Kế hoạch 720/KH-UBND năm 2020 về thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Đắk Nông năm 2021
Số hiệu: 720/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông Người ký: Tôn Thị Ngọc Hạnh
Ngày ban hành: 10/12/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 720/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 10 tháng 12 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN LỘ TRÌNH NÂNG TRÌNH ĐỘ CHUẨN ĐƯỢC ĐÀO TẠO CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH ĐẮK NÔNG NĂM 2021

Căn cứ Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; Kế hoạch số 681/KH-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 1 (2020 - 2025); trên cơ sở Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở năm 2021 của các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Đắk Nông năm 2021, cụ thể như sau:

I. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC MẦM NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ

1. Khái quát về số liệu đội ngũ

a) Đối với các cơ sở giáo dục công lập

- Giáo dục Mầm non: Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên là 2.284 người, trong đó có: 214 cán bộ quản lý; 1.896 giáo viên; 174 nhân viên.

- Tiểu học: Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 4.002 người, trong đó có: 278 cán bộ quản lý; 3.332 giáo viên; 392 nhân viên.

- Trung học cơ sở: Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 2.679 người, trong đó có: 148 cán bộ quản lý; 2.265 giáo viên; 266 nhân viên.

b) Đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập

- Giáo dục Mầm non: Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 482 người, trong đó có: 51 cán bộ quản lý; 332 giáo viên; 99 nhân viên.

- Tiểu học: Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 44 người, trong đó có: 03 cán bộ quản lý; 26 giáo viên; 15 nhân viên.

- Trung học cơ sở: Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 48 người, trong đó có: 03 cán bộ quản lý; 41 giáo viên; 04 nhân viên.

c) Thực trạng trình độ đào tạo giáo viên các cấp học

- Cấp Mầm non: Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên hiện có trong các trường mầm non công lập và ngoài công lập là 2.493 người, trong đó có: 265 cán bộ quản lý; 2.228 giáo viên.

Về trình độ đào tạo, trong số 265 cán bộ quản lý có 06 người trình độ Thạc sĩ, 225 người trình độ Đại học, 17 người trình độ Cao đẳng và 17 người trình độ Trung cấp; trong số 2.228 giáo viên, có 1.147 người trình độ Đại học, 330 người trình độ Cao đẳng và 751 người trình độ Trung cấp.

- Cấp Tiểu học: Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên hiện có trong các trường tiểu học công lập và ngoài công lập là 3.639 người, trong đó có 281 cán bộ quản lý, 3.358 giáo viên.

Về trình độ đào tạo, trong số 281 cán bộ quản lý, có: 02 người trình độ Thạc sĩ, 249 người trình độ Đại học, 02 người trình độ Cao đẳng và 01 người trình độ Trung cấp; trong số 3.358 giáo viên, có: 01 người trình độ Thạc sĩ, 2.469 người trình độ Đại học, 416 người trình độ Cao đẳng và 353 người trình độ Trung cấp.

- Cấp Trung học cơ sở: Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên hiện có trong các trường Trung học cơ sở công lập và ngoài công lập là 2.457 người, trong đó có: 151 cán bộ quản lý, 2.306 giáo viên.

Về trình độ đào tạo, trong số 151 cán bộ quản lý, có: 05 người trình độ Thạc sĩ, 128 người trình độ Đại học, 03 người trình độ Cao đẳng; trong số 2.306 giáo viên, có: 10 người trình độ Thạc sĩ, 1.856 người trình độ Đại học, 440 người trình độ Cao đẳng.

d) Tỷ lệ giáo viên (bao gồm cả cán bộ quản lý và giáo viên) chưa đạt chuẩn

- Cấp mầm non công lập: Tổng số giáo viên chưa đạt chuẩn (trình độ trung cấp) là 585 giáo viên trong tổng số 2.110 giáo viên, chiếm 27,72%.

- Cấp mầm non ngoài công lập: Tổng số giáo viên chưa đạt chuẩn (trình độ trung cấp) là 183 giáo viên trong tổng số 383 giáo viên, chiếm 47,78%.

- Cấp Tiểu học công lập: Tổng số giáo viên chưa đạt chuẩn (trình độ trung cấp, cao đẳng) là 763 giáo viên trong tổng số 3.610 giáo viên, chiếm 21,13%.

- Cấp Tiểu học ngoài công lập: Tổng số giáo viên chưa đạt chuẩn (trình độ trung cấp, cao đẳng) là 09 giáo viên trong tổng số 29 giáo viên, chiếm 31,03%.

- Cấp Trung học cơ sở công lập: Tổng số giáo viên chưa đạt chuẩn (trình độ cao đẳng) là 439 giáo viên trong tổng số 2.334 giáo viên, chiếm 18,8%.

- Cấp Trung học cơ sở ngoài công lập: Tổng số giáo viên chưa đạt chuẩn (trình độ cao đẳng) là 04 giáo viên trong tổng số 44 giáo viên, chiếm 9,09%.

2. Đánh giá chung

- Ưu điểm:

+ Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt, có trách nhiệm cao trong giảng dạy, có năng lực đáp ứng việc giảng dạy trong các nhà trường, có tâm huyết và tận tụy với công việc.

+ Tỷ lệ giáo viên có thâm niên tay nghề chiếm phần lớn, có nhiều kinh nghiệm, là lực lượng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương, số lượng giáo viên tham gia đào tạo để nâng chuẩn tăng theo từng năm.

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện của ngành giáo dục, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học, để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học, nên cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới công tác quản lý, đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

+ Đội ngũ giáo viên luôn có những tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm trong thực hiện đổi mới sáng tạo trong dạy và học; học tập, tiếp thu các phương pháp dạy học mới, các phương pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh, qua đó nâng cao dần năng lực phát triển nghề nghiệp.

- Hạn chế:

+ Cơ cấu đội ngũ giáo viên còn chưa đồng bộ; năng lực đổi mới phương pháp dạy học của một bộ phận giáo viên chưa tốt, cơ hội tiếp cận thông tin của giáo viên vùng sâu, vùng xa gặp khó khăn. Khả năng ngoại ngữ, tin học một số giáo viên còn hạn chế, do đó ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.

+ Chất lượng đội ngũ giáo viên không đồng đều giữa vùng có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi và vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc sinh sống.

+ Số lượng người làm việc được giao chưa bảo đảm theo định mức quy định, nhất là trong những năm học tới khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, yêu cầu đòi hỏi tăng thêm giáo viên, trong đó có giáo viên Ngoại ngữ, Tin học ở cấp Tiểu học. Việc thiếu giáo viên làm ảnh hưởng đến việc phân công giảng dạy, hoạt động giáo dục, bố trí công tác và sắp xếp cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn theo quy định.

II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN LỘ TRÌNH NÂNG TRÌNH ĐỘ CHUẨN ĐƯỢC ĐÀO TẠO CỦA GIÁO VIÊN

1. Mục tiêu

- Thực hiện có kết quả lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Đắk Nông theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP của Chính phủ và Kế hoạch số 681/KH-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đào tạo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở chưa đạt chuẩn để đạt trình độ chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019.

2. Đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo

- Giáo viên Mầm non (bao gồm cán bộ quản lý và giáo viên) chưa có bằng tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

- Giáo viên Tiểu học (bao gồm cán bộ quản lý và giáo viên) chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 08 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

- Giáo viên Trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

3. Nguyên tắc, tiêu chí xác định đối tượng giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn

- Bảo đảm phù hợp với thực trạng đội ngũ giáo viên và điều kiện của các cơ sở giáo dục; không để xảy ra tình trạng thiếu giáo viên giảng dạy.

- Bảo đảm đúng độ tuổi, trình độ đào tạo của giáo viên.

- Việc cử giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn phải bảo đảm khách quan, công khai, công bằng và hiệu quả.

- Ưu tiên bố trí những giáo viên còn đủ tối thiểu năm công tác tính đến tuổi nghỉ hưu theo quy định (còn đủ 07 năm công tác, 08 năm công tác,...) để tham gia đào tạo trước (trường hợp có nhiều giáo viên phải tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn).

- Trường hợp giáo viên không còn đủ năm công tác, không thuộc đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo thì thực hiện theo Thông tư số 24/2020/TT-BGDĐT ngày 25/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định việc sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo.

4. Chỉ tiêu cụ thể

Trong năm 2021, cử giáo viên chưa đạt chuẩn tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn:

- Ở cấp Mầm non: Cử 88 giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn để được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, đạt 11,46% trong tổng số 768 giáo viên chưa đạt chuẩn (có tính lũy kế chỉ tiêu năm 2020).

- Ở cấp Tiểu học: Cử 135 giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn để được cấp bằng cử nhân, đạt 17,49% trong tổng số 772 giáo viên chưa đạt chuẩn (có tính lũy kế chỉ tiêu năm 2020).

- Ở cấp Trung học cơ sở: Cử 65 giáo viên tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn để được cấp bằng cử nhân, đạt 14,67% trong tổng số 443 giáo viên chưa đạt chuẩn (có tính lũy kế chỉ tiêu năm 2020).

Danh sách giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn năm 2021 thực hiện theo Kế hoạch của UBND các huyện, thành phố đã phê duyệt.

5. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

a) Điều tra, rà soát, thống kê và cử giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn

Phòng Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn trong việc điều tra, rà soát thực trạng trình độ đào tạo giáo viên các cấp học từ mầm non đến trung học cơ sở, trên cơ sở đó thống kê số giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn theo quy định.

Việc điều tra, rà soát, thống kê giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, đúng độ tuổi, trình độ đào tạo của giáo viên, không bỏ sót những người chưa đạt trình độ chuẩn; căn cứ đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo để đề xuất cử giáo viên đi đào tạo nâng trình độ chuẩn theo đúng chỉ tiêu quy định.

Ưu tiên bố trí những giáo viên còn đủ tối thiểu năm công tác tính đến tuổi nghỉ hưu theo quy định (còn đủ 07 năm công tác, 08 năm công tác...) để tham gia đào tạo trước.

b) Đẩy mạnh công tác truyền thông

- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thường xuyên, nhằm thông tin đến đội ngũ giáo viên tự giác thực hiện có kết quả lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên.

- Căn cứ điều kiện thực tiễn, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền đến đội ngũ giáo viên về việc thực hiện Nghị định 71/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.

c) Sử dụng, bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên giảng dạy, đảm bảo thuận lợi cho giáo viên vừa làm, vừa học

Trên cơ sở kế hoạch thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên năm 2021, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Phòng Nội vụ tham mưu UBND huyện, thành phố xây dựng kế hoạch điều chuyển giáo viên từ trường thừa sang trường thiếu giáo viên sau khi sắp xếp, sáp nhập trường lớp theo lộ trình từng năm tại Quyết định số 1345/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2019 của UBND tỉnh ban hành Đề án sắp xếp, tổ chức lại các trường phổ thông công lập nhiều cấp học trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2019-2021 để sử dụng, bố trí đội ngũ giáo viên một cách hợp lý, bảo đảm nguyên tắc có đủ giáo viên giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia đào tạo nâng chuẩn theo hình thức vừa làm, vừa học.

d) Thực hiện các chế độ, chính sách đối với giáo viên được cử đi học và thực hiện việc thu hồi tiền đền bù chi phí đào tạo

- Các cơ sở giáo dục tạo điều kiện về thời gian cho giáo viên được cử đi học nâng trình độ chuẩn được đào tạo.

- Giáo viên được cử đi học được hỗ trợ tiền đóng học phí (áp dụng theo quy định hiện hành của pháp luật đối với sinh viên sư phạm);

- Trong thời gian đi học được tính vào thời gian công tác liên tục để xét nâng lương thường xuyên và được hưởng 100% lương và các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật.

- Các cơ sở giáo dục tư thục bảo đảm kinh phí để chi trả 100% lương và các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật cho giáo viên được cơ sở giáo dục tư thục cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn.

- Việc thu hồi tiền đền bù chi phí đào tạo thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ.

6. Kinh phí thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên

- Nguồn kinh phí thực hiện: Theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.

- Các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục bảo đảm kinh phí để chi trả các chế độ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP cho giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn.

- Tổng kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí cho giáo viên tham gia đào tạo trong năm 2021 (tính cho 01 năm thực học) là 2.009.400.000 đồng.

- Dự toán tổng kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí cho giáo viên trong toàn khóa học là 4.253.800.000 đồng (Chi tiết theo phụ lục I).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở năm 2021 theo lộ trình, bảo đảm xây dựng và thực hiện đạt các chỉ tiêu theo quy định tại Kế hoạch số 681/KH-BGDĐT ngày 28/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Phối hợp UBND các huyện, thành phố triển khai hiệu quả Kế hoạch số 681/KH-BGDĐT ngày 28/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hướng dẫn Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố lập danh sách cử giáo viên đi học nâng trình độ chuẩn; xác định thời gian giáo viên tham gia đào tạo, ưu tiên đề xuất những giáo viên còn đủ tối thiểu năm công tác tính đến tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP tham gia đào tạo trước; bố trí, sắp xếp giáo viên giảng dạy và bố trí chương trình, thời khóa biểu phù hợp để giáo viên vừa làm vừa học.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh xem xét giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu giữa địa phương với cơ sở đào tạo giáo viên trên cơ sở Kế hoạch ban hành của UBND tỉnh để thực hiện đào tạo nâng trình độ chuẩn cho giáo viên theo quy định hiện hành của pháp luật.

- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố trong việc xác định đối tượng phải thực hiện đền bù chi phí đào tạo theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP .

2. Sở Nội vụ: Phối hợp với UBND các huyện, thành phố trong việc xác định đối tượng phải thực hiện đền bù chi phí đào tạo theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP .

3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền phân bổ kinh phí thực hiện theo đúng quy định.

4. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị, các giáo viên thực hiện có kết quả lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên.

5. UBND các huyện, thành phố

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan cử giáo viên theo danh sách để đi học nâng trình độ chuẩn; xác định thời gian giáo viên tham gia đào tạo; chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở bố trí, sắp xếp giáo viên giảng dạy và bố trí chương trình, thời khóa biểu phù hợp để giáo viên vừa làm vừa học.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo trong tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đối với giáo viên được cử đi học ở các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và thực hiện việc thu hồi tiền đền bù chi phí đào tạo theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 71/2020/NĐ-CP .

- Xây dựng kế hoạch điều chuyển giáo viên từ trường thừa sang trường thiếu giáo viên sau khi sắp xếp, sáp nhập trường lớp theo lộ trình, bố trí đội ngũ giáo viên một cách hợp lý, bảo đảm nguyên tắc có đủ giáo viên giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia đào tạo nâng chuẩn theo hình thức vừa làm, vừa học.

- Hướng dẫn các cơ sở giáo dục tư thục bảo đảm kinh phí để chi trả 100% lương và các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật cho giáo viên được cơ sở giáo dục tư thục cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn.

Trên đây là Kế hoạch về thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Đắk Nông năm 2021; UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, đúng quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (b/cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: GD&ĐT, NV, TC, TT&TT;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, NC-KSTTHC, CTTĐT, KGVX(Vn).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tôn Thị Ngọc Hạnh

 

 

PHỤ LỤC I

KINH PHÍ DỰ KIẾN ĐÀO TẠO NÂNG CHUẨN GIÁO VIÊN NĂM 2021
(Kinh phí xây dựng theo mức trần được quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP)
(Kèm theo Kế hoạch số 720/KH-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông)

STT

Cấp học

Tổng số giáo viên được nâng trình độ chuẩn

Mức học phí/ người/tháng

Mức học phí/ người/10 tháng (năm học)

Kinh phí năm 2021 (tính cho 01 năm thực học)

Kinh phí toàn khóa học

Số năm học

Thành tiền

1

Giáo viên MN công lập (trung cấp)

73

780.000

7.800.000

569.400.000

1.5

854.100.000

2

Giáo viên MN ngoài công lập (trung cấp)

15

780.000

7.800.000

117.000.000

1.5

175.500.000

3

Giáo viên Tiểu học công lập (trung cấp)

59

980.000

9.800.000

578.200.000

3

1.734.600.000

5

Giáo viên Tiểu học công lập (cao đẳng)

76

980.000

9.800.000

744.800.000

2

1.489.600.000

7

Giáo viên THCS công lập (cao đẳng)

65

980.000

9.800.000

637.000.000

2

1.274.000.000

Cộng

288

 

 

2.009.400.000

 

4.253.800.000