Kế hoạch 57/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 116/NQ-CP về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 82/2019/QH14 về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị
Số hiệu: | 57/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Phú Yên | Người ký: | Nguyễn Chí Hiếu |
Ngày ban hành: | 12/03/2020 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Đất đai, Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/KH-UBND |
Phú Yên, ngày 12 tháng 3 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 116/NQ-CP NGÀY 06/12/2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 82/2019/QH14 NGÀY 14/6/2019 CỦA QUỐC HỘI VỀ TIẾP TỤC HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TẠI ĐÔ THỊ
Thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 06/12/2019 của Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 82/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị; UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 82/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị và Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 06/12/2019 của Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 82/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội.
- Xác định các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp để các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 06/12/2019 của Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 82/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Rà soát chính sách, pháp luật về đất đai và các chính sách pháp luật có liên quan đến quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật:
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng theo lĩnh vực quản lý chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tiếp tục chủ động rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, pháp luật có liên quan đến quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị, tổng hợp những nội dung còn bất cập, vướng mắc về cơ chế, chính sách, để đề xuất sửa đổi, bổ sung các Luật, Nghị định và Thông tư đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật về đất đai với các luật khác có liên quan đến quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị.
2. Về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị:
- Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp các sở, ngành, đơn vị có liên quan: Rà soát các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã quá thời hạn thực hiện, có biện pháp xử lý dứt điểm để bảo đảm quyền lợi của người sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất.
- Sở Xây dựng, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo phân cấp rà soát quy hoạch chung theo định kỳ, rà soát, đánh giá và đề xuất giải pháp xử lý đối với các quy hoạch không còn thời hạn thực hiện, quy hoạch không khả thi, báo cáo cơ quan có thẩm quyền cho phép điều chỉnh tổng thể làm cơ sở quản lý, thực hiện quy hoạch; tổ chức triển khai hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền lập đồng bộ các quy hoạch đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết theo quy định. Lập kế hoạch đầu tư và đầu tư đồng bộ giữa hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với phát triển nhà ở, công trình thương mại dịch vụ và công trình khác theo quy hoạch được duyệt; không cấp phép công trình cao tầng tại các trung tâm đô thị trái với quy hoạch đã được phê duyệt, gây quá tải hạ tầng kỹ thuật, xã hội khu vực dự án.
- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị: Tổ chức thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về đất đai, quy hoạch đô thị của tổ chức và công dân; tổ chức công bố, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận thông tin trong quy hoạch đã được phê duyệt; khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân, tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia phản biện xã hội đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai. Cơ quan có trách nhiệm lập quy hoạch có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thẩm định đăng tải hồ sơ quy hoạch trên trang thông tin điện tử để xin ý kiến cộng đồng dân cư trước khi thẩm định hoặc phê duyệt.
3. Về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất:
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị: Tổ chức thực hiện việc giao đất, cho thuê đất công khai, minh bạch cho các đối tượng đáp ứng các điều kiện quy định trong pháp luật về đất đai; thực hiện nghiêm việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua phương thức đấu giá quyền sử dụng đất; có biện pháp ngăn chặn tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép.
- Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm soát chặt chẽ và công khai, minh bạch việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải quyết thực hiện bảo đảm quy định, đảm bảo quyền lợi hợp pháp, hoạt động sản xuất và đời sống của người có đất thu hồi.
4. Về xác định địa giới hành chính, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai:
- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã tham mưu trình UBND tỉnh giải quyết những vấn đề chưa thống nhất liên quan đến địa giới hành chính, trong đó có liên quan địa giới hành chính tỉnh Phú Yên với tỉnh Bình Định. Trường hợp không thỏa thuận được phương án giải quyết chung thì lập hồ sơ đề nghị Bộ Nội vụ báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.
- Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai là cơ sở dữ liệu về quy hoạch, giá đất và hệ thống hồ sơ địa chính đất đai trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh trước năm 2030. Chủ động tham mưu UBND tỉnh báo cáo Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường hỗ trợ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ trên.
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu bố trí dự toán ngân sách tối thiểu từ 10% nguồn thu ngân sách từ đất đai để đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai và phát triển đô thị, đặc biệt là cơ sở dữ liệu về quy hoạch, giá đất và hệ thống hồ sơ địa chính hiện đại; đồng thời phối hợp tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án hỗ trợ thực hiện theo quy định.
5. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất:
- Giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng nhiệm vụ tăng cường công tác tranh tra, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai và quy hoạch đô thị; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất để phát triển đô thị bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, đồng bộ giữa pháp luật về đất đai và pháp luật về đô thị, bảo đảm quyền lợi của người có đất thu hồi; kịp thời giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch đô thị để hạn chế các vụ việc khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
- Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan, kiên quyết thu hồi đất theo quy định của pháp luật đối với những dự án không đưa đất vào sử dụng, dự án triển khai chậm tiến độ, dự án đã bị chấm dứt chủ trương đầu tư, dự án sử dụng đất sai mục đích, vi phạm pháp luật về đất đai, quy hoạch đô thị, xây dựng và bảo vệ môi trường; tham mưu, chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất để phát triển đô thị bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, đồng bộ giữa pháp luật về đất đai và pháp luật về đô thị, bảo đảm quyền lợi của người có đất thu hồi.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung của kế hoạch này và chức năng nhiệm vụ được phân công, các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố được giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch này định kỳ báo cáo về UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) trước tháng 11 hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này và tổng hợp tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Trung ương, hoàn thành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
3. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này nếu có phát sinh những khó khăn, vướng mắc phải báo cáo đề xuất tháo gỡ kịp thời về UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để tổng hợp, giải quyết và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế tại địa phương./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2019 về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị Ban hành: 06/12/2019 | Cập nhật: 11/12/2019
Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2018 về đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao Ban hành: 04/09/2018 | Cập nhật: 06/09/2018