Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2019 về hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành y tế giai đoạn 2019-2030 và tầm nhìn đến năm 2050
Số hiệu: 76/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Bùi Văn Cửu
Ngày ban hành: 25/04/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 76/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 25 tháng 04 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA NGÀNH Y TẾ GIAI ĐOẠN 2019 - 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Biến đi khí hậu (BĐKH) là vấn đề toàn cầu, có tác động mạnh mẽ đến phát triển và an ninh toàn thế giới, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Biến đi khí hậu, kéo theo là thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan như làm tăng tần suất và cường độ bão, nhiệt độ trái đất ấm dần lên và nước biển dâng... đang trở thành mối đe dọa toàn cầu trong thế k21 và tác động tới tất cả mọi khía cạnh của cuộc sng, vấn đề BĐKH đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và sâu sc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như năng lượng, nước, lương thực, xã hội, việc làm, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, thương mại.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Trong thời gian qua, thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan do tác động của BĐKH đã không ngừng gia tăng cvề tần suất và phạm vi ảnh hưởng, gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam vừa phải ứng phó với thiên tai và BĐKH, vừa phải thực hiện các hoạt động giảm nhẹ phát thải nhà kính. Những hoạt động phát triển kinh tế đã tạo ra những tác động kép đến nhiều vùng, nhiều địa phương trên cnước: hạn hán, xâm nhập mặn, lụt, sạt lở đất, ô nhiễm môi trường, thiếu nước sinh hoạt... ảnh hưởng ti sức khỏe người dân.

Căn cứ Quyết định 7562/QĐ-BYT ngày 24/12/2018 của Bộ Y tế về việc Phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đi khí hậu của ngành y tế giai đoạn 2019 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành y tế giai đoạn 2019 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với các nội dung cụ thể sau.

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao khả năng ng phó với biến đổi khí hậu của ngành y tế nhm phòng ngừa, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ của môi trường, biến đi khí hậu ảnh hưởng tới sức khỏe con người góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân.

2. Mc tiêu c th

2.1. Mục tiêu đến năm 2030:

a. Nâng cao nhận thức và năng lực của cán bộ y tế và cộng đồng trong việc bảo vệ sức khỏe và thích ứng với biến đi khí hậu.

- 100% cán bộ y tế được truyền thông và tập huấn về ứng phó với biến đi khí hậu của ngành y tế.

- 100% các đơn vị y tế có tổ chức hoạt động giáo dục, truyền thông về biến đổi khậu và sức khỏe cho cộng đồng.

b. 70% trạm y tế xã phường có đủ năng lực và cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng một cách có hiệu quả với các tình huống thiên tai và thời tiết cực đoan.

2.2. Tầm nhìn đến năm 2050:

Đến năm 2050, công tác thích ứng với biến đổi khí hậu được tích hợp vào các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch từng giai đoạn và hàng năm của ngành y tế. Đảm bảo hệ thống y tế có đủ năng lực, nguồn lực để ứng phó một cách chủ động và hiệu quả đối với các tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe; Tăng cường sử dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong các cơ sở y tế.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức và năng lực của cán bộ y tế và cộng đồng trong việc bo vệ sức khỏe và ứng phó với biến đi khí hậu

Tập huấn, đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật, phương pháp xây dựng kế hoạch, triển khai các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đối với các vùng dễ bị tổn thương, nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý, cán bộ y tế dự phòng và các cơ sở khám chữa bệnh.

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức của cán bộ y tế và cộng đồng trong việc bảo vsức khỏe và ng phó trước các tác động của biến đổi khí hậu.

Xây dựng và nhân rộng mô hình cộng đồng thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu tại các vùng bão lũ, lụt, các vùng bị hạn hán.

2. Tăng cường hệ thống giám sát và cảnh báo tác động của biến đi khí hậu đến sức khỏe

Tăng cường áp dụng hệ thống dự báo, giám sát, cảnh báo sớm đối với các bệnh truyền nhiễm, không lây nhiễm trước các tác động của biến đổi khí hậu.

Phát huy mạng lưới y tế đáp ứng yêu cầu về phòng chống dịch bệnh và các bệnh mới có thể phát sinh do tác động của biến đổi khí hậu.

3. Gii pháp về tổ chức qun lý, cơ chế chính sách và phối hợp liên ngành

Tăng cường sự quan tâm của lãnh đạo chính quyền các cấp đối với các hoạt động ứng phó với BĐKH của ngành y tế vào các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương;

Kiện toàn hệ thống tổ chức, rà soát và bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện công tác ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành y tế;

Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan để đóng góp tích cực vào quá trình triển khai các văn bản về biến đổi khí hậu

4. Kiểm tra giám sát và đánh giá

Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá định kỳ, đột xuất, về việc triển khai thực hiện kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu ngành y tế.

Xây dựng, hướng dẫn thực hiện chế độ báo cáo hoạt động ứng phó với biến đi khí hậu ngành y tế.

Tăng cường công tác báo cáo, phối hợp giữa các Sở, ban, ngành theo chức năng nhiệm vụ và nội dung hoạt động về kết quả triển khai kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu ngành y tế.

III. TỔ CHỨC THC HIỆN

1. SY tế

Là đầu mối chủ trì xây dựng và triển khai Kế hoạch thích ng với biến đổi khí hậu ngành y tế, chỉ đạo công tác ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành.

Đào tạo, nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu trong ngành y tế.

Đánh giá tính dễ bị tổn thương và khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành y tế. Đề xuất các giải pháp ứng phó để bảo vệ sức khỏe người dân trước tác động của biến đổi khí hậu.

Tăng cường lồng ghép các hoạt động đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân ứng phó với biến đổi khí hậu trong Phong trào Vệ sinh yêu nước, Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới và các chương trình, dự án có liên quan. Phát triển, thí điểm và nhân rộng các mô hình quản lý nước sạch, vệ sinh quản lý chất thải giảm phát thải khí nhà kính trong các cơ sở y tế.

Hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị triển khai thực hiện công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm và bệnh mới ni, bệnh không lây nhiễm; giám sát dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm; trong đó chú trọng tới các bệnh truyền nhiễm và bệnh mới nổi, bệnh không lây nhiễm liên quan đến các yếu tố khí hậu và biến đi khí hậu.

Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông, nâng cao nhn thức về thực hiện ng phó với biến đổi khí hậu trong ngành y tế theo giai đoạn và hằng năm.

Biên soạn và xây dựng tài liệu truyền thông, tổ chức các hoạt động, sự kiện truyền thông sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội,... nhằm tăng cường phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của cán bộ trong ngành y tế, cộng đồng xã hội về ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm thiu những ảnh hưởng bất lợi của biến đi khí hậu tới sức khỏe.

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc quản lý nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, phòng ngừa khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm do các yếu tố liên quan đến biến đổi khí hậu.

Lồng ghép các hoạt động đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chương trình, dự án có liên quan.

2. S Kế hoch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính và Sở Y tế cân đối ngân sách trong kế hoạch trung hạn và kế hoạch hàng năm để bố trí kinh phí đầu tư thực hiện Kế hoạch.

Vận động, huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho các hoạt động thích ứng với biến đi khí hậu của ngành y tế.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phi hp với Sở Y tế, căn cứ khả năng ngân sách hàng năm đbố trí thực hiện các chương trình về ứng phó với biến đổi khí hậu ngành y tế.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp vi Sở Y tế lập bản đồ các khu vực bị ảnh hưởng bi biến đổi khí hậu đến sức khỏe;

Tăng cường quản lý chất thải, giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong các cơ sở y tế; triển khai các giải pháp giảm thiu tác động của ô nhiễm không khí tới sức khỏe cộng đồng.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016 - 2025, trong đó có nội dung đảm bảo cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh đặc biệt đối với các vùng bị ảnh hưởng do BĐKH.

Chđạo triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó có nội dung về các can thiệp dinh dưỡng giảm thấp còi, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp với Sở Y tế theo dõi, giám sát tình trạng dinh dưỡng, các can thiệp dinh dưng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, học sinh trong trường học đối với vùng bị ảnh hưởng do biến đi khí hậu.

7. S Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông của tnh tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông về biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe trên các phương tiện thông tin đại chúng.

8. Các tổ chức chính trị - xã hội, hiệp hội

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tnh Hòa Bình, Ban Dân tộc, Liên đoàn Lao động tnh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sn Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh Hòa Bình, Hội Người cao tui... Căn cứ vào định hưng chuyên môn, nội dung tuyên truyền của Sở Y tế để tổ chức phổ biến các kiến thức về biến đi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe tại các cấp.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Chđạo xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành y tế và các chương trình liên quan tại địa phương, bố trí đủ ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất để triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương nhằm giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan và thiên tai, đặc biệt đối với các nhóm có nguy cơ cao, dễ bị tổn thương.

Yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ngành, đoàn thể liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện; định kỳ báo cáo gửi Sở Y tế đtổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Cục Quản lý môi trườn
g y tế;
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Ch
ánh, Phó VP/UBND tỉnh;
- Các Sở:
Y tế, KH&ĐT, TC, TN&MT, NN&PTNT, TT&TT, GD&ĐT;
- UBND các huyện, TP;
- Trun
g tâm Kim soát bệnh tật;
- Chi cục An toàn vệ sinh thực ph
m;
- Lưu: VT, KGVX (Vu.25b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Văn Cửu