Kế hoạch 69/KH-UBND năm 2019 thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc tỉnh Thanh Hóa quản lý
Số hiệu: 69/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Lê Thị Thìn
Ngày ban hành: 25/03/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THANH HÓA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 69/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 25 tháng 3 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN SẮP XẾP LẠI, XỬ LÝ NHÀ, ĐẤT CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ, DOANH NGHIỆP THUỘC TỈNH THANH HÓA QUẢN LÝ

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 19/6/2017, Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công và Thông tư số 37/2018/TT-BTC ngày 16/4/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ; theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 615/TTr-STC ngày 26/02/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thanh Hóa như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Việc sắp xếp li, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc tỉnh Thanh Hóa quản lý nhằm bảo đảm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm; đúng tiêu chuẩn, định mức do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành; đúng mục đích sử dụng được Nhà nước giao, đầu tư xây dựng, mua sm, cho thuê; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Việc rà soát, sắp xếp lại, xử lý nhà đất được thực hiện đối với các cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng thuộc phạm vi quản lý của tỉnh. Phương án sắp xếp lại, xử lý được lập thành phương án tổng thể đối với tất cả các cơ sở nhà, đất; theo tng loại hình: cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.

3. Việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp quản lý, sử dụng được thực hiện sau khi có phương án tng thể. Trường hợp cần thiết phải sắp xếp lại, xử lý trước khi có phương án tng th, cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP xem xét, quyết định.

II. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG, PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

1. Đối tượng áp dụng

a) Cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức, đơn vị) thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thanh Hóa.

b) Doanh nghiệp do địa phương quản lý bao gồm: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là doanh nghiệp nhà nước); công ty cổ phn và Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (sau đây gọi là công ty cổ phần).

Đối với công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống, việc quản lý, sử dụng nhà, đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.

2. Phạm vi điều chỉnh

Đất, nhà, công trình và các tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là nhà, đất) của cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thanh Hóa trừ nhà, đất sau:

a) Nhà, đất của công ty cổ phần được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận chuyển nhượng hợp pháp sau thời điểm được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa;

b) Nhà, đất thuê, thuê lại, nhận góp vốn, nhận giữ hộ, mượn của các tổ chức, cá nhân khác và nhà, đất khác không phải của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.

III. NỘI DUNG

1. Hình thức xử lý nhà, đất khi thực hiện sắp xếp lại

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP , gồm các hình thức:

a) Giữ lại tiếp tục sử dụng.

b) Thu hồi.

c) Điều chuyển.

d) Bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

đ) Chuyển mục đích sử dụng đất.

e) Chuyển giao về địa phương để quản lý, xử lý.

g) Tạm giữ lại tiếp tục sử dụng.

h) Sử dụng nhà, đất để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao.

Việc sử dụng nhà, đất để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao thực hiện theo quy định của Chính phủ về sử dụng tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao.

i) Hình thức khác.

2. Trình tự thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất

Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP , cụ thể tại địa phương như sau:

a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng nhà, đất căn cứ các hình thức xử lý nhà, đất tại điểm 1 mục III nêu trên lập báo cáo kê khai và đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý đối với tất cả các cơ sở nhà, đất đang quản lý, sử dụng, gửi cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp, báo cáo Sở Tài chính hoặc gửi về Sở Tài chính (trường hợp không có cơ quan quản lý cấp trên).

Sở Tài chính phối hợp với sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị cấp tỉnh, UBND cấp huyện, doanh nghiệp thuộc tỉnh quản lý lập phương án sắp xếp lại, xử lý đối với nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của tỉnh.

Việc lập báo cáo kê khai, tổng hợp và lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định tại khoản này được thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP (có bản sao Mẫu số 01 gửi kèm theo Kế hoạch này).

Đối với doanh nghiệp khi đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất phải có ý kiến thống nhất của cơ quan, người có thẩm quyền của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

b) Tổ chức kiểm tra hiện trạng, lập phương án, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất

- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị cấp tỉnh, UBND cấp huyện, doanh nghiệp thuộc tỉnh quản lý tổ chức kiểm tra hiện trạng quản lý, sử dụng nhà, đất và lập thành Biên bản theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP đối với từng cơ sở nhà, đất (có bản sao Mẫu số 02 gửi kèm theo Kế hoạch này).

- Trên cơ sở kết quả kiểm tra hiện trạng, Sở Tài chính xem xét, lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đt thuộc phạm vi quản lý của địa phương, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh để:

+ Báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt đối với các cơ sở nhà, đất đề xuất phương án bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính;

- Xem xét, phê duyệt phương án theo thm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP .

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất

a) Đối với cấp tỉnh:

- Thành lập Ban chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà đất tnh; thành phần gồm:

+ 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban;

+ 01 đồng chí Giám đốc Sở Tài chính - Phó trưởng ban thường trực;

+ 01 đồng chí Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường - Phó ban;

+ 01 đồng chí Lãnh đạo Sở Xây dựng - Ủy viên;

+ 01 đồng chí Phó Giám đốc Sở Tài chính - Ủy viên;

+ Các đồng chí Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố (nơi có cơ sở nhà đất) - Ủy viên.

- Thành lập Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà, đất tỉnh; thành phần và nhiệm vụ của Tổ giúp việc do Trưởng Ban chỉ đạo tỉnh quyết định.

b) Đối với cấp huyện:

Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố xem xét, tùy tình hình thực tế để thành lập Tổ công tác sắp xếp lại, xử lý nhà, đất hoặc giao cho các phòng, ban chuyên môn chủ trì để phối hợp, tham mưu giúp UBND huyện, thị xã, thành phố tổng hợp, báo cáo kê khai hiện trạng nhà, đất của các đơn vị trực thuộc, đề xuất lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của địa phương. Thành phần Tổ công tác do Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố quyết định.

Căn cứ kế hoạch của tỉnh, các sở, ban ngành, đoàn thể, đơn vị cấp tỉnh, UBND cấp huyện, doanh nghiệp tự xây dựng kế hoạch phù hợp với nội dung và tiến độ thực hiện của tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện.

Thời gian thực hiện: Trong tháng 4 năm 2019.

2. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường tổ chức tập huấn xây dựng biểu mẫu, hướng dẫn lập, tổng hợp báo cáo kê khai, đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.

Thời gian thực hiện: Trong tháng 4 năm 2019.

3. Lập báo cáo kê khai và đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trc tiếp quản lý, sử dụng nhà, đất căn cứ quy định tại các Điều 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 và 16 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP , lập báo cáo kê khai và đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý đối với tất cả các cơ sở nhà, đất đang quản lý, sử dụng, gửi cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp, báo cáo Sở Tài chính hoặc gửi về Sở Tài chính (trường hợp không có cơ quan quản lý cấp trên).

Thời gian thực hiện: Trong tháng 6 năm 2019.

- Cơ quan quản lý cấp trên tiếp nhận, tổng hợp báo cáo kê khai và đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý đối với từng cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

Thời gian thực hiện: Trong tháng 7 năm 2019.

- Việc lập báo cáo kê khai, tổng hợp và lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP .

Đối với doanh nghiệp khi đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất phải có ý kiến thống nhất của cơ quan, người có thẩm quyền của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

4. Tổ chức kiểm tra hiện trạng quản lý, sử dụng nhà, đất

a) Các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị cấp tỉnh, UBND cấp huyện, doanh nghiệp tổ chức tự kiểm tra, rà soát, xác định rõ hiện trạng quản lý, sử dụng đối với từng cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.

Trên cơ sở kết quả tự kiểm tra, xác định hiện trạng quản lý, sử dụng, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND cấp huyện tổng hợp đy đủ hồ sơ của các đơn vị cấp dưới trực thuộc, lập Phương án sắp xếp lại, xử lý đối với tất cả các cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý gửi Sở Tài chính.

Thời gian thực hiện trong tháng 7, tháng 8 năm 2019.

Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất gửi về Sở Tài chính chậm nhất ngày 31 tháng 8 năm 2019.

b) Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo của tỉnh tổng hợp kết quả báo cáo, lập Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị cấp tỉnh, UBND cấp huyện, doanh nghiệp; xây dựng kế hoạch kiểm tra hiện trạng quản lý, sử dụng nhà đất của các đơn vị, báo cáo Ban chỉ đạo của tỉnh.

Thời gian thực hiện: Trong tháng 9 năm 2019.

c) Ban chỉ đạo của tỉnh giao cho Tổ giúp việc chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị cấp tỉnh, UBND cấp huyện, doanh nghiệp kiểm tra hiện trạng đối với các cơ sở nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của tỉnh đang quản lý, sử dụng, trong đó:

- Tập trung thực hiện kiểm tra hiện trạng nhà đất đối với các cơ sở nhà đất: Đề nghị thu hồi; điều chuyển; bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; chuyển mục đích sử dụng đất; chuyển giao về địa phương để quản lý, xử lý; hình thức khác.

- Đối với các cơ sở nhà, đất đề nghị giữ lại, tạm giữ lại tiếp tục sử dụng: Tổ giúp việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc kiểm tra, đánh giá trên thực địa đối với các cơ sở nhà, đất có vi phạm trong quản lý, sử dụng; có tranh chấp khiếu nại; sử dụng xen kẽ công, tư; các cơ sở chưa có quyết định bàn giao cho cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực tiếp quản lý.

Thời gian thực hiện: Trong quý IV năm 2019 và quý I, II năm 2020.

5. Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo của tỉnh tổng hợp phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất do các sở, ban ngành, đoàn thể, đơn vị cấp tỉnh, UBND cấp huyện, doanh nghiệp lập; đồng thời, căn cứ báo cáo của các đơn vị, kết quả kiểm tra hiện trạng quản lý, sử dụng nhà, đất và các quy định hiện hành để xây dựng dự thảo Phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà đất theo từng cấp, ngành và loại hình đơn vị cho tất cả các đơn vị trên địa bàn tỉnh, báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo tỉnh.

Thời gian thực hiện: Trong quý III năm 2020.

6. Các thành viên Ban chỉ đạo của tỉnh nghiên cứu, tham gia ý kiến vào dự thảo Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn tỉnh do Tổ giúp việc báo cáo.

Thời gian thực hiện: Trong tháng 10 năm 2020.

7. Trên cơ sở ý kiến thống nhất của các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh, Tổ giúp việc phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị cấp tỉnh, UBND cấp huyện, doanh nghiệp hoàn thiện Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý của các đơn vị; tổng hợp, lập Phương án tổng thể sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn tnh báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà, đất tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

Thời gian thực hiện: Tháng 11 năm 2020.

8. Từ năm 2021 trở đi, hàng năm:

- Rà soát và hoàn chỉnh phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với những cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp chưa được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt phương án tổng thể, các cơ sở nhà, đất đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt phương án tổng thể nhưng có nội dung cần tiếp tục rà soát và nhà, đất kê khai sắp xếp lại, xử lý bổ sung (nếu có phát sinh).

- Thực hiện công tác kiểm tra việc thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của tỉnh.

- Tiếp tục theo dõi tiến độ, kiểm tra việc thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã tiến hành kiểm tra nhưng chưa thực hiện đúng phương án phê duyệt.

- Ban chỉ đạo của tỉnh kịp thời đề xuất trình Bộ Tài chính, UBND tỉnh xử lý các vấn đề vướng mắc và các trường hợp phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện xử lý, sắp xếp nhà, đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP .

9. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp

a) Sở Tài chính

- Thực hiện nhiệm vụ là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà đất tỉnh.

- Tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập Ban chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà đất tỉnh; trình Trưởng Ban chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà đất tỉnh quyết định thành lập Tổ giúp việc.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường thống nhất xây dựng biểu mẫu báo cáo kê khai, biên bản kiểm tra hiện trạng, hướng dẫn các đơn vị thực hiện báo cáo kê khai, đề xuất phương án xử lý theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và các đơn vị có liên quan trong việc kiểm tra hiện trạng quản lý, sử dụng nhà, đất thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp để đề xuất phương án thu hồi, điều chuyển, bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

- Lập Biên bản kiểm tra hiện trạng cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư số 37/2018/TT-BTC .

- Tổng hợp, lập phương án tổng thể sắp xếp lại, xử lý nhà, đất sau khi các thành viên Ban chỉ đạo thống nhất để báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà, đất tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

- Hướng dẫn hạch toán, tăng, giảm tài sản, giá trị tài sản theo quy định. Chủ trì thẩm định giá bán tài sản trên đất, giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng, xử lý tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng theo quy định của pháp luật.

b) Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng thống nhất xây dựng biểu mẫu kê khai báo cáo, biên bản kiểm tra hiện trạng, hướng dẫn các đơn vị thực hiện kê khai báo cáo theo quy định.

- Tham gia lập Biên bản kiểm tra hiện trạng cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư số 37/2018/TT-BTC.

- Tham gia ý kiến vào Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đt của các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị cấp tỉnh, UBND cấp huyện, doanh nghiệp và Phương án tổng thể sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn tỉnh làm căn cứ báo cáo Ban chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà, đất tỉnh.

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị lập hồ sơ, hoàn thiện các thủ tục pháp lý về đất đai; tham mưu trình UBND tỉnh quyết định thu hồi, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo phương án được phê duyệt.

c) Sở Xây dựng

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường thống nhất xây dựng biểu mẫu kê khai báo cáo, biên bản kiểm tra hiện trạng, hướng dẫn các đơn vị thực hiện kê khai báo cáo theo quy định.

- Tham gia lập Biên bản kiểm tra hiện trạng cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư số 37/2018/TT-BTC .

- Tham gia ý kiến vào Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị cấp tnh, UBND cấp huyện, doanh nghiệp và Phương án tổng thể sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn tỉnh làm căn cứ báo cáo Ban chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà, đất tỉnh.

d) Các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị cấp tỉnh, UBND cấp huyện, doanh nghiệp

- Chỉ đạo tổ chức tự kiểm tra, rà soát, xác định rõ hiện trạng quản lý, sử dụng và lập Phương án sắp xếp lại, xử lý đối với các cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý làm cơ sở để Tổ chuyên viên giúp việc tiến hành kiểm tra, đánh giá thực trạng, báo cáo Ban chỉ đạo của tỉnh.

- Ký Biên bản kiểm tra hiện trạng nhà, đất đối với những cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP .

- Tham gia ý kiến vào Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị cấp tỉnh, UBND cấp huyện, doanh nghiệp và Phương án tổng thể sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn tỉnh làm căn cứ báo cáo Ban chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà, đất tỉnh.

- Phối hợp với Tổ giúp việc của Ban chỉ đạo tỉnh hoàn thiện Phương án sắp xếp lại, x lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý theo Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP cùng toàn bộ hồ sơ làm căn cứ lập Phương án tổng thể báo cáo Ban chỉ đạo của tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

- Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý nghiêm túc thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

V. XỬ LÝ CHUYỂN TIẾP

Việc xử lý chuyển tiếp đối với các cơ sở nhà, đất theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư số 37/2018/BTC của Bộ Tài chính.

Giám đốc các Sở, Trưởng các ban, ngành, đoàn thể, hội, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, công ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do Nhà nước nắm gitrên 50% vốn điều lệ thuộc tỉnh qun lý; các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Tài chính để nghiên cứu, tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể, hội, đơn vị cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- DNNN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, công ty cổ phần và Công ty TNHH hai thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thuộc tnh Thanh Hóa quản lý;
- Lưu: VT, KTTC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Lê Thị Thìn