Nghị định 01/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 84/2015/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư
Số hiệu: 01/2020/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 01/01/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 14/01/2020 Số công báo: Từ số 35 đến số 36
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2020/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2020

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 84/2015/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 9 NĂM 2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ

Căn cứ Luật Tchức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một sđiều của Nghị định s 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư

1. Sửa đổi khoản 8 Điều 3 như sau:

“8. Cơ quan đăng ký đầu tư”

2. Sửa đổi khoản 3 Điều 11 như sau:

“3. Nội dung đánh giá chương trình thực hiện theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư công”.

3. Bổ sung khoản 4 Điều 11 như sau:

“4. Đánh giá hiệu quả đầu tư chương trình đầu tư công:

a) Phương pháp đánh giá hiệu quả chương trình đầu tư công: phương pháp so sánh, đối chiếu (giữa kết quả/số liệu thực tế thu thập tại thời điểm đánh giá và mục tiêu/kế hoạch đặt ra; hoặc giữa các thông số của dự án tại thời điểm đánh giá với các chỉ số tiêu chuẩn; hoặc kết hợp).

b) Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư chương trình đầu tư công: Sự phù hợp của chương trình với mục tiêu kinh tế - xã hội quốc gia, mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với nhu cầu của đối tượng hưởng lợi và chính sách phát triển của nhà tài trợ (nếu có); mức độ đạt được mục tiêu đầu tư chương trình theo quyết định đầu tư đã được phê duyệt; chỉ số khai thác, vận hành thực tế của chương trình so với các chỉ số khai thác, vận hành của chương trình đã được phê duyệt; các tác động kinh tế - xã hội, môi trường và các mục tiêu phát triển đặc thù khác (xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, hộ chính sách, đối tượng ưu tiên,...); các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường được thực hiện.

4. Sửa đổi khoản 3 Điều 18 như sau:

“3. Nội dung đánh giá dự án đầu tư công thực hiện theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư công”.

5. Bổ sung khoản 4 Điều 18 như sau:

“4. Đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công:

a) Phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công: Tùy theo quy mô và tính chất của dự án, có thể sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu (giữa kết quả/số liệu thực tế thu thập tại thời điểm đánh giá và mục tiêu/kế hoạch đặt ra; hoặc giữa các thông số của dự án tại thời điểm đánh giá với các chỉ số tiêu chuẩn; hoặc kết hợp) hoặc phương pháp phân tích chi phí - lợi ích;

b) Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công: Mức độ đạt được mục tiêu đầu tư dự án theo quyết định đầu tư đã được phê duyệt; chỉ số khai thác, vận hành thực tế của dự án so với các chỉ số khai thác, vận hành của dự án đã được phê duyệt; tỷ suất hoàn vốn nội bộ (EIRR); các tác động kinh tế - xã hội, môi trường và các mục tiêu phát triển đặc thù khác (xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, hộ chính sách, đối tượng ưu tiên); các biện pháp để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường được thực hiện.

6. Sửa đổi khoản 3 Điều 25 như sau:

“3. Nội dung đánh giá dự án thực hiện theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư công”.

7. Sửa đổi khoản 3 Điều 26 như sau:

“3. Người có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc thẩm quyền. Việc kiểm tra được thực hiện như sau:

a) Kiểm tra ít nhất một lần đối với các dự án do mình phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi;

b) Kiểm tra khi đều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng vốn đầu tư.”

8. Sửa đổi khoản 4, khoản 6 Điều 26 như sau:

“4. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý.

6. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất”.

9. Sửa đổi khoản 1 Điều 27 như sau:

“1. Cơ quan được giao lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án và báo cáo nội dung sau:

a) Việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án;

b) Tình hình trình thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án;

c) Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và việc xử lý theo thẩm quyền;

d) Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.”

10. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 28 như sau:

“a) Việc lựa chọn nhà đầu tư; đàm phán, ký kết Hợp đồng dự án;”

11. Sửa đổi tên Điều 29 như sau:

“Điều 29. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi

12. Sửa đổi khoản 1 Điều 29 như sau:

“1. Theo dõi, kiểm tra việc lựa chọn nhà đầu tư, ký kết Hợp đồng dự án.”

13. Sửa đổi tên Điều 30 như sau:

“Đỉều 30. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư”.

14. Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 32 như sau:

“c) Ngoài các quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công quyết định thực hiện đánh giá khác quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định này khi cần thiết.”

15. Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 32 như sau:

“b) Người có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá đột xuất, đánh giá tác động;”

16. Sửa đổi khoản 3 Điều 32 như sau:

“3. Nội dung đánh giá dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư thực hiện theo quy định tại Điều 73 của Luật Đầu tư công.

17. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 36 như sau:

“a) Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch có liên quan theo pháp luật về quy hoạch”.

18. Sửa đổi khoản 4 Điều 46 như sau:

“4. Việc thực hiện kế hoạch đầu tư công theo quy định tại Điều 69 của Luật Đầu tư công”.

19. Sửa đổi khoản 4 Điều 47 như sau:

“4. Việc thực hiện kế hoạch đầu tư công theo quy định tại Điều 69 của Luật Đầu tư công”.

20. Sửa đổi khoản 3 Điều 48 như sau:

“3. Đánh giá kế hoạch đầu tư công theo quy định tại Điều 70 của Luật Đầu tư công”.

21. Sửa đổi khoản 1 Điều 49 như sau:

“1. Công dân có quyền giám sát các dự án đầu tư thông qua Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 75 Luật Đầu tư công và Nghị định này”.

22. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 49 như sau:

“a) Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp các thông tin về quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, các quy hoạch khác liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai”.

23. Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 50 như sau:

“a) Theo dõi, kiểm tra sự phù hợp của quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư với quy hoạch, kế hoạch đầu tư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật”.

24. Bổ sung khoản 3 Điều 66 như sau:

“3. Cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng để bảo đảm năng lực thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao ở cơ quan, đơn vị mình”.

25. Sửa đổi khoản 1 Điều 68 như sau:

“1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư hằng năm, trong đó bao gồm nội dung báo cáo tổng hợp giám sát, đánh giá dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A trong phạm vi toàn quốc”.

26. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 68 như sau:

“a) Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư hằng năm;”

27. Sửa đổi khoản 3 Điều 68 như sau:

“3. Cơ quan đăng ký đầu tư lập và gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư hằng năm.”

28. Bổ sung điểm g khoản 6 Điều 68 như sau:

“g) Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hàng năm các chương trình, dự án đầu tư do mình quản lý”.

29. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 68 như sau:

“8. Chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bng tài sản của Nhà nước, giá trị quyn sử dụng đất, vn từ quỹ phát trin hoạt động sự nghiệp, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước lập và gửi cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và đơn vị đầu mi thực hin công tác giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:

a) Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: Quý I, 6 tháng, quý III và năm;

b) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khi công dự án;

c) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;

d) Báo cáo đánh giá dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện;

đ) Báo cáo trước giám sát, đánh giá khi bắt đầu khai thác, vận hành dự án (đối với dự án nhóm C);

e) Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A đồng thời phải gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ 6 tháng, cả năm và báo cáo quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản này.

g) Báo cáo tổng hp công tác giám sát, đánh giá hằng năm các chương trình, dự án đầu tư do mình quản lý”.

Điều 2. Bãi bỏ

Bãi bỏ: khoản 1 Điều 30 và Chương IX Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND,
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đng;
- Văn phòng Tổng Bí th
ư;
- Văn phòng Ch
tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tố
i cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
-
Các Tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

Điều 3. Các chủ thể thực hiện giám sát và đánh giá đầu tư
...

8. Cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Xem nội dung VB
Điều 11. Đánh giá chương trình đầu tư công
...

3. Nội dung đánh giá chương trình thực hiện theo quy định tại Điều 81 của Luật Đầu tư công.

Xem nội dung VB
Điều 73. Nội dung đánh giá chương trình, dự án

1. Nội dung đánh giá ban đầu bao gồm:

a) Công tác chuẩn bị, tổ chức, huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình, dự án bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ đã được phê duyệt;

b) Những vướng mắc, phát sinh mới xuất hiện so với thời điểm phê duyệt chương trình, dự án;

c) Đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh phù hợp với điều kiện thực tế.

2. Nội dung đánh giá giữa kỳ hoặc đánh giá giai đoạn bao gồm:

a) Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án so với mục tiêu đầu tư;

b) Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt;

c) Đề xuất các giải pháp cần thiết, kể cả việc điều chỉnh chương trình, dự án.

3. Nội dung đánh giá kết thúc bao gồm:

a) Quá trình thực hiện chương trình, dự án: hoạt động quản lý thực hiện chương trình, dự án; kết quả thực hiện các mục tiêu của chương trình, dự án; các nguồn lực đã huy động; các lợi ích do chương trình, dự án mang lại cho những đối tượng thụ hưởng; các tác động, tính bền vững của chương trình, dự án;

b) Bài học rút ra sau quá trình thực hiện chương trình, dự án và đề xuất các khuyến nghị cần thiết; trách nhiệm của tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

4. Nội dung đánh giá tác động của chương trình, dự án bao gồm:

a) Thực trạng kinh tế - kỹ thuật vận hành;

b) Tác động kinh tế - xã hội;

c) Tác động môi trường, sinh thái;

d) Tính bền vững của dự án;

đ) Bài học rút ra từ chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thực hiện, vận hành chương trình, dự án; trách nhiệm của tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

5. Nội dung đánh giá đột xuất bao gồm:

a) Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án đến thời điểm đánh giá so với mục tiêu đầu tư;

b) Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt;

c) Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có), nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

d) Ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của những phát sinh ngoài dự án đến việc thực hiện chương trình, dự án, khả năng hoàn thành các mục tiêu của chương trình, dự án;

đ) Đề xuất các giải pháp cần thiết.

6. Chính phủ quy định phương pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công.

Xem nội dung VB
Điều 11. Đánh giá chương trình đầu tư công

1. Đánh giá chương trình đầu tư công được thực hiện như sau:

a) Chương trình đầu tư công phải thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc, đánh giá tác động;

b) Cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định việc đánh giá đột xuất chương trình khi cần thiết.

2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá chương trình đầu tư công:

a) Chủ chương trình chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn và đánh giá kết thúc;

b) Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá đột xuất, đánh giá tác động;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công và cơ quan chủ quản tổ chức thực hiện các loại đánh giá theo kế hoạch và đánh giá đột xuất chương trình thuộc phạm vi quản lý.

3. Nội dung đánh giá chương trình thực hiện theo quy định tại Điều 81 của Luật Đầu tư công.

Xem nội dung VB
Điều 18. Đánh giá dự án đầu tư công
...

3. Nội dung đánh giá dự án đầu tư công thực hiện theo quy định tại Điều 81 của Luật Đầu tư công.

Xem nội dung VB
Điều 73. Nội dung đánh giá chương trình, dự án

1. Nội dung đánh giá ban đầu bao gồm:

a) Công tác chuẩn bị, tổ chức, huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình, dự án bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ đã được phê duyệt;

b) Những vướng mắc, phát sinh mới xuất hiện so với thời điểm phê duyệt chương trình, dự án;

c) Đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh phù hợp với điều kiện thực tế.

2. Nội dung đánh giá giữa kỳ hoặc đánh giá giai đoạn bao gồm:

a) Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án so với mục tiêu đầu tư;

b) Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt;

c) Đề xuất các giải pháp cần thiết, kể cả việc điều chỉnh chương trình, dự án.

3. Nội dung đánh giá kết thúc bao gồm:

a) Quá trình thực hiện chương trình, dự án: hoạt động quản lý thực hiện chương trình, dự án; kết quả thực hiện các mục tiêu của chương trình, dự án; các nguồn lực đã huy động; các lợi ích do chương trình, dự án mang lại cho những đối tượng thụ hưởng; các tác động, tính bền vững của chương trình, dự án;

b) Bài học rút ra sau quá trình thực hiện chương trình, dự án và đề xuất các khuyến nghị cần thiết; trách nhiệm của tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

4. Nội dung đánh giá tác động của chương trình, dự án bao gồm:

a) Thực trạng kinh tế - kỹ thuật vận hành;

b) Tác động kinh tế - xã hội;

c) Tác động môi trường, sinh thái;

d) Tính bền vững của dự án;

đ) Bài học rút ra từ chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thực hiện, vận hành chương trình, dự án; trách nhiệm của tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

5. Nội dung đánh giá đột xuất bao gồm:

a) Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án đến thời điểm đánh giá so với mục tiêu đầu tư;

b) Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt;

c) Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có), nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

d) Ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của những phát sinh ngoài dự án đến việc thực hiện chương trình, dự án, khả năng hoàn thành các mục tiêu của chương trình, dự án;

đ) Đề xuất các giải pháp cần thiết.

6. Chính phủ quy định phương pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công.

Xem nội dung VB
Điều 25. Đánh giá dự án
...


3. Nội dung đánh giá dự án thực hiện theo quy định tại Điều 81 của Luật Đầu tư công.

Xem nội dung VB
Điều 73. Nội dung đánh giá chương trình, dự án

1. Nội dung đánh giá ban đầu bao gồm:

a) Công tác chuẩn bị, tổ chức, huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình, dự án bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ đã được phê duyệt;

b) Những vướng mắc, phát sinh mới xuất hiện so với thời điểm phê duyệt chương trình, dự án;

c) Đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh phù hợp với điều kiện thực tế.

2. Nội dung đánh giá giữa kỳ hoặc đánh giá giai đoạn bao gồm:

a) Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án so với mục tiêu đầu tư;

b) Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt;

c) Đề xuất các giải pháp cần thiết, kể cả việc điều chỉnh chương trình, dự án.

3. Nội dung đánh giá kết thúc bao gồm:

a) Quá trình thực hiện chương trình, dự án: hoạt động quản lý thực hiện chương trình, dự án; kết quả thực hiện các mục tiêu của chương trình, dự án; các nguồn lực đã huy động; các lợi ích do chương trình, dự án mang lại cho những đối tượng thụ hưởng; các tác động, tính bền vững của chương trình, dự án;

b) Bài học rút ra sau quá trình thực hiện chương trình, dự án và đề xuất các khuyến nghị cần thiết; trách nhiệm của tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

4. Nội dung đánh giá tác động của chương trình, dự án bao gồm:

a) Thực trạng kinh tế - kỹ thuật vận hành;

b) Tác động kinh tế - xã hội;

c) Tác động môi trường, sinh thái;

d) Tính bền vững của dự án;

đ) Bài học rút ra từ chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thực hiện, vận hành chương trình, dự án; trách nhiệm của tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

5. Nội dung đánh giá đột xuất bao gồm:

a) Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án đến thời điểm đánh giá so với mục tiêu đầu tư;

b) Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt;

c) Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có), nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

d) Ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của những phát sinh ngoài dự án đến việc thực hiện chương trình, dự án, khả năng hoàn thành các mục tiêu của chương trình, dự án;

đ) Đề xuất các giải pháp cần thiết.

6. Chính phủ quy định phương pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công.

Xem nội dung VB
Điều 26. Trách nhiệm giám sát dự án
...

3. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc thẩm quyền. Việc kiểm tra được thực hiện như sau:

a) Kiểm tra ít nhất một lần đối với các dự án có thời gian thực hiện đầu tư trên 12 tháng;

b) Kiểm tra khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng vốn đầu tư.

Xem nội dung VB
Điều 26. Trách nhiệm giám sát dự án
...

4. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý.
...

6. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.

Xem nội dung VB
Điều 27. Nội dung giám sát của cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư dự án

1. Cơ quan được giao lập Báo cáo đề xuất dự án tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình lập Báo cáo đề xuất dự án và báo cáo nội dung sau:

a) Việc lập Báo cáo đề xuất dự án;

b) Tình hình trình thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án;

c) Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình lập Báo cáo đề xuất dự án và việc xử lý theo thẩm quyền;

d) Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.

Xem nội dung VB
Điều 28. Nội dung giám sát của nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án
...

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra và báo cáo nội dung sau:

a) Việc lựa chọn nhà đầu tư; đàm phán, ký kết Hợp đồng dự án và đăng ký đầu tư;

Xem nội dung VB
Điều 29. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư

1. Theo dõi, kiểm tra việc lựa chọn nhà đầu tư, ký kết Hợp đồng dự án và đăng ký đầu tư.

2. Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện Hợp đồng dự án.

3. Thực hiện nội dung khác theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 29. Nội dung giám sát của người có thẩm quyền quyết định đầu tư

1. Theo dõi, kiểm tra việc lựa chọn nhà đầu tư, ký kết Hợp đồng dự án và đăng ký đầu tư.

Xem nội dung VB
Điều 30. Nội dung giám sát của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư

1. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

a) Tổng hợp tình hình thực hiện quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

b) Kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư của các bên ký kết Hợp đồng dự án trong việc thực hiện Hợp đồng dự án.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư

a) Theo dõi, kiểm tra việc công bố danh mục dự án;

b) Tổng hợp tình hình thực hiện việc lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán, ký kết hợp đồng và thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

c) Tổng hợp tình hình thực hiện Hợp đồng dự án;

d) Kiểm tra việc chấp hành quy định về cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

đ) Kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư của các bên ký kết Hợp đồng dự án trong việc thực hiện Hợp đồng dự án.

Xem nội dung VB
Điều 32. Đánh giá dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư

1. Việc đánh giá dự án được thực hiện như sau:
...

c) Ngoài các quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này, người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công quyết định thực hiện đánh giá khác quy định tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định này khi cần thiết.

Xem nội dung VB
Điều 32. Đánh giá dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư
...

2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá dự án:
...

b) Người có thẩm quyền quyết định đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá đột xuất, đánh giá tác động;

Xem nội dung VB
Điều 32. Đánh giá dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư
...

3. Nội dung đánh giá dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư thực hiện theo quy định tại Điều 81 của Luật Đầu tư công.

Xem nội dung VB
Điều 73. Nội dung đánh giá chương trình, dự án

1. Nội dung đánh giá ban đầu bao gồm:

a) Công tác chuẩn bị, tổ chức, huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình, dự án bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ đã được phê duyệt;

b) Những vướng mắc, phát sinh mới xuất hiện so với thời điểm phê duyệt chương trình, dự án;

c) Đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh phù hợp với điều kiện thực tế.

2. Nội dung đánh giá giữa kỳ hoặc đánh giá giai đoạn bao gồm:

a) Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án so với mục tiêu đầu tư;

b) Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt;

c) Đề xuất các giải pháp cần thiết, kể cả việc điều chỉnh chương trình, dự án.

3. Nội dung đánh giá kết thúc bao gồm:

a) Quá trình thực hiện chương trình, dự án: hoạt động quản lý thực hiện chương trình, dự án; kết quả thực hiện các mục tiêu của chương trình, dự án; các nguồn lực đã huy động; các lợi ích do chương trình, dự án mang lại cho những đối tượng thụ hưởng; các tác động, tính bền vững của chương trình, dự án;

b) Bài học rút ra sau quá trình thực hiện chương trình, dự án và đề xuất các khuyến nghị cần thiết; trách nhiệm của tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

4. Nội dung đánh giá tác động của chương trình, dự án bao gồm:

a) Thực trạng kinh tế - kỹ thuật vận hành;

b) Tác động kinh tế - xã hội;

c) Tác động môi trường, sinh thái;

d) Tính bền vững của dự án;

đ) Bài học rút ra từ chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, thực hiện, vận hành chương trình, dự án; trách nhiệm của tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

5. Nội dung đánh giá đột xuất bao gồm:

a) Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án đến thời điểm đánh giá so với mục tiêu đầu tư;

b) Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt;

c) Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có), nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

d) Ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của những phát sinh ngoài dự án đến việc thực hiện chương trình, dự án, khả năng hoàn thành các mục tiêu của chương trình, dự án;

đ) Đề xuất các giải pháp cần thiết.

6. Chính phủ quy định phương pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công.

Xem nội dung VB
Điều 36. Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
...

2. Nội dung kiểm tra:

a) Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội;

Xem nội dung VB
Điều 46. Nội dung theo dõi tổng thể đầu tư
...

4. Việc thực hiện kế hoạch đầu tư công theo quy định tại Điều 77 của Luật Đầu tư công.

Xem nội dung VB
Điều 69. Theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công

1. Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công thuộc cơ quan, đơn vị quản lý.

2. Nội dung theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công bao gồm:

a) Tình hình thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công;

b) Việc lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công;

c) Việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các chương trình, dự án được bố trí trong kế hoạch đầu tư công;

d) Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công;

đ) Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản, lãng phí, thất thoát trong đầu tư công.

Xem nội dung VB
Điều 47. Nội dung kiểm tra tổng thể đầu tư
...

4. Việc thực hiện kế hoạch đầu tư công theo quy định tại Điều 77 của Luật Đầu tư công.

Xem nội dung VB
Điều 69. Theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công

1. Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công thuộc cơ quan, đơn vị quản lý.

2. Nội dung theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công bao gồm:

a) Tình hình thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công;

b) Việc lập, thẩm định, phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công;

c) Việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các chương trình, dự án được bố trí trong kế hoạch đầu tư công;

d) Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công;

đ) Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản, lãng phí, thất thoát trong đầu tư công.

Xem nội dung VB
Điều 48. Nội dung đánh giá tổng thể đầu tư
...

3. Đánh giá kế hoạch đầu tư công theo quy định tại Điều 78 của Luật Đầu tư công.

Xem nội dung VB
Điều 70. Đánh giá kế hoạch đầu tư công

1. Kế hoạch đầu tư công trung hạn được đánh giá giữa kỳ và khi kết thúc kế hoạch.

2. Kế hoạch đầu tư công hằng năm được đánh giá định kỳ hằng quý và hằng năm.

3. Nội dung đánh giá kế hoạch đầu tư công bao gồm:

a) Mức độ đạt được so với kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Tác động của kế hoạch đầu tư công trong việc thu hút đầu tư từ các nguồn vốn khác và kết quả phát triển kinh tế - xã hội;

c) Tính khả thi của kế hoạch đầu tư công;

d) Tình hình quản lý đầu tư công;

đ) Tồn tại, hạn chế; nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện kế hoạch đầu tư công và các giải pháp xử lý.

Xem nội dung VB
Điều 49. Quyền giám sát đầu tư của cộng đồng

1. Công dân có quyền giám sát các dự án đầu tư thông qua Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 83 Luật Đầu tư công và Nghị định này.

Xem nội dung VB
Điều 75. Trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan liên quan thực hiện các nội dung sau đây:

a) Lập kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng đối với chương trình, dự án hằng năm trên địa bàn theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật này;

b) Thành lập Ban giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án;

c) Thông báo cho chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban quản lý chương trình, dự án về kế hoạch giám sát và thành phần Ban giám sát đầu tư của cộng đồng chậm nhất 45 ngày trước ngày thực hiện.

2. Chủ chương trình, chủ đầu tư và Ban quản lý chương trình, dự án có trách nhiệm:

a) Cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện chương trình, dự án quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật này cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng;

b) Tạo điều kiện thuận lợi cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện việc giám sát theo quy định của pháp luật;

c) Tiếp thu ý kiến giám sát và tăng cường các biện pháp thực hiện dự án.

Xem nội dung VB
Điều 49. Quyền giám sát đầu tư của cộng đồng
...

2. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được quyền:

a) Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch xây dựng chi tiết các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp và kế hoạch đầu tư có liên quan trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

Xem nội dung VB
Điều 50. Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng

1. Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng đối với chương trình, dự án đầu tư công, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản nhà nước, giá trị quyền sử dụng đất, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.

a) Theo dõi, kiểm tra sự phù hợp của quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch liên quan và kế hoạch đầu tư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

Xem nội dung VB
Điều 66. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư

1. Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có chức năng giúp các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các doanh nghiệp và nhà đầu tư thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư có nhiệm vụ cụ thể sau:

a) Có kế hoạch theo dõi, kiểm tra, đánh giá đầu tư và tổ chức thực hiện các công việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá đầu tư trong phạm vi trách nhiệm được giao;

b) Phân công cụ thể bộ phận, cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án đầu tư và theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổng thể đầu tư;

c) Tổ chức hệ thống cung cấp và lưu trữ thông tin về tình hình đầu tư trong phạm vi của Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hoặc các dự án (đối với các chủ đầu tư) do mình quản lý;

d) Thu thập các báo cáo, thông tin liên quan phục vụ theo dõi, kiểm tra, đánh giá đầu tư theo từng đối tượng quy định;

đ) Thực hiện xem xét, phân tích các thông tin, báo cáo, lập Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư phù hợp với nội dung và yêu cầu quy định trình các cấp có thẩm quyền xem xét.

2. Cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có các quyền hạn sau:

a) Yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp liên quan báo cáo theo chế độ quy định, cung cấp các thông tin, tài liệu bổ sung liên quan đến nội dung giám sát, đánh giá đầu tư nếu cần thiết;

b) Trường hợp cần thiết có thể trao đổi trực tiếp qua điện thoại hoặc tại hiện trường với các cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư ở các cấp liên quan, chủ đầu tư, nhà đầu tư để làm rõ các nội dung liên quan đến việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá. Khi làm việc trực tiếp tại hiện trường phải có kế hoạch, nội dung làm việc cụ thể và phải thông báo trước với các cơ quan, đơn vị liên quan;

c) Kiến nghị cấp có thẩm quyền việc điều chỉnh dự án khi cần thiết hoặc hủy bỏ quyết định đầu tư, đình chỉ, tạm dừng thực hiện các dự án đầu tư nếu trong quá trình giám sát, đánh giá đầu tư phát hiện có những sai phạm nghiêm trọng. Báo cáo cấp có thẩm quyền về việc vi phạm các quy định về giám sát, đánh giá đầu tư của chủ đầu tư, nhà đầu tư, cơ quan, đơn vị liên quan và kiến nghị các biện pháp xử lý theo mức độ vi phạm.

Xem nội dung VB
Điều 68. Chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư 6 tháng và cả năm, trong đó bao gồm nội dung báo cáo tổng hợp giám sát, đánh giá dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A trong phạm vi toàn quốc.

Xem nội dung VB
Điều 68. Chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư
...

2. Các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế nhà nước và Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước lập và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư các loại báo cáo sau:

a) Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư 6 tháng và năm;

Xem nội dung VB
Điều 68. Chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư
...

3. Cơ quan đăng ký đầu tư lập và gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư 6 tháng và năm;

Xem nội dung VB
Điều 68. Chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư
...

6. Chủ chương trình, chủ đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công lập và gửi người có thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan chủ quản và đơn vị đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:

a) Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: Quý I, 6 tháng, quý III và năm;

b) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công chương trình, dự án;

c) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh chương trình, dự án;

d) Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án;

đ) Báo cáo đánh giá chương trình, dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện;

e) Đối với chương trình, dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A và dự án sử dụng nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương, đồng thời phải gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ 6 tháng, cả năm và báo cáo quy định tại các Điểm b, c và d Khoản này.

Xem nội dung VB
Điều 68. Chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư
...

8. Chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước, giá trị quyền sử dụng đất, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước lập và gửi cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và đơn vị đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:

a) Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: Quý I, 6 tháng, quý III và năm;

b) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công dự án;

c) Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án;

d) Báo cáo đánh giá dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện;

đ) Báo cáo trước giám sát, đánh giá khi bắt đầu khai thác, vận hành dự án (đối với dự án nhóm C);

e) Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A đồng thời phải gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ 6 tháng, cả năm và báo cáo quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản này.

Xem nội dung VB
Điều 30. Nội dung giám sát của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư

1. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

a) Tổng hợp tình hình thực hiện quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

b) Kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư của các bên ký kết Hợp đồng dự án trong việc thực hiện Hợp đồng dự án.
...

Chương IX ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THỰC HIỆN TƯ VẤN ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Điều 55. Điều kiện năng lực của cá nhân thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư

1. Năng lực của cá nhân thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư được phân thành hạng 1 và hạng 2.

2. Năng lực của cá nhân thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư hạng 2

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;

b) Đã có thời gian tham gia các công việc liên quan đến quản lý đầu tư tối thiểu là 5 năm;

c) Đã tham gia thực hiện đánh giá dự án đầu tư hoặc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thẩm tra, thẩm định hoặc quản lý đầu tư tối thiểu 05 dự án;

d) Đã học qua lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát, đánh giá đầu tư và được cấp chứng chỉ đào tạo do các cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp hoặc có tên trong danh sách giảng viên đánh giá dự án đầu tư theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 58 Nghị định này.

3. Năng lực của cá nhân thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư hạng 1

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;

b) Đã đạt tiêu chuẩn tư vấn đánh giá dự án đầu tư hạng 2 tối thiểu 3 năm hoặc có thời gian tham gia các công việc liên quan đến quản lý đầu tư tối thiểu là 8 năm;

c) Đã tham gia thực hiện đánh giá dự án đầu tư hoặc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thẩm tra, thẩm định hoặc quản lý đầu tư tối thiểu 02 dự án nhóm A trở lên;

d) Đã được học qua lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát, đánh giá đầu tư và được cấp chứng chỉ đào tạo do các cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp hoặc có tên trong danh sách giảng viên đánh giá dự án đầu tư theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 58 Nghị định này.

4. Phạm vi hoạt động

a) Hạng 2: Được tham gia thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư đối với dự án nhóm B, C;

b) Hạng 1: Được tham gia thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C.

Điều 56. Điều kiện năng lực của chủ trì thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư

1. Chủ trì thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư được phân thành hạng 1 và hạng 2.

2. Năng lực chủ trì thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư hạng 2

a) Đáp ứng điều kiện của cá nhân thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư hạng 2 theo quy định tại Khoản 2 Điều 55 Nghị định này;

b) Đã chủ trì thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư hoặc chủ trì lập Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc chủ trì thẩm định, thẩm tra hoặc làm giám đốc Ban quản lý dự án tối thiểu 05 dự án.

3. Năng lực chủ trì thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư hạng 1

a) Đáp ứng điều kiện của cá nhân thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư hạng 1 theo quy định tại Khoản 3 Điều 55 Nghị định này;

b) Đã chủ trì thực hiện đánh giá dự án đầu tư hoặc chủ trì lập Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc chủ trì thẩm tra, thẩm định hoặc làm Giám đốc Ban quản lý đầu tư tối thiểu 02 dự án nhóm A trở lên.

4. Phạm vi hoạt động

a) Hạng 2: Được chủ trì thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư đối với dự án nhóm B, C;

b) Hạng 1: Được chủ trì thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C.

Điều 57. Điều kiện năng lực của tổ chức thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư

1. Năng lực của tổ chức khi thực hiện hoạt động tư vấn đánh giá dự án đầu tư được phân thành hạng 1 và hạng 2.

2. Năng lực của tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn đánh giá dự án đầu tư hạng 2

a) Có ít nhất 5 người có đủ điều kiện năng lực thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư, trong đó có ít nhất 01 người có đủ điều kiện chủ trì thực hiện tư vấn đánh giá hạng 2 theo quy định tại Khoản 2 Điều 56 Nghị định này;

b) Có vốn điều lệ từ 01 tỷ đồng trở lên.

3. Năng lực của tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn đánh giá dự án đầu tư hạng 1

a) Có ít nhất 5 người có đủ điều kiện năng lực của cá nhân thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư hạng 1, trong đó có ít nhất 1 người có đủ điều kiện chủ trì thực hiện tư vấn đánh giá hạng 1 theo quy định tại Khoản 3 Điều 56 Nghị định này;

b) Có vốn điều lệ từ 01 tỷ đồng trở lên.

4. Phạm vi hoạt động của tổ chức thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư

a) Hạng 2: Được thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư dự án nhóm B, C;

b) Hạng 1: Được thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B, C.

Điều 58. Điều kiện năng lực của cơ sở đào tạo đánh giá dự án đầu tư

1. Cơ sở đào tạo đánh giá dự án đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có tư cách pháp nhân và chức năng hoạt động phù hợp theo quy định của pháp luật;

b) Có ít nhất 5 giảng viên đánh giá dự án đầu tư đáp ứng quy định tại Khoản 3 Điều này;

c) Có tài liệu giảng dạy phù hợp với chương trình khung theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

d) Đăng ký trong danh sách cơ sở đào tạo đánh giá dự án đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý.

2. Hồ sơ đăng ký cơ sở đào tạo đánh giá dự án đầu tư:

a) Bản sao được chứng thực của một trong các văn bản sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập;

b) Bản kê khai về năng lực của cơ sở đào tạo: Cơ sở vật chất, nhân sự của cơ sở đào tạo, tài liệu liên quan đến quy trình quản lý đào tạo;

c) Bản đề nghị đăng ký cơ sở đào tạo, phiếu cung cấp thông tin đăng ký cơ sở đào tạo đánh giá dự án đầu tư theo mẫu.

3. Giảng viên đánh giá dự án đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Tốt nghiệp đại học trở lên;

b) Có ít nhất 8 năm kinh nghiệm một trong các hoạt động: Tư vấn đánh giá dự án đầu tư; lập, thẩm định, thẩm tra dự án đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư; thực hiện soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về lập, thẩm định, đánh giá, quản lý dự án đầu tư;

c) Đăng ký trong danh sách giảng viên đánh giá dự án đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý.

4. Hồ sơ đăng ký giảng viên đánh giá dự án đầu tư:

a) Bản sao được chứng thực chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;

b) Bản sao được chứng thực văn bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học;

c) Bản đề nghị đăng ký giảng viên đánh giá đầu tư, phiếu cung cấp thông tin giảng viên đánh giá dự án đầu tư theo mẫu.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể về quản lý đào tạo nghiệp vụ giám sát, đánh giá đầu tư.

Xem nội dung VB




Nghị định 84/2015/NĐ-CP về giám sát và đánh giá đầu tư Ban hành: 30/09/2015 | Cập nhật: 06/10/2015