Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2016 thực hiện đề án "Tái cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020"
Số hiệu: 92/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai Người ký: Nguyễn Hữu Thể
Ngày ban hành: 08/04/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
LÀO CAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 92/KH-UBND

Lào Cai, ngày 08 tháng 4 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TÁI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG, LÂM NGHIỆP TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2016-2020”

Thực hiện Nghị quyết số 01- NQ/ĐH ngày 24/9/2015 của Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XV và Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 27/11/2015 của Tỉnh ủy Lào Cai về 4 chương trình công tác, 19 đề án trọng tâm của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XV nhiệm kỳ 2015-2020. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện đề án “Tái cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020” với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa các nội dung của Đề án “Tái cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020” ban hành kèm theo Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 27/11/2015 của Tỉnh ủy.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, bền vững trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của từng vùng, từng địa phương. Nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng giá trị và khả năng cạnh tranh thông qua liên kết mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp. Xây dựng phát triển nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp; giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt. Nâng cao năng lực, trình độ, thu nhập, cải thiện mức sống của người dân nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng chống thiên tai đảm bảo an toàn, phát triển sản xuất bền vng.

2. Yêu cầu

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố chủ động, tích cực triển khai Kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, hiệu quả; thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát, báo cáo, đánh giá tiến độ đối với việc thực hiện các nhiệm vụ của đề án.

II. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2020

(1) Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 6% năm (Cả nước dự kiến 3,5 - 4%); giá trị tăng thêm bình quân 5,4%/năm, đạt 7.201 tỷ đồng (theo giá cố định 2010).

(2) Cơ cấu kinh tế nội ngành đến năm 2020: Nông nghiệp 80,0%, Lâm nghiệp: 15,0%, Thủy sản: 5,0%. Trong nông nghiệp: trồng trọt 60%, chăn nuôi 37,4%, dịch vụ 2,6%.

(3) Giá trị sản phẩm/01 ha đất canh tác bình quân năm 2020 đạt trên 80 triệu đồng; giá trị sản phẩm/đơn vị canh tác ứng dụng công nghệ cao, bình quân đạt trên 260 triệu.

(4) Đảm bảo an ninh lương thực, đến năm 2020, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 340.000 tấn; sản lượng thịt hơi các loại đạt 50.833 tấn; sản lượng thủy sản đạt 9.813 tấn.

(5) Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực nông thôn, thu nhập bình quân đầu người tại nông thôn đạt 30 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn hàng năm giảm từ 3 - 5%.

(6) Khai thác tốt các lợi ích về môi trường, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng chống thiên tai; nâng tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đạt 56%, góp phần thực hiện định hướng tăng trưởng xanh của tỉnh;

(7) Phấn đấu đến hết năm 2020, toàn tỉnh Lào Cai có 50 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 34,97%, (giai đoạn 2016-2020 là 29 xã); Bình quân mỗi xã đạt 14,1 tiêu chí nông thôn mới; có 120/144 đạt từ 10 tiêu chí trở lên, không còn xã dưới 5 tiêu chí.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. Các nhiệm vụ và giải pháp chung

(1) Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và nhiệm vụ sản xuất nông, lâm nghiệp cho cán bộ quản lý nhà nước các cấp, các doanh nghiệp và người nông dân; tranh thủ sự ủng hộ của các cấp, các ngành về tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Chủ động tổ chức chỉ đạo sản xuất theo kế hoạch ngay từ đầu năm, chuẩn bị tốt vật tư, chủ động sản xuất theo diễn biến thời tiết và thời vụ.

(2) Tiếp tục rà soát, điều chỉnh các quy hoạch sản xuất nông, lâm, thủy sản; quy hoạch sắp xếp dân cư; quy hoạch nông thôn mới cấp xã. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện quy hoạch, nhất là sự kết hợp giữa quy hoạch ngành, lĩnh vực và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

(3) Thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất linh hoạt theo đúng quy hoạch, kế hoạch và nhu cầu thị trường, nhất là chuyển đổi đất trồng sắn, lúa, ngô không hiệu quả sang trồng cây khác có hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục chuyển nhượng, thuê, góp đất nông nghiệp, vận động người dân “dồn điền, đổi thửa” khuyến khích tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất quy mô lớn.

(4) Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ, ưu tiên cao nhất cho nghiên cứu, chuyển giao và sản xuất các loại giống chất lượng cao, công nghệ chế biến, bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Phát triển khoa học công nghệ là khâu đột phá” để thực hiện tái cơ cấu ngành. Tăng cường hợp tác với các Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học để nghiên cứu thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

(5) Tổ chức lại sản xuất thông qua việc tổng kết kinh nghiệm và phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất, mô hình quản lý có hiệu quả trong thực tiễn; Coi trọng củng cố kinh tế hộ và tổ, nhóm hộ có cùng sở thích; Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ; 100% HTX được chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012; Xây dựng các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các cây trồng trong tiêu chí cánh đồng lớn; đồng thời tài liệu hóa làm cơ sở nhân rộng và xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện sản xuất của các địa phương.

Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng loại cây trồng, vật nuôi nhất là những vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung làm thay đổi tập quán canh tác phân tán, thủ công sang sản xuất bằng máy, thiết bị tiên tiến, hiện đại, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, giảm tn thất trong nông nghiệp, đến năm 2020, những vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung cơ bản được cơ giới hóa và cơ giới hóa đồng bộ.

(6) Thực hiện hiệu quả đào tạo nghề cho nông dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành: Tổ chức các khóa đào tạo, nâng cao năng lực trình độ chuyên môn cho cán bộ ngành nông nghiệp, đặc biệt quan tâm vai trò của mạng lưới Khuyến nông, Thú y viên xã; rà soát biên chế và năng lực cán bộ để bố trí, sắp xếp bộ máy và nâng cao hiệu lực quản lý ngành; Đẩy mạnh bồi dưỡng, tập huấn cho doanh nghiệp, hộ nông dân nhằm chuyển giao mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; Chú trọng đối với các đối tượng tham gia sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC. Tổ chức tham quan, học tập nghiên cứu mô hình về sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC tại một số địa phương.

(7) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, triển khai nghiêm túc đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân để tháo gỡ khó khăn cho cơ sở. Tập trung thực hiện tt công tác quản lý nhà nước về giống cây trng, vật nuôi, tăng cường kiểm tra, kiểm soát vật tư đu vào sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

(8) Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chương trình xây dựng nông thôn mới; chương trình giảm nghèo bền vững; Chương trình 135 của Trung ương, tỉnh đã ban hành. Trên cơ sở Đề án số 01 về Tái cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, UBND các huyện, thành phố chủ động xây dựng các dự án sản xuất nông, lâm nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế trình UBND tỉnh xem xét quyết định, đồng thời lồng ghép nguồn lực, kết hợp tăng cường chỉ đạo đảm bảo thực hiện các mục tiêu, yêu cầu tái cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp trên địa bàn.

(9) Phát triển dịch vụ nông nghiệp và thị trường, có cơ chế khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống cửa hàng, kho bảo quản đtrưng bày, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm chủ lực của tỉnh (Gạo, ngô, chè, Atiso, cây ăn quả, rau, hoa, sản phẩm chăn nuôi) theo cơ chế Nhà nước cho thuê mặt bằng, cơ sở sẵn có tại các chợ hoặc điểm tập trung dân cư tại trung tâm (TP Lào Cai, huyện Sa Pa), doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, phục vụ quảng bá sản phẩm hoặc tự btrí các điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm nông nghiệp trong khu vực chợ trung tâm các huyện.

2. Nhiệm vụ và giải pháp đối với từng lĩnh vực

2.1. Trồng trọt

Tập trung xây dựng và thực hiện các dự án phát triển sản xuất đảm bảo an ninh lương thực, các sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh và giá trị gia tăng lớn theo chuỗi giá trị, để nâng cao giá trị sản phẩm trên đơn vị canh tác, cụ thể:

2.1.1. Dự án đảm bảo an ninh lương thực

a) Cây lúa: Khai thác hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa, đến năm 2020, diện tích gieo trồng lúa đạt 33.250 ha, năng suất lúa bình quân đạt 51,1 tạ/ha, sản lượng 170.070 tấn; Tiếp tục duy trì và nhân rộng phương thức sản xuất cánh đồng một giống, cánh đồng an toàn dịch, tổ dịch vụ bảo vệ sản xuất tự nguyện; Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất như SRI, 3 giảm 3 tăng, phân viên nén dúi trên cây lúa.

Tập trung xây dựng vùng thâm canh trọng điểm lúa quy mô 7.000 ha trên địa bàn 9 huyện, thành phố gồm: Văn Bàn 2.000ha, Bảo Yên 1.500ha, Bát Xát 1.000ha, Bảo Thắng 1.000ha, Mường Khương 700ha, Bắc Hà 300ha, Sa Pa 200ha, Si Ma Cai 200ha và TP Lào Cai 100ha.

Phát triển vùng sản xuất lúa chất lượng cao 5.000 ha (duy trì 3.050ha, phát triển mở rộng 1.950ha) tại các huyện: Bảo Thắng 1.330ha (duy trì 760ha, phát triển mở rộng 570ha), Bảo Yên 1.200 (duy trì 640ha, phát triển mở rộng 560ha), Bát Xát 440ha (duy trì 250ha, phát triển mở rộng 190ha), Văn n 1.010ha (duy trì 660ha, phát triển mở rộng 350ha), Mường Khương 700ha (duy trì 450ha, phát triển mở rộng 250ha), Bắc Hà 180ha (duy trì 150ha, phát triển mở rộng 30ha), Sa Pa 40ha và TP Lào Cai 100ha.

Xây dựng 275 ha mô hình trình diễn ứng dụng quy trình kỹ thuật canh tác lúa cải tiến SRI, quy trình sản xuất lúa chất lượng cao theo GAP; Thành lập 100 tổ nhóm nông dân cùng liên kết sản xuất lúa; Tổ chức 340 lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân; Tổ chức 5 lớp tập huấn nâng cao năng lực TOT cho cán bộ hỗ trợ cộng đồng; Tổ chức 4 cuộc đi thoại về chính sách, kỹ thuật, vn đthị trường tiêu thụ sản phẩm lúa cho nông dân; Xây dựng 6 chuyên mục Khuyến nông tuyên truyền trên sóng truyền hình.

b) Cây Ngô: Duy trì diện tích đất trồng ngô, tiếp tục tăng vụ ngô trên đất nương đi, diện tích ngô gieo trng hàng năm đạt 36.000 ha; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất (trồng ngô mật đdầy, sử dụng giống ngô mới, giống biến đi gen ...) đ nâng cao năng sut ngô bình quân đạt 47,2 tạ/ha, sản lượng 169.930 tấn vào năm 2020. Phát triển vùng sản xuất thâm canh ngô hàng hóa bền vững với diện tích 15.000ha tại các huyện: Bảo Thắng 1.500ha, Bảo Yên 1.500ha, Bát Xát 2.000ha, Văn Bàn 1.500ha, Mường Khương 4.000ha; Sa Pa 1.000ha, Bắc Hà 1.700ha, Si Ma Cai 1.500ha và thành phố Lào Cai 300ha.

Xây dựng 175 ha mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất thâm canh ngô bền vững theo chuỗi giá trị sản phẩm; Thành lập 100 tnhóm nông dân cùng liên kết sản xuất ngô hàng hóa; Tổ chức 280 lớp tập huấn kỹ thuật cho nông dân; Tổ chức 5 lớp tập huấn nâng cao năng lực TOT cho cán bộ hỗ trợ cộng đồng; Tổ chức 14 cuộc đối thoại về chính sách, kỹ thuật, vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm ngô cho nông dân; Xây dựng 7 chuyên mục Khuyến nông tuyên truyền trên sóng truyền hình.

2.1.2 Dự án Sản xuất giống nông, lâm nghiệp

Sản xuất giống lúa, giống khoai tây sạch bệnh, giống ngô, giống cây ăn quả và giống cây lâm nghiệp cung ứng cho sản xuất trong tỉnh và các tỉnh phía Bc đLào Cai trở thành thành trung tâm sản xuất giống cây nông lâm nghiệp của vùng.

a) Sản xuất giống lúa: Quy mô sản xuất đến năm 2020 đạt 400- 600 ha, sản lượng trên 1.000 tấn đáp ứng 100% nhu cầu về giống lúa của tỉnh Lào Cai.

Sản xuất giống lúa lai F1 với diện tích tăng dần đến năm 2020 đạt 400 ha, sản lượng đạt trên 800 tấn. Sản xuất tại các huyện Bát Xát, Văn Bàn, Bảo Thắng và liên kết sản xuất một số tỉnh khác có năng lực sản xuất giống lúa lai. Chủ yếu là các giống lúa lai do Lào Cai chọn tạo: LC25, LC212, LC270, VL20, Việt Hương 135, một số giống lúa lai hai, ba dòng mới.

Sản xuất giống lúa thuần chất lượng cao với diện tích năm 2020 đạt 200 ha, sản lượng đạt 600 tấn tại huyện Mường Khương, Bát Xát, Bảo Thắng.

Sản xuất nhân dòng hạt giống lúa bố, mẹ phục vụ cho sản xuất lúa lai F1 đến năm 2020 đạt 20ha, sản lượng đạt 30 tấn/năm tại huyện Bắc Hà, Bát Xát.

b) Sản xuất khoai tây giống sạch bệnh: Đến năm 2020 đạt 50 ha với sản lượng đạt 500 - 600 tấn củ giống khoai tây/năm cung cấp cho sản xuất 500 - 600 ha khoai tây của tỉnh Lào Cai. Địa điểm sản xuất tại huyện Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Thắng. Cơ cấu giống chủ yếu là P07, Solara, VT2...Sản xuất khoai tây sạch bệnh các cấp từ phòng nuôi cấy mô, công nghệ khí canh, hệ thống nhà lưới di động ...

c) Sản xuất giống ngô: Trồng thử nghiệm 3 năm 2014, 2015 và 2016, từ năm 2017 sẽ tổ chức sản xuất hàng hóa giống ngô lai tại tỉnh. Đến năm 2020 sản xuất 30ha/năm, sản lượng 200 tấn. Lào Cai hợp tác với các đơn vị nghiên cứu và sản xuất giống ngô trong nước để cung ứng giống ngô trên địa bàn tỉnh; hợp tác cung cấp giống ngô bố mẹ, chuyển giao kỹ thuật.

d) Sản xuất giống cây ăn quả ôn đới: Hàng năm sản xuất trên 100.000 cây giống, cả giai đoạn sản xuất trên 300.000 cây giống đảm bảo chất lượng cung cấp cho trồng mới 650ha cây ăn quả ôn đới của tỉnh. Cơ cấu giống chủ yếu là các giống Lê VH6, Đào Pháp, mận Tam Hoa, mận địa phương và một số giống cây ăn quả nhập nội mới. Cải tạo, nâng cấp vườn ươm cây giống với hệ thống nhà màng, nhà kính, tưới tự động, cây bầu... Nâng cao chất lượng vườn cây giống gốc, cây đầu dòng với hệ thống tưới phun, ép giàn tạo tán.

e) Sản xuất giống cây lâm nghiệp: Xây dựng vườn ươm giống tổ chức sản xuất 35 triệu cây giống/năm đáp ứng nhu cầu trồng mới 11.000 ha rừng trồng/năm. Chủng loại sản xuất chủ yếu giống cây keo lai, tai tượng, mỡ, sa mộc, thông mã vĩ, Pơ mu, đinh, lát, xoan đào... tại Bảo Thắng, Bắc Hà, Mường Khương, Simacai, Bát Xát, Bảo Yên.

f) Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng: Tăng cường sưu tầm, tuyển chọn nguồn vật liệu từ đó đẩy mạnh công tác lai tạo, chọn lọc và khảo nghiệm phát triển giống cây trồng mới. Đến năm 2020 công nhận được 1-2 giống lúa và chọn tạo được 1-2 giống cây ăn quả có năng suất, chất lượng tốt

2.1.3. Dự án sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao

Đẩy mạnh sản xuất rau trái vụ vùng cao, xây dựng các vùng rau chuyên canh, rau an toàn với các loại bản địa vùng cao như Súp Lơ, Sa Lát, Su Hào, Bắp Cải; Cà chua, Dưa Chuột, Ớt ngọt, Su Su, bò khai, ngót rừng... với các công nghệ, kỹ thuật áp dụng là màng phủ nông nghiệp (PE) trong canh tác; hệ thống nhà lưới, nhà kính; canh tác trên giá thể, thủy canh, tưới tiết kiệm; quy trình sản xuất rau an toàn hoặc thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP) hoặc sản xuất hữu cơ (Organic); sử dụng phân bón vi sinh, hữu cơ, sử dụng thuốc BVTV sinh học; bảo quản, sơ chế giảm tổn thất sau thu hoạch.

Duy trì và mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn. Xây dựng vùng sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao với diện tích 700 ha, trong đó huyện Sa Pa 310ha, Bắc Hà 130ha, TP Lào Cai 55ha, Bảo Thắng 50ha, Bát Xát 60ha, Mường Khương 50ha, Văn Bàn 45ha; Khảo sát, đánh giá, tư vấn cấp chứng nhận VietGAP 300 ha; Xây dựng 02 Mô hình sản xuất rau: Cà chua, dưa chuột công nghệ cao với quy mô 10.000m2 tại 02 huyện Sa Pa và Bắc Hà mỗi huyện 5000 m2; Đào tạo tập huấn cho 2.600 lượt người sản xuất về quy trình sản xuất rau an toàn.

Xây dựng được kênh phân phối sản phẩm rau an toàn và Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn theo chuỗi khép kín và được cấp chứng nhận sản phẩm an toàn; Mỗi huyện tham gia dự án xây dựng được 01 trang Web giới thiệu quảng bá, liên kết tiêu thụ sản phẩm. In ấn 50.000 tờ rơi, 5.000 tờ áp phích tuyên truyền về sản phẩm cho người tiêu dùng biết và sử dụng

Tiếp tục triển khai mạnh các nội dung hợp tác Lào Cai - Lâm Đồng nhằm tranh thủ kinh nghiệm, nguồn giống đã nhập nội Lâm Đồng; Tổ chức tham quan, học tập nghiên cu mô hình về sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC tại một số địa phương

2.1.4. Dự án ứng dụng CNC trong sản xuất cây hoa

Phát triển ổn định diện tích hoa 200 ha tại Sa Pa 150ha, Bắc Hà 50ha, sản xuất các loại hoa Ly ly, hồng, Đồng tiền, Địa lan, Lay ơn... tập trung, sử dụng các giống tốt có năng suất cao, chất lượng cao, đồng đều; hình thành vùng sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao, xây dựng Sa Pa thành vùng chuyên sản xuất hoa lớn của các tỉnh phía Bắc. Sử dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới, canh tác trên giá thể, tưới tiết kiệm, sử dụng phân bón vi sinh, hữu cơ, sử dụng thuốc BVTV sinh học, áp dụng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); bảo quản, đóng gói sản phẩm sau thu hoạch bằng công nghệ tiên tiến.

Xây dựng mô hình thử nghiệm giống cây trồng mới, mô hình ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đối với cây hoa; Xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm hoa Sa Pa, Bắc Hà.

Tổ chức 100 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất hoa công nghệ cao cho khoảng 7.000 hộ nông dân; Tổ chức 20 cuộc Hội thảo, hội nghị về chính sách sản xuất, kỹ thuật, thị trường... giữa cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và nông dân; Xây dựng Video, in tờ rơi kỹ thuật để tuyên truyền hướng dẫn về quy trình sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao; Tổ chức 5 đợt tham quan học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trồng hoa tại các tỉnh có nghề trồng hoa phát triển.

2.1.5. Dự án ứng dụng CNC trong sản xuất dược liệu

Khai thác thế mạnh về đất đai, khí hậu, nguồn gen quý sẵn có (như Atisô, Giảo cổ lam, Xuyên khung, Tam thất, Sa nhân tím, Đương quy, Thạch hộc) và nhập nội giống mới có chất lượng tốt, giá trị cao. Công nghệ, kỹ thuật có thể sử dụng là hệ thống nhà kính, nhà lưới; canh tác không dùng đất (thủy canh, giá thể, khí canh), tưới tiết kiệm (phun mưa, nhỏ giọt) có hệ thống điều kiện tự động hoặc bán tự động; màng nilon để che phủ luống trồng, chống bốc hơi nước và cỏ dại, giảm xói mòn đất canh tác; sử dụng phân bón vi sinh, hữu cơ, phun thuốc phòng trừ dịch bệnh tự động hoặc bán tự động, áp dụng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); bảo quản, sơ chế giảm tổn thất sau thu hoạch

Đến năm 2020 mở rộng diện tích trồng 350 ha và duy trì ổn định sản xuất tại các huyện: Bát Xát 80 ha (Đương quy, Xuyên khung, actiso...); Bắc Hà 50 ha (Đương quy, atiso, Xuyên khung, Đan sâm...); Sa Pa 65 ha (atiso, Đương quy, Xuyên khung...); Mường Khương 65ha (Đương quy, atiso, Thạch hộc...); Si Ma Cai 45 ha (Tam thất, Ý dĩ...); Văn Bàn 45 ha (Đương Quy,...); Bố trí diện tích trồng dược liệu tại các xã nằm trong vùng quy hoạch công nghệ cao trên địa bàn.

Cơ cấu cây dược liệu đầu tư các dự án: Actiso 100ha; Xuyên Khung 100ha; Đương quy 80ha; Thạch hộc tía 5ha; Ý dĩ 20 ha; Đang sâm 35ha; Tam thất 10ha. Các loại cây trồng dưới tán rừng bao gồm: Ba kích; Chè dây; Giảo cổ lam; rêu đá; Thuc tắm người Dao đỏ .... Tập trung phát triển 6-7 chủng loại sản phẩm dược liệu hàng hóa, trong đó ưu tiên phát triển các chủng loại dược liệu có lợi thế cnh tranh lớn nhờ phù hợp các tiểu vùng khí hậu tỉnh Lào Cai, từng bước đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

2.1.6. Dự án Cải tạo và sản xuất cây ăn quả ôn đới ứng dụng công nghệ cao

Phát triển cây ăn quả ôn đới đến năm 2020 đạt 2.000ha trên cơ sở duy trì, cải tạo vườn cây hiện có; trồng mới 500ha trong đó ứng dụng công nghệ cao trồng mới và cải tạo 250ha (trồng mới 150ha, cải tạo 100ha) tập trung tại các huyện: Sa Pa 80ha (trồng mới 50ha, cải tạo 30ha), Bắc Hà 75ha (trồng mới 40ha, cải tạo 35ha), Bát Xát 50ha (trồng mới 30ha, cải tạo 20ha), Văn Bàn 30ha (trồng mới 30ha) và TP Lào Cai 15ha(cải tạo 15ha). Sản xuất các loại Mận Tam Hoa, Lê VH6, Đào Pháp chín sớm,v.v... tập trung, sử dụng các giống tt có năng suất cao, chất lượng cao, đồng đều. Sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm kết hợp bón phân có hệ thống điều kiện tự động hoặc bán tự động, sử dụng phân bón vi sinh, hữu cơ, sử dụng màng nilon che phủ gốc, túi bọc quả chống côn trùng chích hút; đốn tỉa cành, tỉa quả chăm sóc cây trồng đúng quy trình tạo sản phẩm đẹp và chất lượng.

Phát triển sản xuất cây lê VH 6 ứng dụng công nghệ cao 100 ha: Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao quy mô 03 ha, thực hiện tại xã Tả Phời - thành phố Lào Cai; Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao một phần quy mô 7 ha, thực hiện tại huyện (Sa Pa 2 ha, Bắc Hà 3 ha, Bát Xát 2 ha); Cải tạo nâng cao hiệu quả trồng cây lê VH 6, chăm sóc theo quy trình, bổ sung thêm hệ thống vin cành đơn giản bằng dây nilon chuyên dụng, bao quả bằng túi chuyên dụng;

Phát triển trồng mới cây ăn quả ôn đới chất lượng cao: Quy mô thực hiện 500 ha: Cây lê VH6 110 ha, Lê Phong Thủy (lê mới) 20 ha, lê Xanh Bắc Hà 100 ha, đào Pháp chín sớm 50 ha, mận Tả Van 100 ha, mận Hậu 100 ha.

Tập huấn kỹ thuật, quảng bá sản phẩm: Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho cán bộ khuyến nông cơ sở ở các xã để nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm về sản xuất cây ăn quả ôn đới. Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ dân tham gia trồng mới và các hộ đã trồng lâu năm trong các vùng quy hoạch trồng mới. Số lượng 30 lớp.

Hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm quả: Tham gia hội chợ, hội nghị giới thiệu sản phẩm, chia sẻ kinh nghiệm; In hộp chứa sản phẩm: Một số giống cây ăn quả chính có giá trị kinh tế cao, khó tính trong vận chuyển, bảo quản cần có bao bì chuyên dụng để chứa và vận chuyển sản phẩm.

2.1.7. Dự án phát triển chuỗi giá trị chè và ứng dụng CNC trong sản xuất và phát triển cây chè Ô long

Mở rộng diện tích chè, gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến, đến năm 2020 đạt khoảng 7.000 ha, trong đó có 2.000 - 3.000ha chè nguyên liệu cho chế biến chè Ô Long, chè tinh chế. Tập trung thực hiện thâm canh, tăng năng suất để diện tích chè kinh doanh đạt 6 - 8 tấn/ha.

a) Phát triển vùng nguyên liệu: Tổ chức trồng mới 2.000 ha, trong đó: 1.200 ha chè chất lượng cao tại huyện Sa Pa 30ha, Bắc Hà 300ha, Mường Khương 305ha, Bát Xát 300ha, Bảo Thắng 145ha, Bảo Yên 120ha và 800 ha chè Shan tại huyện Mường Khương. Áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong trồng trọt, đảm bảo tỷ lệ sống cao nhanh tạo ra vùng nguyên liệu. Các vùng trồng mới được quy hoạch, thiết kế đảm bảo sự thuận lợi và các tiêu chí trong sản xuất chè theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, HACCP, UTZ Certified, chè hữu cơ.

b) Thâm canh, tăng năng suất chè kinh doanh: Xây dựng và duy trì đến năm 2020 diện tích thâm canh chè 4.000 ha trong đó:

Duy trì 1.000 ha chè sản xuất theo Việt Gap tại huyện Mường Khương với các hoạt động: Hàng năm tổ chức 2 - 3 phong trào thu gom xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV trên các nương chè để đảm bảo an toàn vùng sản xuất; Bổ sung 200 biển hướng dẫn quy trình sản xuất và 100 bể thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV;

Xây dựng mới 3.000 ha chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap tại Mường Khương 1.000 ha, Bát Xát 400ha, Bảo Thắng 800ha, Bắc Hà 400ha, Bảo Yên 300ha và TP Lào Cai 100ha với các hoạt động: Lấy 600 mẫu đất và 600 mẫu nước phân tích cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất theo tiêu chun VietGap; Mở 600 lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất (trồng trọt, chăm sóc, bảo vệ thực vật, thu hái...), nâng cao năng lực cho 15.000 hộ nông dân đang tham gia sản xuất; Xây dựng: 600 bể thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV trên các vùng sản xuất để thu gom các vỏ bao bì thuốc BVTV đã sử dụng; Tổ chức giám sát, lấy 600 mẫu sản phẩm phân tích kiểm tra dư lượng, cấp chứng nhận sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap; Xây dựng 15.000 cuốn nhật ký đồng ruộng và hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức ký hợp đồng với người sản xuất tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất; Xây dựng 5 biển vùng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap và 600 biển hướng dẫn kỹ thuật trong sản xuất cắm trên các đồi chè.

2.1.8. Dự án ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất một số giống rau, hoa, quả sạch bệnh

Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp Lào Cai ứng dụng công nghệ cao vào nghiên cứu và sản xuất các bộ giống lúa, giống khoai tây, các loại cây giống rau, quả, giống dược liệu, giống hoa đảm bảo chất lượng cung ứng cho nhu cầu thị trường và kế hoạch sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh. Mỗi năm sản xuất, cung ứng ra thị trường trên 100 vạn đến 500 vạn cây giống rau hoa chất lượng cao sạch bệnh; Nghiên cứu chọn lựa và xây dựng quy trình kĩ thuật sản xuất một số giống rau hoa, quả chất lượng cao phù hợp với điều kiện của tỉnh. Ứng dụng công nghệ sinh học và các tiến bộ kĩ thuật về trồng trọt trong sản xuất cây giống từ phòng nuôi cấy mô tế bào đến sản xuất gieo ươm giống trong nhà công nghệ nilon.

Xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng phục nghiên cu sản xuất giống, giá thuê gieo ươm các loại rau hoa quả sạch bệnh, cải tạo nâng cấp xây dựng khu đào tạo, tập huấn chuyển giao công nghệ sản xuất rau hoa công nghệ cao; Thực hiện cải tạo 630 m2 nhà lưới; xây dựng mới 2 nhà lưới để đáp ứng nhu cầu sản xuất quy mô 02 nhà/1000 m2, mỗi nhà 500m2; Xây dựng xưởng sản xuất giá thể gieo trồng các loại rau hoa quy mô 500 m2; Bổ sung một số trang thiết bị chuyên dụng.

Học tập tiếp nhận công nghệ sản xuất giống, giá thể gieo ươm các loại giống rau hoa quả ứng dụng công nghệ cao: Xây dựng mô hình khảo nghiệm giống rau hoa chất lượng cao phục vụ làm nguồn nhân giống tại Trại nghiên cứu rau quả Bắc Hà, Trại nghiên cứu cây ôn đới Sa Pa, Trung tâm giống quy mô 1300 m2.

Thăm quan học tập kinh nghiệm thực tế tại Lâm Đồng, Mộc Châu - Sơn La: quy mô 02 cuộc; tiếp nhận và hoàn thiện quy trình kĩ thuật sản xuất giống tại Lào Cai: quy mô 10 quy trình.

Thử nghiệm sản xuất các giống rau hoa, giá thể gieo ươm.

Tuyên truyền tập huấn quảng bá giới thiệu sản phẩm: Tổ chức khoảng 20 lớp tập huấn về sản xuất giống rau hoa ứng dụng công nghệ cao; Tổ chức 3 đoàn thăm quan quá trình sản xuất giống rau hoa, quả công nghệ cao và tổ chức 5 cuộc giới thiệu quảng bá sản phẩm giống rau hoa được sản xuất từ công nghệ cao.

2.2. Chăn nuôi, thủy sản

2.2.1. Chăn nuôi

a) Đàn trâu: Phát triển tổng đàn đến năm 2020 đạt 130.000 con (tăng trưởng bình quân 1,05%/năm); áp dụng thâm canh vỗ béo, nâng trọng lượng xuất chuồng bình quân lên 300kg/con (hiện là 200kg/con), sản lượng đạt 1.830 tấn (tăng trưởng bình quân 1,71%/năm). Tập trung cải tạo, nâng cao chất lượng giống thông qua bình tuyn, chọn lọc và luân chuyển trâu đực giống tốt đã được bình tuyển giữa các vùng, xây dựng vùng giống trâu tốt ở huyện Bảo Yên.

b) Đàn bò: Phát triển tổng đàn bò đến năm 2020 đạt 18.000 con (tăng trưởng bình quân 3,07%/năm); sản lượng đạt 507 tấn (tăng trưởng bình quân 2,15%/năm). Cải tạo và nâng cao tầm vóc đàn bò bằng biện pháp thụ tinh nhân tạo từ các giống bò cao sản. Đối với vùng cao sử dụng bò đực giống tốt để cải tạo đàn, xây dựng vùng giống bò tốt ở huyện Mường Khương và huyện Si Ma Cai.

c) Đàn lợn: Phát triển tổng đàn lợn đến năm 2020 đạt 640.000 con (tăng trưởng bình quân 4,53%/năm); sản lượng đạt 40.500 tấn (tăng trưởng bình quân 6,06%/năm). Chuyển đổi mạnh cơ cấu giống lợn ở vùng thấp sang sử dụng hoàn toàn các giống ln ngoại và lợn lai. Vùng cao tập trung phát triển mạnh đàn lợn đen bản địa, xây dựng thương hiệu lợn đen Lào Cai đáp ứng yêu cầu chất lượng, mẫu mã và quy cách.

d) Đàn gia cầm: Phát triển tổng đàn gia cầm đến năm 2020 đạt 4,4 triệu con (tăng trưởng bình quân 4,73%/năm); sản lượng thịt hơi đạt 7.500 tấn (tăng trưởng bình quân 7,02%/năm). Phát triển đàn gà lông màu, sản lượng chiếm tỷ trọng trên 90%. Bên cạnh đó, phát triển mạnh đàn gia cầm, thủy cầm bản địa (gà đen, vịt Sín Chéng, vịt Nghĩa Đô...). Vùng thấp đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại, công nghiệp gắn với cơ sở giết mổ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng các giống gà lai, lông màu thả vườn chất lượng tốt. Vùng cao phát triển các giống gia cầm bản địa có chất lượng và giá trị kinh tế cao (vịt địa phương, gà đen...) tại các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát, Mường Khương

Bảo vệ đàn gia súc, gia cầm: Tăng cường thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; quản lý vận chuyển động vật, sản phẩm, giống vật nuôi ra, vào địa bàn tỉnh; phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi. Hoàn thiện hệ thống cơ sở giết mổ tập trung ở tất cả các huyện, thành phố để kiểm soát dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm

2.2.2. Thủy sản

a) Nuôi cá ao hồ nhỏ: Mở rộng diện tích ao nuôi trồng thủy sản, hồ nhỏ đến năm 2020 đạt 2.100 ha, năng suất bình quân 4,0 tấn/ha, sản lượng 8.406 tấn; Đa dạng hóa đối tượng nuôi, đặc biệt là các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao (cá rô phi đơn tính, cá chép lai, cá trắm cỏ) với hình thức nuôi bán thâm canh, thâm canh với cơ cấu diện tích và sản lượng nuôi phù hợp với từng vùng sinh thái phát huy lợi thế so sánh của địa phương.

b) Nuôi cá lồng: Đến năm 2020, thể tích nuôi cá lồng đạt 15.500 m3, sản lượng 300 tấn, năng suất 19 kg/m3 lồng nuôi. Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài cá có giá trị kinh tế cao như cá lăng, cá chiên, trắm cỏ, cá chép, diêu hồng. Nuôi cá lồng tại Bảo Yên, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương.

c) Nuôi cá nước lạnh: Đến năm 2020, thể tích nuôi cá nước lạnh 57.100 m3, sản lượng 665 tấn, năng suất 11-12 tấn/1.000m3. Phát triển cá nước lạnh ở một số xã vùng cao tiềm năng như huyện Sa Pa, Văn Bàn, Bát Xát, thành phố Lào Cai. ng dụng khoa học công nghệ cao cho vùng nuôi cá nước lạnh ở Sa Pa.

Sản xuất, cung ứng giống: Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực các cơ sở sản xuất giống thủy sản đảm bảo cung cấp đủ giống tốt, sạch bệnh cho sản xuất; duy trì và củng cố 17 điểm cung ứng giống tại các huyện, xã tập trung có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn (Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn, Bắc Hà, Mường Khương và TP Lào Cai).

Cơ cấu mùa vụ: Thực hiện hình thức thả giống rải vụ để tránh tình trạng được mùa mất giá, tồn đọng lượng lớn sản phẩm nuôi vào một thời điểm nhất định. Tiến hành thả nhiều vụ (2-3 vụ) trong một năm như thả vụ sớm vào tháng 2-3 thu hoạch tháng 8-9, chính vụ thả tháng 4-6 thu hoạch tháng 10-11, thả vụ muộn tháng 8-10 để sang đầu năm sau tiến hành thu hoạch.

Đối tượng nuôi và phương thức nuôi: Đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi để đáp ứng nhu cầu thị trường, giảm thiểu rủi ro; tiến hành nuôi thương phẩm các đối tượng có giá trị kinh tế (cá lăng, cá chiên, cá bỗng...) để có cơ sở khoa học, thực tiễn đưa vào phbiến nhân rộng.

2.3. Lâm nghiệp

a) Rừng tự nhiên: Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, khoanh nuôi mới, phục hồi rừng 5.000 ha; làm giàu rừng, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt 3.000 ha góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 56% vào năm 2020. Nâng cao trữ lượng rừng gỗ tự nhiên sản xuất lên 20 - 25% so với hiện nay, tăng trưởng bình quân 4-5 m3/ha. Giảm diện tích canh tác thảo quả dưới tán rừng đặc dụng, phòng hộ.

b) Rng trồng: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng kinh tế phát triển nhanh, phù hợp với nhu cầu chế biến và đảm bảo quy hoạch vùng nguyên liệu đã được phê duyệt; Quy hoạch vùng rừng sản xuất phát triển nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến khoảng 71.000 ha rừng trồng đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ; xây dựng chứng chỉ rừng bền vững (tiêu chuẩn FSC) tại các huyện: Bảo Yên, Bảo Thắng ... Đến năm 2020, diện tích rừng trồng sản xuất đạt 90.000 ha, khai thác và trồng lại từ 2.000 đến 4.000 ha/năm. Năng suất bình quân 12-15 m3/ha/năm

c) Trồng cây phân tán: 2 triệu cây (trung bình 400 nghìn cây/năm) góp phần làm đẹp cảnh quan, môi trường và cung cấp gỗ gia dụng, chế biến trong tỉnh.

d) Lâm sản ngoài gỗ: Phát triển cây lâm sản ngoài gkết hợp với bảo vệ và phát triển rừng bền vững: thảo quả, quế, hồi, trẩu.... quy mô 22.000 ha. Phát triển và khai thác hợp lý diện tích rừng tre, nứa, vầu; thực hiện dự án trồng cây có giống quy mô 7.790 ha nhằm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến của tỉnh.

Tiếp tục tăng cường các biện pháp cấp bách bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao hiệu quả khoán bảo vệ rừng. Chấn chỉnh công tác chế biến, mua bán gỗ trái phép trên địa bàn, thực hiện truy xuất nguồn gốc lâm sản, ngăn chặn xử lý vi phạm kịp thời các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và PTR, trong đó lưu ý việc truy xuất nguồn gốc lâm sản để xử lý triệt để. Triển khai thực hiện hỗ trợ trồng rừng sau đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chặt chẽ chuỗi hành trình giống cây trồng lâm nghiệp, đảm bảo đáp ứng đủ cây giống cả về chất lượng và số lượng; cơ cấu cây giống áp dụng đối với các huyện vùng thấp: Xoan, Quế, Keo, Mỡ; cây giống áp dụng đối với các huyện vùng cao: Trẩu, Tống Quá Sủ, Thông mã vĩ, Sa Mộc, Hồi. Bố trí lịch thời vụ trồng rừng hợp lý, đối với các huyện vùng thấp tập trung chỉ đạo trồng rừng trong vụ xuân hè, khung lịch thời vụ từ tháng 3 đến tháng 7 dương lịch; kết thúc vụ xuân hè các huyện vùng thấp cơ bản hoàn thành kế hoạch trồng rừng được giao; các huyện vùng cao kết thúc trồng rừng trước ngày 31/10, góp phần nâng cao tỷ lệ sng và chất lượng rừng trồng.

Tăng cường công tác kiểm tra giám sát thực hiện quy hoạch lâm nghiệp, kiểm tra đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện cam kết phát triển vùng nguyên liệu; tăng cường tính công khai, minh bạch đối với các loại quy hoạch. Tăng cường quản lý rừng tận gốc, thường xuyên kiểm tra kiểm soát vận chuyển lâm sản, các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn; Phát triển, nâng cao chất lượng rừng trồng qua việc nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp; tăng cường công tác quản lý theo đúng quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

Tập trung bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, hạn chế khai thác rừng trái phép, chủ động phòng cháy chữa cháy rừng, ngăn chặn các hành vi vi phạm luật Bảo vệ và phát triển rừng. Đối với rừng phòng hộ và rừng sản xuất; thúc đẩy trồng rừng, cải tạo và Khoanh nuôi tái sinh; đối với rừng đặc dụng tăng cường chống chặt phá, cháy rừng; bảo tồn đa dạng sinh học phục vụ nghiên cứu khoa học, kết hợp kinh doanh du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.

2.4. Phát triển nông thôn gn với xây dựng nông thôn mới

2.4.1. Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, bền vững

Đến năm 2020, 100% các xã hoàn thành nông thôn mới đều có Tổ hợp tác, Hợp tác xã gắn với mô hình liên kết sản xuất đạt hiệu quả. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp hiện nay đạt tiêu chí số 13 trong Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới từ 17% lên 50% vào năm 2020.

Đến hết tháng 6/2016, 100% các Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo Luật HTX năm 2003 tổ chức lại hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Các Hợp tác xã hoạt động yếu kém hoặc ngừng hoạt động được củng cố, kiện toàn, sáp nhập hoặc giải th. Phấn đấu mỗi năm thành lập mới thêm từ 5 - 10 Hợp tác xã nông nghiệp và 10 - 20 Tổ hợp tác; 100% các Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo Luật HTX năm 2012, Tổ hợp tác hoạt động theo Nghị định 151 của Chính phủ được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực kiến thức quản lý và nghiệp vụ chuyên môn;

Thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trang trại ở những địa bàn chưa có nhu cầu phát triển HTX, đthực hiện tổ chức lại sản xuất và làm cơ sở phát triển các HTX khi có điều kiện. Phấn đấu mỗi năm phát triển và công nhận được 10-15 trang trại.

Gắn các hình thức tổ chức sản xuất với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cụ thể: các vùng sản xuất trọng điểm, sản xuất cánh đồng lớn, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đều hình thành Tổ hợp tác, Hợp tác xã liên kết với các doanh nghiệp trong cung cấp dịch vụ đầu vào và bao tiêu sản phẩm cho nông dân tại các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

2.4.2. Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, từ khâu làm đất đến thu hoạch, chế biến, nhm nâng cao giá trị sản phẩm, giảm tổn thất tài nguyên, tổn thất sau thu hoạch và bảo vệ môi trường sinh thái, cụ thể bố trí máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp đạt công suất bình quân đạt 3-3,5 HP/ha vào năm 2020 cụ thể:

Lĩnh vực trồng trọt (cây hàng năm): Khâu làm đất: Cơ giới hóa 95 %; Khâu gieo trồng: Cơ giới hóa 75 %; Khâu chăm sóc: Cơ giới hóa 80 %; Tưới chủ động: Cơ giới hóa 95 %; Thu hoạch (chủ yếu là lúa): Cơ giới hóa 80 %; Sấy hạt: Cơ giới hóa 80 %.

Lĩnh vực chăn nuôi: Chuồng trại: Cơ giới hóa 70 %; Chế biến thức ăn: Cơ giới hóa 80 %.

2.4.3. Xây dựng nông thôn mới

Tiếp tục tuyên truyền, vận động tạo phong trào sâu rộng trong xã hội thực hiện Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, phát động phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới trong toàn tỉnh. Phấn đấu đến hết năm 2020, toàn tỉnh Lào Cai có 50 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 34,97%. Bình quân mỗi xã đạt 14,1 tiêu chí nông thôn mới. Số xã hoàn thành theo nhóm tiêu chí: số xã hoàn thành 19 tiêu chí: 50 xã; tăng 30 xã so với năm 2015; Số xã hoàn thành 15-18 tiêu chí: 18 xã, tăng 02 xã so với năm 2015; số xã hoàn thành 10-14 tiêu chí: 52 xã, tăng 25 xã so với năm 2015; Số xã hoàn thành 5-9 tiêu chí: 23 xã, giảm 49 xã so với năm 2015; Số xã dưới 5 tiêu chí: 0 xã, giảm 9 xã so với năm 2015.

Hoàn thành 8 tiêu chí NTM tại 143 xã bao gồm tiêu chí: Thủy lợi; Điện; Bưu điện; Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên; Y tế; Giáo dục; Văn hóa; Hệ thống chính trị xã hội. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực nông thôn, thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn hàng năm giảm từ 3 - 4%.

Thực hiện tái cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tiếp tục mở rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tập trung thâm canh, tăng vụ, tăng hiệu quả sử dụng đất, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, quy trình sản xuất an toàn, sản xuất nông nghiệp tốt gắn với lựa chọn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có tiềm năng để tăng giá trị trên đơn vị canh tác.

Triển khai tốt các cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn; Phát triển các loại hình hợp tác xã, phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, góp phần chuyn dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tăng cường lồng ghép hiệu quả các chương trình, dự án; quan tâm xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất tập trung, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề môi trường nông thôn.

III. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

1. Nguồn vốn đầu tư

Ngân sách Trung ương: Nguồn đầu tư phát triển, trái phiếu chính phủ, sự nghiệp, các chương trình MTQG, các dự án nguồn vốn ODA, nguồn vốn tín dụng.

Nguồn Ngân sách tỉnh: Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất từ nguồn; chính sách hỗ trợ xuất khẩu, xúc tiến thương mại.

Các nguồn vốn hợp pháp khác như chi trả dịch vụ MTR theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP , tín chỉ các bon.

Nguồn vốn đầu tư các các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

2. Kinh phí thực hiện đề án

Dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện: 13.596 tỷ đồng. Trong đó:

Vốn ngân sách: 4.121 tỷ đồng : Ngân sách địa phương: 1.018 tỷ đồng; Ngân sách Trung ương: 3.103 tỷ đồng.

Vốn ngoài ngân sách (Doanh nghiệp, dân đóng góp..): 9.475 tỷ đồng

(Chi tiết tại phụ biểu kèm theo)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch này, xây dựng các dự án sản xuất nông, lâm nghiệp trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện. Kiểm tra, đánh giá, đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định.

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp tục xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể hoặc chỉ dẫn địa lý cho các nông sản, thực phẩm đặc trưng của tỉnh; tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; tổ chức các hội nghị, hội chợ xúc tiến thương mại và liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản, thực phẩm.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các huyện, thành phố khoanh định những vùng sản xuất hàng hóa nông sản tập trung, tiến hành lập quy hoạch chi tiết, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành hướng dẫn các huyện, thành phố lập, xây dựng các dự án sản xuất nông, lâm nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế, thuộc phạm vi Đề án Tái cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố tổng hợp, xây dựng, tham mưu trình UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp thực hiện Đề án Tái cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp giai đoạn 2016-2020.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì phối hợp với Sở NN&PTNT và các Sở, Ngành liên quan tổ chức các diễn đàn kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn hoặc lồng ghép vào Chương trình xúc tiến đầu tư hàng năm của tỉnh. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các địa phương lập, thẩm định các dự án thuộc phạm vi Đề án Tái cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp trình UBND tỉnh; Cân đối, bố trí các nguồn vốn thuộc lĩnh vực Sở theo dõi, quản lý theo quy định để thực hiện Đề án.

- Rà soát, phân loại các dự án đầu tư, điều chỉnh phương thức và nguồn đầu tư để thu hút tối đa nguồn lực đầu tư xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp. Nâng cao chất lượng quá trình lựa chọn dự án, tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở, ban, ngành, địa phương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư từ các thành phn kinh tế ngoài nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn. Phối hợp với các ngành có liên quan rà soát sửa đổi bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

3. Sở Tài chính

- Phối hợp với các ngành có liên quan rà soát sửa đổi bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hàng năm, thẩm định dự toán kinh phí Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng và tổng hợp trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

- Tham mưu bố trí kinh phí cho các nội dung thực hiện của đề án từ nguồn sự nghiệp kinh tế. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ngành liên quan tổng hợp nhu cầu vốn; cân đối, đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí cho việc lập mới, bổ sung các quy hoạch, triển khai thực hiện từng nội dung Đề án tái cơ cấu và các Chương trình, Đề án, Dự án cụ thể.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng các giải pháp, chính sách thúc đẩy các hoạt động KHCN, thúc đẩy ứng dụng mnh mẽ KHCN vào sản xuất nông nghiệp, trước hết là các TBKT về giống, quy trình canh tác, tưới nước, bón phân, bảo quản sau thu hoạch, chế biến và tiêu thụ nông sản. Tranh thủ các nguồn vốn KHCN của Trung ương, của tỉnh, cân đối và ưu tiên cho các dự án, các đề tài ứng dụng KHCN phục vụ mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT lựa chọn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp lập dự án, phương án hỗ trợ cụ thể để giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực nghiên cứu, đổi mới công nghệ tổ chức sản xuất hiệu quả cao hơn.

- Chủ trì hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX và các cơ sở sản xuất xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho nông sản, thực phẩm; xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các nông sản, thực phẩm chủ lực của Tỉnh.

5. Sở Công Thương

- Xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch và các giải pháp hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông thủy sản của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại; khai thác, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, thực phẩm của Tỉnh;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT và Sở Khoa học & Công nghệ tích cực vận động, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các nông sản, thực phẩm đặc trưng; xây dựng và phát triển hệ thống chợ, siêu thị tiêu thụ nông sản, thực phẩm.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ và thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất; hướng dẫn lập báo cáo, đề án bảo vệ môi trường và tăng cường công tác quản lý nhà nước trong bảo vệ môi trường.

- Rà soát bổ sung và tổ chức quản lý tốt quy hoạch sử dụng đất, tham mưu xây dựng các chính sách về đất đai để hỗ trợ hình thành các vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa;

7. Ngân hàng nhà nước tỉnh

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn đã ban hành; tạo cơ chế thông thoáng về hồ sơ, thủ tục vay vốn đngười dân có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các chương trình tín dụng cụ thể phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ tái cơ cấu theo kế hoạch. Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển các chương trình nông nghiệp trọng điểm của tỉnh; tín dụng phục vụ xây dựng nông thôn mới.

8. Các sở, ban ngành khác

Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong tổ chức thực hiện Kế hoạch; tham mưu cho UBND tỉnh về những vấn đề liên quan lĩnh vực ngành của mình quản lý, giải quyết các vướng mắc để thực hiện Kế hoạch có hiệu quả.

9. UBND các huyện, thành phố

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn căn cứ chức năng nhiệm xây dựng dự án, kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn phù hợp với thực tiễn địa phương mình; đồng thời, chỉ đạo, giao kế hoạch cụ thể cho các xã tổ chức thực hiện. Chủ động bố trí ngân sách hỗ trợ đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình và triển khai sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Định kỳ 6 tháng và hàng năm các đơn vị tiến hành đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh cần sửa đổi, bổ sung Kế hoạch, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chủ động gửi ý kiến về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết kịp thời./.

 

 

Nơi nhận:
- TT. UBND tỉnh;
- Các sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và
ĐT, Khoa học và Công nghệ, Tài Chính, Tài nguyên và MT, Công Thương;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Ban BT cổng TTĐT t
nh;
- Lưu: VT, TH, VX, NLN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn
Hữu Thể

 

PHỤ BIỂU 1:

QUY MÔ VÀ DIỆN TÍCH PHÂN BỐ CÁC DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 92/KH-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh)

1. Thâm canh cải tiến lúa SRI

STT

Phân bố

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

1

Văn Bàn

300

300

550

850

550

1400

300

1700

300

2000

2

Bảo Yên

200

200

450

650

450

1100

200

1300

200

1500

3

Bát Xát

150

150

275

425

280

705

150

855

145

1000

4

Bảo Thắng

150

150

300

450

300

750

130

880

120

1000

5

Mường Khương

85

85

200

285

190

475

105

580

120

700

6

Bắc Hà

40

40

90

130

90

220

40

260

40

300

7

Sa Pa

30

30

55

85

55

140

30

170

30

200

8

Si Ma Cai

30

30

55

85

55

140

30

170

30

200

9

TP Lào Cai

15

15

25

40

30

70

15

85

15

100

Tổng

1000

1000

2000

3000

2000

5000

1000

6000

1000

7000

2. Sản xuất lúa chất lượng cao gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm

STT

Phân bố

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

DT hiện tại

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

1

Bảo Thắng

760

240

1000

100

1100

100

1200

80

1280

50

1330

2

Bảo Yên

640

210

850

100

950

100

1050

100

1150

50

1200

3

Bát Xát

250

 

250

50

300

50

350

50

400

40

440

4

Văn Bàn

660

140

800

80

880

60

940

40

980

30

1010

5

Mường Khương

450

110

560

50

610

40

650

30

680

20

700

6

Bắc Hà

150

 

150

10

160

10

170

10

180

 

180

7

SaPa

40

 

40

 

40

 

40

 

40

 

40

8

TP Lào Cai

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

Tổng

3050

700

3750

390

4140

360

4500

310

4810

190

5000

3. Nâng cao năng suất ngô, thông qua áp dụng tiến bộ kỹ thuật trồng ngô mật độ cao

STT

Phân bố

 

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

1

Bảo Thắng

100

100

400

500

500

1000

400

1400

100

1500

2

Bảo Yên

100

100

500

600

400

1000

400

1400

100

1500

3

Bát Xát

120

120

700

820

520

1340

520

1860

140

2000

4

Văn Bàn

100

100

500

600

400

1000

400

1100

400

1500

5

Mường Khương

280

280

1000

1280

1050

2330

1000

3330

670

4000

6

Sa Pa

70

70

340

410

260

670

260

930

70

1000

7

Bắc Hà

140

140

550

690

460

1150

450

1600

100

1700

8

Si Ma Cai

100

100

500

600

410

1010

390

1400

100

1500

9

TP Lào Cai

20

20

100

120

80

200

80

280

20

300

Tổng

1030

1030

4590

5620

4080

9700

3900

13300

1700

15000

4. Phát triển sản xuất rau an toàn

STT

Phân bố

 

Chia ra các năm

2016

2017

2018

2019

2020

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

1

Bắc Hà

15

15

25

40

35

75

30

105

25

130

2

Sa Pa

55

55

65

120

80

200

60

260

50

310

3

Bát Xát

20

20

10

30

10

40

10

50

10

60

4

Bảo Thắng

10

10

10

20

10

30

10

40

10

50

5

Mường Khương

10

10

10

20

10

30

10

40

10

50

6

Văn Bàn

10

10

15

25

10

35

10

45

0

45

7

TP Lào Cai

10

10

15

25

10

35

10

45

10

55

Tổng

130

130

150

280

165

445

140

585

115

700

5. Phát triển sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao

STT

Phân bố

 

Chia ra các năm

2016

2017

2018

2019

2020

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

1

Bắc Hà

10

10

10

20

15

35

10

45

5

50

2

SaPa

25

25

35

60

35

95

30

125

25

150

Tổng

35

35

45

80

50

130

40

170

30

200

6. Phát trin cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao

STT

Phân bố

 

Chia ra các năm

2016

2017

2018

2019

2020

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

1

Bắc Hà

10

10

10

20

15

35

10

45

5

50

2

SaPa

10

10

15

25

15

40

15

55

10

65

3

Bát Xát

10

10

15

25

25

50

15

65

15

80

4

Si Ma Cai

10

10

10

20

10

30

10

40

5

45

5

Văn Bàn

10

10

10

20

10

30

10

40

5

45

6

Mường Khương

10

10

15

25

15

40

15

55

10

65

Tổng

60

60

75

135

90

225

75

300

50

350

7. Phát triển cây ăn quả ôn đi

STT

Phân bố

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

1

Bắc Hà

60

60

30

90

50

140

30

170

20

190

2

SaPa

40

40

40

80

30

110

40

150

20

170

3

Bát Xát

10

10

20

30

20

50

20

70

20

90

4

Văn Bàn

10

10

10

20

10

30

10

40

10

50

Tổng

120

120

100

220

110

330

100

430

70

500

8. Phát triển cây ăn quả ôn đi ứng dụng công nghệ cao

- Trồng mới

STT

Phân bố

Chia ra các năm

2016

2017

2018

2019

2020

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

1

Bát Xát

10

10

10

20

10

30

0

30

0

30

2

Sa Pa

10

10

15

25

10

35

10

45

5

50

3

Văn Bàn

10

10

10

20

10

30

0

30

0

30

4

Bắc Hà

10

10

20

30

10

40

0

40

0

40

Tổng

40

40

55

95

40

135

10

145

5

150

- Cải tạo

STT

Phân b

Chia ra các năm

2016

2017

2018

2019

2020

Cải tạo

Lũy kế

Cải tạo

Lũy kế

Cải tạo

Lũy kế

Cải tạo

Lũy kế

Cải tạo

Lũy kế

1

Bắc Hà

15

15

5

20

5

25

5

30

5

35

2

Sa Pa

5

5

5

10

10

20

5

25

5

30

3

Bát Xát

5

5

5

10

5

15

5

20

0

20

4

TP Lào Cai

5

5

5

10

5

15

0

15

0

15

Tổng

30

30

20

50

25

75

15

90

10

100

9. Diện tích chè trồng mới

STT

Phân bố

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

Trồng mới

Lũy kế

I

Chè Chất lượng cao

295

295

150

445

300

745

260

1005

195

1200

1

Bát Xát

 

 

90

90

90

180

90

270

30

300

2

Sa Pa

 

 

 

 

10

10

10

20

10

30

3

Bc Hà

 

 

 

 

100

100

100

200

100

300

4

Mường Khương

30

30

60

90

100

190

60

250

55

305

5

Bảo Yên

120

120

 

120

 

120

 

120

 

120

6

Bảo Thắng

145

145

 

145

 

145

 

145

 

145

II

Chè Shan

205

205

200

405

200

605

195

800

 

800

1

Mường Khương

205

205

200

405

200

605

195

800

 

800

Tổng I + II

500

500

350

850

500

1350

455

1805

195

2000

10. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tng hợp nhằm đạt năng sut chè kinh doanh 85 tạ/ha

STT

Phân bố

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

Mở rộng

Lũy kế

Mở rộng

Lũy kế

Mở rộng

Lũy kế

Mở rộng

Lũy kế

Mở rộng

Lũy kế

1

Bát Xát

30

30

130

160

130

290

90

380

20

400

2

Bảo Thắng

60

60

260

320

260

580

180

760

40

800

3

Mường Khương

70

70

330

400

330

730

230

960

40

1000

4

Bắc Hà

30

30

130

160

130

290

90

380

20

400

5

Bảo Yên

20

20

100

120

100

220

70

290

10

300

6

TP Lào Cai

5

5

35

40

35

75

20

95

5

100

Tổng

215

215

985

1200

985

2185

680

2865

135

3000

 

PHỤ BIỂU 2 :

NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TÁI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG, LÂM NGHIỆP TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 92/KH-UBND ngày 08/4/2016 của UBND tỉnh)

ĐVT: Tỷ đồng

Stt

Nội dung

Nhu cầu vốn giai đoạn 2016-2020

Tổng số

Trong đó

Vốn ngân sách

Vốn khác (Doanh nghiệp, dân đóng góp..)

Tổng số

Ngân sách ĐF

Ngân sách TW

Đầu tư NSĐP

Vốn sự nghiệp

 

Tổng số

13.596

4.121

550

468

3.103

9.475

I

Tái cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp

6.566

1.029

58

468

503

5.536

A

Lĩnh vực trồng trọt

1.932

284

36

167

81

1.648

1

Dự án bảo đảm an ninh lương thực

349

23

8

 

15

326

2

Dự án sản xuất Giống nông, lâm nghiệp

260

5,5

5,5

 

 

254,5

3

Dự án phát triển chuỗi giá trị Chè và ứng dụng CNC trong SX chè ô Long

343

77

20

42

15

266

4

Dự án ng dụng công nghệ cao trong sản xuất cây rau

535

84

 

50

34

451

5

Dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cây hoa

170

32

 

20

12

138

6

Dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và phát triển cây dược liệu

115

7

 

7

 

108

7

Dự án ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cây ăn quả ôn đới

86

26

2

24

 

60

8

Dự án ứng dụng CNC vào sản xuất một số giống rau, hoa, qusạch bệnh

12

12

 

12

 

 

9

Dự án liên kết sản xuất, chế biến nông lâm sản

62

17

 

12

5

45

B

Chăn nuôi - Thủy sản

3.044

203

15

172

16

2.841

1

Dự án Phát triển chăn nuôi

1.574

171

-

155

16

1.403

 

Dự án phát triển chăn nuôi gia súc lớn

430

30

 

20

10

400

 

Xây dựng mạng lưới truyền tinh nhân tạo gia súc.

75

5

 

5

-

70

 

Dự án xây dựng vùng ging trâu huyện Bảo Yên, vùng ging bò huyện MK và SMC.

78

8

 

8

-

70

 

Dự án phát triển chăn nuôi lợn đen bn địa hàng hóa.

58

8

 

5

3

50

 

Dự án trồng cỏ, chế biến thức ăn thô xanh cho gia súc.

55

5

 

2

3

50

 

Dự án PT chăn nuôi huyện SMC giai đoạn 2014-2020.

574

80

 

80

-

494

 

Dự án xây dựng cơ sở vùng an toàn dịch bệnh

33

5

 

5

-

28

 

Htrợ phát triển trang trại công nghiệp, cơ sở giết mổ

271

30

 

30

-

241

2

Dự án: Phát triển thủy sn

1.470

32

15

17

-

1.438

 

Dự án xúc tiến thương mại

28

5

 

5

-

23

 

Dự án tăng cường năng lực quản lý, lực lượng kỹ thuật ngành thủy sản

7

7

 

7

-

 

 

Dự án nghiên cu khoa học

29

4

 

4

-

25

 

Dự án bảo vệ nguồn lợi thủy sản

152

2

 

2

-

150

 

Dự án hỗ trợ cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản tập trung

404

4

4

 

-

400

 

Dự án hỗ trợ cơ sở hạ tầng giống thủy sn

305

5

5

 

-

300

 

Dự án hỗ trợ phát triển nuôi lồng bè

546

6

6

 

-

540

C

Lâm nghiệp

1.329

532

7

119

406

797

1

Dự án bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2016-2020

1.190

393

 

98

295

797

2

Dự án theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, giai đoạn 2015 - 2020.

7

7

7

 

-

 

3

Dự án Nâng cao năng lực PCCCR tnh Lào Cai, giai đoạn 2015 - 2020.

61

61

 

21

40

 

4

Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng tnh Lào Cai, giai đoạn 2013 - 2020.

71

71

 

 

71

 

D

Phát triển nông thôn

260

10

 

10

 

250

1

Kế hoạch đổi mới các hình thức KTHT trong nông nghiệp

8

8

 

8

 

 

2

Kế hoạch cơ giới hóa sản xuất phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp

252

2

 

2

 

250

II

Xây dựng Nông thôn mới

7.030

3.092

492

 

2.600

3.938