Kế hoạch 97/KH-UBND về kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo năm 2020
Số hiệu: | 97/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Sơn La | Người ký: | Hoàng Quốc Khánh |
Ngày ban hành: | 10/04/2020 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tôn giáo, tín ngưỡng, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 97/KH-UBND |
Sơn La, ngày 10 tháng 4 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO; KIỂM TRA, RÀ SOÁT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN CHỨA ĐỰNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO NĂM 2020
Thực hiện Kế hoạch số 15/KH-TGCP ngày 27/3/2020 của Ban Tôn giáo Chính phủ về kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo năm 2020. Theo đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 280/TTr-SNV ngày 07/4/2020, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch kiểm tra, rà soát cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo: Nhằm đánh giá kết quả bước đầu triển khai Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (sau đây gọi là Luật) và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (sau đây gọi là Nghị định 162); các văn bản pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các sai phạm (nếu có).
Tiếp nhận những thông tin phản hồi từ công tác kiểm tra về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật và Nghị định 162, qua đó hướng dẫn các địa phương thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, đề xuất kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương.
Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của chính quyền, địa phương, đảm bảo thi hành pháp luật được thống nhất, đồng bộ và nghiêm túc.
- Kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo: Nhằm kịp thời phát hiện các quy định trái hoặc không còn phù hợp của văn bản QPPL được kiểm tra với quy định của Luật và Nghị định 162 để kịp thời kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ, thi hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản QPPL.
Góp phần nâng cao chất lượng công tác soạn thảo, ban hành, kiểm tra văn bản QPPL về tín ngưỡng, tôn giáo và liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo của chính quyền địa phương, đảm bảo thi hành pháp luật được thống nhất, đồng bộ, nghiêm túc.
2. Yêu cầu
Việc kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, toàn diện, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành và UBND các huyện, thành phố.
Tuân thủ đúng quy định về phạm vi, đối tượng, thủ tục kiểm tra, không làm ảnh hưởng đến công tác của các cơ quan, đơn vị được kiểm tra.
Nắm bắt kịp thời để báo cáo cấp có thẩm quyền những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện và những quy định chồng chéo, không còn phù hợp được phát hiện trong quá trình kiểm tra để có chỉ đạo giải quyết kịp thời.
II. NỘI DUNG
1. Nội dung, phạm vi kiểm tra
a) Đối với công tác kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo (từ ngày 01/9/2019 - 01/9/2020).
- Tình hình ban hành văn bản triển khai, văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật và Nghị định 162, thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo), gồm: tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản triển khai, văn bản quy định chi tiết; tính thống nhất, đồng bộ của văn bản; tính khả thi của văn bản.
- Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật, gồm: Tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về pháp luật và các văn bản có liên quan (Luật và Nghị định 162, thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo); sự phù hợp của tổ chức bộ máy; mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật; mức độ đáp ứng về nguồn kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật.
- Tình hình tuân thủ pháp luật: Tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền; tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền; mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Tình hình thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo từ 01/9/2019 đến ngày 01/9/2020:
+ Tình hình thực hiện Luật và Nghị định 162 cần tập trung vào một số nội dung sau: Hoạt động tín ngưỡng (Điều 11, Điều 12 của Luật); Đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung (Điều 16, 17 của Luật; Điều 5, 6 của Nghị định); phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc; thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành; cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc; cơ sở đào tạo tôn giáo; lớp bồi dưỡng về tôn giáo...); hoạt động tôn giáo (thông báo danh mục hoạt động tôn giáo hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung, hội nghị của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; cuộc lễ, giảng đạo ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp; hoạt động trong lĩnh vực bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo); việc tiếp nhận và xác nhận thông báo theo quy định của Luật và Nghị định 162 và thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; các bất cập, khó khăn trong thực hiện các quy định của Luật và Nghị định 162 tại địa phương.
+ Các nội dung khác: Hiện tượng tôn giáo mới; vấn đề đất đai, xây dựng liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo; các hoạt động vi phạm, lệch chuẩn,...(các hoạt động mê tín, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi); bất cập trong quản lý nhà nước đối với các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo đặc biệt là cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh (thu phí, thùng công đức, cách thức quản lý,...).
- Những kết quả đạt được, tồn tại, nguyên nhân tồn tại, kiến nghị, đề xuất.
b) Đối với công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL (từ ngày 01/9/2019 - 01/9/2020)
Kiểm tra, rà soát các văn bản QPPL về tín ngưỡng, tôn giáo và liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo do HĐND, UBND các cấp ban hành có nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ, đang còn hiệu lực pháp luật tại thời điểm tiến hành kiểm tra.
2. Hình thức kiểm tra
2.1. Tự kiểm tra
UBND các huyện, thành phố tự kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; tự kiểm tra, rà soát văn bản QPPL liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành tại địa phương; gửi báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ), trong đó nêu rõ tình hình thực hiện ở từng cấp: xã, huyện.
2.1. Kiểm tra trực tiếp
Giao Sở Nội vụ thành lập Đoàn kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo tại: huyện Vân Hồ, Yên Châu theo Kế hoạch số 766/QĐ-SNV ngày 16/12/2019 của Sở Nội vụ về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác Nội vụ năm 2020.
3. Đối tượng kiểm tra, thời gian thực hiện
3.1. Đối tượng kiểm tra
- Kiểm tra trực tiếp tại UBND các huyện: Vân Hồ, Yên Châu
- Tự kiểm tra: UBND các huyện còn lại.
3.2. Thời gian thực hiện
- Quý III năm 2020: Kiểm tra UBND huyện Vân Hồ.
- Quý IV năm 2020: Kiểm tra UBND huyện Yên Châu
(Thời gian, thành phần đoàn kiểm tra thực hiện theo Kế hoạch số 766/QĐ-SNV ngày 16/12/2019 của Sở Nội vụ, lịch kiểm tra cụ thể giao Sở Nội vụ thông báo).
- Các huyện tự kiểm tra gửi báo cáo về Sở Nội vụ trước ngày 05/9/2019 để tổng hợp báo cáo Ban Tôn giáo Chính phủ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
l.Sở Nội vụ
- Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh rà soát các văn bản pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chứa đựng quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành; xây dựng kế hoạch kiểm tra và quyết định thành lập đoàn kiểm tra, sưu tầm các văn bản có liên quan phục vụ cho công tác kiểm tra.
- Bố trí các điều kiện cần thiết và kinh phí theo quy định hiện hành, đảm bảo cho công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật được tiến hành thuận lợi và đạt kết quả tốt.
- Tổng hợp báo cáo kết quả tự kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn toàn tỉnh; công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật và chứa đựng quy phạm pháp luật báo cáo UBND tỉnh, Ban Tôn giáo Chính phủ.
- Thông báo kết quả kiểm tra, xử lý sai phạm (nếu có) gửi các địa phương.
- Báo cáo UBND tỉnh về kết quả kiểm tra trực tiếp tại 02 huyện (Vân Hồ, Yên Châu), đề xuất các biện pháp xử lý nếu phát hiện có sai phạm trong thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Tiến hành tự kiểm tra tình hình thi hành pháp luật và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; rà soát văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, phát hiện những nội dung chưa phù hợp hoặc cần hủy bỏ, thay thế, ban hành mới cho phù hợp với Luật và Nghị định 162; gửi báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để tổng hợp báo cáo Ban Tôn giáo Chính phủ (có đề cương báo cáo gửi kèm theo).
- Các huyện được kiểm tra trực tiếp, chuẩn bị nội dung theo Kế hoạch này và các văn bản triển khai việc thực hiện Kế hoạch số 766/QĐ-SNV ngày 16/12/2019 của Sở Nội vụ về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác Nội vụ năm 2020./.
|
CHỦ TỊCH |
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO NĂM 2020; KIỂM TRA, RÀ SOÁT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN CHỨA ĐỰNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO NĂM 2020
I. TÌNH HÌNH TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN
1. Tình hình tín ngưỡng
2. Tình hình tôn giáo
II. KẾT QUẢ TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO (từ ngày 01/9/2019 - 01/9/2020)
1. Ban hành các văn bản để chỉ đạo, triển khai và quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của địa phương.
- Việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo huyện, ở xã.
- Số lượng văn bản của cấp huyện, xã ban hành có liên quan đến lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo;
- Đánh giá tính kịp thời, đầy đủ, thống nhất; sự phối hợp của các ngành trong việc ban hành các văn bản có liên quan trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo;
2. Tình hình đảm bảo các điều kiện cho thi hành pháp luật
- Công tác tập huấn, phổ biến pháp luật, đào tạo, bồi dưỡng;
- Bố trí biên chế, nhân sự làm công tác tôn giáo (cấp huyện, cấp xã).
- Nguồn kinh phí, cơ sở vật chất đảm bảo thi hành pháp luật.
3. Tình hình thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
- Việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung theo quy định của luật.
- Việc hướng dẫn và chấp thuận đề nghị tổ chức các cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo; đề nghị thăm viếng và truyền, giảng đạo;
- Việc quản lý các hoạt động từ thiện, nhân đạo, hoạt động tình nguyện liên quan đến tổ chức, cá nhân tôn giáo.
- Công tác phối hợp, phân công nắm tình hình, giám sát các cuộc lễ, cuộc truyền giảng đạo và hoạt động từ thiện, nhân đạo, hoạt động tình nguyện liên quan đến tổ chức, cá nhân tôn giáo.
- Vấn đề đất đai, xây dựng liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
- Việc giải quyết đơn đề nghị, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo (nếu có).
- Các nội dung khác: hiện tượng tôn giáo mới; các hoạt động vi phạm, lệch chuẩn,… (các hoạt động mê tín, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi); bất cập trong quản lý nhà nước đối với các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo đặc biệt là cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh (thu phí, thùng công đức, cách thức quản lý,...)
4. Đánh giá chung
- Những kết quả đã đạt được trong việc thi hành pháp luật và thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác tín ngưỡng, tôn giáo của địa phương.
- Những tồn tại, khó khăn.
- Nguyên nhân.
III. KẾT QUẢ KIỂM TRA, RÀ SOÁT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN CHỨA ĐỰNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO (từ ngày 01/9/2019 - 01/9/2020)
1. Tình hình ban hành văn bản QPPL và chứa đựng QPPL
2. Công tác tự kiểm tra văn bản
2.1. Một số kết quả đạt được
- Về thẩm quyền ban hành
- Về hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
- Về nội dung văn bản
2.2. Một số tồn tại
- Về căn cứ ban hành
- Về nội dung
- Về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
3. Danh mục văn bản sai về thẩm quyền, nội dung
III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Đối với trung ương
2. Đối với tỉnh
DANH MỤC VĂN BẢN
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ VĂN BẢN CHỨA ĐỰNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TỪ NGÀY 01/9/2018 ĐẾN NGÀY 01/8/2019
TT |
Tên loại văn bản |
Số, ký hiệu văn bản |
Trích yếu văn bản |
Ngày, tháng, năm ban hành văn bản |
I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT |
||||
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
II. VĂN BẢN CHỨA ĐỰNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT |
|
|||
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
Nghị định 162/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật tín ngưỡng, tôn giáo Ban hành: 30/12/2017 | Cập nhật: 30/12/2017