Kế hoạch 98/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2025” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Số hiệu: 98/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Bùi Văn Cửu
Ngày ban hành: 10/07/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Dân tộc, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 98/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 10 tháng 07 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ EM MẦM NON, HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2018-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cQuyết đnh số 1008/QĐ-TTg , ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025"; Quyết định số 2805/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”;

Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2025” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

Tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mm non, học sinh tiu học vùng dân tộc thiểu số, bảo đảm cho trẻ có các kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học sinh học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển bền vững đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

Các Sở, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở quan tâm chỉ đạo thực hiện Kế hoạch theo mục tiêu, nhiệm vụ nhằm làm tốt công tác tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS; tăng khả năng sẵn sàng cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số (DTTS) đến trường; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông vùng DTTS.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Đến năm 2020:

- 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi; 100% học sinh tiểu học người DTTS được tập trung tăng cường tiếng Việt.

- 99% học sinh lớp 1 người DTTS đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn tiếng Việt: đọc, viết, nghe và nói và hoàn thành chương trình lớp học.

- trên 99% học sinh lớp 5 người DTTS đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn tiếng Việt cấp tiểu học: đọc thông, viết thạo, có kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt, hoàn thành chương trình tiểu học.

- 100% cán bộ quản lý, giáo viên Mầm non và Tiểu học vùng DTTS được bồi dưỡng kỹ năng công tác quản lý; phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt; được tìm hiểu phong tục, tập quán, văn hóa của người DTTS; được bi dưỡng và tự bi dưỡng tiếng DTTS phục vụ công tác giảng dạy học sinh DTTS.

- Có 85% các trường mm non, tiu học vùng DTTS được trang bị đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi phục vụ tăng cường tiếng Việt cho các cơ sở giáo dục có trẻ DTTS ở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn phù hợp với từng cấp học.

2. Đến năm 2025:

- 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi người DTTS hoàn thành chương trình mẫu giáo; 100% học sinh tiểu học người DTTS đảm bảo chất lượng, đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn tiếng Việt cấp tiểu học và sẵn sàng học lên trung học cơ sở.

- Tiếp tục bồi dưỡng kỹ năng công tác quản lý; phương pháp, knăng tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên Mầm non và Tiểu học vùng DTTS

- Có 100% các trường mầm non, tiểu học vùng DTTS được trang bị đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi phục vụ tăng cường tiếng Việt cho các cơ sở giáo dục có trẻ DTTS ở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn phù hợp với từng cấp học.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tăng cường công tác lãnh đạo trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiu học

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; tổ chức tốt công tác phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong việc thực hiện Kế hoạch.

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch có lộ trình thực hiện cụ thể, khthi, đạt mục tiêu kế hoạch, tăng tỷ lệ trẻ được thụ hưng đầy đủ chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước và nâng cao chất lượng thực hiện kế hoạch. Các Sở, ban, ngành liên quan cân đối, bố trí, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện kế hoạch theo hướng tối ưu kinh phí tự chủ, tận dụng các điều kiện hiện có của địa phương.

Hàng năm, đưa chỉ tiêu, kết quả thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng DTTS vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương để chỉ đạo và thực hiện là một trong những tiêu chí bình xét, đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, đoàn thể; bình xét gia đình văn hóa và đơn vị văn hóa.

Tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả tăng cường Tiếng Việt tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018-2020 và đến năm 2025.

2. Đẩy mạnh công tác truyền thông, xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học người DTTS

- Đẩy mạnh công tác tun truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của việc tăng cường tiếng Việt bằng nhiều hình thức nhằm cung cấp thông tin kịp thời đến toàn xã hội đối với việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS trên địa bàn toàn tỉnh.

- Thiết kế và triển khai các chuyên mục, chuyên trang trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ cho cha, mẹ học sinh và cộng đồng về sự cần thiết tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học người DTTS; các phương pháp, biện pháp để hỗ trợ cho người DTTS trên địa bàn tỉnh tăng cường giao lưu tiếng Việt; các sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học ở các trường mầm non, tiểu học, TH&THCS...

- Tăng tỷ lệ trẻ học 2 buổi/ngày đảm bảo chuyên cần để trẻ có thời gian, có hội được tăng cường tiếng Việt; tuyên truyền, hỗ trợ cho cha, mẹ học sinh nâng cao nhận thức trong việc tăng cường tiếng Việt, xây dựng môi trường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.

3. Tăng cường tài liệu, học liệu, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng môi trường tiếng Việt trong các cơ sgiáo dục

- Tổ chức biên soạn tài liệu, tranh ảnh, băng đĩa phù hợp, thân thiện với trẻ em người DTTS cho các sở giáo dục mm non, tiểu học vùng DTTS như tài liệu về hướng dẫn tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học người dân tộc Mông, Thái, Tày... tài liệu gợi ý về đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục nhằm tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học...

- Quan tâm đầu tư tạo môi trường tiếng Việt phong phú, đa dạng. Tăng cường giao tiếp tiếng Việt trong quá trình hoạt động giáo dục ở trường; tổ chức các hoạt động vui chơi, giao lưu tiếng Việt cho học sinh ở mọi nơi, mọi lúc phù hợp với từng lứa tuổi; tổ chức các mô hình thư viện, tăng cường văn hóa đọc, trang trí trường, lớp thân thiện gần gũi với học sinh; giao tiếp thực hành tiếng Việt thường xuyên trong các hoạt động giáo dục ở trường cũng như ở nhà và giao tiếp xã hội.

Tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt trong các cơ sở giáo dục mầm non phù hợp lứa tuổi, theo nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, giúp trẻ phát triển kỹ năng nghe, hiểu, phát âm và diễn đạt bằng tiếng Việt.

4. Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD)

- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 100% CBQL và giáo viên dạy trẻ em người DTTS về công tác quản lý, phương pháp, kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục để tăng cường tiếng Việt phù hợp với đối tượng trẻ em vùng DTTS trên địa bàn tỉnh. Tổ chức bi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ quản lý, giáo viên công tác ở vùng dân tộc thiu s.

- Biên soạn tài liệu và tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ng; đồng thời biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn các nội dung để bảo tồn, phát huy phong tục, tập quán, văn hóa các dân tộc thiểu scho đội ngũ CBQL và giáo viên dạy trẻ em người DTTS.

5. Thực hiện chế độ, chính sách đối với trẻ em DTTS và đội ngũ CBQL, giáo viên tham gia tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS

- Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách đi với cán bộ quản lý, giáo viên tham gia nhiệm vụ tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS; thực hiện tốt các chế độ chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với trẻ em vùng DTTS.

- Hỗ trợ các hoạt động biên soạn tài liệu địa phương, kết hợp với các hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phát triển văn hóa địa phương.

6. Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ kinh phí mua sắm sách, vở, tài liệu, học liệu, đồ dùng đồ chơi nhằm thực hiện hiệu quả tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS.

Huy động cán bộ hưu trí, các hội viên, đoàn viên của các tổ chức đoàn th, đặc biệt là Đoàn Thanh niên, Hội khuyến học, Hội Liên hiệp Phụ nữ tham gia dạy tiếng Việt cho cha, mẹ và trẻ em người DTTS, gắn với hoạt động xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho người lớn và đề án xây dựng xã hội học tập

Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các dự án, các chương trình mục tiêu quốc gia... về tài chính, kỹ thuật, tiếp thu có chọn lọc các phương pháp tiến bộ trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS phối hợp với điều kiện tình hình của tỉnh.

IV. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Giai đoạn 2018-2020

- Xây dựng ban hành kế hoạch triển khai thực hiện "Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học người DTTS" cấp tnh, cấp huyện và cấp trường.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến mục đích, ý nghĩa và sự cn thiết của việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS đến các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, gia đình, cộng đồng người DTTS.

- Tổ chức rà soát các điều kiện về tình hình đội ngũ giáo viên và Cơ sở vật chất như: phòng học, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, học liệu, phần mềm dạy học tiếng Việt để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

- Lựa chọn trường mầm non và tiểu học để xây dựng chỉ đạo điểm ở vùng có số đông trẻ em mầm non và học sinh tiểu học người DTTS.

- Xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS.

- Tuyển chọn đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ; tổ chức nghiên cứu biên soạn tài liệu, học liệu, tranh ảnh, băng đĩa thực hiện tăng cường tiếng Việt ở mầm non và tiểu học; biên soạn tài liệu học tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên mầm non và tiểu học với nội dung những câu giao tiếp hàng ngày giữa cô và trò, một số từ vựng có liên quan đến Chương trình giáo dục ở mầm non và tiểu học.

- Tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non, học sinh tiu học vùng DTTS.

- Tổ chức các Hội nghị chuyên đề, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên; tập huấn, bồi dưng về tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người DTTS, cộng đồng vùng đồng bào DTTS để xây dựng môi trường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.

- Tổ chức các Hội thi và hoạt động giao lưu các cấp cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học người DTTS.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết 3 năm triển khai thực hiện kế hoạch "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS"; tìm giải pháp thực hiện có hiệu quả trên địa bàn tnh.

2. Giai đoạn 2021-2025

Tiếp tục thực hiện hiệu quả Kế hoạch tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học người DTTS trên địa bàn tnh.

Bố trí đủ giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi để tổ chức thực hiện dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường, điểm trường mầm non, tiểu học, TH&THCS có học sinh người DTTS.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và tiểu học được bồi dưỡng, tập huấn đầy đủ nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người DTTS, tập huấn nâng cao năng lực thực hành và tăng vốn từ giao tiếp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của DTTS để phục vụ giảng dạy tiếng Việt cho trẻ em mm non và học sinh tiểu học.

Bảo đảm chính sách hỗ trợ cho cán bộ quản, giáo viên tham gia trực tiếp thực hiện dạy học tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học người DTTS; đảm bảo đầy đủ chế độ, chính sách hỗ trợ cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người DTTS tham gia các hoạt động học tập và kỹ năng giao tiếp tiếng Việt.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Kinh phí do Ngân sách nhà nước cấp từ nguồn chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo hàng năm (bao gồm chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên) theo phân cấp ngân sách; kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Các nguồn kinh phí huy động, tài trợ hợp pháp từ cộng đồng, doanh nghiệp, tài trợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế.

Tổng kinh phí thực hiện: 39.670.230.000 đồng (Ba mươi chín tỷ, sáu trăm bảy mươi triệu, hai trăm ba mươi ngàn đồng).

(Chi tiết theo phụ lục đính kèm).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết hàng năm, giai đoạn 2018-2020; 2021-2025.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả , định kỳ báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất kinh phí thực hiện Kế hoạch.

3. Các Sở: Ni v, Kế hoạch và Đầu tư:

Căn cứ chức năng nhiệm vụ, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện Kế hoạch.

4. SThông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng nâng cao nhận thức của nhân dân về mục tiêu, ý nghĩa của Kế hoạch tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh tiểu học người DTTS trên địa bàn tỉnh.

5. Ban Dân tộc tỉnh, Tỉnh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội khuyến hc, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh:

Phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo huy động cán bộ, đoàn viên, hội viên tham gia vận động trẻ trong độ tuổi ra lớp và tổ chức các hoạt động hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS; tổ chức các hoạt động vui chơi, các trò chơi dân gian cho trẻ em, qua đó lồng ghép các hoạt động giáo dục tuyên truyền lịch sử dân tộc cho trẻ em DTTS; hỗ trợ vật chất cho học sinh DTTS, động viên, khen thưởng học sinh nghèo vượt khó trong học tập.

6. Ủy ban nhân dân các huyện:

Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị trường, lớp thực hiện Kế hoạch. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện hàng năm theo lộ trình Kế hoạch; tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch nếu có vướng mắc, các cơ sở giáo dục, các cấp, các ngành kịp thời phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: GD&ĐT, Tài chính, KH&ĐT, Nội vụ; TT&TT;
- Đài PT&TH tỉnh, Báo HB;
- Tỉnh đoàn Hòa Bình, Hội LHPN tỉnh;
- Hội Khuyến học tỉnh;
- UBND các huyện;
- Chánh, Phó CVPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX (L30b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Văn Cửu

 

TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN

KẾ HOẠCH "TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON, HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2018-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025"
(Kèm theo Kế hoạch: 98/KH-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

Đơn vị nh: 1.000 đ

TT

Nội dung

Giai đoạn 1 (2018-2020)

Giai đoạn 2 (2021-2025)

Tổng kinh phí cả 2 giai đoạn

Ghi chú

Mầm non

Tiu học

Tổng

Mầm non

Tiểu học

Tổng

1

Công tác truyền thông

0

3.000

3.000

0

4.800

4.800

7.800

 

2

Cung cấp tài liệu, học liệu, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi vận động ngoài trời cho các cơ sở GD có học sinh DTTS

13.471.330

17.406.100

30.877.430

1.905.000

1.180.000

3.085.000

33.962.430

 

3

Tập huấn, bồi dưỡng cho CBQL, GV, của các cơ sở GD có trem người DTTS

162.000

162.000

324.000

270.000

270.000

540.000

864.000

 

4

Xây dựng môi trường tiếng Việt cho HS DTTS

650.000

650.000

1.300.000

1.600.000

1.600.000

3.200.000

4.500.000

 

5

Quản lý, thực hiện Kế hoạch

63.000

63.000

126.000

105.000

105.000

210.000

336.000

 

TNG 2 GIAI ĐOẠN:

2018-2025 (8 năm)

14.346.330

18.284.100

32.630.430

3.880.000

3.159.800

7.039.800

39.670.230

 

UBND TỈNH HÒA BÌNH