Kế hoạch 769/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Số hiệu: 769/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Bùi Đình Long
Ngày ban hành: 30/12/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Dân tộc, Cán bộ, công chức, viên chức, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 769/KH-UBND

Nghệ An, ngày 30 tháng 12 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐÁN “BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC ĐỐI VI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC GIAI ĐOẠN 2018 - 2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG K HOẠCH

- Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025”;

- Công văn số 490/UBDT-HVDT ngày 17/5/2019 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc; kỹ năng sử dụng tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số; góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đến năm 2020

- Tối thiểu 50% cán bộ, công chức thuộc nhóm đối tượng 1 được cung cấp tài liệu, thông tin về kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc.

- Tối thiểu 40% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 2, 3 và 4 được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc.

- Tối thiểu 30% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 của cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

2.2. Đến năm 2025

- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức thuộc nhóm đối tượng 1 được cung cấp tài liệu, thông tin về kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc.

- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 2, 3 và 4 được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc.

- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 của cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.

III. ĐI TƯỢNG

Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp theo dõi công tác dân tộc, chuyên trách làm công tác dân tộc; cán bộ, công chức, viên chức công tác tại địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số; cán bộ, công chức cấp cơ sở tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số, gồm 4 nhóm đối tượng sau:

1. Nhóm đối tượng 1

Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

2. Nhóm đối tượng 2

Giám đốc, Phó Giám đốc sở, ngành và tương đương; Trưởng, Phó ban, ngành trực thuộc Tỉnh ủy; Trưởng, Phó ban thuộc Hội đồng nhân dân tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư các Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy.

3. Nhóm đối tượng 3

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc các cơ quan chuyên môn cấp huyện; Trưởng, Phó ban, ngành trực thuộc Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, các trường nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh.

4. Nhóm đối tượng 4

Công chức, viên chức trực tiếp tham mưu, theo dõi về công tác dân tộc ở cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức xã; Bí thư Chi bộ, trưởng thôn, bản trên địa bàn tỉnh.

IV. CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU VÀ HÌNH THỨC BI DƯỠNG

1. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số cho 4 nhóm đối tượng do Ủy ban Dân tộc phê duyệt theo quy định tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính Phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và Trung tâm giáo dục thường xuyên.

2. Hình thức bồi dưỡng

2.1. Hình thức bồi dưỡng kiến thức dân tộc

- Nhóm đối tượng 1 và nhóm đi tượng 2: Tỉnh cử cán bộ, công chức tham gia các lớp bồi dưỡng do Trung ương chủ trì tổ chức.

- Nhóm đi tượng 3 và nhóm đối tượng 4:

+ Học viện Dân tộc thuộc Ủy ban Dân tộc chủ trì phối hp với Trường Chính trị tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh và các cơ sở giáo dục, đào tạo trong tỉnh tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho tối thiểu 20% số lượng học viên theo Kế hoạch này.

+ Ban Dân tộc tỉnh, các sở, ngành và UBND các huyện, thành, thị trực thuộc tỉnh tổ chức mở các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho tối thiểu 80% số lượng học viên theo kế hoạch này.

2.2. Hình thức bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số

- Học viện Dân tộc thuộc Ủy ban Dân tộc chủ trì phối hợp với Trường Chính trị tỉnh; các cơ sở giáo dục, đào tạo trong tỉnh tổ chức các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4.

- Ban Dân tộc tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo hàng năm xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí để tổ chức mở các lớp dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức viên chức thuộc đối tượng 3,4 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.

V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

(Có phụ lục kèm theo)

VI. T CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Dân tộc tỉnh

- Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, các sở, ngành và đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này.

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch và nội dung chương trình bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số của các cơ sở đào tạo; tổng hợp báo cáo kết quả bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định.

- Kịp thời tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức kiểm tra đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch, báo cáo Ủy ban Dân tộc theo quy định.

2. Sở Nội vụ

Hằng năm phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát và tổng hợp nhu cầu bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức để thực hiện Kế hoạch.

3. S Tài chính

Căn cứ các quy định hiện hành của nhà nước, thẩm định dự toán kinh phí mở các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị được giao tổ chức mở lớp; tổng hợp tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí trong kế hoạch dự toán ngân sách hằng năm cho các cơ quan, đơn vị theo đúng quy định.

4. Các s, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã.

a) Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ giảng bài cho các lớp bồi dưỡng:

Bố trí công chức, viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tham gia giảng dạy đảm bảo hoàn thành kế hoạch.

b) Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức mở các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức:

Hằng năm, xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí mở các lớp bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

c) Các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thành ph, thị xã:

Quyết định choặc trình cấp có thẩm quyền cử và quản lý cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số theo đúng quy định và tổ chức mở các lớp phổ biến kiến thức dân tộc cho các đối tượng 3 và 4 thuộc thẩm quyền quản lý của từng cơ quan, đơn vị.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc (b/c);
- TT T
nh ủy, TT HĐND tnh (b/c);
- Chủ tịch
UBND tỉnh (b/c);
- PCT VX UBND t
nh;
- CVP, PCVP VX
UBND tnh;
- Ban Dân tộc t
nh;
- Các s
, ban, ngành cấp tỉnh
- UBND các huyện, thành ph
, thị xã;
- Lưu: VT, KGVX (Trâm)
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Đình Long