Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2018 hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Số hiệu: | 85/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thái Nguyên | Người ký: | Trịnh Việt Hùng |
Ngày ban hành: | 09/07/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Y tế - dược, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 85/KH-UBND |
Thái Nguyên, ngày 09 tháng 7 năm 2018 |
Thực hiện Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định 718/QĐ-BYT ngày 29/01/2018 của Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2020; Kế hoạch số 73-KH/TU ngày 26/12/2017 của Tỉnh ủy Thái Nguyên thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nội dung cụ thể như sau:
1. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em.
Chỉ tiêu
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 12%.
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 23%.
- Tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2500g) ở mức dưới 4%;
- Tăng tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đạt 35%;
- Tỷ lệ nữ thanh niên được huấn luyện về dinh dưỡng và kiến thức cơ bản về làm mẹ đạt 80%.
2. Giảm tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của người dân.
Chỉ tiêu
- Phấn đấu trên 99% trẻ em dưới 5 tuổi được bổ sung viên nang vitamin A.
- Phấn đấu trên 90% bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng được bổ sung vitamin A.
- Phấn đấu trên 90% phụ nữ có thai được bổ sung viên sắt/axit folic.
- Phấn đấu trên 90% hộ gia đình dùng muối I-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh.
3. Cải thiện tầm vóc của người Việt Nam
Chỉ tiêu
- Phấn đấu theo tỷ lệ toàn quốc tăng chiều cao của trẻ em trai và trẻ em gái 5 tuổi từ 1,5 cm - 2,0 cm so với năm 2010;
- Phấn đấu theo tỷ lệ toàn quốc tăng chiều cao đạt được của người trưởng thành theo giới 1,0-1,5 cm so với năm 2010.
Chỉ tiêu
- Khống chế tỷ lệ béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi ở mức dưới 5% đối với vùng nông thôn và dưới 10% ở thành phố lớn;
- Khống chế tỷ lệ thừa cân, béo phì ở người trưởng thành ở mức dưới 12%;
5. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng tại cộng đồng và cơ sở y tế.
Chỉ tiêu
- Phấn đấu 100% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến tỉnh được đào tạo và có chứng chỉ về chuyên ngành dinh dưỡng;
- Phấn đấu 100% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến huyện, xã và cộng tác viên dinh dưỡng được tập huấn, cập nhật kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng;
- Bảo đảm 100% bệnh viện tuyến trung ương trên địa bàn, 95% bệnh viện tuyến tỉnh và 50% bệnh viện tuyến huyện có cán bộ dinh dưỡng tiết chế và thực hiện tư vấn, kê đơn dinh dưỡng cho điều trị một số nhóm bệnh và đối tượng đặc thù;
- Bảo đảm 100% số huyện thực hiện giám sát về dinh dưỡng theo quy định. Thực hiện giám sát dinh dưỡng trong các tình huống khẩn cấp về dinh dưỡng do thiên tai, thảm họa được đánh giá và can thiệp kịp thời.
- Quán triệt, triển khai thực hiện Luật trẻ em năm 2016; Nghị định số 100/2014/NĐCP của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; Nghị định 09/2016/NĐ-CP về tăng cường vi chất vào thực phẩm; Chỉ thị số 46/CT-TTg ngày 21/12/2017 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến dinh dưỡng và khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ.
- Đưa chỉ tiêu giảm dinh dưỡng thấp còi vào Nghị quyết của các cấp chính quyền địa phương để tập trung chỉ đạo thực hiện và là một trong các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành và xã hội hóa để tăng cường đầu tư cho hoạt động dinh dưỡng; đề xuất các chính sách, giải pháp huy động, khuyến khích các tổ chức xã hội và doanh nghiệp tham gia thực hiện kế hoạch.
- Ngành y tế chủ động tham mưu với các Cấp ủy, Chính quyền địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện các nội dung về công tác dinh dưỡng.
2. Về truyền thông và vận động xã hội
- Sử dụng mạng lưới truyền thông từ tỉnh đến huyện, xã để tuyên truyền, phổ biến, vận động các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân thực hiện các chủ trương chính sách pháp luật, các hướng dẫn, khuyến cáo về dinh dưỡng.
- Xây dựng và cung cấp các tài liệu truyền thông, tư vấn về sức khỏe dinh dưỡng phù hợp với các nhóm đối tượng, chú trọng nâng cao hiểu biết và thực hành dinh dưỡng hợp lý của phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người chăm sóc, học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên, người lao động và người bệnh.
- Tăng cường truyền thông trực tiếp đến các đối tượng, vùng miền có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao. Vận động cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất và cung ứng thực phẩm an toàn.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông Ngày vi chất dinh dưỡng 1-2/6, Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển 16-23/10, Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ 1-7/8, Tháng làm mẹ an toàn, Câu lạc bộ các gia đình không có con suy dinh dưỡng.
- Triển khai thăm hộ gia đình, thảo luận nhóm, thực hành dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ có con dưới 2 tuổi và có con dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, trẻ bị ốm..., thông tin dinh dưỡng tới các đối tượng trực tiếp và gián tiếp chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng vào các hoạt động truyền thông “xây dựng nông thôn mới”.
- Triển khai các mô hình điểm về dinh dưỡng và nhân rộng các mô hình điểm đến các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
- Tập trung chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho 1000 ngày đầu đời đối với bà mẹ trước, trong và sau sinh; bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; ăn bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi; thực hiện theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ; đảm bảo nước sạch, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường; thực hiện tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh đối với phụ nữ mang thai nhằm nâng cao chất lượng dân số.
- Hoạt động can thiệp dinh dưỡng cho những đối tượng có nguy cơ cao:
+ Can thiệp sớm cho các đối tượng nữ thanh niên, phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng bào thai, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ ngay từ khi sinh ra nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, nhất là tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi.
+ Bổ sung viên nang Vitamin A cho trẻ em và bà mẹ sau sinh; đa vi chất cho trẻ em; viên sắt đa vi chất cho trẻ gái vị thành niên, phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai và cho con bú; kẽm cho trẻ tiêu chảy;
+ Hỗ trợ sản phẩm dinh dưỡng giàu năng lượng cho trẻ suy dinh dưỡng cấp tính và hỗ trợ dinh dưỡng vùng có thiên tai, thảm họa;
+ Tẩy giun cho trẻ em từ 24 - 60 tháng tuổi và các nữ thanh niên tiền hôn nhân.
- Xây dựng các giải pháp can thiệp đặc hiệu góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao thể lực và thể chất của người dân phù hợp theo vùng miền ưu tiên những vùng nghèo, khó khăn, dân tộc thiểu số, hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng có nguy cơ khác.
- Khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng như muối được tăng cường I-ốt, dầu ăn được tăng cường Vitamin A, bột mỳ được tăng cường sắt và kẽm.
- Triển khai các hoạt động dinh dưỡng hợp lý tại trường học:
+ Giáo dục, truyền thông, tư vấn thay đổi hành vi cho học sinh và cha mẹ học sinh về nhu cầu dinh dưỡng, dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động thể lực phù hợp cho nhóm học sinh tuổi tiền dậy thì và dậy thì để phát triển tốt về tầm vóc và thể chất.
+ Hướng dẫn, tổ chức bữa ăn bảo đảm dinh dưỡng hợp lý cho học sinh bán trú, nội trú trong trường học. Có các quy định để hạn chế tiếp cận với các sản phẩm thực phẩm không có lợi cho sức khỏe học sinh.
+ Hướng dẫn tăng cường hoạt động thể lực, duy trì thường xuyên, hiệu quả các hoạt động thể chất trong chương trình chính khóa và ngoại khóa, tăng cường vận động thể lực thông qua các sinh hoạt, vui chơi giải trí có tính chất vận động ở trường và hạn chế thời gian ngồi lâu tại chỗ.
+ Theo dõi tình trạng dinh dưỡng học sinh, duy trì tẩy giun định kỳ tại những vùng có tỷ lệ nhiễm giun cao.
- Cải thiện về số lượng, nâng cao chất lượng bữa ăn của người dân:
+ Xây dựng các kế hoạch và hướng dẫn bảo đảm an ninh thực phẩm, đặc biệt ở những địa bàn dễ bị ảnh hưởng; thúc đẩy mô hình sản xuất để tạo nguồn thực phẩm sẵn có, đảm bảo chất lượng cho bữa ăn tại hộ gia đình.
+ Xây dựng và phổ biến các hướng dẫn cho người dân, những đối tượng đặc thù về chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực hợp lý.
- Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ tư vấn và phục hồi dinh dưỡng, phòng chống thừa cân - béo phì và các bệnh không lây nhiễm tại các tuyến.
- Tăng cường hướng dẫn các hoạt động thể lực cho trẻ em, thanh niên, người cao tuổi dự phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh không lây nhiễm.
- Nâng cao năng lực của hệ thống giám sát dinh dưỡng, hoàn thiện bộ công cụ và các chỉ số giám sát, quản lý cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin phục vụ xây dựng và triển khai Kế hoạch; tăng cường năng lực giám sát trong tình huống khẩn cấp.
- Theo dõi, giám sát thường quy và tổ chức các điều tra, khảo sát định kỳ nhằm đánh giá tiến độ và kết quả thực hiện của Kế hoạch.
- Chủ động tích cực hợp tác với cơ sở đào tạo trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực dinh dưỡng.
- Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng và thực phẩm. Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ về chọn, tạo giống mới có hàm lượng các chất dinh dưỡng thích hợp.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý và cung cấp thông tin về dinh dưỡng và thực phẩm.
1. Về phát triển nguồn nhân lực
- Củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng từ tỉnh, huyện, xã, xóm, đặc biệt là mạng lưới cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dinh dưỡng ở tuyến cơ sở.
- Nâng cao năng lực chuyên môn và quản lý điều hành các chương trình, hoạt động dinh dưỡng cho cán bộ ở các cấp từ tỉnh đến địa phương và các ban, ngành liên quan. Huy động sự tham gia của cộng tác viên công tác xã hội thuộc các cơ quan, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp.
- Đào tạo cán bộ dinh dưỡng chuyên sâu, cán bộ dinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện; triển khai khoa dinh dưỡng lâm sàng tại các bệnh viện.
- Đào tạo, tập huấn cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên và cán bộ làm công tác thông tin, giáo dục, truyền thông tại các tuyến để nâng cao năng lực tuyên truyền, phổ biến Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng và các hoạt động thực hiện Kế hoạch đến các tầng lớp nhân dân.
2. Nguồn kinh phí
- Ngân sách Trung ương (từ Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số).
- Ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm,
- Nguồn bảo hiểm y tế, nguồn xã hội hóa, huy động dự án quốc tế và các nguồn vốn hợp pháp khác.
1. Sở Y tế:
Sở Y tế là cơ quan trực tiếp tham mưu chỉ đạo, điều hành, giám sát tất cả các hoạt động về dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh:
- Tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2020; tổ chức thực hiện, theo dõi, điều phối các hoạt động của Kế hoạch; tham mưu và ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện Kế hoạch, các văn bản đề xuất các kiến nghị với cấp trên và đề xuất các chế độ hỗ trợ trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Phối hợp với các đơn vị tuyến Trung ương, các tổ chức quốc tế, các chương trình dự án có liên quan nhằm tranh thủ nguồn lực và sự hỗ trợ kỹ thuật.
- Tổ chức xây dựng, triển khai kế hoạch phòng, chống suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi giai đoạn 2017-2020 tỉnh Thái Nguyên trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng xây dựng, triển khai Kế hoạch hoạt động hàng năm. Tổ chức, chỉ đạo, triển khai đánh giá các nội dung của Kế hoạch hành động quốc gia về Dinh dưỡng đến năm 2020 trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Định kỳ 6 tháng, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch hành động về UBND tỉnh và các đơn vị có liên quan.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:
- Phối hợp với Sở Y tế, cân đối các nguồn vốn, đảm bảo tài chính cho các chương trình dinh dưỡng đã được phê duyệt. Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bổ sung kinh phí để thực hiện theo tiến độ hàng năm của Kế hoạch.
- Đưa chỉ tiêu kế hoạch hoạt động dinh dưỡng vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Vận động, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư cho các hoạt động dinh dưỡng.
- Hướng dẫn, theo dõi, giám sát quá trình thực hiện và sử dụng kinh phí theo quy định hiện hành.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế triển khai các hoạt động dinh dưỡng trong trường học. Lựa chọn ưu tiên triển khai các hoạt động phòng chống thừa cân béo phì và phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em tuổi học đường khu vực ngoại thành, các vùng khó khăn và khu công nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế trong việc lập kế hoạch, tổ chức đào tạo, tập huấn tăng cường kiến thức dinh dưỡng hợp lý cho đội ngũ giáo viên và triển khai hoạt động ngoại khóa cho nữ thanh niên một số trường THPT về các vấn đề dinh dưỡng và kiến thức cơ bản về làm mẹ.
- Chỉ đạo và giám sát việc triển khai thực hiện bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và tăng cường vận động thể lực cho học sinh bán trú và nội trú trong trường học.
- Phối hợp với các đơn vị y tế trên địa bàn để khám sức khỏe đồng thời triển khai theo dõi cân nặng, chiều cao định kỳ cho học sinh trường mầm non, tiểu học.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương phát triển sản xuất, phát triển mô hình sinh thái vườn - ao - chuồng (VAC).
- Chủ trì và phối hợp các sở, ngành liên quan tăng cường quản lý, giám sát bảo đảm thực phẩm sạch, nước sạch nông thôn;
- Phối hợp với Sở Y tế thực hiện các hoạt động dinh dưỡng nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu vi chất ở trẻ em và phụ nữ tuổi sinh đẻ.
- Chỉ đạo triển khai thực hiện lồng ghép các hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó có nội dung về các can thiệp dinh dưỡng giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
5. Báo Thái Nguyên, Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên
Phối hợp với ngành Y tá và các Sở, ngành liên quan xây dựng các chuyên mục cố định, chuyên đề về dinh dưỡng hợp lý, tăng thời lượng phát sóng, số lượng tin, bài và nâng cao chất lượng tuyên truyền về dinh dưỡng.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chỉ đạo, phối hợp với Sở Y tế và các sở ngành liên quan tăng cường tuyên truyền và thực hiện chính sách về bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; các chính sách về hỗ trợ cho đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em thuộc gia đình nghèo, cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số hoặc sống ở những vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.
- Giám sát liên ngành việc thực hiện chính sách đối với trẻ em, trong đó quan tâm đến tầm vóc trẻ em.
7. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan lồng ghép các hoạt động vận động thể lực và đảm bảo dinh dưỡng hợp lý với phong trào quần chúng và hoạt động thể thao, văn hóa tại cộng đồng; tăng cường tuyên truyền về lợi ích của hoạt động thể dục thể thao quần chúng đối với sức khỏe.
- Chỉ đạo hạn chế quảng bá các sản phẩm dinh dưỡng không có lợi cho sức khỏe theo quy định.
8. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh:
Phối hợp với Sở Y tế đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tổ chức phổ biến kiến thức về sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý cho các hội viên và các bà mẹ; vận động cộng đồng cùng tham gia, phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế triển khai các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng, đặc biệt là chăm sóc dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em.
9. Tỉnh Đoàn Thái Nguyên
Tăng cường công tác phổ biến các kiến thức về giáo dục dinh dưỡng cho các đoàn viên thanh niên. Phối hợp tổ chức triển khai, thực hiện theo dõi các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Vận động cộng đồng cùng tham gia các hoạt động về dinh dưỡng.
10. Hội Nông dân tỉnh:
- Xây dựng các mô hình điểm của nông dân để cải thiện thu nhập, như: (VAC, VACR, trang trại, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, phấn đấu xây dựng được nhiều ô dinh dưỡng trong hộ nông dân, các CLB dinh dưỡng,... mô hình vườn rau gia đình và các mô hình khác có liên quan đến việc tự cải thiện dinh dưỡng cho hội viên nông dân trong đó đối tượng đích là các bà mẹ và trẻ em).
- Đưa nội dung hoạt động dinh dưỡng vào Kế hoạch tổng thể của các chương trình hành động của Hội.
- Phối hợp với Ngành Y tế tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho các thành viên của Hội ở các cấp.
11. UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược quốc gia dinh dưỡng của huyện, thành phố, thị xã, phân công nhiệm vụ cụ thể và hoạt động thường xuyên hiệu quả theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng kế hoạch, đề xuất các giải pháp cụ thể, tổ chức triển khai các hoạt động thực hiện Chiến lược quốc gia dinh dưỡng của huyện, thành phố, thị xã phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với ngành y tế trong việc thực hiện công tác dinh dưỡng, công tác chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ, trẻ nhỏ, giảm suy dinh dưỡng trẻ em thấp còi trên địa bàn.
- Hàng năm, cân đối từ nguồn ngân sách của huyện, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, dinh dưỡng trong 1000 ngày đầu đời, dinh dưỡng trong phòng chống các bệnh không lây nhiễm và dinh dưỡng với các nhóm nguy cơ cao trên địa bàn.
Trên đây là Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện. Giao Sở Y tế chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch này; tổng hợp kết quả để báo cáo Bộ Y tế, UBND tỉnh theo quy định./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Quyết định 718/QĐ-BYT năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Dinh dưỡng đến năm 2020 Ban hành: 29/01/2018 | Cập nhật: 29/01/2018
Chỉ thị 46/CT-TTg năm 2017 về tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới Ban hành: 21/12/2017 | Cập nhật: 22/12/2017
Quyết định 718/QĐ-BYT năm 2016 công bố Danh mục thuốc có tài liệu chứng minh tương đương sinh học - Đợt 13 Ban hành: 29/02/2016 | Cập nhật: 18/03/2016
Quyết định 226/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án tổ chức thông tin liên lạc khẩn cấp dùng chung cho tình huống tìm kiếm, cứu nạn Ban hành: 04/02/2016 | Cập nhật: 07/02/2016
Nghị định 09/2016/NĐ-CP quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm Ban hành: 28/01/2016 | Cập nhật: 29/01/2016
Quyết định 226/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 22/02/2012 | Cập nhật: 24/02/2012
Quyết định 226/QĐ-TTg năm 2008 về việc Bà Phạm Thị Thành thôi giữ chức Ủy viên Hội đồng quản trị - Trưởng ban Kiểm soát Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành: 25/02/2008 | Cập nhật: 27/02/2008
Quyết định 226/QĐ-TTg năm 2021 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Cổ Chiên Ban hành: 23/02/2021 | Cập nhật: 25/02/2021