Kế hoạch 81/KH-UBND phát triển hạ tầng thoát nước đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015
Số hiệu: 81/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Văn Khôi
Ngày ban hành: 31/05/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 81/KH-UBND

Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011-2015

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XV và Chương trình công tác của Thành ủy (khóa XV) về tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường; Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, Quyết định số 1654/QĐ-TTg ngày 7/9/2010 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có phân kỳ đầu tư giai đoạn 2011-2015 đã được Ban Thường vụ Thành ủy thông qua tại văn bản số 214-TB/TU ngày 02/5/2012 và đang trình Bộ Xây dựng thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND Thành phố xây dựng thẩm định phát triển hạ tầng thoát nước đô thị Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 với những nội dung cụ thể như sau:

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XV, Chương trình 07-CTr/TU, khâu đột phá thứ hai về tập trung xây dựng cơ bản hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại; trọng tâm là xây dựng hệ thống giao thông, cấp thoát nước và xử lý ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011-2015;

- Định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2050 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1930/2009/QĐ-TTg ngày 20/11/2009;

- Quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 490/2008/QĐ-TTg ngày 5/5/2008;

- Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định Quyết định số 1259/2011/QĐ-TTg ngày 26/7/2011;

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011;

- Quy hoạch thoát nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và miền Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1336/2008/QĐ-TTg ngày 22/9/2008;

- Nhiệm vụ quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1654/QĐ-TTg ngày 07/9/2010;

- Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg ngày 29/4/2008;

- Quy hoạch tiêu hệ thống sông Nhuệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 937/2009/QĐ-TTg ngày 01/7/2009;

- Quy hoạch thóat nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang hòan thiện và các dự án ưu tiên cho đầu tư giai đoạn đầu 2011-2015;

- Các dự án đang chuẩn bị đầu tư: Dự án thoát nước của lưu vực sông Nhuệ (57,9 km2); dự án xây dựng và cải tạo 03 trạm bơm thoát nước khu vực phía Tây Hà Nội (bằng nguồn vốn ODA của Bỉ và đối ứng trong nướ); dự án xây dựng nhà máy XLNT Yến Xá 270.000m3/ngày đêm (đầu tư bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản); nhà máy XLNT Phú Đô 84.000m3/ngày đêm (dự kiến thực hiện theo hình thức BOT); dự án thu gom và xử lý nước thải đô thị tại khu vực quận Hà Đông và thị xã Sơn Tây (vốn ODA Chính phủ Pháp)…

II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ GIAI ĐOẠN 2011-2015.

1. Mục tiêu

- Từng bước thực hiện Quy hoạch thóat nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các dự án đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng, phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/2011/QĐ-TTg ngày 26/7/2011;

- Giải quyết cơ bản tình trạng úng ngập do nước mưa khu vực nội thành; giảm thời gian, mức độ úng ngập tại các quận mới, như quận Hà Đông, quận Long Biên, thị Xã Sơn Tây, các khu đô thị mới phía Tây Thành phố. Đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, cải tạo hồ nội thành phục vụ mục đích điều hòa nước mưa, tạo cảnh quan, cải thiện môi trường nước, nâng cao sức khỏe và đời sống nhân dân Thủ đô;

- Xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật nói chung và hệ thống thoát nước nói riêng theo từng trục đường giao thông được xây dựng.

2. Chỉ tiêu

- Hoàn thành phê duyệt Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong năm 2012;

- Hoàn thành dự án nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội – Dự án II và các dự án cải tạo thoát nước trên địa bàn Thành phố, đảm bảo thoát nước cho khu vực nội thành, các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Long Biên với các trận mưa cường độ 310mm/2 ngày, với chu kì bảo vệ P=10 năm; Tăng khả năng tiêu thoát lưu vực sông Nhuệ tại khu vực đô thị trung tâm mở rộng; Hoàn thành các cụm công trình đầu mối, trạm bơm, hồ điều hòa, kênh dẫn, kênh xả, các tuyến mương, cống chính;

- Hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải trong Thành phố đạt tổng công suất nước thải được xử lý là 274.000m3/ngđ đến năm 2015; Chuẩn bị đầu tư và triển khai thực hiện một số dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải nâng tổng công suất nước thải được xử lý lên khoảng 695.000m3/ngđ (khoảng 60%) vào năm 2017. Chất lượng nước thải sau xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành phù hợp với tiêu chuẩn xả thải do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Quy hoạch

Hoàn thành phê duyệt Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong năm 2012.

2. Tập trung đầu tư các công trình hạ tầng thoát nước (phụ lục kèm theo)

2.1. Khu vực nội thành (thuộc Lưu vực sông Tô Lịch-7.750 ha)

Hoàn thành Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội – Giai đoạn II cuối năm 2014, đảm bảo thóat nước, cơ bản xóa bỏ tình trạng úng ngập khu vực các quận nội thành: quận Hòan Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy với trận mưa cường độ 310mm/2 ngày, chu kỳ bảo vệ là 10 năm. Phát huy hiệu quả đầu tư các hạng mục công trình đã hòan thành của dự án thóat nước Hà Nội như: Trạm bơm Yên Sở công suất 90m3/s; Cụm hồ điều hòa Yên Sở diện tích 130 ha mặt nước với 3,78 m3 điều hòa; Tập trung thực hiện các dự án, công trình chủ yếu như sau:

- Cải tạo 08 hồ điều hòa nội thành của Dự án thoát nước giai đoạn II và 12 hồ điều hòa của Đề án cải tạo hồ nội thành;

- Bàn giao đưa vào vận hành các thiết bị nạo vét hệ thống thóat nước hiện đại, hiệu quả, thay thế 80% nạo vét bằng thủ công;

- Cải tạo khoảng 26 km kênh, mương thóat nước thuộc dự án thoát nước Hà Nội và một số tuyến mương đầu tư theo hình thức xã hội hóa;

- Cải tạo, xây dựng khoảng 25 km cống thoát nước;

- Xây dựng 11 cầu qua sông, giải quyết các điểm co thắt dòng chảy, cải tạo giao thông khu vực và xây dựng 20 km đường dọc sông.

2.2. Khu vực trung tâm mở rộng (Lưu vực sông Nhuệ-5.790ha)

- Hòan thành Dự án xây dựng và cải tạo 03 trạm bơm thoát nước: Cổ Nhuế 12m3/s, Đồng Bông I-8m3/s và Đồng Bông II-9m3/s khu vực phía Tây Hà Nội; giải quyết úng ngập cho vùng dân cư tập trung và vùng có tốc độ đô thị hóa nhanh;

- Triển khai Dự án xây dựng các công trình đầu mối thoát nước mưa gồm trạm bơm, hồ điều hòa và hệ thống kênh dẫn, kênh xả, các trục mương, cống chính dẫn về hồ điều hòa và trạm bơm tại các tiểu lưu vực:

+ Tiểu lưu vực Cổ Nhuế (1.790ha): hồ điều hòa 76 ha; kênh tiêu chính 19,2km;

+ Tiểu lưu vực Mỹ Đình (1.360 ha): hồ điều hòa 40 ha, kênh tiêu chính 13,5 km;

+ Tiểu lưu vực Ba Xã (990 ha): trạm bơm 20 m3/s, hồ điều hòa 27 ha, kênh tiêu chính 5,48 km.

2.3. Khu vực Quận Hà Đông:

Triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng 17 km trên 8 tuyến mương (cấp II) tiêu thoát nước quận Hà Đông, diện tích lưu vực khoảng 2.200 ha.

2.4. Khu vực Long Biên-Gia Lâm:

Triển khai các Dự án đầu tư xây dựng các công trình thoát nước cấp I cho các lưu vực thóat nước (trục kênh mương cấp I, hồ điều hòa, trạm bơm nước mưa), gồm các nội dung chính:

- Dự án xây dựng tuyến mương nối mương Thượng Thanh-Ô Cách-Đường 5;

- Dự án xây dựng tuyến mương Việt Hưng-Cầu Bây, cụm hồ điều hòa và trạm bơm Cự khối.

- Dự án xây dựng tuyến mương Thượng Thanh, hồ điều hòa và trạm bơm Gia Thượng.

- Dự án xây dựng tuyến mương Gia Thụy-Cầu Bây. (phụ lục kèm theo)

3. Tập trung xây dựng các công trình xử lý nước thải

- Hoàn thành tiếp nhận, bàn giao và đưa vào vận hành Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở công suất 200.000 m3/ngđ, trong năm 2012;

- Xây dựng hệ thống thu gom nước thải lưu vực S1 về nhà máy xử lý nước thải Yên Sở từ 2013-2016 theo hình thức xã hội hóa;

- Hòan thành xây dựng Trạm xử lý nước thải Đầm Bầy (Hồ Tây), công suất 15.000m3/ngđ theo hình thức BT, hòan thành trong năm 2013;

- Đầu tư xây dựng 13 khu vực kết bùn, phế thải; Tập trung nghiên cứu trung tâm xử lý bùn thoát nước theo phương thức PPP đang JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản và phía Việt Nam đang triển khai nghiên cứu;

- Triển khai giai đoạn I dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải Hà Đông 20.000m3/ngđ và Sơn Tây 9.000 m3/ngđ, hoàn thành 2015-2016;

- Hoàn thành xây dựng Trạm xử lý nước thải hồ Bảy Mẫu công suất 13.300 m3/ngđ (thuộc Dự án Thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội – Dự án Ii, ngùôn vốn vay ODA Nhật Bản) trong năm 2014.

- Khởi công xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá công suất 270.000 m3/ngđ (bằng nguồn vốn ODA), Nhà máy xử lý nước thải Phú Đô công suất 84.000 m3/ngđ (dự án BOT), Nhà máy xử lý nước thải Tây sông Nhuệ công suất 65.000 m3/ngđ hòan chỉnh với hệ thống thu gom nước thải về trạm xử lý,

4. Đầu tư cải tạo, nâng cấp, duy tu, duy trì hệ thống thoát nước:

- Hàng năm thường xuyên cải tạo, nâng cấp, nạo vét, duy trì bảo dưỡng sửa chữa hệ thống công trình thoát nước bao gồm ga thu, ga thăm, hệ thống cống, kênh mương, hồ điều hòa, trạm bơm nước mưa, trạm xử lý nước thải. Vận hành các cửa đập điều tiết, các trạm bơm cố định, di động, duy trì mực nước trên toàn hệ thống theo quy định, đảm bảo hiệu quả thóat nước, bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế, đầu tư nhỏ, giải quyết bức xúc dân sinh.

- Xây dựng, cập nhật điều chỉnh bổ sung kịp thời các quy định, quy trình quản lý, vận hành, bảo vệ hệ thống thoát nước thành phố nhằm quản lý vận hành hiệu quả công trình, hệ thống thoát nước, giữ gìn cảnh quan và cải thiện môi trường nước.

IV. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Công tác tuyên truyền

Các sở, ngành Thành phố chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị và chính quyền quận, huyện, thị xã tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân, các tổ chức trong công tác bảo vệ, quản lý các công trình thoát nước mưa và xử lý nước thải, chống lấn chiếm, giữ gìn vệ sinh môi trường và xả thải đúng quy định.

2. Huy động các nguồn lực vốn đầu tư

- Tăng cường vận động ODA với lãi suất thấp, ưu đãi, thời gian ân hạn dài của JICA; của Chính phủ Bỉ, Pháp; Ưu tiên bố trí nguồn vốn cho đầu tư phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải;

- Đầu tư có trọng điểm, không dàn trải vốn, ưu tiên cho hệ thống thoát nước mưa để giải quyết úng ngập cục bộ, giải quyết bức xúc dân sinh;

- Triển khai áp dụng các hình thức đầu tư phát triển các công trình thoát nước và xử lý nước thải phù hợp như BT, BOT, PPP và nguồn vốn khác;

3. Cơ chế chính sách

Hoàn thiện và đồng bộ các cơ chế, chính sách có liên quan đến đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, khuyến khích xã hội hóa đầu tư; Xây dựng chế tài xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm hệ thống thoát nước Thành phố;

- Tập trung nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách giải phóng mặt bằng, giảm bớt thời gian, quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, tập trung đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án, công trình thoát nước; Ưu tiên bố trí đủ quỹ nhà, quỹ đất phục vụ tái định cư.

4. Tổ chức điều hành, phối hợp thực hiện

- Xác định các công trình, dự án trọng điểm, cấp thiết để tập trung nguồn lực về vốn, chỉ đạo tập trung thực hiện theo tiến độ yêu cầu.

- Tiếp tục đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành theo hướng năng động, quyết liệt, tăng cường kiểm tra chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, các đơn vị trong việc triển khai các dự án đầu tư, xây dựng, quản lý các công trình thoát nước, xử lý nước thải.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Xây dựng

- Hòan thiện Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Xây dựng kế hoạch các dự án ưu tiên đầu tư, đề xuất hình thức đầu tư phù hợp; Lập kế hoạch đầu tư hàng năm, 5 năm và phân kỳ đầu tư theo thứ tự ưu tiên công trình hạ tầng thóat nước, xử lý nước thải đô thị để có cơ sở kêu gọi đầu tư, bố trí kinh phí triển khai thực hiện;

- Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án thóat nước, xử lý nước thải trọng điểm, cấp bách trên địa bàn Thành phố đảm bảo kế hoạch, chất lượng và tiến độ;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở Tài chính, Cục thuế, đơn vị thoát nước xây dựng phương án phí thoát nước và xử lý nước thải theo từng giai đoạn.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tham mưu cho UBND Thành phố về kế hoạch xúc tiến, kêu gọi đầu tư xây dựng các công trình thóat nước; Tổng hợp, lập kế hoạch chung và giao kế hoạch, bố trí đủ ngùôn vốn các dự án đầu tư xây dựng công trình thóat nước phù hợp với tiến độ, kế hoạch thực hiện của dự án;

- Hướng dẫn các chủ đầu tư về các thủ tục và thực hiện thẩm định các dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu, phê duyệt hoặc trình UBND phê duyệt theo phân cấp;

3. Sở Quy hoạch – Kiến trúc

- Phối hợp với Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch Xây dựng trong việc hòan thiện Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Tập trung giải quyết nhanh các thủ tục về chỉ giới xây dựng công trình, dự án thóat nước và xử lý nước thải;

- Giới thiệu vị trí, thẩm định phê duyệt tổng mặt bằng, chỉ giơi xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, trạm bơm thóat nước mưa, trạm bơm nâng đưa nước thải đến trạm xử lý, quy hoạch vị trí các tuyến cống, mương thu gom nước thải và nước mưa, các hồ điều hòa…

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Xây dựng, bổ sung kịp thời kế hoạch sử dụng đất hàng năm báo cáo UBND Thành phố phê duyệt;

- Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước của các nhà máy xử lý nước thải theo quy định;

- Hướng dẫn các chủ đầu tư về các thủ tục và quy trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ báo cáo môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết đảm bảo môi trường các công trình xây dựng, trình cấp thẩm quyền phê duyệt;

- Tiếp nhân các hồ sơ thu hồi đất phục vụ dự án xây dựng các công trình thoát nước trình UBND Thành phố đảm bảo tiến độ.

5. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng bố trí đủ kinh phí hàng năm cho các dự án, đặc biệt là những công trình chống úng ngập cục bộ, giải quyết bức xúc dân sinh bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế;

- Thực hiện công tác thẩm định hồ sơ quyết toán công trình để trình UBND Thành phố phê duyệt.

- Thẩm định về đơn giá bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư các khu vực bị ảnh hưởng của dự án và trình UBND Thành phố phê duyệt.

6. Sở Giao thông – Vận tải

Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc triển khai các công trình hạ tầng giao thông đồng bộ với các công trình thoát nước đảm bảo hiệu quả. Tổ chức cấp phép đào hè đường theo quy định phân cấp quản lý.

7. Sở Thông tin – Truyền thông

Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức công tác tuyên truyền về các dự án thoát nước trên địa bàn thành phố. Tuyên truyền để nhân dân tham gia bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường các công trình thoát nước, các quy định quản lý thoát nước thành phố.

8. Ban Chỉ đạo GPMB Thành phố

- Chỉ đạo trung tâm phát triển quỹ đất các quận, huyện trong quá trình giải phóng mặt bằng các dự án thoát nước.

- Xây dựng cơ chế và chính sách về công tác đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng bảo đảm tiến độ hòan thành các dự án thoát nước.

9. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

- Chỉ đạo, phối hợp thực hiện công tác GPMB các dự án, công trình thoát nước, xử lý nước thải trên địa bàn. Kịp thời giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo UBND Thành phố chỉ đạo giải quyết những khó khăn vướng mắc trong cong tác GPMB các dự án thóat nước.

- Quản lý, duy trì bảo dưỡng hệ thống thoát nước ngõ xóm theo phân cấp.

Trong quá trình thực hiện, Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị chủ động báo cáo, đề xuất với UBND Thành phố những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo thực hiện kế hoạch của Thành phố./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Khôi

 

PHỤ LỤC:

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011-2015

Số TT

Tên Dự án đầu tư-Quy mô

Dự kiến phân bổ ngùôn kinh phí (triệu đồng)

Tiến độ thực hiện

Vốn ODA

Ngân sách

Xã hội hóa

Tổng

(2011-2015)

I

Thoát nước

 

 

 

 

 

1

Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội – Dự án II: Nâng công suất trạm bơm Yên Sở lên 90 m3/s; cải tạo 08 hồ điều hòa; cải tạo 26 km kênh, mương thoát nước; xây dựng 25 km cống các loại; xây dựng 20 km đường công vụ; xây dựng 11 cầu qua sông (khối lượng còn lại)

3.000.000

500.000

 

3.500.000

(*)

2011-2015

2

Dự án xây dựng và cải tạo 03 trạm bơm thoát nước Cổ Nhuế 12m3/s, Đồng Bông I-8m3/s và Đồng Bông II-9m3/s khu vực phía Tây Hà Nội

455.000

195.000

 

650.000

2013-2014

3

Dự án cải tạo thoát nước lưu vực Cổ Nhuế, diện tích 15,2 km2: cụm hồ điều hòa 41 ha và các hồ điều hòa khác 40.55 ha; xây dựng kênh, mương, cống 19,2 km;

675.378

289.448

 

964.826

2013-2017

4

Dự án cải tạo thóat nước lưu vực Mỹ Đình, diện tích 13,6 km2: cụm hồ điều hòa 40 ha và các hồ khác 25 ha; xây dựng kênh, mương, cống 13,4 km;

325.701

137.015

 

462.716

2013-2017

5

Dự án cải tạo thóat nước lưu vực Mỹ Trì, diện tích 14,7 km2: cụm hồ điều hòa 30 ha và các hồ khác 30.2 ha; xây dựng kênh, mương, cống 13,5 km;

383.114

164.192

 

547.306

2014-2018

6

Dự án cải tạo thóat nước lưu vực Ba Xã, diện tích 9,9 km2: Xây dựng trạm bơm công suất 20 m3/s; cụm hồ điều hòa 32 ha và các hồ khác 69,5 ha; xây dựng kênh, mương, cống 8,7 km;

243.859

104.510

 

348.369

2014-2018

7

Dự án hòan thiện hệ thống thoát nước mưa lưu vực Tô Lịch (77,5 km2);

1.500.000

 

 

 

2013-2016

8

Dự án thoát nước Quận Hà Đông: Xây dựng 08 trục kênh, mương tổng chiều dài 17 km

 

 

1.381.950

1.381.950

2013-2015

9

Dự án xây dựng tuyến mương Việt Hưng – Cầu Bây, hồ điều hòa và trạm bơm Cự Khối (Tiểu lưu vực Cự Khối – Long Biên): 42 km mương hở; 1,1 km cống hộp; hồ điều hòa 27,12 ha; trạm bơm 55 m3/s

1.388.954

595.266

 

1.984.220

2013-2016

10

Dự án xây dựng tuyến mương Thượng Thanh, hồ điều hòa 1 + 2 và trạm bơm Gia Thượng 10m3/s (Tiểu lưu vực Gia Thượng-Long Biên).

 

902.897

 

 

2013-2016

11

Dự án xây dựng tuyến mương Thượng Thanh-Ô Cách – Đường 5 )dọc đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn) 2,45 km; cống hộp 185 m; 2,4 km đường 13,5 m (Tiểu lưu vực Gia Thượng-Long Biên).

 

895.184

 

 

2013-2017

12

Dự án xây dựng tuyến mương hở Gia Thụy – Cầu Bây (Tiểu lưu vực Cự khối – Long Biên): 4 km mương hở; 1,1 km cống hộp

 

755.925

 

 

2014-2018

13

Các dự án cải tạo thoát nước chống úng ngập cục bộ

 

400.000

 

 

2012-2015

 

Cộng

7.972.006

4.959.437

14.313.393

 

 

II

Xử lý nước thải

 

 

 

 

 

1

Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Sở công suất 200.000 m3/ngđ và hệ thống thu gom cho lưu vực S1

 

 

6.000.000

 

2012 (không tính vào chi phí dự tính)

2

Dự án xây dựng hệ thống thu gom nước thải lưu vực S1 đưa về nhà máy xử lý nước thải Yên Sở

 

 

2.000.000

2.000.000

2010-2012

3

Xây dựng nhà máy xử lý nước thải hồ Bảy Mẫu, công suất 13.300 m3/ngđ và hệ thống thu gom – Dự án thoát nước Hà Nội – Dự án II

600.000

 

 

600.000

2012-2014

4

Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Đầm Bầy (Hồ Tây), công suất 15.000 m3/ngđ

 

 

400.000

 

2012-2014

5

Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Xá công suất 270.000 m3/ngđ và hệ thống thu gom

4.200.000

1.800.000

 

6.000.000

2014-2018

6

Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Phú Đô công suất 84.000 m3/ngđ và hệ thống thu gom

 

 

3.000.000

 

2014-2017

7

Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Tây Hồ, công suất 61.400 m3/ngđ và hệ thống thu gom

 

 

3.000.000

 

2013-2016

8

Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Hà Đông giai đoạn I, công suất 20.000 m3/ngđ và hệ thống thu gom

280.000

120.000

 

400.000

2013-2016

9

Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Sơn Tây giai đoạn I, công suất 9.000 m3/ngđ và hệ thống thu gom

175.000

75.000

 

250.000

2013-2016

10

Các dự án cải tạo, chống ô nhiễm các hồ nội thành

 

50.000

2.620.000

 

2012-2015

 

Cộng:

5.255.000

2.455.000

11.020.000

18.720.000

 

 

Tổng cộng:

13.227.006

7.404.437

12.401.950

33.033.393

 

Ghi chú: Kinh phí dự kiến được tính trên cơ sở khái toán giá trị và khối lượng dự kiến thục hiện hết năm 2015;

(*) Kinh phí dự kiến cho thực hiện các hạng mục công trình còn đang triển khai của dự án;