Kế hoạch 57/KH-UBND năm 2013 phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2015
Số hiệu: | 57/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tuyên Quang | Người ký: | Trần Ngọc Thực |
Ngày ban hành: | 02/08/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, hợp tác xã, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/KH-UBND |
Tuyên Quang, ngày 02 tháng 8 năm 2013 |
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐẾN NĂM 2015
Căn cứ Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Căn cứ Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 07/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ kết quả phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) giai đoạn 2006-2010, năm 2011-2012 trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 07/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và chương trình hành động trợ giúp phát triển DNNVV của tỉnh đến năm 2015 như sau:
KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 VÀ NĂM 2011, 2012
I. Thực trạng khu vực DNNVV trên địa bàn tỉnh:
Tại thời điểm ngày 31/12/2010, trên địa bàn tỉnh có 832 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc công ty nhà nước. Trong đó: Công ty nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ là 14 doanh nghiệp, 34 chi nhánh trực thuộc công ty nhà nước; 94 công ty cổ phần; 379 công ty TNHH có hai thành viên trở lên; 195 công ty TNHH một thành viên; 116 doanh nghiệp tư nhân và 100 chi nhánh, văn phòng đại diện.
Vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2010 là 2.426,9 tỷ đồng. Trong đó: Công ty nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ là: 180,3 tỷ đồng; công ty cổ phần: 1.105,5 tỷ đồng; công ty TNHH 2 thành viên trở lên là: 829,1 tỷ đồng; công ty TNHH 1 thành viên: 204,1 tỷ đồng; Doanh nghiệp tư nhân: 107,9 tỷ đồng. Vốn bình quân một doanh nghiệp đã đăng ký là 3,05 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh quy mô còn nhỏ. Theo tiêu chí phân loại quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ thì hầu hết doanh nghiệp đều xếp loại doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiện tại trên địa bàn tỉnh chỉ có 3 doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đăng ký trên 100 tỷ đồng (Công ty cổ phần Giấy An hoà có mức vốn đăng ký là 1.200 tỷ đồng, Công ty cổ phần Xi măng Tân Quang là 300 tỷ đồng và Công ty TNHH một thành viên Cơ khí hoá chất 13 - Bộ quốc phòng là 557,4 tỷ đồng).
Ngành nghề kinh doanh: Tại thời điểm 31/12/2010, số doanh nghiệp đăng ký ngành, nghề kinh doanh chính hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 28 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 3,4%; trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng là 448 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 54% và trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ là 353 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 42,6%.
Phân bố các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không đồng đều, chủ yếu tập trung trên địa bàn thành phố Tuyên Quang. Tại thời điểm 31/12/2010, số DNNVV có đăng ký trụ sở chính tại địa bàn thành phố Tuyên Quang là 477 doanh nghiệp chiếm 57,5%. Số DNNVV đăng ký trụ sở tại các xã trong tỉnh (kể cả tại thành phố Tuyên Quang) là 229 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 27,6%; số DNNVV có trụ sở chính đặt tại các xã ở vùng sâu, vùng xa chiếm dưới 10%.
Lao động và thu nhập: Số lượng lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2010 là 30.652 lao động, trong đó: công ty nhà nước và các đơn vị trực thuộc công ty nhà nước sử dụng 12.727 lao động, các loại hình khác là 17.925 lao động. Năm 2010, thu nhập bình quân của người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là 2,23 triệu đồng/người/tháng. Trong đó: tại công ty nhà nước và các đơn vị trực thuộc là 2,7 triệu đồng/người/tháng; công ty cổ phần chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước là 2,45 triệu đồng/người/tháng; khối doanh nghiệp dân doanh là 1,72 triệu đồng/người/tháng.
Năm 2011-2012: Trong 2 năm 2011, 2012 do ảnh hưởng của lạm phát và suy giảm kinh tế, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, các giải pháp khắc phục tình trạng lạm phát và suy giảm kinh tế của nhà nước. Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, cơ hội tìm kiếm việc làm và đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Trên địa bàn tỉnh số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm so với giai đoạn 2006-2010, số doanh nghiệp không có việc làm, sản xuất kinh doanh cầm chừng, hoạt động không hiệu quả, không duy trì được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải giải thể doanh nghiệp gia tăng làm cho tốc độ giai phát triển doanh nghiệp về số lượng trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2011, 2012 đạt thấp. Cụ thể: Số lượng doanh nghiệp đăng ký cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong năm 2011 là 118 doanh nghiệp, năm 2012 là 84 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp giải thể xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh năm 2011 là 52 doanh nghiệp, năm 2012 là 62 doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp năm 2011 đạt 7,9% và năm 2012 là 2,6% (giai đoạn 2006-2010 bình quân đạt 14%). Về quy mô, theo tiêu chí phân loại quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP thì các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn chủ yếu xếp loại doanh nghiệp nhỏ và vừa, mức vốn đăng ký bình quân của một doanh nghiệp ở giai đoạn này đạt 3,25 tỷ đồng. Ngành nghề kinh doanh đăng ký và trụ sở đăng ký hoạt động của doanh nghiệp, xu hướng đăng ký tiếp tục duy trì như giai đoạn 2006-2010. Các cơ quan chuyên môn của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các ngành chức năng tiếp tục duy trì và tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm hỗ trợ, trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.
Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh tại thời điểm 31/12/2012 là 917 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc công ty nhà nước với số vốn đăng ký là 2.992,7 tỷ đồng. Trong đó: Công ty nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ là 12 doanh nghiệp, 36 chi nhánh trực thuộc công ty nhà nước; 110 công ty cổ phần; 382 công ty TNHH có hai thành viên trở lên; 261 công ty TNHH một thành viên; 116 doanh nghiệp tư nhân và 104 chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Vốn đăng ký bình quân của một doanh nghiệp đạt 3,4 tỷ đồng.
II. Kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2006 -2010 trên địa bàn tỉnh:
1. Một số kết quả chủ yếu đạt được trong việc thực hiện kế hoạch:
- Về chỉ tiêu số lượng: Trong giai đoạn 2006-2010, số DNNVV trên địa bàn tỉnh tăng từ 431 doanh nghiệp năm 2005 lên 829 doanh nghiệp năm 2010, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
- Tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp trong giai đoạn 2006-2010 bình quân đạt 14%/năm, vượt chỉ tiêu đề ra (trong Kế hoạch là 12%/năm).
- Về đóng góp của doanh nghiệp: Các khoản thu từ khu vực DNNVV vào nguồn thu ngân sách tỉnh trong giai đoạn 2006-2010 đạt 580,48 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 27,4%/năm, vượt chỉ tiêu đề ra (trong Kế hoạch là 20%/năm). Tỷ lệ đóng góp của các DNNVV vào nguồn thu Ngân sách tỉnh đến năm 2010 đạt 26,1%, chỉ tiêu này thấp hơn kế hoạch đề ra là trên 30%.
Số DNNVV được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong 5 năm (2006 - 2010) là 688 doanh nghiệp (gồm: 126 doanh nghiệp tư nhân, 229 công ty TNHH 1 thành viên, 229 công ty TNHH có 2 thành viên trở lên, 77 công ty cổ phần và 27 chi nhánh trực thuộc công ty nhà nước) với tổng số vốn đã đăng ký là 2.591,2 tỷ đồng; mức vốn đăng ký bình quân của một doanh nghiệp giai đoạn này là 2,5 tỷ đồng/doanh nghiệp.
Trong 5 năm (2006 - 2011), cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh theo quy định 290 doanh nghiệp (gồm: 114 DNTN, 28 công ty TNHH một thành viên, 79 công ty TNHH hai thành viên trở lên, 19 công ty cổ phần; 50 công ty nhà nước và chi nhánh trực thuộc công ty nhà nước) do doanh nghiệp tự giải thể, chuyển đổi loại hình hoạt động, bị thu hồi Giấy chứng nhận ĐKKD do vi phạm các quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Kết quả thực hiện các giải pháp đã đề ra trong Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2006-2010:
2.1. Triển khai các quy định nhằm đơn giản hóa các thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh, gia nhập thị trường của doanh nghiệp:
Thực hiện Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Từ tháng 3/2006, các cơ quan chức năng của tỉnh đã triển khai thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” cho doanh nghiệp trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh.
Từ ngày 01/11/2007, các cơ quan chức năng của tỉnh đã triển khai thực hiện quy định về giải quyết thủ tục về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, cấp giấy phép khắc dấu theo cơ chế một cửa liên thông theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 02/2007/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 27/02/2007 và triển khai thực hiện Thông tư Liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 kể từ ngày 15/9/2008.
Thực hiện Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, từ ngày 01/7/2010 cơ quan đăng ký kinh doanh đã triển khai thực hiện quy trình đăng ký doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Các cấp, ngành trong tỉnh đã công khai Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp, ngành mình theo Đề án 30 của Chính phủ và triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính có liên quan và đăng ký gia nhập thị trường.
Xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật phục vụ hoạt động của doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và hệ thống công báo của tỉnh.
Triển khai công bố công khai các quy hoạch; xây dựng và tạo nguồn lực, điều kiện để triển khai các chính sách khuyến khích đầu tư, các chương trình trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn.
2.2.Tạo điều kiện tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh:
Hoàn thành Quy hoạch sử dụng đất toàn tỉnh đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011-2015) và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 6 huyện, thành phố. Hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đơn giá thuê đất và Quy định về quy trình thực hiện đền bù thiệt hại giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh; Giao các ngành hướng dẫn công khai trình tự, thủ tục lập hồ sơ xin thu hồi, giao đất, cho thuê đất đối với các doanh nghiệp.
Tiếp cận các nguồn vốn để triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại Khu công nghiệp Long Bình An và các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuê mặt bằng triển khai dự án sản xuất kinh doanh.
2.3. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận các nguồn vốn:
Các tổ chức tín dụng đã bố trí nguồn vốn, thực hiện công khai các quy định và điều kiện cho vay; trình tự, thủ tục vay vốn; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm hiểu tiếp cận nguồn vốn vay. Tính đến thời điểm 31/12/2010 số doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với các Chi nhánh Ngân hàng thương mại, Ngân hàng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh là 509 lượt doanh nghiệp so với thời điểm 31/12/2005 tăng 231 đơn vị. Dư nợ cho vay đối với DNNVV là 1.212 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2005 tăng 1.056 tỷ đồng.
Trong 2 năm 2009-2010, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh đã cho 32 dự án của doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn với số vốn cho vay là 79,46 tỷ đồng.
2.4. Hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cải thiện khả năng cạnh tranh:
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp đăng ký và triển khai thực hiện các dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào hoạt động sản xuất; tiếp cận công nghệ sản xuất hiện đại để đầu tư đổi mới thiết bị, dây truyền sản xuất.
Hướng dẫn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu, tăng đầu tư vào vùng nguyên liệu nhằm ổn định sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm; tham gia hội chợ thương mại nhằm quảng bá sản phẩm.
Giai đoạn 2006-2010 đã tổ chức được 36 hội chợ thương mại tại địa bàn các huyện, thành phố trong tỉnh, tạo điều kiện cho 2.904 lượt doanh nghiệp tham gia.
Thường xuyên cung cấp bản tin giá cả thị trường thông qua chuyên mục thương mại và du lịch phát trên Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, qua các tạp chí. Mời đại diện doanh nghiệp tham gia các đoàn công tác của tỉnh đi tìm hiểu thị trường, công nghệ và thực hiện công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá sản phẩm.
2.5. Về phát triển nguồn nhân lực:
Bố trí và huy động nguồn vốn đầu tư nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Thành lập Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang trên cơ sở Trường Trung cấp nghề Tuyên Quang và thành lập các trung tâm dạy nghề tại 5 huyện.
Triển khai thực hiện Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV giai đoạn 2004-2008 theo Quyết định số 143/2004/QĐ-TTg ngày 10/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Từ năm 2006-2008 đã tổ chức đào tạo được 1.745 học viên với số kinh phí là 899 triệu đồng.
Hỗ trợ 23 đề án đào tạo nghề, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật và ứng dụng thiết bị hiện đại trong sản xuất cho doanh nghiệp bằng nguồn Quỹ khuyến công với tổng số tiền hỗ trợ là 1.156,2 triệu đồng.
2.6. Tạo lập môi trường tâm lý, xã hội đối với khu vực DNNVV:
Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phát triển DNNVV trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đối với chính quyền các cấp, cán bộ công chức và cộng đồng dân cư.
Triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý cho DNNVV và thực hiện Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Hàng năm tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp nhân ngày doanh nhân Việt Nam nhằm động viên, tôn vinh, khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân có thành tích đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổ chức lựa chọn và giới thiệu các doanh nghiệp, doanh nhân có thành tích tham gia các cuộc bình chọn do các cấp, ngành, hiệp hội tổ chức.
3. Một số tồn tại, hạn chế trong thực hiện Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2006-2010:
Một số chính sách hỗ trợ triển khai đến doanh nghiệp hiệu quả còn chưa cao, chưa tạo ra động lực thúc đẩy cho phát triển doanh nghiệp. Việc tiếp cận các nguồn vốn, vay vốn phát triển sản xuất của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
Ban hành và công khai các quy hoạch triển khai còn chưa kịp thời. Một số cơ chế, chính sách chưa thật sự đủ mạnh và đóng vai trò làm đòn bẩy kích thích, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân và DNNVV phát triển.
Phối hợp giữa các cấp, ngành trong công tác nắm tình hình, theo dõi, quản lý hoạt động và phối hợp kiểm tra, giải quyết khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động còn hạn chế, có yếu tố bất cập.
Một số thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đã được cải thiện nhiều xong vẫn còn phức tạp. Số lao động được đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp còn thấp. Cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh phát triển chưa đồng bộ; ảnh hưởng của lạm phát, suy giảm kinh tế, lãi suất, khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay đã ảnh hưởng đến việc khuyến khích doanh nghiệp tham gia đầu tư, mở rộng đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh và thành lập mới doanh nghiệp.
Về phía doanh nghiệp: Quy mô sản xuất kinh doanh còn nhỏ, công nghệ lạc hậu, vốn tự đầu tư còn thấp, khả năng huy động các nguồn lực từ bên ngoài còn hạn chế, khả năng liên doanh, liên kết còn thấp; chưa mạnh dạn đầu tư theo chiều sâu; chưa có định hướng sản xuất kinh doanh, chiến lược kinh doanh đảm bảo phát triển ổn định, bền vững; cơ cấu ngành nghề không cân đối với tiềm năng, nguồn nguyên liệu của địa phương dẫn đến còn gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh; Năng lực tài chính, nhân sự không cân đối, phù hợp với ngành nghề, quy mô tổ chức hoạt động kinh doanh, lĩnh vực đầu tư. Trình độ quản lý còn bất cập, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân và gia đình; khả năng lập kế hoạch, tổ chức, triển khai và kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Doanh thu, hiệu quả hoạt động kinh doanh còn thấp, ngành nghề kinh doanh chưa đa dạng dẫn đến việc làm, thu nhập của người lao động ở một số doanh nghiệp không cao, chưa ổn định, chưa tạo được sự yên tâm cho người lao động.
MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DNNVV ĐẾN NĂM 2015
(Có Chương trình hành động chi tiết kèm theo)
I. Mục tiêu phát triển DNNVV đến năm 2015
Trên cơ sở kết quả phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2006-2010, các năm 2011-2012 trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 07/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015. Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và chương trình hành động trợ giúp phát triển DNNVV của tỉnh đến năm 2015 được xác định như sau:
1. Quan điểm, định hướng phát triển DNNVV đến năm 2015
- Thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển đa dạng theo quy định của pháp luật, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh, chú trọng các loại hình kinh tế tư nhân, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và khu vực nông thôn.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, cởi mở; tạo điều kiện để doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong tỉnh tiếp cận các nguồn lực và thị trường, phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động và phát huy mọi tiềm lực trong tỉnh kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển. Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, phát triển văn hóa kinh doanh và liên kết doanh nghiệp.
- Tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo phương châm tích cực, vững chắc, phát triển về số lượng, nhưng đặc biệt coi trọng phát triển về quy mô, năng lực; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ môi trường. Ưu tiên phát triển các ngành, nghề, sản phẩm có giá trị gia tăng cao và khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của tỉnh; khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; chú trọng phát triển DNNVV ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; ưu tiên phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do đồng bào dân tộc, phụ nữ làm chủ doanh nghiệp.
2. Mục tiêu phát triển DNNVV đến năm 2015
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về số lượng, đặc biệt coi trọng phát triển về qui mô và chất lượng; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch để DNNVV đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp, phấn đấu trong giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp bình quân đạt 6,4%/năm. Đến năm 2015 số doanh nghiệp đăng ký hoạt động ở các xã vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa thuộc địa bàn tỉnh và hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp chiếm tỷ lệ 12%.
- Đầu tư của khu vực DNNVV chiếm 30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội;
- Khu vực DNNVV đóng góp vào nguồn thu của ngân sách tỉnh đạt trên 27% tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn;
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo thêm khoảng 15.000 chỗ làm việc mới trong giai đoạn 2011-2015.
II. Một số giải pháp phát triển DNNVV đến năm 2015
1. Hỗ trợ DNNVV tiếp cận nguồn tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phù hợp với điều kiện của DNNVV
- Tăng cường điều tra, khảo sát, nắm thông tin, phân tích đưa ra những dự báo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh phục vụ công tác lập kế hoạch vốn và phục vụ đầu tư tín dụng phát triển DNNVV.
- Tổ chức các hoạt động nhằm thông tin, tuyên truyền, phổ biến tới doanh nghiệp các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của ngân hàng như hoạt động đầu tư tín dụng, điều kiện và hồ sơ vay vốn, cơ chế xử lý rủi ro,....
- Tổ chức các lớp tập huấn cho DNNVV tìm hiểu về cơ chế, chính sách liên quan đến việc vay vốn phát triển sản xuất, nâng cao năng lực trong xây dựng phương án, dự án đầu tư và hoàn thiện các thủ tục vay vốn từ các tổ chức tín dụng.
- Các tổ chức tín dụng trên địa bàn giữ vững ổn định và tăng trưởng các nguồn vốn trên địa bàn; tăng cường khai thác các loại nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế - xã hội. Tiếp tục cải tiến phương thức cho vay theo hướng đơn giản hóa các thủ tục phù hợp quy định của pháp luật, điều kiện, khả năng nắm bắt, tiếp cận của doanh nghiệp.
- Tiếp tục triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các chính sách ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp.
2. Tăng cường tiếp cận đất đai cho DNNVV
- Tiếp tục tiến hành rà soát, hoàn chỉnh các quy hoạch sử dụng đất của tỉnh. Công bố công khai các quy hoạch, kế hoạch để doanh nghiệp và người dân tiếp cận, tìm hiểu. Đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Tổ chức thực hiện bồi thường, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất cho các doanh nghiệp thuê làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Tiếp tục cải cách các thủ tục về giao đất, cho thuê đất phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng đơn giản hoá về thủ tục, rút ngắn về thời gian...
- Đảm bảo cơ sở để tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại Khu công nghiệp Long Bình An và các cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Phát triển đất tỉnh Tuyên Quang, tiếp nhận các nguồn vốn theo quy định của pháp luật để ứng vốn và chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Xây dựng giá đất hàng năm phù hợp với thị trường và từng vùng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thực hiện bồi thường, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư và cho doanh nghiệp thuê.
3. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp
- Các cấp, các ngành trong tỉnh đẩy mạnh việc triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình cải cách thủ tục hành chính và Bộ thủ tục hành chính do Uỷ ban nhân dân tỉnh đã công bố. Tăng cường việc rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ thủ tục, giấy tờ không còn phù hợp, còn gây phiền hà cho doanh nghiệp. Niêm yết công khai, đơn giản hoá thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân trong thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến việc gia nhập thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo đúng quy định của pháp luật, rút ngắn thời gian và giảm chi phí cho doanh nghiệp. Tạo sự công bằng cho doanh nghiệp trong tiếp cận, giải quyết thủ tục hành chính từ đó tạo ra cơ hội, sức cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng thúc đẩy phát triển doanh nghiệp trên địa bàn.
- Thường xuyên kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất, chất lượng nguồn nhân lực, đánh giá hiệu quả giải quyết công việc tại các đơn vị, bộ phận trực tiếp thực hiện giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Bố trí địa điểm thuận lợi, đảm bảo cơ sở vật chất, cán bộ có trình độ, phẩm chất đạo đức trực tiếp làm công tác giải quyết thủ tục hành chính để giải quyết kịp thời các đề nghị của doanh nghiệp.
- Tăng cường việc thực hiện kiểm tra, phối hợp kiểm tra nắm bắt tình hình thực tế, tổ chức gặp gỡ, đối thoại với doanh nhân, doanh nghiệp để tiếp cận, tìm hiểu, giải đáp, tháo gỡ và kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh nhất là vướng mắc về thủ tục hành chính.
4. Hỗ trợ đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ kỹ thuật cho các DNNVV
- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, đổi mới công nghệ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Bố trí và huy động các nguồn vốn để triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, đổi mới công nghệ vào sản xuất kinh doanh.
- Tiếp cận và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các chương trình hỗ trợ nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất, đăng ký và bảo hộ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng; xây dựng và đăng ký thương hiệu sản phẩm.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao, thông tin khoa học và công nghệ Tuyên Quang để làm đầu mối giới thiệu, cung cấp thông tin về công nghệ, thiết bị và hỗ trợ lựa chọn chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của các doanh nghiệp.
- Thành lập quỹ phát triển khoa học công nghệ của tỉnh nhằm hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ.
5. Hỗ trợ DNNVV tiếp cận thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh
- Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
- Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ thông tin giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tiêu thụ và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm nghiệp thuộc thế mạnh của tỉnh và có giá trị cao; phát triển sản xuất và đưa các mặt hàng về tiêu thụ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
- Hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu nhằm ổn định sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; gắn việc xây dựng cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu.
6. Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cho DNNVV
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 13/5/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về thị trường lao động; thu thập, xử lý, phân tích dự báo, quản lý và cung cấp thông tin thị trường lao động theo các cấp trình độ, các ngành, nghề, lĩnh vực; kết nối cung cầu lao động qua các hệ thống giao dịch việc làm để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động phù hợp với kế hoạch, nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch, bố trí và huy động các nguồn vốn triển khai thực hiện trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh.
- Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng các trường dạy nghề, các cơ sở đào tạo trong tỉnh. Định hướng để các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh tìm hiểu và lựa chọn các hình thức, các nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế của các doanh nghiệp. Khuyến khích sự liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp thành lập các cơ sở dạy nghề tư thục.
7. Hỗ trợ DNNVV trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch sử dụng đất phát triển tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng hoá thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015, trong đó chú trọng nội dung phát triển doanh nghiệp ở nông thôn cả về số lượng và chất lượng.
- Rà soát, lồng ghép các giải pháp trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chiến lược phát triển ngành, chương trình khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư và các chương trình trọng điểm khác của ngành nông nghiệp.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích phát triển thủ công nghiệp, làng nghề; bước đầu khôi phục, hình thành và phát triển một số ngành nghề thủ công nghiệp ở nông thôn.
- Tạo mặt bằng tại khu (điểm) thuộc quy hoạch, Đề án nông thôn mới để cho các doanh nghiệp vào đầu tư tại các xã.
- Thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ.
8. Nâng cao năng lực cho cơ quan đầu mối thực hiện chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án kiện toàn và tăng cường năng lực cho đơn vị đầu mối quản lý nhà nước về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sau khi được phê duyệt.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Kế hoạch này; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình thực hiện Kế hoạch.
2. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch của ngành, đơn vị mình nhằm cụ thể hóa triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp đã đề ra trong Kế hoạch.
3. Định kỳ hằng năm, Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các Ban, Ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện Quyết định số 1231/QĐ-TTg ngày 07/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch này, đồng gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp (thời gian gửi báo cáo trước ngày 30 tháng 01 của kỳ báo cáo)./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
TRỢ GIÚP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2015
(Kèm theo Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2013 của UBND tỉnh Tuyên Quang)
STT |
Nội dung công việc |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Kết quả |
Thời gian hoàn thành |
Cơ quan quyết định ban hành |
1 |
Tăng cường điều tra, khảo sát, nắm thông tin, phân tích đưa ra những dự báo tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, của từng địa phương phục vụ công tác lập kế hoạch vốn và phục vụ đầu tư tín dụng phát triển DNNVV |
Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh TQ |
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn |
|
Thường xuyên |
|
2 |
Tổ chức các hoạt động nhằm thông tin, tuyên truyền, phổ biến tới mọi tầng lớp nhân dân các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động của ngân hàng như hoạt động đầu tư tín dụng, điều kiện và hồ sơ vay vốn, cơ chế xử lý rủi ro... |
Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh TQ |
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, cơ quan thông tin đại chúng |
Các chuyên mục, tin, bài |
Thường xuyên |
|
3 |
Tổ chức các lớp tập huấn cho DNNVV tìm hiểu về cơ chế, chính sách liên quan đến việc vay vốn phát triển sản xuất, nâng cao năng lực trong xây dựng phương án, dự án đầu tư và hoàn thiện các thủ tục vay vốn từ các tổ chức tín dụng. |
Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh TQ |
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh |
Các lớp tập huấn |
Theo Kế hoạch |
|
4 |
Giữ vững ổn định và tăng trưởng các nguồn vốn trên địa bàn. Tiếp tục cải tiến phương thức cho vay theo hướng đơn giản hóa các thủ tục phù hợp với quy định của pháp luật, điều kiện, khả năng nắm bắt, tiếp cận của doanh nghiệp. |
Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh TQ |
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh |
|
Thường xuyên |
|
|
Tiếp tục tiến hành rà soát, hoàn chỉnh các quy hoạch sử dụng đất. Công bố công khai các quy hoạch, kế hoạch để doanh nghiệp và người dân tiếp cận, tìm hiểu. Đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
UBND các huyện, thành phố; các ngành liên quan |
|
Theo Kế hoạch |
|
2 |
Tiếp tục cải cách các thủ tục về giao đất, cho thuê đất phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa về thủ tục, rút ngắn về thời gian... |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
UBND các huyện, thành phố; các ngành liên quan |
|
Thường xuyên |
|
3 |
Đảm bảo cơ sở để tiếp cận các nguồn vốn đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại Khu công nghiệp Long Bình An và các cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố. |
Ban quản lý các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp |
Sở Công thương; UBND các huyện, thành phố |
|
Hằng năm |
|
4 |
Xây dựng giá đất hàng năm phù hợp với thị trường và từng vùng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi thường, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư và cho doanh nghiệp thuê. |
Sở Tài chính |
Các cơ quan có liên quan, UBND các huyện, thành phố. |
Quyết định |
Hằng năm |
UBND tỉnh |
Tiếp tục nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp |
||||||
1 |
Tăng cường rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các thủ tục, giấy tờ không còn phù hợp. Niêm yết công khai, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân trong thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến việc gia nhập thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tạo sự công bằng cho doanh nghiệp trong tiếp cận, giải quyết thủ tục hành chính. |
Sở Nội vụ |
Các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố |
|
Thường xuyên |
|
2 |
Thường xuyên kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất, chất lượng nguồn nhân lực, đánh giá hiệu quả giải quyết công việc tại các đơn vị, bộ phận trực tiếp thực hiện giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Bố trí địa điểm thuận lợi, đảm bảo cơ sở vật chất, cán bộ có trình độ, phẩm chất đạo đức trực tiếp làm công tác giải quyết thủ tục hành chính để giải quyết kịp thời các đề nghị của doanh nghiệp. |
Sở Nội vụ |
Các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố |
|
Thường xuyên |
|
3 |
Tăng cường việc thực hiện kiểm tra, phối hợp kiểm tra, nắm bắt tình hình thực tế. Tổ chức gặp gỡ, đối thoại với doanh nhân, doanh nghiệp để tiếp cận, tìm hiểu, giải đáp, tháo gỡ và kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh nhất là vướng mắc về thủ tục hành chính. |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố |
|
Thường xuyên |
|
Hỗ trợ đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ kỹ thuật cho các DNNVV |
||||||
1 |
Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, đổi mới công nghệ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. |
Sở Khoa học và công nghệ |
Các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố |
|
Thường xuyên |
|
2 |
Bố trí và huy động các nguồn vốn để triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, đổi mới công nghệ vào SX kinh doanh. |
Sở Khoa học và công nghệ |
Sở Tài chính; UBND các huyện, thành phố |
|
Hằng năm |
|
3 |
Tiếp cận và tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia các chương trình hỗ trợ nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất, đăng ký và bảo hộ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng; xây dựng và đăng ký thương hiệu sản phẩm. |
Sở Khoa học và công nghệ |
UBND các huyện, thành phố |
|
Thường xuyên |
|
4 |
Thành lập quỹ phát triển khoa học công nghệ tỉnh nhằm hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển khoa học, công nghệ. |
Sở Khoa học và công nghệ |
Các cơ quan có liên quan |
Quyết định thành lập |
Năm 2013 |
UBND tỉnh |
Hỗ trợ DNNVV tiếp cận thị trường, mở rộng sản xuất kinh doanh |
||||||
1 |
Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2030. Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. |
Sở Công Thương |
Các Sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố |
|
Theo Kế hoạch |
|
2 |
Xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm |
Sở Công Thương |
Sở Tài chính; UBND các huyện, thành phố |
|
Hằng năm |
|
3 |
Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, tiêu thụ và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm nghiệp thuộc thế mạnh của tỉnh và có giá trị cao; phát triển sản xuất và đưa các mặt hàng về tiêu thụ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. |
Sở Công Thương |
UBND các huyện, thành phố |
|
Thường xuyên |
|
4 |
Hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện quy hoạch và phát triển các vùng nguyên liệu nhằm ổn định sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Gắn việc xây dựng các cơ sở chế biến với các vùng nguyên liệu |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố |
|
Thường xuyên |
|
1 |
Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 13/5/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. |
Sở Lao động Thương binh và XH |
Các ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố |
|
Theo Kế hoạch được duyệt |
|
2 |
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động; thu thập, xử lý, phân tích dự báo, quản lý và cung cấp thông tin thị trường lao động theo các cấp trình độ, các ngành, nghề, lĩnh vực; kết nối cung cầu lao động qua các hệ thống giao dịch việc làm để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. |
Sở Lao động Thương binh và XH |
Các ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố |
|
Thường xuyên |
|
3 |
Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố |
Kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực |
Hằng năm |
|
4 |
Định hướng để các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh tìm hiểu và lựa chọn các hình thức, nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế của doanh nghiệp. Khuyến khích sự liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp thành lập cơ sở dạy nghề tư thục. |
Sở Lao động Thương binh và XH |
Các ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố |
|
Hằng năm |
|
1 |
Thực hiện có hiệu quả Quy hoạch sử dụng đất phát triển tiểu thủ công nghiệp, SX hàng hóa thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia XD nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015, trong đó chú trọng nội dung phát triển doanh nghiệp ở nông thôn. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố |
|
Theo chương trình |
|
2 |
Rà soát, lồng ghép các giải pháp trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chiến lược phát triển ngành, chương trình khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư và các chương trình trọng điểm |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố |
|
Hằng năm |
|
3 |
Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích phát triển thủ công nghiệp, làng nghề; bước đầu khôi phục, hình thành và phát triển một số ngành nghề thủ công nghiệp ở nông thôn |
Sở Công Thương |
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố |
|
Thường xuyên |
|
4 |
Thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010 của Chính phủ |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Sở NN và PTNT, các ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố |
Giấy xác nhận ưu đãi, hỗ trợ đầu tư |
Theo dự án |
UBND tỉnh |
Nâng cao năng lực cho cơ quan đầu mối thực hiện chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. |
||||||
1 |
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án kiện toàn và tăng cường năng lực cho cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Sở Nội vụ, Các ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố |
|
Sau khi Đề án được Chính phủ phê duyệt |
|
Quyết định 1231/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011 - 2015 Ban hành: 07/09/2012 | Cập nhật: 12/09/2012
Nghị định 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Ban hành: 04/06/2010 | Cập nhật: 09/06/2010
Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp Ban hành: 15/04/2010 | Cập nhật: 19/04/2010
Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Ban hành: 30/06/2009 | Cập nhật: 02/07/2009
Nghị định 66/2008/NĐ-CP về việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Ban hành: 28/05/2008 | Cập nhật: 02/06/2008
Quyết định 143/2004/QĐ-TTg phê duyệt chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2004 - 2008 Ban hành: 10/08/2004 | Cập nhật: 26/12/2009
Quyết định 181/2003/QĐ-TTg Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương Ban hành: 04/09/2003 | Cập nhật: 25/12/2009