví dụ 4 thuộc khoản 1 Điều này giảng dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập có 15% học viên là người khuyết tật thì được hưởng mức phụ cấp ưu đãi là 40%; hệ số lương hiện hưởng 3,66. Tiền phụ cấp ưu đãi mà nhà giáo D được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp ưu đãi = 3,66 x 1.300.000 đồng x 40% = 1.903.200 đồng.

3. Thời gian không được tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật

a) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

b) Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;

c) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

d) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội hiện hành;

đ) Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.

4. Phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật được trả cùng kỳ lương hằng tháng kể cả thời gian nghỉ hè.

Xem nội dung VB
- Cách tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với đối tượng tại Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH

Căn cứ Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập;
...
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (sau đây gọi là Nghị định số 113/2015/NĐ-CP).
...
Điều 5. Cách tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật

Việc tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 8 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP như sau:

1. Cách tính tiền phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng

Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = (Mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng x Mức lương cơ sở) / (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x Số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng.

Ví dụ 7: Nhà giáo Đ là Trưởng khoa trong trường cao đẳng, không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp học dành riêng cho người khuyết tật thì mức phụ trách nhiệm công việc được hưởng là 0,3; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 400 giờ; số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng là 20 giờ. Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc mà nhà giáo Đ được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = (0,3 x 1.300.000 đồng) / (400 giờ / 12 tháng) x 20 giờ = 234.000 đồng.

Ví dụ 8: Nhà giáo E là nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập thì mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng là 0,2; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 480 giờ; số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng là 20 giờ. Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc mà nhà giáo E được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = (0,2 x 1.300.000 đồng) / (480 giờ / 12 tháng) x 20 giờ = 130.000 đồng.

2. Cách tính tiền phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật hằng tháng

Tiền phụ cấp ưu đãi = {[Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở}/ (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng x Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng.

Ví dụ 9: Trường hợp nhà giáo Đ tại ví dụ 7 thuộc khoản 1 Điều này được hưởng phụ cấp ưu đãi mức 40%; hệ số lương hiện hưởng 3,66; hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,45. Tiền phụ cấp ưu đãi mà nhà giáo Đ được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp ưu đãi = [(3,66 + 0,45) x 1.300.000 đồng] / (400 giờ/12 tháng) x 20 giờ x 40% = 1.282.320 đồng.

Ví dụ 10: Trường hợp nhà giáo E tại ví dụ 8 thuộc khoản 1 Điều này không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập có 35% học viên là người khuyết tật thì mức phụ cấp ưu đãi được hưởng là 20%; hệ số lương hiện hưởng 3,66. Tiền phụ cấp ưu đãi mà nhà giáo E được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp ưu đãi = (3,66 x 1.300.000 đồng) / (480 giờ / 12 tháng) x 20 giờ x 20% = 475.800 đồng.

Xem nội dung VB
- Cách tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với đối tượng tại Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH

Căn cứ Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập;
...
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (sau đây gọi là Nghị định số 113/2015/NĐ-CP).
...
Điều 4. Cách tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật

Việc tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 8 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP như sau:

1. Cách tính tiền phụ cấp trách nhiệm công việc giảng dạy người khuyết tật hằng tháng

Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = Mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng x Mức lương cơ sở.

Ví dụ 3: Nhà giáo C là Trưởng khoa trong trường cao đẳng, chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp học dành riêng cho người khuyết tật thì mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng là 0,3; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng. Tiền phụ cấp trách nhiệm giảng dạy người khuyết tật mà nhà giáo C được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,3 x 1.300.000 đồng = 390.000 đồng.

Ví dụ 4: Nhà giáo D là nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập thì mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng là 0,2; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng. Tiền phụ cấp trách nhiệm giảng dạy người khuyết tật mà nhà giáo D được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,2 x 1.300.000 đồng = 260.000 đồng.

2. Cách tính tiền phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật hằng tháng

Tiền phụ cấp ưu đãi = [Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở x Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng.

Ví dụ 5: Trường hợp nhà giáo C tại ví dụ 3 thuộc khoản 1 Điều này được hưởng mức phụ cấp ưu đãi là 70%; hệ số lương hiện hưởng 3,66; hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,45. Tiền phụ cấp ưu đãi mà nhà giáo C được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp ưu đãi = (3,66 + 0,45) x 1.300.000 đồng x 70% = 3.740.100 đồng.

Ví dụ 6: Trường hợp nhà giáo D tại ví dụ 4 thuộc khoản 1 Điều này giảng dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập có 15% học viên là người khuyết tật thì được hưởng mức phụ cấp ưu đãi là 40%; hệ số lương hiện hưởng 3,66. Tiền phụ cấp ưu đãi mà nhà giáo D được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp ưu đãi = 3,66 x 1.300.000 đồng x 40% = 1.903.200 đồng.

3. Thời gian không được tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật

a) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

b) Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;

c) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

d) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội hiện hành;

đ) Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.

4. Phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật được trả cùng kỳ lương hằng tháng kể cả thời gian nghỉ hè.

Xem nội dung VB
- Cách tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với đối tượng tại Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH

Căn cứ Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập;
...
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (sau đây gọi là Nghị định số 113/2015/NĐ-CP).
...
Điều 5. Cách tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật

Việc tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 8 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP như sau:

1. Cách tính tiền phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng

Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = (Mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng x Mức lương cơ sở) / (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x Số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng.

Ví dụ 7: Nhà giáo Đ là Trưởng khoa trong trường cao đẳng, không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp học dành riêng cho người khuyết tật thì mức phụ trách nhiệm công việc được hưởng là 0,3; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 400 giờ; số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng là 20 giờ. Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc mà nhà giáo Đ được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = (0,3 x 1.300.000 đồng) / (400 giờ / 12 tháng) x 20 giờ = 234.000 đồng.

Ví dụ 8: Nhà giáo E là nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập thì mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng là 0,2; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 480 giờ; số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng là 20 giờ. Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc mà nhà giáo E được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = (0,2 x 1.300.000 đồng) / (480 giờ / 12 tháng) x 20 giờ = 130.000 đồng.

2. Cách tính tiền phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật hằng tháng

Tiền phụ cấp ưu đãi = {[Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở}/ (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng x Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng.

Ví dụ 9: Trường hợp nhà giáo Đ tại ví dụ 7 thuộc khoản 1 Điều này được hưởng phụ cấp ưu đãi mức 40%; hệ số lương hiện hưởng 3,66; hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,45. Tiền phụ cấp ưu đãi mà nhà giáo Đ được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp ưu đãi = [(3,66 + 0,45) x 1.300.000 đồng] / (400 giờ/12 tháng) x 20 giờ x 40% = 1.282.320 đồng.

Ví dụ 10: Trường hợp nhà giáo E tại ví dụ 8 thuộc khoản 1 Điều này không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập có 35% học viên là người khuyết tật thì mức phụ cấp ưu đãi được hưởng là 20%; hệ số lương hiện hưởng 3,66. Tiền phụ cấp ưu đãi mà nhà giáo E được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp ưu đãi = (3,66 x 1.300.000 đồng) / (480 giờ / 12 tháng) x 20 giờ x 20% = 475.800 đồng.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 4 và Điều 5 Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH

Căn cứ Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập;
...
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (sau đây gọi là Nghị định số 113/2015/NĐ-CP).
...
Điều 4. Cách tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật

Việc tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 8 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP như sau:

1. Cách tính tiền phụ cấp trách nhiệm công việc giảng dạy người khuyết tật hằng tháng

Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = Mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng x Mức lương cơ sở.

Ví dụ 3: Nhà giáo C là Trưởng khoa trong trường cao đẳng, chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp học dành riêng cho người khuyết tật thì mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng là 0,3; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng. Tiền phụ cấp trách nhiệm giảng dạy người khuyết tật mà nhà giáo C được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,3 x 1.300.000 đồng = 390.000 đồng.

Ví dụ 4: Nhà giáo D là nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập thì mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng là 0,2; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng. Tiền phụ cấp trách nhiệm giảng dạy người khuyết tật mà nhà giáo D được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = 0,2 x 1.300.000 đồng = 260.000 đồng.

2. Cách tính tiền phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật hằng tháng

Tiền phụ cấp ưu đãi = [Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở x Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng.

Ví dụ 5: Trường hợp nhà giáo C tại ví dụ 3 thuộc khoản 1 Điều này được hưởng mức phụ cấp ưu đãi là 70%; hệ số lương hiện hưởng 3,66; hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,45. Tiền phụ cấp ưu đãi mà nhà giáo C được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp ưu đãi = (3,66 + 0,45) x 1.300.000 đồng x 70% = 3.740.100 đồng.

Ví dụ 6: Trường hợp nhà giáo D tại ví dụ 4 thuộc khoản 1 Điều này giảng dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập có 15% học viên là người khuyết tật thì được hưởng mức phụ cấp ưu đãi là 40%; hệ số lương hiện hưởng 3,66. Tiền phụ cấp ưu đãi mà nhà giáo D được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp ưu đãi = 3,66 x 1.300.000 đồng x 40% = 1.903.200 đồng.

3. Thời gian không được tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật

a) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

b) Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;

c) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

d) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội hiện hành;

đ) Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.

4. Phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật được trả cùng kỳ lương hằng tháng kể cả thời gian nghỉ hè.

Điều 5. Cách tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật

Việc tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 8 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP như sau:

1. Cách tính tiền phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng

Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = (Mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng x Mức lương cơ sở) / (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x Số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng.

Ví dụ 7: Nhà giáo Đ là Trưởng khoa trong trường cao đẳng, không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp học dành riêng cho người khuyết tật thì mức phụ trách nhiệm công việc được hưởng là 0,3; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 400 giờ; số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng là 20 giờ. Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc mà nhà giáo Đ được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = (0,3 x 1.300.000 đồng) / (400 giờ / 12 tháng) x 20 giờ = 234.000 đồng.

Ví dụ 8: Nhà giáo E là nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập thì mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng là 0,2; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 480 giờ; số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng là 20 giờ. Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc mà nhà giáo E được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = (0,2 x 1.300.000 đồng) / (480 giờ / 12 tháng) x 20 giờ = 130.000 đồng.

2. Cách tính tiền phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật hằng tháng

Tiền phụ cấp ưu đãi = {[Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở}/ (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x số giờ dạy người khuyết tật thực tế trong tháng x Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng.

Ví dụ 9: Trường hợp nhà giáo Đ tại ví dụ 7 thuộc khoản 1 Điều này được hưởng phụ cấp ưu đãi mức 40%; hệ số lương hiện hưởng 3,66; hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,45. Tiền phụ cấp ưu đãi mà nhà giáo Đ được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp ưu đãi = [(3,66 + 0,45) x 1.300.000 đồng] / (400 giờ/12 tháng) x 20 giờ x 40% = 1.282.320 đồng.

Ví dụ 10: Trường hợp nhà giáo E tại ví dụ 8 thuộc khoản 1 Điều này không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong lớp hòa nhập có 35% học viên là người khuyết tật thì mức phụ cấp ưu đãi được hưởng là 20%; hệ số lương hiện hưởng 3,66. Tiền phụ cấp ưu đãi mà nhà giáo E được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp ưu đãi = (3,66 x 1.300.000 đồng) / (480 giờ / 12 tháng) x 20 giờ x 20% = 475.800 đồng.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH

Căn cứ Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập;
...
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (sau đây gọi là Nghị định số 113/2015/NĐ-CP).
...
Điều 6. Cách tính, hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Việc tính, hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo dạy thực hành, tích hợp ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Điều 12 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP như sau:

1. Căn cứ quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP, người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp chịu trách nhiệm xác định mức phụ cấp đối với nhà giáo dạy thực hành, tích hợp ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho phù hợp.

2. Cách tính tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hằng tháng

Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm = (Mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng x Mức lương cơ sở) / (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x Số giờ dạy thực hành, tích hợp ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thực tế trong tháng.

Ví dụ 11: Nhà giáo F là nhà giáo dạy thực hành nghề Hàn tại xưởng thực hành của trường trung cấp (tiếp xúc trực tiếp với khí độc) thì mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng là 0,1; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 480 giờ; số giờ thực hành thực tế trong tháng là 30 giờ. Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà nhà giáo F được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm = (0,1 x 1.300.000 đồng)/ (480 giờ/12 tháng) x 30 giờ = 97.500 đồng.

Ví dụ 12: Nhà giáo G là nhà giáo dạy thực hành nghề Hàn trong hầm tàu, hầm xà lan (tiếp xúc trực tiếp với khí độc và môi trường thiếu dưỡng khí) thì mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng là 0,2; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 480 giờ; số giờ thực hành thực tế trong tháng là 30 giờ. Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà nhà giáo G được hưởng hằng tháng tính như sau:

Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm = (0,2 x 1.300.000 đồng)/ (480 giờ/12 tháng) x 30 giờ = 195.000 đồng.

Xem nội dung VB
Điều 5. Điều kiện hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Giáo viên dạy nghề (kể cả giáo viên tập sự, thử việc) được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại nguy hiểm trong các trường hợp sau đây:

1. Dạy thực hành tại phòng thực hành, xưởng thực hành của cơ sở dạy nghề với những nghề có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau:

a. Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc bụi độc, dạy thực hành ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định;

b. Dạy thực hành trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh vượt quá tiêu chuẩn cho phép;

c. Dạy thực hành những nghề phát sinh tiếng ồn lớn hoặc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép;

d. Dạy thực hành ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

2. Dạy thực hành tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các nghề được quy định tại Danh mục các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Điều 6. Mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

1. Giáo viên dạy thực hành tại phòng thực hành, xưởng thực hành của cơ sở dạy nghề quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo 4 mức: Mức 1, Mức 2, Mức 3, Mức 4 so với mức lương tối thiểu chung, cụ thể như sau:

a. Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với giáo viên dạy thực hành những nghề có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này;

b. Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với giáo viên dạy thực hành những nghề có hai trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này;

c. Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với giáo viên dạy thực hành những nghề có ba trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này;

d. Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với giáo viên dạy thực hành những nghề có bốn yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này.

2. Giáo viên dạy thực hành các nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại nguy hiểm theo các mức như người lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh quy định tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước.

Điều 7. Cách tính, trả phụ cấp

1. Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính theo số giờ dạy thực hành thực tế và được trả cùng kỳ lương hàng tháng, không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

2. Giáo viên dạy thực hành các nghề có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Nghị định này đồng thời vẫn được hưởng phụ cấp ưu đãi quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

3. Giáo viên dạy thực hành các nghề có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm với mức quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này và không hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm với mức quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
...

Điều 9. Đối tượng và điều kiện hưởng phụ cấp đặc thù

1. Giáo viên chuyên trách dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật gồm:

a. Giáo viên chuyên trách dạy nghề trong các cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, khuyết tật;

b. Giáo viên chuyên trách dạy nghề cho các lớp dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, khuyết tật;

c. Giáo viên chuyên trách dạy nghề trong các lớp dạy nghề hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật.

2. Giáo viên tham gia dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật gồm:

a. Giáo viên tham gia dạy nghề trong các cơ sở dạy nghề, lớp dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, khuyết tật;

b. Giáo viên tham gia dạy nghề trong các lớp dạy nghề hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật trong các cơ sở dạy nghề.

Điều 10. Mức phụ cấp đặc thù

1. Giáo viên chuyên trách dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật quy định tại các điểm a và b khoản 1, Điều 9 Nghị định này, được hưởng mức phụ cấp 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

2. Giáo viên tham gia dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 9 Nghị định này, được hưởng mức phụ cấp 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Mức phụ cấp được tính theo số giờ thực tế giảng dạy.

3. Giáo viên chuyên trách dạy nghề hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật quy định tại điểm c khoản 1, Điều 9 Nghị định này, được hưởng phụ cấp đặc thù dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật theo các mức như sau:

a. 35% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp dạy nghề hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người tàn tật, khuyết tật;

b. 40% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp dạy nghề hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người tàn tật, khuyết tật;

c. 45% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp dạy nghề hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người tàn tật, khuyết tật;

d. 50% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp dạy nghề hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người tàn tật, khuyết tật;

đ. 55% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp dạy nghề hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người tàn tật, khuyết tật;

e. 60% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp dạy nghề hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người tàn tật, khuyết tật;

g. 65% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp dạy nghề hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người tàn tật, khuyết tật.

4. Giáo viên tham gia dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 9 Nghị định này, được hưởng các mức phụ cấp quy định tại khoản 3 Điều này, tính theo số giờ thực tế giảng dạy.

Điều 11. Cách tính, trả phụ cấp

1. Giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật hưởng phụ cấp đặc thù quy định tại khoản 3 Điều 10 của Nghị định này thì không được hưởng phụ cấp ưu đãi quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

2. Giáo viên tham gia dạy nghề tại các lớp dạy nghề hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật trong các cơ sở dạy nghề theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 9 Nghị định này thì số giờ thực tế giảng dạy được hưởng phụ cấp đặc thù quy định tại khoản 4 Điều 10 của Nghị định này sẽ không được tính để hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

3. Giáo viên dạy thực hành nghề cho người tàn tật, khuyết tật trong các nghề có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì ngoài chế độ phụ cấp đặc thù theo quy định tại các Điều 9, 10 và các khoản 1, 2 Điều này, còn được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Chương II Nghị định này.

4. Phụ cấp đặc thù được trả cùng kỳ lương hàng tháng, không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Xem nội dung VB
Điều 62. Chính sách đối với người học

1. Người học được hưởng chính sách học bổng, trợ cấp xã hội, chế độ cử tuyển, chính sách tín dụng giáo dục, chính sách miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên quy định tại các Điều 89, 90, 91 và 92 của Luật giáo dục.

2. Người học được Nhà nước miễn học phí trong các trường hợp sau đây:

a) Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng là người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; người mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa;

b) Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp;

c) Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định; người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

3. Người học là phụ nữ, lao động nông thôn khi tham gia các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo dưới 03 tháng được hỗ trợ chi phí đào tạo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

4. Học sinh tốt nghiệp trường trung học cơ sở dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông dân tộc nội trú, kể cả nội trú dân nuôi được tuyển thẳng vào học trường trung cấp, cao đẳng công lập.

5. Người học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật; người học là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc là người khuyết tật mà có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo; học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú khi tham gia chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được hưởng chính sách nội trú theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

6. Trong quá trình học tập nếu người học đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc do ốm đau, tai nạn, thai sản không đủ sức khỏe hoặc gia đình có khó khăn không thể tiếp tục học tập hoặc đi làm thì được bảo lưu kết quả học tập và được trở lại tiếp tục học tập để hoàn thành khóa học. Thời gian được bảo lưu kết quả học tập không quá 05 năm.

7. Những kiến thức, kỹ năng mà người học tích lũy được trong quá trình làm việc và kết quả các mô-đun, tín chỉ, môn học người học đã tích lũy được trong quá trình học tập ở các trình độ giáo dục nghề nghiệp được công nhận và không phải học lại khi tham gia học các chương trình đào tạo khác.

8. Người học sau khi tốt nghiệp được hưởng các chính sách sau đây:

a) Được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang theo quy định; ưu tiên đối với những người có bằng tốt nghiệp loại giỏi trở lên;

b) Được hưởng tiền lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động dựa trên vị trí việc làm, năng lực, hiệu quả làm việc nhưng không được thấp hơn mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu hoặc mức lương khởi điểm đối với công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo quy định của pháp luật.
...

Điều 72. Thanh tra giáo dục nghề nghiệp

1. Cơ quan được giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp.

2. Thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thanh tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về giáo dục nghề nghiệp;

b) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;

c) Xác minh, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về giáo dục nghề nghiệp;

d) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.

3. Tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Xem nội dung VB
Điều 7. Phụ cấp, chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

1. Các đối tượng sau đây được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:

a) Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trực tiếp giảng dạy, quản lý người khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt trong cơ sở giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;

b) Nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục không thuộc Điểm a Khoản này.

2. Nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này được hưởng phụ cấp ưu đãi như sau:

Phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật = Tiền lương 01 giờ dạy của giáo viên x 0,2 x Tổng số giờ thực tế giảng dạy ở lớp có người khuyết tật

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH

Căn cứ Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập;
...
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập (sau đây gọi là Nghị định số 113/2015/NĐ-CP).

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
...
Điều 2. Giải thích từ ngữ
...
Điều 3. Cách tính, hưởng phụ cấp đặc thù
...
Điều 4. Cách tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật
...
Điều 5. Cách tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật
...
Điều 6. Cách tính, hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
...
Điều 7. Nguồn kinh phí thực hiện
...
Điều 8. Hiệu lực thi hành
...
Điều 9. Tổ chức thực hiện
...
BIỂU 01 BÁO CÁO NHU CẦU THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO NĂM……………
...
BIỂU 02 BÁO CÁO NHU CẦU THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO NĂM …………
...
BIỂU 03 BÁO CÁO NHU CẦU THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO NĂM …

Xem nội dung VB
- Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 45 Nghị định 15/2019/NĐ-CP

Điều 45. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản liên quan đến giáo dục nghề nghiệp
...
5. Sửa đổi khoản 1 Điều 14 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập như sau:

“1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định này.”

Xem nội dung VB