Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án đẩy mạnh thanh toán qua Ngân hàng đối với dịch vụ công: Thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Số hiệu: | 94/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Yên Bái | Người ký: | Tạ Văn Long |
Ngày ban hành: | 05/04/2019 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Ngân hàng, tiền tệ, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 94/KH-UBND |
Yên Bái, ngày 05 tháng 4 năm 2019 |
Thực hiện Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Đề án đẩy mạnh thanh toán qua Ngân hàng đối với các dịch vụ công: Thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái, như sau:
Triển khai Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội.
Đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: Thanh toán các khoản Thuế, tiền điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các Chương trình an sinh xã hội tại tỉnh Yên Bái để nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt nhằm góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, tạo cơ sở cho việc áp dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các sở, ban ngành, các đơn vị sự nghiệp công lập, các địa phương để phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Tạo sự chuyển biến về thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh, làm thay đổi dần tập quán sử dụng tiền mặt trong thanh toán đối với tổ chức, cá nhân, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt; Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa các hoạt động thanh toán trong nền kinh tế và thu nhập cá nhân trong xã hội, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm kinh tế.
Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh Yên Bái đạt được các mục tiêu chủ yếu sau:
a) Đối với dịch vụ thu ngân sách: 80% giao dịch nộp thuế của các tổ chức, cơ quan, đơn vị và các cá nhân trong tỉnh được thực hiện qua ngân hàng; 80% Kho bạc Nhà nước từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố có thiết bị chấp nhận thẻ ngân hàng để phục vụ cho việc thu ngân sách nhà nước.
b) Đối với dịch vụ thanh toán tiền điện: Phấn đấu 70% số tiền điện được thanh toán qua ngân hàng tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
c) Đối với dịch vụ thanh toán tiền nước: Phấn đấu 70% khách hàng là các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp thanh toán qua ngân hàng; Phấn đấu 30% cá nhân, hộ gia đình ở thành phố Yên Bái, trung tâm các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh thực hiện thanh toán tiền nước qua ngân hàng.
d) Đối với dịch vụ thanh toán tiền học phí: 100% trường cao đẳng, các trung tâm đào tạo trong tỉnh chấp nhận thanh toán tiền học phí qua ngân hàng và 80% số sinh viên tại các trường cao đẳng, các trung tâm đào tạo nộp học phí qua ngân hàng.
đ) Đối với dịch vụ thanh toán viện phí: phấn đấu 50% bệnh viện tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh chấp nhận thanh toán viện phí qua ngân hàng.
e) Đối với dịch vụ chi trả an sinh xã hội: Phấn đấu 20% số tiền chi trả an sinh xã hội tại địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn huyện được thực hiện qua ngân hàng. Riêng đối với 02 huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải phấn đấu 10% số tiền chi trả an sinh xã hội được thực hiện qua ngân hàng.
f) Đối với dịch vụ thanh toán tiền cước viễn thông: Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thanh toán trả tiền cước điện thoại qua tài khoản ngân hàng.
II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Quán triệt và chỉ đạo Triển khai thực hiện đầy đủ, nhanh chóng và có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23/02/2018, của các Bộ ngành, Trung ương và các văn bản pháp lý, các cơ chế chính sách mới về thanh toán qua ngân hàng.
2. Triển khai đồng bộ các chính sách về thanh toán qua ngân hàng cung ứng dịch vụ đảm bảo đồng bộ.
a) Cung ứng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán trên cơ sở áp dụng công nghệ hiện đại;
b) Đẩy mạnh phát triển mạng lưới hệ thống ngân hàng và các dịch vụ thanh toán, ứng dụng hệ thống thanh toán bù trừ tự động cho các giao dịch bán lẻ, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện kết nối, giao dịch thanh toán qua ngân hàng các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội qua ngân hàng;
c) Triển khai đồng bộ các quy định về cơ chế thu, trả phí đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nhằm khuyến khích sử dụng dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội;
d) Nâng cao hiệu quả và mở rộng hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn, nhất là tại các trung tâm huyện, thị vùng nông thôn. Áp dụng các phương pháp thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và Nhân dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa sử dụng và thực hiện giao dịch.
3. Triển khai ứng dụng các hình thức, phương thức mới, hiện đại phục vụ thanh toán, chuyển tiền hiện đại qua ngân hàng đối với dịch vụ công và chi trả các chương trình an sinh xã hội, dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn tỉnh.
a) Tiếp tục mở rộng thêm hình thức, phương thức mới, hiện đại phục vụ thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công và chi trả các chương trình an sinh xã hội;
b) Áp dụng các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt thuận lợi cho khách hàng trong thu, nộp thuế, thanh toán hóa đơn định kỳ (điện, nước, học phí,...) viện phí, chi trả lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán hiện đại nhưng dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; có thể áp dụng đối với những đối tượng khách hàng chưa có tài khoản ngân hàng;
c) Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong giải pháp xác thực, nhận biết khách hàng bằng phương pháp điện tử, cho phép ngân hàng có thể nhận diện chính xác được khách hàng, từ đó phát triển thêm các phương thức thanh toán mới tạo thuận lợi cho khách hàng dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng;
d) Phát triển thêm các sản phẩm thẻ ngân hàng đa năng, đa dụng cho phép thực hiện các giao dịch thu, nộp thuế, thu phí cầu đường, nhận tiền bảo hiểm xã hội, nộp học phí, viện phí với nhiều hình thức thanh toán: thanh toán trực tuyến, thanh toán trên ứng dụng điện thoại di động và các dịch vụ thanh toán hiện đại khác;
đ) Khuyến khích các mô hình hợp tác giữa các ngân hàng với các tổ chức trung gian thanh toán để cung cấp các sản phẩm dịch vụ thanh toán phù hợp với đặc thù dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội;
4. Thực hiện tốt việc trao đổi thông tin dữ liệu về thu, nộp ngân sách giữa các cơ quan thuế, hải quan, kho bạc; chia sẻ thông tin phù hợp giữa đơn vị cung ứng dịch vụ công và ngân hàng để áp dụng thống nhất việc định danh các khoản thu (mã giao dịch ID) nhằm đơn giản hóa thông tin luân chuyển giữa các cơ quan, góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán các giao dịch điện tử.
5. Tăng cường chỉ đạo triển khai thanh toán dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội qua ngân hàng. Phối hợp chặt chẽ giữa Bảo hiểm Xã hội tỉnh trong việc chi trả lương, trợ cấp từ bảo hiểm xã hội thông qua các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.
6. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán của các chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM); kiểm tra, rà soát hệ thống máy giao dịch tự động (ATM) và thiết bị chấp nhận thẻ (POS) tại điểm bán hàng; chỉ đạo các chi nhánh NHTM tăng cường hệ thống đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch qua ATM, POS và các giải pháp phòng, chống tội phạm công nghệ cao nhằm đánh cắp thông tin, tài khoản của khách hàng, đồng thời có biện pháp khuyến cáo, hướng dẫn khách hàng phòng tránh các rủi ro, thủ đoạn gian lận; theo dõi và xử lý kịp thời những vướng mắc, sai sót.
7. Tăng cường công tác thông tin truyền thông.
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông về thanh toán các dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội qua ngân hàng: tuyên truyền về các sản phẩm, dịch vụ, quy trình, thủ tục thanh toán không dùng tiền mặt, những lợi ích và hiệu quả của việc sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng để nộp thuế, trả tiền điện, nước, học phí, viện phí và chi trả an sinh xã hội.
8. Các giải pháp hỗ trợ khác:
- Các ngân hàng chú trọng phát triển các Chương trình, chính sách và hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng về quy trình thanh toán tạo thói quen cho khách hàng trong việc thanh toán dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội qua ngân hàng.
- Khuyến khích các ngân hàng, đơn vị cung ứng dịch vụ công nghiên cứu và phát triển, triển khai các hình thức ưu đãi cho khách hàng thực hiện thanh toán dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội qua ngân hàng.
- Xem xét biểu dương, khen thưởng đối với các ngân hàng, đơn vị cung ứng dịch vụ công tích cực triển khai thực hiện thanh toán dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội qua ngân hàng.
III. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện chỉ đạo, phối hợp các đơn vị cung cấp dịch vụ công với các chi nhánh NHTM, các Sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện việc thanh toán các dịch vụ công như điện, nước, học phí, viện phí, cước viễn thông, truyền hình, chi trả an sinh xã hội qua ngân hàng (Thời gian thực hiện: năm 2019-2020).
- Phối hợp với Kho bạc Nhà nước tỉnh đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt, thông qua các phương thức thanh toán điện tử, phục vụ chi tiêu công và các khoản chi ngân sách qua tài khoản ngân hàng (Thời gian thực hiện 2019-2020).
- Yêu cầu các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính, đơn vị được cấp phát kinh phí thực hiện thông qua các phương thức thanh toán điện tử đối với các khoản chi tiêu hành chính.
2. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái.
- Là cơ quan chủ trì, chỉ đạo các chi nhánh NHTM phối hợp các đơn vị cung cấp dịch vụ, các Sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện việc thanh toán các dịch vụ công như điện, nước, học phí, viện phí, cước viễn thông, truyền hình, chi trả an sinh xã hội qua ngân hàng (Thời gian thực hiện: năm 2019-2020).
- Căn cứ nội dung tại Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: Thuế, điện nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội.
- Quán triệt và chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về thanh toán nói chung, thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng; tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán của các NHTM, hệ thống ATM, POS trên địa bàn tỉnh (Thời gian thực hiện: năm 2019-2020).
- Thường xuyên cập nhật biện pháp nhận biết rủi ro, cách phòng tránh và xử lý khi bị lợi dụng trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt để phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh tuyên truyền, phổ biến đến người tiêu dùng trên các phương tiện thông tin đại chúng (Thời gian thực hiện: Thường xuyên, từ nay đến năm 2020).
- Chỉ đạo các chi nhánh NHTM:
+ Tiếp tục đầu tư, phát triển thêm số lượng máy giao dịch tự động (ATM) ở các trung tâm huyện, thị xã, thành phố và phát triển số lượng điểm chấp nhận thẻ (POS) tại các đơn vị Kho bạc Nhà nước, bệnh viện, trường học, các điểm giao dịch một cửa của các cơ quan nhà nước, các trung tâm phục vụ hành chính công, các điểm thu nộp thuế của cơ quan thuế, hải quan, chi trả an sinh xã hội...
+ Tiếp cận, triển khai các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học, điện lực, công ty cấp nước.
+ Phối hợp với các cơ quan truyền thông của tỉnh, như Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Báo Yên Bái, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh tuyên truyền, giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ thanh toán dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội mà đơn vị mình cung ứng (Thời gian thực hiện 2019-2020).
- Chỉ đạo Công ty Điện lực Yên Bái mở rộng triển khai mô hình thanh toán điện tử qua ngân hàng và phối hợp với các chi nhánh NHTM đẩy mạnh dịch vụ thu tiền điện của cá nhân, hộ gia đình qua ngân hàng.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận, biên bản hợp tác, phối hợp giữa các sở, ngành liên quan để đẩy mạnh phát triển thanh toán điện tử, xây dựng chương trình thúc đẩy phát triển thanh toán điện tử tại các doanh nghiệp, đơn vị bán lẻ hàng hóa và dịch vụ nhằm thúc đẩy thương mại điện tử.
- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái, các chi nhánh NHTM khuyến khích các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ có các hình thức động viên, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
- Phối hợp với các chi nhánh NHTM hướng dẫn các đơn vị bán lẻ thuộc đối tượng quản lý triển khai thực hiện thanh toán dịch vụ bán lẻ bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (Thời gian thực hiện 2019-2020).
Chỉ đạo các cơ sở y tế, bệnh viện tích cực hợp tác với các chi nhánh NHTM triển khai thanh toán viện phí qua ngân hàng; cho phép lắp đặt các ATM và các thiết bị chấp nhận thẻ (POS) tại các cơ sở y tế để phục vụ thanh toán viện phí nhanh chóng, tiết kiệm thời gian khám chữa bệnh.
Chỉ đạo các cơ sở đào tạo, các trường học tích cực phối hợp với các chi nhánh NHTM triển khai thanh toán tiền học phí, trả lương và các khoản thu nhập cho cán bộ, viên chức, người lao động qua ngân hàng phù hợp với điều kiện; tuyên truyền, vận động, khuyến khích học sinh, sinh viên thanh toán học phí qua ngân hàng. (Thời gian thực hiện 2019-2020).
Chỉ đạo các trường thuộc sự quản lý phối hợp và tạo điều kiện với các chi nhánh NHTM lắp đặt các ATM và các thiết bị chấp nhận thẻ (POS) tại đơn vị mình để thanh toán tiền học phí qua ngân hàng.
6. Sở Lao động - Thương binh và xã hội
Phối hợp với Bưu điện tỉnh, các chi nhánh NHTM thực hiện chi trả trợ cấp xã hội cho các đối tượng thụ hưởng, phù hợp với điều kiện và nhu cầu của người thụ hưởng. (Thời gian thực hiện 2019-2020).
- Đẩy mạnh việc ứng dụng thanh toán điện tử phục vụ chi tiêu công; thực hiện các khoản chi ngân sách qua thẻ chi tiêu công (Thời gian thực hiện 2019- 2020).
- Tiếp tục mở rộng việc trả lương, thu nhập cho cán bộ công chức, lực lượng vũ trang qua tài khoản cá nhân (Thời gian thực hiện 2019-2020).
- Chỉ đạo các Chi cục Thuế trong toàn tỉnh triển khai phương thức nộp thuế điện tử đối với các tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh.
- Phối hợp với cơ quan Công an để tiến hành thu thuế điện tử đối với thuế trước bạ ô tô, xe máy... (Thời gian thực hiện 2019-2020).
- Phối hợp với Chi Cục hải quan tỉnh, Kho bạc nhà nước, các chi nhánh NHTM để thống nhất các giải pháp trao đổi thông tin, đầu tư hạ tầng thanh toán điện tử để hỗ trợ công tác quản lý, thu thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, doanh nghiệp và người dân thực hiện đa dạng linh hoạt các dịch vụ thanh toán điện tử trong việc thu, nộp thuế điện tử.
- Phối hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Yên Bái và các đơn vị liên quan trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn, phát hiện phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán.
- Phối hợp Kho bạc Nhà nước thu các khoản nộp phạt theo biên bản phạt vi phạm qua các chi nhánh NHTM, khuyến khích hình thức nộp tiền phạt qua tài khoản. (Thời gian thực hiện 2019-2020).
10. Sở Thông tin và Truyền thông
- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các kiến thức, chủ trương, chính sách, chỉ đạo của Trung ương và địa phương về thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Phối hợp các sở, ngành liên quan thực hiện tích hợp giải pháp thanh toán trực tuyến trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân có thể thanh toán trực tuyến dịch vụ công.
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn về thanh toán không dùng tiền mặt, bảo vệ người tiêu dùng sử dụng dịch vụ thanh toán đến người dân, doanh nghiệp bằng các hình thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả; gắn phát triển thanh toán không dùng tiền mặt với Chương trình xây dựng chính quyền điện tử; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thu ngân sách, thu phí dịch vụ công và chi tiêu công của các cơ quan nhà nước (Thời gian thực hiện 2019- 2020).
- Tổ chức tuyên truyền, vận động, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn tỉnh thay đổi dần thói quen sử dụng tiền mặt, tăng cường sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt (Thời gian thực hiện 2019-2020).
- Xây dựng kênh tiếp nhận, xử lý thông tin trực tuyến để người dân có thể phản ánh kịp thời các hành vi gian lận, giả mạo, lừa đảo; phối hợp Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Yên Bái cập nhật biện pháp nhận biết rủi ro, cách phòng tránh và xử lý khi bị lợi dụng trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt để phổ biến đến người tiêu dùng trên các phương tiện thông tin đại chúng (Thời gian thực hiện 2019).
Nghiên cứu, xây dựng và áp dụng các hình thức thi đua, khen thưởng, xếp hạng, đánh giá doanh nghiệp bán lẻ, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn (Thời gian thực hiện 2019-2020).
Chỉ đạo các đơn vị thuộc đối tượng quản lý phối hợp với các chi nhánh NHTM trên địa bàn thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với các loại phí đăng kiểm, phí cầu đường, mua xăng dầu, dịch vụ vận tải...
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng thanh toán bằng tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, thanh toán qua điện thoại khi đến thực hiện giao dịch các thủ tục hành chính do Sở quản lý thực hiện không dùng tiền mặt để nộp các loại phí, lệ phí.
Chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh vận tải sử dụng các phương thức thanh toán điện tử để giao dịch trả phí trong các dịch vụ như đăng kiểm, phí cầu đường, mua xăng dầu; triển khai cho các cá nhân thực hiện thanh toán điện tử các loại phí đào tạo lái xe, lệ phí sát hạch lái xe trong lĩnh vực quản lý.
- Đầu tư, phát triển và mở rộng thêm mạng lưới ATM ở các trung tâm huyện, thị xã, thành phố; mở rộng, lắp đặt thêm mạng lưới thiết bị chấp nhận thanh toán ở các đơn vị Kho bạc Nhà nước, bệnh viện, trường học, các điểm giao dịch một cửa của các cơ quan nhà nước, các trung tâm hành chính công, các điểm thu nộp thuế của các cơ quan thuế, hải quan, chi trả an sinh xã hội... để phục vụ thanh toán qua ngân hàng;
- Lập kế hoạch cụ thể với các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan, bệnh viện, trường học, Điện lực, các công ty viễn thông... để triển khai thực hiện đồng bộ hiệu quả.
- Tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thu nộp thuế, thanh toán hóa đơn điện, nước, học phí, viện phí, cước viễn thông đến các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình.
- Phát triển thêm các dịch vụ, sản phẩm, thẻ ngân hàng đa năng, đa dụng cho phép thực hiện các giao dịch thu, nộp thuế, nhận tiền bảo hiểm xã hội, nộp học phí, viện phí với nhiều hình thức thanh toán, các dịch vụ ưu đãi: Thanh toán trực tuyến, thanh toán qua POS, mPOS, thanh toán trên ứng dụng điện thoại thông minh...
- Tăng cường kiểm tra, rà soát hệ thống máy giao dịch tự động (ATM) và thiết bị chấp nhận thẻ (POS) tại điểm bán hàng; tăng cường hệ thống đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch qua ATM, POS và các giải pháp xác thực khách hàng để phòng, chống các hành vi gian lận.
- Chủ động theo dõi và xử lý kịp thời những vướng mắc, sai sót; đồng thời có biện pháp khuyến cáo, hướng dẫn khách hàng phòng tránh các rủi ro, thủ đoạn gian lận.
14. Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Quán triệt nội dung Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh đến các đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức và doanh nghiệp, người dân trên địa bàn; có chủ trương khuyến khích, tạo điều kiện để các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh bán lẻ, người dân phối hợp với đơn vị cung ứng dịch vụ công và các chi nhánh NHTM trên địa bàn đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong: Thanh toán, chi tiêu công, thu phí dịch vụ công, chi trả trợ cấp xã hội, lương hưu, mở rộng việc trả lương, thu nhập qua tài khoản.
- Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tăng cường sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2019.
- Phối hợp các chi nhánh NHTM trên địa bàn mở rộng lắp đặt, ứng dụng thiết bị thanh toán điện tử tại các cơ quan, đơn vị để thu phí dịch vụ công (Thời gian thực hiện: 2019-2020).
- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin để dễ dàng tiếp cận với các phương thức thanh toán điện tử hiện đại.
Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ các nguồn: Kinh phí của các ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán và các nguồn vốn hợp pháp khác. Các Sở ngành, địa phương cân đối chi từ dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các cơ quan, đơn vị để thực hiện các nội dung liên quan theo thẩm quyền.
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái
- Là cơ quan đầu mối, chủ trì và chịu trách nhiệm đôn đốc, phối hợp các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định; Kịp thời tổng hợp kết quả triển khai, khó khăn vướng mắc, đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức đoàn thể của tỉnh: Tăng cường phối hợp, tuyên truyền, vận động cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai, thực hiện Kế hoạch này.
3. Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao:
- Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức triển khai kịp thời và hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời lồng ghép với các nội dung về phát triển thanh toán không dùng tiền mặt vào các kế hoạch, đề án, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, sở, ngành mình.
- Định kỳ trước ngày 10 tháng 12 hàng năm, các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo kết quả thực hiện gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái để tổng hợp báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: Thuế, điện nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng nhiệm vụ được giao, lĩnh vực quản lý có trách nhiệm chỉ đạo, quán triệt và nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, trường hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo kịp thời về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Yên Bái để được hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Quyết định 241/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội Ban hành: 23/02/2018 | Cập nhật: 28/02/2018
Quyết định 241/QĐ-TTg năm 2016 công nhận thành phố Trà Vinh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Trà Vinh Ban hành: 05/02/2016 | Cập nhật: 16/02/2016
Quyết định 241/QĐ-TTg năm 2015 về mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2014 - 2015 Ban hành: 24/02/2015 | Cập nhật: 04/03/2015
Quyết định 241/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 26/2008/QH12 về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường Ban hành: 23/02/2009 | Cập nhật: 25/02/2009
Quyết định 241/QĐ-TTg năm 2003 phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam đến năm 2005 Ban hành: 04/03/2003 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 241/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030 Ban hành: 24/02/2021 | Cập nhật: 25/02/2021