Luật Lực lượng dự bị động viên 2019
Số hiệu: 53/2019/QH14 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 26/11/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 28/12/2019 Số công báo: Từ số 999 đến số 1000
Lĩnh vực: Quốc phòng, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số: 53/2019/QH14

Hà Nội, Ngày 26 tháng 11 năm 2019

 

LUẬT

LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Lực lượng dự bị động viên.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên; chế độ, chính sách; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

2. Quân nhân dự bị bao gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được đăng ký theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự.

3. Phương tiện kỹ thuật dự bị là tài sản ca cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam, bao gồm phương tiện giao thông cơ gii đường bộ, phương tiện đưng thủy, phương tiện đường không dân dụng, phương tiện xây dựng cầu đường, phương tiện xây dựng công trình, phương tiện xếp dỡ hàng hóa, phương tiện thông tin liên lạc, thiết bị vật tư y tế và một số loại phương tiện, thiết bị khác được đăng ký theo yêu cầu biên chế của Quân đội nhân dân.

4. Đơn vị dự bị động viên là tổ chức quân sự gồm phần lớn hoặc toàn bộ là quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân; có tổ chức, biên chế chưa hoàn chnh hoặc chưa tổ chức trong thời bình, nhưng có kế hoạch động viên, bổ sung trong thời chiến khi có lệnh động viên.

5. Đơn vị chuyên môn dự bị là loại hình đơn vị dự bị động viên được tổ chức, biên chế quân nhân dự bị có chuyên môn, nghiệp vụ và phương tiện, thiết bị phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn.

6. Chuyên nghiệp quân sự là nghề nghiệp chuyên môn tương ứng với chức danh trong biên chế Quân đội nhân dân.

7. Huy động lực lượng dự bị động viên là việc gọi quân nhân dự bị, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị để bàn giao cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân theo quy định ca Luật này.

8. Chủ phương tiện kỹ thuật dự bị là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng phương tiện kỹ thuật dự bị thuộc đối tượng được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên.

Điều 3. Nguyên tắc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có trình độ chiến đấu cao và được quản lý chặt chẽ.

3. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân.

4. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh; phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

5. Xây dựng, huy động đơn vị dự bị động viên bảo đảm đủ quân số, phương tiện kỹ thuật dự bị; đúng tiêu chuẩn, thi gian; bảo đảm bí mật, an toàn theo quy định của pháp luật và kế hoạch dược phê duyệt.

6. Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

Điều 4. Trách nhiệm của quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên

1. Quân nhân dự bị được xếp trong đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm sau đây:

a) Kiểm tra sức khỏe;

b) Thực hiện lệnh gọi huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;

c) Thực hiện chế độ sinh hoạt đơn vị dự bị động viên và nhiệm vụ do người chỉ huy giao;

d) Thực hiện lệnh huy động để bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

2. Quân nhân dự bị giữ chức vụ ch huy đơn vị dự bị động viên có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện quy đnh tại khoản 1 Điều này;

b) Nắm tình hình số lượng, chất lượng đơn vị; duy trì đơn vị sinh hoạt theo chế độ và thực hiện chế độ báo cáo;

c) Quản lý, chỉ huy đơn vị khi huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;

d) Quản lý, chỉ huy đơn vị để bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của chủ phương tiện kỹ thuật dự bị, người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị

1. Chủ phương tiện kỹ thuật dự bị có nghĩa vụ chấp hành quyết định huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị; được hoàn trả phương tiện kỹ thuật dự bị, thanh toán các khoản chi phí và bồi thường thiệt hại do việc huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị gây ra.

2. Người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị có nghĩa vụ chấp hành quyết định huy động; được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật này.

Điều 6. Bồi thường thiệt hại do việc huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị gây ra

1. Chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:

a) Phương tiện kỹ thuật dự bị bị hư hỏng, bị mất hoặc bị tiêu hủy;

b) Thiệt hại về thu nhập do việc huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị trực tiếp gây ra.

2. Người có thm quyền quyết định huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị có trách nhiệm thực hiện việc bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường và việc chi trả tiền bồi thường thiệt hại cho chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được thực hiện như đối với người có tài sản trưng dụng theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản.

Trường hợp phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động, điều động là tài sản nhà nước giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập bị hư hỏng, bị mất hoặc bị tiêu hủy thì được bố trí kinh phí để sửa chữa hoặc mua mi theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên

1. Trốn tránh thực hiện trách nhiệm của quân nhân dự bị, nghĩa vụ của chủ phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động, điều động.

2. Chống đối, cản trở việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

3. Huy động, điều động lực lượng dự bị động viên không có trong kế hoạch được phê duyệt.

4. Li dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Phân biệt đối xử về giới trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

Chương II

XÂY DỰNG, HUY ĐỘNG, TIẾP NHẬN LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Mục 1. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG, HUY ĐỘNG, TIẾP NHẬN LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Điều 8. Thẩm quyền lập kế hoạch

1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp vi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập Kế hoạch nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.

2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên lập kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên lập kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của đơn vị.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện lập kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên ca địa phương.

4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thẩm quyền lập kế hoạch huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên của đơn vị Quân đội nhân dân.

Điều 9. Nội dung kế hoạch

1. Nội dung kế hoạch xây dựng lực lượng dự bị động viên bao gồm:

a) Tổ chức biên chế đơn vị dự bị động viên;

b) Quản lý đơn vị dự bị động viên;

c) Tuyển chọn, đào tạo sĩ quan dự bị;

d) Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;

đ) Công tác đảng, công tác chính trị;

e) Bảo đảm hậu cn, kỹ thuật, tài chính.

2. Nội dung kế hoạch huy động lực lượng dự bị động viên bao gồm:

a) Thông báo quyết định huy động, lệnh huy động;

b) Tập trung, vận chuyn, giao nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị;

c) Công tác đảng, công tác chính trị;

d) Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tài chính;

đ) Chỉ huy, điều hành việc huy động lực lượng dự bị động viên;

e) Bảo vệ trong quá trình tập trung, vận chuyển, giao nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.

3. Nội dung kế hoạch tiếp nhận lực lượng dự bị động viên bao gồm:

a) Quyết định về việc thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận lực lượng dự bị động viên;

b) Tiếp nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị;

c) Công tác đảng, công tác chính trị;

d) Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tài chính.

Điều 10. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch

1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên.

2. Bộ Quốc phòng thẩm định; Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

3. Ban ch huy quân sự Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thẩm định; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ phê duyệt kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của đơn vị thuộc quyn.

4. Cơ quan Bộ Quốc phòng thẩm định; Bộ trưng Bộ Quốc phòng phê duyệt kế hoạch huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên của quân khu, kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

5. Cơ quan quân khu thẩm định; Tư lệnh Quân khu phê duyệt kế hoạch xây dng, huy động lực lượng dự bị động viên của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

6. Bộ Tư lệnh Th đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn về kế hoạch và đầu tư thuc Ủy ban nhân dân cp tnh, các cơ quan có liên quan thẩm định; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tnh phê duyệt kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Ủy ban nhân dân cp huyện.

7. Cơ quan cấp trên trực tiếp thẩm định; Thủ trưởng cấp trên trực tiếp, phê duyệt kế hoạch tiếp nhận lực lượng dự bị động viên của đơn vị thuộc quyền trong Quân đội nhân dân.

Điều 11. Rà soát, điều chỉnh, lập mới kế hoạch

1. Hằng năm, cơ quan, đơn vị được giao lập kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhn lực lượng dự bị động viên phải rà soát kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên; trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 10 của Luật này quyết định việc điều chnh, hoặc lập mới kế hoạch trong trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2. Kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên được điều chỉnh trong trường hp có sự thay đổi nội dung nhưng chưa đến mức phải lập mới.

3. Kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên được lập mới trong trường hợp sau đây:

a) Thay đổi chỉ tiêu về quân nhân dự bị hoặc phương tiện kỹ thuật dự bị từ 30% trở lên;

b) Thay đổi địa phương giao hoặc đơn vị nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.

Mục 2. XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Điều 12. Đăng ký, quản lý quân nhân dự bị

1. Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban ch huy quân sự cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thực hiện đăng ký quân nhân dự bị cho công dân cư trú tại địa phương.

Ban chhuy quân sự cơ quan, tổ chức thực hiện đăng ký quân nhân dự bị cho công dân đang lao động, học tập, làm việc tại cơ quan, tổ chức. Trưng hợp cơ quan, tổ chức không có Ban ch huy quân sự thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân đang lao động, hc tập, làm việc tại cơ quan, tổ chức thực hiện đăng ký quân nhân dự bị tại nơi cư trú.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã thực hiện quản lý quân nhân dự bị cư trú tại địa phương.

3. Ban ch huy quân sự cấp huyện phối hợp vi cơ quan, tổ chức quản lý quân nhân dự bị đang lao đng, học tập, làm việc tại cơ quan, tổ chức trên địa bàn.

4. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký quân nhân dự bị quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 13. Đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật dự bị

1. Cơ quan đăng ký quyền sở hữu phương tiện hàng không dân dụng, phương tiện hàng hải, phương tiện thủy nội địa của Bộ Giao thông vận tải và cơ quan đăng ký tàu công vụ thủy sản, tàu kiểm ngư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm định kỳ hằng năm cung cấp thông tin đăng ký phương tiện kỹ thuật dự bị cho Bộ Quốc phòng để đăng ký, quản lý.

2. Cơ quan đăng ký quyền s hữu phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, cơ quan quản lý phương tiện thông tin liên lạc, thiết bị vật tư y tế ở địa phương có trách nhiệm định kỳ hằng năm cung cấp thông tin đăng ký phương tiện kỹ thuật dự bị cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của chủ phương tiện để đăng ký, quản lý.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức định kỳ hằng năm báo cáo, cung cấp thông tin về phương tiện kỹ thuật dự bị không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của chủ phương tiện hoặc nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở để đăng ký, quản lý.

4. Chính phủ quy định Danh mục phương tiện kỹ thuật dự bị và việc đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật dự bị.

Điều 14. Giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên

1. Thủ tướng Chính phủ giao ch tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên cho Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Căn c chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao, việc giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên được quy định như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định quy mô, loại hình tổ chức và số lượng đơn vị dự bị động viên cho Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định ch tiêu tiếp nhận lực lượng dự bị động viên và quy định động viên trong từng trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho đơn vị Quân đội nhân dân;

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên cho cơ quan, đơn vị thuộc quyền;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên cho cơ quan, đơn vị thuộc quyền và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên cho Ủy ban nhân dân cấp xã.

Điều 15. Tổ chức biên chế đơn vị dự bị động viên

1. Quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị đã xếp trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân được t chức thành các đơn vị dự bị động viên.

2. Đơn vị dự bị động viên phải duy trì đủ quân số quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị, có số lượng dự phòng từ 10% đến 15% và dự trữ vũ khí, trang bị kỹ thuật theo phân cấp.

Điều 16. Sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên

1. Sắp xếp quân nhân dự bị đủ tiêu chuẩn về sức khỏe, có chuyên nghiệp quân sự đúng với chức danh biên chế; gn địa bàn tuyển quân với địa bàn động viên; trường hợp thiếu thì sắp xếp quân nhân dự bị có chuyên nghiệp quân sự gần đúng với chức danh biên chế.

2. Sắp xếp quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được thực hiện theo thứ tự quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một trước, trường hp thiếu thì sắp xếp binh sĩ dự bị hạng hai.

3. Sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên thuộc đơn vị bộ đội chủ lực trước, đơn vị bộ đội địa phương sau.

Điều 17. Độ tuổi quân nhân dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên trong thời bình

1. Độ tuổi sĩ quan dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Độ tuổi quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên được quy định như sau:

a) Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị không quá 40 tuổi; h sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 35 tuổi được sắp xếp vào đơn vị chiến đấu;

b) Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 45 tuổi; nữ quân nhân dự bị không quá 40 tuổi được sắp xếp vào đơn vị bo đảm chiến đấu.

Điều 18. Sắp xếp phương tiện kỹ thuật dự bị vào đơn vị dự bị động viên

Phương tiện kỹ thuật dự bị được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên có tính năng đúng yêu cu sử dụng trong biên chế của từng đơn vị Quân đội nhân dân; trường hp không có thì sắp xếp phương tiện kỹ thuật dự bị có tính năng tương tự.

Điều 19. Thẩm quyền sắp xếp quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị vào đơn vị dự bị động viên

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân có chỉ tiêu tiếp nhận lực lượng dự bị động viên thực hiện việc sắp xếp quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị vào đơn vị dự bị động viên.

Điều 20. Bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ; giáng chức, cách chức; phong, thăng, giáng, tước quân hàm; tước danh hiệu quân nhân, giải ngạch đối với quân nhân dự bị

1. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ; giáng chức, cách chức; phong, thăng, giáng, tước quân hàm; giải ngạch sĩ quan dự bị thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Việc phong, thăng quân hàm và giải ngạch quân nhân chuyên nghiệp dự bị thực hiện theo quy định của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.

3. Việc bổ nhiệm chức vụ; giáng chức, ch chức; phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm; tước danh hiệu quân nhân và giải ngạch hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị thực hiện theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.

Điều 21. Tuyển chọn, đào tạo sĩ quan dự bị

1. Thủ tưng Chính phủ quyết định chỉ tiêu đào tạo sĩ quan dự bị hằng năm.

2. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định s lượng từng nhóm, ngành sĩ quan dự bị cần đào tạo giao cho Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện.

3. Chính phủ quy định đối tượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, đào tạo sĩ quan dự bị.

Điều 22. Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị, đơn vị dự bị động viên

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định chỉ tiêu huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị, đơn vị dự bị động viên hằng năm cho Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, việc giao chỉ tiêu huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị, đơn vị dự bị động viên được quy định như sau:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giao chỉ tiêu huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu cho cơ quan, đơn vị thuộc quyền;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao ch tiêu huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao chỉ tiêu cụ thể cho Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Việc gọi quân nhân dự bị huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sn sàng chiến đấu thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự.

4. Quân nhân dự bị được hoãn tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong trường hợp sau đây:

a) Trùng với thời gian thi tuyển công chức, viên chức; thi nâng bậc thợ, nâng ngạch công chức, viên chức; thi kết thúc học kỳ, thi kết thúc khóa học được cơ quan, tổ chức nơi quân nhân dự bị đang lao động, học tập, làm việc xác nhận;

b) Bị ốm đau hoặc hoàn cảnh gia đình, bản thân khó khăn đột xuất không thể tham gia, được Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi quân nhân dự bị cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi quân nhân dự bị đang lao động, học tập, làm việc xác nhận.

5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định điều động có thi hạn phương tiện kỹ thuật dự bị đã xếp trong đơn vị dự bị động viên thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phục vụ huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tnh quyết định điều động số lượng, thời hạn phương tiện kỹ thuật dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên phục vụ huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tnh về việc điều động từng phương tiện k thuật dự bị.

6. Việc huấn luyện đơn vị dự bị động viên thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh thực hiện tại cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh.

Việc huấn luyện đơn vị dự bị đng viên không thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tnh thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

7. Chính phủ quy định về cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh quy định tại khoản 6 Điều này.

Điều 23. Chế độ sinh hoạt của quân nhân dự bị

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức sinh hoạt cho quân nhân dự bị giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ tiểu đội trưởng và tương đương trở lên.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã tổ chức sinh hoạt cho quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định hình thức, nội dung, thời gian sinh hoạt của quân nhân dự bị.

Mục 3. HUY ĐỘNG, TIẾP NHẬN LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Điều 24. Các trường hợp huy động lực lượng dự bị động viên

1. Khi thực hiện lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ.

2. Khi thi hành lệnh thiết quân luật.

3. Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp.

4. Đ phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm.

Điều 25. Huy động lực lượng dự bị động viên khi thực hiện lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị huy động ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh huy động đơn vị dự bị động viên ở từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, lệnh huy động của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, việc huy động lực lượng dự bị động viên được quy đnh như sau:

a) Người có thẩm quyền theo quy đnh của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự quyết định gọi quân nhân dự bị nhập ngũ;

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định điều động phương tiện kỹ thuật dự bị trong đơn vị dự bị động viên do cơ quan mình xây dựng;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định huy động phương tiện kỹ thuật dự bị ở địa phương; trường hợp đơn vị Quân đội nhân dân không có người vận hành, điều khiển thì được quyết định huy động người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tnh về việc huy động phương tiện kỹ thuật dự bị, người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị.

Điều 26. Huy động lực lượng dự bị động viên khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ

1. Huy động lực lượng dự bị động viên khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ bao gồm những trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 24 của Luật này.

2. Ch tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định huy động quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị trong trường hp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 24 của Luật này.

Chtịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện quyết đnh của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc huy động quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.

3. Người chỉ huy đơn vị Quân đội nhân dân được giao quản lý địa phương thiết quân luật quyết định huy động quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 27. Thông báo quyết định, lệnh huy động lực lượng dự bị động viên

1. Quyết định, lệnh huy động lực lượng dự bị động viên phải thông báo đúng thời hạn, chính xác. Việc thông báo được tiến hành theo hệ thống hành chính từ trung ương đến cơ sở và từ Bộ Quốc phòng đến cơ quan quân sự các cấp, đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân.

2. Trách nhiệm thông báo quyết định, lệnh huy động lực lượng dự bị động viên được quy định như sau:

a) Bộ Tổng Tham mưu thông báo lệnh huy động đơn vị dự bị động viên của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và chỉ đạo việc thông báo lệnh huy động đến cơ quan quân sự địa phương, đơn vị cơ sở của Quân đội nhân dân;

b) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thông báo quyết định huy động lực lượng dự bị động viên của Bộ trưởng, Thủ trưng cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ đến đơn vị thuộc quyền và chỉ đạo việc thông báo quyết định huy động đến đơn vị cơ sở;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo quyết định huy động lực lượng dự bị động viên của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đến cơ quan, đơn vị thuộc quyền, các đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành ph Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh thông báo lệnh huy động đơn vị dự bị động viên của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ Ch huy quân sự cấp tỉnh và lệnh gọi sĩ quan dự bị nhập ngũ của cấp có thẩm quyền đến cơ quan quân sự cấp huyện;

d) Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo quyết định huy động quân nhân dự bị của Chtịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đến Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan, tổ chức có liên quan.

Cơ quan quân sự cấp huyện thông báo quyết định huy động phương tiện kỹ thuật dự bị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tnh, lệnh gọi sĩ quan dự bị nhập ngũ của cấp trên và thông báo lệnh gọi quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị nhập ngũ của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cp huyện đến Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan, tổ chức có liên quan;

đ) Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển lệnh gọi nhập ngũ của cấp trên đến từng quân nhân dự bị, quyết đnh huy động phương tiện kỹ thuật dự bị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đến từng chủ phương tiện kỹ thuật dự bị;

e) Cơ quan quân sự địa phương và đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân có nhiệm vụ giao nhận lực lượng dự bị động viên phải thông báo cho nhau về việc giao nhận lực lượng dự bị động viên.

3. Thi hạn hoàn thành thông báo quyết đnh huy động và lệnh huy động quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị được xác định trong kế hoạch huy động lực lượng dự bị động viên.

4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc thông báo quyết định, lệnh huy động lực lượng dự bị động viên.

Điều 28. Tập trung, vận chuyển, giao nhận lực lượng dự bị động viên

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực, hiện việc tập trung, vận chuyển, bàn giao lực lượng dự bị động viên cho đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân; tổ chức tiếp nhận lực lượng dự bị động viên sau khi thực hiện xong nhiệm vụ.

2. Đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân tiếp nhận lực lượng dự bị động viên được bổ sung; bàn giao lực lượng dự bị động viên cho Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức sau khi thực hiện xong nhiệm vụ.

3. Địa điểm tập trung lực lượng dự bị động viên do Ủy ban nhân dân cấp huyện xác định. Địa điểm tiếp nhận lực lượng dự bị động viên do đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân xác định.

4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết Điều này.

Chương III

CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VÀ KINH PHÍ BẢO ĐẢM CHO XÂY DỰNG, HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Điều 29. Phụ cấp đối với quân nhân dự bị được xếp, bổ nhiệm chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên

1. Quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên được hưởng phụ cấp.

2. Quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ tiểu đội trưởng hoặc tương đương trở lên được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị và thôi hưởng phụ cấp quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Chính phủ quy định mức phụ cấp, điều kiện và thời gian được hưởng phụ cấp.

Điều 30. Chế độ, chính sách đối với quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ

1. Chế độ tiền lương và phụ cấp đối với quân nhân dự bị được quy định như sau:

a) Quân nhân dự bị đang lao động, học tập, làm việc trong cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cơ quan, tổ chức nơi đang lao động, học tập, làm vic trả nguyên lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi, phụ cp đi đường và tiền tàu xe. Trường hp mức lương, phụ cấp thp hơn mức lương, phụ cấp áp dụng trong Quân đội nhân dân thì đơn vị Quân đội nhân dân tr phn chênh lệch;

b) Quân nhân dự bị không thuộc các đối tượng theo quy định tại điểm a khoản này được đơn vị Quân đội nhân dân cấp một khoản phụ cấp theo ngày làm việc trên cơ sở mức tiền lương cơ bản của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, tại ngũ hoặc bằng mức phụ cấp theo cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; tiền tàu xe và phụ cấp đi đường như đối với quân nhân tại ngũ.

2. Quân nhân dự bị được cấp hoặc mượn quân trang, đồ dùng sinh hoạt và bảo đảm tiền ăn theo chế độ hiện hành đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.

3. Quân nhân dự bị đang lao động, hc tập, làm việc trong cơ quan, tổ chức nếu đang nghỉ phép năm mà được gọi huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đu, huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ thì những ngày phép còn lại được nghỉ tiếp sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc được ngh bù vào thời gian thích hợp.

4. Quân nhân dự bị khi thực hiện nhiệm vụ bị thương hoặc hy sinh được công nhận là thương binh hoặc liệt sĩ thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

5. Quân nhân dự bị khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật vlao động được hưởng chế độ, chính sách như đối với người lao động làm cùng công việc.

6. Quân nhân dự bị tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế mà bị ốm đau, bị tai nạn, chết hoặc bị suy giảm khả năng lao động thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; trường hợp không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Chính phủ.

Điều 31. Chế độ trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị

Gia đình quân nhân dự bị được hưởng trợ cấp trong thi gian quân nhân dự bị tập trung huấn luyện, din tập, kim tra sn sàng động viên, sn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ theo quy định của Chính phủ.

Điều 32. Chế độ, chính sách đối với người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị trong thời gian được huy động

1. Người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị được bảo đảm tiền ăn tương đương với tiền ăn của chiến sĩ bộ binh; trường hợp bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương, chết, bị suy giảm khả năng lao động hoặc khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hi, nguy hiểm, đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật v lao động thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách như đối với quân nhân dự bị.

2. Người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị đang hưởng lương từ ngân sách nhà nưc được cơ quan, tchức nơi đang lao động, làm việc trả nguyên lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp, phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe; trường hợp không hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì được đơn vị Quân đội nhân dân chi trả tin công lao động cho ngày làm việc tính theo mức thu nhập trung bình 03 tháng liền kề của công việc mà người đó thực hiện trước khi được huy động, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe.

Điều 33. Nguồn kinh phí

1. Ngân sách nhà nước bảo đảm cho việc xây dng, huy động lực lượng dự bị động viên được b trí trong dự toán chi hằng năm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương theo quy định của pháp luật v ngân sách nhà nước.

2. Các nguồn thu hợp pháp khác.

Điều 34. Nội dung chi cho xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên

1. Bộ Quốc phòng chi cho các công việc sau đây:

a) Đăng ký, quản lý và kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị; đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật dự bị;

b) Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đơn vị dự bị động viên thuộc bộ đội chủ lực và huấn luyện tạo nguồn sĩ quan dự bị;

c) Bảo đm trang bị, phương tiện cho chỉ huy động viên; xây dựng trạm tiếp nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị của đơn vị dự bị động viên thuộc bộ đội chủ lực;

d) Dự trữ vật chất hậu cần, kỹ thuật cho lực lượng dự bị động viên thuộc bộ đội chủ lực;

đ) Bồi thường thiệt hại phương tiện kỹ thuật dự bị và các chi phí khác do đơn vị Quân đội nhân dân huy động phục vụ huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu;

e) Huy động, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân;

g) Dự trữ trang bị quân sự cho lực lượng dự bị động viên trong phạm vi cả nước;

h) Chi trả phụ cấp cho quân nhân dự bị theo quy định tại Điều 29 của Luật này;

i) Tập huấn, in sổ sách, mẫu biểu, sơ kết, tổng kết, bảo đm trang bị vật chất phục vụ cho công tác xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự; bị động viên;

k) Huy động và tiếp nhận lực lượng dự bị động viên.

2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chi cho các công việc sau đây:

a) Tổ chức, quản lý đơn vị dự bị động viên theo ch tiêu được giao;

b) Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đơn vị chuyên môn dự bị được Thủ tướng Chính phủ giao; tuyển chọn công dân đào tạo sĩ quan dự bị;

c) Huy động, bàn giao đơn vị dự bị động viên cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân;

d) Dự trữ phương tiện kỹ thuật dự bị theo chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao;

đ) Tập huấn, in sổ sách, mẫu biểu, bảo đảm trang bị vật chất phục vụ cho công tác xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chi cho các công việc sau đây:

a) Đăng ký, quản lý quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị;

b) Huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đơn vị dự bị động Viên thuộc bộ đội địa phương và huấn luyện tạo nguồn sĩ quan dự bị;

c) Bảo đảm trang bị, phương tiện cho ch huy động viên; bảo đảm thao trường, bãi tập, doanh trại phục vụ huấn luyện đơn vị dự bị động viên, xây dựng trạm tiếp nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị thuộc bộ đội địa phương;

d) Dự trữ vật chất hậu cần, kỹ thuật cho lực lượng dự bị động viên thuộc bộ đội địa phương;

đ) Bồi thường thiệt hại phương tiện kỹ thuật dự bị và các chi phí khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh huy động phục vụ, huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tng động viên hoặc động viên cục bộ;

e) Huy động, bàn giao đơn vị dự bị động viên cho lực lượng thưng trực của Quân đội nhân dân;

g) Huy động lực lượng dự bị động viên khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ;

h) Trợ cấp cho gia đình quân nhân dự bị trong thời gian quân phân dự bị tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đu và huy động khi chưa đến mức tng động viên hoặc động viên cục bộ;

i) Thực hiện chế độ, chính sách đối vi người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động theo quy định của Luật này;

k) Tập huấn, in sổ sách, mẫu biểu, bảo đảm trang bị vật chất cho công tác xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên.

4. Ủy ban nhân dân cấp huyện chi cho các công việc sau đây:

a) Đăng ký, quản lý và kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị; đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật dự bị; sinh hoạt đơn vị dự bị động viên;

b) Bảo đảm trang bị, phương tiện cho ch huy động viên, xây dựng trạm tập trung quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị;

c) Dự trữ vật chất hậu cần, kỹ thuật cho lực lượng dự bị động viên thuộc bộ đội địa phương;

d) Thực hiện chế độ, chính sách đối với người vận hành, điều khiển phương tiện, kỹ thuật dự bị được huy động theo quy định của Luật này;

đ) Tập trung, vận chuyển, giao nhn quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.

5. Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức chi cho việc đăng ký, quản lý, sinh hot và kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị; quản lý phương tiện kỹ thuật dự bị; tập trung, vận chuyển, giao nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG XÂY DỰNG, HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Điều 35. Trách nhiệm của Chính phủ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dng, huy động lực lượng dự bị động viên.

2. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên bao gồm:

a) Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;

c) Quy định và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;

d) Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước v xây dựng, huy động lực lưng dự bị động viên;

đ) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

Điều 36. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên và có trách nhiệm sau đây:

1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;

2. Chủ trì, phối hợp vi Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng chiến lược, chính sách, Kế hoạch nhà nước về xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên;

3. Phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng kế hoạch về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

4. Quy định quy mô, loại hình tổ chức, số lượng đơn vị dự bị động viên;

5. Chủ trì, phối hợp hướng dẫn Bộ, ngành trung ương, chính quyền địa phương trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;

6. Chỉ đạo, hưng dẫn cơ quan, đơn vị quân đội phi hợp với chính quyền địa phương trong xây dựng, huy động và tiếp nhận lực lượng dự bị động viên;

7. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, chính quyền địa phương và cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;

8. Chủ trì, phối hp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng cơ sở dữ liệu về đăng ký, quản lý quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị;

9. Thực hiện các nhiệm vụ khác về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên theo quy định của pháp luật.

Điều 37. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Phối hp với Bộ Quốc phòng, cơ quan, tổ chức có liên quan lập và thực hiện kế hoạch xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

2. Ch đạo, hướng dẫn đơn vị thuộc quyền xây dựng đơn vị chuyên môn dự bị bảo đảm đủ số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Điều 38. Trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp

1. Hội đồng nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

a) Quyết định ngân sách bảo đm cho việc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên của địa phương;

b) Giám sát việc tuân th Hiến pháp, pháp luật và thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

2. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện qun lý nhà nước về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên ở địa phương;

b) Chủ trì, phối hợp với đơn vị Quân đội nhân dân thực hiện xây dựng, huy động, tiếp nhận lực lượng dự bị động viên.

Điều 39. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về lực lượng dự bị động viên; giám sát việc thực hiện pháp luật về lực lượng dự bị động viên.

Điều 40. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức

Cơ quan, tổ chức nơi quân nhân dự bị đang lao động, học tập, làm việc có trách nhiệm phối hợp với địa phương bố trí thời gian cho quân nhân dự bị tập trung huấn luyện, diễn tập, kim tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện nhiệm vụ khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ; tiếp nhận, bố trí công việc cho quân nhân dự bị khi kết thúc huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện xong nhiệm vụ.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 41. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

2. Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên ngày 27 tháng 8 năm 1996 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2019.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân

 

- Khoản này được hướng dẫn bởi Nghị định 92/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Lực lượng dự bị động viên ngày 26 tháng 11 năm 2019;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh.

Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về cải tạo, đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở huấn luyện dự bị động viên các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

2. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan quân sự cấp tỉnh).

3. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh là nơi tổ chức huấn luyện lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ và các lực lượng vũ trang trên địa bàn của tỉnh, bao gồm các công trình phục vụ cho quản lý, huấn luyện, diễn tập lực lượng dự bị động viên trong thời gian tập trung huấn luyện, như: Doanh trại; trường bắn, thao trường huấn luyện và các công trình phụ trợ bảo đảm khác.

Điều 4. Nguyên tắc cải tạo, đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng cơ sở huấn luyện

1. Mỗi tỉnh cải tạo, đầu tư xây dựng 01 cơ sở huấn luyện.

2. Tận dụng các cơ sở sẵn có ở địa phương phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất và yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện lực lượng dự bị động viên, để cải tạo, đầu tư xây dựng cơ sở huấn luyện đủ điều kiện huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đối với lực lượng dự bị động viên đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

3. Quản lý, sử dụng cơ sở huấn luyện dự bị động viên phát huy tính đa năng của các công trình cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của địa phương; kết hợp chặt chẽ, bảo đảm tính liên hoàn vững chắc trong khu vực phòng thủ tỉnh.

Điều 5. Chức năng, nhiệm vụ của cơ sở huấn luyện

1. Huấn luyện lực lượng dự bị động viên trên địa bàn tỉnh.

2. Tập huấn, bồi dưỡng và huấn luyện cho lực lượng dân quân tự vệ; huấn luyện, diễn tập khu vực phòng thủ cho các lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng do cấp tỉnh tổ chức.

3. Thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.

Chương II CẢI TẠO, ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CƠ SỞ HUẤN LUYỆN DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN CẤP TỈNH

Điều 6. Cải tạo, đầu tư xây dựng cơ sở huấn luyện

1. Việc cải tạo, đầu tư xây dựng cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh gồm doanh trại, trường bắn, thao trường huấn luyện, các công trình phụ trợ khác phù hợp quy hoạch đã được Quân khu, Bộ Quốc phòng phê duyệt.

2. Vị trí cải tạo, đầu tư xây dựng cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh

a) Trung tâm huấn luyện dự bị động viên của tỉnh đối với các tỉnh đã có;

b) Doanh trại và các công trình phụ trợ thuộc Trung đoàn bộ binh của tỉnh;

c) Doanh trại và các công trình phụ trợ thuộc trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh;

d) Trường bắn, thao trường huấn luyện và các công trình phụ trợ thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan quân sự cấp tỉnh.

Điều 7. Thẩm quyền quyết định cải tạo, đầu tư xây dựng cơ sở huấn luyện

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc cải tạo, đầu tư xây dựng cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

2. Cơ quan quân sự cấp tỉnh chủ trì, phối hợp các cơ quan tham mưu lập hồ sơ quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở huấn luyện dự bị động viên trên cơ sở quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Điều 8. Doanh trại trong cơ sở huấn luyện

Doanh trại của cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh được cải tạo, đầu tư xây dựng bảo đảm tối thiểu cho 01 tiểu đoàn bộ binh đủ quân (theo thiết kế mẫu doanh trại tiểu đoàn bộ binh đủ quân của Bộ Quốc phòng).

Điều 9. Trường bắn, thao trường huấn luyện của cơ sở huấn luyện

1. Trường bắn, thao trường huấn luyện của cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh được cải tạo, đầu tư xây dựng, gồm:

a) Trường bắn;

b) Thao trường huấn luyện, diễn tập chiến thuật;

c) Thao trường huấn luyện kỹ thuật chiến đấu bộ binh, quân sự địa phương;

d) Thao trường huấn luyện kỹ, chiến thuật chuyên ngành;

đ) Khu huấn luyện điều lệnh, thể lực và hoạt động thể thao; phòng học chuyên ngành.

2. Trường bắn, thao trường huấn luyện quy định tại khoản 1 Điều này phải bảo đảm sự liên hoàn, phát huy hết công năng, đáp ứng yêu cầu huấn luyện lực lượng dự bị động viên.

3. Cơ sở huấn luyện sử dụng trường bắn của cấp tỉnh (nếu có), trường bắn khu vực hoặc trường bắn quốc gia có trên địa bàn.

4. Các cơ sở huấn luyện còn thiếu hạng mục công trình theo quy định tại Điều 8 và các khoản 1, 2, 3 Điều này, cơ quan quân sự cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành của địa phương, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dự án cải tạo, đầu tư trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 7 Nghị định này xem xét, quyết định.

Điều 10. Ngân sách bảo đảm cải tạo, đầu tư xây dựng cơ sở huấn luyện

1. Ngân sách địa phương bảo đảm nguồn kinh phí cải tạo, đầu tư xây dựng thao trường, bãi tập, doanh trại và các công trình phụ trợ phục vụ huấn luyện đơn vị dự bị động viên.

2. Ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu theo khả năng cân đối cho các địa phương nhận bổ sung từ ngân sách trung ương.

Điều 11. Quản lý, sử dụng cơ sở huấn luyện

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan quân sự cấp tỉnh chỉ huy, quản lý, điều hành cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh.

2. Cơ quan quân sự cấp tỉnh trực tiếp quản lý, chỉ huy và điều hành cơ sở huấn luyện dự bị động viên về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương.

3. Bảo đảm phát huy chức năng, nhiệm vụ của cơ sở huấn luyện dự bị động viên quy định tại Điều 5 Nghị định này.

Chương III TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG

Điều 12. Bộ Quốc phòng

1. Chỉ đạo các quân khu, cơ quan quân sự cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các ban, ngành của địa phương tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc cải tạo, đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng cơ sở huấn luyện dự bị động viên.

2. Cho ý kiến về cải tạo, nâng cấp cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.

3. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra và quản lý, sử dụng cơ sở huấn luyện dự bị động viên.

Điều 13. Các bộ, ngành liên quan

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Hướng dẫn các bộ, ngành và địa phương có liên quan, lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm trong đó có nhiệm vụ cải tạo, đầu tư xây dựng cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh.

2. Bộ Tài chính

Tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền hỗ trợ các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương để đầu tư, cải tạo, thao trường, bãi tập, doanh trại và các công trình phụ trợ phục vụ huấn luyện dự bị động viên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

3. Các bộ, ngành có liên quan

Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về cải tạo, đầu tư xây dựng cơ sở huấn luyện dự bị động viên theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Điều 14. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Chỉ đạo cơ quan quân sự cùng cấp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh, lập quy hoạch tổng thể cải tạo, đầu tư xây dựng cơ sở huấn luyện dự bị động viên.

2. Bố trí ngân sách bảo đảm cho việc cải tạo, đầu tư xây dựng cơ sở huấn luyện dự bị động viên cấp tỉnh theo quy định của Luật Đầu tư công.

3. Kiểm tra, thanh tra việc cải tạo, đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng cơ sở huấn luyện dự bị động viên.

Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 8 năm 2020.

Điều 16. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Xem nội dung VB
- Khoản này được hướng dẫn bởi Thông tư 84/2020/TT-BQP

Căn cứ Luật Lực lượng dự bị động viên ngày 26 tháng 11 năm 2019;
...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định hình thức, nội dung, thời gian sinh hoạt của quân nhân dự bị.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định hình thức, nội dung, thời gian sinh hoạt của quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên; đơn vị thường trực của Quân đội nhân dân có chỉ tiêu tiếp nhận quân nhân dự bị và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cán bộ Khung A là sĩ quan tại ngũ được biên chế trong đơn vị khung thường trực của Quân đội nhân dân.

2. Cán bộ Khung B là quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên, có quy mô tổ chức từ cấp tiểu đội và tương đương đến cấp trung đoàn và tương đương.

Điều 4. Hình thức sinh hoạt quân nhân dự bị

1. Quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên được tổ chức sinh hoạt theo hình thức tập trung.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự cùng cấp tổ chức sinh hoạt đối với cán bộ Khung B. Trường hợp địa bàn rộng hoặc cán bộ Khung B số lượng đông, tổ chức sinh hoạt theo cụm xã.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã: Chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự cùng cấp tổ chức sinh hoạt đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên.

Điều 5. Nội dung sinh hoạt quân nhân dự bị

1. Đối với cán bộ Khung B

a) Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện chủ trì sinh hoạt, nội dung gồm: Kiểm tra quân số cán bộ Khung B; thông báo tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; quán triệt nhiệm vụ công tác quốc phòng, quân sự địa phương và những nội dung có liên quan đến nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên; nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện trách nhiệm quản lý đơn vị của cán bộ Khung B.

b) Đơn vị Quân đội nhân dân có chỉ tiêu tiếp nhận quân nhân dự bị:

Sau khi Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tổ chức sinh hoạt theo quy định tại điểm a khoản này, cán bộ Khung A chủ trì sinh hoạt cán bộ Khung B thuộc biên chế của đơn vị, nội dung gồm:

- Cán bộ Khung A thông báo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ trong quý và phương hướng nhiệm vụ quý tiếp theo của đơn vị.

- Cán bộ Khung B báo cáo tổng hợp tình hình đơn vị dự bị động viên thuộc quyền quản lý theo quy định tại Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Cán bộ Khung A phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, cấp xã nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên của cán bộ Khung B.

c) Biên bản sinh hoạt do Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện lập theo quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Chi trả phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ Khung B:

- Sau khi tổ chức sinh hoạt theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện thực hiện chi trả phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ Khung B. Việc cấp phát phụ cấp trách nhiệm được thực hiện theo quy định tại Mẫu số 03, Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Chi trả phụ cấp trách nhiệm phải đúng đối tượng, tiêu chuẩn theo quy định và phải có xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ trong tháng, quý của cấp có thẩm quyền vào Sổ tổng hợp tình hình đơn vị dự bị động viên.

- Trường hợp cán bộ Khung B đủ điều kiện được hưởng phụ cấp trách nhiệm nhưng không trực tiếp đến nhận, nếu có lý do chính đáng, được ủy quyền cho người lĩnh thay; giấy ủy quyền phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện (nơi không có đơn vị hành chính cấp xã) nơi cán bộ Khung B cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi cán bộ Khung B đang lao động, học tập, làm việc; việc ủy quyền không quá hai lần liên tiếp.

2. Đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên

a) Ban Chỉ huy quân sự cấp xã chủ trì sinh hoạt, nội dung gồm: Kiểm tra quân số; thông báo tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; quán triệt nhiệm vụ công tác quốc phòng, quân sự địa phương và những nội dung có liên quan đến nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên; đánh giá kết quả, khả năng sẵn sàng động viên và hoàn thành nhiệm vụ của quân nhân dự bị. Biên bản sinh hoạt theo quy định tại Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Chi trả phụ cấp cho quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên:

- Sau khi tổ chức sinh hoạt theo quy định tại điểm a khoản này, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tổ chức chi trả phụ cấp cho quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên. Việc cấp phát phụ cấp được thực hiện theo quy định tại Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Trường hợp quân nhân dự bị đủ điều kiện được hưởng phụ cấp nhưng không trực tiếp đến nhận, nếu có lý do chính đáng, được ủy quyền cho người lĩnh thay; giấy ủy quyền phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện (nơi không có đơn vị hành chính cấp xã) nơi quân nhân dự bị cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi quân nhân dự bị đang lao động, học tập, làm việc.

3. Báo cáo kết quả sinh hoạt và chi trả phụ cấp cho quân nhân dự bị

a) Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp và Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh (Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh) kết quả sinh hoạt và chi trả phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ Khung B theo quy định tại Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Ban Chỉ huy quân sự cấp xã báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện (nơi không có đơn vị hành chính cấp xã) báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả sinh hoạt quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên theo quy định tại Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Thời gian sinh hoạt quân nhân dự bị

1. Mỗi quý một lần (vào tháng cuối quý), Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tổ chức sinh hoạt cán bộ Khung B, thời gian sinh hoạt không quá ½ ngày.

2. Tháng 12 hằng năm, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện (nơi không có đơn vị hành chính cấp xã) tổ chức sinh hoạt quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên, thời gian sinh hoạt không quá ½ ngày.

Điều 7. Thành phần sinh hoạt quân nhân dự bị

1. Thành phần sinh hoạt cán bộ Khung B, gồm: Đại diện chính quyền địa phương, cơ quan quân sự địa phương, cán bộ Khung A; cán bộ Khung B.

2. Thành phần sinh hoạt quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên, gồm: Đại diện chính quyền địa phương, cơ quan quân sự địa phương; quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên.

Điều 8. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2020.

2. Các Điều 1, 2, 3, 4 và 5 những quy định về chế độ sinh hoạt, chế độ báo cáo, chế độ kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên; về trách nhiệm phối hợp giữa địa phương, đơn vị trực thuộc Bộ với đơn vị thường trực; về chuẩn bị những điều kiện cần thiết để huy động lực lượng dự bị động viên; về địa điểm giao nhận lực lượng dự bị động viên và về thời gian hoàn thành việc huy động lực lượng dự bị động viên ban hành kèm theo Quyết định số 66/QĐ-QP ngày 24 tháng 01 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 9. Trách nhiệm thi hành

Tổng Tham mưu trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Bộ Tổng Tham mưu chịu trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan trong việc thực hiện Thông tư này./.
...
PHỤ LỤC MẪU VĂN BẢN
...
Mẫu số 01. Sổ tổng hợp tình hình đơn vị dự bị động viên
...
Mẫu số 02. Biên bản sinh hoạt cán bộ Khung B
...
Mẫu số 03. Bảng danh sách cấp phát phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ Khung B
...
Mẫu số 04. Sổ lĩnh phụ cấp trách nhiệm của cán bộ Khung B
...
Mẫu số 05. Biên bản sinh hoạt quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên
...
Mẫu số 06. Bảng danh sách cấp phát phụ cấp cho quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên
...
Mẫu số 07. Báo cáo kết quả sinh hoạt và chi trả phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ Khung B
...
Mẫu số 08. Báo cáo kết quả sinh hoạt và chi trả phụ cấp cho quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên

Xem nội dung VB
- Quy định chế độ, chính sách trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên được hướng dẫn bởi Nghị định 79/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Lực lượng dự bị động viên ngày 26 tháng 11 năm 2019;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ, chính sách trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên; phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên; phụ cấp theo ngày làm việc; chế độ khám bệnh, chữa bệnh; chế độ trợ cấp tai nạn, trợ cấp chết do tai nạn hoặc chết do ốm đau, tai nạn rủi ro; trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị; chế độ, chính sách đối với học viên đào tạo sĩ quan dự bị; chế độ viếng sĩ quan dự bị từ trần.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên; quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên.

2. Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện (huấn luyện, chuyển loại, chuyển hạng, bổ túc), diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ; học viên đào tạo sĩ quan dự bị.

3. Gia đình quân nhân dự bị thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này và gia đình hạ sĩ quan dự bị hạng một trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Chương II CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH TRONG XÂY DỰNG, HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Điều 3. Phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên; quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên

1. Phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên

a) Mức 160.000 đồng/tháng đối với sĩ quan dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên.

b) Mức 320.000 đồng/năm đối với quân nhân chuyên nghiệp dự bị; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên.

2. Phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên

Quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ cấp tiểu đội và tương đương trở lên được hưởng phụ cấp như sau:

a) Mức 480.000 đồng/quý đối với Tiểu đội trưởng, Khẩu đội trưởng và tương đương.

b) Mức 560.000 đồng/quý đối với Trung đội trưởng và tương đương.

c) Mức 640.000 đồng/quý đối với Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội và tương đương.

d) Mức 720.000 đồng/quý đối với Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội và tương đương.

đ) Mức 800.000 đồng/quý đối với Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn và tương đương.

e) Mức 880.000 đồng/quý đối với Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn và tương đương.

g) Mức 960.000 đồng/quý đối với Phó Trung đoàn trưởng, Phó Chính ủy trung đoàn và tương đương.

h) Mức 1.040.000 đồng/quý đối với Trung đoàn trưởng, Chính ủy trung đoàn và tương đương.

3. Điều kiện và thời gian hưởng phụ cấp

a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này có thời gian xếp vào đơn vị dự bị động viên từ đủ 15 ngày trong tháng trở lên thì tháng đó được hưởng phụ cấp; dưới 15 ngày trong tháng thì tháng đó không được hưởng phụ cấp.

b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có thời gian xếp vào đơn vị dự bị động viên từ đủ 06 tháng liên tục trở lên thì năm đó được hưởng phụ cấp; dưới 06 tháng thì năm đó không được hưởng phụ cấp.

c) Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này, thực hiện trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên và có đủ 45 ngày trong một quý trở lên thì quý đó được hưởng phụ cấp. Trong quý, quân nhân dự bị được bổ nhiệm chức vụ mới thì từ quý tiếp theo được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo chức vụ mới.

d) Thời gian hưởng phụ cấp đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này là khoảng thời gian quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên; quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên.

đ) Đối tượng hưởng phụ cấp quy định tại khoản 2 Điều này thì thôi hưởng phụ cấp tại khoản 1 Điều này.

4. Tổ chức chi trả

Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tổ chức chi trả chế độ phụ cấp đối với đối tượng quy định tại Điều này.

Điều 4. Phụ cấp theo ngày làm việc

Quân nhân dự bị quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này không thuộc diện đang lao động, học tập, làm việc trong các cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được hưởng phụ cấp theo ngày làm việc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 của Luật Lực lượng dự bị động viên (gọi tắt là Luật) và được thực hiện như sau:

1. Đối với sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị, mức phụ cấp 01 ngày được tính bằng tháng tiền lương cơ bản hiện hành của sĩ quan có cùng cấp bậc quân hàm hoặc cùng bậc lương quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ chia cho 26 ngày.

2. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị, mức phụ cấp theo ngày làm việc được tính bằng mức phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có cùng cấp bậc quân hàm (không bao gồm phụ cấp quân hàm do kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ). Nếu thời gian tập trung từ 05 ngày đến 15 ngày thì được hưởng 1/2 tháng phụ cấp; nếu tập trung từ 16 ngày cho đến 31 ngày thì được hưởng cả tháng phụ cấp; nếu tập trung trên 31 ngày thì mức phụ cấp tiếp tục được hưởng như quy định từ đầu.

3. Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này bị ốm đau, tai nạn đi khám bệnh, chữa bệnh thì thời gian đi khám bệnh, chữa bệnh được hưởng phụ cấp theo ngày làm việc nhưng không vượt quá thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động.

4. Đơn vị trực tiếp tổ chức huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động đi làm nhiệm vụ chi trả chế độ đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Điều 5. Trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị

Gia đình quân nhân dự bị quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này, được hưởng trợ cấp như sau:

1. Mức trợ cấp

a) Mức trợ cấp 160.000 đồng/ngày áp dụng đối với gia đình quân nhân dự bị thuộc diện đang lao động, học tập, làm việc trong các cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

b) Mức trợ cấp 240.000 đồng/ngày áp dụng đối với gia đình quân nhân dự bị không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này.

c) Trường hợp quân nhân dự bị ốm đau, tai nạn đi khám bệnh, chữa bệnh thì gia đình quân nhân dự bị được hưởng trợ cấp nhưng không vượt quá thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động.

2. Tổ chức thực hiện

Sau khi kết thúc đợt tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động, đơn vị trực tiếp huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động lập danh sách quân nhân dự bị; xác nhận số ngày tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động; mức trợ cấp gia đình quân nhân dự bị, gửi về Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi quân nhân dự bị được gọi tập trung để chi trả trợ cấp cho gia đình quân nhân dự bị.

Điều 6. Chế độ khám bệnh, chữa bệnh; chế độ trợ cấp tai nạn; trợ cấp chết do tai nạn hoặc chết do ốm đau, tai nạn rủi ro

Quân nhân dự bị không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế quy định tại khoản 6 Điều 30 của Luật trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ, nếu bị ốm đau, bị tai nạn hoặc chết được thực hiện như sau:

1. Chế độ khám bệnh, chữa bệnh

Được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân, dân y; được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, tiền ăn bệnh lý theo hóa đơn thu tiền (nếu điều trị nội trú); nếu hết thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động mà phải tiếp tục điều trị thì được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh và tiền ăn bệnh lý tối đa không quá 15 ngày.

2. Chế độ trợ cấp tai nạn

a) Điều kiện hưởng trợ cấp

Quân nhân dự bị nếu bị tai nạn được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên khám, giám định kết luận mức độ suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được hưởng trợ cấp trong trường hợp: Trên đường từ nơi ở đến nơi tập trung huấn luyện hoặc khi kết thúc đợt tập trung huấn luyện trở về nơi ở; trong giờ làm việc và tại nơi thực hiện nhiệm vụ; ngoài giờ làm việc, ngoài nơi làm nhiệm vụ khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người chỉ huy có thẩm quyền.

b) Mức trợ cấp

Suy giảm khả năng lao động 5% thì được trợ cấp một lần bằng 8.000.000 đồng; sau đó, cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 800.000 đồng.

3. Chế độ trợ cấp đối với trường hợp chết do tai nạn hoặc chết do ốm đau, tai nạn rủi ro

a) Chết do tai nạn, gia đình được trợ cấp một lần bằng 57.600.000 đồng; thân nhân hoặc người tổ chức mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 16.000.000 đồng.

b) Chết do ốm đau, tai nạn rủi ro, gia đình được trợ cấp một lần bằng 4.800.000 đồng; thân nhân hoặc người tổ chức mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 16.000.000 đồng.

4. Chế độ, chính sách quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này không áp dụng đối với quân nhân dự bị bị ốm đau, tai nạn hoặc chết thuộc một trong các nguyên nhân sau đây:

a) Do mâu thuẫn của chính bản thân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ của đơn vị.

b) Do cố ý tự hủy hoại sức khỏe bản thân; do say rượu, bia; do vi phạm kỷ luật Quân đội, pháp luật của Nhà nước.

c) Do sử dụng chất ma túy, chất gây nghiện, chất hướng thần, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần trái với quy định của pháp luật.

5. Trách nhiệm thực hiện

Đơn vị trực tiếp huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động có trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí và các nội dung chi bảo đảm chế độ, chính sách quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này đối với quân nhân dự bị và gia đình quân nhân dự bị.

Điều 7. Chế độ, chính sách đối với học viên đào tạo sĩ quan dự bị; chế độ viếng sĩ quan dự bị từ trần

1. Chế độ tiền lương và phụ cấp, trợ cấp

a) Cán bộ, công chức, viên chức, hạ sĩ quan dự bị thuộc diện đang lao động, học tập, làm việc trong các cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị được cơ quan, tổ chức nơi đang lao động, học tập, làm việc trả nguyên lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp, phụ cấp đi đường, tiền tàu xe theo quy định hiện hành.

b) Quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ được cử đi đào tạo sĩ quan dự bị, trong thời gian đào tạo được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền tàu xe và phụ cấp đi đường như đối với quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ.

c) Hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ được cử đi đào tạo sĩ quan dự bị, trong thời gian đào tạo được hưởng phụ cấp và các chế độ, chính sách như đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ; hết thời gian đào tạo sĩ quan dự bị được xuất ngũ.

d) Hạ sĩ quan dự bị không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị, hằng tháng được hưởng phụ cấp theo cấp bậc quân hàm trong 02 năm đầu của hạ sĩ quan tại ngũ có cùng cấp bậc quân hàm.

đ) Những người tốt nghiệp đại học trở lên không hưởng lương từ ngân sách nhà nước; sinh viên khi tốt nghiệp đại học, trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị, hằng tháng được hưởng phụ cấp bằng mức phụ cấp quân hàm của cấp thượng sĩ.

e) Đối tượng quy định tại điểm d, điểm đ khoản này được thanh toán tiền tàu xe và phụ cấp đi đường như đối với quân nhân tại ngũ; thời gian hưởng phụ cấp theo cấp bậc quân hàm là thời gian đào tạo của từng đối tượng.

g) Học viên khi tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, ngoài tiền lương, phụ cấp hiện hưởng, được hưởng thêm một tháng tiền lương theo cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị được phong (không phải trừ tiền ăn, phụ cấp quân hàm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tháng đó).

2. Chế độ tiền ăn

Các đối tượng được cử đi đào tạo sĩ quan dự bị, trong thời gian đào tạo được cơ sở đào tạo bảo đảm tiền ăn như đối với học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội. Trường hợp ốm đau nằm viện điều trị nội trú được hưởng tiền ăn bệnh lý nhưng hết thời gian đào tạo mà chưa khỏi bệnh thì được thanh toán tiền ăn bệnh lý tối đa không quá 15 ngày.

3. Chế độ quân trang, đồ dùng sinh hoạt

a) Hạ sĩ quan dự bị hạng một; cán bộ, công chức, viên chức ngoài Quân đội hưởng lương từ ngân sách nhà nước; những người tốt nghiệp đại học trở lên không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, sinh viên khi tốt nghiệp đại học, trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị được cấp hoặc mượn quân trang, đồ dùng sinh hoạt.

b) Quân nhân chuyên nghiệp xuất ngũ, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ, trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị được hưởng chế độ quân trang, đồ dùng sinh hoạt như quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan tại ngũ.

4. Quy định nghỉ phép, hoãn gọi đào tạo sĩ quan dự bị đối với cán bộ, công chức đang công tác ở các cơ quan, đơn vị ngoài Quân đội

a) Trường hợp đang nghỉ phép năm mà được gọi đào tạo sĩ quan dự bị thì những ngày phép còn lại được nghỉ tiếp sau khi tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị hoặc nghỉ vào thời gian thích hợp.

b) Trường hợp thời gian tập trung đào tạo sĩ quan dự bị trùng với thời gian thi nâng bậc, thi kết thúc khóa học nghiệp vụ tại chức (có chứng nhận của cơ quan, đơn vị nơi làm việc) thì được hoãn gọi đào tạo sĩ quan dự bị đợt đó.

5. Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng trở lên chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trong thời gian đào tạo được cơ sở đào tạo đóng bảo hiểm y tế; mức đóng, hưởng bảo hiểm y tế được thực hiện như đối với hạ sĩ quan tại ngũ.

6. Chế độ ốm đau, tai nạn hoặc chết

Đối tượng tại khoản 5 Điều này nếu bị tai nạn, chết do tai nạn hoặc chết do ốm đau, tai nạn rủi ro được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 6 Nghị định này.

7. Về tham gia dự thi tuyển cán bộ, công chức, viên chức

Các đối tượng được tuyển chọn trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị có giấy báo thi tuyển công chức, viên chức hoặc thi nâng bậc, nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức do cấp có thẩm quyền quyết định, được nghỉ học để tham gia dự thi, thời gian nghỉ không quá 07 ngày trong khóa học; được bảo lưu kết quả thi tuyển đến khi tốt nghiệp khóa đào tạo sĩ quan dự bị.

8. Chế độ viếng sĩ quan dự bị từ trần

Sĩ quan đang phục vụ ở ngạch dự bị tại địa phương từ trần, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện cùng Ban Chỉ huy quân sự cấp xã tổ chức đoàn viếng, mức 1.600.000 đồng/trường hợp.

Điều 8. Hồ sơ, trách nhiệm, trình tự giải quyết trợ cấp tai nạn và trợ cấp chết do tai nạn hoặc do ốm đau, tai nạn rủi ro

1. Hồ sơ đề nghị giám định tai nạn và hưởng trợ cấp tai nạn; hồ sơ hưởng trợ cấp chết do tai nạn hoặc chết do ốm đau, tai nạn rủi ro

a) Hồ sơ đề nghị giám định tai nạn

Giấy giới thiệu của đơn vị trực tiếp huấn luyện dự bị động viên cấp trung đoàn hoặc cơ sở đào tạo sĩ quan dự bị (đơn vị trực tiếp huấn luyện) (01 bản chính); giấy ra viện (01 bản chính hoặc bản sao) hoặc trích sao hồ sơ bệnh án; giấy chứng nhận thương tích (01 bản sao) của cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị quân nhân dự bị); biên bản điều tra tai nạn do đơn vị trực tiếp huấn luyện lập (01 bản chính).

b) Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn

Biên bản điều tra tai nạn do đơn vị trực tiếp huấn luyện lập (01 bản chính); giấy ra viện (01 bản chính hoặc bản sao) hoặc trích sao hồ sơ bệnh án, hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích của cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị quân nhân dự bị); lệnh gọi tập trung huấn luyện hoặc quyết định gọi đào tạo sĩ quan dự bị của cấp có thẩm quyền (01 bản sao); biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa của bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên (02 bản chính); quyết định trợ cấp của đơn vị trực tiếp huấn luyện (02 bản chính). Trường hợp bị tai nạn giao thông thì có thêm biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng (01 bản chính hoặc bản sao).

c) Hồ sơ hưởng trợ cấp chết do tai nạn hoặc chết do ốm đau, tai nạn rủi ro

Biên bản điều tra tai nạn hoặc chết do ốm đau, tai nạn rủi ro do đơn vị trực tiếp huấn luyện lập (01 bản chính); giấy báo tử hoặc giấy chứng tử (01 bản sao) hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của tòa án đã có hiệu lực pháp luật (đối với trường hợp mất tích); lệnh gọi tập trung huấn luyện hoặc quyết định gọi đào tạo sĩ quan dự bị của cấp có thẩm quyền (01 bản sao); quyết định trợ cấp của đơn vị trực tiếp huấn luyện (02 bản chính).

d) Hồ sơ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này được lập thành 02 bộ, lưu tại: Đơn vị trực tiếp huấn luyện (01 bộ); cá nhân quân nhân dự bị, học viên đào tạo sĩ quan dự bị hoặc gia đình đối tượng 01 bộ (đối với trường hợp chết).

2. Trách nhiệm, trình tự giải quyết

a) Trường hợp giải quyết trợ cấp tai nạn

Cá nhân nộp trực tiếp hoặc qua bưu chính giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án; giấy chứng nhận thương tích của cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị quân nhân dự bị) cho đơn vị trực tiếp huấn luyện để lập hồ sơ giới thiệu giám định; khi nhận được thông báo của đơn vị trực tiếp huấn luyện, cá nhân trực tiếp đến Hội đồng giám định y khoa để giám định.

Đơn vị trực tiếp huấn luyện chuyển 01 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên để giám định cho đối tượng; khi có thông báo thời gian giám định của Hội đồng giám định y khoa thì thông báo cho đối tượng đi giám định.

Hội đồng giám định y khoa tiếp nhận hồ sơ giám định, thông báo cho đơn vị trực tiếp huấn luyện về thời gian giám định; sau thời gian giám định 05 ngày làm việc, hoàn thành Biên bản giám định và gửi cùng hồ sơ cho đơn vị trực tiếp huấn luyện.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Biên bản giám định của Hội đồng giám định y khoa, đơn vị trực tiếp huấn luyện hoàn thiện hồ sơ, quyết định hưởng trợ cấp tai nạn theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, thông báo cho đối tượng đến nhận trực tiếp hoặc chuyển khoản.

b) Trường hợp giải quyết trợ cấp chết do tai nạn hoặc chết do ốm đau, tai nạn rủi ro

Thân nhân đối tượng trực tiếp hoặc gửi qua bưu chính giấy báo tử hoặc giấy chứng tử của đối tượng hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của tòa án đã có hiệu lực pháp luật (đối với trường hợp mất tích) cho đơn vị trực tiếp huấn luyện.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, đơn vị trực tiếp huấn luyện có trách nhiệm thẩm định, hoàn thiện hồ sơ, quyết định hưởng trợ cấp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này và thông báo cho gia đình đối tượng đến nhận trực tiếp hoặc chuyển khoản.

Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 9. Nguồn kinh phí

1. Ngân sách trung ương bảo đảm cho việc thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được bố trí trong dự toán chi hằng năm của Bộ Quốc phòng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Ngân sách địa phương bảo đảm cho việc thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Điều 5 Nghị định này; bảo đảm chế độ, chính sách quy định tại Điều 4, Điều 6 Nghị định này trong thời gian huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động đối với đơn vị dự bị động viên thuộc bộ đội địa phương.

Điều 10. Trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương

1. Bộ Quốc phòng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phổ biến, tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên theo quy định của Luật và Nghị định này; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan kiểm tra, kịp thời giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

2. Bộ Tài chính bố trí ngân sách nhà nước thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định của Luật và Nghị định này.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các địa phương và cơ quan chức năng có liên quan triển khai thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của Luật và Nghị định này.

Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 21 tháng 8 năm 2020.

2. Các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

3. Các chế độ, chính sách đối với lực lượng dự bị động viên quy định tại Mục I Chương V Nghị định số 39/CP ngày 28 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên; Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 và Điều 43 Nghị định số 26/2002/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ về sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 12. Trách nhiệm thi hành

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị định 79/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Lực lượng dự bị động viên ngày 26 tháng 11 năm 2019;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ, chính sách trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.
...
Điều 3. Phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên; quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên

1. Phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên

a) Mức 160.000 đồng/tháng đối với sĩ quan dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên.

b) Mức 320.000 đồng/năm đối với quân nhân chuyên nghiệp dự bị; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên.

2. Phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên

Quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ cấp tiểu đội và tương đương trở lên được hưởng phụ cấp như sau:

a) Mức 480.000 đồng/quý đối với Tiểu đội trưởng, Khẩu đội trưởng và tương đương.

b) Mức 560.000 đồng/quý đối với Trung đội trưởng và tương đương.

c) Mức 640.000 đồng/quý đối với Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội và tương đương.

d) Mức 720.000 đồng/quý đối với Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội và tương đương.

đ) Mức 800.000 đồng/quý đối với Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn và tương đương.

e) Mức 880.000 đồng/quý đối với Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn và tương đương.

g) Mức 960.000 đồng/quý đối với Phó Trung đoàn trưởng, Phó Chính ủy trung đoàn và tương đương.

h) Mức 1.040.000 đồng/quý đối với Trung đoàn trưởng, Chính ủy trung đoàn và tương đương.

3. Điều kiện và thời gian hưởng phụ cấp

a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này có thời gian xếp vào đơn vị dự bị động viên từ đủ 15 ngày trong tháng trở lên thì tháng đó được hưởng phụ cấp; dưới 15 ngày trong tháng thì tháng đó không được hưởng phụ cấp.

b) Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có thời gian xếp vào đơn vị dự bị động viên từ đủ 06 tháng liên tục trở lên thì năm đó được hưởng phụ cấp; dưới 06 tháng thì năm đó không được hưởng phụ cấp.

c) Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này, thực hiện trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên và có đủ 45 ngày trong một quý trở lên thì quý đó được hưởng phụ cấp. Trong quý, quân nhân dự bị được bổ nhiệm chức vụ mới thì từ quý tiếp theo được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo chức vụ mới.

d) Thời gian hưởng phụ cấp đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này là khoảng thời gian quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên; quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên.

đ) Đối tượng hưởng phụ cấp quy định tại khoản 2 Điều này thì thôi hưởng phụ cấp tại khoản 1 Điều này.

4. Tổ chức chi trả

Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện tổ chức chi trả chế độ phụ cấp đối với đối tượng quy định tại Điều này.

Xem nội dung VB
- Quy định phụ cấp theo ngày làm việc được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị định 79/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Lực lượng dự bị động viên ngày 26 tháng 11 năm 2019;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ, chính sách trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.
...
Điều 4. Phụ cấp theo ngày làm việc

Quân nhân dự bị quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này không thuộc diện đang lao động, học tập, làm việc trong các cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được hưởng phụ cấp theo ngày làm việc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 của Luật Lực lượng dự bị động viên (gọi tắt là Luật) và được thực hiện như sau:

1. Đối với sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị, mức phụ cấp 01 ngày được tính bằng tháng tiền lương cơ bản hiện hành của sĩ quan có cùng cấp bậc quân hàm hoặc cùng bậc lương quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ chia cho 26 ngày.

2. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị, mức phụ cấp theo ngày làm việc được tính bằng mức phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có cùng cấp bậc quân hàm (không bao gồm phụ cấp quân hàm do kéo dài thời gian phục vụ tại ngũ). Nếu thời gian tập trung từ 05 ngày đến 15 ngày thì được hưởng 1/2 tháng phụ cấp; nếu tập trung từ 16 ngày cho đến 31 ngày thì được hưởng cả tháng phụ cấp; nếu tập trung trên 31 ngày thì mức phụ cấp tiếp tục được hưởng như quy định từ đầu.

3. Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này bị ốm đau, tai nạn đi khám bệnh, chữa bệnh thì thời gian đi khám bệnh, chữa bệnh được hưởng phụ cấp theo ngày làm việc nhưng không vượt quá thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động.

4. Đơn vị trực tiếp tổ chức huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động đi làm nhiệm vụ chi trả chế độ đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Xem nội dung VB
- Chế độ đối với Quân nhân dự bị không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được hướng dẫn bởi Điều 6 Nghị định 79/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Lực lượng dự bị động viên ngày 26 tháng 11 năm 2019;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ, chính sách trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.
...
Điều 6. Chế độ khám bệnh, chữa bệnh; chế độ trợ cấp tai nạn; trợ cấp chết do tai nạn hoặc chết do ốm đau, tai nạn rủi ro

Quân nhân dự bị không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế quy định tại khoản 6 Điều 30 của Luật trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ, nếu bị ốm đau, bị tai nạn hoặc chết được thực hiện như sau:

1. Chế độ khám bệnh, chữa bệnh

Được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân, dân y; được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, tiền ăn bệnh lý theo hóa đơn thu tiền (nếu điều trị nội trú); nếu hết thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động mà phải tiếp tục điều trị thì được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh và tiền ăn bệnh lý tối đa không quá 15 ngày.

2. Chế độ trợ cấp tai nạn

a) Điều kiện hưởng trợ cấp

Quân nhân dự bị nếu bị tai nạn được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên khám, giám định kết luận mức độ suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được hưởng trợ cấp trong trường hợp: Trên đường từ nơi ở đến nơi tập trung huấn luyện hoặc khi kết thúc đợt tập trung huấn luyện trở về nơi ở; trong giờ làm việc và tại nơi thực hiện nhiệm vụ; ngoài giờ làm việc, ngoài nơi làm nhiệm vụ khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người chỉ huy có thẩm quyền.

b) Mức trợ cấp

Suy giảm khả năng lao động 5% thì được trợ cấp một lần bằng 8.000.000 đồng; sau đó, cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 800.000 đồng.

3. Chế độ trợ cấp đối với trường hợp chết do tai nạn hoặc chết do ốm đau, tai nạn rủi ro

a) Chết do tai nạn, gia đình được trợ cấp một lần bằng 57.600.000 đồng; thân nhân hoặc người tổ chức mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 16.000.000 đồng.

b) Chết do ốm đau, tai nạn rủi ro, gia đình được trợ cấp một lần bằng 4.800.000 đồng; thân nhân hoặc người tổ chức mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 16.000.000 đồng.

4. Chế độ, chính sách quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này không áp dụng đối với quân nhân dự bị bị ốm đau, tai nạn hoặc chết thuộc một trong các nguyên nhân sau đây:

a) Do mâu thuẫn của chính bản thân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ của đơn vị.

b) Do cố ý tự hủy hoại sức khỏe bản thân; do say rượu, bia; do vi phạm kỷ luật Quân đội, pháp luật của Nhà nước.

c) Do sử dụng chất ma túy, chất gây nghiện, chất hướng thần, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần trái với quy định của pháp luật.

5. Trách nhiệm thực hiện

Đơn vị trực tiếp huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động có trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí và các nội dung chi bảo đảm chế độ, chính sách quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này đối với quân nhân dự bị và gia đình quân nhân dự bị.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 79/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Lực lượng dự bị động viên ngày 26 tháng 11 năm 2019;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ, chính sách trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.
...
Điều 5. Trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị

Gia đình quân nhân dự bị quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này, được hưởng trợ cấp như sau:

1. Mức trợ cấp

a) Mức trợ cấp 160.000 đồng/ngày áp dụng đối với gia đình quân nhân dự bị thuộc diện đang lao động, học tập, làm việc trong các cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

b) Mức trợ cấp 240.000 đồng/ngày áp dụng đối với gia đình quân nhân dự bị không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này.

c) Trường hợp quân nhân dự bị ốm đau, tai nạn đi khám bệnh, chữa bệnh thì gia đình quân nhân dự bị được hưởng trợ cấp nhưng không vượt quá thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động.

2. Tổ chức thực hiện

Sau khi kết thúc đợt tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động, đơn vị trực tiếp huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động lập danh sách quân nhân dự bị; xác nhận số ngày tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động; mức trợ cấp gia đình quân nhân dự bị, gửi về Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi quân nhân dự bị được gọi tập trung để chi trả trợ cấp cho gia đình quân nhân dự bị.

Xem nội dung VB
- Điều này được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 79/2020/NĐ-CP

Căn cứ Luật Lực lượng dự bị động viên ngày 26 tháng 11 năm 2019;
...
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ, chính sách trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.
...
Điều 9. Nguồn kinh phí

1. Ngân sách trung ương bảo đảm cho việc thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này được bố trí trong dự toán chi hằng năm của Bộ Quốc phòng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Ngân sách địa phương bảo đảm cho việc thực hiện chế độ, chính sách quy định tại Điều 5 Nghị định này; bảo đảm chế độ, chính sách quy định tại Điều 4, Điều 6 Nghị định này trong thời gian huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động đối với đơn vị dự bị động viên thuộc bộ đội địa phương.

Xem nội dung VB




Hiện tại không có văn bản nào liên quan.