Kế hoạch 81/KH-UBND phát triển hạ tầng giao thông vận tải thành phố Hà Nội, giai đoạn 2011- 2015
Số hiệu: 81/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Văn Khôi
Ngày ban hành: 10/06/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 81/KH-UBND

Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2011- 2015

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XV và Chương trình công tác của Thành ủy (khóa XV) về Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường, để triển khai Kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông vận tải thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015 đã được Ban Thường vụ Thành ủy kết luận tại Hội nghị ngày 25/5/2011, Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng kế hoạch như sau:

Phần thứ nhất.

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 VÀ HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

Trong 5 năm qua (2001 – 2006), Thành phố đã quan tâm chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 16/2008/NQ-CP , Nghị quyết 32/2007/NQ-CP , Nghị định số 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ và kế hoạch số 32, Kế hoạch số 62 của UBND Thành phố với 7 nhóm giải pháp cơ bản. Tập trung đầu tư, phát triển và quản lý hệ thống hạ tầng giao thông vận tải, có những bước chuyển biến tích cực.

Trên cơ sở định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Thành phố triển khai nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải, Quy hoạch phát triển vận tải thủy, Quy hoạch phát triển vận tải Đường sắt đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời, huy động nguồn vốn đầu tư thực hiện các đề án, kế hoạch, dự án có tính cấp thiết nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc về giao thông đô thị, phát triển giao thông nông thôn theo chương trình phát triển nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 và định hướng đến năm 2030 trong chương trình công tác của Thành ủy và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải và an toàn giao thông, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải; đẩy mạnh tuyên truyền và kiểm tra xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông v.v… góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.

Nhiều công trình giao thông đã được xây dựng và đưa vào khai thác, sử dụng hiệu quả như: Đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa; nút ngã tư Sở; nút ngã tư Vọng; cầu Vĩnh Thụy; Vành đai 3 (cầu Thanh Trì – Mai Dịch); Đại lộ Thăng Long; đường 32 (Nhổn – Sơn Tây và Sơn Tây – Trung Hà); cầu Vĩnh Tuy; hầm Kim Liên; đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài; Đường Lạc Long Quân; Cầu Tó; Cầu Bươu; Đường Nguyễn Phong Sắc (đoạn Xuân Thủy – Tô Hiệu); Đường Phúc La – Văn Phú; Đường trục phía Bắc Hà Đông; đường Lê Văn Lương kéo dài; Đường chợ 19/12; đường 77; Đường 73 (Ba Thá – Miếu Môn); Cầu Đen; cầu Phùng; Đường 74; Cầu Phùng Xá; Cầu Hòa Thạch; đường 78; đường 75B; đường 88; đường 80; Đường 21B; các cầu cho người đi bộ và nhiều tuyến đường chính liên Huyện, liên xã và đường trong các khu đô thị mới …. Tiếp tục thực hiện đường vành đai 1, vành đai 3 trên cao, đường Văn Cao – hồ Tây, Thái Hà – Láng v.v…

Mạng lưới giao thông nông thôn được quan tâm đầu tư; Tính đến nay, tổng số km đường giao thông nông thôn đã được phủ mặt (mặt đường nhựa, bêtông xi măng, lát gạch … ) đạt 8.043,1 km, chiếm 62,13%.

Thực hiện duy tru, duy trì đảm bảo an toàn giao thông 1.614,7 km đường và cầu. Đã hoàn thành công tác tiếp nhận và đưa vào quản lý, duy tu hơn 160km đường, cầu do Bộ Giao thông vận tải bàn giao quản lý như đường quốc lộ 2, 3, 6, 32, 21, đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, Đại lộ Thăng Long, đường vành đai 3 đoạn Khuất Duy Tiến – Linh Đàm, cầu Phùng, một số cầu và hầm đi bộ …

Triển khai các giải pháp tổ chức giao thông như: tăng cường lực lượng phân luồng giao thông, tổ chức giao thông linh hoạt các nút, điều chỉnh chu ký đèn tín hiệu giao thông, bổ sung biển báo, kẻ sơn tổ chức giao thông, điều chỉnh dải phân cách tại các nút giao; qua đó bước đầu đem lại hiệu quả.

Kết quả trên đây đã góp phần giảm ùn tắc cục bộ 66/124 điểm; hàng năm giảm tai nạn giao thông cả 3 tiêu chí.

Nhiều điểm đỗ xe và bến xe quy mô lớn đã hoàn thành đưa vào sử dụng như: Bến xe Yên Nghĩa (7.0ha); điểm đỗ xe Dịch Vọng (diện tích 15.279m2, sức chứa 230 xe); điểm đỗ xe Gia Thụy (diện tích 12.933 m2, sức chứa 180 xe) và nhiều điểm đỗ xe, trông giữ xe khác đã góp phần giải quyết một phần nhu cầu đỗ xe ngày càng cao của nhân dân.

Hoạt động vận tải hành khách công cộng đã có sự phát triển nhanh chóng. Từ năm 2001, dịch vụ xe buýt đã có những bước phục hồi rất nhanh (số lượng xe buýt tăng từ 237 xe và vận chuyển khoảng 19,7 triệu lượt hành khách năm 2001 lên 1145 xe và vận chuyển được 422 triệu lượt khách năm 2010, đáp ứng được 8-9% nhu cầu đi lại của nhân dân). Hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh cũng ngày càng phát triển, đã đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của nhân dân (đến năm 2010 có khoảng 500 tuyến vận tải hành khách liên tỉnh, vận chuyển được 54.5 triệu lượt khách mỗi năm).

II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI

1. Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải còn nhiều bất cập và yếu kém, thiếu một mạng lưới khung hoàn chỉnh về hạ tầng giao thông vận tải. Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông quá thiếu (hiện tại chỉ chiếm khoảng 7 – 8% đất xây dựng đô thị), trong khi đó mức yêu cầu hợp lý cho một đô thị hiện đại là từ 20 – 26% (theo quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, chỉ tiêu này là 20 - 25%). Mặt cắt ngang đường phần lớn là hẹp (mặt cắt ≥ 11m chỉ chiếm khoảng 30% và có quá nhiều nút giao đồng mức. Mạng lưới giao thông đường bộ chưa hoàn thiện, hoàn chỉnh để kết nối liên thông để tạo thành mạng lưới chính đồng bộ; các tuyến Vành đai chưa hoàn chỉnh và khép kín.

2. Phương tiện giao thông cá nhân tăng quá nhanh, góp phần ùn tắc giao thông. Hệ thống bến bãi, điểm đỗ xe thiếu về số lượng và chất lượng dịch vụ chưa cao, phân bố không đều và hợp lý (mới chỉ đáp ứng 10% nhu cầu giao thông tĩnh).

Hệ thống vận tải hành khách công cộng chưa phát triển (chỉ có loại hình xe buýt và mới đáp ứng được 8-9% nhu cầu đi lại), số lượng phương tiện giao thông cá nhân tăng rất nhanh (15% năm).

3. Việc phát triển đô thị chưa đồng bộ với phát triển hạ tầng giao thông vận tải, nhiều khu vực xây dựng thêm nhiều chung cư nhưng mạng lưới đường không phát triển tăng thêm, nhiều khu đô thị mới xây dựng chưa có hệ thống giao thông hoàn chỉnh kết nối với mạng lưới đường hiện có, thiếu các cầu vượt sông, hoặc có cầu nhưng tải trọng thấp chưa đáp ứng được nhu cầu giao thông đi lại của nhân dân, nhất là ở một số khu vực các huyện ngoại thành.

4. Tổng chiều dài hệ thống giao thông nông thôn và nội đồng trên địa bàn Thành phố là 12.946,5 km. Tuy nhiên, còn lại 4.903,4 km đường đất và đường cấp phối chưa cứng hóa.

(Phụ lục 1: Hiện trạng mạng lưới giao thông vận tải thành phố Hà Nội)

Phần thứ hai.

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2011 – 2016 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

I . ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

Sự phát triển kinh tế - xã hội ở tốc độ cao, quá trình đô thị hóa nhanh chóng trên địa bàn Thủ đô tác động mạnh tới sự phát triển các phương tiện giao thông, yêu cầu phải phát triển hệ thống hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn Thành phố.

Quy hoạch chung phát triển Thủ đô Hà Nội đang trong giai đoạn trình phê duyệt và một số quy hoạch chuyên ngành khác như: quy hoạch phát triển giao thông vận tải; quy hoạch phát triển vận tải thủy; quy hoạch phát triển vận tải đường sắt; quy hoạch các bến bãi đỗ xe; quy hoạch vận tải hành khách công cộng đang trong quá trình lập, điều chỉnh, nên ảnh hưởng đến triển khai kế hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.

Nhiều công trình đưa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả, một số dự án giao thông quan trọng có tính chất quyết định và tạo sự đột phá cho mạng lưới giao thông vận tải Thủ đô, đã chuẩn bị đầu tư và đang triển khai theo tiến độ hoàn thành trong 05 năm tới tạo thuận lợi thu hút vốn đầu tư cho phát triển giao thông vận tải Thủ đô (cầu Nhật Tân, Nhà ga T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, đường nối Nhật Tân – Nội Bài, các tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Lào Cai …; triển khai các tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội, Cát Linh – Hà Đông, Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo).

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XV xác định một trong các khâu đột phá quan trọng là: Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là xây dựng hệ thống giao thông, cấp thoát nước và xử lý ô nhiễm môi trường; do đó, là tiền đề để khai thác các nguồn lực, tạo ra bước phát triển về hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trong giai đoạn tới.

II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN GTVT GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

1. Mục tiêu

- Thực hiện Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ Thành phố, đầu tư xây dựng cơ bản hạ tầng khung hiện đại góp phần phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng; Kết nối các đô thị vệ tinh khu vực trung tâm Thành phố, góp phần dãn mật độ dân cư đô thị và phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới;

- Đa dạng hóa các loại hình, phương tiện vận tải hành khách công cộng (đường sắt đô thị, xe buýt nhanh ….) để từng bước giảm dần phương tiện giao thông cá nhân;

- Đầu tư xây dựng một số công trình giao thông cấp bách nhằm giảm ùn tắc giao thông đô thị, giảm tai nạn giao thông.

2. Chỉ tiêu chủ yếu

- Đảm bảo 100% các quận, huyện, thị xã có quy hoạch chi tiết mạng lưới hạ tầng giao thông vận tải để làm cơ sở triển khai thực hiện các dự án.

- Tăng tỷ lệ đất dành cho giao thông thêm từ 0.3 – 0.5% một năm; đến 2015 tỷ lệ đất dành cho giao thông đạt 8,5 – 9% đất xây dựng đô thị; tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh đạt 5%.

- Phát triển thêm 12 tuyến xe buýt (từ 65 tuyến lên 77 tuyến), đến năm 2015, đưa lượng hành khách sử dụng phương tiện xe buýt lên 777 triệu lượt hành khách/năm.

III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Hoàn chỉnh các quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải

Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải thành phố trong năm 2011 và các quy hoạch chuyên ngành phát triển vận tải thủy, vận tải đường sắt, vận tải hành khách công cộng, bến bãi đỗ xe … xong trong quý II/2012.

- Rà soát, điều chỉnh hoặc lập mới các quy hoạch giao thông vận tải chi tiết trên địa bàn các quận, huyện, thị xã, hoàn thành trong quý II/2012.

2. Tập trung đầu tư các công trình hạ tầng giao thông khung (chi tiết tại phụ lục 2)

Tập trung đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống khung hạ tầng đường bộ, nhanh chóng hoàn thành hệ thống đường vành đai, tuyến đường hướng tâm và kết nối liên thông theo mạng, giải quyết các nút thắt, điểm ngẽn trong mạng lưới giao thông, đường sắt đô thị, hạ tầng xe buýt, bến bãi đỗ xe v.v…

2.1. Các tuyến đường quốc lộ, hướng tâm

- Hoàn thành các tuyến đường QL, đường hướng tâm: QL32 (đoạn Diễn – Nhổn); đường nối Nhật Tân – Nội Bài (Bộ GTVT); đường 1A (đoạn Cầu Chui – cầu Đuống, đoạn Văn Điển – Ngọc Hồi, đoạn Ngọc Hồi – vành đai 4); QL2 (đoạn Phủ Lỗ - Nội Bài); QL6 (đoạn Ba La – Yên Nghĩa – Xuân Mai); đường cầu Vĩnh Tuy – Sài Đồng – Yên Viên – Ninh Hiệp …;

- Đẩy nhanh tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư, lập dự án và triển khai thi công các tuyến đường: QL5 (đoạn Sài Đồng – Hưng Yên), đường Tây Thăng Long, đường Hoàng Quốc Việt kéo dài …

2.2. Các tuyến đường vành đai

- Vành đai 1: Tập trung triển khai thi công, hoàn thành đoạn Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu, Ô Đông Mác – Nguyễn Khoái, Hoàng Cầu – Voi Phục;

- Vành đai 2: Tập trung triển khai thi công, hoàn thành đoạn Nhật Tân – Bưởi – Cầu Giấy, đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng, đoạn Ngã Tư Vọng – cầu Vĩnh Tuy. Hoàn thành chuẩn bị đầu tư, khởi công đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy và đường trên cao đoạn Vĩnh Tuy – Ngã Tư Sở;

- Vành đai 2, 5: Thi công, hoàn thành các đoạn: Đền Lừ - Kim Đồng, Nguyễn Phong Sắc, Lê Văn Lương – Nguyễn Trãi – Đầm Hồng;

- Vành đai 3: Hoàn thành giai đoạn 2 (đường trên cao) đoạn Mai Dịch – Pháp Vân (Bộ Giao thông vận tải), đoạn Mai Dịch – cầu Thăng Long, đoạn cầu Thăng Long – Nội Bài.

- Vành đai 3, 5: Thi công, hoàn thành các đoạn: Lê Trọng Tấn (Hà Đông) kéo dài đến đại lộ Thăng Long, đoạn Phúc La - QL1A. Hoàn thành CBĐT, khởi công đoạn: Đại lộ Thăng Long – QL32, QL32 – Thượng Cát – QL2.

- Vành đai 4: Triển khai thi công và hoàn thành đoạn từ QL32 đến QL6. Hoàn thành chuẩn bị đầu tư và khởi công đoạn từ QL1 cầu Mễ Sở, đoạn QL 32 – QL2 và đoạn QL2 – đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên …

- Vành đai 5: Hoàn thiện quy hoạch, đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư và khởi công một số đoạn trên tuyến.

2.3. Các tuyến đường kết nối trong nội đô

- Tập trung thi công, hoàn thành các tuyến đường chính kết nối trong nội đô: Văn Cao – hồ Tây, Cát Linh – La Thành, La Thành – Thái Hà – Láng, Yên Hòa – Bảo tàng Dân tộc học (Nguyễn Văn Huyên kéo dài), Tôn Thất Tùng kéo dài đến vành đai 3, Kim Mã – Trần Phú, Nguyễn Tam Trinh, đường nối Lê Đức Thọ - Xuân Phương, Nguyễn Hoàng Tôn, Núi Trúc – Sơn Tây, Liễu Giai – Núi Trúc, Hoàng Quốc Việt kéo dài – khu công nghiệp Nam Thăng Long, đường Lĩnh Nam, …

- Hoàn thành chuẩn bị đầu tư và khởi công các tuyến: đường 70 (Văn Điển – Hà Đông – Ngọc Trục – QL32 – Dốc Kẻ); và các tuyến đường kết nối giao thông khác theo quy định trên địa bàn các quận, huyện …

2.4. Các cầu qua sông

- Hoàn thành cầu Đông Trù (thuộc dự án đường 5 kéo dài), cầu Nhật Tân, cầu Phù Đổng 2, cầu Vĩnh Thịnh, cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2. Đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư, lập dự án các cầu lớn qua sông Hồng: Tứ Liên, Hồng Hà, Mễ Sở, Thượng Cát và một số cầu qua sông Đuống, sông Nhuệ, sông Đáy …

- Đầu tư xây dựng mới và cải tạo 35 cầu yếu trên địa bàn các quận, huyện: Ứng Hòa, Thanh Oai. Ba Vì, Thạch Thất, Gia Lâm, Đông Anh, Đan Phượng, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Sơn Tây, Thanh Trì, Hà Đông, Đống Đa … để đảm bảo an toàn giao thông, đảm bảo kết nối các khu vực, vùng, miền, khai thác tối đa mạng lưới đường hiện có và hợp lý hóa trong vận tải (chi tiết tại phụ lục số 4).

2.5. Về đầu tư các nút giao, cầu vượt cho người đi bộ để giải quyết một số điểm ùn tắc

- Hoàn thành các nút giao thông khác cốt: Trần Duy Hưng – Nguyễn Chí Thanh – Đường Láng – Láng Hạ - Lê Văn Lương – Đường Láng, Hoàng Quốc Việt – Phạm Văn Đồng, Bắc Thăng Long – Nam Hồng, Nguyễn Sơn – Nguyễn Văn Cừ; cải tạo, mở rộng nút: Kim Mã – Liễu Giai, Chùa Bộc – Tây Sơn, Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch, Láng Hạ - Thái Hà, nút đường 69 – Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế - Phạm Văn Đồng …

- Triển khai xây dựng các nút giao thông khác cốt, trực thông: điều chỉnh nút giao đường 5 – đường dẫn cầu Thanh Trì, nút giao Cầu Chui, nút Ô Chợ Dừa …

- Đầu tư xây dựng 15 cầu đi bộ qua đường trên các tuyến: Liễu Giai, Nguyễn Trãi, Xuân Thủy, Thái Hà, Phạm Ngọc Thạch, Đại Cồ Việt, Trần Khát Chân, Nguyễn Văn Cừ, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Lương Bằng, Lạc Long Quân, Nguyễn Hoàng Tôn … theo kết cấu lắp ghép, gọn nhẹ, linh hoạt (chi tiết tại phụ lục số 3).

2.6. Các dự án đường sắt đô thị

- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải để hoàn thành, đưa vào sử dụng tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh – Hà Đông năm 2014; đẩy nhanh tiến độ thi công dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 (đoạn Nhổn – Ga Hà Nội) để đưa vào sử dụng năm 2016;

- Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, khởi công dự án tuyến đường sắt đô thị số 2 Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải triển khai tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên – Ngọc Hồi để hoàn thành năm 2018.

- Triển khai xây dựng hạ tầng kết nối giữa các tuyến đường sắt với các loại hình phương tiện vận tải hành khách công cộng khác, các bến bãi …

2.7. Về giao thông tĩnh

- Tập trung đầu tư các dự án xây dựng bến, bãi đỗ xe trong khu vực nội đô, ven đô; xây dựng các điểm trung chuyển đa phương thức, các nút giao thông đầu mối. Dành quỹ đất để bố trí các bãi đỗ xe ngoài khu vực đường vành đai 2 và ngoài vành đai 3; các bãi đỗ xe tải, bến xe khách ngoài vành đai 3. Tập trung đầu tư phát triển nhanh các bãi đỗ xe, bến xe theo quy hoạch trên địa bàn Hoàng Mai, Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Đan Phượng, Chương Mỹ, Sơn Tây, Sóc Sơn, Hà Đông … Ưu tiên đầu tư xây dựng các bãi đỗ xe cao tầng, các bãi đỗ xe ngầm có áp dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới nhằm giải quyết tình trạng thiếu bãi đỗ xe hiện nay.

- Phát triển diện tích các bến, bãi đỗ xe, dự kiến xây dựng khoảng 50 bãi đỗ xe cao tầng, bãi đỗ xe lắp ghép hoặc bãi đỗ xe ngầm trong khu vực nội đô (chi tiết tại phụ lục 5). Cải tạo, nâng cấp một số bến xe hiện có (bến xe Mỹ Đình, bến xe phía Nam, bến xe Gia Lâm …).

- Quản lý chặt chẽ việc khai thác sử dụng các bến, bãi đỗ xe để phục vụ nhu cầu giao thông tĩnh. Trong năm 2011, thực hiện rà soát, đánh giá hiện trạng mạng lưới bến, bãi đỗ xe để tiến hành quy hoạch sắp xếp lại cho phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải và quy hoạch chung thành phố Hà Nội làm cơ sở để hình thành hệ thống bến, bãi đỗ hợp lý, tận dụng tối đa các không gian công cộng để áp dụng các công nghệ đỗ xe tiên tiến, tiết kiệm diện tích. Một số bãi và điểm đỗ xe hiện tại sẽ được rà soát và sắp xếp lại cho phù hợp với tình hình giao thông đi lại từng giai đoạn.

2.8. Phát triển hệ thống đường giao thông ngoại thành và xây dựng nông thôn mới

- Tập trung xây dựng, cải tạo một số tuyến trục chính khu trung tâm hành chính huyện, các tuyến đường liên huyện và một số tuyến trục chính của huyện có khả năng kết nối cao với hệ thống đường tỉnh lộ, hệ thống đường chính của Thành phố và các tuyến đường kết nối các khu đô thị mới với mạng lưới đường hiện có.

- Phấn đấu tỷ lệ cứng hóa mặt đường giao thông nông thôn tính chung trên địa bàn toàn thành phố đạt 100%, tương ứng cần đầu tư xây dựng cải tạo, làm mới 4.900km đường giao thông nông thôn.

- Trên địa bàn các huyện, đặc biệt là các huyện có mật độ đường giao thông còn thấp như Ba Vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Phú Xuyên … sẽ tập trung xây dựng một số đường trục chính của huyện, một số tuyến liên xã quan trọng, có ý nghĩa về phát triển kinh tế - xã hội, nông nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ, du lịch …

2.9. Vận tải đường thủy

Đầu tư cải tạo, mở rộng theo quy định một số cảng thủy nội địa quan trọng và một số bến phà qua sông để phát triển vận tải thủy trong những năm tới và khai thác tiềm năng thế mạnh về vận tải thủy trên các tuyến sông. Tập trung đầu tư xây dựng và mở rộng các cụm cảng Sơn Tây, cụm cảng Hà Nội, cụm cảng Thanh Trì và cảng Phù Đổng, cảng Hồng Vân …

2.10. Hạ tầng vận tải công cộng bằng xe buýt

- Xây dựng, hoàn chỉnh tuyến BRT Kim Mã – Hà Đông. Phát triển thêm 6 điểm trung chuyển xe buýt Sơn Tây, Đông Anh, Yên Nghĩa, cầu Bươu, Gia Thụy, Hòa Lạc (năm 2011 có 2 điểm, lên 8 điểm năm 2015). Xây dựng mới trung tâm quản lý điều hành giao thông công cộng tại Kim Mã (PTA). Xây dựng và hình thành cơ quan quản lý giao thông công cộng chung của Thành phố (PTA) để nhằm kết nối vận tải đa phương thức giữa đường sắt đô thị với các tuyến xe buýt.

- Trong 05 năm, phấn đấu tăng từ 65 tuyến xe buýt với sản lượng vận chuyển hành khách từ 422 triệu lượt (năm 2011) lên 77 tuyến với sản lượng 777 triệu lượt (năm 2015). Vận tải hành khách liên tỉnh tăng từ 550 tuyến (năm 2011) với sản lượng vận chuyển từ 57 triệu lượt (năm 2011) lên 630 tuyến với sản lượng 70 triệu lượt (năm 2015). Vận tải hành khách bằng taxi tăng từ 14.000 xe (vận chuyển khoảng 42 triệu lượt hành khách/năm) lên 20.000 xe (vận chuyển khoảng 70 triệu lượt hành khách/năm).

3. Công tác quản lý, duy trì và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông vận tải

- Tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên, thực hiện duy tu, duy trì, tổ chức giao thông đảm bảo trật tự, an toàn các tuyến đường trên địa bàn Thành phố. Dự kiến cải tạo, nâng cấp từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế khoảng 40 tuyến đường (142km). Thực hiện duy tu, duy trì khoảng 1720 km đường thành phố quản lý, 1.360km do quận, huyện quản lý và khoảng 12.900Km đường giao thông nông thôn, nội đồng.

- Tiếp tục quản lý và khai thác có hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải hiện có, tổ chức sắp xếp giao thông linh hoạt, hợp lý theo từng giai đoạn, theo từng khu vực; triển khai nghiên cứu áp dụng hệ thống giao thông thông minh (ITS) cho đại lộ Thăng Long và sử dụng rộng rãi các hệ thống điều khiển giao thông tự động (các trung tâm ATC) để nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác của hệ thống hạ tầng giao thông đô thị. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, áp dụng các giải pháp tổ chức giao thông tại một số nút và trên một số tuyến đường thường xuyên bị ùn tắc. Triển khai xây dựng Trung tâm quản lý điều khiển đèn tín hiệu giao thông chung của Thành phố (quy mô 1000 – 1200 nút giao thông) tại Kim Mã.

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tuyên truyền

- Tăng cường tuyên truyền tạo sự ủng hộ của nhân dân, sự tham gia của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đối với kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông, nhằm góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, giảm bức xúc về giao thông đô thị.

- Tuyên truyền để cộng đồng tham gia quản lý, giám sát công tác đầu tư, cải tạo hạ tầng giao thông và quản lý, duy trì các công trình hạ tầng giao thông nhằm phát huy hiệu quả dự án.

2. Huy động nguồn lực đầu tư

Trong 5 năm tới, dự kiến nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển giao thông vận tải thành phố Hà Nội là rất lớn, cụ thể là 153.712 tỷ đồng; bao gồm các nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách thành phố, vốn ODA, vốn BT, BOT, PPP và nguồn vốn khác.

3. Cải cách thủ tục hành chính và kiện toàn bộ máy:

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, giảm quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian lập quy hoạch, chỉ giới đường đỏ dự án tuyến đường và chuẩn bị đầu tư dự án; nâng cao chất lượng lập, thẩm định, duyệt dự án.

Tiếp tục đổi mới công tác tổ chức cán bộ, nâng cao năng lực, trình độ, tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Xem xét, thành lập một số ban quản lý dự án thuộc Thành phố và thuộc sở chuyên ngành có đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm để triển khai các dự án về hạ tầng giao thông. Củng cố và kiện toàn bộ máy của Sở Giao thông vận tải, Ban quản lý dự án đường sắt đô thị. Thành lập cơ quan quản lý giao thông công cộng chung Thành phố.

4. Cơ chế chính sách.

4.1. Chính sách giải phóng mặt bằng và tái định cư

- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách giải phóng mặt bằng giảm bớt thời gian, quy trình thực hiện các thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng.

- Cơ chế vốn ưu tiên đầu tư các khu tái định cư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ công tác di dân giải phóng mặt bằng.

4.2. Chính sách khuyến khích xã hội hóa đầu tư:

- Chỉ đạo các chủ đầu tư rà soát các danh mục đã được thực hiện theo phương thức xã hội hóa đầu tư để có giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

- Xây dựng danh mục các dự án công trình hạ tầng giao thông trọng điểm để công khai kêu gọi các nhà đầu tư đăng ký tham gia thực hiện.

4.3. Cơ chế, chính sách đặc thù

Báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép Thành phố áp dụng một số cơ chế đặc thù về thẩm định, phê duyệt dự án, chọn nhà thầu thi công để rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư, sớm triển khai thực hiện dự án; nhất là các dự án, công trình trọng điểm, cấp bách về hạ tầng giao thông.

4.4. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và các đề án chuyên ngành.

- Xây dựng và thực hiện các đề án phát triển vận tải hành khách công cộng, quản lý và phát triển giao thông tĩnh, quản lý vận tải bằng taxi, phát triển các khu vực tuyến phố dành cho người đi bộ, đề án quản lý giao thông thông minh trên các trục chính thành phố, đề án xây dựng mạng lưới đường bộ trên cao.

- Xây dựng các văn bản phục vụ công tác quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đặc biệt là tăng cường quản lý khai thác hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn.

- Xây dựng các quy chế đấu thầu khai thác dịch vụ xe buýt, đấu thầu duy tu, duy trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, điều chỉnh, sửa đổi quy chế đấu thầu: đầu tư, kinh doanh các bến, bãi đỗ xe và một số quy định quản lý chuyên ngành khác. Tiến hành rà soát xây dựng lại định mức kinh tế - xã hội của dịch vụ vận tải hành khách công cộng, của công tác duy tu, duy trì kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.

5. Công tác quản lý nhà nước về vận tải công cộng

Tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò, chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực vận tải hành khách công cộng. Tiếp tục rà soát, sắp xếp và điều chỉnh lại luồng tuyến cho hợp lý, phát triển, mở rộng các tuyến buýt mới về các Huyện xa trung tâm Thành phố, các khu công nghiệp, các khu đô thị mới để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân, nhằm tạo nên sự thuận lợi trong đi lại, góp phần điều tiết và giãn dân cho khu vực nội thành, giảm áp lực cho giao thông đô thị, giảm ùn tắc giao thông.

6. Về công tác quản lý trật tự an toàn giao thông

- Tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp theo Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố về giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, đẩy mạnh công tác giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; nâng cao năng lực cho lực lượng cảnh sát, thanh tra giao thông, cơ quan quản lý điều hành giao thông; tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị; tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật của phương tiện giao thông vận tải.

- Đối với các công trình xây dựng cao tầng trong khu vực trung tâm từ vành đai 2 trở vào, khi thiết kế, thi công, phải bố trí bãi đỗ xe ngầm đáp ứng nhu cầu đỗ xe của bản thân Dự án, dành 30% diện tích đỗ xe cho nhu cầu đỗ xe công cộng của Thành phố.

V. PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giao thông vận tải

- Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể giao thông vận tải Thành phố và các quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thành phố.

- Triển khai, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm, cấp bách trên địa bàn Thành phố theo đúng kế hoạch, tiến độ.

- Trên cơ sở Kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông 2011 – 2015 và thực tế hàng năm, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch – Kiến trúc và các sở, ngành, các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng giao thông trong từng năm, làm căn cứ để bố trí các nguồn lực đầu tư.

- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng nội dung trong phần III, báo cáo UBND Thành phố để trình Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải lập danh mục các dự án hạ tầng giao thông kêu gọi thu hút xã hội hóa đầu tư (BT, BOT, PPP) làm cơ sở để các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tham gia.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải bố trí nguồn vốn chuẩn bị đầu tư, vốn đầu tư thực hiện các dự án hạ tầng giao thông theo kế hoạch; trong đó, ưu tiên các công trình, dự án trọng điểm, cấp bách. Kịp thời điều chỉnh nguồn vốn đầu tư phù hợp với tiến độ thực hiện các dự án.

3. Sở Quy hoạch Kiến trúc, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải, các quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải.

- Ưu tiên giải quyết nhanh chóng, kịp thời các thủ tục về chỉ giới xây dựng tuyến đường, địa điểm quy hoạch; các thông số quy hoạch đối với các dự án hạ tầng giao thông …

- Rà soát, bố trí quỹ đất phục vụ cho các yêu cầu đầu tư phát triển hạ tầng giao thông; quỹ đất đối ứng cho các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông theo phương thức BT.

4. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn ngân sách, bố trí nguồn vốn, kinh phí cho các dự án đầu tư hạ tầng giao thông.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Trên cơ sở quy hoạch và kế hoạch đầu tư các dự án giao thông, kịp thời tổng hợp, xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm báo cáo UBND Thành phố.

- Thực hiện nhanh chóng, thuận tiện các thủ tục giao đất, cấp đất cho các dự án hạ tầng giao thông, đất cho các dự án tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng thi công công trình hạ tầng giao thông.

6. Sở Xây dựng

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong việc triển khai đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ với các công trình hạ tầng giao thông, đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả.

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải giám sát chất lượng các công trình hạ tầng kỹ thuật được thi công đồng bộ cùng với dự án hạ tầng giao thông, bảo đảm kỹ thuật, chất lượng, mỹ quan đô thị.

- Bố trí nhà ở tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng thi công công trình hạ tầng giao thông.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hợp với UBND các huyện, Sở Giao thông vận tải trong việc đầu tư, phát triển hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng. Huy động nguồn lực đẩy nhanh tỷ lệ cứng hóa đường giao thông nông thôn trên địa bàn các huyện, nhất là các huyện vùng xa, gặp nhiều khó khăn.

8. Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng Thành phố

Phối hợp chặt chẽ, hướng dẫn, đôn đốc các chủ đầu tư, các quận, huyện, thị xã trong công tác GPMB các dự án hạ tầng giao thông. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu, đề xuất với UBND Thành phố và hướng dẫn các quận, huyện, thị xã về các cơ chế, chính sách và các giải pháp cụ thể giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác GPMB trong quá trình triển khai thực hiện các dự án.

9. Sở Thông tin và Truyền thông

Phát triển với Sở GTVT chỉ đạo công tác tuyên truyền về kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của cộng đồng, nhân dân.

10. UBND các quận, huyện, thị xã Sơn Tây

- Chủ động xây dựng kế hoạch đầu tư các công trình hạ tầng giao thông trên địa bàn.

- Cân đối các nguồn lực tập trung đầu tư phát triển hạ tầng giao thông; đối với các huyện gặp nhiều khó khăn, đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ đối với các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn; Khai thác nguồn vốn từ đấu giá quyền sử dụng đất và các nguồn huy động hợp pháp khác để đầu tư các công trình giao thông.

- Đẩy nhanh thực hiện xã hội hóa đầu tư các công trình giao thông nông thôn.

- Quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng các dự án công trình giao thông trên địa bàn; kịp thời giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo UBND Thành phố chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án.

12. Các Ban quản lý dự án của Thành phố

- Tập trung chỉ đạo, quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình hạ tầng giao thông trên địa bàn.

- Chỉ đạo thi công công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ, đồng bộ, dứt điểm, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng do thi công tới môi trường, giao thông và đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

- Tăng cường củng cố bộ máy các ban quản lý dự án, nâng cao tính chủ động, năng lực, trình độ, kinh nghiệm và sự phối hợp với các sở, ngành thành phố trong giải quyết công việc.

Phần thứ ba.

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Về quy hoạch đô thị gắn với di dời các công trình bệnh viện, trường học, khu công nghiệp ra khỏi trung tâm và phân bổ lại dân cư:

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tích cực triển khai thực hiện việc di dời bệnh viện, trường học, khu công nghiệp … ra khỏi trung tâm Thành phố theo quy hoạch nhằm giảm lưu lượng phương tiện, mật độ dân cư khu vực nội đô.

2. Về bố trí vốn từ ngân sách trung ương để đầu tư đối với các dự án trọng điểm trên địa bàn:

Đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương bổ sung, ưu tiên các nguồn vốn từ ngân sách trung ương nguồn vốn ODA cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, công trình hạ tầng giao thông khung trên địa bàn Thủ đô.

3. Về phân cấp quản lý đầu tư và quản lý khai thác, vận hành các công trình hạ tầng giao thông vận tải trên địa bàn:

Đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét, phân cấp quản lý đầu tư, khai thác, vận hành toàn bộ các tuyến đường bộ thống nhất theo địa giới hành chính cho địa phương.

4. Về một số cơ chế đặc thù trong quy hoạch, lập dự án và triển khai các dự án giao thông trọng điểm, cấp bách:

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép UBND Thành phố thực hiện một số cơ chế đặc thù trong lập dự án, triển khai các dự án giao thông trọng điểm, cấp bách nhằm đẩy nhanh tiến độ.

5. Về việc đóng góp của các chủ đầu tư xây dựng công trình đối với hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn Thủ đô:

Đề nghị Chính phủ cho phép Thành phố được quy định thu các khoản đóng góp hạ tầng của các chủ đầu tư các dự án, công trình khi sử dụng hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị chung của Thành phố, tạo nguồn thu cho đầu tư phát triển, quản lý, duy trì các công trình công cộng.

6. Về giảm phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn Thành phố:

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan sớm xem xét, đề xuất về cơ chế, chính sách hạn chế phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn một số thành phố lớn.

7. Về phát triển vận tải thủy nội địa:

Đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm triển khai cải tạo, nâng cấp các cảng trên sông Hồng và chỉnh trị sông Hồng, sông Đuống phục vụ giao thông và đảm bảo an toàn giao thông đường thủy.

Sở Giao thông vận tải là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan rà soát, căn cứ tình hình triển khai thực hiện trên địa bàn Thành phố để đề xuất kiến nghị, báo cáo UBND Thành phố kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan trung ương các vấn đề nêu trên.

8. Đề nghị Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố tuyên truyền, phổ biến, vận động các tổ chức, thành viên có kế hoạch phối hợp thực hiện theo kế hoạch của Thành phố.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, Thủ trưởng các Sở, Ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chủ động đề xuất với UBND Thành phố những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo thực hiện kế hoạch của Thành phố.

 

 

Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- TT TU, TT HĐND TP;
- Đ/c Chủ tịch UBND TP; (để báo cáo)
- Bộ Giao thông Vận tải;
- Các đ/c PCT UBND TP;
- MTTQ và các đoàn thể TP;
- Ban Tuyên giáo TU;
- Các Sở, Ban, Ngành Thành phố;
- Cấp ủy, UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPTƯ, VP Đoàn ĐBQH&HĐND TP, VP UBND TP;
- VPUB: CPVP, GT (thắng, hải, diệp), XD, KT, TH;
- Lưu: VT, GT(diệp).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Khôi

 

PHỤ LỤC 1

HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1. Đường giao thông đường bộ (năm 2010)

TT

Loại đường

Chiều dài (km)

 

Toàn thành phố Hà Nội

16.032

1

Quốc lộ (Bộ GTVT quản lý)

80

2

Đường thành phố quản lý (Sở GTVT)

1.615

3

Đường huyện quản lý

1.390

4

Đường giao thông nông thôn (Xã quản lý)

12.947

2. Các tuyến đường sắt

TT

Tuyến/đoạn

Tổng chiều dài Km

Qua Hà Nội (km)

Khổ đường (mm)

Số ga

Điểm giao cắt đồng mức

Cầu DS

1

Hà Nội – TPHCM

1730

20,5

1000

3

25

1

2

Gia Lâm – Hải Phòng

101.75

20

1000

3

6

1

3

Hà Nội - Lạng Sơn

160

20

1000/1435

1

10

2

4

Đông Anh – Thái Nguyên

75.3

30

1000/1435

3

5

2

5

Hà Nội – Lào Cai

300

15

1000

3

10

2

6

Tuyến vành đai (phía Tây)

40

40

1000/1435

4

6

8

3. Giao thông đường thủy

- Trên địa bàn thành phố có 09 con sông với chiều dài gần 300km (sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu và sông Cà Lồ, sông Đà, sông Đáy, sông Tích, sông Bùi, sông Nhuệ). Hiện nay trên sông Hồng và sông Đuống có các tuyến vận tải thủy từ Hà Nội đi Việt Trì (75 km), Hòa Bình (150km), Hải Phòng (145km) và Thái Bình (118km). Có 16 cảng hàng hóa; 102 bến bốc xếp; 33 bến thủy nội địa; 66 bến khách ngang sông; 09 bến phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí.

4. Giao thông hàng không

Trên địa bàn TP Hà Nội hiện có 03 sân bay: Nội Bài, Gia Lâm, Bạch Mai.

Sân bay Gia Lâm hiện chỉ phục vụ cho dịch vụ vận tải nội địa và quốc phòng với các loại máy bay nhỏ.

Sân bay Bạch Mai là sân bay chuyên dùng cho quân sự.

Sân bay Nội Bài là sân bay quốc tế lớn nhất miền Bắc, hiện tại công suất khoảng dưới 10 triệu hành khách/năm (Nhà ga T2 đã được khởi công xây dựng 10/2008).

5. Phương tiện vận tải

+ Xe ôtô: 360.293 chiếc các loại;

+ Xe máy 3.649.315 chiếc;

+ Xe đạp khoảng 1.000.000 chiếc;

+ Xích lô 300 xe.

6. Vận tải hành khách công cộng:

Hiện tại, mạng lưới tuyến xe buýt của thành phố đã có 80 tuyến (trong đó 65 tuyến có trợ giá, 15 tuyến kế cận không trợ giá) với hơn 1.145 xe, vận chuyển trên 1.116.000 lượt hành khách mỗi ngày (đáp ứng được khoảng 9% nhu cầu đi lại của thành phố).

7. Vận tải khách bằng xe taxi:

Trên địa bàn Thành phố có 113 doanh nghiệp hoạt động với trên 15.000 xe taxi (tính đến 15/03/2011). Tháng 3 năm 2011 đã vận chuyển được 40 triệu lượt hành khách.

8. Diện tích đất làm điểm đỗ xe, bãi đỗ xe

TT

Quận Huyện

Ô tô

Xe máy

Số điểm đỗ

Diện tích

Số điểm đỗ

Diện tích

1

Hoàn Kiếm

144

18.317,00

177

12546,8

2

Ba Đình

121

71.320,40

102

5417

3

Hai Bà Trưng

106

22.304,22

137

4762

4

Đống Đa

77

11.655,68

82

3034

5

Hoàng Mai

18

72.572,000

8

2700

6

Long Biên

9

13.353,00

18

2095

7

Cầu Giấy

32

55.874,00

22

11639

8

Thanh Xuân

15

679,00

61

8815

9

Tây Hồ

20

1.551,60

11

515

10

Hà Đông

6

378,60

7

594

11

Từ Liêm

5

95.147

 

 

 

Tổng

553

377.151,5

625

52.117,80

Tổng số điểm đỗ: 1.178 điểm

9. Bến xe khách, xe tải liên tỉnh

9.1- Bến xe khách

TT

Tên bến xe

Địa chỉ

Diện tích (m2)

Số PT tiếp nhận hiện tại (xe)

Số lượt xe xuất bến BQ (lượt xe/ngày)

1

Bến xe Lương Yên

Số 3 Nguyễn Khoái – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội

11.400

553

236

2

Bến xe Phía Nam

Km6 – Giải Phóng

36.480

931

890

3

Bến xe Mỹ Đình

20 Phạm Hùng – huyện Từ Liêm – Hà Nội

19.812

700

650

4

Bến xe Yên Nghĩa

Phường Yên Nghĩa – Quận Hà Đông – Hà Nội (mới)

69.000

450

 

5

Bến xe Gia Lâm

Nguyễn Văn Cừ - Gia Lâm – Quận Long Biên – Hà Nội

14.622

633

420

6

Bến xe Nước Ngầm

KM8 – đường Giải Phóng – Quận Hoàng Mai – Hà Nội

10.800

426

185

7

Bến xe Sơn Tây

Quang Trung – Sơn Tây

4.000

24

25

8

Bến xe Đan Phượng

Thị trấn Phùng – huyện Đan Phượng – Hà Nội

1.600

16

4

9

Bến xe Chúc Sơn

Chúc Sơn – Chương Mỹ

800

14

4

10

Bến xe Hoài Đức

Thị trấn Trôi – huyện Hoài Đức – Hà Nội

800

5

5

11

Bến xe Thường Tín

Thường Tín – Thường Tín

1.660

10

8

 

Tổng cộng

 

170.174

 

 

Phần diện tích dành cho bến xe khách chiếm trên 28% tổng diện tích đất giao thông tĩnh. Có 33 bến xe nội tỉnh tại địa bàn các huyện với quy mô nhỏ.

9.2 – Các bến xe tải

TT

Tên bến

Quy mô (m2)

1

Bến xe tải Gia Thụy

1.800

2

Bến xe tải Long Biên

1.450

3

Bến xe tải Đền Lừ 1

4.599

4

Bến xe tải Kim Ngưu

4.800

5

Bến xe tải Gia Lâm

6.500

6

Bến xe tải Tân ấp

2.500

7

Bến xe tải Dịch Vọng

2.981

8

Bến xe tải Kim Ngưu 2

20.000

9

Bãi xe tải Sơn Tây (nằm trong bến xe Sơn Tây)

5.000

 

Cộng

49.630

 


PHỤ LỤC 02

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHUNG GIAO THÔNG VẬN TẢI CẦN TẬP TRUNG ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2011-2015

Đơn vị: Tỷ đồng

TT

Dự án

Quy mô

Thời gian Khởi công – Hoàn thành

Tổng mức đầu tư

Nhu cầu nguồn vốn giai đoạn 2011 -2015

Ghi chú

Chiều dài (Km)

Bề rộng mặt cắt ngang (m)

Tổng số

Ước giải ngân từ KC đến hết 31/12/2010

Kinh phí còn lại cần bố trí

Tổng số

Vốn Bộ GTVT

NSTP

XHH (BT, BOT, PPP, Khác)

Vốn khác (ODA, Trái Phiếu của TP)

Tổng cộng (làm tròn)

 

 

 

228,016

16,841

208,115

153,712

30,291

64,569

34,688

24,164

 

I

Trục hướng tâm

 

 

 

19,642

2,340

17,302

16,000

4,254

4,951

6,195

600

 

1

Quốc lộ 1A cũ

 

 

 

2,538

53

2,485

2,485

-

2,485

-

-

 

1.1

Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển – Ngọc Hồi (Km185 – Km189) thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

4.0

39-53.5

2010-2015

888

3

885

885

-

885

-

-

 

1.2

Quốc lộ 1A cũ đoạn từ Ngọc Hồi đến Vành đai 4

4.6

30-46

2011-2015

950

-

950

950

-

950

-

-

 

1.3

Quốc lộ 1A cũ đoạn Cầu Chui – Cầu Đuống (đường Ngô Gia Tự)

3.2

48

2011-2015

700

50

650

650

-

650

-

-

 

2

Quốc lộ 2

 

 

 

100

-

100

100

-

100

-

-

 

2.1

Quốc lộ 2 (đoạn Phú Lỗ - Bắc Thăng Long – Nội Bài)

7.0

35.5

2011-2015

100

 

100

100

 

100

 

 

 

3

Quốc lộ 6

 

 

 

600

-

600

600

-

-

-

600

 

3.1

Xây dựng đoạn từ Ba La đến Yên Nghĩa

2.5

25-56

2011-2015

600

-

600

600

-

-

-

600

 

4

Nâng cấp, cải tạo QL32 đoạn Diễn – Nhổn

4.5

(33-52-64)

2008-2012

1,627

578

1,050

1,050

474

576

-

-

 

5

Cao tốc Hà Nội – Lào Cai (đoạn qua Hà Nội)

1.0

25.5

2008-2013

276

20

256

256

56

200

-

-

 

6

Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên đoạn đi qua địa phận Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn

26.0

34

2009-2013

1,500

250

1,250

1,250

725

525

-

-

 

7

Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đoạn đi qua địa bàn Long Biên, Gia Lâm

6.1

33.5

2008-2015

865

200

665

665

-

205

415

-

 

8

Đường Nhật Tân – Nội Bài

12.0

80-100

2010-2015

4,956

1,239

3,717

3,717

3,000

717

-

-

 

9

Đường phía bắc cầu Vĩnh Tuy từ Sài Đồng đến Ninh Hiệp

7.8

40.0

2012-2015

4,680

-

4,680

4,680

-

 

4,680

-

 

10

Trục Tây Thăng Long

 

 

 

2,500

-

2,500

1,198

-

98

1,100

-

 

-

Xây dựng công trình đường trục phát triển huyện Đan Phượng lý trình Km0 đến Km9÷970

10.0

50

2011-2017

1,010

-

1,010

500

-

-

500

-

 

-

Xây dựng đường trục phát triển huyện Phúc Thọ lý trình Km0 đến Km13+740.61

13.7

50

2011-2017

1,392

-

1,392

600

-

-

600

-

 

-

Xây dựng đường trục phát triển thị xã Sơn Tây lý trình Km13+740.61 đến Km 14+704

1.0

50

2011-2015

98

-

98

98

-

98

-

-

 

11

Đường vành đai

 

 

 

59.282

4,426

54,856

45,057

2,651

26,017

14,439

1,950

 

1

Vành đai 1

 

 

 

4,505

130

4,375

4,375

-

4,375

-

-

 

1.1

Đoạn Ô Đông Mác – Nguyễn Khoái

0.5

50

2011-2015

925

30

895

895

-

895

-

-

 

1.2

Đoạn Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu

0.5

50

2011-2015

580

100

480

480

-

480

-

-

 

1.3

Đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục

2.2

50

2012-2015

3,000

-

3,000

3,000

-

3,000

-

-

 

2

Vành đai 2

 

 

 

31,537

2,050

29,487

25,687

-

17,788

5,949

1,950

 

2.1

Xây dựng đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng

5.5

53,5-60

2011-2015

7,000

-

7,000

7,000

-

7,000

-

-

 

2.2

Xây dựng đoạn từ Ngã Tư Vọng đến Ngã Tư Sở

2.3

50

2011-2015

2,100

-

2,100

2,100

-

2,100

-

-

 

2.3

Xây dựng đoạn từ Ngã Tư Sở đến cầu Giấy

4.5

53,5-60

2012-2017

4,000

-

4,000

200

-

200

-

-

 

2.4

Xây dựng đoạn từ Nhật Tân – Bưởi đến Cầu Giấy (ODA)

6.4 km và 02 nút giao

40-64

2010-2015

7,238

50

7,188

7,188

-

5,238

-

1,950

 

2.5

Xây dựng đường trên cao đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng

5.5

16.5

2011-2015

3,449

-

3,449

3,449

-

-

3,449

-

 

2.6

Xây dựng đường trên cao đoạn từ Ngã Tư Vọng đến Ngã Tư Sở

2.3

16.5

2012-2015

2,500

-

2,500

2,500

-

-

2,500

-

 

2.7

Xây dựng đoạn từ Bắc Thăng Long Nội Bài đến nút Cầu Chui (QL5 kéo dài)

12.0

60-72,5

2006-2015

4,500

2,000

2,500

2,500

-

2,500

-

-

 

2.8

Xây dựng đoạn từ cầu Chui đến nút giao Sài Đồng (cầu Vĩnh Tuy)

3.5

52,5-68

2011-2015

750

-

750

750

-

750

-

-

 

3

Vành đai 2.5

 

 

 

4,711

962

3,749

3,749

-

3,749

-

-

 

3.1

Vành đai 2.5 (đoạn Kim Đồng đến Đền Lừ)

1.0

40

2011-2015

617

-

617

617

-

617

-

-

 

3.2

Đường vành đai 2.5 (đoạn từ Trần Duy Hưng đến đường Trần Thái Tông)

2.1

40

2010-2015

1,680

900

780

780

-

780

-

-

 

3.3

Vành đai 2.5 (đoạn từ QL6 đến Lê Văn Lương)

1.5

40

2012-2015

2,280

-

2,280

2,280

-

2,280

-

-

 

3.4

Vành đai 2.5 đường Nguyễn Phong Sắc

1.1

40

2011-2015

134

62

72

72

-

72

-

-

 

4

Vành đai 3

 

 

 

6,134

984

5,150

5,150

2,651

9

2,490

-

 

4.1

Xây dựng đoạn từ Cầu Thăng Long đến Nội Bài (giai đoạn 1)

11.7

32

2011-2015

1,371

100

1,271

1,271

-

5

1,266

-

 

4.2

Xây dựng đoạn từ Mai Dịch đến Cầu Thăng Long theo chỉ giới quy hoạch (phần đi bằng)

5.5

53.5

2011-2015

1,228

-

1,228

1,228

-

4

1,224

-

 

4.3

Xây dựng đường trên cao đoạn Mai Dịch đến Bắc Linh Đàm

8.9

Bn= 68 Bnc=24

2010-2015

3,535

844

2,651

2,651

2,651

-

-

-

 

5

Vành đai 3.5

 

 

 

396

300

96

96

-

96

-

-

 

5.1

Xây dựng đường Lê Trọng Tấn từ Hà Đông nối với Đại Lộ Thăng Long

6.7

42

2008-2012

396

300

96

96

-

96

-

-

 

6

Vành đai 4

 

 

 

12,000

-

12,000

6,000

-

-

6,000

-

 

6.1

Xây dựng đoạn Đường 32 – Quốc lộ 6

20.0

120

2012-2018

12,000

-

12,000

6,000

-

-

6,000

-

 

III

Các trục chính đô thị

 

 

-

32,522

7,201

22,261

11,229

-

3,730

7,498

-

 

1

Văn Cao – Hồ Tây

0.3

50.0

2008-2011

682

371

311

311

-

311

-

-

 

2

Cát Linh – La Thành – Thái Hà - Láng

2.5

22-44,5

2002-2012

287

124

162

162

-

162

-

-

 

3

Đường Cầu Giấy – Hùng Vương (đoạn Kim Mã – Trần Phú)

1.0

30.0

2011-2015

167

-

167

167

-

167

-

-

 

4

Xây dựng đường Liễu Giai – Núi Trúc (đoạn Vạn Bảo đến nút Núi Trúc)

0.6

25.0

2011-2015

157

-

157

157

-

157

-

-

 

5

Cống hóa và xây dựng tuyến đường từ nút rẽ ra phố Núi Trúc đến phố Sơn Tây

1.0

25.0

2011-2015

206

-

206

206

-

206

-

-

 

6

Đường Nguyễn Hoàng Tôn

2.5

40-60

2011-2015

1,300

-

1,300

1,300

-

1,300

 

-

 

7

Đường Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân) kéo dài đến sông lừ - giải phóng

200

30.0

2012-2015

500

 

500

500

 

 

500

 

 

8

Đường từ Bảo tàng Dân tộc học (nối tiếp đường Nguyễn Văn Huyên) – Yên Hòa điểm cuối gặp đường Láng – Hòa Lạc tại xã Mễ Trì

5.0

50.0

2010-2014

1,688

1,500

188

188

-

188

-

-

 

9

Tôn Thất Tùng Kéo dài đến Vành đai 3

1.7

30.0

2011-2015

850

-

850

850

-

-

850

-

 

10

Trục Nguyễn Tam Trinh – Kim Ngưu – Lò Đúc (đường Nguyễn Tam Trinh)

4.0

40-55

2011-2015

1,300

-

1,300

1,300

-

-

1,300

-

 

11

Đường Lĩnh Nam

3.5

30-40

2011-2015

950

-

950

950

-

-

950

-

 

12

Hoàng Quốc Việt kéo dài đến khu công nghiệp Nam Thăng Long

5.5

50.0

2011-2017

1,375

-

1,375

150

-

-

150

-

 

13

Đường nối từ đường Hoàng Quốc Việt kéo dài qua đường trục chính Hoài Đức, tới Đan Phượng

7.0

50.0

2014-2017

1,750

-

1,750

50

-

-

50

-

 

14

Đường từ Lê Đức Thọ đến Khu đô thị mới Xuân Phương – đường 70

3.5

50.0

2011-2015

2,698

-

2,698

2,698

-

 

2,698.4

-

 

15

Đường Thanh Nhàn – Minh Khai (Võ Thị Sáu kéo dài)

2.5

12.0

2011-2017

330

-

330

50

-

50

-

-

 

16

Trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ

41.0

40

2008-2015

5,156

5,156

-

-

-

-

-

-

 

17

Trục phát triển Kinh tế Bắc Nam (giai đoạn 1 sẽ triển khai tiếp đoạn 32 đến Quốc lộ 6)

63.3

42

2012-2020

7,327

-

7,327

-

-

-

-

-

 

18

Đường tỉnh 70 Đoạn từ Quận Hà Đông đến đại lộ Thăng Long

4.5

40.0

2012-2017

1,500

-

1,500

1,000

-

-

1,000

-

 

19

Đường trục chính đô thị Mê Linh (ODA Nhật Bản)

12.0

100.0

2010-2015

3,160

-

100

100

-

100

 

 

 

20

Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp đường 23 – Giai đoạn I (Hà Nội – nghĩa trang Thanh Tước)

12.4

18-50

2009-2012

190

50

140

140

-

140

-

-

 

21

Đường 21 (Sơn Tây – Láng Hòa Lạc)

20.0

35.0

2013-2018

950

-

950

950

-

950

-

-

 

IV

Các tuyến Tỉnh lộ, các tuyến đường Khu vực (có phụ lục)

 

 

 

17,044

874

16,170

3,830

-

1,606

2,224

-

 

V

Cầu vượt Sông Hồng, Sông Đuống

 

 

-

12,336

2,000

10,336

10,336

5,286

1,750

2,500

800

 

1

Cầu Phù Đổng 2 (VĐ 3)

0.9

16.0

2011-2015

500

250

250

250

250

-

-

-

 

2

Cầu Đông Trù (VĐ 2)

1.2

55

2011-2015

1,300

500

800

800

-

-

-

800.0

 

3

Cầu Nhật Tân (VĐ 2)

3755.0

33.0

2011-2015

5,000

1,250

3,750

3,750

2,000

1,750

-

 

 

4

Cầu Vĩnh Tuy – Giai đoạn 2 (VĐ 2)

2.0

19.25

2011-2015

2,500

-

2,500

2,500

-

-

2,500.0

-

 

5

Cầu Vĩnh Thịnh (VĐ 5)

4.6

16.5

2011-2015

3,036

-

3,036

3,036

3,036

-

 

 

 

VI

Đầu tư xây dựng các cầu yếu, cầu xây mới (35 cầu) – Phụ lục số 04

-

-

2011-2015

1,132

-

1,132

1,132

-

1,132

-

-

 

VII

Xây dựng cầu đi bộ (15 cầu) – Phụ lục số 05

-

-

2011-2015

105

-

105

105

-

105

-

-

 

VIII

Các nút giao thông

-

-

 

3,960

-

3,960

3,960

-

2,460

1,500

-

 

1

Nút giao đường Vành đai 2 với đường Trần Duy Hưng

0.281

16.0

2011-2015

320

-

320

320

-

320

-

-

 

2

Nút giao Vành đai 2 với đường Láng Hạ

0.281

9.0

2011-2015

280

-

280

280

-

280

-

-

 

3

Nút giao Hoàng Quốc Việt với Phạm Văn Đồng

0.245

9.0

2011-2015

240

-

240

240

-

240

-

-

 

4

Nút giao Nam Hồng với đường Bắc Thăng Long

0.37

12.0

2011-2015

200

-

200

200

-

200

-

-

 

5

Nút giao đường Láng Hạ - Thái Hà

0.45

12.0

2011-2015

256

-

256

256

-

256

-

-

 

6

Nút giao đường Chùa Bộc – Tây Sơn

0.3

12.0

2011-2015

256

-

256

256

-

256

-

-

 

7

Nút giao đường Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch

0.3

12.0

2011-2015

256

-

256

256

-

256

-

-

 

8

Nút giao đường Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Sơn

0.5

12.0

2011-2015

256

-

256

256

-

256

-

-

 

9

Điều chỉnh, bổ sung nút giao đường dẫn cầu Thanh Trì với QL5 (nhánh rẽ từ cầu Thanh Trì đi Quốc lộ 5 – Hải Phòng)

1.2

2Ram (Bn=11m)

2011-2015

396

-

396

396

-

396

-

-

 

10

Nút giao khác mức Cầu Chui

0.6

Nút giao khác mức

2011-2015

1,500

-

1,500

1,500

-

-

1,500.0

-

 

IX

Các dự án dự kiến làm bãi đỗ xe cao tầng, lắp ghép, cơ giới hóa, nổi theo phương thức xã hội hóa (có phụ lục kèm theo)

 

2011-2015

926

-

926

926

-

926

-

-

 

X

Xây dựng đường thuộc 29 Quận, Huyện, Thị xã quản lý, phục vụ chương trình xây dựng Nông thôn mới

-

-

2011-2015

11,295

-

11,295

11,295

-

11,295

-

-

 

XI

Xây dựng, kiên cố hóa đường GTNT nội đồng

-

-

2011-2015

4,493

-

4,493

4,493

 

4,493

-

-

 

XII

Xây dựng, cải tạo các cảng, bến thủy nội địa

-

-

2011-2015

200

-

200

200

-

-

200.0

-

 

1

Cảng Sơn Tây

Quy mô công suất (điều chỉnh) là 400.000 Tấn/năm và cỡ tàu lớn nhất cho phép 300 Tấn

2011-2015

200

-

200

200

-

-

200.0

-

 

XIII

Cảng hàng không và sân bay

 

 

2011-2015

14,355

-

14,355

14,355

9,331

5,024

-

-

 

1

Xây dựng Nhà Ga T2-Cảng Quốc tế Nội Bài

10 triệu hành khách/năm

2011-2014

14,355

-

14,355

14,355

9,331

5,024

-

-

 

XIV

Một số dự án khác

-

-

 

800

 

800

800

-

800

-

-

 

1

Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông (tại Kim Mã)

-

-

2011-2015

500

-

500

500

 

500

-

-

 

2

Trung tâm quản lý điều hành giao thông công cộng (Kim Mã)

-

-

2011-2015

300

-

300

300

 

300

-

-

 

XV

Hạ tầng vận tải hành khách công cộng

 

 

-

49,083

-

49,083

29,583

8,769

-

-

20,814

 

1

Tuyến Nhổn – Ga Hà Nội (tuyến số 3)

12.5

-

2011-2015

18,408

-

18,408

18,408

-

-

-

18,408

 

2

Tuyến Cát Linh – Hà Đông (tuyến số 2A)

13.0

-

2011-2015

8,769

-

8,769

8,769

8,769

-

-

 

 

3

Tuyến Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo (tuyến số 2)

35.0

-

2013-2018

19,550

-

19,550

50

-

-

-

50.0

 

4

Tuyến Xe buýt nhanh Kim Mã – Hà Đông

12.0

-

2011-2015

2,356

-

2,356

2,356

-

-

-

2,356.1

 

XVI

Nâng cấp, cải tạo mạng lưới hạ tầng xe buýt

-

-

-

195

-

195

195

-

195

-

-

 

XVII

Phát triển hệ thống bến bãi, trung tâm tiếp cận, trạm rửa xe kết hợp dịch vụ

-

645

-

645

215

-

83

132

-

 

1

Bến xe khách

 

 

 

195

-

195

195

-

83

112

-

 

1.1

Cải tạo bến xe phía Nam

Cải tạo

2011-2015

12

-

12

12

-

-

12.0

 

 

1.2

Cải tạo bến xe Mỹ Đình

Cải tạo

2011-2015

10

-

10

10

-

-

10.0

 

 

1.3

Cải tạo bến xe Gia Lâm

Cải tạo

2011-2015

20

-

20

20

-

-

20.0

 

 

1.4

Bến xe khách Sơn Tây

Xây dựng mới

2011-2015

83

-

83

83

-

83

 

 

 

1.5

Bến xe khách Xuân Mai

Xây dựng mới

2011-2015

70

-

70

70

-

-

70.0

 

 

3

Trung tâm tiếp vận phía Nam

1 trung tâm

2014-2020

100

-

100

10

-

-

10.0

-

 

4

Trạm rửa xe kết hợp dịch vụ tại các cửa ngõ trước khi vào Thành phố

5 trạm

2014-2020

350

-

350

10

-

-

10.0

-

 

 


PHỤ LỤC 03

DANH MỤC CÁC CẦU ĐI BỘ DỰ KIẾN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

STT

Tên cầu

Vị trí

Kinh phí (tỷ dồng)

Tiến độ dự kiến thực hiện

Ghi chú

 

 

 

105.30

 

 

1

Cầu số 7

Phố Liễu Giai

5.00

2011-2012

Chưa thi công

2

Cầu số 10

Nguyễn Trãi

8.00

2011-2012

Chưa thi công

3

Cầu số 11

Nút giao Thanh Xuân, đường Nguyễn Trãi

10.00

2011-2012

Chưa thi công

4

Cầu số 12

Đường Nguyễn Trãi

9.00

2011-2012

Chưa thống nhất vị trí để phù hợp với cao độ đường sắt

5

Cầu số 14

Đường Xuân Thủy

6.50

2009-2012

Chưa thi công

6

Cầu số 17

Phố Thái Hà

7.00

2011-2012

Chưa thi công

7

Cầu Phạm Ngọc Thạch

Phạm Ngọc Thạch

5.50

2011-2012

Đang triển khai

8

Cầu Bến xe Giáp Bát

Đường Giải phóng

6.50

2011-2012

 

9

Cầu Ngã ba Nguyễn Văn Huyên – Bảo Tàng Dân tộc học

Ngã Ba Nguyễn Văn Huyên

9.30

2011-2012

Đang CBĐT

10

Cầu trên đường Hoàng Quốc Việt

Đường Hoàng Quốc Việt

7.5

2012-2013

 

11

Cầu đi bộ cuối đường Trần Khát Chân (phía Lò Đúc)

Đường Trần Khát Chân

9.00

2012-2014

 

12

Cầu đi bộ phố Bạch Mai

Phố Bạch Mai

6.00

2011-2012

 

13

Cầu đi bộ Ngã tư Nguyễn Thái Học – Lê Duẩn

Đường Nguyễn Thái Học – Lê Duẩn

6.50

2011-2012

 

14

Cầu đi bộ tại đường Huỳnh Thúc Kháng

Đường Huỳnh Thúc Kháng

9.00

2012-2013

 

15

Cầu đi bộ trước cổng Nhà khách Ủy ban

Đường Lạc Long Quân

8.00

2012-2013

 

 

PHỤ LỤC 04

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CẦU ĐƯỜNG BỘ CẦN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

STT

Tên dự án công trình

Địa điểm

Quy mô Dự kiến BxL

Tổng Mức đầu tư dự án (tỷ đồng)

Ghi chú

Tổng

1,132

 

1

Cầu Bầu

Đường 429 (đường 73 cũ); Huyện Ứng Hòa

9mx72m

32.5

Cầu yếu

2

Cần Bìm 1

Đường 428 (đường 75 cũ); Huyện Ứng Hòa

7mx15m

8.5

Cầu yếu

3

Cầu Quảng Tái

Đường 428 (đường 75 cũ); Huyện Ứng Hòa

7mx40m

15.6

Cầu yếu

4

Cầu Chiếc

Đường 427 (đường 71 cũ); Huyện Thanh Oai

9mx65

29.4

Cầu yếu

5

Cầu Rồng

Đường 412B (đường 91 cũ); Huyện Ba Vì

9mx20

11.5

Cầu yếu

6

Cầu Liêu

Đường 419 (đường 80 cũ); Huyện Thạch Thất

9mx35m

15.7

Cầu yếu

7

Cầu Suối Hai 1

Đường 413 (đường 88 cũ); Huyện Ba Vì

7mx25m

9.2

Cầu yếu

8

Cầu Quang Ngọc

Đường 411B (đường 94 cũ); Huyện Ba Vì

7mx30m

12.5

Cầu yếu

9

Cầu Đồng Trằm

Đường 414C (đường 86 cũ); Huyện Ba Vì

7mx15m

8.5

Cầu yếu

10

Cầu Phú Thứ

Đường 420 (đường 84 cũ); Huyện Thạch Thất

9mx72m

32.4

Cầu yếu

11

Cầu Chi Phú

Đường 88 cũ; Huyện Ba Vì

7mx12m

7.5

Cầu yếu

12

Cầu 361

Sông Tô Lịch; Quận Đống Đa

9mx50m

22.5

Cầu yếu

13

Cầu Ngọc Động

Đường Kiêu Kỵ; Huyện Gia Lâm

7mx15m

8.5

Cầu yếu

14

Cầu Đào Xuyên

Đường Kiêu Kỵ; Huyện Gia Lâm

7mx12m

7.5

Cầu yếu

15

Cầu Lộc Hà

Quốc lộ 3; Huyện Đông Anh

15mx25m

18.75

Cầu yếu

16

Cầu Đôi

Quốc lộ 3; Huyện Đông Anh

15mx30m

22.5

Cầu yếu

17

Cầu Trại Gà

Đường Trại Gà; Huyện Đông Anh

7mx15m

8.5

Cầu yếu

18

Cầu Mỹ Hòa

Huyện Mỹ Đức

12mx231m

86.5

Xây mới

19

Cầu Từ Châu

Huyện Thanh Oai

8mx72m

28.8

Xây mới

20

Cầu Hồng Phú

Huyện Thanh Oai

8mx72m

28.8

Xây mới

21

Cầu Thuần Lương

Huyện Chương Mỹ

10mx72m

36

Xây mới

22

Cầu Yên Trình

Huyện Chương Mỹ

10mx33m

22.5

Xây mới

23

Cầu Zét

Huyện Chương Mỹ

10mx72m

36

Xây mới

24

Cầu Hoàng Thanh

Huyện Thanh Oai

9mx165m

64.2

Xây mới

25

Cầu Yến Vĩ

Huyện Mỹ Đức

28mx15m

25.7

Xây mới

26

Cầu Hạ Dục

Huyện Chương Mỹ

10mx72m

36

Xây mới

27

Cầu ái Mộ

Thị xã Sơn Tây

17mx72m

61.2

Xây mới

28

Cầu Phú Tiên

Huyện Phú Xuyên

12mx72m

43.2

Xây mới

29

Cầu Đầm Mơ

Huyện Chương Mỹ

9mx72m

32.4

Xây mới

30

Cầu Gốm

Huyện Chương Mỹ

9mx72m

32.4

Xây mới

31

Cầu trên đường nối khu đô thị Mỗ Lao với đường Lê Văn Lương Kéo dài

Quận Hà Đông

36mx192m

125.3

Xây mới

32

Cầu Đồng Hoàng

Quận Hà Đông

12mx72m

43.2

Xây mới

33

Cầu Ngọc Hồi

Huyện Thanh Trì

36mx72m

75.8

Xây mới

34

Cầu nối khu đô thị Pháp Vân với khu đô thị Tứ Hiệp

Huyện Thanh Trì

30mx72m

68.5

Xây mới

35

Cầu Mỹ Hưng bắc qua Sông Nhuệ

Huyện Thanh Oai

12mx24m

14.4

Xây mới

 


PHỤ LỤC 05

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BÃI ĐỖ XE CẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 THEO HÌNH THỨC XÃ HỘI HÓA

TT

Tên dự án

Quy mô (m2)

Tổng mức đầu tư (tỷ đồng)

Địa điểm

Tiến độ thực hiện

Ghi chú

 

Tổng

 

926.2

 

 

 

I. Dự án bãi đỗ xe đã có nhà đầu tư Đề xuất

 

778.0

 

 

 

1

Dự án xây dựng bãi đỗ xe Gia Linh tại khu ao sắt, phường Trần Phú, Hoàng Mai, HN

7,000

18.0

Hoàng Mai, Hà Nội

2011-2013

 

2

Dự án xây dựng bãi đỗ xe tại B3/P1 khu vực Bắc Cổ Nhuế - Chèm, huyện Từ Liêm, Hà Nội

3,061

21.0

Từ Liêm, Hà Nội

2011-2013

 

3

Dự án xây dựng bãi đỗ xe tại xã Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội

3,027

19.5

Từ Liêm, Hà Nội

2011-2013

 

4

Dự án Cống hóa mương Xuân La xây dựng bãi đỗ xe và công trình hỗn hợp

4,000

24.0

Tây Hồ, Hà Nội

2011-2014

 

5

Dự án xây dựng nhà để xe cao tầng kết hợp dịch vụ tại ô đất P-D6 và P-D17 khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội.

5,100

35.0

Cầu Giấy, Hà Nội

2011-2015

 

6

Dự án bãi đỗ xe tại 181 đường Đê La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội

353

17.0

Đống Đa, Hà Nội

2011-2014

 

7

Dự án mở rộng bến xe Mỹ Đình kết hợp bãi đỗ xe và dịch vụ hỗn hợp

35,000

67.0

Từ Liêm, Hà Nội

2011-2015

 

8

Dự án Cống hóa mương làm bãi đỗ xe và khu nhà ở thấp tại ô đất TT-A1, TT-A2, TT-B khu đô thị mới thành phố giao lưu.

45,000

38.0

Từ Liêm, Hà Nội

2011-2013

 

9

Dự án xây dựng khu liên hợp Trương Định Complex tại 27/85 Trương Định

8,000

23.0

Hoàng Mai, Hà Nội

2011-2014

 

10

Dự án đầu tư xây dựng tổ hợp bãi đỗ xe và dịch vụ công cộng, trung tâm thương mại tại ô đất B9/CC1, B9/CC3, C3/CC2 thuộc khu đô thị mới Nam Trung Yên

17,000

34.0

Cầu Giấy, Hà Nội

2011-2014

 

11

Dự án xây dựng bãi đỗ xe kết hợp không gian cây xanh tại phường Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

18,000

29.0

Cầu Giấy, Hà Nội

2011-2013

 

12

Dự án xây dựng bãi đỗ xe kết hợp trồng cây xanh tại xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

19,000

18.0

Thanh Trì, Hà Nội

2011-2013

 

13

Dự án xây dựng bãi đỗ xe tại khu đất C2-3/P2 phường Gia Thụy, Long Biên, Hà Nội

1,500

23.0

Long Biên, Hà Nội

 

 

14

Dự án xây dựng bãi đỗ xe công nghệ cao kết hợp không gian cây xanh Cầu Giấy, Hà Nội

20,000

36.0

Cầu Giấy, Hà Nội

2011-2013

 

15

Dự án xây dựng kho, bãi đỗ xe và kinh doanh dịch vụ ô tô tại thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

125,000

15.0

Thanh Trì, Hà Nội

2011-2015

 

16

Dự án xây dựng nhà để xe cao tầng và văn phòng điều hành tại 315 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội

3,500

24.0

Thanh Xuân, Hà Nội

2011-2013

 

17

Dự án xây dựng khu phức hợp đa năng công trình tổ hợp điểm đỗ xe, văn phòng thương mại, dịch vụ và nhà ở tại khu vực bến xe Mỹ Đình 1 và 2

93,000

176.0

Từ Liêm, Hà Nội

2013-2016

 

18

Dự án xây dựng bãi đỗ xe, nhà điều hành tại phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

2,500

25.0

Thanh Xuân, Hà Nội

2011-2015

 

19

Dự án xây dựng bãi đỗ xe, cây xanh tại xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội

2,700

18.0

Từ Liêm, Hà Nội

2011-2013

 

20

Dự án xây dựng bãi đỗ xe và cây xanh tại ô đất có ký hiệu DX1, DX2, DX3, DX4 và CX2 tại khu đô thị mới Đông Nam Trần Duy Hưng

10,050

27.0

Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hà Nội

2011-2014

 

21

Dự án xây dựng Trung tâm phân phối và mua sắm Hà Nội kết hợp bãi đỗ xe công cộng Hải Bối, Hà Nội.

20,000

36.0

Đông Anh, Hà Nội

2011-2013

 

22

Xây dựng bãi đỗ xe tại khu đô thị mới Bắc Cổ Nhuế - Chèm

4,941

16.0

Từ Liêm, Hà Nội

2011-2014

 

23

Dự án xây dựng bãi đỗ xe tĩnh Đầm Trấu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

5,000

17.5

Hai Bà Trưng, Hà Nội

2011-2015

 

24

Dự án xây dựng bãi đỗ xe tỉnh Mai Linh – Đông Đô, huyện Từ Liêm, Hà Nội

4,600

21.0

Từ Liêm, Hà Nội

2011-2015

 

II. Dự án dự kiến đầu tư giai đoạn 2011 – 2015 chưa lập dự án

148

 

 

 

1

Bãi đỗ xe đường Nguyễn Công Hoan

 

1

-

2011-2015

Bãi đỗ xe cao tầng/lắp ghép, cơ giới hóa

2

Điểm đỗ xe cao tầng tại CV Nghĩa Đô

 

5

-

2011-2015

Bãi đỗ xe cao tầng/lắp ghép, cơ giới hóa

3

Điểm đỗ xe cao tầng tại Bách Thảo

 

5

-

2011-2015

Bãi đỗ xe cao tầng/lắp ghép, cơ giới hóa

4

Điểm đỗ xe cao tầng tại CV Tuổi Trẻ

 

5

-

2011-2015

Bãi đỗ xe cao tầng/lắp ghép, cơ giới hóa

5

Điểm đỗ xe cao tầng tại Quảng trường 1-5 (cung văn hóa Việt Xô)

 

5

-

2011-2015

Bãi đỗ xe cao tầng/lắp ghép, cơ giới hóa

6

Điểm đỗ xe cao tầng tại CV Thủ Lệ

 

5

-

2011-2015

Bãi đỗ xe cao tầng/lắp ghép, cơ giới hóa

7

Điểm đỗ xe cao tầng tại CV Thành Công

 

5

-

2011-2015

Bãi đỗ xe cao tầng/lắp ghép, cơ giới hóa

8

Điểm đỗ xe cao tầng tại vườn hoa Cổ Tân

 

5

-

2011-2015

Bãi đỗ xe cao tầng/lắp ghép, cơ giới hóa

9

Điểm đỗ xe cao tầng tại vườn hoa Lý Tự Trọng

 

5

-

2011-2015

Bãi đỗ xe cao tầng/lắp ghép, cơ giới hóa

10

Điểm đỗ xe cao tầng Trần Q. Khải

 

5

-

2011-2015

Bãi đỗ xe cao tầng/lắp ghép, cơ giới hóa

11

Điểm đỗ xe gầm cầu Vĩnh Tuy, Thanh Trì

 

3

-

2011-2015

Bãi đỗ xe nổi

12

Điểm đỗ xe Trần Khánh Dư

 

3

-

2011-2015

Bãi đỗ xe cao tầng/lắp ghép, cơ giới hóa

13

Điểm, bãi đỗ xe chung cư, khu đô thị

 

1

-

2011-2015

Bãi đỗ xe cao tầng/lắp ghép, cơ giới hóa

14

Vườn hoa Vạn Xuân

 

1

-

2011-2015

Bãi đỗ xe ngầm

15

DA XD bãi đỗ xe Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì và Trâu Quỳ, Gia Lâm

 

2

-

2011-2015

Bãi đỗ xe nổi

16

DAXD bãi đỗ xe ô đất C8, Lĩnh Nam, Hoàng Nam

 

1

-

2011-2015

Bãi đỗ xe nổi

17

DAXD bãi đỗ xe kết hợp trồng cây xanh tại Tam Hiệp, Thanh Trì

 

1

-

2011-2015

Bãi đỗ xe nổi

18

BĐX Chợ Mơ + TTTM

 

3

-

2011-2015

Bãi đỗ xe ngầm

19

BĐX Chợ Hàng Da + TTTM

 

3

-

2011-2015

Bãi đỗ xe ngầm

20

Cống hóa mương Thái Hà

 

15

-

2011-2015

Bãi đỗ xe nổi

21

Cống hóa mương Phan Kế Bính

 

15

-

2011-2015

Bãi đỗ xe nổi

22

Cống hóa mương Nghĩa Đô

 

15

-

2011-2015

Bãi đỗ xe nổi

23

DAXD bãi đỗ xe D24, Cầu Giấy

 

20

-

2011-2015

Bãi đỗ xe nổi

24

DAXD bãi đỗ xe tỉnh khu Đầm Trấu

 

20

-

2011-2015

Bãi đỗ xe nổi

25

Triển lãm Vân Hồ

 

0.5

-

2011-2015

Bãi đỗ xe ngầm

26

TT hội chợ triển lãm QG

 

0.5

-

2011-2015

Bãi đỗ xe ngầm

 


PHỤ LỤC 06

DANH MỤC CÁC TUYẾN TỈNH LỘ, CÁC ĐƯỜNG KHU VỰC CẦN TẬP TRUNG ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2011-2015

TT

Dự án

Quy mô

Thời gian Khởi công – Hoàn thành

Ghi chú

Chiều dài (Km)

Bề rộng mặt cắt ngang (m)

1

Xây dựng đường Phương Mai – Sông Lừ

0.3

17.3

2011-2015

 

2

Dự án xây dựng tuyến phố Tương Mai

0.3

13.5

2011-2012

 

3

Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài từ Nguyễn Chí Thanh đến VĐ 2 (đường Pháo Đài Láng)

1.0

13.5

2011-2015

 

4

Trục Miếu Môn – Hương Sơn

35.5

25

2012-2018

 

5

Trục Đỗ Xá – Quan Sơn (đầu tư 01 đoạn)

25.9

35

2011-2018

 

6

Trục đường gom Cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ

8.0

15.5-20

2011-2015

 

7

Xây dựng tuyến đường 40m đoạn từ đê Ngọc Thụy đến khu đô thị mới Thượng Thanh

5.1

17-40

2011-2018

 

8

Đường nối từ đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng tới Thạch Bàn

1.6

40.0

2013-2017

 

9

Đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên

4.2

40.0

2011-2015

 

10

Tuyến đường nối từ Phạm Văn Đồng đến đường 69 thuộc địa phận xã Đông Ngạc và xã Xuân Đỉnh

1.0

60.0

2011-2015

 

11

Đường nối từ đầu cầu Tứ Liên đến đường Vành đai 3

7.0

27.5-30.5

2011-2017

 

12

Xây dựng tuyến đường nối từ Quốc lộ 5 vào Khu công nghiệp HAPRO

1091.0

40.0

2009-2012

 

13

Cải tạo, nâng cấp đường đê Gia Thượng (đoạn từ cầu Đuống cũ đến cầu Đuống mới)

5.3

9.0

2009-2013

 

14

Nâng cấp đường đê nối tỉnh Hưng Yên (đoạn từ cầu Chương Dương đến hết địa phận Hà Nội)

10.0

8.0

2009-2012

 

15

Đường Thành cổ Sơn Tây tới phía Bắc đền Và – Thị xã Sơn Tây

2.2

38-45

2011-2015

 

16

Đường tránh QL32 thị xã Sơn Tây

5.0

53.0

2011-2015

 

17

Xây dựng tuyến đường giao thông quanh khu tưởng niệm Chu Văn An

3.7

20.5-53.5

2011-2015

 

18

Tuyến đường nối từ đường Phan Trọng Tuệ với đường Tả Doanh Oai – Đại Áng –Liên Ninh

5.0

25.0

2011-2015

 

19

Cải tạo, nâng cấp đường 16, huyện Sóc Sơn

0.656

3.0

2010-2012

 

20

Cải tạo, nâng cấp tuyến đường 35 đoạn giữa tuyến từ KM4+469,12 đến Km12+733.55

8.3

17.0

2011-2015

 

21

Đường tỉnh 427 (đoạn còn lại) (đường 71)

8.5

12.0

2011-2015

 

22

Tuyến tránh cầu Định trên Đường tỉnh 427 (ĐT71 cũ)

1.2

12.0

2009-2012

 

23

Đường tỉnh 429 (đoạn còn lại) (đường 73)

7.0

12.0

2011-2015

 

24

Đường tỉnh 428 B (đường 77 cũ)

5.8

6.5

2010-2012

 

25

Đường tỉnh 426 (ĐT 78 cũ) Km0-Km7+900

5.0

6.5

2010-2012

 

26

Cải tạo, nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 422 (các đoạn còn lại) (đường 79)

12.0

23.0

2011-2015

 

27

Nâng cấp, cải tạo Tỉnh lộ 80 các đoạn thuộc địa bàn Thạch Thất, Mỹ Đức

20.0

12.0

2011-2015

 

28

Nâng cấp, cải tạo Tỉnh lộ 80 các đoạn thuộc địa bàn Quốc Oai, Chương Mỹ

25.0

12.0

2011-2018

 

29

Đường tỉnh 421B (ĐT 81 cũ) đoạn km15-km17 (cổng trường Quân sự tỉnh đến QL6)

2.0

12.0

2009-2012

 

30

Đường tỉnh 418 (ĐT 82 cũ) (Km4+500 – Km10)

5.84

12.0

2009-2012

 

31

Dự án đầu tư xây dựng công trình đường tỉnh 417 (ĐT 83 cũ) Km8+570 – Km22+600, huyện Phúc Thọ

11.5

7.5

2010-2012

 

32

Dự án đầu tư xây dựng công trình đường tỉnh 417 (ĐT 83 cũ) đoạn qua địa bàn huyện Đan Phượng

6.5

7.5

2012-2014

 

33

Đường tỉnh 420 đoạn Km 7,43 – Km 15,23 (đường 84 cũ)

7.9

9.0

2010-2012

 

34

Đường tỉnh 414B (đường 87B)

3.0

7.0

2011-2015

 

35

Đầu tư xây dựng công trình đường tỉnh 414 (ĐT 87A cũ), từ Sơn Tây đến khu di tích K9 Km0-km20

20.0

11,0-12,0

2009-2013

 

36

Đường tỉnh 412 (đường 90)

5.4

9.0

2011-2015

 

37

Tỉnh lộ 411C (Đồng Đăng – Yên Kỳ - Tòng Bạt) (đường 92)

6.0

11.0

2011-2015

 

38

Đường tỉnh 411 (đường 93)

7.5

9.0

2011-2015

 

39

Đường tỉnh 411B (Đường 94)

4.6

7.0

2011-2015

 

40

Đường tỉnh 429B (Cầu Lão - Ba Thá cũ), đoạn Km0-Km8+600

8469.0

8,0-12

2009-2012

 

41

Đường 446 (từ Km0+00 đến Km15+300)

15.3

7,5

2010-2012