Kế hoạch 79/KH-UBND về triển khai nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa ứng phó với tác động của dịch Covid-19 gây ra năm 2020
Số hiệu: 79/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Nguyễn Quốc Khánh
Ngày ban hành: 27/03/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Y tế - dược, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 79/KH-UBND

Sơn La, ngày 27 tháng 3 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ, XUẤT KHẨU SẢN PHẨM HÀNG HÓA ỨNG PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 GÂY RA NĂM 2020

Thực hiện Chỉ thị s11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xut kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19; Chỉ đạo của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT; Chỉ đạo của Tỉnh ủy tại Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 31/01/2020, Kết luận số 936-KL/TU ngày 22/3/2020 và Công văn s4955-CV/TU ngày 08/3/2020 về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Đchủ động tăng cường ứng phó, hạn chế ảnh hưởng của dịch bệnh đến phát triển kinh tế, triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm hàng hóa của tỉnh trong tình hình dịch Covid-19, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa ứng phó với tác động của dịch Covid-19 năm 2020 như sau:

I. YÊU CẦU

1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19; Chỉ đạo của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT; Chỉ đạo của Tỉnh ủy tại Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 31/01/2020 và Công văn số 4955-CV/TU ngày 08/3/2020 về việc tăng cưng phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

2. Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố chủ động phối hợp với Sở Công Thương triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo duy trì sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khu cơ bản sản lượng nông sản năm 2020, giá tiêu thụ hợp lý.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YU

1. Tập trung phát triển vùng nguyên liệu an toàn

- Làm việc với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT để đẩy nhanh tiến độ cấp mã số vùng trồng nhằm hỗ trợ theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng.

- Tăng cường hỗ trợ các hợp tác xã, hộ kinh doanh áp dụng quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, Golobal GAP đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng sức cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi để đưa hàng hóa vào các siêu thị, trung tâm nông sản, các hệ thống cửa hàng nông sản cao cấp.

- Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh cơ cấu cây trồng đối với một số cây trồng thường xuyên bị tác động bởi tình hình thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan, để chuyển dịch sang một số trồng vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến như giống dứa MD2, xoài, chanh leo, ngô ngọt...

- Điều chỉnh kế hoạch sản xuất, nghiên cứu trồng khảo nghiệm các giống cây trồng cho thời điểm thu hoạch vào trái vụ, nhằm rải vụ sản xuất kéo dài thời gian thu hoạch.

- Tiếp tục rà soát quy hoạch và xây dựng các vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến. Phối hợp với các doanh nghiệp, tập đoàn trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản tổ chức các hội nghị vùng nguyên liệu.

2. Nâng cao năng lực chế, bảo quản nông sản

- Đẩy mạnh phát triển các cơ sở sơ chế, chế biến nhỏ trên địa bàn tỉnh để thu mua và chế biến các loại quả tươi thành sản phẩm quả sấy khô, sấy dẻo, các loại mứt, rượu, sản phẩm OCOP...;

- Hỗ trợ, khuyến khích các hợp tác xã, cơ sở chế biến chủ động tận dụng, thuê, sử dụng các sân bãi, nhà xưởng, lò sấy của các cơ sở chế biến các loại hàng hóa khác khi chưa đến thời đim sản xuất đnâng cao công suất sơ chế, chế biến.

3. Đẩy mạnh chế biến nông sản

- Tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục đầu tư và đẩy nhanh tiến độ xây dựng đđi vào hoạt động đối với các dự án xây dựng nhà máy chế biến nông sản trọng điểm của tỉnh: Nhà máy chanh leo của Công ty CP Nafoods Tây Bắc tại Mộc Châu; Nhà máy chế biến rau quả và đồ uống công nghệ cao của Công ty CP chế biến thực phẩm công nghệ cao - Tập đoàn TH tại huyện Vân Hồ; Nhà máy chế biến của Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao tại huyện Mai Sơn...đtăng giá trị sản phẩm nông sản và giảm áp lực đối với xuất khẩu sản phẩm nông sản tươi của tỉnh.

- Đẩy mạnh hoạt động kết nối với các nhà máy chế biến nông sản ngoài tỉnh để hỗ trợ thu mua, chế biến nông sản của tỉnh.

- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các kho chứa, kho lạnh để nâng cao năng lực thu gom và thời gian bảo quản nông sản.

4. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản tại thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu

- Xác định thị trường trong nước là thị trường trọng tâm tiêu thụ cơ bản sản lượng nông sản, do đó cần tập trung tổ chức triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường trong nước: tổ chức chuỗi xúc tiến thương mại tại các thị trường truyền thống (Hà Nội, Thanh Hóa) và mở rộng ra các thị trường mới tiềm năng như Hải Phòng, Bắc Ninh, Nghệ An; tổ chức trưng bày, giới thiệu các sản phẩm nông sản an toàn của tỉnh tại các hoạt động xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa... chủ trì tổ chức.

- Chủ động phối hp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh/ thành phố tchức các chương trình kết nối cung - cầu; kết nối đưa sản phẩm nông sản của Sơn La vào các chợ đầu mối, các khu công nghiệp, nhà máy lớn, trường học; Hệ thống cửa hàng nông sản cao cấp...

- Chủ động làm việc với Công ty Cổ phần Thực phẩm Đồng Giao, Công ty Nafood Tây Bắc, Công ty Cổ phần tập đoàn Uniseed; các Siêu thị, Trung tâm thương mại (Big C, AEON, Hapro, Lotte, Vinmart, Lanchi Mart, Mega Market) để trao đổi, thỏa thuận kế hoạch thu mua nông sản, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc và có giải pháp kịp thời.

- Xây dng các cơ sở thu gom của tỉnh; Tổ chức kết nối giao thương với doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ ngoài tỉnh.

- Tuyên truyền, khuyến khích người dân trong tỉnh sử dụng sản phẩm hàng hóa của tỉnh gắn với các hoạt động triển khai thực hiện hưởng ứng “Cuộc Vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Các cơ quan, tchức, đơn vị trong tỉnh ưu tiên sử dụng các hàng hóa nông sản an toàn của Sơn La.

- Điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu năm 2020 theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 290 ngày 09/02/2020, Thông báo số 71/TB-VPUB ngày 06/3/2020 và bổ sung các giải pháp phù hợp với diễn biến dịch bệnh Covid-19.

5. Tăng cưng công tác quảng bá, xúc tiến thương mại

- Xây dựng Đán tổng thể về tuyên truyền quảng bá các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh Sơn La nhằm triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, có trọng đim và đạt hiệu quả cao.

- Phối hp với các cơ quan truyền thông của Trung ương, các địa phương và tỉnh xây dựng và phát hành ấn phm dưới dạng video, tin bài, ấn phẩm... tuyên truyền, quảng bá về các sản phm nông sản an toàn của tỉnh Sơn La.

- Nghiên cứu xây dựng các điểm trưng bày, bán sản phẩm Sơn La tại các tỉnh thành tập trung đông dân cư, khu công nghiệp như: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Nguyên... Nâng cao hiệu quả hoạt động của Điểm trưng bày sản phẩm của tỉnh tại Thành phố Hà Nội, Nhà khách Thanh Xuân; Thành phố Sơn La; Mai Sơn; Mộc Châu; Vân Hồ.

- Xây dựng các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm đặc sản trong và ngoài tỉnh, ưu tiên các điểm thu hút được nhiều khách du lịch và điểm dừng nghỉ dọc Quốc lộ, cao tốc.

- Khuyến khích, hỗ trợ các hợp tác xã mở các điểm bán hàng nông sản an toàn tại trung tâm các huyện, thành phố, tại các chợ từ các chương trình htrợ của Tỉnh và Trung ương.

- Vận động, khuyến khích các cửa hàng kinh doanh nông sản trên địa bàn các huyện/thành phố thu mua và bán sản phẩm quả của tỉnh.

6. Tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Chủ động làm việc với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị hỗ trợ tỉnh Sơn La mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước EU vừa ký Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) với Việt Nam; hỗ trợ tỉnh Sơn La tìm kiếm các thị trường tiêu thụ mới và cung cấp thông tin về các doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu nông sản của một số thị trường trên thế giới;

- Mặc dù đang khó khăn trong hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc, tuy nhiên trước mắt thị trường Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu quan trng nhất của tỉnh, do đó cần tiếp tục theo sát diễn biến, tình hình thông quan tại các cửa khẩu. Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã duy trì hoạt động xuất khẩu sản phẩm hàng hóa sang thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó tích cực khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã nâng cao chất lượng sản phẩm, cấp mã số vùng trồng, kiểm dịch và dần chuyn đi hình thức xuất khẩu từ tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch, tránh các rủi ro về kinh tế;

- Làm việc với các Tham tán thương mại của Đại sứ quán các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Bắc Âu (Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy) để đẩy mạnh kết nối và hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước;

- Tập huấn, cung cấp thông tin về các FTA, đặc biệt là các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất xứ hàng hóa... đối với những thị trường tiềm năng, sản phẩm hàng hóa của tỉnh có khả năng xuất khẩu với số lượng lớn;

- Lựa chọn doanh nghiệp, HTX trong tỉnh có năng lực, kinh nghiệm kinh doanh xuất khẩu, hệ thống bán hàng lớn để hỗ trợ xây dựng thành các mô hình thu gom, xuất khẩu nông sản lớn của tỉnh.

7. Quản lý chặt chẽ công tác phòng dịch đối với hoạt động thu hoạch và thu gom, vận chuyn sản phm nông sản trên địa bàn tỉnh

- Tổ chức các đội chuyên thu hoạch nông sản, các đội này phải được kiểm soát dịch nghiêm ngặt và thực hiện khử trùng theo đúng quy định;

- Xây dựng các điểm thu gom tập trung tại các vùng nông sản, các điểm thu gom phải được kiểm soát phòng dịch và thực hiện khử trùng theo đúng quy định của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Tăng cưng công tác phòng dịch, khử trùng đối với các xe chuyên chở nông sản ra vào trên địa bàn tỉnh.

8. Tập trung tháo gkhó khăn, tạo thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng cho các doanh nghiệp, Hợp tác xã

Các ngân hàng, tổ chức tín dụng chủ động cân đối nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ động làm việc với các đơn vị chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và PTNT để đẩy nhanh tiến độ và mở rộng diện tích được cấp mã vùng trồng; Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng các chuỗi và tiêu chuẩn VietGap.

- Phối hp với doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng nhà máy chế biến; xây dng vùng nguyên liệu cho các nhà máy; tổ chức hội nghị kết nối cung cầu và hội nghị vùng nguyên liệu cấp tỉnh;

- Xây dựng kế hoạch làm việc với các đơn vị thu gom công ty Vinaseed, Công ty cổ phần Cánh đồng vàng, Tập đoàn TH và Công ty CP thực phẩm xuất nhập khẩu Đồng Giao....; Phối hợp với Liên minh hợp tác xã rà soát vùng nguyên liệu, hỗ trợ thành lập mi hợp tác xã; Tổ chức hội nghị kết nối thu gom cấp tỉnh;

- Làm việc với Đài truyền hình Việt Nam (VTV), các cơ quan thông tấn báo chí, Đài Phát thanh-Truyền hình Sơn La xây dựng các phóng sự đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá nông sản của tỉnh;

- Chủ trì nghiên cứu, tham mưu đề xuất các cơ chế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã sơ chế, bảo quản nông sản;

- Chủ trì hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã các quy định về truy xuất nguồn gốc, kiểm dịch, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông sản tham gia xuất khẩu; thường xuyên cập nhật và cung cấp thông tin về tình hình thu hoạch nông sản của tỉnh.

2. Sở Công Thương

- Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương xây dựng phương án tìm thị trường xuất khẩu; tập huấn, hướng dẫn cho các hợp tác xã, doanh nghiệp về các Hiệp định thương mại tự do FTA. Tận dng các ưu đãi về thuế của FTA để tìm kiếm thị trường và đối tác.

- Tham mưu xây dựng Đán tuyên truyền xúc tiến thương mại cho các sản phm hàng hóa của tỉnh;

- Phối hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư làm việc với các đơn vị tiêu thụ, chế biến nông sản;

- Phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh để theo dõi cập nhật tình hình thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu với Trung Quốc và thông tin cho các doanh nghiệp, Hợp tác xã của tỉnh; cung cp thông tin về các đơn vị đầu mối xuất khẩu nông sản;

- Phối hợp với các Sở, UBND các huyện, thành phố trình phương án điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu năm 2020 theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 290 ngày 09/02/2020, Thông báo số 71/TB-VPUB ngày 06/3/2020, triển khai nhiệm vụ về xúc tiến thương mại và tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nông sản; thường xuyên cập nhật, bổ sung giải pháp phù hợp với diễn biến dịch Covid-19.

3. SKế hoạch và Đầu tư

- Theo dõi sát diễn biến dịch bệnh và các nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 để cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch tổ chức các sự kiện xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản tỉnh Sơn La năm 2020 diễn ra hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn toàn phòng chống dịch bệnh.

- Chủ trì tham mưu xuất chính sách hỗ trợ tín dụng phù hợp để tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã thu gom và chế biến nông sản của tỉnh.

- Phối hợp làm việc với Đại sứ quán, tham tán thương mại các nước, trước tiên là tham tán thương mại Trung Quốc;

- Phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện/thành phố đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án, xây dựng chính sách hỗ trợ sơ chế, bảo quản nông sản;

- Xây dng kế hoạch làm việc với các cơ quan thông tấn, Báo chí Trung ương và các địa phương;

- Kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của tỉnh với hệ thống chuỗi cửa hàng tiện Vinmart+; duy trì hoạt động của cửa hàng giới thiệu sản phm Sơn La tại nhà khách Thanh Xuân - Hà Nội; chấn chỉnh lại hoạt động của Khu nhà nổi;

- Làm việc với Siêu thị Big C Hà Nội, Công ty Cổ phn Vinaseed, tham tán thương mại Trung Quốc và Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) .

4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Báo Sơn La

- Duy trì hoạt động đăng tải các thông tin về nông sản trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị và Cổng thông tin điện tử của các Sở, Ngành;

- Phối hợp xây dựng các phóng sự tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về nông sản của tỉnh, giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trong nước trong bối cảnh ứng phó với dịch Covid-19.

- Tham gia các chương trình xúc tiến thương mại để xây dựng tin, bài, phóng sự, clip, tăng cường thời lượng tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, thông tin về thị trường hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực của tỉnh.

5. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát vùng nguyên liệu; hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã;

- Chủ động đxuất cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các hợp tác xã để đẩy mạnh phát triển sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nông sản trong tỉnh;

- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

6. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì thực hiện các chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập th, truy suất nguồn gốc cho sản phẩm hàng hóa của tỉnh; Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát triển chuỗi nông sản, thủy sản.

7. STài chính, Cục thuế tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh

Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ xúc tiến thương mại và tiêu th, xuất khẩu nông sản của tỉnh; Đxuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở bảo quản, chế biến; thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính về miễn, giảm, giãn thuế và BHXH, BHYT.

8. Sở Y tế

Phối hợp với các Sở, Ngành, UBND các huyện/thành phố để đảm bảo các điều kiện về an toàn phòng chống dịch bệnh khi tổ chức triển khai các sự kiện xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh.

9. Sở Ngoại vụ

Xây dựng kế hoạch làm việc với các Tham tán thương mại của các Đại sứ quán các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và 04 nước Bắc Âu (Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch) và các nước có doanh nghiệp đối tác kết nối xuất khẩu nông sản năm 2020.

10. S Tài nguyên và Môi trưng

Chủ trì, phối hợp với các Sở, UBND các huyện/thành phố tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đất đai cho các doanh nghiệp.

11. y ban nhân dân các huyện, thành ph

- Phối hợp với các sở: Công Thương, Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư trình phương án điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu năm 2020 theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 290 ngày 09/02/2020, Thông báo số 71/TB-VPUB ngày 06/3/2020, triển khai nhiệm vụ về xúc tiến thương mại và tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nông sản; thường xuyên cập nhật, bsung giải pháp phù hợp với diễn biến dịch Covid-19 trên địa bàn.

- Chỉ đạo tuyên truyền, vận động người dân sử dụng sản phẩm của địa phương; các doanh nghiệp, Hợp tác xã áp dụng quy trình sản xut nông sản an toàn đđảm bảo đủ điều kiện tiêu chun tiêu thụ tại các siêu thị, trung tâm thương mại trong nưc.

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT đxây dựng kế hoạch sản xuất, thu hoạch; chỉ đạo các doanh nghiệp, Hợp tác xã của huyện, thành phtham gia tích cực các các chương trình xúc tiến thương mại.

- Phối hợp với các Sở xây dựng vùng nguyên liệu cho các công ty;

- Tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu của huyện, nhằm kết nối các doanh nghiệp, tư thương thu mua với các hợp tác xã trên địa bàn.

- Phối hợp với các Sở, ngành hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ của các nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã thu gom trên địa bàn mở rộng quy mô và năng lực thu gom, bảo quản. Chủ động tận dụng, thuê, sử dụng các sân bãi, nhà xưởng, lò sấy của các cơ sở chế biến các loại hàng hóa khác khi chưa đến thời điểm sản xuất để sử dụng làm kho chứa, sơ chế, chế biến.

- Quản lý chặt chẽ công tác phòng dịch đối với hoạt động thu hoạch và thu gom, vận chuyển sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh

- Tổ chức các đội chuyên thu hoạch nông sản, các đội này phải được kiểm soát dịch nghiêm ngặt và thực hiện khử trùng theo đúng quy định;

- Xây dựng các điểm thu gom tập trung tại các vùng nông sản, các điểm thu gom phải thực hiện đy đủ các quy định về kiểm soát phòng dịch và thực hiện khử trùng theo đúng quy định;

12. Các ngân hàng và tổ chức tín dụng

Phối hợp với các sở, ngành hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận với các gói tín dụng ưu đãi, đẩy nhanh tiến độ thẩm định và giải ngân vốn vay cho các doanh nghiệp, hợp tác xã vay phục vụ thu gom và chế biến nông sản.

Trên đây là Kế hoạch triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu về xúc tiến thương mại, xuất khẩu sản phẩm hàng hóa năm 2020 ứng phó với tác động của dịch Covid-19. Đnghị các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương (b/c);
- Bộ NN và PTNT (b/c);
- TT. Tỉnh ủy (b/c);
- TT. HĐND t
nh (b/c);
- Chủ tịch UBND t
nh (b/c);
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ngành cấp tỉnh;
- Cục Thuế tỉnh; Bảo hiểm xã hội tỉnh;
- Ngân hàng Nhà nước tỉnh; các Ngân hàng thương mại;
- BTV các huyện ủy, thành ủy (phối hợp chỉ đạo);
- UBND các huyện, thành phố;
- Liên minh HTX tỉnh;
- Báo Sơn La, Đài PTTH tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, Biên KT, 50 bản.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Quốc Khánh